Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
lượt xem 6
download
Giáo trình "Thực tập nguội (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được kiến thức cơ bản về phương pháp và quy trình gia công nguội cơ bản; thực hiện được các công việc nguội cơ bản như: vạch dấu, đục, cưa, giũa khoan, khoét, uốn, nắn kim loại đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho công việc lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
- SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC TẬP NGUỘI NGHỀ:KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Tháp Mười, năm 2018
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các tiêu đề đích về đào tạo và tham khảo. Mọi tiêu đề đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với tiêu đề đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Nguội là công việc thường thấy trong các quy trình công nghệ của các công đoạn sản xuất trong lĩnh vực chế tạo máy và gia công các sản phẩm cơ khí. Với công cụ cầm tay và tay nghề, người thợ có thể dùng phương pháp gia công nguội để thực hiện từ những công việc đơn giản đến những công việc phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao mà các máy móc, thiết bị không thực hiện được như: sửa nguội khuôn, dụng cụ; sửa chữa, lắp ráp ... Cuốn sách này giới thiệu những kiến thức cơ bản trong kỹ thuật lấy dấu, các phương pháp gia công nguội, tư thế khi thao tác, kỹ thuật thực hiện, dụng cụ và gá lắp thường dùng, biện pháp đánh giá, kiểm tra, những sai sót hư hỏng có thể xảy ra và các biện pháp khắc phục... Để thực hành tốt công việc nguội, đòi hỏi người làm công việc nguội phải chăm chỉ, cẩn thận, biết phân tích xét đoán và sáng tạo để có thể vận dụng được các kiến thức trong các tình huống công việc cụ thể. Trong tình hình hiện nay, khi đội ngũ cán bộ còn nặng về lý thuyết, thợ giỏi còn thiếu, thì việc có được một người thợ nguội lành nghề là nhu cầu của rất nhiều doanh nghiệp sản xuất. Sách giới thiệu những kiến thức cơ bản, phổ thông, dễ hiểu, dễ ứngdụng, có thể làm tài liệu học tập cho học sinh các nghề thuộc khối kỹ thuật. Tháp Mười, ngày 01 tháng 10 năm 2018 Chủ biên: Nguyễn Thuận Hải Đăng 3
- MỤC LỤC 4
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên mô đun:Thực tập nguội. Mã môn học: MĐ14. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Mô đun thực tập Nguội được bố trí sau sau khi học xong các môn chung và mô đun Vẽ và thiết kế trên máy tính. - Tính chất: Là mô đun kĩ thuật cơ sở rèn luyện cho người học kỹ năng như đục, cưa, giũa, khoan, khoét, uốn, nắn kim loại đúng yêu cầu kỹ thuật. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Thực tập nguội là môn học không thể thiếu được trong đào tạo nghề kỹ thuật.Giúp học viên biết thêm nghề nguội để hỗ trợ cho nghề chính mà các học viên đang học.Học viên phân biệt được các trang thiết bị, dụng cụ nghề nguội.Biết khoan, đục, giũa, cưa, vạch dấu, cắt ren.Đồng thờicó thói quen làm việc cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học, sạchsẽ. Đảm bảo an toàn khi thực tập. Mục tiêu môn học: - Kiến thức: + Trình bày được kiến thức cơ bản về phương pháp và quy trình gia công nguội cơ bản. - Kỹ năng: + Thực hiện được các công việc nguội cơ bản như: vạch dấu, đục, cưa, giũa khoan, khoét, uốn, nắn kim loại đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho công việc lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa; + Sử dụng thành thạo các dụng cụ gia công nguội cầm tay như: đục, cưa, giũa; + Sử dụng thành thạo các loại máy như: máy cắt, máy mài, máy khoan đứng, máy khoan bàn; + Gia công được sản phẩm đơn giản phục vụ ngành điện theo bản vẽ. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cẩn thận, bảo quản tốt dụng cụ và nghiêm túc trong công việc và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung của môn học: 5
- BÀI 1. ĐO KIỂM VÀ VẠCH DẤU Giới thiệu: Mục tiêu: - Sử dụng và bảo quản dụng cụ đúng quy trình, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. - Lựa chọn được các loại dụng cụ đo phù hợp với công việc đang tiến hành. - Thao tác thành thạo và vạch dấu được hình dáng sản phẩm cần gia công theo bản vẽ. - Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong công việc. Nội dung bài: 1. Đo kiểm tra. 1.1. Các loại dụng cụ đo kiểm và kê đỡ. 1.1.1. Dụng cụ đo kiểm. a. Thước lá : Thước lá được làm bằng thép không gỉ hoặc thép các bon dụng cụ vời các chiều dài tiêu chuẩn : 150;300;500;600;1000;1500;2000 mm . Khi đo phần mặt đầu thước là mặt chuẩn để đo ,nên khi sử dụng không được làm hư hỏng mặt đầu hoặc các góc của thước Hình 1.:Thước lá b. Thước cặp: Thước cặp là loại dụng cụ đo dược dùng phổ biến nhất trong nghành chế tạo cơ khí ,độ chính xác khá cao . Thước cặp có nhiều loại theo chiều dài kích thước đo được ta có các loại thước ;0 :125mm; 0:150mm; 0:200mm; 0:320mm;và 0:500mm. Theo dộ chính xác khi đo, ta có các loại thước có độ chính xác sau : - Thước cặp 1/10: Trên thân du tiêu có 10 vạch, giá trị mỗi vạch bằng 0,1mm. - Thước cặp 1/20: Trên thân du tiêu có 20 vạch, giá trị mỗi vạch bằng 0,05 mm. - Thước cặp 1/50: Trên thân du tiêu có 50 vạch, giá trị mỗi vạch bằng 0,02 mm. 6
- Hình 1.: Du tiêu thước cặp - Cấu tạo của thước cặp: Thước cặp được làm bằng thép hợp kim CrNi, thép đặc biệt hoặc thép trắng.Thước cặp được chia làm 2 phần đó là thang chia chính và thang chia phụ . Trên thang chia chính có khắc các vạch cứ 10 vạch thì được khắc 1 con số, giá trị mỗi vạch bằng 1 mm. Có mỏ đo kích thước trong và mỏ đo kích thước ngoài chế tạo liền với thước chính. Hình 1.: Thước cặp Thang chia phụ (hay còn gọi là phần du tiêu).Trên du tiêu có 1 mỏ đo trong, 1 mỏ đo ngoài, trên phần thân du tiêu có khắc các vạch chỉ giá trị sai số nhỏ nhất của thước khi đo. c. Pan me: Dụng cụ đo kiểu panme là loại dụng cụ đo có dùng bộ truyền vít – đai ốc để tạo chuyển động đo. Đầu đo động được gắn với trục vít và đai ốc gắn với giá cố định. Thông thường bước ren vít p = 0,5mm. 7
- 1. Thân (giá) 5. Đai ốc 2. Đầu đo cố định 6. Ống di động (thước động) 3. Ống cố định 7. Nắp 4. Đầu đo di động 8. Núm điều chỉnh áp lực đo Hình 1.:Cấu tạo Panme Hình 1.: Cơ cấu panme đo ngoài 8
- 1.1.2. Dụng cụ kê đỡ. a. Bàn nguội. Chỗ làm việc của người thợ nguội thông thường là bàn nguội. Bàn nguội có chiều cao 800 — 900 mm, chiều rộng 700 - 800 mm, chiều đài 1200 - 1500 mm. Tuỳ theo yêu cầu công việc, trên bàn nguội có thể bố trí một chỗ làm việc cho một người thợ hoặc nhiều chỗ làm việc cho nhiều người thợ. Khi bố trí trên bàn nguội có nhiều chỗ làm việc cần chú ý sao cho công việc ở các chỗ làm việc đó không ảnh hưởng đến chất lượng công việc của nhau. Ví dụ: không bố trí trên cùng bàn nguội vừa chỏ các công việc yêu cầu chính xác lấy dấu, cạo...) vừa cho các công việc (đục, tán...) có thể ảnh hưởng đến công việc chính xác kể trên. Hình 1.:Bàn nguội b. Êtô nguội: Êtô nguội là cơ cấu dùng để kẹp chặt chi tiết gia công ở vị trí cần thiết trong quá trình nguội. Theo kết cấu, êtô nguội có nhiều loại: - Loại mỏ kẹp (hình 1.7) gồm má cố định 3, má động 4, trên êtô có tấm l để bắt chặt êtô lên bàn. Phần thân 8 được gối lên tấm đỡ 10 bằng gỗ và kẹp chặt nhờ bu lông vòng 9. Khi quay tay quay 6, qua ren vít 5 và đai ốc 2 để kẹp chặt và tháo chỉ tiết. Lò xo lá 7 giúp má êtô tự mở khi quay tay quay ra để tháo chỉ tiết. Loại mỏ kẹp có ưu điểm: kết cấu đơn giản, kẹp chặt, thường dùng cho các công việc nguội cần lực kẹp lớn (đục, tán, uốn...). Chiều rộng của má mỏ kẹp có các loại 100, 130, 150, 180 mm. Nhược điểm của loại mỏ kẹp này là: bề mặt kẹp phôi khó bảo đảm tiếp xúc đều, khi kẹp chỉ tiết theo chiều dày, mỏ kẹp chỉ tiếp xúc ở phía dưới, (hình 1.7b), khi kẹp chỉ tiết theo 9
- chiều rộng mỏ kẹp chỉ tiếp xúc ở phía trên (hình 1.7c), độ cứng vững khi kẹp chặt không cao, dễ tạo vết trên chỉ tiết. Hình 1.:Ê tô mỏ kẹp Loại êtô có hai má song song thường có hai kiểu: êtô có bàn quay và êtô không có bàn quay. - Kiểu êtô có bàn quay (hình 1.8 a) bao gồm bàn cố định được kẹp chặt trên bàn nguội, phần thân êtô 4 được lắp trên bàn cố định, có thể quay xung quanh tâm bàn cố định và giữ chặt vị trí sau khi quay nhờ bu lông đưa vào rãnh vòng 12 dạng chữ T. Khi quay tay quay 5, qua cơ cấu vít me — đai ốc làm má động 6 đi vào và cùng với má tĩnh 8 kẹp chặt chi tiết. Hình 1.:Cấu tạo ê tô c. Bàn phẳng: Bàn phẳng là nơi đặt chỉ tiết để lấy dấu. Bàn phẳng được làm từ gang 10
- đúc có độ hạt nhỏ, dưới có bố trí gân để tăng độ cứng vững, chống biến dạng. Mặt bên và mặt trên của bàn được gia công cơ khí, mặt phẳng làm việc được cạo đạt độ phẳng cao. Trên bể mặt làm việc trong một số trường hợp có làm các rãnh vuông góc với nhau. Khi lấy dấu chỉ tiết có kích thước không lớn thường dùng bàn vuông kích thước 1200 x 1200mm; với chi tiết trung bình, dùng bàn chữ nhật 3000 x 4000mm; với chỉ tiết có kích thước lớn, dùng bàn có kích thước 4000 x 6000mm. Bàn phẳng có thể đặt trên bàn gỗ (hình 1.9 a) hoặc trên bệ đỡ (hình 1.9b). Hình 1.:Bàn phẳng Các tấm đỡ là những chỉ tiết dùng để giữ vật cần lấy dấu trên bàn phẳng, chúng bao gồm: các tấm phẳng đặc hoặc rỗng, hình chữ I (hình 1.10 a), khối V (hình 1.10 b) để gá các chỉ tiết trụ tròn, tấm đỡ điều chỉnh bằng vít (hình 1.10 c) dùng để lấy dấu các chỉ tiết có hình dáng phức tạp, tấm đỡ điều chỉnh bằng chêm (hình 1.10d), khi vặn tay quay 3 có thể điều chỉnh chính xác chiều cao nhờ hai chêm I và 2. 11
- Hình 1.:Các dụng cụ đỡ Ngoài ra khi gá đặt các chỉ tiết lớn, nặng để lấy dấu có thể dùng kích. Hình 1.11a là loại kích có mặt nghiêng dùng vít me răng vuông để nâng, hạ. Phía đầu trên của kích có thể đặt các tấm đỡ khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. Hình 1.11b là kích kiểu con lăn, trên đầu vít me 4 lắp tấm 1 có các giá đỡ con lăn 3, các con lăn được tôi cứng. Loại kích này ngoài dùng để nâng, hạ còn dùng để quay các chi tiết nặng khi lấy dấu. Hình 1.:Kích 1.2. Sử dụng và bảo quản các loại dụng cụ đo kiểm. 1.2.1. Sử dụng thước lá. + Đo kích thước có bậc : Đưa đầu thước sát vào phần cuối bậc ,giữ thước song song với 12
- chiều đo Hình 1.: Kiểm tra bằng thước lá + Đo kích thước trơn : Đặt đầu thước thẳng hàng với cạnh của mẫu đo ,dùng bề mặt của một khối tì sát vào đầu thước để đầu thước không dịch chuyển Hình 1.:: Kiểm tra bằng thước lá Hình 1.: Kiểm tra bằng thước lá + Đọc giá trị kích thước : Khi đọc giá trị kích thước mắt nhìn vuông góc với thước đo .Đọc giá trị kích thước trên thươc đo tại vạch trùng với mặt đầu của phôi đo 13
- Hình 1.:Kiểm tra bằng thước lá 1.2.2. Sử dụng thước cặp. a.Kiểm tra độ chính xác của thước cặp: Dùng giẻ lau sạch các mỏ đo và mặt số của thước.Đẩy hai mỏ đo ép sát vào nhau nhìn khe sáng tiếp xúc nhỏ và đều đồng thời vạch số 0 của du tiêu trùng với vach số 0 trên thân thước chính ( vạch cuối cùng của du tiêu cũng trùng với vạch trên thước chính ) Thì thước còn tốt và ngược lại. Hình 1.:Du xích thước cặp b. Đọc kích thước: - Đọc kích thước phần chẵn ( phần nguyên): Vạch số 0 của du tiêu trùng với vạch bất kỳ trên thân thước chính ( Vạch cuối cùng của du tiêu cũng trùng với vạch trên thước chính )Thì ta đoc giá trị kích thước trên thước chính tai vạch trùng với vạch số 0 của du tiêu . - Đọc kích thước phần lẻ : + Đọc phần nguyên : Đọc giá tri kích thước trên thước chính về phía trái số 0 của du tiêu. 14
- + Đọc phần thập phân : Nhìn Xem vạch nào của du tiêu trùng với vạch trên thước chính thì ta lấy giá trị kích tại vạch trùng của du tiêu (Tổng kích Thước bằng phần nguyên + phần lẻ ) Hình 1.:Đọc kích thước Ví dụ : Phần nguyên là 3mm; Phần thập phân là 0,7mm. Vậy kích thước là : 3mm +0,70mm = 2,70mm - Chú ý khi đọc kích thước mắt nhìn vuông góc với mặt số cúa thước . trong trường hợp khó đọc kích thước ta có thể vặn chặt vít hãm ở du tiêu lại rồi dưa thước ra ngoài để đọc kích thước Hình 1.: Kiểm tra bằng thước cặp c. Đo kích thước:Khi đo kích thước tay thuận ( Tay phải) bốn ngón ôm lấy thân thước ,ngón tay cái đặt vào vấu tì của du tiêu để điều chỉnh mỏ đo di động 15
- Hình 1.: Cấu tạo thước cặp - Đo kích thước trong: Dùng mỏ đo lỗ điều chỉnh hai mỏ đo song song và trùng tâm với vật cần đo (Trường hợp thước có mỏ đo dầy thì phải cộng thêm). - Đo kích thước ngoài: Dùng mỏ đo Ngoài điều chỉnh hai mỏ đo áp sát vào vật đo và đặt thước đúng vị trí cần đo. Hình 1.:Cách đo bằng thước cặp - Đo kích thước sâu bằng thanh đo sâu: Đặt đuôi thước lên mặt lỗ thân thước theo phương đứng điều chỉnh thanh đo sâu cham vào đáy lỗ (Chú ý quay mặt có phần lõm của thanh đo về phía góc của vật đo). Hình 1.:Vị trí đo chiều sâu 1.2.3. Sử dụng thước đứng. Thước đứng vạch đấu: (hình 1.22) là loại dụng cụ rất thông dụng để vạch dấu chính xác. Dụng cụ bao gồm thước đứng 6 cố định trên đế 7. Trên thước đứng có thanh trượt 5, trên đó có vạch chia chính xác, vít 3 để cố định thanh trượt trên thước đứng. Trên thanh trượt có lắp mũi vạch dấu 10, kẹp chặt nhờ vít 9, mặt đáy của mũi vạch a phải phẳng và song song với mặt phẳng đáy b của đế. Thanh trượt phụ 2 có vít 8 để vì chỉnh và kẹp chặt nhờ vít 1. Thước đứng vạch dấu dùng để vạch dấu các đường dấu có khoảng cách chiều cao chính xác so với nhau, Khi thao tác, ta nới lỏng vít 1 và 3, đặt mũi vạch ở khoảng gần với chiều cao đã cho, sau đó vặn vít cố định thanh trượt 2, rồi dùng vít vị chỉnh 8 để đưa du xích 4 của thanh trượt 5 cùng với mũi vạch chính xác vào kích thước cần điều chỉnh rồi kẹp vít 3 lại và vạch dấu. 16
- Hình 1.:Thước đứng Thước đứng vạch dấu có du xích vi chỉnh thường có nhiều loại với các độ chính xác 0,1; 0,05; 0,02 mm. Loại thước độ chính xác 0,02 mm, vạch chia trên thước chính là 0,5 mm (hình 1.23 a), còn vạch chia trên thước đứng có chiều dài 12 mm chia ra 25 khoảng bằng nhau, như vậy mỗi khoảng chia là 12/25 bằng 0,48 mm. Như vậy mỗi vạch chia trên thước chính là 0,5 mm, mỗi vạch chia trên du xích vị chỉnh nhỏ hơn vạch chia trên thước chính là 0,5 - 0,48 = 0,02 mm. Hình 1.23 b, c, d cho một số trường hợp đo được. Cách đọc trị số đo như sau ở hình 1.23 b, vạch 0 của du xích nằm ở giữa vạch 0 và 0,5 của vạch chia trên thước chính, như vậy kích thước sẽ ở trong khoảng 0 và 0,5 mm. Tà thấy vạch chia thứ ba sau vạch số 30 của du xích trùng với vạch chia trên thước chính, nhìn vậy ta có 18 vạch chia mà mỗi vạch chia là 0,02 mm, vậy kích thước đo được là 0,36 mm. Tương tự như vậy hình 1.23 c, kích thước là0,5 +(17 x0,02) = 0,84 mm; hình 1.23 d kích thước là 12+(14x 0,02) = 12,28 mm. 17
- Hình 1.:Du xích thước đứng 1.2.4. Sử dụng thước êke. Dùng để đo mặt phẳng vuông góc bằng phương pháp khe sáng. Hình 1.: Cấu tạo thước kiểm góc 90 - Nguyên tắc sử dụng thước: + Trước khi đo phải kiểm tra độ chính xác làm việc của thước như kiểm tra góc 90 của thước và độ thẳng của cạnh thước, mặt phẳng của thước. + Phải lau chùi bề mặt đo và làm sạch ba via; + Mặt chuẩn đo đảm bảo độ phẳng và độ nhám + Khi đo độ vuông góc phải đo nhiều vị trí trên chiều dài bề mặt cần đo; + Không được kéo thước rê trên bề mặt đo; + Dựa vào mặt chuẩn đã chọn, áp mặt phẳng của thước nghiêng ke1 góc 30 35 , quan sát khe hở sáng đều là đạt. 18
- Hình 1.:Cách kiểm tra vuông góc bằng ke góc 90 . 1.2.5. Sử dụng Pan-me. Trục vít mang đầu đo động khi xoay nấm vặn trục vít sẽ vừa quay vừa tịnh tiến.Chuyển vị của đầu đo được đọc nhờ bộ du xích vòng.Thước chính gồm 2 thang chia có giá trị chia 1mm đặt so le 0,5mm Giá trị chia độ của panme phụ thuộc vào bước ren vít, đường kính tang chia và số vạch chia trên bạc với p là bước ren,n là số vạch Khoảng chia của thước phụ là a với d là đường kính tang chia. Khi tăng d, tăng số vạch n, giá trị chia sẽ nhỏ đi.Thông thường dùng p =0,5; n = 50 sẽ có c = 0,01mm Hình 1.:Đọc số trên Panme Các dụng cụ đo kiểu panme như: panme thường loại đo ngoài và đo trong, panme đo răng, panme đo ren, panme đo sâu, panme đo chiều dầy thành ống... 19
- Hình 1.:Panme do ngoài Hình 1.:Panme đo trong Để giảm sai số tích lũy của truyền động ren vít, panme chỉ dùng hành trình hạn chế là 25mm. Vì thế mỗi panme chỉ có 1 phạm vi đo xác định: 0 – 25, 25 – 50, 50 – 75.. chỉ cho phép hoạt động trong phạm vi đã ghi trên giá. Ngoài kiểu đọc số theo du xích vòng panme cũng có loại đọc số theo kiểu hiện số cơ khí hoặc điện tử. Hình 1.: Panme hiển thị số 1.2.6. Sử dụng mũi vạch. Mũi vạch dấu là một mũi nhọn phần đầu nhọn được tôi cứng dược mài nhọn với góc ά từ 15-200 .Chiều dài của mũi vạch trong khoảng 150-250mm.Vật liệu chế tạo thường là thép Y10 hoặc Y12 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thực tập nguội cơ bản (Nghề: Công nghệ ô tô)
70 p | 39 | 7
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
71 p | 10 | 6
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
75 p | 18 | 6
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
58 p | 10 | 6
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp
94 p | 26 | 5
-
Giáo trình Thực tập nguội cơ bản (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
78 p | 40 | 5
-
Giáo trình Thực tập Nguội - Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng nghề (Tổng cục Dạy nghề)
94 p | 43 | 4
-
Giáo trình Thực tập nguội cơ bản (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
75 p | 16 | 4
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
47 p | 18 | 4
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
94 p | 15 | 3
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai
74 p | 6 | 3
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ Trung cấp): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
47 p | 20 | 3
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
60 p | 9 | 3
-
Giáo trình Thực tập nguội (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ cao đẳng): Phần 2 – CĐ GTVT Trung ương I
47 p | 20 | 2
-
Giáo trình Thực tập nguội cơ bản (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
71 p | 4 | 1
-
Giáo trình Thực tập nguội (Ngành: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
73 p | 5 | 1
-
Giáo trình Thực tập nguội (Ngành: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
73 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn