intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:215

24
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Sinh lý thụ thai - sự phát triển của thai và phần phụ của thai; Thay đổi giải phẫu sinh lý của người phụ nữ khi có thai; Chăm sóc thai phụ trong thời kỳ thai nghén; Chẩn đoán ngôi thế, kiểu thế, độ lọt; Những yếu tố tiên lượng một cuộc đẻ; Chăm sóc thai phụ trong thời kỳ chuyển dạ; Chăm sóc thai phụ trong đẻ ngôi chỏm; Chăm sóc sản phụ trong thời kỳ sổ rau; Chăm sóc sản phụ trong thời kỳ hậu sản;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHOẺ PHỤ NỮ BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH NGÀNH: ĐIỀU DƢỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày..…tháng…... năm ……… của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm 2020 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị ng 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nhằm từng bước xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lượng học tập 45giờ (Lý thuyết: 29 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 14 giờ; Kiểm tra: 02 giờ) Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình được biên soạn theo nội dung của chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng hệ chính qui Trường Cao đẳng Y tế Sơn La. Nội dung cuốn sách cung cấp cho người Điều dưỡng những kiến thức và kỹ năng liên quan đến Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình. Người Điều dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc an toàn và hiệu quả, phát hiện các trường hợp thai nghén có nguy cơ, cải thiện sức khỏe thai phụ và thai nhi. Giáo trình là tài liệu học tập cho sinh viên khối ngành sức khỏe nói chung và sinh viên Điều dưỡng nói riêng, ngoài ra còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho các sinh viên. Trong quá trình biên soạn chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chưa thật sự làm hài lòng bạn đọc, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để nội dung giáo trình hoàn thiện hơn trong các lần sau. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1. Sinh lý sinh dục nữ Bài 2. Sinh lý thụ thai - sự phát tiển của thai và phần phụ của thai Bài 3. Thay đổi giải phẫu sinh lý của ngƣời phụ nữ khi có thai Bài 4. Chăm sóc thai phụ trong thời kỳ thai nghén Bài 5. Chẩn đoán ngôi thế, kiểu thế, độ lọt Bài 6. Những yếu tố tiên lƣợng một cuộc đẻ Bài 7. Chăm sóc thai phụ trong thời kỳ chuyển dạ Bài 8. Chăm sóc thai phụ trong đẻ ngôi chỏm Bài 9. Chăm sóc sản phụ trong thời kỳ sổ rau Bài 10. Chăm sóc sản phụ trong thời kỳ hậu sản Bài 11. Chăm sóc bà mẹ chảy máu sau đẻ Bài 12. Chăm sóc bà mẹ nhiễm khuẩn sau đẻ 3
  4. Bài 13. Chăm sóc thai phụ trƣớc và sau mổ lấy thai Bài 14. Chăm sóc phụ nữ viêm sinh dục Bài 15. Chăm sóc thai phụ dọa sảy thai - sảy thai Bài 16. Chăm sóc thai phụ dọa đẻ non và đẻ non Bài 17. Chăm sóc thai phụ thai chết lƣu Bài 18. Chăm sóc thai phụ chửa ngoài tử cung Bài 19. Chăm sóc thai phụ tiền sản giật Bài 20. Chăm sóc thai phụ rau tiền đạo Bài 21. Chăm sóc phụ nữ có khối u sinh dục Bài 22. Các biện pháp tránh thai và tƣ vấn kế hoạch hóa gia đình Sinh viên muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo cử nhân điều dưỡng, bác sĩ về lĩnh vực này như: Điều dưỡng sản phụ khoa, Bài giảng sản phụ khoa. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Sơn La, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Cn. Phạm Thị Lan Phương 2. Thành viên: Th.S. Lò Thị Kiểu 4
  5. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ..............................................................................................6 BÀI 1. SINH LÝ SINH DỤC NỮ .................................................................................13 BÀI 2. SINH LÝ THỤ THAI, SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI VÀ PHẦN PHỤ CỦA THAI ..............................................................................................................................22 BÀI 3. THAY ĐỔI GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA PHỤ NỮ KHI CÓ THAI....32 BÀI 4. CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG THỜI KỲ THAI NGHÉN .........................41 BÀI 5. CHẨN ĐOÁN NGÔI THẾ, KIỂU THẾ, ĐỘ LỌT...........................................52 BÀI 6. NHỮNG YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC ĐẺ .......................................60 BÀI 7. CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG THỜI KỲ CHUYỂN DẠ ..........................66 BÀI 8. CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG ĐẺ NGÔI CHỎM ......................................75 BÀI 9. CHĂM SÓC SẢN PHỤ TRONG THỜI KỲ SỔ RAU .....................................83 BÀI 10. CHĂM SÓC SẢN PHỤ TRONG THỜI KỲ HẬU SẢN ...............................91 BÀI 11. CHĂM SÓC SẢN PHỤ CHẢY MÁU SAU ĐẺ ............................................99 BÀI 12. CHĂM SÓC SẢN PHỤ NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN ................................105 BÀI 13. CHĂM SÓC THAI PHỤ TRƯỚC VÀ SAU MỔ LẤY THAI .....................114 BÀI 14. CHĂM SÓC PHỤ NỮ VIÊM SINH DỤC ...................................................121 BÀI 15. CHĂM SÓC THAI PHỤ DỌA SẨY THAI ..................................................134 BÀI 16. CHĂM SÓC THAI PHỤ DỌA ĐẺ NON - ĐẺNON ....................................143 BÀI 17. CHĂM SÓC THAI PHỤ THAI CHẾT LƯU ...............................................149 BÀI 18. CHĂM SÓC THAI PHỤ CHỬA NGOÀI TỬ CUNG .................................156 BÀI 19. CHĂM SÓC THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT ......................163 BÀI 20. CHĂM SÓC THAI PHỤ RAU TIỀN ĐẠO..................................................173 BÀI 21. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ KHỐI U ĐƯỜNG SINH DỤC ...............182 BÀI 22. TƯ VẤN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH......................................................195 VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI .......................................................................195 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình 2. Mã môn học: 430130 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 29 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 14 giờ; Kiểm tra: 02 giờ) 3. Vị trí, tính chất của môn học: 3.1. Vị trí: Môn học này nằm trong khối kiến thức chuyên môn ngành, nghề. 3.2. Tính chất: Môn học cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ, bà mẹ thời kỳ thai nghén, sau đẻ; Dân số - Kế hoạch hoá gia đình. Kỹ năng truyền thông giáo dục, tư vấn các biện pháp tránh thai cho khách hàng an toàn và hiệu quả. Qua đó, người học đang học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và thực tế lâm sàng. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ bà mẹ và gia đình là môn học chuyên môn ngành nghề cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và bà mẹ trong sản khoa. Đồng thời giúp người học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành trên lâm sàng. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được vấn đề cơ bản về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. A2. Trình bày được một số yếu tố nguy cơ của bà mẹ thời kỳ mang thai. 4.2. Về kỹ năng: B1. Thực hiện được kỹ thuật chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình. B2. Lập được kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ và gia đình. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Thể hiện năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. C2. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác điều dưỡng sau này. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chƣơng trình khung Thời gian học tập (giờ) Mã Tên môn học, Số môn tín Tổng Trong đó 6
  7. học chỉ số Thực hành/thực Lý Kiểm tập/thí thuyết tra nghiệm/bài tập/thảo luận Các môn học chung/đại I 22 435 157 255 23 cƣơng 430101 Chính trị 4 75 41 29 5 430102 Tiếng anh 6 120 42 72 6 430103 Tin học 3 75 15 58 2 430104 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 Giáo dục quốc phòng - an 5 75 36 35 4 430105 ninh 430106 Pháp luật 2 30 18 10 2 Các môn hoc chuyên 100 2730 711 1928 91 II môn ngành, nghề II.1 Môn học cơ sở 35 690 346 317 27 430107 Sinh học 2 45 14 29 2 430108 Hóa học - Hóa sinh 3 45 42 0 3 430109 Giải phẫu - Sinh lý 4 90 29 58 3 430110 Vi sinh - Ký sinh trùng 3 60 29 28 3 430111 Dược lý 2 30 29 1 430112 Y đức 2 30 29 0 1 430113 Môi trường và sức khoẻ 2 30 29 0 1 430114 Tổ chức và QLYT 2 30 29 0 1 430115 Giao tiếp – GDSK 3 60 29 29 2 430116 Dinh dưỡng tiết chế 2 30 29 0 1 430117 Điều dưỡng cơ sở 1 3 75 14 58 3 430118 Điều dưỡng cơ sở 2 3 75 14 58 3 7
  8. 430119 Xác suất thống kê 2 45 15 29 1 430120 Kiểm soát nhiễm khuẩn 2 45 15 28 2 Môn học chuyên môn, II.2 62 1965 336 1570 59 ngành nghề Thực hành lâm sàng kỹ 4 180 0 176 4 430121 thuật điều dưỡng 430122 CSSKNL Bệnh nội khoa 4 75 44 28 3 TH Lâm sàng CSNL Bệnh 4 180 176 4 430123 nội khoa CSNB Cấp cứu - CS tích 2 30 29 0 1 430124 cực TH Lâm sàng CSNB Cấp 2 90 0 86 4 430125 cứu – CS tích cực 430126 CSSKNL Bệnh ngoại khoa 4 75 44 28 3 TH Lâm sàng CSNL Bệnh 4 180 0 176 4 430127 ngoại khoa 430128 Chăm sóc sức khỏe trẻ em 4 75 44 28 3 TH lâm sàng CS sức khỏe 4 180 0 176 4 430129 trẻ em 430130 CSSK PN, BM và GĐ 2 45 29 14 2 TH lâm sàng CSSK phụ 2 90 0 88 2 430131 nữ, bà mẹ và gia đình 430132 Điều dưỡng cộng đồng 3 105 14 86 5 430133 Quản lý điều dưỡng 3 60 29 29 2 430134 CSNB Truyền nhiễm 2 45 15 29 1 TH lâm sàng CSNB 2 90 0 86 4 430135 truyền nhiễm Y học cổ truyền – Phục 3 60 29 28 3 430136 hồi chức năng 430137 Nghiên cứu khoa học 2 45 15 29 1 8
  9. 430138 Tiếng anh CN 2 45 15 29 1 430139 Sinh lý bệnh 2 30 29 0 1 Thực tập lâm sàng nghề 4 180 0 176 4 430140 nghiệp II.3 Môn học tự chọn 3 75 29 41 5 Nhóm 1 CSNB cao tuổi, CSNB 2 30 29 0 1 430141 Mạn tính TH lâm sàng CSNB cao 1 45 41 4 430142 tuổi, CSNB Mạn tính Nhóm 2 3 75 29 41 5 430141 CSNB CK Hệ nội 2 30 29 0 1 TH lâm sàng CSNBCK hệ 1 45 41 4 430142 nội Tổng cộng 122 3.165 868 2.183 114 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Thực hành, thí TT Tên chƣơng, mục Tổng Lý nghiệm, Kiểm tra số thuyết thảo luận, bài tập 1 Bài 1. Sinh lý sinh dục nữ 1 1 2 Bài 2. Sinh lý thụ thai 2 2 Bài 3. Thay đổi giải phẫu sinh lý của 3 1 1 người phụ nữ khi có thai Bài 4. Chăm sóc thai phụ trong thời kỳ 4 3 2 1 thai nghén Bài 5. Chẩn đoán ngôi thế, kiểu thế, độ 5 1 1 lọt 9
  10. Bài 6. Những yếu tố tiên lượng một cuộc 6 2 1 1 đẻ Bài 7. Chăm sóc thai phụ trong thời kỳ 7 2 1 1 chuyển dạ Bài 8. Chăm sóc thai phụ trong đẻ ngôi 8 1 1 chỏm Bài 9. Chăm sóc sản phụ trong thời kỳ sổ 9 1 1 rau Bài 10. Chăm sóc sản phụ trong thời kỳ 10 2 1 1 hậu sản Bài 11. Chăm sóc bà mẹ chảy máu sau 11 2 1 1 đẻ Bài 12. Chăm sóc bà mẹ nhiễm khuẩn 12 3 1 1 1 hậu sản Bài 13 Chăm sóc thai phụ trước và sau 13 1 1 mổ lấy thai 14 Bài 14. Chăm sóc phụ nữ viêm sinh dục 2 2 Bài 15. Chăm sóc thai phụ dọa sảy thai - 15 2 1 1 sảy thai Bài 16. Chăm sóc thai phụ dọa đẻ non và 16 2 1 1 đẻ non 17 Bài 17. Chăm sóc thai phụ thai chết lưu 2 1 1 Bài 18. Chăm sóc thai phụ chửa ngoài tử 18 2 1 1 cung 19 Bài 19. Chăm sóc thai phụ tiền sản giật 2 1 1 20 Bài 20. Chăm sóc thai phụ rau tiền đạo 2 1 1 Bài 21. Chăm sóc phụ nữ có khối u sinh 21 3 2 1 dục Bài 22. Các biện pháp tránh thai và tư 22 6 4 2 vấn kế hoạch hóa gia đình Tổng 45 29 14 2 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 10
  11. 6.2. Trang thiết bị: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn ,bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo trình, bài tập tình huống, dụng cụ thực hành, mô hình, bảng trình tự kỹ thuật. 6.4. Các điều kiện khác: Mạng Internet 7. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Đánh giá: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Sơn La như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng pháp Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, 1 Sau khi Thuyết trình B1, B2, C1, C2 học xong bài 1 đến bài 11 11
  12. A1, A2, Sau khi Định kỳ Viết Tự luận B1, B2, học xong bài 12 đến 1 bài 21 Kết thúc môn Viết Tự luận cải A1, A2, 1 Sau 45 giờ học tiến B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Sơn La. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đóng vai. + Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết và đầy đủ các bài tích hợp, thực hành. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. Mỗi người học chịu trách nhiệm về bài thực hành kỹ thuật của mình. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 12
  13. BÀI 1. SINH LÝ SINH DỤC NỮ  GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan và nghiên cứu tất cả những vấn đề có liên quan đến những thay đổi về tính chất sinh dục và hoạt động sinh dục của người phụ nữ. Đây là một phần rất quan trọng trong phụ khoa, góp phần hiểu những cơ sở của sự sinh sản và những nguyên nhân của nhiều rối loạn cũng như bệnh tật về phụ khoa.  MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Mô tả được chu kỳ sinh dục phụ nữ. - Trình bày được sinh lý buồng trứng và hoạt động nội tiết của buồng trứng. - Trình bày được sinh lý kinh nguyệt và thời kỳ của chu kỳ kinh nguyệt  Về kỹ năng: - Nhận định và phân biệt được chu kỳ sinh lý sinh dục trên từng người phụ nữ cụ thể.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động thực hiện được việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp 13
  14. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 14
  15. NỘI DUNG BÀI 1 1. Đại cƣơng Chức năng của bộ phận sinh dục nữ là chức năng sinh sản, tức là chức năng đảm bảo sự thụ tinh, làm tổ và phát triển của trứng trong tử cung. Toàn bộ những thay đổi của bộ phận sinh dục đều chịu ảnh hưởng nội tiết của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Trục này hoạt động có chu kỳ, biểu hiện bằng kinh nguyệt xảy ra hàng tháng là dấu hiệu lâm sàng rõ nét nhất. Nghiên cứu về sinh lý nội tiết người phụ nữ thường được đối chiếu với kinh nguyệt Nghiên cứu về sinh lý nội tiết người phụ nữ thường được đối chiếu với kinh nguyệt. Dựa vào kinh nguyệt mà cuộc đời hoạt động sinh dục của người phụ nữ được sắp xếp theo các thời kỳ sau: Thời kỳ trước dậy thì. Thời kỳ dậy thì. Thời kỳ hoạt động sinh dục. Thời kỳ mãn kinh. 2. Chu kỳ sinh dục ở phụ nữ Chu kỳ sinh dục của người phụ nữ có độ dài 22 - 35 ngày trung bình là 28 ngày. Mỗi chu kỳ được bắt đầu từ ngày bắt đầu hành kinh và kết thúc bằng ngày bắt đầu của vòng kinh sau. Vì thế chu kỳ sinh dục còn được gọi là chu kỳ kinh hay vòng kinh. Mở đầu mỗi chu kỳ, vùng dưới đồi tiết ra Hormon giải phóng Gn-RH (Gonadotropin releasing hormone). Gn-RH kích thích tuyến yên chế tiết các hormon hướng sinh dục là FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH (Luteinsing Hormone). FSH kích thích nang noãn của buồng trứng phát triển. Cộng với tác dụng của LH kích thích nang noãn này chế tiết estrogen. Khi estrogen đạt tới một mức độ nhất định sẽ tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên làm tăng chế tiết LH, dẫn đến phóng noãn và hình thành hoàng thể. Khi estrogen và progesteron của hoàng thể đạt đủ cao sẽ ức chế vùng dưới đồi. Hormon giải phóng Gn-RH giảm xuống. Tuyến yên ngừng tiết các hormon hướng sinh dục. Hoàng thể teo đi, các hormon của hoàng thể giảm xuống làm bong niêm mạc tử cung dẫn đến kinh nguyệt. Khi estrogen và progesteron giảm thì vùng dưới đồi không bị ức chế nữa và bắt đầu chế tiết lại Gn-RH, mở đầu một chu kỳ mới, một vòng kinh mới, đây là đường hồi tác dài. Kinh nguyệt đều đặn là điều chứng tỏ cơ chế hồi tác đã được thực hiện tốt từ dưới vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng, nghĩa là có phóng noãn, có khả năng sinh sản. 15
  16. Hình 1.1: Hoạt động vùng dƣới đồi - tuyến yên - buồng trứng 3. Sinh lý buồng trứng Buồng trứng của một em bé gái mới lọt lòng mẹ có từ 200.000 đến 500.000 bọc noãn nguyên thủy ở cả hai bên. Trong quãng thời gian chừng 30 năm hoạt động của buồng trứng, chỉ có khoảng 300 bọc noãn đã trưởng thành và phóng noãn. Buồng trứng bắt đầu hoạt động từ tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì là được đánh dấu bằng kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Buồng trứng ngừng hoạt động vào tuổi mãn kinh. Trước tuổi dậy thì, buồng trứng hoạt động rất kém (đứng về phương diện nội tiết). Buồng trứng hoạt động cả về nội tiết và ngoại tiết. Về nội tiết sinh ra các nội tiết tố nữ: estrogen và progesteron. Về ngoại tiết sinh ra noãn. Hoạt động nội tiết của buồng trứng được phản ánh một cách đặc trưng bằng sự hành kinh. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường phải là một chu kỳ có phóng noãn. 4. Hoạt động nội tiết của buồng trứng: Buồng trứng sinh ra các nội tiết tố nữ: Estrogen và Progesteron 4.1. Estrogen Trong vòng kinh, estrogen có hai đỉnh cao, một ở vào trước ngày phóng noãn do sự tăng chế tiết cực đại của nang noãn chín. Đỉnh cao thứ hai của estrogen xảy ra sau ngày phóng noãn khoảng một tuần, vào thời điểm hoạt động mạnh nhất của hoàng thể. 4.1.1. Nguồn gốc: Estrogen do màng bao trong của nang noãn tiết ra ở nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt và khi có thai rau thai cũng tiết ra Estrogen. 4.1.2. Tác dụng: 4.1.2.1. Đối với cơ tử cung: - Làm phát triển các sợi cơ tử cung, làm tăng độ lớn, độ dài và số lượng các sợi cơ. Từ đó làm tử cung to ra. 16
  17. - Làm tăng nhạy cảm của cơ tử cung đối vơi oxytocin. Vì thế estrogen được coi là nhân tố dễ gây sẩy thai. 4.1.2.2. Đối với niêm mạc tử cung: - Kích thích phân bào, tăng sinh niêm mạc tử cung, được coi là một hormon sinh ung thư niêm mạc tử cung, gây ung thư rõ rệt nhất trong tất cả các loại hormon hiện biết. - Vì nồng độ estrogen trong máu dao động có chu kỳ nên sự phát triển của niêm mạc tử cung cũng thay đổi theo trong vòng kinh, dẫn đến quá trình phát triển, bong rụng và chảy máu kinh nguyệt có chu kỳ. Nếu có thêm vai trò cộng đồng của progesteron, sự diễn biến bằng kinh nguyệt lại càng rõ nét. 4.1.2.3. Đối với cổ tử cung: - Kích thích chế tiết chất nhầy cổ từ cung, làm chất nhầy tăng nhiều, trong và loãng, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng thâm nhập lên đường sinh dục trên của người phụ nữ. - Song song với việc tăng tiết chất nhầy, lỗ cổ tử cung mở rộng, tạo điều kiện cho tinh trùng thâm nhập. 4.1.2.4. Đối với âm đạo: - Làm phát triển biểu mô âm đạo, làm dầy thành âm đạo thông qua tác dụng duy trì, làm chậm bong các tế bào của biểu mô âm đạo. Ở những người kém hoạt động của buồng trứng như ở người mãn kinh lâu năm, người đã bị cắt bỏ hai buồng trứng, do thiếu trầm trọng estrogen, âm đạo sẽ bị teo mỏng, dễ chảy máu khi va chạm. - Làm biểu mô âm đạo chứa glycogen. Vì thế khi bôi lugol vào âm đạo sẽ có màu nâu thẫm do iod của lugol đã tác dụng lên glycogen. Nếu thiếu estrogen, âm đạo sẽ không bắt màu nâu thẫm mà chỉ nhuộm mầu vàng nhạt của lugol. - Làm môi trường âm đạo toan tính. Đây là khả năng tự bảo vệ tích cực của âm dạo chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, ở những người có hoạt động kém của buồng trứng, khả năng chống viêm của âm đạo cũng kém. 4.1.2.5. Đối với âm hộ: - Làm phát triển môi lớn và môi nhỏ của âm hộ. Người thiếu estrogen, các môi lớn, môi nhỏ sẽ kém phát triển và âm hộ sẽ bị hé mở. Đây là trường hợp của các em bé gái còn nhỏ tuổi và của các cụ bà mãn kinh đã lâu năm. - Làm phát triển các tuyến của âm hộ như tuyến Bartholin, tuyến Skene, kích thích các tuyến này chế tiết chất nhờn. 4.1.2.6. Đối với vú: Làm phát triển các tuyến sữa của vú và mô đệm của vú, khiến vú nở nang. Kết hợp với tác dụng của progesteron, sự phát triển của vú càng đầy đủ. 4.1.2.7. Các tác dụng khác: - Giữ nước, giữ natri, gây phù. - Kích thích đòi hỏi tình dục. - Làm căng các dây thanh âm khiến tiếng nói có âm sắc cao 17
  18. - Giúp giữ canxi ở xương, góp phần cấu tạo xương được tốt. Những người thiếu estrogen trầm trọng, mãn kinh lâu năm dễ bị loãng xương. 4.2. Progesteron 4.2.1. Nguồn gốc Progesteron được hoàng thể chế tiết trong nửa sau của vòng kinh. 4.2.1.1. Đối với cơ tử cung: - Làm mềm cơ tử cung. Làm giảm nhạy cảm của cơ tử cung đối với oxytocin. Từ đó cổ tác dụng giữ thai và còn được gọi là hormon trợ thai. - Cộng đồng với estrogen làm tăng phát triển cơ tử cung về cả số lượng các sợi cơ, độ dài, độ lớn của các sợi cơ. Vì thế, khi có thai, dưới tác dụng của nồng độ estrogen và progesteron cao trong máu, cơ từ cung phát triển mạnh mẽ, có khả năng chứa được thai phát triển nhanh trong tử cung. 4.2.1.2. Đối với niêm mạc tử cung: - Làm teo niêm mạc tử cung. Là một hormon duy nhất cho tới nay có khả năng điều trị ung thư niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, trên thực tế người ta chỉ sử dụng progestin (tất cả các chất có tác dụng giống progesteron) để điều trị di căn của các loại ung thư này ở những nơi của cơ thể mà các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật và tia xạ không giải quyết được hoặc dùng để điều trị triệu chứng dành cho các bệnh nhân ung thư niêm mạc tử cung không có chỉ định mổ. - Cộng đồng với estrogen và nhất là sau khi đã được chuẩn bị trước bằng estrogen, làm niêm mạc tử cung chế tiết. Sự chế tiết này liên quan chặt chẽ với khả năng làm tổ của niêm mạc tử cung. 4.2.1.3. Đối với cổ tử cung: Đối kháng với estrogen, ức chế chế tiết chất nhầy của các tuyến trong ống cổ tử cung, khiến lượng chất nhầy ít đi, chất nhầy trở thành đục và đặc, cổ tử cung đóng lại, ngăn cản sự thâm nhập của tinh trùng lên đường sinh dục trên của người phụ nữ. Vì thế có thể sử dụng làm thuốc tránh thai. 4.2.1.4. Đối với âm đạo: Đối kháng với estrogen, làm bong sớm các tế bào biểu mô âm đạo, nguyên nhân gián tiếp gây teo niêm mạc tử cung, làm giảm khả năng tự bảo vệ chống viêm của âm đạo. Người sử dụng progestin kéo dài liều cao, người có thai dễ bị viêm âm đạo hơn người bình thường. 4.2.1.5. Đối với vú: - Làm phát triến các ống dẫn sữa. - Làm giảm phát triển các mô liên kết của vú và có khả năng điều trị những u xơ tuyến vú ở giai đoạn sớm. - Cộng đồng tác dụng estrogen làm vú phát triển toàn diện. - Progesteron liều cao làm giảm phát triển tuyến vú. 4.2.1.6. Các tác dụng khác: 18
  19. - Có tác dụng lợi niệu, giảm phù. - Làm tăng nhiệt độ cơ thể từ 0,3°C đến 0,5°C, trung bình là 0,4°C. Được áp dụng trong chẩn đoán phóng noãn dựa vào sự có mật của giai đoạn nhiệt độ tăng. 5. Sinh lý kinh nguyệt 5.1. Kinh nguyệt - Kinh nguyệt là sự chảy máu có chu kỳ của tử cung đi đôi với sự rụng niêm mạc tử cung và chủ yếu là sự giảm Progesteron và Estrogen trong máu, nhưng vai trò của Estrogen là quyết định. - Đặc tính của kinh nguyệt: + Do niêm mạc tử cung bong không đều tại các vùng khác nhau, nên thời gian có kinh kéo dài 3 – 5 ngày. Sau khi bong đến đâu niêm mạc tử cung tái tạo ngay đến đấy. + Máu kinh là một hỗn dịch máu không đông chứa cả chất nhầy của tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, những mảnh niêm mạc tử cung, những tế bào bong của âm đạo. Máu kinh có mùi hơi nồng, không tanh như chảy máu do các nguyên nhân khác. + Chu kỳ kinh của người phụ nữ có độ dài 22 - 35 ngày trung bình là 28. Chu kỳ kinh có thể thay đổi giữa người này với người khác nhưng ít thay đổi ở cùng một người ở trong độ tuổi hoạt động sinh dục. + Lượng máu mất trong mỗi chu kỳ kinh trung bình 80 - 100ml. Lượng máu kinh thay đổi theo tuổi và thường nhiều hơn ở những ngày giữa của vòng kinh. + Về chu kỳ kinh, thời gian hành kinh, lượng máu kinh, ngoài ảnh hưởng của thay đổi nội tiết sinh dục còn phụ thuộc vào tình trạng và sự trả lời của niêm mạc tử cung. Nếu niêm mạc tử cung có tổn thương như viêm, u xơ tử cung sẽ xẩy ra hiện tượng phát triển không đều và bong không đều của niêm mạc tử cung, dẫn đến kinh nguyệt kéo dài và lượng máu kinh nhiều. Nói chung kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng và tình trạng của niêm mạc tử cung. Đồng thời cũng là thước đo quá trình diễn biến hoạt động sinh dục của người phụ nữ. 5.2. Các thời kỳ của một chu kỳ kinh nguyệt Một chu kỳ kinh nguyệt được chia làm 3 thời kỳ 5.2.1. Thời kỳ phát triển của noãn bào thành nang De graaf. - Bắt đầu từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, dưới ảnh hưởng hormon của thuỳ trước tuyến yên, một nang noãn của buồng trứng phát triển thành nang De graaf. - Nang De graaf gồm: Trong là một tiểu noãn, xung quanh tiểu noãn là buồng nước trong đó có nhiều tế bào hạt, bên ngoài buồng nước là lớp màng bao trong suốt, khi nang noãn càng phát triển, buồng nước ngày càng to và đẩy tiểu noãn về một góc của nang noãn. Nang noãn càng lớn thì màng bao trong càng tiết ra nhiều estrogen vào máu. Dưới tác dụng của estrogen tăng làm cho các tế bào đường sinh dục như âm đạo, cổ tử cung, niêm mạc tử cung cũng được tăng sinh, đặc biệt lớp niêm mạc tử cung phát triển dầy lên gấp 10 - 15 lần so với lúc bình thường. 19
  20. 5.2.2. Thời kỳ giải phóng noãn - Vào khoảng 14 ngày trước của chu của chu kỳ kinh sau, nang De graaf chín và vỡ ra, tiểu noãn được phóng ra khỏi nang, loa ống dẫn trứng đón lấy đưa dần về buồng tử cung. Bình thường noãn sau khi được giải phóng tồn tại trong ống dẫn trứng khoảng 10 - 24 giờ, nếu không được thụ tinh thì noãn sẽ tự tiêu huỷ. - Trong thời kỳ này tại cổ tử cung tiết ra nhiều dịch nhầy trong, làm cổ tử cung óng ánh, lỗ cổ tử cung hé mở, nhìn vào cổ tử cung trong những ngày này giống như hình con ngươi, dịch ở cổ tử cung trở nên kiềm tính. 5.2.3. Thời kỳ hoàng thể - Từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 28 của chu kỳ kinh nguyệt sau khi phóng noãn phần còn lại của noãn bào (lớp vỏ của bọc noãn) ở tại buồng trứng sẽ phát triển, có mầu vàng gọi là hoàng thể. Lúc này hoàng thể tiết ra Progesteron và Estrogen. - Tại tử cung dưới tác dụng của Progesteron, niêm mạc tử cung dầy lên các tuyến và động mạch phát triển mạnh tạo đủ điều kiện để đón trứng thụ tinh về làm tổ. - Lúc này có hai có su hướng xảy ra: + Nếu tiểu noãn kết hợp được với tinh trùng (có thụ thai) hoàng thể phát triển ngày một lớn đồng thời ngày càng tiết ra nhiều Progesteron giúp trứng làm tổ tại tử cung được tốt. + Nếu noãn không gặp tinh trùng (không có thụ thai) thì hoàng thể bị thoái hóa dần đến ngày thứ 26 của chu kỳ kinh nguyệt thì nồng độ Progesteron và Estrogen trong máu giảm xuống đột ngột, làm các mạch máu dưới niêm mạc tử cung xoắn lại, gây hiện tượng niêm mạc tử cung bị thiếu nuôi dưỡng bong rụng từng mảng nhỏ gây chảy máu tạo lên kinh nguyệt. Hình 1.2: Các thời kỳ của chu kỳ kinh nguyệt CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1