Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người bệnh ung bướu - nội tiết - chuyển hóa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
lượt xem 0
download
Giáo trình "Chăm sóc sức khoẻ người bệnh ung bướu - nội tiết - chuyển hóa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" nhằm giúp người học áp dụng kiến thức về giải phẫu, sinh lý, nguyên nhân, triệu chứng bệnh lý nội tiết, ung bướu để nhận định được người bệnh mắc các bệnh lý nội tiết, ung bướu chuyên sâu trong tình huống lâm sàng cụ thể; sử dụng những bằng chứng phù hợp, xác định các vấn đề ưu tiên để lập được kế hoạch chăm sóc trong các tình huống lâm sàng về một số bệnh nội tiết, ung bướu chuyên sâu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người bệnh ung bướu - nội tiết - chuyển hóa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI BỆNH UNG BƯỚU – NỘI TIẾT – CHUYỂN HÓA NGHÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 171/QĐ-CĐYT ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh) Bắc Ninh, năm 2021
- MỤC LỤC Stt Tên chương, bài Trang 1 Chương 1: Chăm sóc NB mắc các bệnh ung bướu chuyên sâu 7 Bài 1: Đại cương ung thư 2 Bài 2: CSBN xạ trị và truyền hóa chất do ung thư 21 3 Bài 3: CSNB ung thư phổi 28 4 Bài 4: Chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản 34 5 Bài 5: Chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày 39 6 Bài 6: Chăm sóc bệnh nhân ung thư đại trực tràng 47 7 Bài 7: Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan nguyên phát 52 8 Bài 8: Chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin và Hodgkin 58 9 Chương 2: Chăm sóc người bệnh Nội tiết – Chuyển hóa chuyên sâu 64 Bài 9: Chăm sóc người bệnh hạ đường huyết 10 Bài 10: Chăm sóc người bệnh hôn mê do đái tháo đường 68 11 Bài 11: CSNB bàn chân đái tháo đường 82 12 Bái 12: CSNB suy tuyến yên 90 13 Bài 13: CSNB Suy giáp 105 14 Bài 14: CSNB viêm tuyến giáp 114 15 Bài 15: CSNB mắc hội chứng Cushing 124 16 Bài 16: CSNB suy thượng thận do dùng Corticoid 134 17 Tài liệu tham khảo 143 18 Hướng dẫn tự học 144
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng sai với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và chương trình đào tạo nghề, Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh tổ chức biên soạn tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của đối tượng Cao đẳng. Cuốn sách này được biên soạn dựa vào chương trình khung Giáo dục nghề nghiệp trình độ Cao đẳng thuộc ngành điều dưỡng của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Sách được các giảng viên có kinh nghiệm và tâm huyết với đào tạo biên soạn dựa vào chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh. Mỗi bài trong cuốn sách đều có mục tiêu đào tạo cụ thể, học viên học theo các mục tiêu đó là có thể nắm vững những kiến thức cơ bản và đủ để thi kết thúc môn học. Tuy nhiên, học viên cần phải đọc thêm những phần ngoài mục tiêu để mở rộng và nâng cao hiểu biết nhằm vận dụng được những kiến thức cơ bản trong việc học tập các môn chuyên ngành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có tham khảo tài liệu của một số trường Cao đẳng Y tế, Đại học Y- Dược, một số tác giả trong và ngoài nước, và có sự góp ý của các bạn đồng nghiệp. Trong quá trình xuất bản, mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn còn có thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của đồng nghiệp và bạn đọc để lần tái bản sau sách được hoàn chỉnh hơn Xin trân trọng cảm ơn! Ban biên soạn 4
- THAM GIA BIÊN SOẠN ThS. ĐÀO DUY TRƯỜNG CN. BÙI THỊ HIỀN ThS. PHẠM VĂN BẮC 5
- Tên môn học: Chăm sóc người bệnh Ung bướu – nội tiết – chuyển hóa Mã môn học: Thời gian thực hiện môn học: Tổng số giờ: 32 ( Lý thuyết:30 giờ, Thực hành: 0 giờ; Kiểm tra: 2 giờ ) Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy 1. Ths Đào Duy Trường Email daoduytruong74@gmail.com ĐT: 0912914979 2. CN Bùi Thị Hiền Email: nguyetlim@gmail.com; ĐT: 0838588555 3. Ths Phạm Văn Bắc Email: phambac1986@gmail.com; ĐT: 0919606611 I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Tự chọn - Tính chất: Lý thuyết II. Chuẩn đầu ra 1. Áp dụng kiến thức về giải phẫu, sinh lý, nguyên nhân, triệu chứng bệnh lý nội tiết, ung bướu để nhận định được người bệnh mắc các bệnh lý nội tiết, ung bướu chuyên sâu trong tình huống lâm sàng cụ thể (CĐR 1,2). 2. Sử dụng những bằng chứng phù hợp, xác định các vấn đề ưu tiên để lập được KHCS trong các tình huống lâm sàng về một số bệnh nội tiết, ung bướu chuyên sâu. (CĐR 1,2,3,4). 3. Phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến người bệnh mắc các bệnh nội tiết, ung bướu để tư vấn được chế độ chăm sóc cho người bệnh (CĐR 1,2,3,4,6). 4. Rèn luyện, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp để từng bước thiết lập được môi trường làm việc an toàn để giảm thiểu rủi ro trong môi trường chăm sóc.(CĐR 1). 5. Thể hiện được khả năng làm việc độc lập, giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả (CĐR 5,8). 6
- Chương 1: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MẮC CÁC BỆNH UNG BƯỚU BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG UNG THƯ MỤC TIÊU 1. Áp dụng kiến thức giải phẫu, sinh lý, nguyên nhân, triệu chứng để nhận định và mô tả được tổn thương cơ bản của người bệnh ung thư. 2. Vận dụng được các chứng cứ phù hợp để xác định bệnh, giai đoạn bệnh trong các tình huống lâm sàng cụ thể. 3. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tra cứu tài liệu, khả năng thuyết trình để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cho người điều dưỡng tương lai. NỘI DUNG I. Đại cương tế bào ung thư. U là một khối mô phát triển bất thường, sinh sản thừa, tăng trưởng quá mức và không đồng bộ với các mô bình thường của cơ thể tạo ra một mô mới ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chức năng của một cơ quan nào đó trong cơ thể. Sự tăng sinh tế bào u có tính tự động do mất sự đáp ứng với các kiểm soát bình thường của cơ thể, khối u vẫn tiếp tục phát triển dù kích thích gây ra u đã ngừng. Khối u sống trên cơ thể người bệnh như vật ký sinh, tranh giành các chất dinh dưỡng với các tế bào và mô bình thường của ký chủ. Ung thư là khối u ác tính sinh ra do quá sản một hoặc nhiều dòng tế bào, tế bào ung thư chỉ gợi lại cấu trúc tế bào đã sinh ra nó, thoái biệt hóa không phản hồi, tiến triển vô cùng tận, nhanh chóng phát triển tại chỗ, đồng thời lan tràn ra toàn thân và thường gây tử vong cho người bệnh. Đại thể: - Ung thư biểu mô phủ: + Thể sùi: Có hình dạng nấm, polyp,.. Lúc đầu nhỏ, hơi nổi lên bề mặt biểu mô, sau đó ngày càng lớn dần, bề mặt nham nhở, nứt ra nhiều khe rãnh nhỏ giống mào gà, suplơ. Màu trắng hoặc tím sẫm, mật độ mềm, dễ chảy máu. Chân đám sùi dày cứng thâm nhiễm vào cơ quan tổ chức tạo nên mảng cứng chắc, di động kém làm chảy máu tự nhiên hoặc khi chạm vào, gây tắc tạng rỗng,... + Thể loét: Ổ loét hình tròn, bầu dục, hình khe,... Lúc đầu ở loét nhỏ, sau lớn dần. Bờ ổ loét sùi cao nham nhở và chắc nếu loét ở niêm mạc thì niêm mạc xung quanh ổ loét thường nhẵn lỳ mất nếp nhăn, đáy loét nham nhở, mủn nát. Xung quanh ổ loét thường dầy cứng do xâm nhập nhiều tế bào ung thư. + Thể xâm nhập: ít gặp. Tổ chức ung thư xâm nhập xuống lớp đệm thường kèm theo xơ hóa tạo nên đám dầy cứng. - Ung thư biểu mô trong cơ quan, tổ chức: + Có thể 1 khối u hay nhiều khối, kích thước từ 1 đến hàng chục cm… + Hình thể: Đa dạng, mặt gồ ghề, không có vỏ bọc, không có ranh giới, xâm lấn cài răng lược vào tổ chức xung quanh, kém di động và khó bóc tách. + Tổn thương đi kèm: hoại tử mô u, chảy máu, vỡ, nhiễm trùng... - Ung thư liên kết: 7
- + Tổ chức u xuất phát từ các tế bào trong mô liên kết. + Có thể gặp 1 u hay nhiều u có kích thước từ 1 đến hàng chục cm, mặt gồ ghề, nham nhở, không có vỏ bọc, không có ranh giới, xâm lấn cài răng lược vào tổ chức xung quanh, kém di động và khó bóc tách. + U thường mềm, mủn so với mô lành xung quanh. Vi thể: a. Tế bào ung thư - Tế bào ung thư gợi lại hoặc khác hoàn toàn cấu trúc tế bào đã sinh ra nó. - Tế bào và nhân to nhỏ không đều. - Tế bào và nhân đa dạng: nhân có thể hình tròn, bầu dục, méo mó, hoặc chia thùy. - Tế bào và nhân kiềm tính: Khi nhuộm HE (Hematoxylin Eosin) thường bắt màu Hematoxylin đậm (Kiềm tính) do lượng ADN, ARN tăng cao. - Tỷ lệ nhân trên bào tương lớn hơn bình thường do nhân to và phì đại gấp 2-3 lần bình thường. - Màng nhân dày, thô, méo mó, chất nhiễm sắc phân tán không đều, hạt nhân to và rất rõ, có thể có nhiều hạt nhân, có nhiều nhân quái, nhân chia bất thường: + Nhân quái: nhân to bất thường, bờ lồi lõm, gồ ghề, chất màu thô trông rất kỳ dị, quái gở. + Nhân chia: có thể gặp nhân chia theo kiểu trực phân hoặc gián phân, chất nhiễm sắc có thể tăng lên hoặc phân tán không đều tạo ra các nhân chia bất thường. b. Tổ chức ung thư: Quá sản, loạn sản, dị sản, bất thục sản (tế bào ung thư chỉ dùng lại ở giai đoạn non không trưởng thành)… Tiến triển: Ung thư lúc đầu là một đám tế bào sau lớn dần bằng các cách: - Kiểu vết dầu loang: từ nhân u ban đầu mô ung thư lớn dần như vết dầu loang. - Kiểu gieo hạt: xuất hiện nhiều u nhỏ xung quanh nhân u ban đầu. - Kiểu đẻ nhánh (xâm lấn ra xung quanh giống con cua). Di căn: Tổ chức ung thư di căn theo đường bạch huyết, đường máu, khoang tự nhiên hoặc theo các vết chích, rạch, dẫn lưu… 2. CÁCH GỌI TÊN U 2.1. U lành Các u lành có tên gọi tận cùng bằng OMA. 2.1.1. U lành có nguồn gốc liên kết Tên u = tên của tế bào gốc + OMA Ví dụ: - Fibroma (fibro: xơ): u xơ lành - Lipoma (lipo: mỡ): u mỡ lành - Osteoma (osteo: xương): Ư xương lành - Chondroma (chondro: sụn): u sụn lành 2.1.2. U lành có nguồn gốc biểu mô Tên gọi có thể phức tạp hơn, có thể căn cứ vào tế bào gốc của u hoặc các đặc điểm vi thể, đại thể u. *Dựa vào hình ảnh vỉ thể: 8
- Ví dụ: Adenoma (adeno: tuyến): Ư tuyến lành, có thể gặp ở niêm mạc đại tràng, dạ dày, tuyến giáp, tuyến vú, tuyến tiền liệt... *Dựa vào hình ảnh đại thể: Ví dụ: -Papiloma (papimhú): u nhú. Gồm nhiều nhú hình kim, có thể gặp ở da (mụn cóc, sùi mào gà), niêm mạc đại tràng ... -Cystadenoma (cyst: nang, adeno: tuyến): U tuyến nang. Có thể gặp ở buồng trứng, tuyến vú, ống mật, tụy ... -Polyp: là những khối u có thể có cuống hoặc không, xuất phát từ các niêm mạc nhu polyp dạ dày, ruột non, đại tràng, cổ tử cung. 2.2. U ác 2.2.1. Các u ác xuất phát từ mô liên kết Có tên gọi tận cùng bằng SARCOMA. Ví dụ: - Fibrosarcoma: Ung thu xơ - Liposarcoma: Ung thu mỡ - Osteosarcoma: Ung thu xương - Chondrosarcoma: Ung thư sụn 2.2.2. Các u ác xuất phát từ biểu mô Có tên gọi tận cùng bằng CARCINOMA. Ví dụ: - Adenocarcinoma: Ung thư biểu mô tuyến - Choriocarcinoma: Ung thư biểu mô đệm nuôi - Hepatocarcinoma: Ung thư biểu mô gan - Squamous cell carcinoma: Ung thư biểu mô tế bào vảy. Tuy nhiên, có một số loại ung thư vẫn có tên gọi có đuôi bằng OMA như: - Synovioma: ung thư bao hoạt dịch - Melanoma: ung thư tế bào hắc tố - Lymphoma: Ung thư hạch lympho 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA U LÀNH VÀ U ÁC 3.1. U lành tính Có bốn đặc điểm: - Phát triển tại cho và chậm U lành mọc tại chỗ, thường là chậm, không làm chết người, trừ phi mọc vào vị trí hiểm yếu. u có thể có khối lượng lớn sau nhiều năm tiến triển. - Có ranh giới rõ rệt Nhìn đại thể, u lành có vỏ xơ bao bọc do đó dễ bóc tách toàn bộ khối u. Ví dụ: u mỡ lành, u xơ tuyến vú, u cơ trơn tử cung. Do đó, chỉ có xu hướng chèn ép chứ không xâm nhập. Ví dụ: U tuyến đại tràng, có rất nhiều tuyến Liberkuhn chế chất nhầy như tuyến bình thường, các tuyến vẫn nằm trên cơ niêm. - Giống như mô bình thường về vi thể, u lành tái tạo lại một cách trung thành cấu trúc của mô sinh ra nó, không có đảo lộn cấu trúc. 9
- - U lành hiếm khi tái phát, không di căn Nếu u lành được cắt bỏ triệt để, u không mọc lại nữa, trừ u dạng lá tuyến vú. Không bao giờ thấy u lành theo các đường máu hay bạch huyết đến mọc ở nơi khác xa chỗ u phát sinh (không di căn). 3.2. U ác tính Có 4 đặc điểm: - Phát triển nhanh Thường u ác tính phát triển nhanh, thường gây chết người từ vài tháng đến vài năm. Sự bành trướng của khối u không bao giờ ngừng cả. Theo những nghiên cứu mới đây, khối u thường được phát hiện khi đạt đến kích thước lcm, lúc này nó có số lượng khoảng 1 tỷ tế bào và đã tiến triển được khoảng 6 năm kể từ khi chúng được nhân đôi từ một tế bào ung thư đầu tiên. Chu kỳ nhân đôi kích thước khối u trong khoảng 45 ngày đến 450 ngày. Sau thời gian 450 ngày mà khối u không tăng lên gấp đôi thì khối u đó khó có khả năng là u ác tính. - Ranh giới không rõ rệt U ác tính có giới hạn với mô lành không rõ ràng, có nhiều rễ xâm nhập, chính vì vậy ung thư có thuật ngữ là cancer, tiếng la tinh có nghĩa là con cua, do các khối u ác tính xâm lấn và bám chặt vào các mô xung quanh như những càng cua. - Không giống mô bình thường Về vi thể, nói chung các u ác tính quá sản mạnh, phá vỡ lớp đáy, chui vào lớp đệm gây đảo lộn cấu trúc, tạo thành những khối tế bào đậm màu, nhân không đều, nhân quái, nhân chia. Tế bào u phần lớn là tế bào non (thoái sản), chỉ gợi lại phần nào mô gốc của u. - Rất dễ tái phát, di căn Dù đã cắt bỏ rộng rãi, do tính chất xâm nhập sâu và lan xa của chúng, các mô ung thư dễ dàng mọc trở lại hoặc tại chỗ hoặc di căn xa. Dưới đây là bảng so sánh các đặc tính khác nhau giữa u lảnh tính vả u ác tính. So sánh U lành tính U ác tính Đại thể U có vỏ bọc, dễ bóc tách, ranh U không có vỏ bọc, ranh giới không giới rõ rệt, không xâm nhập, có rõ, xâm nhập sâu vào mô xung quanh, tính di động khi sờ, nắn. ít di động tạo thành một khối cứng chắc. Vi thể Cấu tạo giống mô lành không có Cấu tạo không giống mô lành, cấu hay có ít nhân chia, không có hình trúc đảo lộn có nhiều hình nhân chia, nhân quái, hạt nhân. nhân không đều, có hạt nhân, nhân quái. Tiến triển Tiến triển chậm tại chỗ Tiến triển nhanh Không làm chết người, trừ trường Gây chết người do chảy máu, hoại tử, hợp đặc biệt ở vị trí nguy hiểm tắc mạch, suy mòn Không có di căn Di căn Điều trị Khỏi hẳn khi được cắt bỏ Dễ tái phát, điều trị khó khăn II. NGUYÊN NHÂN SINH UNG THƯ Có rất nhiều tác nhân gây hư hại về di truyền và gây chuyển dạng u của tế bào, trong 10
- đó có 3 tác nhân chính: vật lý, hóa học và sinh học. Mỗi nhóm tác nhân có đặc điểm riêng nhưng nhiều tác nhân có thể cùng tác động và làm tăng hiệu quả của các tác nhân khác. Tùy theo mỗi loại ung thư mà có những nguyên nhân riêng biệt. 1. TÁC NHÂN VẬT LÝ Năng lượng chiếu tia hoặc dưới dạng tia cực tím của ánh nắng mặt trời hoặc tia điện từ ion hóa, đặc biệt là tia xạ có thể chuyển dạng tất cả các loại tế bào trên ivitro và gây nên u ở người và động vật thực nghiệm. 1.1. Bức xạ ion Bức xạ ion hóa chất là nguồn tia phóng xạ phát ra từ các chất phóng xạ tự nhiên hoặc từ nguồn xạ nhân tạo được dùng trong khoa học và y học có khả năng ion hóa vật chất khi bị chiếu xạ. Có nhiều cơ quan xuất hiện ung thư sau khi bị chiếu xạ, thường gặp là ung thư tuyến giáp, ung thư phổi, bệnh bạch cầu. Tác động của tia phóng xạ gây ung thư ở người phụ thuộc 3 yếu tố: - Tuổi tiếp xúc càng nhỏ càng nguy hiểm (nhất là bào thai). Việc sử dụng siêu âm chuẩn đoán các bệnh thai nhi thay cho X quang là tiến bộ lớn nhất. - Mối liên hệ liều- đáp ứng. - Cơ quan bị chiếu xạ: Các cơ quan như tuyến giáp, tủy xương rất nhạy cảm với tia xạ. 1.2. Bức xạ cực tím Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời. Càng gần xích đạo tia cực tím càng mạnh. Tác nhân này chủ yếu gây ra ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào đáy và u hắc tố ác tính ở da. Những người làm việc ngoài trời nóng như nông dân, thợ xây dựng, công nhân làm đường có tỷ lệ ung thư tế bào đáy và tế bào vảy ở vùng da hở (đầu, cổ, gáy) cao hơn ở người làm việc trong nhà. Đối với những người da trắng sống ở vùng nhiệt đới, tỷ lệ ung thư hắc tố cao hơn hẳn người da màu. 2. TÁC NHÂN HÓA HỌC 2.1. Thuốc lá Thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư. Tính chung thuốc lá gây ra khoảng 30% trong sổ các trường hợp ung thư chủ yếu là ung thư phế quản (khoảng 90% ung thư phế quản có liên quan đến thuốc lá), và một số ung thư vùng mũi họng, ung thư tụy, ung thư đường tiết niệu. Trong khói thuốc lá chứa rất nhiều Hydrocarbon thơm. Trong đó phải kể đến chất 3-4 Benzopyre là chất gây ung thư trên thực nghiệm. Qua thống kê cho thấy người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phế quản gấp 10 lần người không hút. Nếu nghiện nặng trên 20 điếu/ ngày có từ 15-20 lần nguy cơ cao hơn người không hút. Hút thuốc ở tuổi càng trẻ có nguy cơ càng cao. Đối với người đang nghiện mà bỏ hút thuốc cũng giảm được nguy cơ. Ở Việt Nam, hút thuốc lào, ăn trầu thuốc cũng có nguy cơ cao hơn, kể cả ung thư khoang miệng. Với những người không hút thuốc mà sống trong một khoảng không gian hẹp với người hút thuốc khói thuốc cũng có nguy cơ ung thư. Được gọi là hút thuốc thụ động. Điều lưu ý đặc biệt là trẻ em nhiễm khói thuốc lá rất nguy hại. 2.2. Dinh dưỡng Dinh dưỡng đóng vai trò khoảng 35% trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư, nhất là ung thư đường tiêu hóa: dạ dày, thực quản, gan... Mối liên quan giữa dinh dưỡng với ung thư được thể hiện ở hai khía cạnh chính: 11
- - Sự có mặt của các chất gây ung thư có trong thực phẩm: + Nitrosamin và các hợp chất N-Nitroso khác: Các chất này thường có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm chế biến. Tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa Nitrit, Nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày: các món ăn ướp muối ngâm muối (cá muối...) có hàm lượng Nitrosamin cao có liên quan đến bệnh ung thư vòm mũi họng. Các nhà khoa học Nhật Bản chỉ ra việc tiêu thụ nước mắm, chứa một hàm lượng Nitrosamin cao, liên quan đến ung thư dạ dày. + Aflatoxin sinh ra từ nấm mốc Aspergillus Flavus. Đây là một chất gây ra bệnh ung thư gan, bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới. Loại nấm mốc này thường có các ngũ cốc bị mốc nhất là lạc mốc. + Sử dụng một số chất phụ gia, phẩm nhuộm, chất bảo quản thực phẩm cũng như cách chế biến thực phẩm cũng có khả năng gây ung thư. Ví dụ như chất Paradimethyl Amino Benzen dùng để nhuộm bơ thành “bơ vàng” có khả năng gây ung thư gan. Ung thư dạ dày liên quan chặt chẽ với khẩu phần ăn chứa chất hun khói, chất bảo quản, ít hoa quả tươi. + Khẩu phần ăn: Có mối liên quan giữa bệnh ung thư đại trực tràng với chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật. Ché độ ăn mỡ, thít gây ung thư qua cơ chế làm tiết nhiều axit mật, chất ức ché quá trình biệt hóa của các tế bào niêm mạc ruột. - Sự hiện diện của các chất đóng vai trò làm giảm nguy cơ sinh ung thư (Vitamin, chất xơ...): Trong hoa quả và rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ. Các chất xơ làm hạn chế sinh ung thư do chất xơ thúc đẩy nhanh lưu thông ống tiêu hóa làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư với niêm mạc ruột, mặt khác bản thân chất xơ có thể gắn và cố định các chất gây ung thư để bài tiết theo phân ra ngoài « cơ thể. Các loại vitamin A,C,E làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư phổi... thông qua quá trình chống oxy hóa, chống gây đột biến gen. 3. NHỮNG YẾU TỐ NGHỀ NGHIỆP Một công trình nghiên cứu ở Mỹ cho thấy rằng 4% ung thư có liên quan đến nghề nghiệp. Các quốc gia công nghiệp hóa khác, phơi nhiễm nghề nghiệp gây ra khoảng từ 2- 8% ung thư. Tác nhân sinh ung thư quan trọng nhất trong yếu tố nghề nghiệp là các hóa chất công nghiệp, ít gặp hơn là tác nhân bức xạ ion hóa và virus. Các ung thư do nghề nghiệp thường xảy ra ở các cơ quan tiếp xúc trực tiếp như da, cơ quan hô hấp (hay gặp nhất), cơ quan có nhiệm vụ bài tiết các chất chuyển hóa còn hoạt tính như ở đường tiết niệu. 4. MỘT SỐ THUỐC VÀ NỘI TIẾT Thuốc gây ung thư nhiều nhất là các hóa chất điều trị bệnh ung thư, các thuốc này có thể gây ra tổn thương ADN và sinh ung thư thứ phát chủ yếu là ung thư máu và các loại u lymphô ác tính. 5. CÁC TÁC NHÂN SINH HỌC Các tác nhân sinh học ung thư chủ yếu là virus và một số trường hợp có vai trò của ký sinh trùng và vi khuẩn 5.1. Virus sinh ung thư Một số loại virus chứa các Oncogen và có khả năng tích họp vào DNA của tê bào vật chủ. Có 4 loại virus liên quan đến cơ chế sinh bệnh ung thư: 12
- - Virus Epstein - Bar (EBV) Virus này do Epstein và Barr phân lập, loại virus này đầu tiên thấy có mặt ở bệnh ung thư hàm dưới của trẻ em vùng Uganda, về sau người ta còn còn phân lập được loại virus này ở trong các khối ung thư vòm mũi họng. - Virus viêm gan B, virus viêm gan C có mối liên quan tới ung thư gan nguyên phát. Virus viêm gan khi thâm nhập vào cơ thể gây tình trạng viêm gan cấp, hoặc có thể thoáng qua. Tiếp theo là thời kỳ viêm gan mãn không có triệu chứng. Tổn thương này sẽ dẫn đến xơ gan toàn bộ và ung thư tế bào gan. Ngoài ra xơ gan đã làm cho tiên lượng của bệnh ung thư gan xấu đi rất nhiều. Việc tiêm phòng viêm gan B bằng vacxin và những trường họp có HbSAg dương tính có chế độ chăm sóc và dùng thuốc chống virus khi cần có thể giảm được tỷ lệ ung thư gan nguyên phát. - Virus gây u nhú (HPV) typ 16-18, -33, 39 thường truyền qua đường sinh dục. Loại này được coi là có liên quan đến các ung thư vùng âm hộ, âm đạo và cổ tử cung… 5.2. Ký sinh trùng và vi khuẩn có liên quan đến ung thư - Người ta tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng nhiễm sán Schistosoma với ung thư bàng quang và một số ít ung thư niệu quản, giữa nhiễm sán lá với ung thư ống mật ở những người Ai Cập, Irắc, Xuđăng và Zimbabuê. - Helicobacter Pylori: Có sự liên quan việc nhiễm vi khuẩn này với tình trạng viêm dạ dày mãn tính, u lympho dạ dày và ung thư biểu mô dạ dày. 6. YẾU TỐ DI TRUYỀN VÀ SUY GIẢM MIỄN DỊCH 6.1. Yếu tố di truyền Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học phân tử người ta đã biết được sự liên hệ chặt chẽ giữa các biến đổi vật liệu di truyền và sự xuất hiện một số bệnh ung thư. Người ta đã phân lập được các gen sinh ung thư (Oncogen) và gen ức chế ung thư (Anti- oncogen). Các gen sinh ung thư mã hóa để sản xuất các protein và gen liên quan đến quá trình phân chia và biệt hóa tế bào theo xu hướng ác tính. Các gen ức chế u khi cơ thể vắng mặt các gen này, nguy cơ mắc ung thư sẽ tăng cao. 6.2. Suy giảm miễn dịch và AIDS Trên động vật thực nghiệm sự suy giảm miễn dịch làm gia tăng nguy cơ bị ung thư. Người bị suy giảm miễn dịch mang tính di truyền hay mắc phải thường dễ bị ung thư và thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Điều trị ung thư trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch gặp nhiều khó khăn và tiên lượng kém hơn. Người có HIV dương tính, đặc biệt khi chuyển qua giai đoạn AIDS có nguy cơ rất cao mắc sarcome Kaposi, u lympho ác không Hodgkin và một số ung thư khác như ung thư vòm, ung thư ống hậu môn. Sarcome Kaposi có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau khi bị nhiễm HIV, NHL có khuynh hướng xuất hiện trên cơ địa suy giảm miễn dịch trầm trọng. Ở người bị nhiễm HIV, nguy cơ này gia tăng khoảng 6% mỗi năm trong vòng 9-10 năm. III. CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Khi thăm khám lâm sàng phải khám toàn diện, đánh giá tình trạng toàn thân (thể trạng, sụt cân...), tình trạng hạch vùng, tổn thương tại chỗ và tình trạng di căn. Các triệu chứng lâm sàng ung thư được chia làm 2 nhóm triệu chứng báo hiệu ung thư và các triệu chứng rõ rệt. 1. Triệu chứng báo hiệu ung thư 13
- Đây là những triệu chứng sớm, thường nghèo nàn, không đặc hiệu, có thể có trong nhiều bệnh khác, bệnh nhân thường không để ý. Tuy nhiên nó vẫn giúp hướng tới chẩn đoán được một số bệnh ung thư, nếu người thầy thuốc loại bỏ được các nguyên nhân khác. -Thay đổi thói quen đại tiểu tiện như ỉa chảy kéo dài không rõ nguyên nhân, đái rắt, đái khó kéo dài báo động ung thư đại trực tràng, ung thư tiết niệu sinh dục. - Nổi hạch ngoại vi, ít đau, không xác định được nguyên nhân viêm nhiễm báo động ung thư hạch - Ho khan kéo dài, đặc biêt trên những người hút thuốc báo động ung thư phổi. - Vết loét kéo dài không khỏi với các thuốc điều trị thông thường. - Nói khàn, nói khó báo hiệu ung thư thanh quản - Nốt ruồi thay đổi màu sắc, kích thước, chảy máu báo hiệu ung thư hắc tố - Xuất huyết, tiết dịch bất thường: như đại tiện mót rặn, phân nhày máu mũi báo hiệu ung thư trực tràng... 2. Triệu chứng rõ rệt Thường xuất hiện ở giai đoạn muộn, khi u phát triển, xâm lấn ra tổ chức lân cận và di căn. - Sụt cân: Bệnh nhân mất dần mỡ và khối cơ của cơ thể dẫn đến gầy sút nhanh chóng có thể sụt 5 - 10 kg trong vài tháng thường ở giai đoạn bệnh rõ rệt và muộn. - Đau: Do tổ chức ung thư xâm lấn, phá hủy các tổ chức xung quanh, các dây thần kinh, người bệnh có thể chết vì đau, suy kiệt. - Triệu chứng xâm lấn và chèn ép: Tổ chức ung thư phát triển thường gây xâm lấn, chèn ép tổ chức xung quanh: Ung thư phế quản xâm lấn trung thất gây lên các triệu chứng như phù cổ ngực, khàn tiếng, khó nuốt... - Hội chứng bít tắc: Do khối u thuộc các tạng rỗng phát triển gây bít tắc: ung thư đại tràng gây tắc ruột; khối u hang vị dạ dày gây hẹp môn vị; ung thư tiền liệt tuyến gây bí đái... - Các triệu chứng tại chỗ: Khối u vú sùi loét, tiết dịch, đau... - Triệu chứng di căn: Theo đường bạch mạch di căn hạch. Theo đường máu gây di căn các tạng gan, não, phổi, xương. Lan tràn trong các xoang cơ thể và bề mặt như trong ung thư buồng trứng, toàn bộ phúc mạc bị phủ một lớp ung thư dày... Ngoài việc thăm khám lâm sàng phát hiện các triệu chứng thì khai thác tiên sử gia đình , tiền sử bản thân ( nghề nghiệp, thói quen có hại, tiền sử bệnh tật...) có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguy cơ bệnh, hướng tới chẩn đoán bệnh... Tiền sử: Khai thác tiền sử bao gồm: - Tiền sử gia đình về ung thư cung cấp kiến thức sâu về nguy cơ của bệnh nhân đối với một số bệnh lý ác tính. Nếu một gia đình có tiền sử về ung thư ở họ hàng gần - cha mẹ, anh chị em, con cái nên điều tra về các nguyên nhân có thể có, cách điều trị và kết quả điều trị. Thí dụ, ở một phụ nữ có khối u ở vú cần tìm hiểu chi tiết về tiền sử gia đình có bệnh ung 14
- thư - Tiền sử xã hội theo nghĩa rộng nhất có thể khám phá các nguyên nhân trực tiếp quan trọng. Hút thuốc, nhai trầu (ung thư khoang miệng), hoạt động tình dục đều có liên quan trực tiếp với bệnh ung thư. - Tiền sử của bệnh nhân: Thói quen nghiện rượu, nghiện thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư phổi, ung thư thực quản...Bệnh viêm loét dạ dày mãn tính có thể đưa đến ung thư dạ dày. Bệnh nhân có thể có triệu chứng do di căn từ một ung thư nguyên phát đã điều trị từ lâu và nghĩ rằng đã “khỏi hẳn”. - Khai thác tiền sử điều trị bệnh trước kia: Một số triệu chứng tái phát, di căn của bệnh ung thư đã được điều trị trước đó mà bệnh nhân không biết đó là bệnh ung thư. Ví dụ bệnh nhân có tiền sử cắt 1/3 dạ dày do ung thư. Nhưng bệnh nhân không biết là bị ung thư, nay xuất hiện các triệu chứng đau thượng vị, nổi hạch thượng đòn trái... Thì người thầy thuốc dựa vào tiền sử bệnh và triệu chứng lâm sàng hướng tới chẩn đoán - Khai thác các bệnh nội khoa mãn tính đi kèm: bệnh tim mạch, hô hấp... có ý nghĩa tiên lượng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị. IV. CẬN LÂM SÀNG 1. Chẩn đoán nội soi Kỹ thuật nội soi phát triển nhanh chóng, ngày càng hiện đại, hoàn thiện nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật quang học, kỹ thuật điện tử vỉ mạch. Đây là phương pháp dùng để thăm khám các hốc tự nhiên và một số nội tạng trong cơ thể: Ung thư vòm mũi họng, ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng, ổ bụng... Nội soi vừa có giá trị trong chẩn đoán, vừa có giá trị trong can thiệp khi kết hợp với một số thủ thuật hoặc phẫu thuật: sinh thiết, cắt polyp, điều trị một số tổn thương. Qua nội soi người ta có thể tiến hành các phẫu thuật như: cắt buồng trứng, cắt túi mật, cắt ruột thừa, vét hạch chậu, cắt tử cung và cắt đại tràng... phẫu thuật nội soi là phẫu thuật của thể kỷ XXI. 2. Chẩn đoán điện quang - Chụp X quang: + X quang phổi: phát hiện các tổn thương u phổi, hình ảnh di căn phổi (hình ảnh thả bóng), tràn dịch màng phổi, một số bệnh phổi đi kèm. Một số trường hợp có thể phát hiện hạch to trung thất... + X quang xương: có thể phát hiện ung thư nguyên phát ở xương hoặc ung thư di căn đến xương với các thương tổn hủy xương... - Kỹ thuật chụp vú cho phép phát hiện được khối ung thư ở giai đoạn rất sớm với dấu hiệu vi vôi hóa, khối mờ hình sao, bờ không rõ ràng - Kỹ thuật chụp điện quang có thuốc cản quang: chụp hàng loạt phim dạ dày để khám xét dạ dày, hành tá tràng. Chụp khung đại tràng khi không có nội soi hoặc khi nội soi thất bại. Người Nhật phát minh ra phương pháp chụp đối quang kép cho phép phát hiện những thương tổn nhỏ của dạ dày, đại trực tràng. - Kỹ thuật chụp mạch máu: chụp động, tĩnh mạch chỉ định trong một số ung thư như: ung thư thận. Chụp bạch mạch để chẩn đoán hạch ác tính hoặc hạch di căn sâu. - Chụp cắt lớp vi tính và Chụp cộng hưởng từ + Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner): một ống phát tia X di chuyển quanh bệnh nhân, đập tia X vào một dãy máy dò. 15
- Chụp cắt lớp ngày càng hiện đại với các thể hệ máy mới, đa lát cắt: 64 dãy, 128 dãy, 256 dãy... cho phép đánh giá nhiều tổn thương nhỏ hơn, chính xác hơn. Dưới hướng dẫn của CLVT còn cho phép sinh thiết tổn thương làm giải phẫu bệnh xác định cho chẩn đoán. + Chụp cộng hưởng từ: nguyên lý cộng hưởng từ là phương pháp tạo hình cắt lớp sử dụng từ trường và sóng radio. Do đó không gây độc hại cho người bệnh. Những năm gần đây, những tiến bộ trong công nghệ cộng hưởng từ đã đem lại hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. Nhiều kỹ thuật cao được áp dụng thành công đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Các máy cộng hưởng từ với từ lực cao (1.5T, 3T), cho hình ảnh rõ nét hơn, phát hiện tổn thương tốt hơn. Cộng hưởng từ phổ còn cho phép nghiên cứu các khối u về phương diện sinh học và hóa học, cộng hưởng từ toàn thân là công nghệ mới có nhiều ưu điểm và có khả năng tạo ảnh với độ phân giải cao, tăng khả năng chẩn đoán chính xác. 3. Siêu âm Phương pháp chẩn đoán siêu âm ứng dụng nhiều trong chẩn đoán ung thư: phát hiện các khối u vú, u tuyến tiền liệt, u gan, ... Siêu âm cho biết được tính chất của u: u đặc hoặc u nang. Với những đầu do có giải tần cao, siêu âm đánh giá được mức xâm lấn của ung thư vào tổ chức xung quanh (trong ung thư trực tràng, ung thư thực quản...) Chẩn đoán siêu âm kinh tế, không độc hại, nhưng rất khó thực hiện đối với các tạng có không khí và phụ thuộc vào kinh nghiệm của người đọc. 4. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới Kỹ thuật sử dụng những kháng thể đơn dòng có gắn đồng vị phóng xạ như một đầu dò để chụp nhấp nháy phát hiện những khối u đặc hiệu, những ổ di căn nhỏ li ti trong cơ thể. Phương pháp này mới được nghiên cứu, hy vọng sẽ mang lại nhiêu hứa hẹn như chụp Spect, PET scan, … 5. Chất chỉ điểm ung thư Là những chất xuất hiện và thay đổi nồng độ trong cơ thể liên quan tới sự phát sinh và phát triển của ung thư. 6. Chẩn đoán tế bào học Xét nghiệm tìm tể bào ác tính từ tế bào bong của cơ thể: Xét nghiệm phiến đồ âm đạo (test pap) rất có giá trị trong phát hiện ung thư cổ tử cung. Tìm tế bào ung thư trong các dịch màng phổi, dịch màng bụng, dịch rửa dạ dày... Xét nghiệm tìm tế bào ung thư từ chọc hút các khối u hoặc các hạch để chẩn đoán một số ung thư hạch ác tính. Chẩn đoán tế bào học cho nhiều ưu điểm như: nhanh, đơn giản, kinh tế... Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một tỷ lệ dương tính hoặc âm tính giả. 7. Chẩn đoán giải phẫu bệnh Chẩn đoán giải phẫu bệnh là phương pháp quyết định nhất để khẳng định bệnh ung thư. Phân loại thể giải phẫu bệnh là yếu tố quan trọng để đánh giá tiên lương và là cơ sở chọn lựa phác đồ điều trị. Để có mẫu bệnh phẩm, người ta có thể tiến hành bấm sinh thiết, mổ sinh thiết, sinh thiết kim... V. CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN 16
- Chẩn đoán giai đoạn là đánh giá sự xâm lấn và lan tràn của ung thư, bao gồm đánh giá tình trạng tại vùng và tình trạng di căn xa. Bước chẩn đoán giai đoạn cần thiết cho 2 mục đích: - Đối với bệnh nhân: Giúp đánh giá được tiên lượng bệnh và lựa chọn phác đồ điều trị thích họp tối ưu nhất. - Đối với cộng đồng: Thuận lợi cho công việc nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin giữa các trung tâm điều trị, so sánh và đánh giá các phương pháp điều trị. 1. Phân loại TMN: gồm 3 yếu tố: T (tumor): u nguyên phát + TO: chưa có dấu hiệu u nguyên phát + Tis: Ưng thư nội mạch (insitu): u chưa phá vỡ màng đáy. TI-4: Theo kích thước tăng dần hoặc mức xâm lấn tại chỗ của u nguyên phát. Tx: Chưa thể đánh giá được u nguyên phát. N (lympho node): Hạch tại vùng + NO: Chưa có dấu hiệu xâm lấn tại hạch vùng +N1-3: Mức độ tăng dần sự xâm lấn hạch tại vùng. Nx: Chưa thể đánh giá được hạch tại vùng. M (metastasis): di căn xa MO: Chưa di căn xa + M1: di căn xa Mx: Chưa đánh giá được di căn xa Ví dụ: xắp xếp giai đoạn TNM trong ung thư vú Theo phân loại TNM lần thứ 7 của UICC (Union International Contre le Cancer) và AJCC (American Joint Committee on Cancer) năm 2009. Tx: Không đánh giá được u nguyên phát T0: Không có dấu hiệu u nguyên phát Tis: Carcinoma tại chỗ, carcinoma nội ống, carcinoma thùy tại chỗ, hoặc bệnh Paget của núm vú nhưng không có u T,: Đường kính u < 2 cm T1mic: Xâm lấn vi thể đường kính lớn nhất 0, lcm nhưng < 0,5cm. T1b: u có đường kính lớn nhất > 0,5cm nhưng < lcm. T1c: u có đường kính lớn nhất > lcm nhưng < 2 cm. T2: u có đường kính lớn nhất > 2 cm nhưng < 5cm. T3: u có đường kính lớn nhất > 5cm T4: u với mọi kích thước nhưng xâm lấn trực tiếp tới thành ngực hoặc da (thành ngực bao gồm xương sườn, cơ gian sườn, cơ răng cưa trước, không tính cơ ngực) T4a: u xâm lấn tới thành ngực T4b: Phù da cam, loét da vú, hoặc có nhiều u nhỏ vệ tinh trên da vú cùng bên T4c: Bao gồm cả T4a và T4b 17
- T4d: Ung thư vú dạng viêm Nx: Hạch vùng không xác định được (ví dụ hạch đã được lấy bỏ trước đó) N0: Không có di căn tới hạch vùng N1: Di căn bên hạch nách cùng bên nhóm I, II, di động N2 Di căn hạch nách cùng bên nhưng hạch dính nhau hoặc hạch dính vào tổ chức khác, hoặc chỉ di căn hạch vú trong cùng bên rõ trên lâm sàng nhưng không có di căn hạch nách. N2a: Di căn hạch nách cùng bên nhưng hạch dính nhau hoặc dính vào tổ chức khác. N2b: Di căn hạch vú trong cùng bên rõ trên lâm sàng nhưng không có di căn hạch nách N3: Di căn hạch hạ đòn cùng bên hoặc di căn hạch vú trong cùng bên rõ trên lâm sàng có kèm di căn hạch nách hoặc đã có di căn hạch thượng đòn cùng bên. N3a: Di căn hạch hạ đòn cùng bên N3b: Di căn hạch vú trong cùng bên rõ trên lâm sàng có kèm di căn hạch nách N3c: Di căn hạch thượng đòn cùng bên M Di căn xa Mx: Không xác định được di căn xa ở thời điểm chẩn đoán M0: Không có di căn xa M1: Di căn xa 2. Phân loại theo giai đoạn Có nhiều cách phân loại được áp dụng: Phân loại giai đoạn theo TNM, Phân loại giai đoạn theo Dukes trong ung thư đại trực tràng, giai đoạn ung thư buồng trứng theo FIGO... Ví dụ: Đánh giá giai đoạn ung thư đại trực tràng theo AJCC tương ứng với Dukes: Giai đoạn T N M Dukes* 0 is 0 0 I 1 0 0 A 2 0 0 A IIA 3 0 0 B IIB 4 0 0 B IIIA 1-2 1 0 C IIIB 3-4 1 0 C IIIC Bất kỳ 2 0 C IV Bất kỳ Bất kỳ 1 (*) Dukes: Phân loại theo Cuthbert Dukes Trong các phương pháp phân loại giai đoạn thì phân loại theo TNM của tổ chức chống ung thư quốc tế (UICC) chính xác hơn và nhiều thông tin hơn, do vậy được áp 18
- dụng nhiều nhất. VI. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ Ung thư là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớn, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tai các nước phát triển, 70% người bệnh ung thư tránh được tử vong nhờ các tiến bộ của y học. Điển hình một số loại ung thư như giáp trạng, vú, cổ tử cung, ung thư rau thai, u lympho ác tính loại Hodgkin… tỷ lệ chữa khỏi đạt trên 80 %. Tuy nhiên, điều trị ung thư hoàn toàn khác với điều trị các bệnh khác bởi tính đa dạng của nó, đó là: Ung thư đa dạng về chủng loại, khác nhau về nguyên nhân, sự phát triển, vị trí tổn thương, giai doạn và tiên lượng bệnh. Do vậy, để điều trị đạt hiệu quả cần phải áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau: - Phẫu thuật: là phương pháp điều trị cơ bản, nó cho phép loại bỏ phần lớn tổ chức ung thư song nó chỉ thực hiện triệt để khi bệnh ở giai đoạn sớm. Tổ chức khối u còn khu trú. Với giai đoạn muộn hơn, phẫu thuật không lấy hết được những tổ chức ung thư đã xâm lấn rộng ra xung quanh (trên vi thể), do vậy việc tái phát tại chỗ kèm theo di căn xa là không thể tránh khỏi nếu người bệnh chỉ được điều trị bằng phẫu thuật đơn độc. - Xạ trị: là phương pháp điều trị được chỉ định khá rộng rãi, nó tiêu diệt được các tế bào ung thư đã xâm lấn rộng ra các vùng xunh quanh khối u nguyên phát, là nơi mà phẫu thuật không thể với tới được. Song khi điều trị sẽ gây tổn thương các tổ chức lành và không điều trị được khi tế bào ung thư đã di căn xa hoặc với những loại ung thư biểu hiện toàn thân (bệnh bạch cầu, bệnh u lympho ác tính...) - Hóa trị liệu: là phương pháp điều trị toàn thân bằng cách đưa các loại thuốc hóa chất vào cơ thể (uống, tiêm, truyền động mạch ...) nhằm mục đích tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư đã và đang lưu hành trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư thì cũng gây hủy hoại tế bào lành và có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe toàn thân, vì vậy liều lượng hóa chất đưa vào cơ thể bị hạn chế, có nhiều bệnh hóa chất không điều trị triệt để được mà phải phối hợp với các phương pháp điều trị khác. - Nội tiết, miễn dịch ... là những phương pháp điều trị hỗ trợ các phương pháp điều trị khác, bản thân nó không có tác dụng điều trị triệt căn bệnh ung thư. VII. THEO DÕI ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC Ung thư là bệnh dễ tái phát và di căn sau điều trị. Khám, theo dõi sau điều trị là việc làm bắt buộc đối với bệnh nhân ung thư. Quá trình theo dõi này phải kéo dài cho đến khi bệnh nhân tử vong. Mục đích theo dõi sau điều trị nhằm: - Phát hiện và kịp thời sửa chữa những di chứng và biến chứng do các phương pháp điều trị gây ra. - Phát hiện sớm các tái phát ung thư để điều trị bổ sung một cách kịp thời. - Phát hiện những di căn ung thư và có hướng xử trí thích họp. Trong 2 năm đầu sau điều trị phải khám định kỳ 2-3 tháng/ lần. Trong những năm tiếp theo có thể khám 6 tháng/ lần. Thời gian theo dõi càng kéo dài càng tốt và cho toàn bộ cuộc sống của bệnh nhân sau này. Công việc cụ thể khi thực hiện theo dõi bệnh nhân ung thư Khám lâm sàng một cách tỷ mỷ, toàn diện bệnh nhân kể cả việc thực hiện các thủ thuật nếu thấy cần thiết. 19
- Làm các xét nghiệm cận lâm sàng (chụp Xquang, siêu âm, xét nghiệm máu...) định kỳ 3-6 tháng/ lần. - Xét nghiệm tế bào, sinh thiết tổn thương làm chẩn đoán mô bệnh học nghi ngờ có tái phát hoặc di căn. Đối với các bệnh nhân ở giai đoạn cuối, không can thiệp bằng các phương pháp điều trị đặc hiệu được thì việc chăm sóc và điều trị triệu chứng là việc cần phải làm cho đến khi người bệnh tử vong trong đó bao gồm cả việc chăm sóc tâm lý, tinh thần. VIII. PHÒNG BỆNH VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ Các nhà dịch tễ học đã ước tính nguyên nhân gây ung thư chủ yếu do môi trường bên ngoài (chiếm-80%). Do đó chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bệnh ung thư bằng các biện pháp tích cực, hạn chế sự phơi nhiễm với các yếu tố gây ung thư. Dự phòng ung thư bao gồm phòng bệnh bước 1, bước 2, bước 3 trong đó quan trọng là bước 1 và bước 2. 1. Phòng bệnh bước 1 Là phòng ngừa ban đầu nhằm cố gắng loại trừ hoặc giảm tối đa sự tiếp xúc với các chất gây ung thư để hạn chế xảy ra sự khởi phát và khởi động bệnh ung thư. Để thực hiện phòng bệnh bước 1 có hiệu quả, chúng ta phải dựa vào yếu tố dịch tễ (bệnh hay mắc trong cộng đồng) và biết được các yếu tố nguyên nhân sinh bệnh đó để có biện pháp hạn chế sự phơi nhiễm. 2. Phòng bệnh bước 2 Sàng lọc là cách đánh giá mỗi cá thể hay cộng đồng, khỏe mạnh về mặt lâm sàng, nhằm phát hiện ung thư tiềm ẩn hay thương tổn tiền ung thư để điều trị khỏi. Mục tiêu của sàng lọc nhằm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư. Quá trình sàng lọc này chỉ có hiệu quả ở trên một số bệnh có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng, có thể xác định được bằng các test đặc hiệu dễ áp dụng trong cộng đồng và việc phát hiện, điều trị sớm có hiệu quả. Do đó việc thực hiện đòi hỏi phải có sự tham gia của các cán bộ y tế, chuyên gia dịch tễ học và thống kê. 3. Phòng bệnh bước 3 Là tìm biện pháp điều trị có kết quả nhằm mục đích tốt nhất đó là kéo dài số năm sống thêm của bệnh nhân. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu
45 p | 635 | 64
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 2 - CĐ Y tế Hà Đông
62 p | 260 | 52
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình: Phần 1
104 p | 27 | 17
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
190 p | 174 | 16
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa - Trường CĐ Y tế Bình Dương
143 p | 26 | 13
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn nội khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
263 p | 22 | 13
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ trẻ em (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
209 p | 40 | 11
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
103 p | 36 | 10
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh ngoại khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
197 p | 24 | 9
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 3 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
240 p | 20 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe gia đình (Dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
65 p | 14 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 2 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
258 p | 11 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
72 p | 22 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phần 2
43 p | 14 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phần 1
89 p | 9 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn 1 (Trình độ: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
171 p | 34 | 5
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
126 p | 5 | 3
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
104 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn