Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn 3 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
lượt xem 0
download
Giáo trình "Chăm sóc sức khỏe người lớn 3" được biên soạn với mục tiêu giúp người học vận dụng kiến thức về giải phẫu, sinh lý để xác định các mốc giải phẫu trong nhận định người bệnh; vận dụng kiến thức về sinh lý bệnh để giải thích nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và triệu chứng hệ tạo máu, cơ xương khớp, thần kinh, truyền nhiễm thường gặp trong tình huống lâm sàng cụ thể;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn 3 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẮC NINH ……………….. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN 3 NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 171/QĐ-CĐYT ngày 26 tháng 5 năm 2021 Của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh) Bắc Ninh, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
- LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và chương trình đào tạo nghề , Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh tổ chức biên soạn tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của đối tượng Cao đẳng. Cuốn sách này được biên soạn dựa vào chương trình khung Giáo dục nghề nghiệp trình độ Cao đẳng thuộc ngành Điều dưỡng của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội,. Sách được các giảng viên có kinh nghiệm và tâm huyết với đào tạo biên soạn dựa vào chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh. Mỗi bài trong cuốn sách đều có mục tiêu đào tạo cụ thể, học viên học theo các mục tiêu đó là có thể nắm vững những kiến thức cơ bản và đủ để thi kết thúc môn học. Tuy nhiên, học viên cần phải đọc thêm những phần ngoài mục tiêu để mở rộng và nâng cao hiểu biết nhằm vận dụng được những kiến thức cơ bản trong việc học tập các môn chuyên ngành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có tham khảo tài liệu của một số trường Đại học Điều dưỡng, Đại học Y, một số tác giả trong và ngoài nước, và có sự góp ý của các bạn đồng nghiệp. Trong quá trình xuất bản, mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn còn có thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của đồng nghiệp và bạn đọc để lần tái bản sau sách được hoàn chỉnh hơn Xin trân trọng cảm ơn!
- MỤC LỤC Bài 1. GIẢI PHẪU XƯƠNG – KHỚP ...........................................................................2 1. Giải phẫu bộ xương người .......................................................................................2 2. Giải phẫu về khớp .................................................................................................12 BÀI 2. SINH LÝ – SINH LÝ BỆNH HỆ TẠO MÁU ..................................................14 Phần 1. Sinh lý ........................................................................................................14 1. Cấu tạo của máu .....................................................................................................14 2. Hồng cầu ................................................................................................................15 3. Bạch cầu .................................................................................................................18 4. Tiểu cầu ..................................................................................................................20 5. Chức năng của máu:............................................................................................... 23 Phần 2. Sinh lý bệnh ...................................................................................................23 I. Rối loạn cấu tạo hồng cầu .......................................................................................23 1. Tăng sinh hồng cầu ................................................................................................ 23 2. Giảm sinh hồng cầu: Giảm sinh hồng cầu dẫn đến hiện tượng thiếu máu. ...........24 II. Rối loạn cấu tạo bạch cầu...................................................................................30 1. Khái niệm về tổ chức bạch cầu ..............................................................................30 2. Rối loạn cấu tạo bạch cầu ......................................................................................30 III. Rối loạn cấu tạo tiểu cầu và quá trình đông máu ..............................................32 1. Khái niệm về tổ chức tiểu cầu, quá trình đông máu và chống đông máu ..............32 2. Rối loạn quá trình đông máu và chống đông máu .................................................32 BÀI 3. SINH LÝ HỆ THẦN KINH ..............................................................................35 1. PHẢN XẠ - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG…35 2. TẾ BÀO THẦN KINH VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG ĐỘNG THẦN KINH .36 3. CHỨC NĂNG CÁC CẤU TRÚC THUỘC HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG .37 BÀI 4. THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ CƠ - XƯƠNG - KHỚP, THẦN KINH ..........47 1. THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ CƠ - XƯƠNG - KHỚP ......................................47 2. Thuốc tác động lên hệ thần kinh ............................................................................52 BÀI 5. THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ MÁU, TRUYỀN NHIỄM QUA ĐƯỜNG MÁU 61 1. Thuốc tác động lên hệ máu ....................................................................................61 2. Thuốc tác động lên các bệnh truyền nhiễm qua đường máu .................................63 Bài 6. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH HỆ TẠO MÁU .............................. 65 I. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THIẾU MÁU..........................................................65 1. Khái niệm ..............................................................................................................65 2. Nguyên nhân .........................................................................................................65 3. Triệu chứng ...........................................................................................................66 4. Điều trị...................................................................................................................66 5. Chăm sóc ...............................................................................................................66 II. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BẠCH CẦU (LƠXÊMI) ......................................69 1. Khái niệm ..............................................................................................................69 2. Nguyên nhân .........................................................................................................69 3. Triệu chứng ...........................................................................................................69 4. Điều trị ...................................................................................................................70 5. Chăm sóc ...............................................................................................................70 Bài 7. ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM ...........................................................73
- 1. Định nghĩa..............................................................................................................73 2. Diễn biến lâm sàng bệnh truyền nhiễm .................................................................73 3. Diễn biến dịch tễ ....................................................................................................74 4. Các nhóm bệnh truyền nhiễm ................................................................................75 5. Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm ...............................................................................75 6. Điều trị ...................................................................................................................75 7. Đặc điểm khoa truyền nhiễm .................................................................................75 8. Chế độ công tác tại khoa truyền nhiễm .................................................................76 9. Công tác chăm sóc người bệnh tại khoa khoa truyền nhiễm .................................76 Bài 8. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHIỄM KHUẨN VÀ SỐC NHIỄM KHUẨN ...77 I. Nhiễm khuẩn huyết .................................................................................................77 1. Khái niệm ...............................................................................................................77 2. Mầm bệnh ..............................................................................................................77 3. Yếu tố thuận lợi .....................................................................................................77 4. Cơ chế bệnh sinh ....................................................................................................78 5. Triệu chứng lâm sàng............................................................................................. 78 6. Cận lâm sàng ..........................................................................................................78 II. Sốc nhiễm khuẩn ....................................................................................................79 1. Khái niệm ...............................................................................................................79 2. Mầm bệnh ..............................................................................................................79 3. Các yếu tố thuận lợi ............................................................................................... 79 4. Cơ chế bệnh sinh ....................................................................................................79 5. Triệu chứng lâm sàng............................................................................................. 79 6. Xét nghiệm .............................................................................................................80 7. Nguyên tắc chung điều trị NKH và SNK .............................................................. 80 III. Chăm sóc ..............................................................................................................81 1. Nhận định chăm sóc ............................................................................................... 81 2. Chẩn đoán chăm sóc .............................................................................................. 82 3. Lập kế hoạch chăm sóc ..........................................................................................82 4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc ................................................................................82 5. Đánh giá. ...............................................................................................................83 Bài 9. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THƯƠNG HÀN ..................................................84 1. Đại cương ...............................................................................................................84 2. Dịch tễ học .............................................................................................................84 3. Triệu chứng lâm sàng............................................................................................. 84 4. Cận lâm sàng ..........................................................................................................85 5. Biến chứng .............................................................................................................85 6. Chẩn đoán ..............................................................................................................86 7. Điều trị ...................................................................................................................86 8. Phòng bệnh ............................................................................................................86 9. Chăm sóc................................................................................................................86 Bài 10.CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẢ ......................................................................89 1. Đại cương ...............................................................................................................89 2. Dịch tễ học .............................................................................................................89 3. Triệu chứng lâm sàng............................................................................................. 90 4. Cận lâm sàng ..........................................................................................................90
- 5. Chẩn đoán ..............................................................................................................90 6. Điều trị ...................................................................................................................90 7. Phòng bệnh ............................................................................................................91 8. Chăm sóc................................................................................................................92 Bài 11.CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LỴ ......................................................................95 I. BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN ....................................................................................95 1. Đại cương ...............................................................................................................95 2. Dịch tễ học .............................................................................................................95 3. Triệu chứng lâm sàng............................................................................................. 95 4. Cận lâm sàng ..........................................................................................................96 5. Biến chứng .............................................................................................................96 6. Chẩn đoán: Dựa vào các yếu tố .............................................................................96 7. Điều trị ..................................................................................................................96 8. Phòng bệnh ............................................................................................................97 II. BỆNH LỴ AMIP ..................................................................................................97 1. Đại cương ...............................................................................................................97 2. Dịch tễ học ..............................................................................................................97 3. Triệu chứng lâm sàng............................................................................................. 97 4. Cận lâm sàng ..........................................................................................................98 5. Biễn chứng .............................................................................................................98 6. Chẩn đoán ...............................................................................................................98 7. Điều trị ...................................................................................................................98 8. Phòng bệnh: Giống như lỵ trực khuẩn... ............................................................... 98 III. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN LỴ..........................................................................99 1. Nhận định ...............................................................................................................99 2. Chẩn đoán chăm sóc ............................................................................................... 99 3. Lập kế hoạch chăm sóc...........................................................................................99 4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc.................................................................................99 Bài 12.CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BẠCH HẦU .....................................................101 1. Đại cương .............................................................................................................101 2. Dịch tễ học ...........................................................................................................101 3. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................................101 4. Biến chứng ...........................................................................................................102 5. Chẩn đoán ............................................................................................................102 6. Điều trị .................................................................................................................103 7. Phòng bệnh ..........................................................................................................103 8. Chăm sóc..............................................................................................................103 Bài 13.CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỞI ...................................................................106 1. Đại cương .............................................................................................................106 2. Dịch tễ học ...........................................................................................................106 3. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................................106 4. Biến chứng ...........................................................................................................107 5. Chẩn đoán ............................................................................................................107 6. Điều trị .................................................................................................................108 7. Phòng bệnh ..........................................................................................................108 8. Chăm sóc..............................................................................................................108
- Bài 14.CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THUỶ ĐẬU .....................................................110 1. Đại cương .............................................................................................................110 2. Dịch tễ học ...........................................................................................................110 3. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................................110 4. Biến chứng ...........................................................................................................111 5. Chẩn đoán ............................................................................................................111 6. Điều trị .................................................................................................................111 7. Phòng bệnh ..........................................................................................................111 8. Chăm sóc..............................................................................................................111 Bài 15.CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÚM .................................................................114 1. Đại cương .............................................................................................................114 2. Dịch tễ học ...........................................................................................................114 3. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................................115 4. Cận lâm sàng ........................................................................................................115 5. Biến chứng ...........................................................................................................115 6. Chẩn đoán ............................................................................................................115 7. Điều trị .................................................................................................................116 8. Phòng bệnh ..........................................................................................................116 9. Chăm sóc..............................................................................................................116 Bài 16.CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH QUAI BỊ ...........................................................119 1. Đại cương .............................................................................................................119 2. Dịch tễ học ...........................................................................................................119 3. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................................119 4. Biến chứng ...........................................................................................................120 5. Chẩn đoán ............................................................................................................120 6. Điều trị .................................................................................................................120 7. Phòng bệnh ..........................................................................................................121 8. Chăm sóc..............................................................................................................121 Bài 17.CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT .......................................123 1. Đại cương .............................................................................................................123 2. Dịch tễ học ............................................................................................................123 3. Triệu chứng lâm sàng ...........................................................................................124 4. Cận lâm sàng ........................................................................................................125 5. Chẩn đoán .............................................................................................................125 6. Điều trị ..................................................................................................................125 7. Phòng bệnh ...........................................................................................................126 8. Chăm sóc ..............................................................................................................126 Bài 18.CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐT RÉT..........................................................129 1. Đại cương .............................................................................................................129 2. Dịch tễ học ...........................................................................................................129 3. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................................130 4. Chẩn đoán ............................................................................................................130 5. Điều trị .................................................................................................................130 6. Phòng bệnh ..........................................................................................................131 7. Chăm sóc..............................................................................................................131 Bài 19.CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ .................................134
- 1. Đại cương .............................................................................................................134 2. Dịch tễ học ...........................................................................................................134 3. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................................135 4. Cận lâm sàng ........................................................................................................135 5. Biến chứng và di chứng .......................................................................................135 6. Điều trị .................................................................................................................136 7. Phòng bệnh ..........................................................................................................136 8. Chăm sóc .............................................................................................................136 Bài 20.CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN VIRUS .........................................139 1. Đại cương .............................................................................................................139 2. Dịch tễ học ...........................................................................................................139 3. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................................140 4. Biến chứng ...........................................................................................................141 5. Cận lâm sàng ........................................................................................................141 6. Chẩn đoán ............................................................................................................141 7. Điều trị .................................................................................................................141 8. Phòng bệnh ..........................................................................................................141 9. Chăm sóc..............................................................................................................142 Bài 21.HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI (AIDS) .......................145 1. Đại cương .............................................................................................................145 2. Dịch tễ học ...........................................................................................................145 3. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................................146 4. Cận lâm sàng ........................................................................................................147 5. Chẩn đoán ............................................................................................................148 6. Điều trị .................................................................................................................148 7. Phòng bệnh ..........................................................................................................148 8. Chăm sóc ..............................................................................................................149 BÀI 22.CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UỐN VÁN ......................................................150 1. Đại cương .............................................................................................................150 2. Đặc điểm dịch tễ ..................................................................................................150 3. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................................150 4. Chẩn đoán ............................................................................................................151 5. Điều trị .................................................................................................................151 6. Phòng bệnh ..........................................................................................................152 7. Chăm sóc..............................................................................................................152 BÀI 23. MỘT SỐ BỆNH HỆ CƠ XƯƠNG KHỚP NỘI KHOA THƯỜNG GẶP ....155 I. VIÊM KHỚP DẠNG THẤP .................................................................................155 1. Nguyên nhân ........................................................................................................155 2. Cơ chế bệnh sinh ..................................................................................................155 3. Lâm sàng ..............................................................................................................155 4. Cận lâm sàng ........................................................................................................157 5. Chẩn đoán ............................................................................................................158 6. Điều trị .................................................................................................................158 7. Chăm sóc bệnh nhân VKDT: ...............................................................................160 II. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÚT (GOUT).......................................................161 1. Đại cương. ............................................................................................................161
- 2. Nguyên nhân gây bệnh gút. .................................................................................161 3. Triệu chứng của gút. ............................................................................................162 4. Điều trị gút. ..........................................................................................................165 5. Chăm sóc bệnh nhân gút. .....................................................................................166 III. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THOÁI HÓA KHỚP ..........................................168 1. Đại cương .............................................................................................................168 2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh .......................................................................168 3. Triệu chứng học ...................................................................................................169 4. Điều trị thoái hóa khớp. .......................................................................................170 5. Chăm sóc..............................................................................................................171 BÀI 24. MỘT SỐ BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP... 174 I. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG......................................................174 1. Định nghĩa............................................................................................................174 2. Nguyên nhân và cơ chế ........................................................................................174 3. Phân loại gãy xương ............................................................................................174 4. Triệu chứng ..........................................................................................................174 5. Tiến triển và biến chứng ......................................................................................175 6. Điều trị .................................................................................................................176 7. Chăm sóc..............................................................................................................176 II. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BONG GÂN.........................................................179 1. Định nghĩa............................................................................................................179 2. Giải phẫu bệnh và phân loại ................................................................................179 3. Sinh lý bệnh .........................................................................................................179 4. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................................180 5. Triệu chứng Xquang ............................................................................................180 6. Di chứng...............................................................................................................180 7. Điều trị .................................................................................................................180 8. Chăm sóc..............................................................................................................180 III. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRẬT KHỚP ......................................................181 1. Định nghĩa............................................................................................................181 2. Phân loại trật khớp chấn thương ..........................................................................181 3. Triệu chứng ..........................................................................................................182 4. Triệu chứng Xquang ............................................................................................182 5. Tiến triển và biến chứng ......................................................................................182 6. Hướng điều trị ......................................................................................................183 7. Chăm sóc..............................................................................................................183 BÀI 25. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO ..........................185 1. Đại cương .............................................................................................................185 2. Lâm sàng ..............................................................................................................185 3. Tiên lượng ............................................................................................................187 4. Hướng điều trị ......................................................................................................187 5. Chăm sóc..............................................................................................................188 BÀI 26. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA ..............................191 1. Đại cương .............................................................................................................191 2. Nguyên nhân ........................................................................................................191 3. Triệu chứng ..........................................................................................................191
- 4. Điều trị đau thần kinh tọa ....................................................................................193 5. Chăm sóc..............................................................................................................193 BÀI 27. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỎNG ............................................................195 1. Đại cương .............................................................................................................195 2. Nguyên nhân ........................................................................................................195 3. Phân loại ..............................................................................................................195 4. Tiên lượng ............................................................................................................196 5. Diễn biến ..............................................................................................................197 6. Điều trị .................................................................................................................197 7. Chăm sóc..............................................................................................................198 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC. TÌNH HUỐNG DẠY HỌC (CĐCQ Điều dưỡng)
- Tên môn học: Chăm sóc sức khoẻ người lớn 3 Mã môn học: Thời gian thực hiện môn học: Học kỳ 2 Tổng số giờ: 56 (Lý thuyết: 46 giờ, Kiểm tra: 02 giờ, Thực hành: 08 giờ) Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy Ths Đào Duy Trường Email: daoduytruong.74@gmail.com ĐT: 0912914979 Ths Nguyễn Công Thuỳ Email: nguyenbac.bn97@gmail.com ĐT: 0905152688 Ths Nguyễn Thị Thuỳ Vân Email: nguyenthuyvan.ytbn@gmail.com ĐT: 0919581024 Ds Nguyễn Văn Khoa Email: thuykhoa2008@gmail.com ĐT: 0988265929 I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Chương trình môn học áp dụng cho sinh viên cao đẳng điều dưỡng hệ chính quy 3 năm, được tổ chức học vào học kỳ 2 năm thứ 2. - Tính chất: môn học lý thuyết. II. Chuẩn đầu ra môn học: 1. Vận dụng kiến thức về giải phẫu, sinh lý để xác định các mốc giải phẫu trong nhận định người bệnh. 2. Vận dụng kiến thức về sinh lý bệnh để giải thích nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và triệu chứng hệ tạo máu, cơ xương khớp, thần kinh, truyền nhiễm thường gặp trong tình huống lâm sàng cụ thể. 3. Sử dụng chứng cứ phù hợp để giải thích chẩn đoán y khoa và hướng xử trí các bệnh máu, cơ xương khớp, thần kinh, truyền nhiễm. 4. Áp dụng quy trình điều dưỡng, sử dụng những bằng chứng phù hợp để lập kế hoạch chăm sóc một số bệnh máu, cơ xương khớp, thần kinh, truyền nhiễm trong tình huống lâm sàng cụ thể, tôn trọng tính cá biệt của người bệnh. 5. Lựa chọn được nội dung cần giáo dục sức khỏe và phương pháp giao tiếp phù hợp đối với mỗi ca bệnh. 6. Thể hiện được tính tích cực, khả năng làm việc độc lập và phối hợp tốt trong làm việc nhóm. Quản lý thời gian, tự tin phát biểu trong môi trường học tập 1
- Bài 1: GIẢI PHẪU XƯƠNG – KHỚP MỤC TIÊU 1. Trình bày được cấu tạo đại cương và chức năng của hệ xương - khớp ở người 2. Mô tả được đặc điểm của các xương chính trong cơ thể người, chỉ được trên tranh và mô hình, nêu ứng dụng lâm sàng. 3. Phân loại được các khớp theo cấu tạo và động tác NỘI DUNG 1. Giải phẫu bộ xương người 1.1. Đại cương về bộ xương người Xương sọ Xương ức Các xương sườn Cột sống Xương chi trên Xương chi dưới Hình 1.1. Bộ xương người Bộ xương người gồm 206 xương lớn, nhỏ liên kết với nhau bởi các khớp và chia ra 2 loại: 80 xương của bộ xương trục và 126 xương của bộ xương chi. - Bộ xương trục gồm 23 xương đầu mặt, 6 xương nhỏ của tai và 51 xương thân (26 xương cột sống, 24 xương sườn và 1 xương ức). - Bộ xương chi gồm 64 xương chi trên và 62 xương chi dưới. 2
- 1.1.1. Chức năng của xương - Nâng đỡ cơ thể - Bảo vệ các cơ quan trong cơ thể: Tuỷ sống nằm trong ống sống; não bộ nằm trong hộp sọ; hệ tuần hoàn và hô hấp nằm trong lồng ngực... - Vận động cơ thể - Tạo máu và trao đổi chất: Tủy xương (tủy đỏ) sinh ra hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu. Ngoài ra, tuỷ xương là nơi dự trữ mỡ và dự trữ muối khoáng như Canxi, photpho và đặc biệt dự trữ Ca++ cho cơ thể khi cần thiết. Do vậy, khi không cung cấp đủ Ca++ gây nên bệnh loãng xương hoặc ảnh hưởng của hoá chất, chất phóng xạ làm tổn thương tuỷ xương thường mắc bệnh về máu... 1.1.2. Phân loại theo hình thái Dựa theo hình thể ngoài có thể phân chia xương làm 5 loại. - Xương dài: Xương cẳng tay, xương cánh tay, xương đùi, xương cẳng chân... - Xương ngắn: Xương cổ tay, xương cổ chân, xương ngón tay, xương ngón chân… - Xương dẹt: Xương vòm sọ, xương vai, xương ức… - Xương khó định hình: Xương hàm trên, xương thái dương, xương bướm... - Xương vừng (xương nhỏ) xương nằm trong gân cơ hay bao khớp như xương bánh chè… Các loại xương với những hình thể khác nhau thích nghi với những chức năng riêng biệt. Ví dụ: xương dài có khả năng vận động với những động tác rộng rãi, xương dẹt thiên về chức năng bảo vệ… 1.1.3. Điều kiện ảnh hưởng Sự phát triển hình thể xương có sự ảnh hưởng của các cơ quan xung quanh như: mạch máu, thần kinh, cơ… Ngoài ra, chức năng của xương và yếu tố dinh dưỡng cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của xương. 1.2. Các xương trục 1.2.1. Xương đầu – mặt Có 23 xương, trong đó 22 xương tiếp khớp với nhau tạo thành các khớp bất động và xương hàm dưới tiếp khớp với xương thái dương tạo thành khớp bán động (khớp thái dương – hàm). Các xương đầu mặt chia làm 2 phần là hộp sọ và sọ mặt. 1.2.1.1. Hộp sọ Gồm 8 xương trong đó có 4 xương lẻ (xương trán, xương sàng, xương bướm và xương chẩm) và 2 xương chẵn (xương đỉnh và xương thái dương). Hộp sọ chia làm 2 phần là vòm sọ và nền sọ. - Vòm sọ do phần đứng xương trán ở trước, phần đứng 2 xương thái dương ở hai bên, hai xương đỉnh ở trên và phân đứng xương chẩm ở sau tạo thành. - Nền sọ do phần ngang xương trán, xương sàng, xương bướm, phần ngang hai xương thái dương và phần ngang xương chẩm tạo thành. Nền sọ có các lỗ, rãnh và khe để các thành phần từ trong sọ đi ra và từ ngoài đi vào; có lỗ thông với các hốc tự nhiên ở khối xương mặt. Vì vậy khi chấn thương vỡ nền sọ thì thường gây tụ máu hoặc chảy máu ra các lỗ và hốc tự nhiên ở vùng mặt. 3
- 1- Xương trán 2- Xương đỉnh 3- Xương thái dương 4- Xương chẩm 5- Mỏm chũm 6- Xương nhĩ – lỗ tai ngoài 7- Xương hàm dưới 8- Xương bướm 9- Xương gò má 10-Xương mũi 11- Xương hàm trên Hình 1.2. Hộp sọ mặt bên 1.2.1.2. Sọ mặt Sọ mặt (khối xương mặt) tạo nên hình khuôn mặt, gồm 15 xương (3 xương đơn, 6 đôi xương kép). Xương đơn gồm xương hàm dưới, xương lá mía và xương móng. Xương kép gồm 2 xương lệ, 2 xương xoăn mũi dưới, 2 xương nhĩ, 2 xương hàm trên, 2 xương khẩu cái, 2 xương gò má. Sọ mặt tạo thành các hốc tự nhiên như hốc mắt, hốc mũi, khoang miệng và ống tai, trong đó có chứa các tạng của cơ quan thị giác, thính giác, khứu giác, tiêu hoá... và một số xương có xoang như xương hàm trên, xương sàng... 1.2.2. Xương thân Xương thân người gồm: Cột sống như một trục chính đỡ thân mình, xương ức và các xương sườn. Chúng hợp lại với nhau tạo thành khung xương lồng ngực. 1.2.2.1. Cột sống Cột sống là trụ cột trụ chính của thân người, nó gồm 26 xương xếp chồng lên nhau thành một cột xương dài, uốn cong từ mặt dưới xương chẩm đến tận xương cụt giống như hình chữ S và bao bọc bảo vệ tuỷ sống. Cột sống gồm 33 – 35 đốt sống, được chia thành 4 đoạn: đoạn cổ có 7 đốt – cong lồi ra trước, đoạn ngực có 12 đốt – cong lồi ra sau, đoạn thắt lưng có 5 đốt – cong lồi ra trước, đoạn cùng có 5 đốt dính vào nhau thành xương cùng – cong lồi ra sau , đoạn cụt có 4 – 6 đốt sống cuối dính với nhau thành xương cụt. - Cấu tạo chung của đốt sống: gồm 1 thân xương, 1 cung đốt sống và 7 mỏm (1 mỏm gai nằm ở sau, 2 mỏm ngang nằm ở 2 bên, 2 mỏm khớp trên liên tiếp với thân đốt sống trên, 2 mỏm khớp dưới liên tiếp với thân đốt sống dưới). Thân đốt sống nằm ở phía trước, cung đốt sống nằm ở phía sau, thân và cung đốt sống giới hạn nên lỗ đốt sống. Các lỗ đốt sống chồng lên nhau tạo thành ống sống, trong ống sống chứa đựng tủy sống. 4
- Hình 1.3. Đốt sống Ở chỗ thân đốt sống tiếp giáp với cung đốt sống có các khuyết trên và dưới, các khuyết của 2 đốt sống liền kề nhau tạo thành lỗ liên đốt sống, ở đó có các dây thần kinh tủy sống chui qua. - Đặc điểm riêng của từng đốt sống + Đốt sống cổ: Gồm 7 đốt, từ CI đến CVII. Thân đốt dẹt, bè ngang. Lỗ đốt sống rộng. Mỏm gai chẽ đôi và mỏm ngang có lỗ. + Đốt sống ngực: Gồm 12 đốt, từ DI đến DXII. Thân đốt sống dày. Lỗ đốt sống tròn. Mỏm gai nằm xuôi xuống. ở thân đốt sống và mỏm ngang có diện tiếp khớp với đầu sau của xương sườn. + Đốt sống thắt lưng: Gồm 5 đốt, từ LI đến LV. Thân đốt sống dày. Lỗ đốt sống hình tam giác. Mỏm gai nằm ngang. Mỏm ngang như dài ra thay thế cho xương sườn. - Xương cùng: Do 5 đốt, từ CgI- CgV dính lại với nhau tạo thành. Xương cùng có hình tháp 4 mặt, dẹt trước sau. Đáy ở trên tiếp khớp với đốt sống thắt lưng V, 2 bên khớp với 2 xương chậu, đỉnh khớp với nền xương cụt thành chậu hông. - Xương cụt: Do 4 – 6 đốt sống cụt dính liền tạo thành, là di tích của đuôi. 1.2.2.2. Xương sườn Xương sườn là xương dài dẹt, gồm 2 đầu 1 thân. - Đầu sau: tiếp khớp với mỏm ngang và thân đốt sống ngực từ D1 đến D12. - Đầu trước: + Xương sườn số1 đến xương sườn7 tiếp khớp trực tiếp với xương ức qua sụn sườn của chính nó. + Xương sườn số 8,9,10 tiếp khớp với xương ức qua sụn sườn số 7. + Xương sườn số11,12 đầu trước tự do gọi là xương sườn cụt. - Thân xương mỏng, mặt ngoài nhẵn có cơ bám vào, bờ dưới có rãnh sườn để cho bó mạch thần kinh liên sườn nằm. Do vậy, khi chọc dò màng phổi bao giờ cũng chọc ở bờ trên của các xương sườn . 1.2.2.3. Xương ức Là một xương dẹt, dài, nằm phía trước của lồng ngực gồm 3 phần: Cán ức, thân ức và mũi ức. Xương ức có diện khớp tiếp khớp với xương sườn và xương đòn. 1.3. Các xương bên 1.3.1. Xương chi trên 5
- Mỗi bên chi trên gồm 32 xương bao gồm: 1 xương bả vai, 1 xương đòn, 1 xương cánh tay, 2 xương cẳng tay (1 xương quay, 1 xương trụ), 8 xương cổ tay, 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt ngón tay. 1.3.1.1. Xương đòn Là xương dài, hình chữ S nằm phía trước trên lồng ngực. Nhìn thấy và sờ được trên người gồm có 1 thân và 2 đầu. Đầu trong to, dày có diện khớp tiếp khớp với xương ức. Đầu ngoài dẹt, rộng có diện khớp tiếp khớp với mỏm cùng vai. Hình 1.4. Xương đòn Định hướng: Đầu dẹt ra ngoài, bờ lõm của đầu dẹt ra trước. Mặt có rãnh xuống dưới 1.3.1.2. Xương bả vai Xương bả vai là xương dẹt, mỏng hình tam giác, úp vào phía sau trên của khung xương lồng ngực có: 2 mặt (trước, sau), 3 bờ (trong, ngoài, trên), 3 góc (ngoài, trên, dưới). + Mặt trước (mặt sườn) lõm sâu gọi là hố dưới vai - nơi có cơ dưới vai bám. + Mặt sau lồi có gờ nổi lên gọi là gai vai, gai vai chạy chếch lên trên ra ngoài và tận cùng có 1 mỏm dẹt gọi là mỏm cùng vai. Gai vai chia mặt sau thành hố trên gai và hố dưới gai. Mỏm cùng vai có diện tiếp khớp với diện khớp của đầu ngoài xương đòn. + Bờ trên mỏng, sắc có khuyết quạ để mạch máu, thần kinh đi qua; phía ngoài có mỏm quạ + Góc ngoài có hõm khớp (ổ chảo) hình bầu dục khớp với chỏm xương cánh tay thành khớp vai. Khớp này nông nên có thể bị trật khớp khi chấn thương. * Định hướng: Ổ chảo lên trên, ra ngoài. Gai vai ra sau. 6
- Mặt trước Mặt sau 1. Mỏm quạ 2. Mỏm cùng vai 5. Khuyết quạ 6. Hố trên gai 7. Gai 3. Cổ xương vai 4. Hố dưới vai vai 8. Ổ chảo 9. Hố dưới gai Hình 1.5. Xương bả vai 1.3.1.3. Xương cánh tay Xương cánh tay là xương dài có 1 thân, 2 đầu. Đầu trên khớp với ổ chảo xương bả vai, đầu dưới khớp với 2 xương cẳng tay. - Thân xương: Hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt (mặt trước trong, mặt trước ngoài và mặt sau) và 3 bờ (bờ trong, bờ ngoài và bờ trước). Mặt sau có rãnh xoắn chếch xuống dưới, ra ngoài, có dây thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu nằm. Vì thế khi gãy hoặc tiêm bắp vào 1/3 giữa cánh tay sau dễ gây tổn thương dây thần kinh quay. - Đầu trên: Có chỏm xương tiếp khớp với ổ chảo xương bả vai. Cổ giải phẫu là chỗ thắt hẹp giữa chỏm xương tiếp khớp với đầu trên, chỏm ngoài cổ giải phẫu có mấu động lớn ở ngoài và mấu động nhỏ ở trong, giữa 2 mấu động là rãnh nhị đầu có phần dài cân cơ nhị đầu nằm. Cổ phẫu thuật là nơi nối giữa thân xương và đầu xương, đây là điểm yếu dễ bị gẫy khi chấn thương. - Đầu dưới: Có lồi cầu nhỏ ở ngoài tiếp khớp với đài quay, ròng dọc ở trong tiếp khớp với đầu trên xương trụ. Trước ròng rọc có hố vẹt, ở mặt sau có hố khuỷu. 2 bên lồi cầu xương cánh tay có 2 mỏm trên lồi cầu (ngoài và trong). * Định hướng: Chỏm khớp lên trên vào trong. Rãnh xoắn ra sau. 7
- 1. Thân xương 2. Mấu động lớn 3. Chỏm xương cánh tay 4. Rãnh thần kinh quay 5. Mỏm trên lồi cầu trong 6. Chỏm con 7. Ròng rọc Hình 1.6. Xương cánh tay 1.3.1.4. Xương cẳng tay Cẳng tay gồm có 2 xương là xương quay nằm ngoài, xương trụ nằm trong. Đầu dưới xương quay thấp hơn đầu dưới xương trụ nên khi ngã chống bàn tay xuống đất trọng lượng cơ thể dồn vào đầu dưới xương quay có thể làm gẫy đầu này. - Xương quay: Là xương dài gồm 1 thân, 2 đầu. Thân xương hơi cong ra ngoài có 3 mặt, 3 bờ. Bờ trong mỏng, sắc có màng gian cốt bám. Bờ trước đi từ lồi củ quay, hướng chếch xuống dưới, nằm sát da. Đầu trên nhỏ gọi là chỏm xương quay, có hõm khớp tiếp khớp với lồi cầu nhỏ xương cánh tay, vành đài quay tiếp khớp với khuyết quay của xương trụ, lồi củ quay có gân cơ nhị đầu bám. Đầu dưới có diện khớp với xương trụ và diện khớp với xương cổ tay (xương thuyền, xương nguyệt), ở phía ngoài đầu dưới có mỏm trâm quay sờ thấy ngay dưới da. Định hướng: Đầu to xuống dưới. Mỏm trâm quay ra ngoài. Lồi củ quay ra trước. 1. Mỏm khuỷu 2. Mỏm vẹt 3. Chỏm xương quay 4. Cổ xương quay 5. Màng gian cốt 6. Mỏm trâm quay 7. Mỏm trâm trụ Hình 1.7. Xương cẳng tay 8
- - Xương trụ: Là xương dài nằm phía trong xương quay gồm 1 thân, 2 đầu. Thân xương hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ. Đầu trên to gồm có mỏm khuỷu khớp với ròng dọc xương cánh tay, nắp vào hố khuỷu xương cánh tay khi duỗi cẳng tay. Mỏm vẹt nhô ra trước khớp vào hố vẹt. Phía trước khuyết ròng rọc có diện khớp với ròng dọc xương cánh tay và khuyết quay nằm ở phía ngoài tiếp khớp với vành đài quay của xương quay. Đầu dưới nhỏ, tròn có diện khớp với khuyết trụ xương quay, mỏm châm trụ nhỏ gần tròn nằm trong ở cao hơn mỏm châm ở xương quay. Định hướng: Đầu to lên trên, khuyết ròng rọc ra trước, khuyết quay ra ngoài. 1.3.1.5. Các xương cổ – bàn – ngón tay Hình 1.8. Xương bàn tay - Các xương cổ tay: Gồm có 8 xương xếp thành 2 hàng. Hàng trên có 4 xương là xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp và xương đậu. Hàng dưới có 4 xương là xương thang, xương thê, xương cả và xương móc. - Các xương đốt bàn tay: Gồm 5 xương đốt ngón tay gọi tên thứ tự từ ngoài vào trong (từ I đến V). - Các xương đốt ngón tay: Gồm có 14 xương đốt ngón tay. Mỗi ngón gồm 3 đốt, riêng ngón I (cái) có 2 đốt. 1.3.2. Xương chi dưới Mỗi chi dưới có 31 xương bao gồm: 1 xương chậu, 1 xương đùi, 1 xương bánh chè, 2 xương cẳng chân (1 xương chày, 1 xương mác), 7 xương cổ chân, 5 xương đốt bàn chân và 14 xương đốt ngón chân. 1.3.2.1. Xương chậu 9
- Hình 1.9. Xương chậu A. Mặt ngoài 12. Củ ngồi mu trong B. Mặt trong 1. Mào chậu 13. Ngành ngồi mu 1. Mào chậu 11. Mặt khớp mu 2. Gai chậu trước trên 14. Ụ ngồi 2. Củ chậu 12. Thân xương mu 3. Gai chậu trước dưới 15. Ngành dưới xương3. Gai chậu sau trên 13. Ngành trên xương 4. Đường mông dưới ngồi 4. Diện tai mu 5. Viền ổ cối 16. Lồi chậu ngồi 5. Khuyết hông lớn 14. Đường cung 6. Lồi chậu mu 17. Ổ cối 6. Gai chậu sau dưới 15. Gai chậu trước 7. Ngành trên xương mu 18. Khuyết hông lớn, 7. Khuyết hông bé dưới 8. Gai mu 19. Gai chậu sau dưới 8. Xương ngồi 16. Gai chậu trước 9. Khuyết ngồi mu 20. Gai chậu sau trên 9. Ụ ngồi trên 10. Củ ngồi mu ngoài 21. Đường mông sau 10. Ngành dưới xương17. Hố chậu trong. 11. Ngành dưới xương mu 22. Đường mông trước ngồi Về mặt phôi thai, xương chậu do 3 xương hợp thành là xương cánh chậu ở trên, xương mu nằm ở trước và xương ngồi ở phía sau. Xương chậu thuộc loại xương dẹt, hơi xoắn vặn hình chong chóng có 2 mặt, 4 bờ và 4 góc. - Các mặt: Mặt ngoài có ổ cối tiếp khớp với chỏm xương đùi, trên ổ cối có hố chậu ngoài, dưới ổ cối có lỗ bịt. Mặt trong có mào eo trên chia mặt trong làm 2 phần, phần trên có hố chậu trong và phần dưới có diện vuông. - Các bờ: Bờ trên là mào chậu; bờ dưới là ngành ngồi mu; bờ trước lần lượt từ trên xuống dưới gồm: gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, mào lược và củ mu; bờ sau từ trên xuống dưới có gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết hông lớn, gai hông, khuyết hông bé và ụ ngồi. - Các góc: Góc trước trên là gai chậu trước trên. Góc trước dưới là củ mu. Góc sau trên là gai chậu sau trên. Góc sau dưới là ụ ngồi. - Định hướng: Mào chậu lên trên. ổ cối ra ngoài. Gai hông ra sau. 1.3.2.2. Xương đùi 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu
45 p | 635 | 64
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 2 - CĐ Y tế Hà Đông
62 p | 260 | 52
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình: Phần 1
104 p | 27 | 17
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
190 p | 174 | 16
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa - Trường CĐ Y tế Bình Dương
143 p | 26 | 13
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn nội khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
263 p | 22 | 13
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ trẻ em (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
209 p | 40 | 11
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
103 p | 36 | 10
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh ngoại khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
197 p | 24 | 9
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 3 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
240 p | 20 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe gia đình (Dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
65 p | 14 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 2 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
258 p | 11 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
72 p | 22 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phần 2
43 p | 14 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phần 1
89 p | 9 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn 1 (Trình độ: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
171 p | 34 | 5
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
126 p | 5 | 3
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
104 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn