Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa
lượt xem 120
download
Để góp phần vào sự đổi mới vầ phát triển của ngành chăn nuôi , nhất là cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên nông nghiệp ngoài nghàn chăn nuôi và thú y, tài liệu tham khảo cho các học viên,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi _______________________________ TS. BïI H÷U §OµN -chñ biªn PGS.TS. NguyÔn xu©n tr¹ch; ts. Vò ®×nh t«n Gi¸o tr×nh Ch¨n nu«I Chuyªn khoa Nhµ xuÊt b¶n n«ng ngHiÖp Hµ néi- 2009
- L ời nói đầu Để góp phần vào sự đổi mới và phát triển của ngành chăn nuôi, nhất là cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên nông nghi ệp ngoài ngành ch ăn nuôi và thú y, tài li ệu tham khảo cho các học viên, cán bộ nghiên cứu, những độc giả quan tâm đến lĩnh vực này, chúng tôi biên soạn giáo trình Chăn nuôi chuyên khoa, do TS. Bùi Hữu Đoàn chủ biên, với mục đích cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về chăn nuôi lợn, gia cầm và trâu bò - những đối tượng quan trọng nhất của ngành chăn nuôi nước ta. Về cấu trúc, vì thời lượng học môn Chăn nuôi chuyên khoa r ất ít (chỉ gồm 2 tín chỉ) nên giáo trình này ch ỉ tập trung vào nh ững nội dung quan trọng nhất của ngành chăn nuôi mà thôi. Giáo trình gồm 3 phần, mỗi phần 3 chương, được biên soạn bởi các tác giả sau đây: TS. Vũ Đình Tôn biên soạn phần 1- Chăn nuôi lợn (gồm chương1 - Chăn nuôi lợn nái sinh sản; chương 2- Chăn nuôi lợn con; chương 3- Chăn nuôi lợn thịt). TS. Bùi Hữu Đoàn biên soạn phần 2 - Chăn nuôi gia cầm (gồm chương 4 - Ấp trứng nhân tạo; chương 5- Ch¨n nuôi gà thịt; chương 6- Chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm). PGS. TS. Nguyễn Xuân Trạch biên soạn phần 3- Chăn nuôi trâu bò (gồm chương 7- Chăn nuôi trâu bò sinh s ản; chương 8- Chăn nuôi trâu bò sữa; chương 9- Chăn nuôi trâu bò thịt). Để sử dụng giáo trình có hi ệu quả trong khi học môn này, các học viên cần tham khảo thêm tài liệu của các môn cơ sở như sinh lý, sinh hoá, dinh d ưỡng, thức ăn, giống vật nuôi... để hiểu kỹ và ứng dụng tốt các kiến thức trình bày trong tài liệu. Trong quá trình biên so ạn giáo trình, bên cạnh việc tham khảo các tài liệu quý trong và ngoài nước, chúng tôi còn mạnh dạn đưa vào nhiều kết quả nghiên cứu chuyên ngành c ủa nhiều tác giả cũng như những tiến bộ mới, các kinh nghi ệm được rút ra qua nhiều chục năm nghiên cứu, giảng dạy và chỉ đạo sản xuất. Khi sử dụng giáo trình, sinh viên c ần liên hệ với các bài giảng của giáo viên, với tình hình thực tiễn trong sản xuất, tham khảo thêm tài liệu chuyên môn để hiểu các nội dung được trình bày một cách có hệ thống. Nhân dịp hoàn thành cu ốn giáo trình này, chúng tôi xin chân thành c ảm ơn sự giúp đỡ và những ý kiến đóng góp hết sức quý báu của nhiều thế hệ các thầy giáo, cô giáo khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thuỷ sản, khoa Thú y, các cán b ộ nghiên cứu, các bạn đồng nghiệp; Các đồng chí lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật các trang trại chăn nuôi; các thế hệ sinh viên và học viên cao học mà chúng tôi đã có cơ hội được giảng dạy. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do thời gian eo hẹp và đặc biệt là tốc độ phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật chăn nuôi, chắc chắn tài liệu sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình này được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau. Các tác giả 1
- Bµi më ®Çu 1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA MÔN HỌC Đối tượng nghiên cứu là các vật nuôi chính: gia cầm, lợn và trâu bò, đó là các động vật thuộc lớp chim và thú, đã được con người thuần hoá từ chim và thú hoang dại thông qua quá trình cải tạo và nuôi thích nghi lâu dài. Tuỳ thuộc vào mục đích kinh tế khác nhau mà hiện nay chúng ta có thể nuôi nhiều giống gia súc, gia cầm khác nhau. Mục đích của môn học là giúp học viên nắm được kiến thức cơ bản về các giống gia súc, gia cầm chính, kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc các loại vật nuôi chủ yếu… đồng thời ứng dụng được các kiến thức này vào thực tiễn chăn nuôi. 1.2. MỘT SỐ THÀNH TỰU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUAN TRỌNG TRONG CHĂN NUÔI Thành tựu về công tác giống Các nhà khoa học đã đạt được nhiều tiến bộ trong nghiên cứu di truyền và trong công tác chọn lọc và tạo giống mới. Sử dụng hiệu quả ưu thế lai (các tổ hợp lai giữa 4 dòng, thậm chí là 6 – 8 dòng) để tạo ra các tổ hợp lai có năng suất cao đối với các giống gia súc, gia cầm cũng như cải tiến, cải tạo các giống địa phương. Nhiều hãng giống nổi tiếng đã cung cấp cho thị trường thế giới những giống gia súc gia cầm tuyệt vời theo các hướng sản xuất khác nhau: bò chuyên sữa, chuyên thịt, gà siêu trứng, siêu thịt, lợn siêu nạc. Hầu hết các giống cao sản gồm nhiều dòng và con thương phẩm là sự tổ hợp của các dòng cao sản đó. Thành tựu về công nghệ sản xuất thức ăn Các Công ty sản xuất thức ăn nổi tiếng đang đưa ra thị trường chủng loại thức ăn phong phú và đa dạng, phù hợp với từng loại gia súc gia cầm, từng lứa tuổi và năng suất của chúng. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (dạng bột và dạng viên), thức ăn hỗn hợp đậm đặc và thức ăn hỗn hợp bổ sung cùng các chất phụ gia đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc hoàn thiện công nghệ sản xuất axit amin công nghiệp, enzym đã góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, giảm chi phí thức ăn/1 đơn vị sản phẩm chăn nuôi, góp phần làm hạ giá thành đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện đại hoá quy trình chăn nuôi Các trang thiết bị được dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng hiện đại (hệ thống điều hoà tiểu khí hậu chuồng nuôi, hệ thống máng ăn, máng uống khép kín và tự động, máy ấp hiện đại...) đã góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ sức lao động cho công nhân và nâng cao thành tích sản xuất của con giống vật nuôi. Hiện đại hoá quy trình vệ sinh phòng bệnh Các nhà khoa học trên thế giới cũng như trong nước đã sản xuất được nhiều loại vacxin, thuốc kháng sinh có phổ rộng, thuốc sát trùng có khả năng sát khuẩn cao, các qui trình phòng bệnh hiệu quả. Các quy trình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, đảm bảo an toàn sinh học ngày càng được áp dụng rộng rãi và mang tính toàn cầu... tất cả đều mang lại sự an toàn ngày càng cao, nhất là các trang trại quy mô lớn và hiện đại. Đó cũng là một nguyên nhân để nhà nước khuyến cáo người chăn nuôi nên phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn trong phạm vi cả nước. 1.3. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.3.1.Tình hình chăn nuôi trên thế giới Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên thế giới đã có nhiều biến động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới…. 2
- a.Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt trên thế giới Thịt và sản phẩm thịt là nguồn cung cấp quan trọng nhất về đạm, vitamin, khoáng chất… cho con người. Chất dinh dưỡng từ động vật có chất lượng cao hơn, dễ hấp thu hơn là từ rau quả. Trong khi mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người ở các nước công nghiệp rất cao thì tại nhiều nước đang phát triển, bình quân dưới 10 kg, gây nên hiện tượng thiếu và suy dinh dưỡng. Ước tính, có hơn 2 tỷ người trên thế giới, chủ yếu ở các nước chậm phát triển và nghèo bị thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, iodine, sắt và kẽm, do họ không được tiếp cận với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trái cây và rau quả. Tại một số nước, tình hình tiêu thụ là (mức hiện nay/40 năm trước): Mỹ 124/89; EU: 89/56; TQ: 54/4; Nhật 42/8; Brazin 79/28 kg. Sản lượng sữa toàn cầu năm 1999/2002 là 580 triệu tấn, dự kiến đến năm 2050 là 1043 triệu tấn. Để đủ chất dinh dưỡng, mỗi người cần được ăn trung bình 20 g đạm động vật/ngày hoặc 7,3 kg / năm, tương đương với 33 kg thịt nạc, hoặc 45 kg cá, hoặc 60 kg trứng, hay 230 kg sữa. Nguồn cung cấp: thịt được cung cấp chủ yếu là từ chăn nuôi các động vật nông nghiệp: bò, lợn, gia cầm; một ít trâu, dê và cừu. Trong đó, thịt lợn là phổ biến nhất, chiếm trên 36%, tiếp theo là gia cầm, 33% và thịt bò, 24%. Một số khu vực khác còn có thêm thịt lạc đà, bò tây tạng, ngựa, đà điểu, bồ câu, chim cút… ngoài ra còn thịt cá sấu, rắn, thằn lằn… Bảng 1. Sản xuất và tiêu thụ thịt trên thế giới trong một số năm gần đây Tăng 2008 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 so với 2007 Triệu tấn % Sản xuất 271.5 274.7 280.9 2.3 Thịt bò 65.7 67.2 68.0 1.1 Thịt gia cầm 85.4 89.5 92.9 3.8 Thịt lợn 101.7 98.8 100.6 1.8 Thịt dê cừu 13.3 13.7 14.0 2.0 Buôn bán 21.4 22.5 23.1 3.0 Thịt bò 6.8 7.1 7.2 1.0 Thịt gia cầm 8.5 9.2 9.6 4.3 Thịt lợn 5.0 5.0 5.3 5.2 Thịt dê cừu 0.8 0.9 0.8 -5.9 Tình hình tiêu thụ Bình quân kg/đầu người/năm Toàn thế giới 41.6 41.6 42.1 1.1 Các nước phát triển 81.1 82.4 82.9 0.7 Đang phát triển 30.7 30.5 31.1 1.8 Chỉ số tăng giá Năm 2006 2007 2008 Tăng từ 2007đến 2008 (*) (Lấy giá năm 1998- 115 121 131* 10% 2000 là100%) * Tháng 1 đến tháng 4/2008 Nguồn:FAO World Food Outlook, 2008. 3
- Bảng 2. Số lượng vật nuôi và tỷ trọng các loại thịt (ĐVT: triệu con) Loại vật Tăng từ Tỷ trọng 1987 1997 2007 nuôi 1987-2007 (%) thịt (%) Bò 1345 1469 1558 16 24 Lợn 821 831 993 21 36 Gia cầm (tỷ) 10 16 19 95 33 7 (cả thịt Dê cừu 1431 1721 1931 34 khác nữa) Việc tiêu thụ thịt còn phụ thuộc vào văn hóa, sở thích, niềm tin, tôn giáo của người tiêu dùng. Hiện nay, mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người trên thế giới là gần 42 kg/năm, chỉ tiêu này vẫn không ngừng tăng lên và rất chênh lệch giữa các vùng và khu vực. Tại các nước đang phát triển, tiêu thụ bình quân chỉ là 30 kg, trong khi tại các nước phát triển là trên 80 kg. Các chuyên gia dự đoán rằng, đến năm 2050, sản lượng thịt toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi, vào khoảng 465 triệu tấn. Sự tăng giá lương thực, thực phẩm trong thời gian gần đây đã thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn các loại thịt giá rẻ hơn, chẳng hạn như thịt gà. Sản lượng thịt gia cầm toàn cầu trong năm 2007 là 93 triệu tấn, tăng 4% hàng năm. Hoa Kỳ là nước sản xuất các sản phẩm gia cầm lớn nhất thế giới, tiếp theo là các nước Argentina, Brazil, Trung Quốc, Philippin, và Thái Lan. Ấn Độ có mức tăng chậm hơn vì sự lây lan mạnh của vi rút H5N1, dịch cúm gia cầm đã giết hàng triệu gia cầm. Năm 2007, sản lượng thịt lợn đã tăng gần 2 %, đạt 101 triệu tấn. Cũng năm này, dịch bệnh về đường hô hấp đã làm giảm ít nhất 1 triệu con ở Trung Quốc. Tuy vậy, nước này vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về sản xuất thịt lợn, cho dù ngành chăn nuôi lợn đang được mở rộng ở Nam Mỹ: Argentina, Brazil, và Chile… nhờ vào lợi thế có thức ăn dồi dào, giá rẻ. Trong năm 2007, sản lượng thịt bò tăng 2,3 %, đạt gần 67 triệu tấn. Hoa Kỳ vẫn là nước lớn nhất thế giới sản xuất các sản phẩm thịt bò. Mặc dù vậy, 56 % sản lượng thịt bò vẫn do các nước đang phát triển cung cấp. Về thức ăn, hơn 1/3 ngũ cốc và 90% đậu tương trên thế giới không phải để làm thức ăn cho người mà để làm thức ăn gia súc. Sản xuất đậu tương làm thức ăn gia súc ước tính tăng 60% trong năm 2020. Sự gia tăng này đã làm mất đi nhiều cánh rừng đại ngàn quý giá ở Bra-xin, Pa-ra-goay và Argentina, làm mất đi môi trường sống hoang dã và đa dạng sinh học. Việc trồng đỗ tương đã làm mất đi 8 tấn đất/ha/năm do sói mòn và rửa trôi (WWF), nhiều cánh rừng bị thu hẹp lại, nhường chỗ cho các cánh đồng đậu tương bạt ngàn. Chăn nuôi tức là chuyển đạm thực vật thành đạm động vật. Việc sản xuất protein động vật từ thực vật đã giảm hiệu quả đi rất nhiều. Trên một diện tích là 1 acer (gần 4000 m2), nếu trồng đậu tương sẽ thu được 356 pound (0,45kg) protein h ữu dụng; lúa 261; ngô 211; ngũ cốc khác 192; lúa mì 138; trong khi đó, cũng trên diện tích đó, nếu sản xuất sữa chỉ thu được 82 pound; trứng 78; thịt các loại 45; thịt bò 20 pound protein hữu dụng mà thôi. Về năng lượng, cần phải chuyển hóa 4,5 calo thực vật để có 1 calo trứng, với thịt bò là 9 calo. Để sản xuất 1 kg thịt hơi, người ta phải tiêu tốn 10 kg thức ăn cho bò, 4 - 5,5 kg cho lợn và 2,1 - 3 kg cho gà. Sản xuất chăn nuôi tiêu thụ rất nhiều nước sạch, từ1995-2025, l ượng nước này đã tăng lên 71%. Dự kiến, đến năm 2025, 64% dân s ố thế giới sẽ sống trong các khu vực thiếu nước ( IFPRI, FAO, 2006). Trên thế giới, bình quân mỗi người tiêu thụ18.250 lít nước/năm, trong khi đó, để sản xuất 1 kg thịt bò, đã tiêu thụ tới 20.000 lít nước (Liu J. và Savenije H. 2008 Lunqvist J. et al. 2008 SIWI). 4
- Con giống: trong những năm qua, các nhà chăn nuôi đã rất nỗ lực nghiên cứu để cải tiến chất lượng thịt và sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là kết hợp các đặc điểm tốt của vật nuôi bằng biện pháp lai giống, họ đã tạo ra nhiều tổ hợp vật nuôi có chất lượng thịt và thân thịt cao, có khả năng kháng bệnh. Giống bò: bò gốc châu Á như bò Brahman, Gyr cùng cùng con lai của chúng đang được phổ biến tại hầu hết các nước nhiệt đới. Các giống Angus, Charolais, Hereford, Limousin và Simmental phổ biến ở châu Âu. Bên cạnh đó, giống bò Wagyu của Nhật Bản và con lai của chúng với bò châu Âu cũng ngày càng phổ biến. Giống gà: hầu hết các giống gà nhà hiện nay trên thế giới đều có nguồn gốc từ giống gà lông màu của châu Á, chúng to hơn, có năng suất cao hơn tổ tiên, được chia làm 4 nhóm: chuyên trứng, chuyên thịt (hoặc kiêm dụng), làm cảnh và gà chọi, bao gồm 1233 giống đã được công nhận. Hầu hết gà thương phẩm đều là con lai. Giống lợn: trên khắp thế giới, có rất nhiều giống lợn bản địa đang tồn tại, chúng thích nghi tốt với các điều kiện địa phương. Lợn thương phẩm bao gồm các giống chủ yếu: Landraces (Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Ý…), các giống Đại bạch ở châu Âu, được lai với giống Pietrain của Bỉ. Ở châu Á, có các giống lợn đen Bắc Kinh, Meissan, của Trung Quốc và Móng Cái của Việt Nam rất phổ biến. Cũng như ở gà, hầu hết lợn thương phẩm đều là con lai. b.Tình hình sản xuất và tiêu thụ trứng Từ 1990 -2005, s ản lượng trứng của toàn thế giới đã tăng gấp đôi, đạt 64 triệu tấn, thấp hơn 1% so với năm 2004. Ngày nay, cả thế giới đang nuôi khoảng 4,93 tỷ con gà đẻ, năng suất trung bình là 300 trứng/năm. Theo dự kiến của FAO, đến năm 2015, thế giới sẽ sản xuất 72 triệu tấn trứng. Trong hơn bốn thập kỷ vừa, sản xuất trứng liên tục tăng lên ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, và Mê-hi-cô. Hầu hết các nước đang phát triển cũng có sản lượng trứng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của sự tăng dân số. Từ 1990 đến 2005, Trung Quốc chiếm 64 % sự tăng trưởng sản lượng trứng của toàn thế giới. Năm 2005, một mình Trung Quốc sản xuất gần 44% sản lượng trứng toàn cầu, đạt 28,7 triệu tấn, gấp năm lần nước đứng tiếp theo trong bảng phân loại, xu hướng này sẽ còn tiếp tục. Dự đoán, đến năm 2015, sản lượng trứng của nước này sẽ tăng lên 23%. Năm 2000, các nước đang phát triển ở châu Á đã sản xuất gấp hai lần sản lượng trứng của tất cả các nước công nghiệp phát triển. Sản lượng trứng ở Hoa Kỳ năm 2005 tăng 13% so với năm 1995 (trong khi ở Trung quốc là 34% cùng kỳ). Các nước Anh, Nhật Bản, Hung-ga-ri, và Đan Mạch, sản lượng trứng năm 2000 thấp hơn năm1998. Từ năm 1961 - 2000, ở các nước công nghiệp phát triển tốc độ tăng trưởng khá thấp, chỉ đạt 1,6%; tăng từ 18 triệu đến 20 triệu tấn, do cung đã bão hòa và vượt quá nhu cầu trong nước. Ở các nước công nghiệp, người dân tiêu thụ trứng gấp 2 lần so với các nước đang phát triển, trung bình là 226 quả/năm. Có 30 quốc gia có tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người nhanh nhất, trong đó có Trung Quốc, Li-bi… FAO dự báo rằng trong tương lai, tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tiêu thụ trứng ở thế giới các nước đang phát triển như Trung Quốc, nơi mà thu nhập và dân số vẫn đang tăng mạnh. c. Các hệ thống chăn nuôi Tổ chức FAO (Sere và Steinfeld, 1996) đã xác định có 3 hệ thống chăn nuôi chính: hệ thống công nghiệp, hệ thống hỗn hợp và các hệ thống chăn thả. Hệ thống chăn nuôi công nghiệp là những hệ thống các vật nuôi được tách khỏi môi trường chăn nuôi tự nhiên, toàn bộ thức ăn, nước uống… do con người cung cấp và có hệ thống thu gom chất thải. Các hệ thống này cung cấp trên 50% thịt lợn và thịt gia cầm toàn 5
- cầu, 10 % thịt bò và cừu. Các hệ thống này thải ra một lượng chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Hệ thống hỗn hợp, là hệ thống trang trại trong đó có cả sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Đây là hệ thống cung cấp 54% lượng thịt, 90 %lượng sữa cho toàn thế giới. Đây cũng là hệ thống chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ ở các nước đang phát triển. Hệ thống chăn thả là hệ thống chăn nuôi mà trên 90 % thức ăn cho vật nuôi được cung cấp từ đồng cỏ, bãi chăn thả… dưới 10% còn lại được cung cấp từ các cơ sở khác. Các hệ thống này chỉ cung cấp được cho thế giới 9% tổng sản phẩm thịt toàn cầu, nhưng là nguồn thu nhập chính của trên 20 triệu gia đình trên thế giới. d. Xu hướng phát triển Có một xu thế đáng chú ý, đó là chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt công nghiệp đang bị giảm mạnh tại phương tây (do những hậu quả nặng nề về môi trường và xã hội) thì lại đang bùng lên, phát triển mạnh ở châu Á, nơi mà các nhà chăn nuôi có thể tiến hành kinh doanh theo phương thức ấy mà ít bị can thiệp bởi các cá nhân và phong trào phản đối về sự vi phạm quyền lợi động vật và tàn phá môi trường. Ở Trung Quốc cũng như nhiều nước đang phát triển khác, người ta đã cơ bản chuyển từ sản xuất tại các nông trại truyền thống, chăn thả nhỏ lẻ sang trang trại quy mô lớn, gần 60 % trứng của Trung Quốc sản xuất năm 2005 đã được sản xuất trong các trang trại có từ 500 mái đẻ trở lên. Ở các nước đang phát triển, các trang trại chăn nuôi lớn chủ yếu nằm trong các khu vực gần hay ngay trong các thành phố lớn, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, đây cũng là thách thức lớn của thế kỷ 21. Trong thời gian gần đây, trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều bệnh dịch mới, điển hình là dịch cúm gia cầm, cúm lợn, tai xanh, bò điên…chúng lây lan rất nhanh trong điều kiện chăn nuôi chật chội, tập trung đông đúc. Việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan trong các trang trại công nghiệp đã làm cho hiện tượng nhờn thuốc trở nên phổ biến. Ở Hoa Kỳ, ngành chăn nuôi tiêu thụ đến 70% tổng lượng thuốc kháng sinh hàng năm. Từ giữa tháng 11/2003 đến tháng 2/2004, ở Thái Lan, để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm, người ta đã hủy diệt của gần một nửa trong tổng số đàn gà đẻ 30 triệu con của nước này. Ngành chăn nuôi đang thải ra 18 % lượng khí gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse gas - GHG), lượng carbon dioxide do chăn nuôi thải ra cao hơn nhiều so với ngành giao thông vận tải. Bên cạnh đó, ngành này còn thải ra 37 % khí methane (làm nóng trái đất, tác hại gấp 20 lần ảnh hưởng của khí carbon dioxide), 65% nitơ oxide, một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất, hầu hết đều từ phân động vật. Phần lớn chất thải của các trang trại chăn nuôi công nghiệp đã vượt quá nhu cầu sử dụng của các trang trại trồng trọt lân cận. Kết quả là, phân, từ chỗ là một nguồn phân bón cólợi trở thành chất thải độc hại: nitrat, kim loại nặng, thuốc kháng sinh … trong phân thấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm nước bề mặt, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng. Thái Lan đã thành công khi đưa ra chính sách đánh thuế rất cao đối với những trang trại trong vùng có bán kính cách trung tâm thủ đô Bangkok 100 km, nhờ vậy, trong hơn một thập kỉ qua, số lượng gia súc trong khu vực này đã giảm đi rõ rệt. Theo Tiến sĩ Kate Rawles, trong thế kỷ 20, nhân loại đã đặt ra 3 mục tiêu để phát triển bền vững: bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Sang thế kỷ 21, được bổ sung thêm 1 mục tiêu nữa, đó là đảm bảo quyền lợi động vật (animal welfare). Nguồn: Katie Carrus, Brian Halweil, 2008 Webmaster, FAO, 2009 6
- 1.3.2. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam Bảng 3. Số lượng gia súc gia cầm của nước ta trong một số năm gần đây ĐVT: ngàn con Gia cầm Năm Trâu Bò Lợn Ngựa Dê, cừu (Ngàn con) 2004 2869,8 4907,7 26143,7 110,8 1022,8 218,2 2005 2922,2 5540,7 27435,0 110,5 1314,1 219,9 2006 2921,1 6510,8 26855,3 87,3 1525,3 214,6 2007 2996,4 6724,7 26560,7 103,5 1777,6 226,0 Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Chính phủ đã có Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Theo quyết định đó, đến năm 2010 và 2015, mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008-2010 đạt khoảng 8-9% năm; giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm; Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2010 đạt khoảng 3.200 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn chiếm 68%, thịt gia cầm chiếm 27%, thịt bò chiếm 3%; đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 65%, thịt gia cầm 31%, thịt bò 3%; đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 63%, thịt gia cầm 32%, thịt bò 4%; Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2010 đạt khoảng 7 tỷ quả và 380 ngàn tấn; đến năm 2015: khoảng 11 tỷ quả và 700 ngàn tấn; đến năm 2020: khoảng 14 tỷ quả và trên 1.000 ngàn tấn. Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người: đến năm 2010 đạt: 36 kg thịt xẻ, 82 quả trứng, 4,3 kg sữa; đến năm 2015 đạt: 46 kg thịt xẻ, 116 quả trứng, 7,5 kg sữa và đến năm 2020 đạt trên 56 kg thịt xẻ, trên 140 quả trứng và trên 10 kg sữa. Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm 2010 đạt khoảng 15%; đến năm 2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%. Đến năm 2020, tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%. Tổng đàn gà tăng bình quân trên 5% năm, đạt khoảng trên 300 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 33%. Đàn thủy cầm giảm dần còn khoảng 52-55 triệu con; đàn thủy cầm nuôi công nghiệp trong tổng đàn tăng dần, bình quân 8% năm. Đàn bò sữa: tăng bình quân trên 11% năm, đạt khoảng 500 ngàn con, trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh. Đàn bò thịt: tăng bình quân 4,8% năm, đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó bò lai đạt trên 50%. Đàn trâu: ổn định với số lượng khoảng 2,9 triệu con, nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Đàn dê cừu: tăng bình quân 7% năm, đạt khoảng 3,9 triệu con. 7
- Phần thứ nhất CHĂN NUÔI LỢN Chương 1 KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN Chăn nuôi lợn nái là một khâu rất quan trọng trong chăn nuôi lợn. Lợn nái không ch ỉ chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu đàn (số lượng đứng thứ 2 sau lợn thịt) mà còn liên quan đến đàn lợn giống hay đàn lợn thịt tạo ra. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái không ch ỉ phụ thuộc rất lớn vào từng giai đoạn sinh lý khác nhau mà còn liên quan r ất chặt chẽ đến nuôi dưỡng chăm sóc lợn con. Nội dung chính của chương này là đề cập đến đặc điểm, hoạt động của cơ quan sinh dục cái; tính năng sản xuất: phương pháp phối giống cho lợn ; đặc điểm phát triển của thai lợn; các quy luật tiết sữa và kỹ thuật chăn nuôi lợn cái ở các giai đoạn khác nhau. Với những nội dung như vậy nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản liên quan đến đặc điểm của lợn nái ở từng giai đoạn khác nhau và từ đó có thể đưa ra các quy trình nuôi d ưỡng, chăm sóc cũng như quản lý thích hợp cho các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản. 1.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ HOẠT ĐỘNG SINH DỤC CÁI CỦA LỢN 1.1.1. Thành thục sinh dục Xác định thời gian thích hợp để phối giống cho lợn cái hậu bị là hết sức quan trọng. Thời điểm phối giống có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và hiệu quả của chăn nuôi lợn nái. Nó có thể kéo dài thời gian sử dụng nái, nếu phối giống quá sớm lợn sinh sản kém, số lượng con sơ sinh ít, trọng lợn con sơ sinh thấp. Nếu phối giống quá muộn lợn dễ bị béo, chi phí thức ăn cao mà hiệu quả thấp. Khi lợn đạt đến khối lượng và tháng tuổi nhất định thì mới có sự thành thục về tính. Sự thành thục về tính là khi lợn cái có đầy đủ biểu hiện về động dục, nếu được phối giống sẽ thụ thai và đẻ con. Lợn thành thục về tính có biểu hiện cơ thể đã phát triển đầy đủ, các cơ quan sinh sản đã thể hiện rõ đặc điểm của giới. Bẹ vú phát triển và lộ rõ hai hàng vú, âm hộ to lên hồng hào, lợn có biểu hiện nhảy cưỡi lên lưng nhau. Thời gian thành thục về tính thường sớm hơn thời gian thành thục về thể vóc. Khi thành thục về tính lần đầu khối lượng của lợn rất nhỏ như cái nội chỉ đạt 10 -15 kg, cái lai ngoại nội 50 -60 kg, cái ngoại 80 – 90 kg nên chưa thể cho phối giống được. Chúng ta cần bỏ qua 1 – 2 lần động dục đầu hoặc nhiều hơn ở lợn nội mới cho phối, khi lợn đã thành thục về thể vóc. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính của lợn cái như : giống, thức ăn, khối lượng cơ thể, sự thay đổi môi trường sống,.. 1.1.2. Cơ chế điều khiển hoạt động sinh dục của lợn cái Hoạt động sinh dục của lợn cái chịu ảnh hưởng của cả yếu tố thần kinh và thể dịch (hình 1.1). Dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh, não bộ tác động đến vùng dưới đồi (hypothalamus) sản sinh ra hooc-môn giải phóng hooc-môn sinh dục GnRH (Gonadotropin Releasing Hormon). Hooc-môn này sẽ kích thích thuỳ trước tuyến yêu sản xuất ra các hooc- môn như FSH, LH và Prolactin. FSH (Follicle Stimulating Hormone): thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của noãn bao, làm cho noãn bao phân chia qua các thời kỳ khác nhau. 8
- LH (Luteinizing Hormone); Làm cho trứng chín và rụng, kích thích sự hình thành thể vàng. FSH cùng với LH kích thích sự tiết estrogen buồng trứng, hooc-môn này gây động dục ở con cái, làm cho sừng tử cung xung huyết, làm tăng cường sự phát triển của các bao tuyến vú. Prolactin; thúc đẩy sự tiết sữa, kích thích sự hoạt động của thể vàng và tiết progesteron và thúc đẩy bản năng làm mẹ. Vùng dưới đồi (Hypothalamus) GnIH Thuỳ trước tuyến yên (Hypophys) Prolactin FSH LH Buồng trứng Oestrogen Thể vàng R ụng trứng Progesteron Tuyến sữa Sừng tử cung Prostaglandin Hình 1-1. Sơ đồ cơ chế điều khiển hoạt động sinh dục của lợn nái Khi thể vàng được hình thành sau khi rụng trứng và sẽ sản sinh ra hooc-môn progesteron. Hooc-môn này cùng với estrogen thúc đẩy sự tăng sinh lớp nội mạc tử cung chuẩn bị đón hợp tử. Progesteron duy trì quá trình mang thai, kích thích tuyến vú phát triển và ức chế tuyến yên tiết FSH và LH. Khi con cái động dục thì nồng độ hooc-môn oestradiol và LH tăng lên rất cao còn hooc- môn progesteron lại giảm rất thấp. Sau khi kết thúc quá trình động dục thì trái lại progesteron tăng dần và hai loại hooc-môn trên lại có xu hướng giảm đi. Nồng độ progesteron tăng đạt đỉnh tối đa sau động dục lúc 13-14 ngày sau giảm rất nhanh do thể vàng teo biến, khi đó 9
- không còn ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH và nồng độ hai loại hooc-môn này cũng như estrogen tăng lên để chuẩn bị cho lần động dục sau. 1.1.3. Tuổi và khối lượng phối giống thích hợp Việc xác định thời gian phối giống thích hợp cho lợn cái nhằm tăng được thời gian nuôi hữu ích (giảm thời gian không sản xuất trước khi đẻ lứa đầu) mà không làm ảnh hưởng gì đến năng suất của con vật ở giai đoạn sau. Muốn đưa lợn cái vào sử dụng sớm đòi hỏi phải có các điều kiện nuôi dưỡng tốt cả trước khi phối giống cũng như khi đã có chửa. Tỷ lệ rụng trứng sẽ tăng lên từ lần động dục đầu cho đến lần thứ ba. Nếu phối cho lợn vào chu kỳ thứ ba có thể tăng được số con trên lứa song lại mất 2 chu kỳ nuôi lợn không sản xuất. Khi lợn cái đã thành thục đầy đủ về tính đồng thời với sự thành thục về thể vóc ở mức độ nhất định là lúc phối giống thích hợp nhất. Các giống lợn khác nhau có tuổi thành thục về tính và thể vóc khác nhau. Trong chăn nuôi cần chú ý chăm sóc sao cho lợn đạt khối lượng yêu cầu khi đã thành thục về tính. Sự phát triển đồng đều này giúp cho năng suất sinh sản của lợn nái tốt hơn. Lợn cái hậu bị khi đã gần đạt khối lượng phối giống, nên chuyển đến nuôi gần chuồng lợn đực để kích thích lợn động dục. Khối lượng phối giống thích hợp của lợn nội từ 50-60 kg, lợn lai khoảng 80-90 kg và của lợn ngoại từ 100 đến 110 kg. Theo khuyến cáo ở Pháp đối với các giống Yorkshire Large White, Landrace hay lợn lai thì nên phối lúc khối lượng cơ thể 110-115 kg vào lúc 7 tháng tuổi là hợp lý. Hiện nay theo quy trình chăn nuôi lợn ngoại ở Việt Nam cũng áp dụng phối giống cho lợn cái lần đầu khi đạt 110 kg vào khoảng 7 đến 8 tháng tuổi. 1.2. PHƯƠNG PHÁP PHỐI GIỐNG CHO LỢN CÁI 1.2.1. Chu kỳ động dục của lợn cái Chu kỳ động dục của lợn cái là thời gian từ khi bắt đầu động dục lần này đến lần động dục lần sau. Khoảng thời gian đó thường từ 18 – 21 ngày (19,1 ± 1,77, chi ếm 94,5 số chu kỳ). Lợn cái hậu bị thường có chu kỳ động dục ngắn hơn từ 17 đến 18 ngày đôi khi còn ngắn hơn nữa (ITP, 2000). Thời gian này giữa các giống khác nhau thì không có sự khác nhau nhưng tuổi và chế độ chăm sóc có ảnh hưởng tương đối rõ. Như lợn còn non thời gian chu kỳ động dục ngắn hơn lợn trưởng thành như lợn Móng Cái 1 năm tuổi chu kỳ động dục khoảng 15 -17 ngày, trưởng thành 18 – 20 ngày. Chu kỳ động dục của lợn cái được chia thành 4 giai đoạn như sau : - Giai đoạn trước động dục Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ động dục, nó xuất hiện đầy đủ các hoạt động về sinh lý. Giai đoạn này tính hưng phấn chưa cao, niêm dịch ở đường sinh dục chảy ra nhiều nhất, lợn bắt đầu xuất hiện tính dục. - Giai đoạn động dục Trong giai đoạn này những biến đổi về bên ngoài cơ thể trong giai đoạn trước động dục càng thể hiện rõ dàng hơn. Âm hộ xung huyết, niêm mạc trong suốt, niêm dịch chảy ra nhiều. Cuối giai đoạn này lợn hưng phấn cao độ, lợn ở trạng thái không yên tĩnh, ăn uống giảm rõ rệt, chạy, kêu phá chuồng, đứng ngẩn ngơ, nhảy lên lưng con khác. Thích gần con đực, xuất hiện các tư thế của phản xạ giao phối: hai chân sau dạng ra, đuôi cong về một bên. Những dấu hiệu này thường biểu hiện ở lợn nội rõ ràng hơn lợn ngoại. Thời gian của giai đoạn động dục phụ thuộc vào tuổi, giống, chế độ chăm sóc quản lý. 10
- - Giai đoạn sau động dục Đặc điểm của giai đoạn này là toàn bộ cơ thể và cơ quan sinh dục dần dần được khôi phục về trạng thái sinh lý bình thường. Tất cả các phản xạ động dục, tính hưng phấn cũng dần dần mất hẳn, lợn chuyển sang yên tĩnh. - Giai đoạn yên tĩnh Đây là giai đoạn dài nhất, lợn trở nên yên tĩnh hoàn toàn, các cơ quan sinh dục trở về bình thường. Giai đoạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào lứa tuổi và giống. Trong thực tế ta còn gặp các trường hợp lợn cái động dục bất thường như động dục thầm lặng (silent) và hiện tượng lưỡng tính. Động dục thầm lặng là hiện tượng lợn đến thời kỳ động dục nhưng không có các biểu hiện động dục rõ ràng, không bỏ ăn hoặc kêu rít… làm cho người chăn nuôi rất khó nhận biết lợn động dục. Chu kỳ thường kéo dài từ 36 – 45 ngày (Burger cho biết hiện tượng này chiếm 1,49% của các chu kỳ). Hiện tượng lưỡng tính ở lợn cái cũng có thể gặp. Trường hợp này cơ quan sinh dục bên ngoài của lợn cái bình thường, nhưng có những hành động giới tính thường xuyên, đây thường là những con lợn bị rối loạn về hooc-mon sinh dục. Lợn cái thường có biểu hiện nhảy lên lưng con khác, nhất là con đực, nhưng không hoặc ít khi cho con đực nhảy lên. Cần phát hiện ra những con này để loại bỏ sớm, hạn chế sự ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. 1.2.2. Thời điểm phối giống cho lợn cái Căn cứ vào chu kỳ động dục, thời gian rụng trứng và thời gian sống cũng như thời gian cần thiết để tinh trùng vận động đến vị trí thích hợp trong ống dẫn trứng để xác định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn cái. Thời gian rụng trứng của lợn cái thường bắt đầu vào khoảng 16 giờ sau động dục và có thể kéo dài đến 70 giờ. Tỷ lệ trứng rụng trong thời gian động dục kể từ 0 giờ chịu đực như sau : Từ 16 – 21 giờ tỷ lệ rụng tứng khoảng 17 -18% Từ 21 – 31 giờ tỷ lệ rụng trứng khoảng 46 – 47% Từ 31 – 41 giờ tỷ lệ rụng trứng khoảng 93 – 94% Trong thực tế khó có thể nhận biết được thời gian bắt đầu động dục nên ta phải căn cứ vào trạng thái thần kinh của lợn cái khi động dục. Khi lợn chuyển sang trạng thái nằm lì và âm hộ bắt đầu héo đi, có mầu xẫm, dịch âm hộ keo dính và đặc các biểu hiện này thường là vào cuối ngày thứ 2 kể từ khi lợn bắt đầu có biểu hiện động dục. Ta có thể dùng đực thí tình để phát hiện khi nào lợn chịu cho nhảy thì ta phối giống. Việc dùng lợn đực thí tình có thể phát hiện được chính xác 100% số lợn nái động dục. Thông thường thời gian cần thiết để tinh trùng vận động đến điểm thụ tinh thích hợp là 2-3 giờ, và tinh trùng cũng cần có thời gian để thực hiện những biến đổi nhất định để có thể thụ tinh được. Bởi vậy tốt nhất là phối trước 8-12 giờ trước khi trứng rụng. Đối với lợn hậu bị giống ngoại phối giống lần đầu vào 12 giờ tính từ 0 giờ chịu đực và sau 12 giờ cho phối lại. Còn đối với lợn nái ngoại đã đẻ 1 lứa ta phối muộn hơn tức vào 24 giờ sau 0 giờ chịu đực và sau đó 12 giờ lại cho phối tiếp (hình 1.2). 11
- Hình 1-2. Thời điểm phối giống thích hợp ở lợn Hiện nay trong thực tiễn người ta thường sử dụng phương pháp phối nhiều lần, nhất là trong thụ tinh nhân tạo, lần trước cách lần sau khoảng 12 giờ và có thể phối tới 3 lần cho một lợn nái khi động dục nhất là lợn nái ngoại. Việc phối giống nhiều lần cho một lợn nái vào thời điểm động dục không chỉ có thể tăng được tỷ lệ thụ thai từ 5-8% mà có thể tăng được khoảng 0,4 con/lứa (ITP, 2000). 1.2.3. Phương pháp phối giống Có hai phương pháp phối giống cho lợn đó là phối trực tiếp và thụ tinh nhân tạo. Thụ tinh nhân tạo là một bước tiến trong phối giống cho gia súc, nó đã góp phần nâng cao kết quả thụ thai ở lợn nái, lợn con đẻ ra khoẻ mạnh. Khi tiến hành thụ tinh nhân tạo cần phải đưa tinh quản vào qua cổ tử cung nhằm nâng cao tỷ lệ thụ thai do tăng được tỷ lệ sống cũng như sức sống của tinh trùng trong đường sinh dục cái. Ưu điểm của thụ tinh nhân tạo - Giảm được số lượng lớn đực giống 8 – 10 lần so với cho lợn phối trực tiếp, tiết kiệm được thức ăn, chuồng nuôi, công lao động để chăn nuôi lợn đực giống…. - Nâng cao chất lượng đàn giống nhanh hơn nhờ vào chọn lọc được đực giống ưu tú nhân lên được nhiều lần. - Rút ngắn được khoảng cách phối giống, có thể vận chuyển được tinh đi xa, từ vùng này qua vùng kia, từ nước này sang nước khác. - Hạn chế lây truyền các bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục do lợn đực và lợn cái giao phối trực tiếp với nhau gây ra. - Tránh được các ảnh hưởng stress do đực giống nhảy trực tiếp, hoặc do phải vận chuyển đực giống đi xa. Khắc phục được tình trạng lợn đực quá to mà lợn cái quá nhỏ khi cho phối giống. Nhược điểm của thụ thinh nhân tạo. - Giảm tính hưng phấn của lợn cái, nên có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thu thai 12
- - Đòi hỏi kỹ thuật viên cần có trình độ kỹ thuật, có phương pháp khai thác tinh và thụ tinh đúng kỹ thuật - Cần phải có các trang thiết bị, giá nhảy, khai thác tinh, cần có thời gian tập luyện tạo thói quen cho đực giống. Tuy nhiên kết quả của thụ tinh nhân tạo còn phụ thuộc vào chất lượng tinh dịch, cách bảo quản tinh dịch…. Những chú ý khi phối giống cho lợn nái - Cần phối giống ở nơi yên tĩnh: nếu cho lợn nái được phối giống tại chuồng lợn đực hoặc chỗ phối giống sẽ tốt hơn tại chuồng lợn nái. Nếu lợn đực quá to phải có giá đỡ nếu không ảnh hưởng đến lợn nái và có như vậy lợn đực mới xuất hết tinh dịch. - Trước khi phối : rửa sạch âm hộ - Sau khi phối: nếu lợn nái được nuôi thành đàn nên để lợn nái vào nơi có thể tránh được những con khác cắn đuôi hay nhảy lên nó có thể gây chết phôi. - Không nên cho phối với những lợn đực khai thác quá mức, như vậy có thể nồng độ tinh trùng ít. - Sau khi phối, phải ghi lại ngày phối và đực phối để tiện theo dõi. 1.3. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN CÁI 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái a) Khả năng sinh sản Khả năng sinh sản của lợn nái là chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế hết sức quan trọng, nó phản ánh phẩm chất giống của con nái và kỹ thuật chăn nuôi. Khả năng sinh sản của lợn nái được đánh giá theo các chỉ tiêu sau. + Số con sơ sinh trên ổ Đây là chỉ tiêu rất quan trọng nó phản ánh khả năng đẻ nhiều con hay ít con của giống, đồng thời phản ánh chất lượng tinh dịch, kỹ thuật thụ tinh của kỹ thuật viên và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng nái chửa. Trong vòng 24h sau khi đẻ ra, lợn con chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Những lợn con được sinh ra mà bị yếu, phát triển không cân đối dễ bị chết ngay sau khi sinh ít thời gian, thường là do kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái kém. Ngoài ra yếu tố ngoại cảnh có tác động rất lớn đến số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ vì đây là lúc lợn con thay đổi hoàn toàn môi trường sống, từ trong bụng mẹ tất cả trao đổi chất đều thông qua nhau thai, nay chuyển sang môi trường sống mới hoàn toàn khác. Lợn con chưa thích nghi kịp thời nên chưa nhanh nhẹn, dễ bị mẹ đè chết, hoặc lợn mẹ đẻ vào ban đêm không có sự can thiệp kịp thời của kỹ thuật viên nên lợn dễ bị chết rét vào mùa lạnh, hay chết ngạt do không bóc tách kịp thời màng bọc…. Trong thực tế số lợn con đẻ ra thường có một số loại như sau : - Thai non Loại thai phát triển không hoàn thiện có thể do lợn mẹ bị ốm hoặc có các tác động của hoá chất làm cho lợn con phát triển không hoàn thiện mặc dù đã kết thúc giai đoạn chửa. Loại thai non này đã chết trong thời gian lợn nái đang mang thai hoặc chết trước khi sinh ra. Nguyên nhân có thể do lợn bị bệnh nhiễm trùng như lepto, bệnh giả dại hoặc do thiếu chất dinh dưỡng… - Thai gỗ Là loại thai đã chết trong tử cung lúc 35 – 90 ngày tuổi, thai chết ở giai đoạn này thường không gây sẩy thai mà các bào thai chết thường khô cứng lại. Các thai không được 13
- cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng do nhau thai phát triển không đầy đủ, hoặc các thai bị nhiễm virut: Enterovirus, Parvovirus. Lợn nái bị nhễm Parvovirus lúc chửa được 70 ngày thì gây ra thai gỗ, lợn cái hậu bị cần được nuôi cách ly, tiêm phòng đầy đủ, chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ hạn chế được bệnh. - Lợn con đẻ ra còn sống Là những con khi sinh ra sống, trong số này sẽ có một số con nào đó chết trong 24h, do các lý do khác nhau do mẹ đè chết, do chết rét, chết ngạt …. Như vậy số con sơ sinh còn sống đến 24h sẽ bằng số con đẻ ra sống trừ đi số con chết trong 24h. Tỷ lệ sống được tính theo công thức sau: S ố con sơ sinh sống đến 24h Tỉ lệ sống (%) = x 100 Số con đẻ ra sống Số lợn con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ sẽ là những nguyên nhân làm giảm số lượng lợn con sơ sinh sống đến 24h. Tuy nhiên trong thực tế việc xác định tỷ lệ sống thường được tiến hành ngay sau khi đẻ tức căn cứ vào số con đẻ ra con sống chứ không phải đợi tới 24 giờ sau đẻ vì có tới 70% số lợn nái đẻ vào ban đêm nên rất khó khăn trong việc xác định vào lúc 24 giờ sau khi đẻ. + Số lợn con cai sữa trên lứa Là số lợn con còn sống cho đến khi cai sữa mẹ. Thời gian cai sữa dài ngắn là tuỳ thuộc vào trình độ kỹ thuật chế biến thức ăn cho lợn con, tuỳ thuộc vào các giống lợn khác nhau. Ngày nay với công nghệ chế biến thức ăn tiên tiến, người chăn nuôi có thể cai sữa cho lợn con sớm ở 21, 28 và 35 ngày tuổi. Tách lợn con ra khỏi lợn mẹ sớm sẽ giảm tỷ lệ hao hụt của nái, lợn nái nhanh động dục trở lại và từ đó tăng số lứa đẻ trên năm. Tuy nhiên cai sữa sớm cho lợn con không dễ, cần phải có thức ăn phù hợp với khả năng tiêu hoá hạn chế của lợn con vào thời từng điểm, giúp lợn con sinh trưởng và phát triển bình thường mà không cần sữa mẹ. Số lợn con cai sữa trên lứa là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng, quyết định Năng suất của chăn nuôi lợn, nó phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ và việc áp dụng quy trình tiêm phòng ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh cho lợn. Tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa được tính : Số con sống đến cai sữa Tỉ lệ nuôi sống (%) = x 100 S ố con để lại nuôi Trong một ổ lợn nếu số lợn con sinh ra nhiều, để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của lợn con, thường người ta chỉ để lại số con nuôi bằng số vú lợn mẹ có. Số con để lại nuôi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đàn con, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Tuy nhiên, mục tiêu của con người là tăng số lợn con cai sữa của mỗi lợn nái trong năm bởi vậy những lợn nái đẻ nhiều con luôn là một chỉ tiêu mong muốn lựa chọn và cố gắng tối đa hoá số con để nuôi. + Số con cai sữa/nái/năm Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Chỉ tiêu này không chỉ phụ thuộc vào số lợn con đẻ ra, số lợn con để nuôi mà còn phụ thuộc vào thời gian cai sữa cũng như tỉ lệ nuôi sống lợn con. Bởi vậy trong chăn nuôi lợn nái luôn phải quan tâm đến chỉ tiêu này. 14
- + Chất lượng đàn con Đánh giá chất lượng đàn con là một trong những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. - Khối lượng sơ sinh Là khối lượng lợn con được cân ngay sau khi đẻ ra và chưa cho bú sữa đầu. Thường lợn con sau khi đẻ ra được cắt rốn và lau khô rồi cân luôn. Khối lượng sơ sinh toàn ổ phản ánh khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăm sóc chăn nuôi lợn nái mang thai của người chăn nuôi. Việc cân khối lượng sơ sinh lợn con là cần thiết để có kế hoạch chăm sóc cũng như chọn lọc sau này. - Khối lượng cai sữa Khối lượng cai sữa là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi con của lợn mẹ và kỹ thuật sử dụng thức ăn cho lợn con. Khối lượng cai sữa được cân vào ngày cai sữa trước khi cho ăn. Bởi vậy, khối luợng cai sữa phụ thuộc rất lớn vào ngày tuổi của lợn con khi cai sữa. Ngày nay, với việc chế biến ra thức ăn tập ăn phù hợp cho lợn con, với nhiều chủng loại có chất lượng cao và rất đa dạng, đã giúp cho việc cai sữa cho lợn con sớm hơn. Hiện tại nhiều cơ sở bắt đầu tập cho lợn con ăn ngay từ tuần tuổi thứ nhất và cai sữa khi lợn con ở 3 đến 4 tuần. Khối lượng lợn con cai sữa rất quan trọng vì nó là nền tảng và điểm xuất phát cho con giống khi chuyển sang nuôi ở giai đoạn tiếp theo. Việc cân khối lợn con ở thời gian cai sữa có thể giúp cho người chọn giống căn cứ để gây thành lợn giống hậu bị hay không. - Tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con Đây là chỉ tiêu nói lên khả năng kỹ thuật chăm sóc của người nuôi dưỡng và kỹ thuật nuôi con của lợn mẹ. Người chăn nuôi cần phải cân khối lượng sơ sinh của lợn con sau đó có hướng chăm sóc ưu tiên cho các con nhỏ, khi cố định đầu vú cần cố định những con nhỏ ở vú phía trước ngực, ở đây vú thường nhiều sữa hơn. Tỷ lệ đồng đều được tính bằng tỷ lệ phần trăm về khối lượng giữa cá thể nhỏ nhất so với cá thể lớn nhất trong đàn. Sự chênh lệch khối lượng giữa hai cá thể này càng ít thì tỷ lệ đồng đều càng cao. b) Khả năng tiết sữa Khả năng tiết sữa của lợn mẹ là chỉ tiêu nói nên khả năng nuôi con của lợn mẹ, đặc điểm của giống và kỹ thuật chăm sóc của người chăn nuôi. Để ước tính khả năng sản xuất sữa của lợn nái ta có hai cách: Cách thứ nhất: tiến hành cân lợn con vào các thời điểm khác nhau rồi dựa vào công thức để ước tính sản lượng sữa. Cách này căn cứ vào khối lượng lợn con tăng lên trong tháng thứ nhất sau đẻ và số ki-lô-gam sữa cần thiết để tạo ra 1 kg lợn con. Hiện nay cách này ít được sử dụng do lợn con thường được tập cho ăn sớm và cai sữa sớm. Cách thứ hai: đánh giá khả năng tiết sữa của lợn nái dựa vào khối lượng toàn ổ lợn con lúc 21 ngày. Sở dĩ dựa vào thời gian này là do thông thường lượng sữa tiết ra của lợn nái tăng dần sau khi đẻ và đạt cao nhất vào tuần thứ ba sau đẻ sau đó có xu hướng giảm dần. Bởi vậy khối lượng lợn con ở giai đoạn này phụ thuộc chính vào số lượng cũng như chất lượng sữa tiết ra. Hơn nữa việc đo chỉ tiêu này cũng rất đơn giản để có thể xác định được khả năng tiết sữa của lợn nái. 1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái Năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và nó không chỉ được quyết định bởi lợn nái mà còn tác động rất lớn của các yếu tố bên ngoài. Những yếu tố bên ngoài vừa liên quan trực tiếp đến lợn nái lại vừa liên quan đến lợn con. Sơ đồ biểu diễn các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái được thể hiện trong hình 1.3. 15
- Hình 1- 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản lợn nái Như vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái trong đó có những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn như yếu tố giống, thời gian cai sữa cho lợn con,… a) Yếu tố di truyền Yếu tố di truyền trước hết liên quan đến giống. Giống là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái. Các giống lợn nái khác nhau có khả năng sinh sản rất khác nhau. Sự khác nhau này không chỉ liên quan đến số con đẻ ra mỗi lứa, khối lượng lợn con mà còn khác nhau cả ở khả năng mắn đẻ. Hầu hết những giống cải tiến đều có khả năng mắn đẻ cao hơn tức số lứa trên năm cao so với những giống địa phương chưa được cải tiến.. Các giống lợn có thể được xếp thành bốn nhóm chính như sau (Legault, 1985): - Các giống lợn đa dụng như giống Landrace, Yorkshire vừa có khả năng sinh sản khá vừa có khả năng cho thịt cao. - Các giống chuyên dụng “dòng mẹ” điển hình là các giống lợn nguyên chủng của Trung Quốc (Meishan chẳng hạn) có khả năng sinh sản cao nhưng khả năng sản xuất thịt bị hạn chế. - Các giống chuyên dụng “dòng bố” như giống Pietrain, Landrace Bỉ, Hamshire có khả năng cho thịt cao nhưng khả năng sinh sản lại hạn chế. - Các giống địa phương nói chung là cả khả năng sinh sản và cho thịt đều hạn chế nhưng có ưu điểm là khả năng thích nghi cao với điều kiện địa phương. Việc chọn lọc cũng nhằm vào tăng tiến bộ di truyền về khả năng sinh sản. Chọn lọc chính là nâng cao số lượng gen tốt và hạn chế những gen không mong muốn. Theo Jiang (1995), gen là nguyên nhân làm biến đổi khối lượng buồng trứng, số lượng nang trứng, số nang trứng chưa thành thục, số nang trứng chin, tỷ lệ trứng rụng và số phôi thai. 16
- b) Những yếu tố liên quan đến số lợn con đẻ ra Thông thường số lợn con đẻ ra không bao giờ bằng với số trứng rụng, thậm chí chỉ bằng 40-50%. Bởi vậy, trong chăn nuôi ta phải hạn chế đến mức thấp nhất sự khác biệt này. Có một số yếu tố gây ra sự khác biệt này như sau : Tỷ lệ giữa số trứng được thụ tinh so với số trứng rụng Số lượng trứng rụng rất thay đổi, thường biến động từ 10-25 trứng ở mỗi lần động dục và số trứng rụng trung bình khoảng 16 trứng. Có một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến số trứng rụng như: giống, điều kiện chăn nuôi,... Điều kiện chăn nuôi có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu này như khi lợn đang ở giai đoạn chờ phối nếu được cho ăn mức năng lượng cao (Flushing) có thể làm tăng số lượng trứng rụng, nhất là đối với những con chưa đẻ lần nào cũng như những lợn nái cho ăn không đủ vào thời kỳ tiết sữa. Tuy nhiên nếu cho lợn ăn khẩu phần bất cân bằng hay ăn quá tự do vào thời kỳ lợn hậu bi sinh trưởng có thể làm chậm sự thành thục về tính và trong một số trường hợp có hiện tượng cơ quan sinh dục bị trẻ mãi (không phát triển). Tỷ lệ giữa số trứng thụ tinh/số trứng rụng thường đạt trên 90%. Tỷ lệ này chịu ảnh hưởng bởi : thời điểm thụ tinh (phát hiện động dục), chất lượng tinh dịch và một số bệnh nhiễm trùng tại chỗ (viêm tử cung, âm đạo,...). + Tỷ lệ tiêu phôi Hiện tượng tiêu phôi là số trứng đã thụ tinh bị mất trước khi bám chặt được vào tử cung, tức trước 25 ngày chửa đầu. Tỷ lệ này có thể lên tới 25%. Để có thể duy trì việc có chửa thì tối thiểu cần có 4-5 trứng đã thụ tinh trong vòng 15 ngày đầu. Hiện tượng này mặc dù chưa rõ lắm nhưng hình như khoảng trống của tử cung có liên quan đến tỷ lệ tiêu phôi. Nó không chỉ liên quan đến dung tích cơ quan sinh dục hay chiều dài của sừng tử cung mà còn liên quan đến vùng cần thiết để các phôi bám vào cũng như sự cạnh tranh giữa các phôi như là một yếu tố sinh học trong sừng tử cung là cần thiết cho sự phát triển của phôi. Sự xuất hiện của các phôi bất thường, cho ăn quá nhiều, nhiệt độ bên trong, bên ngoài quá cao cũng là những nguyên nhân dẫn đến tiêu phôi. Đôi khi tất cả các phôi đã bị tiêu nhưng ta vẫn nghĩ rằng lợn đang chửa (chửa giả) đó là do thể vàng tồn lưu. + Tỷ lệ phôi chết Sau 35 ngày chửa thì quá trình cố định can-xi trong xương bắt đầu. Trong các trường hợp chết về sau này, lợn con bị gỗ hoá hay bị phân huỷ. Trường hợp chết toàn bộ đó là xảy thai. Có thể có tới 15% số phôi chết ở giai đoạn này là do những nguyên nhân sau : - Điều kiện chăn nuôi kém - Chấn thương, xô xát trong đàn - Nhiễm trùng, viêm tử cung - Nhiễm vi rút: Bệnh đóng dấu, SMEDI, v.v - Bị nhiễm độc thức ăn mycrotoxin + Tỷ lệ sảy thai Về khía cạnh chăn nuôi thì do lợn nái có hiện tượng động dục bất thường, số con quá ít, thai gỗ hay bị sảy thai là những biểu hiện khác nhau nhưng cùng do các nguyên nhân dẫn đến. Các tác động khác nữa như bị tấn công dồn ép,... cũng dẫn đến hiện tượng sảy thai. Về khía cạnh bệnh lý thì sảy thai có thể là do các bệnh truyền nhiễm khác nhau hay cũng có thể có nguồn gốc khác: - Bệnh truyền nhiễm chung: Bệnh đóng dấu (Rouget); bệnh dịch tả (Peste porcine); bệnh Aujesky; bệnh nở mồm long móng (Fievre Aphteuse); bệnh Pyobacillose và Streptococcie; - Bệnh truyền nhiễm ở cơ quan sinh dục: Leptospirose, Brucellose, Pavrovirus 17
- - Bệnh không phải truyền nhiễm: các chấn thương, xô xát trong đàn, phản ứng khi được chữa trị. + Chết lúc sơ sinh Thông thường hiện tượng lợn con chết lúc sơ sinh chủ yếu liên quan đến hiện tượng đẻ khó do: - Do chưa đủ thói quen làm mẹ và thiếu bình tĩnh - Thời gian đẻ quá dài. Hiện tượng này thường rất phổ biến ở những lợn nái già, lợn nái bị táo bón và những con quá béo. c) Thời gian cai sữa cho lợn con Thời gian cai sữa là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái do liên quan đến số lứa của lợn nái hàng năm và một phần liên quan đến số con đẻ ra mỗi lứa. Trong chăn nuôi lợn nái để tăng số lứa thì biện pháp áp dụng chủ yếu là tiến hành cai sữa sớm cho lợn con. Thời gian cai sữa tuỳ thuộc vào điều kiện chăn nuôi và chăm sóc của từng cơ sở. Tuy nhiên nếu cai sữa quá sớm cũng có thể làm ảnh hưởng đến thời gian động dục trở lại và số con đẻ ra ở lứa tiếp theo. Theo một số tác giả thì khi cai sữa quá sớm trước 3 tuần tuổi có thể làm cho số con đẻ ra ở lứa tiếp theo bị giảm. Nếu giảm thời gian cai sữa từ 20 ngày xuống 15 ngày có thể làm giảm số con đẻ ra trên lứa ở lứa tiếp theo là 0,2 con (Ian Gordon, 2004). Điều này là do trong cơ thể lợn nái lượng hooc-môn prolactin còn cao và hàm lượng estrogen thấp dẫn đến tính hưng phấn không cao và số trứng rụng thấp. Ngoài ra, sau khi đẻ thì lợn nái cũng cần một thời gian nhất định để cho cơ quan sinh dục phục hồi trở lại bình thường. Điều này thể hiện mối tương quan giữa số trứng rụng và số ngày sau đẻ. Nếu cai sữa trước 2 tuần số trứng rụng sẽ rất thấp. Số lần phối Số lần phối không chỉ liên quan đến tỷ lệ thụ thai mà liên quan cả đến số con đẻ ra. Thông thưòng nếu tăng số lần phối giống khi con cái động dục sẽ tăng tỷ lệ thụ thai và tăng số con đẻ ra. Bởi vì lợn là loài đa thai, thời gian rụng trứng dài nên nếu phối nhiều lần sẽ tăng được tần số gặp nhau giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái từ đó làm tăng tỷ lệ thụ thai cũng như số con đẻ ra. d) Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con Do năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá bằng số lượng hay khối lượng lợn con tại thời điểm cai sữa cho nên kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản của lợn nái. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở hai chỉ tiêu chính đó là: tỷ lệ chết của lợn con trong giai đoạn bú sữa và mức tăng trưởng của lợn con. e) Tuổi và lứa đẻ Tuổi lợn nái liên quan trực tiếp đến số lứa đẻ. Thông thường số con đẻ ra mỗi lứa tăng dần từ lứa 1 lên lứa 2-3 và ổn định cho đến lứa 6-7 và sau đó có chiều hướng giảm đi (Koketsu và CS, 2000). Số con bị giảm chủ yếu liên quan đến tỷ lệ chết phôi tăng ở các lứa về sau chứ không phải do số trứng rụng bị giảm. Ngoài ra số con đẻ ra còn sống ở lứa đầu thấp còn do lợn nái thường sợ hãi khi đẻ và tỷ lệ thụ thai thấp, tỷ lệ chết thai cao (Katjia và CS, 2003). f) Mùa vụ Mùa vụ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái thông qua số con đẻ ra (Gaustad-Aas và CS, 2004). Trong điều kiện nhiệt độ cao của mùa hè sẽ làm giảm khả năng thu nhận thức ăn của lợn nái, tỷ lệ hao hụt sẽ tăng từ đó làm kéo dài thời gian động dục trở lại sau cai sữa. Khi nuôi lợn nái trong điều kiện nhiệt độ cao còn làm giảm tỷ lệ thụ thai, giảm sức sống của bào thai (Pistoni, 1997). 18
- 1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA BÀO THAI LỢN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ CHẾT PHÔI 1.4.1. Đặc điểm phát triển của thai lợn a) Nhận biết lợn nái chửa Việc chẩn đoán sớm lợn nái chửa có ý nghĩa rất quan trọng bởi những lý do sau: - Chẩn đoán nái có thai là công việc cần thiết khi nuôi nái chửa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi nái sinh sản. - Chẩn đoán nái có thai để có chế độ nuôi phù hợp do chế độ dinh dưỡng của lợn nái ở giai đoạn mang thai cũng khác với các giai đoạn khác. Hơn nữa, khi lợn có thai và lợn không có thai sẽ có chế độ chăm sóc khác nhau. Lợn nái chửa thường được nuôi ở khu chuồng riêng, nhằm đảm bảo thai phát triển bình thường và sức khoẻ cho lợn mẹ, tránh tình trạng bệnh lý cho cả lợn mẹ lẫn bào thai. - Phát hiện nái sinh sản có bị bệnh hay không để có can thiệp kịp thời, trong trường hợp lợn bị bệnh về đường sinh dục không thể sinh sản được cần loại thải giảm chi phí trong chăn nuôi nái sinh sản. b) Phương pháp chẩn đoán nái có thai + Những thông tin cần tìm hiểu về lợn nái Trước khi tiến hành chẩn đoán cần phải nắm rõ một số thông tin sau : - Thời gian phối giống cho lợn lần cuối cùng, số lần phối - Tình hình phối giống và quá trình sinh đẻ của những lần trước - Sau khi phối giống lợn có động dục trở lại không - Về tiền sử lợn có bị bệnh về đường sinh dục không - Tình hình nuôi dưỡng lợn nái. + Những phương pháp chẩn đoán nái có thai Phát hiện nái có thai dựa vào những biểu hiện của nái, ngoài ra căn cứ vào 2 phương pháp sau - Phương pháp chẩn đoán trên lâm sàng : Phương pháp này chủ yếu dựa vào biểu hiện nói chung của lợn nái khi mang thai để chuẩn đoán có chửa hay không. Quan sát bên ngoài: Khi quan sát bên ngoài thấy lợn nái có thai thường xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi; thành bụng, tuyến sữa phát triển to lên, bè ra. Hiện tượng này có thể quan sát rõ ở thời kỳ chửa kỳ 2. Dùng lòng bàn tay sờ nắn vào một bên thành bụng ở hai hàng vú phía sau cùng. Phương pháp này có thể sờ nắn được bào thai khi lợn nằm về phía bên phải và vào thời gian có thai cuối tháng thứ 3. Đối với lợn nuôi dưỡng tốt, mỡ thành bụng quá dày thì sờ nắn vào thai khó khăn và kém chính xác. Mặt khác, lợn có thai kỳ cuối thường xuất hiện những dấu hiệu như yên tĩnh ăn uống tốt và ngủ ngon, bụng phát triển to lên. Cuối thời gian có thai âm hộ phát triển to, sung huyết, núm vú và bầu vú phát triển lớn hơn. - Chẩn đoán lợn cái có thai dựa vào lợn đực giống Đây là phương pháp đơn giản và khá chính xác nhằm để xác định xem lợn cái có động dục trở lại hay không. Nếu không có biểu hiện động dục trở lại ta có thể nghĩ rằng lợn cái đã có chửa. Đối với lợn nái đã có chửa kết quả có thể cho là 100% (rất ít trường hợp đã có chửa rồi lại động dục trở lại). Còn trường hợp lợn nái không có chửa thì tuỳ theo cách phát hiện mà đem lại kết quả khác nhau (Bảng 6.4). 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò (ĐH Nông nghiệp I HN) - Tài liệu tham khảo
3 p | 1276 | 256
-
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò (ĐH Nông nghiệp I HN) - Chương 10
20 p | 392 | 184
-
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi: Phần 2 - NXB Hà Nội
114 p | 399 | 164
-
Giáo trình Vệ sinh gia súc: Phần 2 - NXB Nông Nghiệp
87 p | 408 | 88
-
Từ điển Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản - NXB Nông nghiệp
329 p | 180 | 45
-
GIÁO TRÌNH HỌC KINH TẾ THỦY SẢN
264 p | 186 | 42
-
Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 8
20 p | 109 | 31
-
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
44 p | 66 | 18
-
Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956 - 2006)
160 p | 108 | 17
-
Giáo trình Vệ sinh gia súc
4 p | 141 | 15
-
Chuyên đề rối loạn trao đổi chất - ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
45 p | 89 | 12
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi - Mai Thị Thanh Nga (chủ biên)
86 p | 27 | 10
-
Giáo trình Vi sinh vật & bệnh truyền nhiễm - Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc
126 p | 34 | 9
-
Giáo trình Chăn nuôi chuyên khoa - Trường Cao Đẳng Lào Cai
144 p | 54 | 7
-
Giáo trình Vi sinh đại cương (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
142 p | 24 | 6
-
Giáo trình Bệnh ngoại & sản khoa trên ngựa - Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc
43 p | 37 | 5
-
Nhiều sản phẩm KH&CN lĩnh vực chăn nuôi được chuyển giao thành công vào sản xuất
3 p | 19 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn