Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 0
download
Giáo trình "Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng, xác định nhu cầu và lập kế hoạch chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng, hộ gia đình dựa vào quy trình chăm sóc hộ sinh tại cộng đồng, giúp hình thành các năng lực làm việc tại cộng đồng, nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản của hộ gia đình và cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 30: CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỘNG ĐỒNG NGÀNH/NGHỀ: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG HỆ ĐÀO TẠO: LIÊN THÔNG (Ban hành kèm theo quyết định số 549 /QĐ-CĐYT-ĐT ngày 9/8/2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá) Tháng 8, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh/sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng” được các giảng viên Bộ môn Sản biên soạn dùng cho hệ: Cao đẳng hộ sinh Chính quy, dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021,Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng” cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng, Xác định nhu cầu và lập KH chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng, hộ gia đình dựa vào quy trình chăm sóc hộ sinh tại cộng đồng, giúp hình thành các năng lực làm việc tại cộng đồng, nâng cao chất lượng SKSS của hộ gia đình và cộng đồng. Môn học “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng” giúp người học khi ra trường có thể vận dụng kiến thức đã học: Lập được kế hoạch chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng; Lập được kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản cho hộ gia đình. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh/sinh viên, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn./. Tham gia biên soạn Thanh hóa, tháng 8 năm 2021 1.TTƯTBsCK2: Nguyễn Thị Dung Chủ biên 2. Ths.Bs: Nguyễn Thị Kim Liên 3. Ths.Bs: Lê Đình Hồng 4. Ths.Bs: Lê Đức Quỳnh Tiến sỹ, Bác sỹ: Mai Văn Bảy 5. Bác sỹ: Đinh Thị Thu Hằng 6. CNCKI: Trịnh Thị Oanh 7. CN: Ngô Thị Hạnh
- MỤC LỤC Số Tên bài Trang TT 1 Đại cương về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng 1 2 Xác định nhu cầu chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng 7 3 Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng 16 4 Quy trình chăm sóc hộ sinh tại cộng đồng 23 5 Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản cho hộ gia đình 27 6 Thăm và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại hộ gia đình 33 7 Quản lý công tác hộ sinh tại cộng đồng 39 Cộng
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỘNG ĐỒNG Mã môn học: MH 30 Thời gian thực hiện môn học: 15 giờ (Lý thuyết: 14 giờ; Kiểm tra: 01giờ). I. Vị trí, tính chất môn học - Vị trí môn học: Là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, được sắp xếp học sau môn học "Chăm sóc sơ sinh”. - Tính chất môn học: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng, Xác định nhu cầu và lập kế hoạch chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng, hộ gia đình dựa vào quy trình chăm sóc hộ sinh tại cộng đồng, giúp hình thành các năng lực làm việc tại cộng đồng, nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản của hộ gia đình và cộng đồng. II. Mục tiêu môn học 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm, nội dung và vai trò của hộ sinh trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng. - Trình bày được cách xác định vấn đề sức khoẻ cộng đồng, các yếu tố tác động tới sức khoẻ tại cộng đồng. - Trình bày được các bước lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng, cung cấp các dịch vụ chăm sóc, quản lý sức khoẻ, bệnh tật, thay đổi các tập quán sống không có lợi cho sức khoẻ sinh sản. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học lập được kế hoạch chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng. - Vận dụng kiến thức đã học lập được KH CSSKSS cho hộ gia đình. 3. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: - Rèn luyện đạo đức, tác phong người điều dưỡng: Cẩn thận, ân cần, chu đáo chia sẻ trong chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng. - Hình thành các năng lực tự chủ, chịu trách nhiệm: tính tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo, gắn kết với nghề nghiệp trong quá trình học tập, hình thành năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm tại cộng đồng. - Tuân thủ đúng nội quy an toàn trong học tập, thực hành, an toàn vệ sinh môi trường. III. Nội dung môn học
- Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỘNG ĐỒNG (Thời lượng: 02 giờ) GIỚI THIỆU Sức khỏe của cộng đồng hay sức khỏe của xã hội là sức khỏe chung. Hiểu toàn diện một hệ thống tổ chức giữa những con người quan hệ và tác động lẫn nhau trong một môi trường hữu sinh và vô sinh với một môi trường xã hội. Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những CSSK thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể được. CSSK ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếu của cộng đồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được khái niệm về cộng đồng, sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và nêu được 10 nội dung chính của sức khỏe sinh sản và mục tiêu của chăm sóc hộ sinh cộng đồng và chức năng nhiệm vụ của người hộ sinh cộng đồng. - Vận dụng kiến thức đã học để xác định mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của người hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng. - Học tập tích cực, chủ động, khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, tự chủ và chịu trách nhiệm trong chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng. NỘI DUNG CHÍNH 1. Một số khái niệm 1.1. Khái niệm cộng đồng Cộng đồng là tập hợp những người cùng chia sẻ một số điểm chung (common: chung; community: cộng đồng) đặc biệt là các giá trị, chuẩn mực, cung cách ứng xử chứ không phải đơn thuần là những người cùng sống trong một khu vực nhất định. “Cộng đồng là con người chứ không phải đất đai”. Ví dụ: Cộng đồng những người theo đạo phật và cộng đồng những người theo đạo thiên chúa giáo ở bản A (xét về tín ngưỡng). Cộng đồng của những người Việt Nam ở nước Mỹ (xét về lịch sử dân tộc). 1.2. Khái niệm sức khoẻ 1
- Lịch sử y học và Y tế đã có nhiều học thuyết về sức khỏe nhưng chưa có học thuyết nào đủ sức thuyết phục bằng định nghĩa sức khỏe tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra tại hội nghị Alma- Ata năm 1978. 1.2.1. Định nghĩa sức khỏe của WHO Theo WHO (Worl health organition: sức khỏe là một tình trạng thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật và thương tích. Định nghĩa sức khỏe này bao gồm 3 thành phần chính: Thể chất lành mạnh. Thoải mái về tâm thần và xã hội. Không có bệnh tật và thương tích. Đây là định nghĩa hướng tới sức khỏe hoàn hảo và lý tưởng mà mọi người, mọi quốc gia đều phấn đấu. Định nghĩa sức khỏe của WHO là sức khỏe tĩnh, bởi vì cả 3 thành phần trên cá nhân mỗi người có thể kiểm soát được, để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân. Trong định nghĩa sức khỏe này WHO nói lên vai trò cá nhân trong vấn đề bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân họ. 1.2.2. Khái niệm về sức khỏe toàn diện Sức khỏe là tình trạng giữa nỗ lực bản thân tự giữ trạng thái thoải mái và những ước lệ đòi hỏi về môi trường, văn hoá, xã hội, tâm lý và thể chất. Định nghĩa bao gồm 6 yếu tố: Sức khỏe thể lực: đây là yếu tố rõ nét nhất liên quan đến chức năng cơ học của cơ thể. Sức khỏe tâm thần: là khả năng suy nghĩ rõ ràng, sáng sủa, mạch lạc. Sức khỏe về cảm xúc: là khả năng cảm nhận, xúc động: sợ hãi, thích thú, vui, buồn, tức giận. Sức khỏe về xã hội: khả năng tạo lập và duy trì mối quan hệ với những người khác trong xã hội. Sức khỏe về tâm linh: là niềm tin và tín ngưỡng. Sức khỏe về môi trường: các yếu tố của môi trường xung quanh liên quan đến sức khỏe. 2
- Khái niệm sức khỏe toàn diện là sức khỏe động, bởi vì trong 6 yếu tố trên yếu tố môi trường là yếu tố bản thân cá nhân mỗi người không thể kiểm soát được. Môi trường tác động rất lớn đến sức khỏe của con người. 1.3. Sức khỏe sinh sản 1.3.1. Định nghĩa sức khỏe sinh sản Theo Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển ở Cario, 1994 (ICPD 1994): “Sức khoẻ sinh sản là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản”. Điều này cũng hàm ý là mọi người, kể cả nam và nữ, đều có quyền được nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các biện pháp kế hoạch hoá gia đình an toàn, có hiệu quả và chấp nhận được theo sự lựa chọn của mình, bảo đảm cho người phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành mạnh. 1.3.2. 10 nội dung chính của chăm sóc sức khỏe sinh sản 1). Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản trong cộng đồng. 2). Làm mẹ an toàn(chăm sóc phụ nữ thời kỳ mang thai, trong đẻ và sau đẻ). 3). Nạo phá thai an toàn. 4). Kế hoạch hóa gia đình (cung cấp các BPTT an toàn). 5). Dự phòng và điều trị vô sinh 6). CSSKSS vị thành niên 7). Phòng chống và điều trị các NKĐSD và bệnh LTQĐTD bao HIV/AIDS. 8). Phát hiện và điều trị sớm các ung thư đường sinh dục, ung thư vú. 9). Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. 10). Giáo dục giới tình, giáo dục tình dục và bạo hành phụ nữ. 2. Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng - Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là làm cho cộng đồng khỏe mạnh lên. Điều đó có nghĩa là nâng cao sức khỏe con người qua cách sống lành mạnh và xây dựng những quan niệm sức khỏe đúng đắn, khoa học, có thể thực hiện được tại cộng đồng. 3
- - Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bao hàm cả chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng, đảm bảo tất cả mọi người đều có sức khỏe sinh sản tốt, duy trì nòi giống và nâng cao chất lượng dân số của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. - Chăm sóc hộ sinh cộng đồng: Hộ sinh cộng đồng là một ngành khoa học và nghệ thuật, nó tổng hợp kiến thức từ y tế công cộng, đồng thời tổng hợp kiến thức từ nghề hộ sinh. 2.1. Vai trò của người hộ sinh cộng đồng Trong cộng đồng, người hộ sinh có vai trò quan trọng trong việc tư vấn, giáo dục sức khoẻ, phòng bệnh, không chỉ cho người phụ nữ mà còn trong các gia đình và cộng đồng, chăm sóc liên quan đến 10 nội dung chính của sức khỏe sinh sản. Như vậy người hộ sinh là người hoạt động trong cộng đồng và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong cộng đồng đó. Chăm sóc hộ sinh có thể tổng hợp thành 3 cấp: - Chăm sóc cấp I (chăm sóc ban đầu): dành cho những người khoẻ mạnh để phòng ngừa yếu tố nguy cơ và nâng cao sức khoẻ. - Chăm sóc cấp II là những chăm sóc người, để họ nhanh chóng bình phục và phòng ngừa các biến chứng của bệnh. - Chăm sóc cấp III là chăm sóc phục hồi chức năng sau điều trị. 2.2. Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng: - Phòng bệnh tật - Duy trì và nâng cao sức khoẻ. - Định hướng phục vụ vào: cộng đồng, các nhóm người có nguy cơ, gia đình, cá nhân một cách liên tục trong suốt cuộc đời họ, chứ không chỉ khi họ bị bệnh. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản Sự phát triển kinh tế hay mức thu nhập Dịch vụ CS Y tế SKPN và Trình độ học vấn và văn hóa SKSS của phụ nữ Vị trí của PN trong XH (tôn giáo, tục lệ...) 3. Chức năng và nhiệm vụ của hộ sinh cộng đồng 4
- - Hoạt động của hộ sinh cộng đồng rất đa dạng, nó không chỉ đối với đối tượng là bệnh nhân mà điểm chính là tăng cường, nâng cao sức khoẻ và phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Vai trò của hộ sinh tại cộng đồng trải rộng với các hoạt động khác nhau, đòi hỏi đa năng hơn là chuyên sâu. Việc thực hiện chăm sóc tại cộng đồng phải nỗ lực và cần phối hợp với nhiều ban ngành, cơ quan, đoàn thể khác cùng tham gia. - Tóm lại nhiệm vụ của người hộ sinh cộng đồng gồm có 6 lĩnh vực tổng quát sau: Quản lý sức khoẻ bệnh nhân, các bệnh trong các trường hợp cấp cứu. Theo dõi và đảm bảo chất lượng chăm sóc tại trạm, tại gia đình. Có khả năng tổ chức và năng lực làm việc tại cộng đồng: - Lập kế hoạch điều dưỡng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Huy động cộng đồng. - Hoạt động lồng ghép trong ngành, liên ngành với các mục tiêu sức khỏe. Vai trò giúp đỡ người bệnh và các bạn đồng nghiệp. Thực hiện chức năng giảng dạy và huấn luyện. Có vai trò tư vấn và giáo dục sức khỏe. GHI NHỚ - Khái niệm về cộng đồng, sức khỏe và sức khỏe sinh sản. - 10 nội dung của sức khỏe sinh sản. - Mục tiêu và chức năng nhiệm vụ của hộ sinh cộng đồng. LƯỢNG GIÁ I. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống cho các câu sau đây Câu 1. Cộng đồng là một nhóm người hoặc một tập đoàn người chung sống trong một liên kết xã hội nhất định, có chung một số …… A. ưu điểm. B. nhược điểm C. đặc điểm. Câu 2. Sức khoẻ sinh sản là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là .....................................của hệ thống sinh sản”. A. không có bệnh tật hoặc tàn phế B. Không có bệnh tật và thương tích C. có bệnh tật hoặc tàn phế Câu 3. Sức khoẻ là một tình trạng thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có. A. bệnh tật hoặc tàn phế. B. bệnh tật và thương tích. C. bệnh tật ở tất cả các cơ quan. 5
- II. Chọn đáp án đúng cho các câu sau đây: Câu 4. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là làm cho cộng đồng khỏe mạnh lên. A. Đúng. B. Sai. Câu 5. Chăm sóc hộ sinh cộng đồng là một ngành khoa học và nghệ thuật, nó tổng hợp kiến thức từ y tế công cộng, đồng thời tổng hợp kiến thức từ nghề hộ sinh. A. Đúng. B. Sai. III. Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau đây: Câu 6. Bộ Y tế Việt Nam quy định 10 nội dung chính của chăm sóc sức khoẻ sinh sản gồm: A. Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản trong cộng đồng. B. Làm mẹ an toàn . C. Nạo phá thai an toàn. D. Kế hoạch hóa gia đình E. A, B, C và D. 6
- Bài 2 XÁC ĐỊNH NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỘNG ĐỒNG (Thời lượng: 02 giờ) GIỚI THIỆU Chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho toàn dân trong thời kỳ quá độ với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ hết sức quan trọng của mỗi Quốc Gia. Trên quan dự phòng hiện đại, lồng ghép y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại. Phát huy nội lực, tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Nhân lực y tế và chất lượng nhân lực là một yếu tố quan trọng trong xây dựng ngành y tế tiến bộ. Để chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng tốt, trước tiên người hộ sinh phải biết xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: 1. Trình bày được khái niệm, mục đích của xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng. Các kỹ thuật người hộ sinh sử dụng để xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với cá nhân tại cộng đồng, cách xác định vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề sức khỏe sinh sản ưu tiên của cộng đồng. 2. Vận dụng kiến thức đã học để xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với cá nhân tại cộng đồng. 3. Học tập tích cực, chủ động, giúp hình thành năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm, tự chủ và chịu trách nhiệm trong việc xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng. NỘI DUNG CHÍNH 1. Khái niệm Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng là khâu đầu tiên của quy trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho một cộng đồng nào đó. Sử dụng phương pháp thu thập và phân tích thông tin để phát hiện các nhu cầu sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mỗi cá thể, gia đình và cộng đồng hay còn gọi là “ Khách hàng”. 2. Mục đích Phát hiện nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của “ khách hàng”. Ví dụ: Tại thôn A trong năm 2000 - Có 1500 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi, theo thống kê hiện hành). 7
- - Trong đó có 900 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ cần áp dụng biện pháp tránh thai. - Có 300 phụ nữ đã áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại, chiếm 30%. Nhận xét: Như vậy thôn A còn 70% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng chưa áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại nào, cần được chăm sóc. Xác định nhu cầu chăm sóc cơ bản của khách hàng. Ví dụ 1: Tại xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa trong tháng 1 năm 2017 có: 7 trẻ được sinh ra trong đó có 5 trẻ được cân, 3 trẻ có trọng lượng < 2500g. Nhận xét: - Chăm sóc dinh dưỡng các bà mẹ mang thai tại xã Thanh sơn chưa tốt. - Nhu cầu chăm sóc cơ bản là: Cần lưu ý chăm sóc 3 trẻ có trọng lượng thấp < 2500g (suy dinh dưỡng sơ sinh) và chăm sóc tốt cho các bà mẹ mang thai. Phát hiện nguy cơ cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng. Ví dụ 2: Sáng nay tại trạm Y tế xã Đông tân, Đông sơn: Chị Tâm 42 tuổi, cao 140 cm, cân nặng 50 kg, mang thai lần đầu, thai đủ tháng, không mắc bệnh gì, đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi và uống viên sắt đầy đủ. Sắp đến ngày dự kiến sinh chị đến trạm y tế khám thai. Nhận xét: Đây là một trường hợp đẻ khó vì chị có chiều cao 140 cm, thai to. Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc: Dựa vào xác định nhu cầu chăm sóc đối với chị Tâm, ta lập được bản kế hoạch phù hợp với thực tế và có tính khả thi, đề xuất các biện pháp giải quyết: Nhu cầu chăm sóc ở đây là đẻ khó, có khả năng phẫu thuật cao và tư vấn cho chị Tâm và gia đình chuyển tuyến có khả năng phẫu thuật. Xác định nhu cầu chăm sóc, giúp xác định được sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc và kết quả chăm sóc, giúp cho giám sát liên tục và lượng giá thường xuyên. 3. Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản hay còn gọi là lượng giá nhu cầu điều dưỡng /nhận định điều dưỡng. 3.1. Với cá nhân người bệnh/khách hàng: Khi tiếp xúc với người bệnh/khách hàng và thân nhân, người hộ sinh phải có các kỹ năng sau: - Kỹ năng quan sát. - Kỹ năng phỏng vấn, khai thác tiền sử, bệnh sử. - Kỹ năng khám thực thể lâm sàng (khám bệnh nhân). Quan sát người bệnh: Người hộ sinh /điều dưỡng phải: - Thể hiện sự quan tâm, ân cần, chú ý toàn trạng. (ví dụ: Thấy mặt người bệnh đỏ phải nghĩ đến có thể đang sốt, phải đo nhiệt độ). 8
- - Quan sát thường xuyên, liên tục. - Quan sát kết hợp với các giác quan khác: nhìn, sờ, gõ, nghe, ngửi...để phát hiện sớm các diễn biến của người bệnh. Hỏi: - Hỏi trực tiếp người bệnh: + Bằng các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu. + Chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ. + Tiếp tục quan sát, kể cả các ngôn ngữ cơ thể không lời. - Hỏi người nhà hoặc người chăm sóc: + Đặc biệt là trẻ em, người mất ý thức. + Những thông tin này cần phải phân tích thận trọng, khách quan. Khai thác từ nguồn thông tin khác: Qua hồ sơ, y bạ, bệnh án, nhân viên y tế v,v để biết thêm chi tiết của quá trình diễn biến bệnh tật. Khám bệnh nhân: ●Người hộ sinh/điều dưỡng cũng được chủ động khám bệnh theo chức năng nhiệm vụ, đặc biệt là những hộ sinh/điều dưỡng làm việc độc lập ở cơ sở y tế xa xôi, hẻo lánh. ● Người hộ sinh/điều dưỡng phải có kỹ năng khám thực thể lâm sàng cơ bản (khám bệnh): - Nhìn (quan sát): Nét mặt, tư thế nằm, màu da v,v. - Sờ: + Mạch: mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, đều hay không đều. + Sự mềm mại của thành bụng. + Cảm giác nhiệt độ da nóng hay lạnh. + Sự đàn hồi da để biết mức độ mất nước. + Da ẩm, khô v.v, - Gõ: Phát hiện các hiện tượng bất thường. + Gõ phản xạ gân xương để pháp hiện liệt cứng hay mềm. + Gõ phát hiện vùng đục trước gan mất trong trường hợp thủng tạng rỗng. - Nghe: + Kể tình trạng đau, cảm xúc v,v. + Nghe tiếng cò cử, tiếng thở rít, tiếng ran của phổi, tiếng tim bệnh lý, tiếng thổi trong chít hẹp lòng mạch hoặc bướu cổ bằng ống nghe, nghe tim thai bằng ống nghe tim thai v,v. 9
- - Ngửi: + Mùi phân, nước tiểu. Ví dụ: mùi phân thối khẳm trong xuất huyết tiêu hoá hoặc viêm ruột hoại tử. + Mùi hơi thở. Ví dụ: hơi thở hôi trong trong trường hợp nhiễm khuẩn, sốt v,v. 3.2. Xác định nhu cầu của gia đình và cộng đồng Dựa vào phương pháp lượng giá nhu cầu điều dưỡng cho cá nhân người bệnh và kỹ năng y tế cộng đồng: - Thu thập thông tin – chỉ số. - Xác định vấn đề sức khỏe và chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên. - Tìm giải pháp chăm sóc và kỹ thuật chăm sóc thích hợp. Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của gia đình và cộng đồng có 3 buớc: Bước 1: Thu thập chỉ số có 4 nhóm chỉ số. - Chỉ số về dân số: 1) Dân số trung bình (DSTB) DS đầu năm + DS cuối năm DSTB = 2 Hoặc lấy số dân ngày 1/7 năm đó. 2) Tỷ suất sinh thô (TSST): Số trẻ sinh sống trong năm TSST(%0) = x 1000 DSTB 3) Tỷ suất chết thô (TSCT): Tổng số người chết trong năm TSCT(%0) = x 1000 DSTB 4) Tỷ suất tăng dân số tự nhiên (TSTDSTN) TSTDSTN(%0) = TSST – TSCT Hoặc: TS sinh sống trong năm – TS chết trong năm TSTDSTN = x 1000 DSTB 5). Số kết hôn trong năm. - Chỉ số về sức khoẻ bệnh tật hoặc tử vong: + 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất. 10
- + 10 loại bệnh mắc cao nhất. + Số trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng. + Số phụ nữ có thai không tăng đủ 9 kg trong thời gian mang thai. - Chỉ số về Văn hoá - Kinh tế - Xã hội: + Phân bố về nghề nghiệp (% làm ruộng, % giáo viên, % thất nghiệp v,v). + Số hộ nghèo. + Thu thập bình quân / người/ năm. + Số hộ có phương tiện truyền thông. + Số người nghiện hút. + Số người mù chữ + Số đoàn thể, các tổ chức xã hội tại cộng đồng. - Chỉ số về phục vụ y tế: + Số cán bộ y tế. + Số trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất. + Số lượt người đến khám bệnh. + Số người áp dụng các biện pháp tránh thai. + Số đối tượng được tiêm chủng. + Số thai phụ được khám đủ 3 lần theo định kỳ. +Số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. + Số hộ gia đình có nguồn nước hợp vệ sinh. Bước 2: Xác định vấn đề sức khỏe. Dựa vào bảng gồm 4 tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn VĐ I VĐ II VĐ III 1. Vấn đề đã vượt quá mức bình thường 2. Vấn đề gây tổn hại đe doạ sức khoẻ cộng đồng. 3. Vấn đề là nhu cầu cấp thiết được cả cộng đồng quan tâm. 4. Vấn đề có thể giải quyết được Cộng ⸎ Cách cho điểm: Có 4 mức độ. - Rất rõ ràng: 3 điểm. - Rõ ràng: 2 điểm. - Không rõ lắm: 1 điểm. - Không rõ, không có: 0 điểm. Nếu tiêu chuấn đó ở mức độ nào thì cho điểm ở mức độ đó. 11
- Ví dụ 3: Theo báo cáo cuối năm 2019, tại xã M có 3 vấn đề sức khỏe là: - Bệnh giun đũa trẻ em chiếm tỷ lệ 60%. (Vấn đề I) - KHHGĐ chưa đạt hiệu quả (VĐ II) - Dịch tiêu chảy (VĐ III5+). Ta lập bảng để xác định vấn đề sức khỏe của xã M như sau: Tiêu chuẩn VĐ I VĐ II VĐ III 1. Vấn đề đã vượt quá mức bình thường 3 3 3 2. Vấn đề gây tổn hại đe doạ sức khoẻ cộng đồng. 2 2 3 3. Vấn đề là nhu cầu cấp thiết được cả cộng đồng 3 1 3 quan tâm. 4. Vấn đề có thể giải quyết được 2 2 2 Cộng (điểm) 10 8 11 ⸎ Cách nhận định kết quả: cộng tổng điểm của từng vấn đề sức khỏe lại, những vấn đề sức khoẻ nào được 9-12 điểm là vấn đề sức khỏe nỗi cộm ở cộng đồng, dưới 9 điểm là vấn đề sức khỏe chưa rõ ràng ở cộng đồng. Như vậy: ở ví dụ trên thì vấn đề bệnh giun đũa trẻ em và dịch tiêu chảy là 2 vấn đề sức khỏe nổi cộm ở cộng đồng đó. Bước 3: Lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên. Từ các vấn đề sức khỏe nổi cộm tại cộng đồng ta lựa chọn ưu tiên để giải quyết trước, dựa vào bảng gồm 6 tiêu chuẩn sau: 6 tiêu chuẩn ưu tiên VĐ I VĐ II VĐ III 1. Mức độ phổ biến của vấn đề (nhiều người mắc hoặc liên quan). 2. Gây tác hại lớn (tử vong, tàn phế, tổn hại KT-VH- XH). 3. Ảnh hưởng đến lớp người có khó khăn (nghèo, mù chữ, vùng hẻo lánh) 4.Đã có kỹ thuật và phương tiện giải quyết. 5. Kinh phí chấp nhận được. 6. Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết. Cộng ⸎ Cách cho điểm cũng tương tự như xác định vấn đề sức khỏe Ví dụ 4: VĐ1: Nước sạch, VĐII: KHHGĐ chưa hiệu quả; VĐIII : Dịch tiêu chảy. 12
- Các tiêu chuẩn ưu tiên VĐ I VĐ II VĐ III 1. Mức độ phổ biến của vấn đề (nhiều người mắc 3 3 3 hoặc liên quan) 2.Gây tác hại lớn (tử vong, tàn phế, tổn hại KT- 2 3 3 VH-XH). 3. Ảnh hưởng đến lớp người có khó khăn (nghèo, 2 2 3 mù chữ, vùng hẻo lánh). 4. Đã có kỹ thuật và phương tiện giải quyết. 2 3 2 5. Kinh phí chấp nhận được 1 3 3 6. Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết. 1 2 3 Cộng 11 16 17 ⸎ Cách đánh giá kết quả: cộng dồn điểm của từng vấn đề sức khỏe, xét giải quyết ưu tiên từ vấn đề có điểm cao nhất đến vấn đề có điểm thấp nhất. Như vậy: Ở ví dụ trên thì vấn đề dịch tiêu chảy là vấn đề sức khỏe ưu tiên xét giải quyết trước. 4. Chẩn đoán chăm sóc 4.1. Phân biệt chẩn đoán điều trị và chẩn đoán chăm sóc Chẩn đoán điều trị Chẩn đoán chăm sóc - Mô tả 1 quá trình bệnh tật riêng biệt, giống - Mô tả sự phản ứng đối với bệnh nhau đối với tất cả các bệnh nhân, hướng tới tật của 1 bệnh nhân, khác nhau đối xác định bệnh. với mỗi người hướng tới 1 cá nhân người bệnh. - Tồn tại thường ít thay đổi trong suốt thời - Thay đổi khi phản ứng của bệnh gian ốm. nhân thay đổi. - Bổ sung cho chẩn đoán chăm sóc. - Bổ sung cho chẩn đoán chữa bệnh. - Được mô tả trong giới hạn chấp nhận, - Chỉ dẫn điều trị bệnh và điều bằng từ ngữ phổ thông, xúc tích 3 - 6 từ (Ví dưỡng có thể thực hiện (ví dụ: sốt, dụ: Viêm phế quản cấp) khó thở) Nhận xét: - Cả 2 chẩn đoán đều bổ sung cho nhau. - Chẩn đoán chăm sóc liên quan đến chức năng chủ động của người hộ sinh/điều dưỡng, đó là chức năng đặc trưng của nghề hộ sinh/điều dưỡng. 4.2. Phân biệt giữa chẩn đoán chăm sóc và chẩn đoán cộng đồng Đặc điểm Chẩn đoán cộng đồng Chẩn đoán chăm sóc 13
- 1. Đối tượng chẩn đoán. Cộng đồng Cá nhân người bệnh. 2. Mục đích chẩn đoán Chọn giải pháp giải quyết Chọn kỹ thuật chăm sóc 3. Phương pháp chẩn Dựa vào y học cộng đồng Dựa vào y học lâm sàng đoán 4. Phương pháp xử trí. Lập kế hoạch giải quyết vấn Lập kế hoạch chăm sóc đề sức khoẻ cộng đồng cá nhân người bệnh. 5. Điểm kết thúc. Liên tục (không có điểm kết Khỏi, đỡ,tàn tật, tử thúc) vong. Kết luận: Để giải quyết vấn đề sức khoẻ cộng đồng, người hộ sinh/điều dưỡng phải thực hiện cả 2 kỹ năng đó là kỹ năng chẩn đoán chăm sóc và kỹ năng chẩn đoán cộng đồng. GHI NHỚ - Khái niệm, mục đích của xác định nhu cầu chăm sóc SKSS tại cộng đồng. - Kỹ thuật xác định nhu cầu CSSKSS đối với cá nhân tại cộng đồng. - Cách xác định vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề SKSS ưu tiên của cộng đồng. LƯỢNG GIÁ I. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống cho các câu sau đây Câu 1. ...............chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng là khâu đầu tiên của quy trình chăm sóc sức khỏe sinh sản trong một cộng đồng nào đó. A. phát hiện nhu cầu B. Xác định nhu cầu C. đánh giá nhu cầu Câu 2. Sử dụng phương pháp ..............để phát hiện các nhu cầu sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mỗi cá thể, gia đình và cộng đồng. A. thu thập thông tin B. phân tích thông tin C. thu thập và phân tích thông tin Câu 3. Chẩn đoán chăm sóc là mô tả sự phản ứng đối với bệnh tật của một bệnh nhân, khác nhau đối với mỗi người hướng tới một............ A. cá nhân người bệnh B. cộng đồng C. nhóm người bệnh. II. Chọn đáp án đúng cho các câu sau đây: Câu 4. Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng, người hộ sinh cũng được khám bệnh cơ bản theo những chức năng nhiệm vụ chăm sóc. A. Đúng. B. Sai. 14
- Câu 5. Phương pháp chẩn đoán cộng đồng là dựa vào y học cộng đồng. A. Đúng. B. Sai. III. Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau đây: Câu 6. Mục đích của việc xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng gồm các nội dung nào sau đây: A. Phát hiện nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của “ Khách hàng”. B. Xác định nhu cầu chăm sóc cơ bản của “ khách hàng”. C. Phát hiện nguy cơ cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng. D. Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc và xác định nhu cầu chăm sóc. E. A, B, C và D. Câu 7. Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản, người hộ sinh cộng đồng cần phải có các kỹ năng nào sau đây: A. Kỹ năng quan sát. B. Kỹ năng phỏng vấn, khai thác tiền sử, bệnh sử. C. Kỹ năng khám thực thể lâm sàng (khám bệnh nhân). D. A và C. E. A, B và C. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu
45 p | 635 | 64
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 2 - CĐ Y tế Hà Đông
62 p | 259 | 52
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình: Phần 1
104 p | 27 | 17
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
190 p | 174 | 16
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa - Trường CĐ Y tế Bình Dương
143 p | 26 | 13
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn nội khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
263 p | 22 | 13
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ trẻ em (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
209 p | 40 | 11
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
103 p | 35 | 10
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh ngoại khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
197 p | 24 | 9
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 3 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
240 p | 19 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe gia đình (Dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
65 p | 14 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 2 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
258 p | 11 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
72 p | 22 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phần 2
43 p | 14 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phần 1
89 p | 9 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn 1 (Trình độ: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
171 p | 34 | 5
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
126 p | 4 | 2
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
104 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn