Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
lượt xem 6
download
Giáo trình Thực tập nguội đề cập tới các kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng dụng cụ, kỹ thuật vạch dấu, cưa, cắt, đục, giũa...trong nghề gia công kim loại tấm. Nội dung giáo trình đưa ra nhiều bài tập thực hành cụ thể, trình bày tỉ mỉ rất có hiệu quả cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
- SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC TẬP NGUỘI NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY NÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 03a/QĐ-TTCTM ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Trường Trung cấp Tháp Mười Tháp Mười, năm 2020 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Nguội là công việc thường được sử dụng trong các quy trình công nghệ của các công đoạn sản xuất thuộc lĩnh vực chế tạo máy và gia công cơ khí. Với công cụ cầm tay và tay nghề người thợ, có thể dùng phương pháp gia công nguội đê thực hiện từ những công việc đơn giàn đến những công việc phức tạp, đòi hỏi đọ chính xác cao mà các máy móc , thiêt bị không thực hiện được như : Sửa nguội khuôn ché tao dụng cụ , lắp ráp.... Giáo trình đề cập tới các kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng dụng cụ, kỹ thuật vạch dấu, cưa, cắt, đục, giũa…trong nghề gia công kim loại tấm. Nội dung giáo trình đưa ra nhiều bài tập thực hành cụ thể, trình bày tỉ mỉ rất có hiệu quả cho học sinh. Ngoài ra, giáo trình còn là tài liệu hữu ích cho công nhân, cán bộ kỹ thuật trong quá trình sử dụng ở các doanh nghiệp. Trong qua trình biên soạn giáo trình, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những sai sót nhất định. Mong sự đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn, các bạn đồng nghiệp vào cuốn giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng Tháp, ngày 10 tháng 10 năm 2018 Chủ biên Nguyễn Văn Mười 3
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU..............................................................................................3 THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG....................................... 9 1. Thực hiện công tác an toàn lao động trong gia công nguội.......................9 1.1. Trước khi làm việc............................................................................. 9 1.2. Trong khi làm việc........................................................................... 10 2. Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp trong gia công nguội...............10 ÔN TẬP.......................................................................................................10 SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO............................................................................. 11 1. Đo bằng lá, thước cặp, panme, thước đo góc: .....................................11 1.1. Cấu tạo. ............................................................................................11 1.2. Nguyên tắc sử dụng..........................................................................12 1.3. Cách đọc trị số. ................................................................................13 VẠCH DẤU....................................................................................................17 1. Vạch dấu mặt phẳng................................................................................18 1.3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng.................20 1.4. Phương pháp vạch dấu mặt phẳng....................................................21 2. Vạch dấu khối..........................................................................................22 2.1. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng.................22 2.2. Phương pháp vạch dấu khối............................................................. 23 ÔN TẬP.......................................................................................................26 CƯA KIM LOẠI.............................................................................................26 1. Cưa phôi dẹt............................................................................................ 27 1.1. Cấu tạo khung cưa, lưỡi cưa.............................................................27 4
- 1.2. Lắp khung cưa và lưỡi cưa...............................................................29 1.3. Tư thế, thao tác khi cưa....................................................................29 1.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng.................30 1.5. Phương pháp cưa:.............................................................................31 2. Cưa phôi tròn...........................................................................................33 2.1. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng.................33 2.2. Phương pháp cưa:.............................................................................33 3. Cưa phôi ống........................................................................................... 34 3.1. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng.................34 3.2. Phương pháp cưa: .....................................................................................................................34 ÔN TẬP.......................................................................................................36 GIŨA KIM LOẠI............................................................................................37 1. Cấu tạo các loại giũa............................................................................... 37 2. Cách lắp giũa...........................................................................................39 3. Tư thế, thao tác khi giũa..........................................................................40 4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách đề phòng................................ 41 5. Phương pháp giũa....................................................................................42 5.1. Chuẩn bị phôi và dụng cụ.................................................................42 5.2. Gá phôi............................................................................................. 42 5.3. Tiến hành giũa..................................................................................42 5.4. Kiểm tra sản phẩm............................................................................44 5.5. Vệ sinh công nghiệp.........................................................................44 Kiểm tra định kỳ: Thời gian: 1 giờ........................................................44 KHOAN KIM LOẠI....................................................................................... 45 5
- 2. Mài sửa mũi khoan..................................................................................49 3. Tư thế, thao tác khi khoan kim loại........................................................50 4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách đề phòng............................... 51 5.1. Chuẩn bị phôi và dụng cụ.................................................................52 5.2. Gá phôi............................................................................................. 52 5.3. Điều chỉnh máy................................................................................ 53 5.4. Tiến hành khoan...............................................................................57 5.5. Kiểm tra sản phẩm............................................................................60 5.6. Vệ sinh, dọn dẹp...............................................................................60 CẮT REN........................................................................................................61 1. Cắt ren trong............................................................................................61 1.1. Khái niệm về cắt ren.........................................................................61 1.2. Cấu tạo tarô, bàn ren.........................................................................65 1.3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách đề phòng......................... 65 1.4. Phương pháp cắt ren trong .....66 2. Cắt ren ngoài........................................................................................... 68 2.1. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách đề phòng......................... 68 2.2. Phương pháp cắt ren ngoài...............................................................68 Kiểm tra định kỳ: Thời gian: 1 giờ.........................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................71 6
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thực tập nguội Mã mô đun: MĐ12 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: + Mô đun được bố trí vào học kỳ 2. + Trước khi học mô đun này học sinh phải hoàn thành các môn học, mô đun cơ sở. - Tính chất: + Đây là mô đun chuyên môn nghề. + Trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hành nguội trong cơ khí. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Thực tập nguội là môn học không thể thiếu được trong đào tạo nghề kỹ thuật. Giúp học viên biết thêm nghề nguội để hỗ trợ cho nghề chính mà các học viên đang học. Học viên phân biệt được các trang thiết bị, dụng cụ nghề nguội. Biết khoan, đục, giũa, cưa, vạch dấu, cắt ren. Đồng thời có thói quen làm việc cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học, sạch sẽ. Đảm bảo an toàn khi thực tập. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo và vật liệu chế tạo các loại dụng cụ vạch dấu, cưa, giũa, mũi khoan, tarô. + Trình bày được trình tự các bước thự hiện vạch dấu, cưa, giũa, cắt ren… + Trình bày được các dạng sai hỏng và có biện pháp đề phòng khi cưa, giũa kim loại, cắt ren. - Kỹ năng: + Vạch dấu được mặt phẳng, vạch dấu khối đúng trình tự. + Cưa được các thanh kim loại có hình dẹt, tròn, ống đạt sai lệch về kích thước theo yêu cầu. 7
- + Khoan đạt chính xác về kích thước và vị trí tương quan. + Cắt ren trong và ren ngoài bằng dụng cụ cầm tay đạt yêu cầu kỹ thuật. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. + Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. 8
- THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP Giới thiệu: Nội dung bài nói về công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp khi học trong xưởng nguội. Mục tiêu của bài: - Trình bày được phương pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh công nghiệp trước, trong và sau khi gia công nguội. - Thực hiện được các biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh công nghiệp trước, trong và sau khi nguội. - Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. - Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. - Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung của bài: 1. Thực hiện công tác an toàn lao động trong gia công nguội. 1.1. Trước khi làm việc - Kiểm tra bàn nguội, êtô, đồ gá, đèn chiếu sáng cá nhân và các máy dùng trong công việc xem có tốt hay không. - Làm quen với bản hướng dẫn và phiếu công nghệ, bản vẽ và các yê cầu kỹ thuật đề ra đối với công việc. - Kiểm tra dụng cụ, vật liệu và phôi liệu dùng trong công việc xem đã có chưa, tốt hay không tốt, và đi nhận những thứ còn thiếu. - Điều chỉnh chiều cao êtô theo đúng cở người sao cho khuỷu tay trải đặt lên mặt êtô, cánh tay gập lại thì các ngón tay duỗi thẳng sễ chạm vào cằm. - Đặt lên bàn nguội những dụng cụ, phôi liệu, vật liệu, đồ gá cần thiết - Để bắt đầu làm việc. Muốn vậy cần phải theo đúng các quy tắc sau đây: - Những thứ cầm bằng tay phải đặt ở bên phải - Những thứ cầm bằng tay trái đặt ở bên trái - Những thứ cầm bằng cả hai tay thì đặt ở trước mặt 9
- - Những thứ thường dùng đặt ở gần - Những thứ ít dùng đặt ở xa - Dụng cụ đo lường và kiêm tra đặt ở trên giá, trên lưới hoặc trong hộp - Dụng cụ làm việc đặt trên các tấm đỡ đặc biệt 1.2. Trong khi làm việc - Trên bàn nguội chỉ đặt những dụng cụ và đồ gá cần dùng trong thời gian làm việc nhất định. Những thứ còn lại cần được xếp vào trong hòm ở bàn nguội. - Sau khi dùng xong một dụng cụ nào đó, cần đặt ngay vào chỗ quy định. Không được: - Vứt các dụng cụ vào nhau hoặc vứt dụng cụ lên vật khác ; - Đánh tay quay êtô bằng bủa hoặc bằng các vật khác. - Dùng ống để nối đài tav quay của êtô ; - Xếp ngổn ngang trên bàn nguội những phôi liệu hoặc chi tiết máy ( gia công. - Đảm bảo đúng nhịp độ làm việc thích hợp, sắp xếp nghỉ và làm việc xen kẻ nhau, bởi vì làm việc quá mệt sẽ gây ra sai sót. - Thường xuyên giữ gìn sạch sẽ và ngăn nắp ở nơi làm việc. 2. Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp trong gia công nguội. - Quét sạch phoi ở dụng cụ, đùng giẻ lau chùi dụng cụ, đặt dựng cụ vào ngăn bàn nguội hoặc vào hộp và trả về kho dụng cụ. - Quét sạch phoi và mảnh kim loại trên êtô và bàn nguội. - Thu dọn vật liệu và phôi liệu cũng như chi tiết đã gia công khỏi bàn nguội. - Tắt đèn chiếu sáng cá nhân. - Bàn giao nơi làm việc cho người trực nhật ở xưởng dạy nghề. ÔN TẬP Câu 1. Trình bày nôi quy thực hành trong xưởng nguội? Câu 2. Trình bày các biện pháp an toàn trong thực hành xưởng nguội? Câu 3: Trình bày công tác vệ sinh xưởng nguội? 10
- SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO Giới thiệu: Nội dung bài nói về cách sử dụng các loại thước đo thường gặp như thước lá, thước cặp, panme. Mục tiêu của bài: - Trình bày được tạo và nguyên lý làm việc của thước cặp, thước kiểm phẳng, thước đo góc; - Trình bày được các trị số của thước cặp; - Lựa chọn, sử dụng cụ đo hợp lý, đo kiểm tra được chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật; - Bảo quản được dụng cụ đo trong và sau khi sử dụng; - Phát hiện được các sai hỏng khi đo kiểm và cách phòng ngừa Nội dung của bài. 1. Đo bằng lá, thước cặp, panme, thước đo góc: 1.1. Cấu tạo. 1.1.1. Thước lá Là những tấm kim loại mỏng, dài (thường làm bằng thép không rỉ), trên mặt thước có các vạch chỉ số đo theo mm ( hệ quốc tế). Thước lá - thước cuộn thường chỉ dùng đo thô, vạch dấu thô. 1.1.2. Thước cặp Thước cặp, thước đo chiều cao, thước đo chiều sâu (hình 2.1). Thước cặp, thước đo chiều sâu thường dùng để kiểm tra kích thước khi gia công, thước đo cao thường được dùng trong việc vạch dấu. Thước cặp có thể đo với độ chính xác là 1/10, 1/20, 1/50 đối với thước cơ khí và giá trị là 1/1000 đối với thước điện tử. 11
- 1.1.3. Panme Là dụng cụ đo có độ chính xác cao, giá trị đo của pan me là 1/100 đối với pan me cơ khí và 1/1000 đối cới pan me điện tử. Tùy theo bề mặt cầ đo mà ta có pan me đo ngoài hoặc panme đo trong. Mỗi một cái pan me có một khoảng đo bằng 25mm: từ 0 đến 25, từ 25 đến 50, từ 50 đến 75, . . . 1.2. Nguyên tắc sử dụng 1.2.1. Thước cặp - Giữ cho mặt phăng do cùa thước // mặt phảng chỉ tiết cần do, - Áp mở đo cố đinh vào một mặt của chi tiết. - Ngón tay cái bàn tay phải đẩy nhẹ khung trượt đưa mỏ đo di động áp vào cạnh còn lại của chi tiết, đồng thời ấn nhẹ để tạo một lực xác định. - Đọc kết quả đo trong trường hơp phải lấy thước ra khỏi chi tiết do mới đọc được kết quả thì phải dùng vít hảm chặt khung trượt của thước trước khi lấy thước ra khỏi chi tiết. 1.2.2. Panme - Chọn panme tương ứng với giá trị cần đo. - Lau sạch 2 đầu mỏ đo - Giử cho tâm hai mỏ đo trùng với kích thước cần đo 12
- 1.3. Cách đọc trị số. 1.3.1. Thước cặp - Để đọc tri sổ đo một cách chính xác thì hướng quan sát để đọc trị số phải vuông góc với dụng cụ đo. - Kích thước đo được xác định tùy thuộc vào vị trí vạch số “0” của đu xích nằm ngay vạch hay sau vạch nào trên thang chia thước chính, vị trí đó là “phần nguyên” của thước. Tiếp theo xem vạch thứ mấy trên du xích trùng với vạch bất kỳ trên thước chính, lẩy số thứ tự vạch đó nhân giá trị thước (hay độ chính xác của thước) sẽ là giá trị “phần lẻ” của thước, cộng hai giá trị này sẽ được giá trị của kích thước đo. - Giá trị của thước (hay độ chính xác của thước) có thể xác định bằng cách lấy khoảng cách hai vạch trên thước chính (thường là lmm) đem chia cho tồng số vạch trên du xích. Công thức: x = a+(b.n) Trong đó: X là kích thước cần đo. a là kích thước nguyên ( đọc trên thân thước chính ) b là số vạch tính từ vạch 0 trên du xích đến vạch trùng (một vạch du xích trùng 1 vạch trên thước). n là độ vi sai thước. • Số đo nguyên: 13
- Hình 2.3. Đọc số nguyên - Vạch “0" du xích trùng vửi một vạch trên thước chính (vạch 28). Vạch cuổì cùng của du xích trùng với một vạch bất kỳ trên thước chính. - Giá trị đo được = 28mm • Số đo lẻ: - Giá trị đo được gồm 2 phần: phần nguyên vả phần lẻ - Giá trị phần nguyên được xác định ben trái vạch "0” của du xích (vạch 32). - Giá trị phần lẻ dược xác định bởi vạch của du xích trùng với vạch bất kỳ trên thước chính, lấy số thứ tự cùa nó nhân với giá trị cùa thước ta được phần lẻ. - Giá trị phần lẻ = 8x1/20=0.4mm - Giá trị đo được = 32 +0.4 = 32.4mm 14
- Hình 2.4. Đọc số lẻ 1.3.2. Thước panme - Kích thước đo được xác định tùy thuộc vào vị trí của mép ống động, đó là phần thước chính nằm bên trái mép ống động và đây là phần nguyên của thước. Đồng thời căn cứ vào số thứ tự vạch trên ống động trùng với đường chuẩn trên ống cố định , lấy số thứ tự vạch đó nhân với giá trị thước sẽ là giá trị phần lẻ của thước , cộng hai giá trị này sẽ được giá trị của kích thước đo. - Công thức: X = a+b+k.n Trong đó: X là kích thước cần đo a là kích thước nguyên b là kích thước lẻ đọc trên thang thước phụ k là vạch du xích trùng đường chuẩn n là độ vi sai thước. 15
- - Mép ống động trùng vạch 12 trên thước chính - Vạch “0” trên mép ống động trùng với đuồng chuẩn - Trị số đo được là 12mm. - Mép ống động trùng vạch 8.5 trên thước chính - Vạch “0” trên mép ống động trùng với đuồng chuẩn - Trị số đo được là 8.5mm. - Mép ống động trùng vạch 12.5 trên thước chính - Vạch “24” trên mép ống động trùng với đuồng chuẩn - Trị số đo được là 12.5+24x0.01=12.74mm Hình 2.5. Các ví dụ về đọc kíc thước trên panme ÔN TẬP Câu 1: Trình bày cấu tạo của thước lá, thước cặp, panme? Câu 2: Đọc các kết quả sau trên thước cặp? 16
- Câu 3: Đọc các kết quả sau trên thước đo panme. VẠCH DẤU Giới thiệu: Nội dung bài hướng dẫn cách vạch dấu trên mặt phẳng và dầu khối Mục tiêu của bài: - Trình bày được cấu tạo và cách sử dụng dụng cụ vạch dấu. - Trình bày được các sai hỏng khi vạch dấu và cách phòng ngừa. - Lựa chọn và sử dụng cụ vạch dấu đúng yêu cầu kỹ thuật. - Vạch dấu được mặt phẳng, khối đúng trình tự. - Bảo quản được dụng cụ vạch dấu trong và sau khi sử dụng. - Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. 17
- - Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. - Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung bài. 1. Vạch dấu mặt phẳng. Trước khi gia công chi tiết (phôi) hoặc trong quá trình gia công (bán thành phẩm), căn cứ vào bản vẽ, dùng dụng cụ vạch dấu để vạch dấu cần thiết trên chi tiết, thể hiện vị trí và giới hạn cần gia công trên chi tiết. Đây là một công việc phức tạp, nó đòi hỏi vận dung nhiều kiến thức về dựng hình và công nghệ. Công việc đó gọi là vạch dấu. 1.1. Cấu tạo và phương pháp sử dụng dụng cụ vạch dấu. - Mũi vạch là cây bút bằng thép tôi cứng dùng để vạch những đường, mặt cần gia công trên phôi (chi tiết). Hình 3.1. Cấu tạo mũi vạch dấu - Khi vạch các đường dấu, đài vạch phải đặt sát trên mặt bàn máp, đồng thời kéo mũi vạch quẹt trên mặt vật, không được đẩy đại vạch cho mũi nhọn dũi trên mặt vật. Hình 3.2. Bàn máp 1.2. Phương pháp vạch dấu. 18
- 1.2.1. Trước khi vạch dấu cần làm các công việc: - Nắm chắc bản vẽ và tài liệu công nghệ, phân tích kỹ yêu cầu cụ thể ở các công đoạn sau. - Tiến hành kiểm tra sơ bộ bên ngoài đối với đối tượng vạch dấu, xem có khiếm khuyết gì rõ rệt không. - Đối với chi tiết phôi đục cần làm sạch cát khuôn, loại bỏ ba via. - Cần loại bỏ lớp ôxy hoá đối với phôi rèn và phôi cán. - Đối với bán thành phẩm cần loại bỏ xơ xước trên mặt chuẩn, làm sạch chất bẩn và chất rỉ do để lâu ngày. - Kiểm tra dụng cụ vạch dấu phải sử dụng, đòi hỏi sạch, chuẩn xác, không khiếm khuyết. - Khảo sát phương án vạch dấu, trong đó bao gồm nội dung chọn chuẩn, các bước và nội dung lấy dấu cùng dụng cụ cần thiết và biện pháp an toàn. 1.2.2. Chọn chuẩn vạch dấu: Khi chọn đường cần phải chọn mặt hoặc đường nào đó làm điểm xuất phát hoặc căn cứ để lấy dấu. Đó chính là chuẩn lấy dấu. Chuẩn lấy dấu phải căn cứ vào tình hình cụ thể, tuân thủ theo nguyên tắc sau đây để chọn chuẩn: - Chuẩn vạch dấu cần cố gắng thống nhất với chuẩn thiết kế. - Chọn cạnh, mặt đã qua gia công tinh có độ chính xác gia công cao nhất hoặc đường đối xứng với cạnh, mặt, đường tròn ngoài, lỗ, rãnh và gờ lồi có yêu cầu phối lắp. - Chọn cạnh tương đối dài, hoặc đối xứng của hai cạnh hoặc mặt tương đối lớn hoặc đường đối xứng của hai mặt. - Đường tâm của đường tròn ngoài lớn. - Cạnh, mặt hoặc đường tròn ngoài dễ đặt đỡ. - Khí lấy dấu bổ sung phải lấy đường cũ hoặc chỗ gá lắp có liên quan làm chuẩn. Ngoài ra khi chọn chuẩn vạch dấu trên vật liệu tấm mỏng, cần xét tới tiếm kiệm vật liệu và các yêu cầu cụ thể về chiều cán uốn vật liệu trong tài liệu công 19
- nghệ. Khi vạch dấu cần phải tính tới lượng dư gia công của các bộ phận, bảo đảm trọng điểm, chiếu cố toàn diện. 1.3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng. Quá trình vạch dấu không trực tiếp gây nên những sai hỏng dẫn đến phải bỏ chi tiết, song nó gián tiếp quyết định chất lượng của sản phẩm. Vì quá trình vạch dấu và vạch đường ranh giới giữa chi tiết gia công và phần kim loại sẽ cắt bỏ đi, nếu đường lấy dấu sai (tức là hình dạng và kích thước của chi tiết không đúng với yêu cầu của bản vẽ) thì sau khi cắt bỏ phần lượng dư, chi tiết sẽ thành phế phẩm. Nếu vạch dấu được tiến hành ở nguyên công cuối thì công việc vạch dấu càng hết sức quan trọng. Nếu đường vạch dấu sai thì chi tiết bị loại bỏ, gây lãng phí không những về vật liệu mà cả về công sức của người và thiết bị để thực hiện các nguyên công trước đó. Xác định các kích thước sai với kích thước ghi trên bản vẽ: * Nguyên nhân: là do người vạch dấu thiếu cẩn thận, do dùng thước đã mòn, thước sai hoặc người thợ vội vàng, cẩu thả khi đo. * Biện pháp khắc phục: người thợ phải kiểm tra cẩn thận các thước đo, không dùng thước sai. Trong suốt quá trình vạch dấu phải hết sức tập trung tư tưởng, làm việc tỷ mỉ, cẩn thận. Chọn các mặt chuẩn vạch dấu sai gây nên sai số tích lũy về kính thước, hình dạng, vị trí: * Nguyên nhân: là do người thợ chưa xác định được chuẩn, hoặc xác định chưa chắc chắn. * Biện pháp khắc phục: đọc kỹ bản vẽ, thực hiện chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật, hết sức tránh làm ẩu. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thực tập nguội cơ bản (Nghề: Công nghệ ô tô)
70 p | 39 | 7
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
75 p | 18 | 6
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
63 p | 13 | 6
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
58 p | 10 | 6
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp
94 p | 26 | 5
-
Giáo trình Thực tập nguội cơ bản (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
78 p | 41 | 5
-
Giáo trình Thực tập Nguội - Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng nghề (Tổng cục Dạy nghề)
94 p | 43 | 4
-
Giáo trình Thực tập nguội cơ bản (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
75 p | 16 | 4
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
47 p | 18 | 4
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
94 p | 15 | 3
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai
74 p | 6 | 3
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ Trung cấp): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
47 p | 20 | 3
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
60 p | 9 | 3
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ cao đẳng): Phần 2 – CĐ GTVT Trung ương I
47 p | 21 | 2
-
Giáo trình Thực tập nguội cơ bản (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
71 p | 5 | 1
-
Giáo trình Thực tập nguội (Ngành: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
73 p | 5 | 1
-
Giáo trình Thực tập nguội (Ngành: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
73 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn