Giáo trình Thực tập nguội (Ngành: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
lượt xem 1
download
Giáo trình "Thực tập nguội (Ngành: Hàn - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp; sử dụng dụng cụ đo, kiểm tra vạch dấu; cưa kim loại; giũa kim loại; khoan kim loại;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập nguội (Ngành: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN -------------------------------------------------- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 15: THỰC TẬP NGUỘI NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ..... tháng.... năm 2019 của Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận) Ninh Thuận, năm 2019
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Sự phát triên của khoa học và công nghệ ngày càng cao. Đã giúp cho con người dần dần giảm bớt được sức lao động, cũng như nâng cao được năng suất làm việc. Nhưng dù bất cứ ở lĩnh vực nào, thì các thiết bị, máy móc cũng không thể thay thế hoàn toàn bàn tay của con người: đó là những công việc, những kỹ năng cơ bản, đòi hỏi phải có sự khéo léo và kiến thức linh hoạt của con người mới thực hiện được. Để đáp ứng nhu cầu trên, cũng như đào tạo ra một đội ngũ con người có đầy đủ kỹ năng, kiến thức và trình độ để đáp ứng các yêu cầu về sản xuất. Khoa Cơ khí- Xây dựng Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận tiến hành biên soạn giáo trình này. Cuốn giáo trình “THỰC TẬP NGUỘI” giới thiệu các kiến thức cơ bản về thực hành nguội gia công cơ khí băng dụng cụ cầm tay, làm nền móng cho các môn học thực hành khác thuộc lĩnh vực gia công cơ khí. Giáo được viết dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các giáo viên chuyên ngành Gia công cơ khí và các đồng nghiệp, nhưng không tránh khỏi được những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của các độc giả. Xin chân thành cảm ơn! Ninh Thuận, ngày….. tháng.... năm 2019 Biên soạn Trần Thanh Sơn
- MỤC LỤC BÀI 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP...............................................................8 1. Nội qui an toàn xưởng nguội.......................................................................................................................8 2. An toàn lao động.........................................................................................................................................9 3. Vệ sinh công nghiệp..................................................................................................................................10 BÀI 2: SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO, KIỂM TRA VÀ VẠCH DẤU...........................................................11 1. Đo kiểm.....................................................................................................................................................11 2. Vạch dấu...................................................................................................................................................19 BÀI 3: CƯA KIM LOẠI.............................................................................................................................24 1. Cấu tạo và kỹ thuật cưa kim loại...............................................................................................................24 2. Trình tự cưa kim loại................................................................................................................................26 BÀI 4: GIŨA KIM LOẠI............................................................................................................................30 1. Giũa mặt phẳng.........................................................................................................................................30 2. Giũa mặt cong...........................................................................................................................................42 BÀI 5: KHOAN KIM LOẠI.......................................................................................................................44 1. Máy khoan và phụ tùng đồ gá dùng trên máy khoan:................................................................................44 2. Khoan lỗ theo vạch dấu:............................................................................................................................50 BÀI 6: DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY.........................................................................................................52 1. Máy khoan cầm tay...................................................................................................................................52 2. Máy cắt, mài đa năng cầm tay...................................................................................................................53 BÀI 7: CẮT REN TRONG.........................................................................................................................59 1. Cắt ren trong bằng tarô..............................................................................................................................59 2. Cắt ren trong bằng máy khoan đứng..........................................................................................................60 BÀI 8: CẮT REN NGOÀI..........................................................................................................................62 1. Cắt ren ngoài bằng bàn ren:.......................................................................................................................62 2. Phương pháp cắt ren ngoài:.......................................................................................................................63 BÀI 9: UỐN KIM LOẠI.............................................................................................................................66 1. Phương pháp uốn kim loại::......................................................................................................................66 2. Các phương pháp uốn kim loại..................................................................................................................68
- MÔ ĐUN: THỰC TẬP NGUỘI Mã số mô đun: MĐ 15 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Môn học này được bố trí sau khi học xong hoặc học song song với các môn học MH08- MH14 và các môn học chuyên môn nghề. - Tính chất: Mô đun cơ sở nghề. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: là mô đun bắt buộc của nghề hàn. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: - Về kiến thức: + Trình bày được công dụng và phạm vi sử dụng của các loại dụng cụ gia công cầm tay của nghề. + Lựa chọn được các loại giũa, đục và các dụng cụ cần thiết phù hợp cho gia công nguội cơ bản. + Xác định được chuẩn vạch dấu, chuẩn đo, chuẩn gá chính xác phù hợp hình dáng chi tiết gia công. + Vạch được quy trình gia công hợp lý và hiệu quả cao. + Bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ, sản phẩm. - Về kỹ năng: + Thực hiện thành thạo các công việc về: giũa, cưa, khoan, cắt ren bằng bàn ren, ta rô và hoàn thiện. + Mài sửa được các dụng cụ cắt và dụng cụ vạch dấu. + Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Thu xếp nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp và áp dụng đúng các biện pháp an toàn. + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN: Thời gian Số Kiể Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực TT m số thuyết hành tra An toàn lao động và vệ sinh công 1 4 2 2 nghiệp
- 2 Sử dụng dụng cụ đo, kiểm tra Vạch dấu 6 3 2 1 3 Cưa kim loại 8 2 6 4 Giũa kim loại 24 3 20 1 5 Khoan kim loại 12 4 8 6 Dụng cụ điện cầm tay 12 2 9 1 7 Cắt ren trong 8 1 7 8 Cắt ren ngoài 8 1 6 1 9 Uốn kim loại 8 2 6 Cộng 90 20 66 4
- BÀI 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP Mã bài: MĐ 15-01 GIỚI THIỆU Trong xưởng thường gặp nhiều trường hợp có thể xảy ra tai nạn và thường phát sinh bởi những nguyên nhân sau: Do sự bất cẩn hoặc do sự thiếu sót về phương pháp an toàn. Như vậy, sự an toàn trong xưởng là một trong những điều kiện hết sức quan trọng. Hiểu biết đầy đủ những nguyên nhân gây tai nạn để đề phòng và ngăn ngừa nhằm đem lại sự an toàn trong học tập cũng như trong lúc làm việc. MỤC TIÊU - Trình bày được nội qui thực tập ở xưởng nguội. - Tổ chức được nơi thực tập đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập NỘI DUNG 1. Nội qui an toàn xưởng nguội. Để đảm bảo an toàn cho người cho người và thiết bị máy móc trong xưởng, nay qui định các điều sau: Điều 1: Học sinh phải đến trước giờ học ít nhất 10 phút để chuẩn bị dụng cụ phương tiện và điểm danh. Điều 2: Phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên không được tự tiện làm bất cứ việc gì khi chưa có sự đồng ý của giáo viên. Điều 3: Phải tích cực và chủ động trong thực tập phải ôn tập các kiến thức cần thiết phục vụ cho bài tập trước khi đến lớp. Điều 4: Phải chấp hành nghiêm túc sử dụng dụng cụ máy móc và thiết bị . Điều 5: Không tự tiện tháo gở, lấy cắp hoặc cho mượn các tài sản của phân xưởng. Điều 6: Không đi lại mất trật tự và nô đùa trong khi thực tập, khi không có nhiệm vụ không được tự động vào các phân xưởng khác. Điều 7: Khi đang thực tập muốn ra ngoài phải báo cáo với giáo viên. Điều 8: Nghỉ ốm phải có giấy nghỉ ốm của y sĩ. Nghỉ phép phải có giấy phép của Phòng Công tác HS/SV và chỉ được nghỉ sau khi đã xuất trình các giấy tờ trên, nếu không coi như nghỉ không hợp lệ, sau khi nghỉ phải ghi bài đầy đủ.
- Điều 9: Không được được đưa người không có nhiệm vụ vào xưởng, hết giờ thực tập phải ra khỏi xưởng. Các giờ khác không được vào xưởng khi không có nhiệm vụ. Điều 10: Trong khi thực tập phải mặc bảo hộ lao động. Đối với học sinh nữ phải kẹp tóc gọn gàng, tuyệt đối không đi dép lê. Nếu học sinh không thực hiện nghiêm túc thì không được vào xưởng. Điều 11: Khi làm bài tập học sinh phải có bản vẽ, mục đích yêu cầu và qui trình công nghệ. Điều 12: Không được hút thuốc trong khi đang thực tập. Điều 13: Sau khi thực tập xong phải thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi làm việc. Ngoài ra phải vệ sinh phân xưởng theo chế độ trực nhật. 2. An toàn lao động. 2.1. An toàn khi sử dụng các dụng cụ cầm tay - Quần áo,đầu tóc gọn gàng,không gây nguy hiểm do vương mắc,khi lao động phải sử dụng các trang thiết bị bảo hộ ,quần áo,giầy,dép mũ,kính bảo hộ . - Bố trí chỗ làm việc phải có khoảng không gian để thao tác ,ánh sáng hợp lý ,bố trí phôi liệu,dụng cụ,gá lắp để thao tác thuận tiện,an toàn. - Khi đục,chặt kim loại ,cắt kim loại cần chú ý hướng kim loại rỏi ra để tránh hoặc dùng lưới,kính bảo hộ. - Giũa phải tốt,tay cầm phải có vòng kim loại và không có vết nứt và các khuyết tật khác. -Búa nguội và búa tạ, phải lắp chắc chắn vào cán búa,cán búa phải nhẵn không bị xước ,mắt đập của búa phải nhẵn,hơi lồi một chút,không sây sát tróc rỗ. -Chi tiết phải được gá kẹp chắc chắn trên ê tô ,tránh bị nới lỏng trong quá trình thao tác . - Dùng bàn chải làm sạch chi tiết gia công và phoi,mạt thép,vẩy kim loại trên bàn nguội không được dùng tay làm các công việc trên . - Kiểm tra dụng cụ,gá lắp trước khi làm việc : bàn nguội phải kê chắc chắn ,các dụng cụ như búa,đục,giũa,cưa ... phải được lắp chắc chắn . 2.2. An toàn khi sử dụng máy khoan, máy mài, máy cắt * An toàn khi sử dụng máy khoan, - Khi làm việc trên máy khoan ,thợ nguội phải kẹp chắc chắn vật gia công vào ê tô hay đồ gá .Quần áo và mũ của thợ nguội phải đảm bảo kỹ thuật an toàn.Cấm dùng bao tay . độ an toàn của các thiết bị điện.
- * An toàn khi sử dụng máy mài - Khi làm việc trên máy mài đưa vật vào đá phải đúng nguyên tắc và tấm đỡ phải áp chặt ,khe hở giữa tấm đỡ và đá không được nhỏ hơn 2mm,mặt tấm đỡ với canh đá mài không được có vết lõm hay rãnh . - Kiểm tra độ chắc chắn của tấm bao che đá mài. độ an toàn của các thiết bị điện. - Đá mài không được phép có độ đảo. - Chỗ để mài dụng cụ phải cao hơn tâm đá,nhưng không cao quá 10mm. - Đưa dụng cụ cần mài vào đá phải thận trọng ,không đượ tay chạm vào đá quay,phải tỳ chặt vật mài vào tấm đỡ . Cấm không dược mài vật qấ nặng . - Không được mài vào mặt cạnh của đá. - Không được làm việc trên đá có vết nứt hay khuyết tật. - Phải có tấm chắn bảo vệ,nếu không có tấm bảo vệ hay tấm bảo vệ không tốt phải dùng kính đeo mắt bảo vệ. - Làm việc xong phải tắt máy. * An toàn khi sử dụng máy cắt - Khi sử dụng máy cắt đĩa người thợ cần chú ý : độ an toàn của các thiết bị điện,lưỡi cắt phải được lắp chắc chắn với trục động cơ,phải có bao che ,đá cắt phải quay đồng tâm với trục không được nứt,mẻ - Bàn gá phôi phải lắp chắc chắn vời bàn máy ,phôi cắt phải gá kẹp chắc chắn vào bàn gá . Tuyệt đối không được cầm phôi bằng tay khi để cắt - Người thợ không được ngồi trực diện với đá cắt ,phải đeo kính bảo hộ khi cắt 3. Vệ sinh công nghiệp 1.1. Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, máy - Để dụng cụ,gá lắp,phôi liệu vào đúng vị trí qui định ,riêng dụng cụ đo cần bôi một lớp dầu bảo quản. - Lau chùi thân máy,bàn máy,thiết bị gá kẹp dụng cụ chính xác,dụng cụ đo nên để trong các hộp gỗ,bao bì riêng - Các chất dễ gây cháy như dầu thừa,giẻ dính dầu ...cần thu dọn và các thùng sắt ,để ở chỗ riêng biệt 1.2. Vệ sinh nơi làm việc - Thu dọn,xếp đặt gọn gàng chỗ làm việc lau mặt bàn,nghế - Vẩy nước và quyet nền xưởng
- BÀI 2: SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO, KIỂM TRA VÀ VẠCH DẤU Mã bài: MĐ 15-02 GIỚI THIỆU Thiết bị đo kiểm rất phong phú và đa dạng. Trong quá trình chế tạo và kiểm tra sản phẩm người ta phải lựa chọn dụng cụ đo kiểm phù hợp để đo và kiểm tra để xác định mức độ sai về hình dáng hình học, về kích thước, về độ nhẵn bóng bề mặt giữa các chi tiết đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật của chi tiết đó ghi trên bản vẽ. Vạch dấu là một công việc cơ bản cho các công việc tiếp theo. Trong gia công cơ khí phải công hớt đi một lớp kim loại (lượng dư) để tạo thành hình dáng, kích thước của chi tiết gia công. Để đảm bảo các bề mặt của phôi có đủ lượng dư gia. MỤC TIÊU - Đo kiểm được các kích thước bằng thước cặp, pame đạt chính xác trong phạm vi ± 0,02mm - Làm được các thao tác vạch dấu mặt phẳng ,vạch dấu khối đúng trình tự. - Phát hiện được các dạng sai hỏng và có biện pháp khắc phục khi vạch dấu. - Có ý thức bảo quản các loại dụng cụ và đảm bảm an toàn trong thực tập. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. NỘI DUNG 1. Đo kiểm 1.1. Các loại dụng cụ đo: thước lá, thước cặp pan me a. Thước lá: Thước lá được làm bằng thép không gỉ hoặc thép các bon dụng cụ vời các chiều dài tiêu chuẩn: 150; 300; 500; 600; 1000; 1500; 2000 mm. Khi đo phần mặt đầu thước là mặt chuẩn để đo, nên khi sử dụng không được làm hư hỏng mặt đầu hoặc các góc của thước b. Thước cặp; Thước cặp là loại dụng cụ đo được dùng phổ biến nhất trong ngành chế tạo cơ khí, độ chính xác khá cao. Thước cặp có nhiều loại theo chiều dài kích thước đo
- được ta có các loại thước; 0:125mm; 0:150mm; 0:200mm; 0:320mm; và 0:500mm Theo dộ chính xác khi đo, ta có các loại thước có độ chính xác sau: Thước cặp 1/10: Trên thân du tiêu có 10 vạch, giá trị mối vạch bằng 0,1 mm. Thước cặp 1/20: Trên thân du tiêu có 20 vạch, giá trị mối vạch bằng 0,05 mm. Thước cặp 1/50: Trên thân du tiêu có 500 vạch, giá trị mối vạch bằng 0,02 mm. Thước cặp được chia làm 2 phần đó là thang chia chính và thang chia phụ. Trên mỗi thang chia chính có khắc các vạch cứ 10 vạch thì được khắc một con số, giá trị mỗi vạch bằng 1mm. Có mỏ đo kích thước trong và mỏ đo kích thước ngoài chế tạo Cấu tạo của thước cặp: thước cặp dược làm bằng thép hợp kim CrNi, thép đặc biệt hoặc thép trắng Thang chia phụ (hay còn gọi là phần du tiêu). Trên du tiêu có một mỏ đo trong, một mỏ do ngoài, trên phần thân du tiêu có khắc các vạch chỉ gia trị sai số nhỏ
- nhất của thước khi đo. c. Pan me + Cấu tạo pan me dựa theo nguyên tắc chuyển động của cặp vít -đai ốc. Khi quay vít hết một vòng thì dịch chuyển dọc của nó sẽ bằng bước ren ( Tất cả các pan me đều có bước ren s=0, 5mm). Khi quay đi một vòng bề mặt đo của pan me dịch chuyển được 0, 5mm + Độ chính xác của pan me phụ thuộc vào độ chính xác chế tạo cặp ren vít và lượng không đổi của bước ren. Nó đảm bảo độ chính xác đo đến 0, 01mm. Panme có nhiều cỡ; 0-25, 25-50, 50-75, 75-100, 100-125, 125-150, …. + Phân loại theo công dụng: Pan me đo ngoài, Pan me đo trong, Pan me đo sâu, Pan me đo ren…. 1.2. Phương pháp sử dụng dụng cụ đo và kiểm tra kích thước sản phẩm khi thực tập 1.2.1. Đo kích thước bằng thước lá + Đo kích thước có bậc: Đưa đầu thước sát vào phần cuối bậc, giữ thước song song với chiều đo
- + Đo kích thước trơn: Đặt đầu thước thẳng hàng với cạnh của mẫu đo, dùng bề mặt của một khối tì sát vào đầu thước để đầu thước không dịch chuyển + Đọc giá trị kích thước: Khi đọc giá trị kích thước mắt nhìn vuông góc với thước đo. Đọc giá trị kích thước trên thước đo tại vạch trùng với mặt đầu của phôi đo
- 1.2.2. Đo kích thước bằng thước cặp + Kiểm tra độ chính xác của thước cặp - Dùng giẻ lau sạch các mỏ đo và mặt số của thước. Đẩy hai mỏ đo ép sát vào nhau nhìn khe sáng tiếp xúc nhỏ và đều đồng thời vạch số 0 của du tiêu trùng với vach số 0 trên thân thước chính (vạch cuối cùng của du tiêu cũng trùng với vạch trên thước chính) Thì thước còn tốt và ngược lại + Đọc kích thước - Đọc kích thước phần chẵn ( phần nguyên). Vạch số 0 của du tiêu trùng với vạch bất kỳ trên thân thước chính (Vạch cuối cùng của du tiêu cũng trùng với vạch trên thước chính )Thì ta đoc giá trị kích thước trên thước chính tai vạch trùng với vạch số 0 của du tiêu. - Đọc kích thước phần lẻ: Đọc phần nguyên: Đọc giá tri kích thước trên thước chính về phía trái số 0 của du tiêu Đọc phần thập phân: Nhìn Xem vạch nào của du tiêu trùng với vạch trên thước chính thì ta lấy giá trị kích tại vạch trùng của du tiêu (Tổng kích Thước bằng phần nguyên + phần lẻ )
- Ví dụ: Phần nguyên là 2mm Phần thập phân là 0, 7mm 2mm +0, 70mm = 2, 70mm * Chú ý khi đọc kích thước mắt nhìn vuông góc với mặt số cúa thước. trong trường hợp khó đọc kích thước ta có thể vặn chặt vít hãm ở du tiêu lại rồi dưa thước ra ngoài để đọc kích thước + Đo kích thước:Khi đo kích thước tay thuận (Tay phải) bốn ngón ôm lấy thân thước, ngón tay cái đặt vào vấu tì của du tiêu để điều chỉnh mỏ đo di động - Đo kích thước trong: Dùng mỏ đo lỗ điều chỉnh hai mỏ đo song song và trùng tâm với vật cần đo ( Trường hợp thước có mỏ đo dầy thì phải cộng thêm ) - Đo kích thước ngoài: Dùng mỏ đo Ngoài điều chỈnh hai mỏ đo áp sát vào vật đo và đặt thước đúng vị trí cần đo
- - Đo kích thước sâu bằng thanh đo sâu. Đặt đuôi thước lên mặt lỗ thân thước theo phương đứng điều chỉnh thanh đo sâu cham vào đáy lỗ (Chú ý quay mặt có phần lõm của thanh đo về phía góc của vật đo ) 1.2.3. Đo kích thước bằng pan me - Kiểm tra độ chính xác của pan me Lau sạch bề mặt hai mỏ đo. Điều chình mỏ đo di động bằng cách quay ống bao, khi hai mỏ đo chạm nhẹ vào nhau thì quay vít áp lực cho đến khi bánh cóc trượt từ 2 đến 3 lần. Đồng thời ta quan sát mép côn của ống bao trùng với vạch số 0 trên thang chia của thân thước và vạch ranh giới ( Đường cơ bản) ở thân thước và vạch số 0 trên ồng bao thẳng hàng nhau. - Đọc pan me: + Đọc kích thước phần chẵn. Vạch số 0 của ống động trùng với đường vạch dọc( đường cơ bản ) trên ống thước chính. đồng thời mặt đầu ống động trùng với vạch bất kỳ trên thước chính thì ta đoc giá trị kích thước trên thước chính tai vạch trùng với mặt đầu(mép ống động ) + Đọc kích thước phần lẻ: Đọc phần nguyên: Đọc giá tri kích thước trên thước chính về phía trái mặt đầu của ống động
- Đọc phần thập phân: Nhìn xem vạch nào của ống động trùng với vạch dọc trên thước chính thì ta lấy giá trị kích thước trên ống động tại vạch trùng với đường vạch dọc trên thước chính (Tổng kích thước bằng phần nguyên + phần lẻ ) + Đo kích thước: - Đo kích thước ngoài. Cầm pan me bằng hai tay, tay trái cầm vào phần khung pan me, tay thuận cầm vào phần núm vặn vít áp lực điều chỉnh mỏ đo đúng vị trí đo thì quay vít áp lực cho đến khi bánh cóc trượt từ 2 đến 3 lần - Dùng pan me đo ngoài điều chỉnh hai mỏ đo áp sát vào vật đo và đặt đúng vị trí cần đo - Đo kích thước trong: Dùng pan me đo trong điều chỉnh hai mỏ đo song song và trùng tâm với vật cần đo - Đo kích thước sâu: Dùng pan me đo sâu. Đặt mỏ đo cố định lên mặt lỗ theo phương đứng điều chỉnh mỏ đo động từ từ đi xuống chạm vào đáy lỗ cần đo Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục khi đọc và đo các loại thước TT CÁC DẠNG SAI NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP KHẮC LỆCH PHỤC -Do xác định sai vị trí - Xác định đúng vạch vạch trùng trùng 1 Đọc sai kích thước -Do xác định nhầm độ -Xác định đúng độ chính xác của thước chính xác của từng loại thước - Do đặt thước sai vị trí -Đặt thước đúng vị trí đo đo 2 Đo sai kích thước - Do lực ấn tay -Ấn thước đủ lực không hợp lý
- 2. Vạch dấu 2.1. Cấu tạo và vật liệu chế tạo các loại dụng cụ vạch dấu. 2.1.1. Khái niệm về vạch dấu Vạch dấu là nguyên công cần thiết để vẽ lên phôi hình dáng, kích thước chi tiết cần gia công theo bản vẽ chế tạo nhằm giúp cho người thợ nguội gia công theo đường vạch dấu chính xác. Vạch dấu là công việc chuẩn bị rất cơ bản giúp cho quá trình gia công tiếp theo. Vạch dấu sai là một trong những nguyên nhân gây ra phế phẩm. 2.1.2. Các dụng cụ vạch dấu,và phương pháp sử dụng a. Dụng cụ gá đặt: a1. Bàn máp: (Bàn vạch dấu) Mặt bàn được gia công phẳng có độ chính xác cao được coi là mặt phẳng chuẩn. Phôi cần lấy dấu được đặt trên mặt bàn và dùng mặt bàn làm chuẩn để lấy dấu. Có 2 loại bàn máp : + Bàn máp loại lớn: dùng để lấy dấu những phôi lớn. Trên mặt bàn có kẻ các đường song song, vuông góc. Thành những ô vuông thuận tiện cho việc lấy dấu. + Bàn máp nhỏ: dùng để lấy dấu các phôi nhỏ. a2. Khối D: Dùng để kê, đệm, tựa những chi tiết mỏng, nhỏ trong quá trình vạch dấu. Được đúc bằng gang có hình khối chữ nhật, bên trong được làm rỗng cho nhẹ, có 6 mặt phẳng nhẵn, song song và vuông góc với nhau từng đôi một. a3. Khối V: Dùng để kê đỡ các vật có hình dạng tròn xoay giống chữ V tạo thành một góc α, góc α lớn thì kê đỡ phôi có đường kính lớn. Có hai loại khối V: V đơn và V kép Khối V kép giống khối V đơn ghép có hai loại góc α khác nhau. Ở 2 mặt bên có rãnh lắp đỡ gá chống xoay chi tiết khi vạch dấu. 2.1.3. Dụng cụ vạch dấu a. Mũi vạch: Dùng để tạo nét khi vạch dấu Vật liệu chế tạo: Thường dùng CD70 (Thép các bon dụng cụ ký hiệu CD). Kết cấu: hình vẽ Có chiều dài từ 150 - 200 mm. Đường kính mũi vạch ø3 - ø5 mm đầu mũi được mài một góc nhọn α =150 - 200 và tôi cứng với chiều dài 15 - 20mm. Cách sử dụng: Tay phải cầm mũi vạch như cầm bút chì, tay trái đỡ thước áp sát vào mặt phôi khi mũi vạch áp sát vào thước, nghiêng về phía ngoài một góc 450. Chú ý: Chỉ vạch một lần, không vạch đi vạch lại nhiều lần sẽ làm đường vạch dấu không chính xác.
- b. Thước vạch dấu: 1: Đế thước 2: Mỏ vạch. 3: Chi tiết lắp mỏ vạch, 4: Giá đỡ. 5;12; 14: Vít. 6: Khắc vạch của du xích. 7: Đai ốc điều chỉnh. 8: Bu lông điều chỉnh. 9: Khắc vạch trên thân thước. 10: Thân thước. 11: Chi tiết giữ đai ốc điều chỉnh. 13: Du xích. Dùng để đo chiều cao, chiều sâu khi vạch dấu các chi tiết. Thước đo có giới hạn 0- 200, 30 - 300, 40 - 500, 50 - 800. Độ chính xác đo: 0,05 và 0,1. Cấu tạo: (hình vẽ) - Đế: Mặt dưới của đế được gia công phẳng nhẵn. -Thân: Có cấu tạo giống thước cặp. Mũi vạch trượt được trên thân thước. Cách sử dụng: Đặt chi tiết cần vạch dấu lên bàn máp và dựa vào khối D,V. Đặt thước lên bàn máp, xác định kích thước cần vạch, sau đó xiết vít hãm cố định rồi đặt mũi vạch tiếp xúc với nơi cần vạch nghiêng một góc 450. Tay trái giữ phôi, tay phải dịch chuyển thước để thước luôn luôn áp sát mặt phẳng chuẩn trong cả quá trình lấy dấu. c. Compa vạch dấu: Dùng để vạch dấu các cung tròn hoặc chia các đường tròn thành nhiều phần bằng nhau. Vật liệu chế tạo: Được chế tạo từ loại thép cácbon dụng cụ hoặc thép cácbon kết cấu (C) thép thường dùng là C45. Để tiết kiệm thường chế tạo đầu compa bằng thép C. Thân compa làm bằng thép thường Cách sử dụng: Cầm compa bằng tay phải, nới rộng vít kẹp lấy khẩu độ compa cần vạch dấu bằng thước lá, sau đó xiết chặt vít để giữ độ mở cố định của compa. Nếu vẽ cung tròn hoặc đường tròn phải chấm dấu vào đường tâm rồi đặt dấu nhọn cố định vào tâm đã chấm dấu, ấn nhẹ cả 2 mũi nhọn lên mặt phẳng, quay mũi nhọn di động khi quay nghiêng com pa về phía chuyển động. Chú ý: Chỉ được vạch một lần d. Dụng cụ chấm dấu: Tạo vết chấm để ghi lại đường đã vạch dấu.
- Vật liệu chế tạo: Được chế tạo từ thép CD70 Cấu tạo: - Đầu: là hình côn chỏm cầu được tôi cứng với chiều dài là 20mm - Thân: có đường kính ø10, được khía nhám để người thợ cầm cho chắc chắn. - Mũi: Được mài nhọn 1 góc α từ 300-600. Khi đóng tâm để khoan α=1000. Phần mũi được tôi cứng với chiều dài là 10 mm. Cách sử dụng: Cầm chấm dấu bằng 3 ngón tay trái, mắt quan sát đường vạch dấu, tay phải cầm búa. Căn cứ vào đường đã vạch đặt mũi chấm dấu đúng vào đường vạch dấu, dựng đứng mũi nhọn vuông góc với mặt phẳng cần lấy dấu. Dùng búa đóng vào dấu chấm dấu. Khoảng cách giữa 2 vết chấm dấu 3 - 5 mm. Tuỳ theo đường vạch dấu ngắn hay dài, các cung lượn phải đóng dấu chấm dày hơn, các đường giao nhau phải đóng chấm dấu tại điểm giao nhau, khi khoan phải đóng sâu và rõ. 2.2. Kỹ thuật sử dụng các dụng cụ vạch dấu Trình tự vạch dấu: Để vạch dấu đúng yêu cầu kỹ thuật người vạch dấu phải tuân theo trình tự: + Đọc và nghiên cứu bản vẽ, hiểu được các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ. + Kiểm tra phôi. + Làm sạch bề mặt chuẩn và lấy dấu. + Bôi màu ( Dùng nước vôi loãng hoặc phấn ướt) + Vạch dấu: Nguyên tắc khi vạch dấu. * Vạch các đường thẳng đứng * Vạch các đường nằm ngang * Vạch đường xiên * Vạch các cung lượn, cung tròn. + Kiểm tra đường vạch dấu. + Đóng chấm dấu. 2.3. Vạch dấu mặt phẳng Là phương pháp vạch dấu đơn giản nhất bao gồm hình vẽ (Dựng hình và chấm dấu). Người ta căn cứ vào bản vẽ chi tiết và những yêu cầu kỹ thuật của nó. Vận dụng những kiến thức vẽ dựng hình, dùng compa, thước lá để vẽ lên mặt phẳng hình dáng chi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp nghề điện (Ngành: Điện công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
82 p | 67 | 13
-
Giáo trình Thực tập điện cơ bản (Ngành: CN Kỹ thuật điện – điện tử, Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
38 p | 35 | 10
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
134 p | 17 | 8
-
Giáo trình Thực tập CAD/CAM-CNC nâng cao (Ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
62 p | 55 | 7
-
Giáo trình Thực tập hàn (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
118 p | 27 | 5
-
Giáo trình Thực tập nguội cơ bản (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
74 p | 50 | 5
-
Giáo trình Thực tập phay (Ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
87 p | 44 | 4
-
Giáo trình Thực tập sản xuất (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ cao đẳng): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
114 p | 42 | 4
-
Giáo trình Thực tập nguội (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
86 p | 51 | 4
-
Giáo trình Thực tập gò - nguội (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
35 p | 8 | 3
-
Giáo trình Thực tập cán bộ kỹ thuật (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
36 p | 15 | 2
-
Giáo trình Thực tập nguội (Ngành: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
73 p | 5 | 1
-
Giáo trình Thực tập nguội cơ bản (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
71 p | 5 | 1
-
Giáo trình Thực tập xí nghiệp (Ngành: Hàn – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
27 p | 2 | 0
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Gia công và thiết kế sản phẩm mộc - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
25 p | 2 | 0
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
34 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực tập xí nghiệp (Ngành: Nguội sửa chữa máy công cụ – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
24 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn