intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thoát nước ngoài nhà (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:213

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thoát nước ngoài nhà (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Đọc và hiểu các bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công mạng lưới thoát nước mưa và nước thải, các công trình có trên mạng lưới thoát nước ngoài nhà; họa viên mạng lưới thoát nước sinh hoạt, mạng lưới thoát nước mưa cho đô thị loại IV;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thoát nước ngoài nhà (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ – CTC1 Giáo trình THOÁT NƯỚC NGOÀI NHÀ Ngành: Cấp thoát nước Trình độ: Trung cấp Ban hành kèm theo Quyết định số: 389ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 30 tháng 09 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD Số 1 Hà Nội – 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm 1
  3. LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng cho nhu cầu học tập của sinh viên ngành Cấp thoát nước đồng thời được sự chỉ đạo của trường Cao đẳng xây dựng số 1, Bộ môn Thoát nước – Khoa QLXD & ĐT đã biên soạn giáo trình môn: Thoát nước ngoài nhà. Giáo trình này bao gồm các phần sau: Phần 1: Mạng lưới thoát nước Chương 1: Những vấn chung về hệ thống thoát nước. Chương 2: Mạng lưới thoát nước. . Chương 3: Thoát nước mưa Phần 2: Xử lý nước thải Chương 1: Cơ sở lựa chọn công nghệ Xử lý nước thải Chương 2: Các công trình xử lý nước thải và bùn cặn Chương 3: Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp Chương 4: Quản lý vận hành trạm xử lý nước thải Chương 5: Mặt bằng tổng thể trạm xử lý nước thải Với những kiến thức cơ bản trên sinh viên sau khi học xong môn học có thể thực hiện các kỹ năng sau:  Đọc và hiểu các bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công mạng lưới thoát nước mưa và nước thải; các công trình có trên mạng lưới thoát nước ngoài nhà;  Họa viên mạng lưới thoát nước sinh hoạt, mạng lưới thoát nước mưa cho đô thị loại IV;  Đề xuất được phương án cải tạo mạng lưới thoát nước cũ;  Vận hành, quản lý các tuyến cống và công trình trên mạng lưới thoát nước ngoài nhà.  Vận dụng linh hoạt các tài liệu về khí tượng thủy văn, tiêu chuẩn TCVN 7957: 2008 trong việc thi công mạng lưới thoát nước sinh hoạt và nước mưa cho đô thị loại IV  Đọc và hiểu các bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công các trạm xử lý nước thải sinh hoạt;  Họa viên trạm xử lý nước thải sinh hoạt; +Vận hành, quản lý kỹ thuật các công trình trong trạm xử lý nước thải 2
  4. Trong quá trình biên soạn cuốn giáo trình này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi xin tiếp nhận những ý kiến đóng góp xây dựng để những lần in sau sẽ hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lê Thị Minh Nga 3
  5. 4
  6. PHẦN I Mạng lưới thoát nước Chương 1: Những vấn chung về hệ thống thoát nước. Mục tiêu: Học xong bài này người học sẽ có khả năng: ­ Trình bày được những vấn đề chung về hệ thống thoát nước; ­ Trình bày nguyên tắc vạch tuyến, biết cách xác định các thông số cần thiết cho 1 hệ thống thoát nước và cách bố trí đường ống trong đô thị; ­ Có ý thức học tập tích cực, tự giác, Nội dung: 1.1. Nhiệm vụ của HTTN và các loại nước thải 1.1.1. Nhiệm vụ: Hệ thống thoát nước (HTTN) là một tập hợp những thiết bị, mạng lưới đường ống và những công trình làm nhiệm vụ thu nhận, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận (sông, hồ, biển…). Ngoài ra còn bao gồm cả việc xử lý, sử dụng cặn, các chất quý chứa trong nước thải và cặn. Nước thải là nước sau quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người, nó bị nhiễm bẩn và thành phần lý hoá học, vi sinh vật thay đổi so với ban đầu, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nữa, phải thải ra bên ngoài. Tuỳ theo tính chất và nguồn gốc phát sinh của nước thải, chia làm 3 loại sau: 1.1.2. Các loại nước thải 1.1.2.1. Nước thải sinh hoạt Là nước thải tạo ra từ các khu vệ sinh, nhà bếp của nhà ở, công trình công cộng… Trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, vi trùng gây bệnh… do có các chất bài tiết của người. 1.1.2.2. Nước thải sản xuất Là nước thải sinh ra từ các phân xưởng, xí nghiệp công nghiệp (XNCN) của các nhà máy sản xuất. Nước thải sản xuất rất đa dạng về thành phần, tính chất và phụ thuộc vào từng ngành nghề, từng dây chuyền công nghệ. Tuỳ thuộc vào lượng chất nhiễm bẩn trong nước thải sản xuất, chia thành hai loại: 5
  7. a. Nước thải sản xuất bẩn Là nước thải bắt buộc phải xử lý trước khi thải ra bên ngoài. b. Nước thải sản xuất quy ước sạch. Là nước thải của quá trình làm nguội máy móc, sản phẩm…nước thải này không nhất thiết phải xử lý khi xả vào nguồn tiếp nhận. 1.1.2.3. Nước mưa Nước mưa được coi là một loại nước thải vì khi rơi trong không trung nước mưa mang theo nhiều bụi bẩn, vi trùng hoặc khi chảy trên mái nhà, mặt đất nó mang theo đất cát, rác, xác động thực vật… Nước mưa đợt đầu rất bẩn, cần được xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. 1.2. Các loại hệ thống thoát nước 1.2.1. Hệ thống thoát nước chung * Sơ đồ 1 Khu X d©n c­ N C 2 N 3 4 5 6 7 Ngu å n ti Õp n hËn 8 6
  8. Hình 1: Sơ đồ hệ thống thoát nước chung I: Mạng lưới dẫn nước thải sinh hoạt, sản xuất, nước mưa gồm:1-Cống thoát nước (TN) tiểu khu. 2- CốngTN đường phố. 3-Cống TN lưu vực (Cống chính của 1 lưu vực). 4- Cống góp chính (cống chính của toàn khu vực). 5- Cống TN sản xuất. II:Các công trình khác có trên HTTN gồm: 6-Trạm bơm nước thải chính. 7-Trạm xử lý nước thải. 8- Cửa xả nước thải vào nguồn. Hệ thống thoát nước chung thu cả ba loại nước thải sinh hoạt, sản xuất, nước mưa vào một mạng lưới đường ống chung, dẫn ra ngoài phạm vi khu dân cư đến công trình làm sạch (hoặc xả vào nguồn nước tiếp nhận). * Ưu điểm:  Đảm bảo tốt về phương diện vệ sinh.  Tổng chiều dài mạng lưới thoát nước nhỏ.  Giảm chi phí xây dựng, quản lý mạng lưới. * Nhược điểm:  Chế độ làm việc của hệ thống thoát nước không điều hoà giữa mùa mưa và mùa khô dẫn đến cặn bị lắng đọng trên mạng lưới vào mùa khô; không đạt hiệu quả trong xử lý nước thải.  Công suất của trạm bơm, trạm xử lý nước thải (XLNT) lớn.  Chi phí xây dựng mạng lưói ban đầu lớn. * Phạm vi áp dụng:  Phù hợp với thành phố, khu dân cư có nhiều nhà cao tầng, trong đó có xử lý nước thải cục bộ bằng bể tự hoại.  Cường độ mưa của khu vực nhỏ.  Địa hình khu vực dốc về nguồn xả nước thải.  Nguồn tiếp nhận nước thải đủ lớn để tiếp nhận một phần nước thải chưa qua xử lý hoặc nước thải được xử lý không hoàn toàn.  Chỉ nên áp dụng đối với các đô thị cũ đã có mạng lưới thoát nước kiểu chung hoặc các đô thị có những điều kiện tự nhiên thuận lợi.  Khi lập quy hoạch thoát nước cần xem xét khả năng có thể cải tạo cống chung thành cống riêng hoàn toàn trong tương lai. Khi cường độ mưa nhỏ hoặc vào thời gian đầu mỗi trận mưa, toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa được thu vào mạng lưới đường ống dẫn đến công trình XLNT trước khi xả vào nguồn. Mặt khác, khi cường độ mưa lớn dẫn đến lưu lượng (Q) nước thải chảy trong ống lớn; đồng thời nồng độ bẩn giảm do được pha loãng. Vì vậy, để giảm đường kính ống dẫn nước thải, ta xây dựng các giếng tràn nước mưa ở điểm đầu của các đoạn ống góp chính để xả bớt một phần nước thải vào nguồn gần đó. 7
  9. 1 Khu X d©n c­ N C 2 N 3 4 9 5 6 10 7 Ngu ån t i Õp n hËn 8 Hình 2: Sơ đồ hệ thống thoát nước chung có giếng tràn nước mưa I: Mạng lưới dẫn nước thải sinh hoạt, sản xuất, nước mưa gồm:1-Cống thoát nước (TN) tiểu khu. 2- CốngTN đường phố. 3-Cống TN lưu vực (Cống chính của 1 lưu vực). 4- Cống góp chính (cống chính của toàn khu vực). 5- Cống TN sản xuất. 10- Cống dẫn nước thải đã được pha loãng bởi nước mưa. II:Các công trình khác có trên HTTN gồm: 6-Trạm bơm nước thải chính. 7-Trạm xử lý nước thải. 8- Cửa xả nước thải vào nguồn. 9-Giếng tràn nước mưa. 1.2.2. Hệ thống thoát nước riêng Là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới đường ống: Một mạng lưới dùng để vận chuyển nước thải bẩn (nước thải sinh hoạt) đến trạm xử lý và một mạng lưới dùng để vận chuyển nước mưa, xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận. Nước thải sản xuất được dẫn chung hoặc riêng với hai mạng lưới trên tuỳ thuộc vào nồng độ chất bẩn trong nó. a. Hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn Là hệ thống thoát nước riêng dùng cống ngầm để vận chuyển nước thải. * Sơ đồ 8
  10. 1 Khu X d©n c­ N C 2 N 3 4 5 6 11 7 Ngu ån ti Õp n hËn 8 Hình 3: Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn I: Mạng lưới dẫn nước thải sinh hoạt gồm:1-Cống thoát nước (TN) tiểu khu. 2- CốngTN đường phố. 3-Cống TN lưu vực (Cống chính của 1 lưu vực). 4- Cống góp chính (cống chính của toàn khu vực). II:Các công trình khác có trên HTTN gồm: 6- Trạm bơm nước thải chính. 7-Trạm xử lý nước thải. 8- Cửa xả nước thải vào nguồn. III: 11- Mạng lưới dẫn nước mưa. 5- Cống TN sản xuất (dùng mạng lưới dẫn riêng hoặc đổ chung vào I hoặc III tùy theo nồng độ chất bẩn). * Ưu điểm:  Thuận tiện cho việc vận chuyển và xử lý nước thải.  Chế độ làm việc của hệ thống là ổn định giữa các mùa.  Công tác quản lý đạt hiệu quả.  Giảm được vốn đầu tư xây dựng ban đầu. * Nhược điểm:  Nước mưa và nước sản xuất quy ước sạch không qua xử lý đổ thẳng vào nguồn tiếp nhận.  Tổng chiều dài mạng lưới đường ống lớn.  Giá thành xây dựng, quản lý cao. * Phạm vi áp dụng: 9
  11.  Hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn được sử dụng rộng rãi nhất cho đô thị và khu công nghiệp có quy mô khác nhau vì chế độ làm việc ổn định; phù hợp với đô thị có quy mô lớn, điều kiện địa hình bằng phẳng, cường độ mưa lớn.  Áp dụng cho các khu vực đô thị mới, đô thị mở rộng, khu dân cư tập trung có mật độ dân trên 200 người/ha. 1.2.3. Hệ thống thoát nước riêng không hoàn toàn Là hệ thống có hai hoặc nhiều mạng lưới đường ống; trong đó nước thải sinh hoạt và sản xuất bẩn được dẫn trong mạng lưới đường cống ngầm. Còn nước mưa và nước thải sản xuất quy ước sạch được dẫn bởi kênh mương dẫn hở. * Nhược điểm: Nước mưa và nước thải sản xuất quy ước sạch được dẫn bởi mương rãnh hở nên rất dễ bị nhiễm bẩn thêm bởi hoạt động của quá trình sinh hoạt và sản xuất. * Phạm vi áp dụng:  Áp dụng cho đô thị, khu công nghiệp vửa và nhỏ, vùng ngoại ô thành phố.  Trong giai đoạn xây dựng ban đầu của thành phố hoặc khu công nghiệp chưa có điều kiện đầu tư để đặt cống ngầm. Đến giai đoạn sau tất cả mương rãnh được thay thế và hệ thống thoát nước riêng không hoàn toàn trở thành hoàn toàn. 1.2.4. Hệ thống thoát nước nửa riêng * Sơ đồ 1 Khu X d©n c­ N C 2 N 3 4 12 5 6 11 7 Ngu ån ti Hình 4: Sơ đồ hệ thống thoát nước nửa Õp n hËn riêng. 8 I: Mạng lưới dẫn nước thải sinh hoạt gồm:1-Cống thoát nước (TN) tiểu khu. 2- CốngTN đường phố. 3-Cống TN lưu vực (Cống chính của 1 lưu vực). 4- Cống góp chính (cống chính của toàn khu vực). II:Các công trình khác có trên HTTN gồm: 6- Trạm bơm nước thải chính. 7-Trạm xử lý nước thải. 8- Cửa xả nước thải vào 10
  12. nguồn. III: 11- Mạng lưới dẫn nước mưa. 12- Giếng tách nước mưa. 5- Cống TN sản xuất (dùng mạng lưới dẫn riêng hoặc đổ chung vào I hoặc III tùy theo nồng độ chất bẩn). * Nguyên tắc làm việc : Vào thời điểm đầu mỗi trận mưa, lưu lượng nước mưa trong ống nhỏ, vận tốc dòng chảy nhỏ; hơn nữa nước mưa đầu mỗi trận mưa rất bẩn được thu vào mạng lưới thoát nước sinh hoạt. Khi lưu lượng nước mưa trong ống dẫn lớn thì nồng độ các chất bẩn giảm; đồng thời vận tốc nước chảy trong ống cũng lớn dẫn đến nước mưa chảy vượt qua giếng tách nước mưa, đổ thẳng vào sông hồ. * Ưu điểm: Hệ thống này tách được nước mưa đợt đầu đưa đến trạm xử lý nước thải (TXLNT) nên giảm thiểu ô nhiễm môi trường. * Nhược điểm: Ống thoát nước sinh hoạt phải đặt thấp hơn ống dẫn nước mưa tại vị trí giếng tách nước mưa nên giá thành xây dựng và quản lý của hệ thống này rất cao. * Phạm vi áp dụng:  Hệ thống này chỉ được áp dụng trong điều kiện kinh tế cho phép và yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước do nhiễm bẩn nước mưa đợt đầu.  Áp dụng cho các khu vực đô thị mới, có tiêu chuẩn môi trường cao, để đảm bảo điều kiện vệ sinh cho các nguồn nước, hồ chứa hay bãi tắm. 1.2.5. Hệ thống thoát nước hỗn hợp ­ Là hệ thống kết hợp 3 loại hệ thống thoát nước kể trên. Loại này thường dùng cho khu dân cư, khu đô thị, công nghiệp có quy mô lớn; nhiều địa hình có tính chất khác nhau. Như vậy đặc điểm mỗi vùng trong đô thị, sử dụng một loại sơ đồ hệ thống thoát nước cho phù hợp. ­ Hệ thống thoát nước hỗn hợp: áp dụng cho các thành phố lớn. Trong các khu đô thị cũ nước mưa trên mái nhà, trong sân vườn,… thường thoát chung với nước thải sinh hoạt. Việc cải tạo để tách thành hai hệ thống riêng biệt gặp nhiều khó khăn. (Ta nên tách thành hệ thống thoát nước riêng không hoàn toàn). 1.2.6. Thảo luận 1.3. Các bộ phận cơ bản của hệ thống thoát nước 1.3.1. Sơ đồ 11
  13. ­ Thiết bị thu nước thải trong nhà: Xí, tiểu, chậu tắm, chậu rửa… ­ Mạng lưới đường ống thoát nước trong nhà: ống nhánh, ống đứng, ống xả (ống tháo). Nước thải được thu từ các thiết bị vệ sinh hoặc máy móc sản xuất qua ống nhánh tới các ống đứng rồi dẫn nước thải vào bể tự hoại hoặc ra mạng lưới thoát nước ngoài nhà bằng ống xả. 1 Khu X d©n c­ N C 2 N 3 4 5 9 6 10 7 N guå n ti Õ p nhËn 8 Hình 5: Các bộ phận của hệ thống thoát nước I: Mạng lưới dẫn nước thải gồm:1-Cống thoát nước (TN) tiểu khu. 2- CốngTN đường phố. 3-Cống TN lưu vực (Cống chính của 1 lưu vực). 4- Cống góp chính (cống chính của toàn khu vực). 5- Cống TN sản xuất. 10-Cống áp lực. II:Các công trình có trên HTTN gồm: 6-Trạm bơm nước thải chính. 7-Trạm xử lý nước thải. 8- Cửa xả nước thải vào nguồn. 9- Hố ga. Sơ đồ thoát nước Nước thải được vận chuyển từ nơi xa nhất theo đường ống tập trung vào cống thoát nước đường phố, lưu vực và cống góp chính theo nguyên tắc tự chảy rồi dẫn đến trạm XLNT. Vì vậy, nước thải được dẫn từ nơi có địa hình cao đến nơi có địa hình thấp theo đường ngắn nhất. Tuỳ thuộc vào địa hình, địa chất thuỷ văn… thì sơ đồ bố trí MLTN sẽ khác nhau. 12
  14. 1. Sơ đồ thẳng góc Khu d©n c­ §­êng ®ång møc Dèc vÒ nguån tiÕp nhËn 3 Ngu ån tiÕp nhËn Hình 6: Sơ đồ thoát nước thẳng góc Áp dụng nơi có địa hình thuận lợi, độ dốc lớn, nguồn nước có khă năng tự làm sạch tốt. Khi bắt đầu xây dựng khu dân cư, lưu lượng nước thải nhỏ và cho phép tự xả vào nguồn tiếp nhận. Cống TN lưu vực vuông góc với nguồn nước (hoặc đường đồng mức). Sơ đồ này cũng ứng dụng để xả nước mưa, NT quy ước sạch không qua xử lý. 2. Sơ đồ cắt ngang 13
  15. Khu d©n c­ §­êng ®ång møc Dèc vÒ nguån tiÕp nhËn 3 7 Nguå n tiÕp nhËn 8 Hình 7: Sơ đồ thoát nước cắt nhau Áp dụng với điều kiện như sơ đồ thẳng góc nhưng quy mô thoát nước lớn hơn và không cho phép nước thải đổ trực tiếp vào nguồn nữa. Khi đó phải xây dựng thêm cống góp chính tiếp nhận NT từ cống lưu vực dẫn về công trình làm sạch. 3. Sơ đồ song song Với khu vực có độ dốc địa hình lớn (trên 5 %o) hướng về nguồn tiếp nhận thì các tuyến cống lưu vực bố trí song song với đường đồng mức. Cống góp chính vuông góc với cống lưu vực thu NT về TXLNT. Khu d©n c­ §­êng ®ång møc Dèc vÒ nguån tiÕp nhËn 4 3 6 7 Ngu ån t iÕp n hËn 8 14
  16. Hình 8: Sơ đồ thoát nước song song 4. Sơ đồ phân vùng Với địa hình ở từng khu vực rất khác nhau trong đô thị thì ta tổ chức thoát nước cho từng vùng đó cho phù hợp. Nước thải tự chảy từ vùng cao đến TXLNT, còn vùng thấp phải bơm nước thẳng tới TXLNT hoặc tới cống góp chính vùng cao rồi cùng tự chảy. 15
  17. Khu vùc 1 Khu TBTN d©n c­ khu vùc 4 Khu vùc 2 3 6 7 Ngu ån tiÕp nhËn 8 Hình 9: Sơ đồ phân vùng 5. Sơ đồ phân ly Khu vực 2 Khu vực 1 Khu vực 3 vực Hình 10: Sơ đồ phân ly 16
  18. 1.3.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận Với đô thị có diện tích rộng lớn và địa hình bằng phẳng, độ dốc không đều thì việc tập trung nước thải về một điểm xử lý là rất khó khăn. khi đó, tiến hành phân vùng lưu vực thoát nước; mỗi vùng có đặc điểm riêng thì sử dụng sơ đồ thoát nước cho phù hợp. Cống thoát nước lưu vực phân về nhiều phía vì nguồn tiếp nhận nằm bao quanh kgu dân cư. ­ Mạng lưới đường ống thoát nước ngoài nhà:  Mạng lưới thoát nước sân nhà, tiểu khu dùng để thu nhận tất cả nước thải từ các ngôi nhà trong tiểu khu ra MLTN đường phố. Trên đó xây dựng các giếng thăm, giếng kiểm tra để kiểm tra chế độ làm việc của mạng lưới.  Mạng lưới thoát nước các XNCN  MLTN đường phố thu nhận nước thải từ MLTN sân nhà rồi tự chảy về phía trạm xử lý nước thải qua cống góp lưu vực, cống góp chính thành phố. ­ Hố ga: được xây dựng trên MLTN tại những vị trí đấu nối các đường ống với nhau; đổi hướng dòng chảy; thay đổi độ dốc … ­ Trạm bơm thoát nước (TBTN) và cống dẫn áp lực  Khi MLTN tự chảy hướng về trạm xử lý nước thải (TXLNT), độ sâu đặt ống có thể sẽ tăng dần và tới giới hạn cho phép đặt ống(nền đất yếu < 6m; nền đất khô 6­8m) thì xây dựng TBTN để đưa nước thải lên cao. TBTN cục bộ phục vụ cho 1 hoặc vài công trình nhà ở hoặc XNCN. TB khu vực phục vụ cho từng vùng riêng biệt hoặc 1 vài khu vực thoát nước. TB chính dùng để đưa toàn bộ nước thải của thành phố lên TXLNT hoặc nguồn tiếp nhận.  Đoạn ống dẫn NT từ trạm bơm đến cống tự chảy hoặc đến công trình xử lý gọi là đường cống áp lực. ­ Công trình xử lý nước thải: Bao gồm tất cả các công trình và thiết bị làm nhiệm vụ xử lý nước thải và cặn lắng. ­ Cửa (họng) xả nước thải vào nguồn dùng để vận chuyển nước thải đã xử lý ra nguồn tiếp nhận. Cửa xả được thiết kế sao cho khả năng xáo trộn giữa nước thải và nước nguồn là tốt nhất. 1.4. Điều kiện thu nhận nước thải vào MLTN 1.5. Các tài liệu phục vụ tính toán MLTN 1.5.1. Mặt bằng quy hoạch + Thiết kế hệ thống thoát nước thành phố, khu dân cư, khu công nghiệp phải dựa trên cơ sở bản thiết kế quy hoạch mặt bằng đã được cơ quan nhà nước chấp nhận. Trên đó đã xác định biên giới, diện tích, dân số, sự phát triển trong tương lai 17
  19. và vị trí cùng tình hình xây dựng các khu công nghiệp, các công trình phục vụ công cộng: giao thông, văn hoá, y tế, thể thao… + Trên bản MBQH cần chỉ rõ: ­ Tỉ lệ: 1/1000; 1/2000; 1/5000; 1/10000 với đường đồng mức cách nhau 1m; ở nơi bằng phẳng cách nhau 0,5 – 1 m. ­ Tình hình sử dụng đất đai nông nghiệp vùng lân cận, các đầm, hồ, sông suối, đồi núi… + Ngoài ra, phải thu thập thêm các số liệu về mật độ dân số, tiêu chuẩn thải nước, địa chất công trình , chế độ thuỷ văn, lượng mưa, độ ẩm không khí, tài liệu về sông hồ… 1.5.2. Thời hạn tính toán + THTT của hệ thống thoát nước là thời gian dùng để tính toán sao cho đến cuối thời gian đó, khi mà thành phố hoặc khu công nghiệp đã mở rộng hoàn toàn thì hệ thống thoát nước vẫn vận hành được không phải xây dựng lại. + Trình tự xây dựng HTTN, thường triển khai theo ba giai đoạn: ­ Giai đoạn đầu: Xây dựng cống góp chính, mạng lưới từ khu vực lân cận cống góp chính, trạm bơm chính; đặt một số máy bơm và đường ống áp lực; xây dựng các công trình xử lý cơ học, công trình khử trùng và mương rãnh xả sự cố trong trạm XLNT. ­ Giai đoạn hai: Xây dựng các cống thoát nước lưu vực, cống TN đường phố, các trạm bơm TN khu vực, công trình xử lý sinh học trong trạm XLNT. ­ Giai đoạn ba: Hoàn chỉnh các công việc còn lại của HTTN. 1.5.3. Dân số tính toán Để xác định được lưu lượng nước thải lớn hay nhỏ từ đó thiết kế MLTN thì ta phải biết được dân số tính toán. N =  n i * F i, (Người) (1) Dân số tính toán của HTTN là số dân sống trong thành phố ở cuối thời hạn tính toán và xác định theo công thức sau: Trong đó: N : Dân số tính toán, (người) ni : Mật độ dân số của khu vực i, (người/ha) Fi : Diện tích nhà ở của khu vực i, (ha) 1.5.4. Tiêu chuẩn nước thải 18
  20. Tiêu chuẩn thải nước đô thị bao gồm nước thải sinh hoạt và dịch vụ xác định theo tiêu chuẩn cấp nước tương ứng với từng đối tượng và từng giai đoạn xây dựng. a. Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt + Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt là lượng nước thải trung bình ngày đêm của một người đưa vào hệ thống thoát nước. + Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt, qo (l/ng.ngđ). + Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt của khu dân cư lấy bằng TCCN và phụ thuộc vào các yếu tố: ­ Phong tục tập quán, điều kiện kinh tế, kỹ thuật của địa phương. ­ Mức độ trang thiết bị WC. ­ Điều kiện khí hậu. + Khi thiết kế HTTN cho một thành phố mới, có thể lấy tiêu chuẩn thoát nước (TCTN) bằng cách điều tra và thu nhập số liệu của một thành phố đang hoạt động có điều kiện tương đương. Có thể tham khảo số liệu sau: Bảng 1: Tiêu chuẩn thoát nước Tiêu chuẩn thải nước STT Mức độ tiện nghi của ngôi nhà sinh hoạt, (l/ng.ngđ) Nhà có vòi tắm riêng, không có 1 các thiết bị WC 60 ­ 100 Nhà có thiết bị WC, tắm hương 2 sen và HTTN bên trong 100 – 150 Nhà có thiết bị WC, chậu tắm và 150 – 250 3 HTTN bên trong Như trên và có tắm nước nóng 200 – 300 4 cục bộ Chú ý:  TCTN chỉ dùng cho người có tiêu chuẩn cấp nước (TCCN).  TCTN của những người ở ngoại thành vào làm việc trong thành phố chọn bằng 25l/ng.ngđ.  TCTN của những đối tượng không tính hết cũng như nước thải sản xuất (NTSX) của công nghiệp địa phương bằng (5­10%) Qtbsh của thành phố. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2