Giáo trình Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
lượt xem 4
download
Giáo trình "Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng)" biên soạn với mục tiêu giúp người học hiểu được các khái niệm, định nghĩa, các thuật ngữ chuyên ngành về chẩn đoán ô tô; nhận dạng, phân tích được chính xác các hiện tượng hư hỏng thông thường ở xe ô tô. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
- UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT Ô TÔ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐ-KTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU 1
- Cuốn giáo trình “Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ôtô” được biên soạn dựa theo khung chương trình của Trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn biên soạn và ban hành năm 2017. Đây là giáo trình có tính thực tế cao. Trong bối cảnh ngành công nghệ phát triển liên tục, đặc biệt là ngành công nghệ ôtô nên giáo trình cần được cập nhập để bám sát thực tiễn. Giáo trình này gồm có 19 bài với hình thức trình bày một cách có hệ thống và cô đọng. Nội dung chính của giáo trình là trình bày một số hiện tượng và quy trình chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của các hệ thống trên ôtô. Mặc dù đã cố gắng sửa chữa bổ sung cho giáo trình được hoàn thiện hơn, song chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Người biên soạn mong nhận được những đóng góp ý kiến của bạn đọc. Bình Định, ngày….. tháng …. năm 2018 Người biên soạn Khoa CN ô tô 2
- MỤC LỤC TRANG Tuyên bố bản quyền 2 Lời giới thiệu 3 Mục lục 4 Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò, mục tiêu của mô đun 5 Bài 1: Tổng quan về chẩn đoán tình trạng kỹ thuật chung của ô tô 7 Bài 2: Chẩn đoán kỹ thuật cơ cấu phân phối khí 17 Bài 3: Chẩn đoán kỹ thuật cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 22 Bài 4: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn 26 Bài 5: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống làm mát 30 Bài 6: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống nhiên liệu xăng 35 Bài 7: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống nhiên liệu diesel 45 Bài 8: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống đánh lửa 51 Bài 9: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống khởi động 57 Bài 10: Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật chung về động cơ ô tô 61 Bài 11: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống cung cấp điện ô tô 67 Bài 12: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống điện thân xe 72 Bài 13: Chẩn đoán kỹ thuật các hệ thống điện phụ 76 Bài 14: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống điện lạnh ô tô 82 Bài 15: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống truyền lực 86 Bài 16: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh 91 Bài 17: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống lái 100 Bài 18: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống treo 107 Bài 19: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống di chuyển 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 3
- Tên mô đun: CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT Ô TÔ Mã mô đun: MĐ 19 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau mô đun Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện điều khiển động cơ. - Tính chất: Mô đun chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô có vai trò quan trọng đối với học viên trình độ trung cấp và cao đẳng nghề công nghệ ôtô, mô đun này nhằm trang bị cho học viên nghề công nghệ ôtô những kiến thức cơ bản về các chẩn đoán các hư hỏng thường gặp trên ôtô. Mục tiêu mô đun: -Kiến thức: + Hiểu được các khái niệm, định nghĩa, các thuật ngữ chuyên ngành về chẩn đoán ô tô. + Nhận dạng, phân tích được chính xác các hiện tượng hư hỏng thông thường ở xe ô tô. - Kỹ năng: + Thực hiện đúng qui trình kiểm tra, chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hư hỏng. + Sử dụng thành thạo các trang bị, phương tiện khi tiến hành chẩn đoán ô tô. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm và giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi. + Chịu trách nhiệm về hoạt động của cá nhân và nhóm. + Phải tự đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành của cá nhân và cả nhóm. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) TT Tên các bài trong mô đun TS LT TH KT Bài 1: Tổng quan về chẩn đoán tình trạng kỹ 1 8 3 5 thuật chung của ô tô 2 Bài 2: Chẩn đoán kỹ thuật cơ cấu phân phối khí 8 3 5 Bài 3: Chẩn đoán kỹ thuật cơ cấu trục khuỷu 3 8 3 5 thanh truyền 4 Bài 4: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn 8 3 5 5 Bài 5: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống làm mát 8 3 4 1 4
- Thời gian (giờ) TT Tên các bài trong mô đun TS LT TH KT Bài 6: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống nhiên liệu 6 12 3 9 xăng Bài 7: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống nhiên liệu 7 12 3 9 diesel 8 Bài 8: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống đánh lửa 12 3 9 9 Bài 9: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống khởi động 9 3 6 Bài 10: Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật chung về 10 12 3 8 1 động cơ ô tô Bài 11: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống cung cấp 11 8 3 5 điện ô tô 12 Bài 12: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống điện thân xe 12 3 9 Bài 13: Chẩn đoán kỹ thuật các hệ thống điện 13 phụ (gạt nước mưa, nâng hạ kính, khóa cửa 8 3 5 xe,…) Bài 14: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống điện lạnh ô 14 11 3 7 1 tô 15 Bài 15: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống truyền lực 12 3 9 16 Bài 16: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh 8 3 5 17 Bài 17: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống lái 8 3 5 18 Bài 18: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống treo 8 3 5 19 Bài 19: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống di chuyển 8 3 4 1 Cộng: 180 57 119 4 5
- BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CHUNG CỦA Ô TÔ Mã bài: MĐ19.01 Giới thiệu: Ôtô là tập hợp tất cả các bộ phận, cơ cấu, hệ thống, gồm: hệ thống điện, hệ thống gầm, động cơ. Nó có nhiệm vụ biến đổi nhiệt năng do đốt cháy nhiên liệu tạo thành cơ năng (công suất) kéo ôtô chuyển động. Chẩn đoán kỹ thuật chung ô tô nhằm nâng cao độ tin cậy và nâng cao hiệu quả vận hành của ôtô. Nhờ phát hiện kịp thời và dự đoán trước được các hư hỏng có thể xảy ra, để sửa chữa và bảo dưỡng kịp thời. Vì vậy công việc chẩn đoán kỹ thuật tình trạng chung ô tô luôn được quan tâm cao nhất trong công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ôtô, nhằm nâng cao công suất, độ tin cậy và an toàn khi ôtô vận hành. Mục tiêu của bài: - Trình bày được các khái niệm chung về chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô. - Trình bày được các phương pháp chẩn đoán chủ yếu. - Nhận dạng được các dụng cụ và cách sử dụng các dụng cụ chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung bài: Lý thuyết liên quan: 1.1. Các khái niệm chung về chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô 1.1.1. Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô: Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô là công tác kỹ thuật nhằm xác định trạng thái kỹ thuật của ô tô để dự báo hư hỏng và khả năng làm việc cũng như tuổi thọ làm việc của ô tô mà không phải tháo rời tất cả các chi tiết của ô tô. 1.1.2. Công cụ chẩn đoán: là tập hợp các trang bị kỹ thuật, phương pháp và trình tự để tiến hành đo đạc, phân tích và đánh giá tình trạng kỹ thuật. 1.1.3. Đối tượng chẩn đoán: là đối tượng chẩn đoán kỹ thuật. Đối tượng chẩn đoán có thể là: một cơ cấu, tập hợp các cơ cấu hay toàn bộ hệ thống phức tạp. 1.1.4. Các thông số kết cấu: là tập hợp các thông số kỹ thuật thể hiện đặc điểm kết cấu của cụm chi tiết hay chi tiết. Chất lượng các cụm, các chi tiết do các thông số kết cấu quyết định: + Hình dáng, kích thước. + Vị trí tương quan. 6
- + Độ bóng bề mặt. + Chất lượng lắp ghép. 1.1.5. Thông số giới hạn: là những giá trị mà khi nếu tiếp tục vận hành sẽ không đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật hoặc không cho phép. Khi đối chiếu kết quả kiểm tra với các giá trị giới hạn, cho phép xác định, dự báo được tình trạng của cụm máy. Các thông số ra giới hạn do nhà chế tạo qui định hoặc xác định bằng thống kê kinh nghiệm trên loại cụm máy đó 1.1.6. Tình trạng kỹ thuật của đối tượng chẩn đoán: là tập hợp các đặc tính kỹ thuật bên trong tại một thời điểm, tình trạng kỹ thuật biểu thị khả năng thực hiện chức năng yêu cầu của đối tượng trong điều kiện sử dụng xác định. 1.2. Các phương pháp chẩn đoán chủ yếu 1.2.1. Thông qua cảm nhận của các giác quan con người - Nghe âm thanh trong vùng con người cảm nhận được: cần phải đạt được các nội dung sau: + Vị trí nơi phát ra âm thanh. + Cường độ và đặc điểm riêng biệt âm thanh. + Tần số âm thanh. Để phân biệt các trạng thái kỹ thuật, yêu cầu phải nắm chắc âm thanh chuẩn khi đối tượng chẩn đoán còn ở trạng thái tốt. Các yếu tố về: cường độ, tần số âm thanh được cảm nhận bởi hệ thính giác trực tiếp hay qua ống nghe chuyên dụng. Các sai lệnh so với âm thanh chuẩn thông qua kinh nghiệm chủ quan của kỹ thuật viên sửa chữa là cơ sở đánh giá chất lượng. - Dùng cảm nhận màu sắc: Đối với ô tô có thể dùng cảm nhận màu sắc để chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của động cơ. Thông qua cảm nhận màu sắc khí xả, bugi (động cơ xăng), màu sắc dầu nhờn bôi trơn động cơ…. - Dùng cảm nhận mùi: Cảm nhận mùi có thể nhận biết, trong khi ôtô hoạt động là: mùi cháy từ sản phẩm dầu nhờn, nhiên liệu, vật liệu ma sát. Nhờ tính đặc trưng của mùi khét có thể phán đoán tình trạng hư hỏng hiện tại của các bộ phận của ôtô. - Dùng cảm nhận nhiệt: Sự thay đổi nhiệt độ các vùng khác nhau trên động cơ là khác nhau. Khả năng trực tiếp sờ, nắm các vật có nhiệt độ cao là không có thể, hơn nữa sự cảm nhận thay đổi nhiệt độ trong một giới hạn nhỏ cũng không đảm bảo chính xác, do vậy trên ô tô ít sử dụng phương pháp này để chẩn đoán. Đa số cảm nhận nhiệt thực hiện trên các cụm của hệ thống truyền lực: các hộp số chính, hộp phân phối, cầu xe, cơ cấu lái…Các bộ phận này cho phép làm việc tối đa tới (75 – 800C). Nhiệt độ cao hơn giá trị này tạo cảm giác quá nóng là do ma sát bên trong quá lớn (do thiếu dầu hay hư hỏng khác). - Kiểm tra bằng cảm giác lực: Trong phần này chỉ đề cập đến việc xác định trạng thái của đối tượng chẩn đoán thông qua cảm nhận của con người. Điều này 7
- thực hiện bằng việc phân biệt nặng nhẹ của dịch chuyển các cơ cấu điều khiển, các bộ phận chuyển động tự do như: phát hiện độ rơ dọc của hai bánh xe nằm trên trục của nó, khả năng quay trơn bánh xe trong khoảng độ rơ bánh xe trên hệ thống truyền lực… Hình 1-1. Kiểm tra bằng cảm giác lực 1.2.2. Thông qua các dụng cụ đơn giản - Ống nghe và đầu dò âm thanh: Khắc phục một phần các ảnh hưởng tiếng ổn chung do động cơ phát ra, có thể dùng ống nghe và đầu dò âm thanh. Các dụng cụ đơn giản, mức độ chính xác phụ thuộc vào người kiểm tra. Hình 1-2. Một số dụng cụ nghe âm thanh - Sử dụng đồng hồ đo áp suất: đo áp suất khí nén, đo áp suất thủy lực, đo áp suất chân không. + Đồng hồ đo áp suất khí nén + Đồng hồ đo áp suất chân không trên đường nạp + Đồng hồ đo áp suất dầu bôi trơn + Đồng hồ đo áp suất nhiên liệu - Sử dụng các loại thước đo: Đo khoảng cách, đo góc, đo bằng lực kế,… - Sử dụng các loại đồng hồ: đồng hồ đo điện (vạn năng kế), đồng hồ đo điện áp bình điện,… 8
- Hình 1-3. Một số loại đồng hồ kiểm tra 1.2.3. Phương pháp đối chứng: Trong những điều kiện khó khăn về trang thiết bị đo đạc, công tác chẩn đoán có thể tiến hành theo phương pháp đối chứng. Trong phương pháp này cần có mẫu chuẩn, khi cần xác định chất lượng của đối tượng chẩn đoán, chúng ta đem các giá trị xác định so sánh với mẫu chuẩn và đánh giá. Mẫu chuẩn cần xác định là mẫu cùng chủng loại, có trạng thái kỹ thuật ở ngưỡng ban đầu, hay ở ngưỡng giới hạn sử dụng của đối tượng chẩn đoán. Công việc này được tiến hành như khi đánh giá chất lượng dầu nhờn bôi trơn, đánh giá công suất động cơ theo thử nghiệm leo dốc... 1.2.4. Phương pháp tự chẩn đoán: Tự chẩn đoán là một công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất ô tô. Khi các hệ thống và cơ cấu của ô tô hoạt động có sự tham gia của các máy tính chuyên dụng (ECU) thì khả năng tự chẩn đoán được mở ra một cách thuận lợi. Người và ô tô có thể giao tiếp với các thông tin chẩn đoán (số lượng thông tin này tùy thuộc vào khả năng của máy tính chuyên dụng qua các hệ thống thông báo, do vậy các sự cố hay triệu chứng hư hỏng được thông báo kịp thời, không cần chờ đến định kỳ chẩn đoán. Hình 1-4. Một số đèn báo của hệ thống tự chẩn đoán 1.2.5. Phương pháp chẩn đoán thông qua thiết bị chẩn đoán: Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển nên chế tạo ra nhiều thiết bị phục vụ cho công việc chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô. Thiết bị này có thể kết nối trực tiếp với các hệ thống của xe, giúp cho quá trình chẩn đoán diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. Hiện nay phổ biến các máy chẩn đoán như: Gscan, Autel,… Trình tự thực hiện: 9
- 1.3. Nhận dạng được các dụng cụ và cách sử dụng các dụng cụ chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô. 1.3.1. Đồng hồ VOM: dùng để đo các thông số như thông mạch, điện trở, tụ điện, diode, điện áp, dòng điện,.. * Cách sử dụng: - Đo thông mạch: Bậc thang đồng hồ đo VOM về vị trí đo Ohm bấm chọn biểu tượng âm thanh. Khi đo mạch nếu không bị đứt thì xuất hiện âm pip, khi hở mạch không có âm thanh báo hiệu. Hình 1-5. Đồng hồ VOM - Đo điện trở: Bật chuyển mạch về thang đo Ohm, sau đó đưa đầu 2 que đo vào điện trở cần đo. Chú ý: không được chạm tay vào chân linh kiện đồng hồ sẽ không chính xác khi đo cả nội trở của tay người. - Đo tụ điện: Bật chuyển mạch của đồng hồ VOM về thang đo tụ, chập hai đầu của tụ để phóng hết điện tích trên hai bản cực của tụ. Đưa hai que đo vào hai bản cực của tụ, đọc trị số đo được trên màn hình. - Đo Diode: Bật chuyển mạch về thang đo diode đưa 2 đầu que đo vào hai cực của diode, và đổi đầu que đo: + Một chiều lên khoảng 0,6VDC, một chiều không lên ( đồng hồ hiện chữ OL) => diode tốt. + Đo đi do lại hai chiều đều không lên (đồng hồ hiện OL) => diode bị đứt, hỏng. + Đo đi đo lại hai chiều đều lên 0,0VDC => diode bị chập, hỏng. - Đo Volt: + Đo VAC: Bật chuyển mạch của đồng hồ về Volts AC có biểu tượng (AC có dấu Ngã) Đưa 2 đầu que đo vào 2 điểm cần đo, đọc chỉ số hiển thị trên LCD. 10
- + Đo VDC: Bật chuyển mạch của đồng hồ về VDC, đưa hai que đo: que đỏ, dương vào cực dương; que đen âm vào cự âm. Đọc chỉ số trên LCD. Chú ý: Nếu trước chỉ số có dấu (-) ta phải đảo lại đầu que đo. 1.3.2. Ống nghe tiếng gõ trên ô tô: Đưa đầu nghe vào vị trí cần xác định tiếng gõ trên ô tô Hình 1-6: Ống nghe tiếng gõ * Cách sử dụng: Dùng đầu nghe đặt vào vị trí cần nghe tiếng gõ, đầu tai nghe gắn vào tai. 1.3.3. Máy chẩn đoán G-Scan 2: Máy chẩn đoán dùng để kết nối với ô tô để kiểm tra các lỗi xe, can thiệp các hệ thống trên xe cũng như cài đặt các chức năng khác trên xe Hình 1-7: Máy chẩn đoán G-Scan 2 * Cách sử dụng: B1: Kết nối máy chẩn đoán với xe B2: Bật công tắc máy ON (điện áp ắc quy >12V, tắt tất cả các phụ tải) B3: Nhập các thông số của xe, động cơ hộp số,…. B4: Vào kiểm tra lỗi, các thông số hiện hành hoặc sử dụng một số chức năng đặc biệt để can thiệp bộ chấp hành hoặc cài đặt một số tính năng cho xe. B5: Xóa mã lỗi (Sau khi đã tìm ra lỗi, sửa chữa lỗi). 1.3.4. Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất nén buồng đốt động cơ 11
- Hình 1-8: Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất nén buồng đốt động cơ * Cách sử dụng: - B1: Tháo hết các bu gi hay lỗ vòi phun - B2: Gắn đồng hồ vào lỗ bugi hay lỗ vòi phun - B3: Mở bướm gió hoàn toàn - B4: Khởi động động cơ, kiểm tra áp suất nén trên đồng hồ - B5: Tương tự làm với các xi lanh còn lại rồi so sánh các giá trị các xi lanh và so với giá trị chuẩn. 1.3.5. Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất nhiên liệu Hình 1-9: Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất nhiên liệu * Cách sử dụng: - B1: Tắc công tắc máy, tháo đường xăng lên động cơ, nối với ống ngã 3 - B2: Lắp đồng hồ đo áp suất vào vị trí ống ngã 3 - B3: Vận hành động cơ, kiểm tra áp suất nhiên liệu và so sánh với chuẩn 1.3.6. Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất và bơm hơi lốp xe 12
- Hình 1-10: Bộ đồng hồ kiểm áp suất và bơm hơi lốp xe * Cách sử dụng: - B1: Gắn đầu kiểm tra vào vị trí van trên bánh xe - B2: Quan sát áp suất chỉ trên đồng hồ là áp suất của lốp xe - B3: Ấn cần bơm tay để bơm hơi vào lốp xe 1.3.7. Súng kiểm tra nhiệt độ Hình 1-11: Súng kiểm tra nhiệt độ . * Cách sử dụng: - B1: Đưa đầu súng và chi tiết cần đo nhiệt độ (khoảng các không quá 1,5m) - B2: Đọc giá trị nhiệt độ trên màn hình 1.3.8. Dụng cụ kiểm tra tải ắc quy 13
- Hình 1-12: Dụng cụ kiểm tra tải của bình ắc qui * Cách sử dụng: - B1: Nối 2 đầu dây của dụng cụ vào 2 đầu của ắc qui (đỏ_dương, đen_âm) - B2: Bật công tắc để mở tải, kiểm tra độ sụt áp trên đồng hồ rồi so sánh với giá trị chuẩn (thời gian bật tải không quá 5 giây). 1.3.9. Dụng cụ kiểm tra trọng ắc quy Hình 1-13: Dụng cụ kiểm tra trọng kế ắc quy * Cách sử dụng: - B1: Hút dung dịch H2SO4 loãng vào ống kiểm tra (hoặc nhỏ vài giọt lên kính kiểm tra) - B2: Quan sát chỉ số trên dụng cụ đo và so sánh với giá trị chuẩn Câu hỏi: 14
- 1/ Trình bày các khái niệm và phương pháp chẩn đoán trạng thái kỹ thuật trên ô tô? 2/ Nhận dạng được các dụng cụ và cách sử dụng các dụng cụ chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô? 15
- BÀI 2: CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ Mã bài: MĐ19.02 Giới thiệu: Cơ cấu phân phối khí là tập hợp tất cả các bộ phận: cụm trục cam, bánh răng cam, xích cam (dây đai), con đội, đòn mở, lò xo và xupáp. Có nhiệm vụ: đóng mở các xupáp và phân phối khí nạp và khí xả theo yêu cầu làm việc của động cơ, đảm bảo có hiệu suất cao. Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của cơ cấu phân phối khí động cơ dần thay đổi theo hướng xấu đi, dẫn tới hư hỏng và giảm độ tin cậy, do đó chẩn đoán để bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời. Vì vậy công việc kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng cơ cấu phân phối khí cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và nâng cao tuổi thọ của cơ cấu phân phối khí động cơ. Mục tiêu của bài: - Trình bày được đặc điểm làm việc và các hư hỏng của cơ cấu phân phối khí. - Biết được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra cơ cấu phân phối khí. - Kiểm tra, chẩn đoán và kết luận hư hỏng các bộ phận của cơ cấu đúng quy trình, quy phạm và chính xác. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung bài: Lý thuyết liên quan: 2.1. Đặc điểm làm việc và các hư hỏng thường gặp của cơ cấu phân phối khí 2.1.1. Đặc điểm làm việc của cơ cấu phân phối khí Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ thực hiện quá trình thay đổi khí. Thải sạch khí đã cháy ra khỏi xilanh và nạp đầy hỗn hợp hoặc khí mới vào trong xilanh để động cơ làm việc được liên tục. Hình 2-1. Sơ đồ cấu tạo cơ cấu phân phối khí 2.1.2. Các hư hỏng thường gặp của cơ cấu phân phối khí 16
- - Sai lệch pha phối khí: có thể do gãy răng của bánh răng cam, mòn và quá trùng xích truyền hoặc dão dây đai răng. Trong truyền xích hay đai còn có thể nhãy một vài mắc xích truyền động gây sai lệch pha phân phối khí. Hậu quả: động cơ khó nổ máy, thậm chí có thể không nổ được; sai lệch nhiều có thể gây va đạp mạnh, thủng pít tông, cong xupap. - Mòn cơ cấu phân phối khí: + Do mòn bánh răng, ổ bi, ổ đỡ => gây tiếng kêu khi làm việc. + Mòn biên dạng cam => gây tiếng gõ, giảm công suất động cơ. + Mòn con đội, cò mổ, đuôi xupap => gây tiếng kêu khi làm việc. + Mòn ống dẫn hướng, thân xupap, cháy rỗ xupap => xupap đóng không kín, tăng khói xả, giảm công suất động cơ. - Khe hở nhiệt quá lớn, hoặc quá nhỏ => gây lệch pha xupap, tiếng gõ; kênh xupap. - Tiếng gõ, ồn của cụm bánh răng cam và bánh răng trục khuỷu, cụm trục cam và bạc cam. Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở cụm trục cam, đặc biệt khi thay đổi chế độ tải trọng, tiếng gõ ồn càng rõ. 2.2. Các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng cơ cấu phân phối khí. Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân hư hỏng - Tiếng gõ, ồn của cụm bánh răng cam - Khe hở lớn giữa bánh răng trục khuỷu và bánh răng trục khuỷu và bánh răng cam - Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn - Bánh răng bị nứt, gãy khác thường ở cụm bánh răng cam, ở mọi chế độ tải trọng đều tiếng gõ ồn rõ đều. - Tiếng gõ, ồn của cụm trục cam và bạc - Khe hở lớn giữa bạc cam và cổ trục cam cam - Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn - Trục cam bị nứt khác thường ở cụm trục cam, đặc biệt khi thay đổi chế độ tải trọng, tiếng gõ ồn càng rõ - Tiếng gõ, ồn của cụm supáp, đòn mở - Mòn supáp, đòn mở và lò xo - Động cơ hoạt động có nhiều tiếng gõ, - Khe hở lớn giữa supáp và ống dẫn ồn ở cụm nắp máy, tốc độ không tải hướng tiếng gõ ồn càng rõ - Khởi động, động cơ không nổ được - Đặt cam sai, sai lệch nhiều pha phân Khởi động nhiều lần, nhưng động cơ phối khí không nổ được, kèm theo tiếng va mạnh - Hoặc chùng, lỏng dây xích (hoặc dây và đều ở xích cam hoặc dây đai. đai) - Động cơ khó nổ, công suất giảm - Đặt cam sai, sai lệch nhỏ pha phân Khởi động khó nổ, nhưng vẫn nổ được phối khí và kèm theo tiếng nổ ở ống xả hoặc nổ 17
- dội lại bộ chế hoà khí, động cơ hoạt - Giảm áp suất nén, do mòn hở một vài động nhưng tăng tốc chậm và không supáp,hoặc supáp không có khe hở. chạy được chế độ không tải. Trình tự thực hiện: 2.3. Phương pháp kiểm tra, chẩn đoán và kết luận hư hỏng của cơ cấu phân phối khí 2.3.1. Kiểm tra cân cam và khe hở xupáp B1: Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của các xupáp đúng tiêu chuẩn cho phép B2: Quay trục khuỷu cho pittông xi lanh 1 về ĐCT, cho xupáp nạp của xi lanh song hành ở vị trí chớm mở (xupáp nạp xi lanh 4 của động cơ 4 xi lanh không có khe hở) B3: Quan sát dấu trên puly hay dấu trên bánh đà phải trùng với dấu trên thân máy, nếu lệch dấu phải cân cam đúng dấu. Hình 2-2. Kiểm tra cân cam động cơ a) Sơ đồ các cơ cấu bánh răng cam, cơ b) Cơ cấu phân phối khí 2.3.2. Kiểm tra độ kín khít của buồng cháy: Áp suất nén của xi lanh động cơ xăng là (1,2–1,5) Mpa, động cơ điêzen là (3,0–5,0) MPa. B1: Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn và tắt máy. B2: Tháo bugi hoặc vòi phun và lắp đồng hồ đo áp suất nén vào buồng cháy (động cơ xăng dùng đồng hồ áp suất có chỉ số đo lớn nhất đến 1,5 Mpa, động cơ điêzen dùng đồng hồ áp suất có chỉ số đo lớn nhất đến 16,0 Mpa). B3: Mở hết bướm ga, bướm gió và khởi động động cơ. B4: Ghi nhận các số đo áp suất nén của từng xi lanh. * Tiếp tục kiểm tra lần thứ hai như ban đầu: - Cho vào buồng cháy một thìa dầu nhờn qua lỗ bugi hoặc vòi phun và quay trục khuỷu vài vòng (cho dầu tràn đều). - Lắp đồng hồ đo áp suất nén vào buồng cháy 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
124 p | 73 | 19
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)
80 p | 34 | 16
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
50 p | 27 | 7
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Tổng cục Dạy nghề
67 p | 30 | 7
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
71 p | 30 | 6
-
Giáo trình Chẩn đoán kiểm tra kỹ thuật xe ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (2021)
87 p | 7 | 6
-
Giáo trình mô đun Chẩn đoán máy thi công xây dựng (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng - Trình độ cao đẳng) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
339 p | 56 | 6
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
57 p | 30 | 6
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Tổng cục Dạy nghề
58 p | 30 | 5
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
68 p | 23 | 5
-
Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật máy thi công xây dựng (Nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
321 p | 10 | 4
-
Giáo trình mô đun Chẩn đoán máy thi công xây dựng (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
339 p | 29 | 4
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
193 p | 21 | 4
-
Giáo trình Chẩn đoán máy thi công xây dựng (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ trung cấp): Phần 2 – CĐ GTVT Trung ương I
91 p | 21 | 4
-
Giáo trình Chẩn đoán máy thi công xây dựng (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ trung cấp): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
63 p | 29 | 4
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
88 p | 8 | 2
-
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
88 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn