intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vi sinh vật & bệnh truyền nhiễm - Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

35
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Vi sinh vật & bệnh truyền nhiễm được biên soạn dùng cho chương trình đào tạo trung cấp nghề chăn nuôi thú y. Giáo trình bao gồm các kiến thức cơ bản về vi sinh vật và các bệnh truyền nhiễm trên vật nuôi, giúp người học có kiến thức cơ bản về Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm, vận dụng những hiểu biết về phòng chống dịch và điều trị bệnh là cơ sở để làm nghề sau khi tốt nghiệp ra trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vi sinh vật & bệnh truyền nhiễm - Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc

  1. Giáo trình VI SINH VẬT & BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGHỀ: CHĂN NUÔI THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Vi sinh vật & bệnh truyền nhiễm được biên soạn dùng cho chương trình đào tạo trung cấp nghề chăn nuôi thú y. Giáo trình bao gồm các kiến thức cơ bản về vi sinh vật và các bệnh truyền nhiễm trên vật nuôi, giúp người học có kiến thức cơ bản về Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm, vận dụng những hiểu biết về phòng chống dịch và điều trị bệnh là cơ sở để làm nghề sau khi tốt nghiệp ra trường. Giáo trình gồm 8 chương: Chương 1. Vi sinh vật đại cương Chương 2. Vi khuẩn học chuyên khoa Chương 3: Virut học chuyên khoa Chương 4: Đại cương về bệnh truyền nhiễm Chương 5: Bệnh chung cho nhiều loài gia súc và người Chương 6: Bệnh ở loài nhai lại Chương 7: Bệnh ở lợn Chương 8: Bệnh ở gia cầm Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; phòng đào tạo; Văn bản hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ môn thú y, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành giáo trình này. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề Chăn nuôi thú y, nghề thú y. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Quảng Ninh, ngày 10 tháng 5 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Mai Thị Thanh Nga (chủ biên) 2. Mai Anh Tùng 3. Hoàng Thị Ngọc Lan 2
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .................................................................................................. 0 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 2 MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3 PHẦN I: VI SINH VẬT ..................................................................................................... 11 Chương 1. VI SINH VẬT ĐẠI CƯƠNG ........................................................................... 11 1.1. Hình thái, cấu tạo và khả năng gây bệnh của vi khuẩn. ............................................ 11 1.1.1. Hình thái ................................................................................................................... 11 1.1.2. Cấu tạo của vi khuẩn................................................................................................ 12 1.1.3. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn............................................................................. 14 1.2. Hình thái, cấu tạo và khả năng gây bệnh của virut ................................................... 14 1.2.1. Hình thái: .................................................................................................................. 14 1.2.2. Cấu tạo của virut ...................................................................................................... 16 1.2.3. Khả năng gây bệnh của virut ................................................................................... 16 Chương 2. VI KHUẨN HỌC CHUYÊN KHOA .............................................................. 18 2.1. Giống Erysipelothrix rhusiopathiae – Trực khẩn đóng dấu lợn ............................... 18 2.1.1. Hình thái ................................................................................................................... 18 2.1.2. Đặc tính nuôi cấy ...................................................................................................... 18 2.1.3. Sức đề kháng............................................................................................................. 19 2.1.4.Tính gây bệnh của vi khuẩn đóng dấu...................................................................... 19 2.2. Giống Pasteurella multocida ....................................................................................... 19 2.2.1. Hình thái: .................................................................................................................. 19 2.2.2. Đặc tính nuôi cấy ...................................................................................................... 20 2.2.3. Sức đề kháng............................................................................................................. 20 2.2.4. Tính gây bệnh ........................................................................................................... 20 2.3. Giống Brucella ............................................................................................................. 21 2.3.1. Hình thái ................................................................................................................... 21 2.3.2. Đặc tính nuôi cấy ...................................................................................................... 21 2.3.4. Sức đề kháng............................................................................................................. 21 2.3.5 Tính gây bệnh ............................................................................................................ 21 2.4. Giống Salmonella ....................................................................................................... 22 2.4.1. Hình thái ................................................................................................................... 22 2.4.2. Đặc tính nuôi cấy ...................................................................................................... 22 2.4.3. Sức đề kháng............................................................................................................. 22 2.4.4.Tính gây bệnh ............................................................................................................ 22 Chương 3: VIRUT HỌC CHUYÊN KHOA ..................................................................... 24 3
  5. 3.1. Virut dịch tả lợn .......................................................................................................... 24 3.1.1. Hình thái ................................................................................................................... 24 3.1.2. Đặc tính nuôi cấy ...................................................................................................... 25 3.1.3. Sức đề kháng............................................................................................................. 25 3.1.4. Tính gây bệnh ........................................................................................................... 25 3.2. Virut Lở mồm long móng ........................................................................................... 25 3.2.1. Hình thái ................................................................................................................... 25 3.2.2. Đặc tính nuôi cấy ...................................................................................................... 25 3.2.3. Sức đề kháng............................................................................................................. 26 3.2.4. Tính gây bệnh ........................................................................................................... 26 3.3.1. Hình thái cấu trúc virut dại ..................................................................................... 26 3.3.2. Đặc tính nuôi cấy ...................................................................................................... 26 3.3.3. Sức đề kháng............................................................................................................. 27 3.3.4. Tính gây bệnh ........................................................................................................... 27 3.4. Virut Newcatle ............................................................................................................. 27 3.4.1. Hình thái ................................................................................................................... 27 3.4.2. Đặc tính nuôi cấy ...................................................................................................... 27 3.4.3. Sức đề kháng............................................................................................................. 28 3.4.4. Tính gây bệnh ........................................................................................................... 28 3.5. Virut Gumborro .......................................................................................................... 28 3.5.1. Hình thái cấu trúc .................................................................................................... 28 3.5.2. Đặc tính nuôi cấy ...................................................................................................... 28 3.5.3. Sức đề kháng............................................................................................................. 29 3.5.4. Tính gây bệnh ........................................................................................................... 29 PHẦN II: BỆNH TRUYỀN NHIỄM ................................................................................. 30 Chương 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM ................................................ 30 4.1. Nguồn bệnh.................................................................................................................. 30 4.1.1. Khái niệm về nguồn bệnh......................................................................................... 30 4.1.2. Phân loại nguồn bệnh ............................................................................................... 31 4.2. Cơ chế và phương thức truyền lây ............................................................................. 31 4.2.1. Cơ chế truyền lây...................................................................................................... 31 4.2.2. Phương thức truyền lây............................................................................................ 32 4.3. Quá trình sinh dịch ..................................................................................................... 32 4.3.1. Khái niệm ................................................................................................................. 32 4.3.2. Điều kiện sinh dịch ................................................................................................... 32 4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch ....................................................... 33 4.4. Các thời kỳ tiến triển của dịch .................................................................................... 33 4
  6. 4.4.1. Thời kỳ nung bệnh (ủ bệnh)..................................................................................... 33 4.4.2. Thời kỳ khởi phát ..................................................................................................... 34 4.4.3. Thời kỳ toàn phát ..................................................................................................... 34 4.4.4. Thời kỳ lui bệnh ....................................................................................................... 34 4.4.5. Thời kỳ hồi phục....................................................................................................... 35 4.5. Biện pháp phòng dịch.................................................................................................. 35 4.5.1. Biện pháp đối với nguồn bệnh ................................................................................. 35 4.5.2. Biện pháp đối với nhân tố trung gian truyền bệnh ................................................. 35 4.5.3. Biện pháp đối với động vật thụ cảm ........................................................................ 37 4.6. Biện pháp chống dịch .................................................................................................. 41 4.6.1. Biện pháp đối với nguồn bệnh ................................................................................. 41 4.6.2. Biện pháp đối với nhân tố trung gian truyền bệnh ................................................. 42 4.6.3. Biện pháp đối với gia súc thụ cảm ........................................................................... 43 Chương 5: BỆNH CHUNG GIỮA NHIỀU LOÀI GIA SÚC VÀ NGƯỜI ...................... 46 5.1. Bệnh nhiệt thán ........................................................................................................... 47 5.1.1. Đặc điểm ................................................................................................................... 47 5.1.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 47 5.1.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 48 Ảnh: Bệnh nhiệt thán trên người ...................................................................................... 49 5.1.4. Bệnh tích ................................................................................................................... 49 5.1.5. Chẩn đoán................................................................................................................. 50 5.1.6. Phòng, trị .................................................................................................................. 50 5.2. Bệnh dại ....................................................................................................................... 51 5.2.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................... 51 5.2.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 51 5.2.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 51 5.2.4. Bệnh tích ................................................................................................................... 54 5.2.5. Chẩn đoán................................................................................................................. 54 5.2.6. Phòng trị ................................................................................................................... 54 5.3. Bệnh Sảy thai truyền nhiễm....................................................................................... 56 5.3.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................... 56 5.3.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 56 5.3.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 56 5.3.4. Bệnh tích ................................................................................................................... 58 5.3.5. Chẩn đoán................................................................................................................. 58 5.3.6. Phòng, trị .................................................................................................................. 58 Chương 6: BỆNH Ở TRÂU, BÒ........................................................................................ 59 5
  7. 6.1. Bệnh lở mồm long móng ............................................................................................. 59 6.1.1. Đặc điểm ................................................................................................................... 59 6.1.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 59 6.1.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 59 6.1.4. Bệnh tích ................................................................................................................... 62 6.1.5. Chẩn đoán................................................................................................................. 62 6.1.6. Phòng, trị .................................................................................................................. 62 6.2. Bệnh tụ huyết trùng .................................................................................................... 63 6.2.1. Đặc điểm ................................................................................................................... 63 6.2.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 63 6.2.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 63 6.2.4. Bệnh tích ................................................................................................................... 64 6.2.5. Chẩn đoán................................................................................................................. 64 6.2.6. Phòng, trị .................................................................................................................. 64 Chương 7: BỆNH Ở LỢN.................................................................................................. 66 7.1. Bệnh dịch tả ................................................................................................................. 67 7.1.1. Đặc điểm: .................................................................................................................. 67 7.1.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 67 7.1.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 68 7.1.4. Bệnh tích ................................................................................................................... 69 7.1.5. Chẩn đoán................................................................................................................. 71 7.1.6. Phòng, trị .................................................................................................................. 71 7.2. Bệnh tụ huyết trùng .................................................................................................... 71 7.2.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................... 71 7.2.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 72 7.2.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 72 7.2.4. Bệnh tích ................................................................................................................... 73 7.2.5. Chẩn đoán................................................................................................................. 73 7.2.6. Phòng, trị .................................................................................................................. 74 7.3. Bệnh lợn đóng dấu ...................................................................................................... 75 7.3.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................... 75 7.3.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 75 7.3.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 75 7.3.4. Bệnh tích ................................................................................................................... 77 7.3.5. Chẩn đoán................................................................................................................. 78 7.3.6. Phòng, trị .................................................................................................................. 78 7.4. Bệnh phó thương hàn .................................................................................................. 79 6
  8. 7.4.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................... 79 7.4.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 79 7.4.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 79 7.4.4. Chẩn đoán................................................................................................................. 81 7.4.5. Phòng, trị .................................................................................................................. 81 7.5. Bệnh liên cầu ............................................................................................................... 81 7.5.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................... 81 7.5.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 82 7.5.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 82 7.5.4. Bệnh tích ................................................................................................................... 83 7.5.5. Chẩn đoán................................................................................................................. 83 7.5.6. Phòng, trị .................................................................................................................. 83 7.6. Bệnh suyễn................................................................................................................... 83 7.6.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................... 83 7.6.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 83 7.6.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 83 7.6.4. Bệnh tích ................................................................................................................... 84 7.6.5. Chẩn đoán................................................................................................................. 85 7.6.6. Phòng, trị .................................................................................................................. 86 7.7. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS- bệnh tai xanh) ........................ 87 7.7.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................... 87 7.7.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 87 7.7.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 87 7.7.4. Bệnh tích ................................................................................................................... 89 7.7.5. Chẩn đoán................................................................................................................. 89 7.7.6. Phòng, trị .................................................................................................................. 90 7.8. Bệnh dịc tả lợn Châu Phi ............................................................................................ 91 7.8.1. Căn bệnh ................................................................................................................... 91 7.8.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 91 7.8.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 91 7.8.4. Bệnh tích ................................................................................................................... 92 7.8.5. Chẩn đoán................................................................................................................. 93 7.8.6. Phòng, trị .................................................................................................................. 93 Chương 8: BỆNH Ở GIA CẦM......................................................................................... 95 8.1. Bệnh Newcastle ............................................................................................................ 96 8.1.1. Đặc điểm ................................................................................................................... 96 8.1.2. Căn bệnh ................................................................................................................... 96 7
  9. 8.1.3. Triệu chứng .............................................................................................................. 97 8.1.4. Bệnh tích ................................................................................................................... 99 8.1.5. Chẩn đoán............................................................................................................... 100 8.1.6. Phòng, trị ................................................................................................................ 101 8.2. Bệnh Gumboro .......................................................................................................... 101 8.2.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................. 101 8.2.2. Căn bệnh ................................................................................................................. 102 8.2.3. Triệu chứng ............................................................................................................ 102 8.2.4. Bệnh tích ................................................................................................................. 103 8.2.5. Chẩn đoán............................................................................................................... 103 8.2.6. Phòng, trị ................................................................................................................ 104 8.3. Bệnh đậu .................................................................................................................... 104 8.3.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................. 104 8.3.2. Căn bệnh ................................................................................................................. 104 8.3.3. Triệu chứng ............................................................................................................ 105 8.3.5. Bệnh tích ................................................................................................................. 106 8.3.5. Chẩn đoán............................................................................................................... 106 8.3.6. Phòng, trị ................................................................................................................ 106 8.4. Bệnh đường hô hấp mãn tính ở gà............................................................................ 107 8.4.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................. 107 8.4.2. Căn bệnh ................................................................................................................. 107 8.4.3. Triệu chứng ............................................................................................................ 107 8.4.4. Bệnh tích ................................................................................................................. 109 8.4.5. Chẩn đoán............................................................................................................... 110 8.4.6. Phòng, trị ................................................................................................................ 110 8.5. Bệnh bạch lỵ và thương hàn gà................................................................................. 111 8.5.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................. 111 8.5.2. Căn bệnh ................................................................................................................ 111 8.5.3. Triệu chứng ............................................................................................................ 111 8.5.4. Bệnh tích ................................................................................................................. 112 8.5.5. Chẩn đoán............................................................................................................... 114 8.5.6. Phòng, trị ................................................................................................................ 114 8.6. Bệnh Tụ huyết trùng ................................................................................................. 115 8.6.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................. 115 8.6.2. Căn bệnh ................................................................................................................. 115 8.6.3. Triệu chứng ............................................................................................................ 115 8.6.4. Bệnh tích ................................................................................................................. 116 8
  10. 8.6.5. Chẩn đoán............................................................................................................... 116 8.6.6. Phòng, trị ................................................................................................................ 117 8.7. Bệnh cúm gia cầm (N5N1) ........................................................................................ 117 8.7.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................. 117 8.7.2. Căn bệnh ................................................................................................................. 118 8.7.3. Triệu chứng ............................................................................................................ 118 8.7.4. Bệnh tích ................................................................................................................. 119 8.7.5. Chẩn đoán............................................................................................................... 120 8.7.6. Phòng, trị ................................................................................................................ 120 8.8. Bệnh dịch tả vịt.......................................................................................................... 120 8.8.1. Đặc điểm của bệnh ................................................................................................. 120 8.8.2. Căn bệnh ................................................................................................................. 120 8.8.3. Triệu chứng ............................................................................................................ 121 8.8.4. Bệnh tích ................................................................................................................. 121 8.8.5. Chẩn đoán............................................................................................................... 122 8.8.6. Phòng, trị ................................................................................................................ 123 9
  11. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC VI SINH VẬT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Tên môn học/mô đun: Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm Mã môn học/mô đun: MH 20 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Vị trí: Môn học vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm được học sau môn học giải phẫu sinh lý vật nuôi, giống và kỹ thuật truyền giống, dược lý thú y, chẩn đoán và điều trị bệnh, các môn học chăn nuôi. - Tính chất: là môn học chuyên ngành, thuộc các môn học bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: + Môn học vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm là môn học chuyên ngành trong các môn chuyên ngành của nghề chăn nuôi thú y; + Sau khi học xong môn học người học có thể giải thích được các đặc điểm, đặc tính và tính gây bệnh của via sinh vật; cơ chế sinh bệnh, các triệu chứng, nguyên nhân, bệnh tích về bệnh của vật nuôi, từ đó áp dụng kiến thức về chẩn đoán, phòng và trị được một số bệnh thường gặp trên vật nuôi đồng thời vận dụng những hiểu biết về môn học có thể cải tiến các kĩ thuật về phòng trị bệnh trên vật nuôi hiệu quả. Mục tiêu của môn học/mô đun: -Về kiến thức: - Mô tả được những tính chất cơ bản về các loại vi sinh vật gây bệnh cho người và vật nuôi. - Xác định được những bệnh truyền nhiễm chung cho người và gia súc, gia cầm; những bệnh riêng cho từng loài vật nuôi và biện pháp phòng, trị. - Về kỹ năng: - Thực hiện được việc chẩn đoán và phòng, trị bệnh truyền nhiễm nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vật nuôi và sức khoẻ cộng đồng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận, nghiêm túc, chú ý những bệnh lây sang cho người, đảm bảo an toàn vệ sinh phòng dịch Nội dung của môn học/mô đun: Phần I: Vi sinh vật Chương 1: Vi sinh vật đại cương Chương 2: Vi khuẩn học chuyên khoa Chương 3: Virus học chuyên khoa Phần II: Bệnh truyền nhiễm Chương 4. Đại cương về bệnh truyền nhiễm Chương 5. Bệnh chung giữa nhiều loài gia súc và người Chương 6: Bệnh ở loài nhai lại Chương 7: Bệnh ở lợn Chương 8: Bệnh ở gia cầm 10
  12. PHẦN I: VI SINH VẬT Chương 1. VI SINH VẬT ĐẠI CƯƠNG Giới thiệu: Chương 1 giới thiệu kiến thức cơ bản về hình thái, cấu tạo và khả năng gây bệnh của vi khuẩn, virut, là tiền đề để học và nghiên cứu các chương tiếp theo. Mục tiêu: - Mô tả được cấu tạo và khả năng gây bệnh của vi khuẩn và vi rus. - Xác định được một số loại vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho gia súc, gia cầm. Nội dung chính: 1.1. Hình thái, cấu tạo và khả năng gây bệnh của vi khuẩn. 1.1.1. Hình thái 1.1.2. Cấu tạo 1.1.3. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn 1.2. Hình thái, cấu tạo và khả năng gây bệnh của virut 1.2.1 Hình thái 1.1.2. Cấu tạo 1.1.3. Khả năng gây bệnh của virut 1.1. Hình thái, cấu tạo và khả năng gây bệnh của vi khuẩn. 1.1.1. Hình thái Khái niệm: vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, hạ đẳng, không có màng nhân, chúng có cáu trúc và hoạt động đơn giản nhiều hơn nhiều so với các tế bào có màng nhân. Tuy nhiên, có một số chức năng của vách tế bào và sự vận chuyển di truyền của vi khuẩn thì phức tạp không kém các sinh vật phát triển. - Hình thái vi khuẩn + Cầu khuẩn: là những vi khuẩn có hình cầu, tuy nhiên có một số loại hình tròn, hình bầu dục như lậu cầu khuẩn hoặc hình ngọn nến như phế cầu khuẩn. + Trực khuẩn: là tên chung để chỉ các loài vi khuẩn có hình que, hình gậy, đầu tròn hay đầu vuông. Ví dụ: trực khuẩn Bacillus anthracis + Cầu trực khuẩn: là loại vi khuẩn trung gian giữa cầu khuẩn và trực khuẩn, có hình bầu dục, hình trứng. Ví dụ : vi khuẩn tụ huyêt trùng. + Xoắn khuẩn:là những vi khuẩn có hình lượn sóng gồm những vi khuẩn có từ 2 vòng xoắn trở lên, bắt màu gram +, di động được nhờ có một hay nhiều lông mọc ở đỉnh. Ví dụ: Leptospira canicola. + Phẩy khuẩn : Là tên chung để chỉ các vi khuẩn có hình que uốn cong, co hình giống dấu phẩy, hình lưỡi liềm, đứng riêng lẻ hoặc nối với nhau thành hình chữ S, hình số 8. Phần lớn phẩy khuẩn sống hoại sinh, một sô ít có khả năng gây bệnh như phẩy khuẩn tả. - Các nhóm tương trợ + Nấm có 2 loại : nấm mốc và nấm men Nấm mốc : có cấu tạo hình sợi, phân nhánh, tế bào hoàn chỉnh có kích thước lớn. vai trò: phân giải các chất hữu cơ phức tạp, một số nấm mốc có khả nằn sản sinh ra 11
  13. protein, một số loại sản sinh ra penicillin. Tác hại: gây tổn thất về mùa màng, làm hư hỏng lương thực thực phẩm, gây bệnh, gây độc. Nấm men: có cấu tạo đơn bào, sinh sản bằng phương pháp nảy chồi. hình thái đa dạng thường có hình đa giác, hình ống, không gây bệnh, tồ tại trong tự nhiên, nhiều loài có khả năng lên men các hợp chất hữu cơ trung gian thường có lợi cho con người : rượu, bia, axeton, benzen là đối tượng cho ngành công nghệ hóa chất. + Richketsia:là nhóm VSV trung gian giữa vi khuẩn và virut. Giống virut là kích thước nhỏ, chỉ nhân lên được trong tế bào sống. Giống vi khuẩn : trong tế bào có ADN hoặc ARN có khả năng tổng hợp nhiều men không liên quan đến đời sống ký sinh bắt buộc. là nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban do chấy rận truyền đi. Những côn trùng truyền richketsia trong nhiều thế hệ. Mycoplasma : là nhóm VSV trung gian giữa vi khuẩn và virut. Giống vi khuẩn có thể nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, có thể dùng kháng sinh để tiêu diệt. Giống virut : kích thước nhỏ có thể nuôi cấy trên tế bào sống 1.1.2. Cấu tạo của vi khuẩn - Vách tế bào : là một bộ khung vững chắc bao bọc bên ngoài màng nguyên sinh chất. Vách tế bào được tổng hợp liên tục , thành phần hóa học bao gồm đường amin và axit amin. Vách tế bào chiếm từ 25-30% khối lượng khô của vi khuẩn, vách có nhiều k[ps mỗi lớp có một chức phận về sinh lý và kháng nguyên khác nhau, tùy theo từng loại vi khuẩn. Vách tế bào là cấu trúc bảo vệ giống như bức tường có tác dụng bảo vệ tế bào vi khuẩn. + Chức năng của vách tế bào : Là khung giữ cho tế bào vi khuẩn có hình thái nhất định, vì vách có cấu trúc cứng chịu được áp suất nội tế bào, vì thế giúp cho vi khuẩn chống lại được tác nhân vật lý và hóa học có hại ở bên ngoài như không bị phá hoặc vỡ khi bị xử lý bằng thuốc tẩy mạnh. Là nòng cốt của kháng nguyên thân của vi khuẩn, đây là loại kháng nguyên quan trọng nhất để xác định và phân loại vi khuẩn. Ở các vi khuẩn gây bệnh, vách tế bào còn có vai trò nhất định về khả năng gây bệnh của vi khuẩn, vì một số thành phần của vách chứa nội độc tố là polisacarit quyết định độc lực và khả năng gây bệnh, do đó nếu ta dùng vách của vi khuẩn gây bệnh loại này tiêm cho động vật thí nghiệm thì động vật thí nghiệm sẽ xuất hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh giống như ta tiêm cả xác vi khuẩn loại này. Ví dụ như tiêm nội độc tố các trực khuẩn gram âm. Vách tế bào còn là nơi tác động của nhóm kháng sinh khá quan trọng (nhóm beta lactamin), đồng thời là tác động của lysozym cả hai loại này chỉ có tác động trên vi khuẩn gram dương mạnh hơn vi khuẩn Gram âm. Vách tế bào có vai trò phân biệt vi khuẩn gram âm và gram dương Phương pháp nhuộm gram: Nhuộm tiêu bản được cố định bằng Cristal violet (tím tinh thể) sau đó xử lý bằng dung dịch lugol, rồi tây màu bằng cồn hoặc bằng axeton cuối cùng nhuộm lại bằng đỏ fuchsine. Vi khuẩn được coi là gram dương (+) nếu không bị tẩy màu khi xử lý bằng cồn hoặc axetol tức là vẫn giữ màu tím của 12
  14. Cristal violet, còn vi khuẩn được coi là gram âm (-) tì khi được tẩy bằng cồn hoặc axetol bị mất màu tím của thuốc nhuộm thứ nhất và sau đó sẽ bắt màu thuốc nhuộm thứ 2 tức màu đỏ fuchsine Bảng1.1: Phân biệt giữa vi khuẩn Gram (+) và gram (-) Đặc tính Vi khuẩn Gram Vi khuẩn Gram (-) (+) Điểm đẳng điện pH=2-3 pH= 4-5 Tác dụng củ dung dịch kiểm mạnh Không bị hòa tan Bị hòa tan Quan hệ với lyzozym Mẫn cảm ở nhiều Mẫn cảm sau khi đã loại xử lý màng tế bào Chiều dày vách tế bào Khá dày 20-80nm Mỏng hơn 10-15nm Hiện tượng co nguyên sinh chất Xảy ra khó khăn Xảy ra dễ dàng Số lượng axit amin trong vách tế bào 4-5 loại 17-18 loại Tính axit Có pr một số loại Không có Tính thấm của thuốc nhuộm vào Khá cao Thấp vách tế bào sống Tác dụng ức chế của iod Mẫn cảm Ít mẫn cảm -Màng nguyên sinh chất: nằm trong vách tế bào vi khuẩn là màng nguyên sinh chất, lớp màng này bao bọc toàn bộ khối nguyên sinh chất và nhân. Có tác dụng: duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào. Đảm bảo việc chủ động tích lũy các chất dinh dưỡng trong tế bào và đào thải các sản phẩm trao đổi chất ra ngoài tế bào nhờ hai cơ chế khuếch tán bị động và vận chuyển chủ động. là nơi tổng hợp các enzyme ngoại bào và là nơi chứ một số enzyme. Là nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp một số thành phần của tế bào nhất là các thành phần của vách tế bào và giáp mô. - Nhân: là nhân nguyên thủy chưa có màng nhân điểm hình nhưng chúng có cơ quan chứa thông tin di truyền, đó là nhiễm sắc thể độc nhất cấu tạo bởi một phân tử AND xoắn kép. Nhiễm sắc thể có hình cầu, hình que hay hình chữ V - Giáp mô: ở một số vi khuẩn , bên ngoài vách tế bào còn được bao bọc bởi lớp vỏ nhầy lỏng lẻo, sền sệt (còn gọi là giáp mô). Kích thước của giáp mô cũng như thành phần hóa học của giáo mô thay đổi tủy loại vi khuẩn, phần lớn giáp mô được cấu tạo bởi polysacarit, homopolysacarit đây là các hợp chất cao phân tử chứa cùng một gốc đường. Ngoài các hợp chất hữu cơ trên, thành phần hóa học còn lại của giáp mô chủ yếu là nước, có tới 98% trong thành phần hóa học của giáp mô. Giáp mô còn là nơi tích lũy các chất dinh dưỡng, khia chất dinh dưỡng trong môi trường cạn dần, vi khuẩn sẽ tiêu thụ các chất dự trữ trong giáp mô và làm cho giáp mô tiêu biến đi. Chức năng: có vai trò bảo vệ vi khuẩn đề kháng mạnh hơn vớ những điều kiện bất lợi. Ở các vi khuẩn gây bệnh, giáp mpp có vai trò làm tăng cường sức gây bệnh, giúp cho vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào của cơ thể. Giáp mô mang tính kháng nguyên rõ rệt, là yếu tố độc lực của vi khuẩn . một số vi khuẩn chỉ hình thành giáp mô trong điều kiện bất lợi, một số khác chỉ hình thành giáp mô khi xâm nhập vào cơ thể ký chủ. VD: Vi khuẩn Bacillus antharacis 13
  15. -Lông: lông là những sợi Protein dài và xoắn tạo thành từ các axit. Là cơ quan vận động của vi khuẩn, lông của vi khuẩn có kích thước mảnh. Cấu tạo: +Sợi: bao gồm một chuỗi protein, nó xoắn lại với nhau trong vỏ rỗng. + Móc:gắn vào phần đầu cuối của sợi. + Thể cơ bản: gắn vào móc để giữ lông vào vách tế bào và màng bào tương. -Nha bào: là một hình thức tiềm sinh của vi khuẩn, nó gips cho vi khuẩn vượt qua được các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, nha bào thường được sinh ra trong điều kiện bất lợi như môi trường nghèo, chất dinh dưỡng thiếu, nhiệt độ, pH không thích hợp, môi trường tích lũy nhiều sản phẩm trao đổi chất bất lợi, mỗi vi khuẩn chỉ tạo được một nha bào. Khi điều kiện sống thuận lợi nha bào lại nảy mầm để đưa vi khuẩn trở lại dạng sinh sản. Sức để kháng của nha bào: có sức đề kháng cao đối với nhân tố vật lý, hóa học như nhiệt độ, tia cực tím, áp suất và các chất sát trùng. Sự tồn tại trong tự nhiên của những vi khuẩn gây bệnh có nha bào là nguồn lây lan bệnh nguy hiểm. 1.1.3. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn Một số vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho ngươidf và động vật như: vi khuẩn Lao, vi khuẩn Tụ huyết trùng.. một số vi khuẩn có lợi trong cuộc sống như vi khuẩn: Baccilus sulsitic. Vi khuẩn gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tiết độc tố đầu độc ký chủ, làm cho sức đề kháng của ký chủ giảm, vi khuẩn từ đó sẽ cướp chất dinh dưỡng của ký chủ và nhân lên. Tùy theo sức đề kháng của ký chủ mà ký chủ sẽ tồn tại hoặc sẽ chết. 1.2. Hình thái, cấu tạo và khả năng gây bệnh của virut 1.2.1. Hình thái: Virus là những vi sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước cực kỳ nhỏ bé, muốn thấy được chúng phải sử dụng kính hiển vi điện tử, mặc dù virus rất nhỏ bé nhưng nócó đặc trưng của vật chất sống, có thể nhân lên trong tế bào sống và gây bệnh ở hầu hết các loài sinh vật. Virus có các đặc tính sau: 1- Virus có kích thước vô cùng nhỏ bé từ hàng chục đến hàng trăm nm 2- Virus không có cấu tạo tế bào, chỉ là vật chất sống đơn giản chứa một loại acid nucleic (ADN hoặc ARN) và được bao bọc bằng một lớp protein, protein có tác dụng bảo vệvà giúp cho virus bám vào tế bào. Một số loại còn có áo ngoài (có nguồn gốc từ tế bào chủ). 3- Thông tin di truyền trong acid nucleic điều hành quá trình tổng hợp các thành phầncấu tạo nên virus khi virus đa xâm nhập vào trong tế bào. 4- Virus không có trao đổi chất, chỉ có thể sinh sản trong các tổ chức sống. 5- Virus ký sinh nội bào tuyệt đối, tách khỏi tế bào chủ virus không sống được, do đócòn gọi virus là vật trung gian giữa vô sinh và hữu sinh. 6- Virus có khả năng tạo thành các tinh thể. Tùy từng lúc từng giai đoạn chức năng của virus mà nó có thể có các tên gọi khácnhau. 14
  16. Virion: (hạt virus) nó là dạng virus có thành phần phần hóa học hoàn chỉnh là mộtvirus thành thục. Virus tái tạo: là dạng acid nucleic của virus sau khi đa xâm nhập vào tế bào cảmnhiễm, đây là dạng virus tái tạo để cho ra các virion mới. Viroid: nó không có vỏ bọc protein có dạng sợi và có khả năng gây bệnh. Hình thái kích thước của virut Vi rút có nhiều hình dạng khác nhau: Dạng hình cầu: Là dạng thường hay gặp, đa số các virut gây bệnh cho người và động vật thuộc dạng này như virut cúm, virut quai bị, virut ung thư ở người và gia cầm, kích thước từ 100-150nm. Dạng hình que: Gồm hầu hết các virut gây bệnh cho thực vật như virut đốm thuốc lá, virut đốm khoai tây, kích thước từ 15-250nm. Dạng hình khối: gồm các virut có nhiều góc cạnh, có nhiều cấu trúc phức tạp như virut đậu mùa, virut khối u của người và động vật, virut đường hô hấp, kích thước từ 30-300nm. Dạng giống hình tinh trùng: gồm hai phần, phần đầu có dạng hình khối 6 cạnh, phần sau là đuôi dạng hình que là virut của vi khuẩn gọi là thực khuẩn thể có kích thước từ 47-154nm hoặc từ 10-250nm. Sức đề kháng của virut Ảnh hưởng của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học đối với virut có ý nghĩa quan trọng trong việc sát trùng, tiêu độc, phòng chống, thanh lý bệnh dịch cho người, gia súc, cây trồng, trong việc bảo quản các chế phẩm của virut. Nhiệt độ: Khả năng chịu nhiệt của virut phụ thuộc vào từng loại, ở nhiệt độ cao làm đông vón protein của capxit nên virut không hấp thụ vào tế bào được, không thực hiện được quá trình nhân lên của virut. Đa số các virut dễ dạng bị bất hoạt ở 55-600C trong vòng 5-30 phút; một số virut có thể chịu được nhiệt độ 65-80 0C trong thời gian 30 phút. Tất cả các virut đều ưa nhiệt độ thấp, nhiệt độ càng thấp sức kháng của virut càng bền hơn, ở nhiệt độ-700C đến -750C virut vẫn đảm bảo được hoạt tính, do đó phương pháp bảo quản virut tốt nhất là phương pháp đông khô hay phương pháp làm lạnh đột ngột ở -700C sau đó bảo quản ở tủ lạnh -200C. Các phương pháp này cho phép giữ được hoạt tính của virut trong vòng nhiều năm. Các yếu tố vật lý: tất cả các virut đều bị bất hoạt nhanh chóng bởi các tia tử ngoại, tia Rơnghen. Sóng âm thanh cao tần có thể làm tan virut ra từng mảnh. Hóa chất: bình thường các hóa chất đều có tác dụng làm bất hoạt các virut như muối kim loại nặng, các chất oxy hóa mạnh, các chất sát trùng chứa clo, aldehit, phenol và các chế phẩm của nó có thể làm đông vón hoặc biến tính thành phần protein của virut. Do vật các chất sát trùng này thường được sử dụng trong khi nghiên cứu về virut như khử trùng virut, tẩy uế, thanh lý các ổ dịch do virut gây ra. Men: Các men tripxin, pepxin, proteinaza có tác dụng phân giải protein của virut làm cho hoạt tính của virut bị mất đi. Độ pH: Hoạt tính của virut phụ thuộc rất nhiều vào độ pH của môi trường, tùy theo từng loại virut mà nó có sức chịu đựng khác nhau, đa số virut chịu được ở độ pH 15
  17. 5-9 trên hoặc dưới ngưỡng này đều có tác dụng bất hoạt virut do protein của vỏ capxit bị giải thể, nhân axit nucleic của virut không được bảo vệ. Chất kháng sinh: tất cả các chất kháng sinh hầu như không có tác dụng với virut, vì vậy người ta không dùng kháng sinh để điều trị cho các bệnh virut. Yếu tố sinh học: Nếu virut được nuôi cấy vào công việc cảm thụ, virut sẽ nhân lên nhanh, mạnh và độc lực virut được tăng cường. Nếu virut nuôi cấy vào động vật không cảm thụ thì virut sẽ không nhân lên đượchoặc nhân lên rất ít nếu cứ nuôi cấy tiếp đời qua động vật không cảm thụ này nhiều lần thì độc lực của virut tăng dần đối với động vật không cảm thụ này nhưng độc lực lại giảm dần đối với vật chủ chính, người ta gọi đó là quá trình làm nhược độc, ưnga dụng tính chất này để chế các vaccine nhược độc. 1.2.2. Cấu tạo của virut Gồm 2 thành phàn chính: -Axit nucleic: Nằm ở giữa hạt virus tạo thành lõi hay hệ gen của virus, chứa axit nucleic. Mỗi loại virus đều phải có một trong 2 loại axit nucleic hoặc AND hoặc ARN. Những virut có cấu trúc AND phần lớn mang AND sợi kép, còn virut ARN thì chủ yếu ở dạng sợi đơn. Axit nucleic là vật liệu được mã hóa thông tin di truyền của virus, hầu hết các virut thực vật chứa ARN, virus gây bệnh cho người và động vật một số chứa AND một số chứa ARN Chức năng của axit nucleic: + Các axit nucleic mang mật mã di truyền đặc trưng cho từng virut + Axit nucleic quyết định khả năng gây nhiễm trùng của virut trong tế bào cảm thụ. + Axit nucleic quyết định chu kỳ nhân lên của virut trong tế bào cảm thụ + Axit nucleic mang tính bán kháng nguyên đặc hiệu của virut. -Capsit: là lớp vỏ trực tiếp bao quanh lõi axit nucleic của virut, có bản chất là protein gọi là capsit. Capsit được hình thành từ những đơn vị hình thái, người ta gọi là capsome. Chức năng của capsit: + Bao quanh axit nucleic của virut để bảo vệ không cho enzyme nucleaza và sự phá hủy khác đối với axit nucleic. + Capsit giữ cho hình thái và kích thước của virut luôn luôn được ổn định. + Protein capsit của virut chịu trách nhiệm về đối xứng của các hạt virut. + Protein capsit tham gia vào sự hấp phụ của virut vò những vị trí đặc hiệu của tế bào cảm thụ. + Protein capsit mang tính kháng nguyên đặc hiệu của virut 1.2.3. Khả năng gây bệnh của virut - Nuôi cấy virus trên động vật thí nghiệm: Đây là phương pháp cổ điển đã được sử dụng từ lâu và ngày nay còn được ứng dụng để phân lập virus, nghiên cứu bệnh lý và tác dụng gây bệnh trên cơ thể, trên các tổ chức riêng biệt và những đặc tính sinh học của virus. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm: mất nhiều thời gian, không kinh tế dễ gây ô nhiễm và làm lây lan bệnh. 16
  18. Phương pháp này dùng huyễn dịch bệnh phẩm nghi có virus tiêm cho động vật cảm thụ, sau 1 thời gian động vật cảm thụ sẽ có các biểu hiện lâm sàng. Căn cứ vào bệnh cảnh lâm sàng và mổ khám xem các bệnh tích đặc trưng, có thể kết luận sự có mặt của virus. Nếu trường hợp bệnh cảnh lâm sàng không bộc lộ ra, người ta có thể dùng phản ứng huyết thanh để xác định hiệu giá kháng thể có trong máu, qua đó chứng minh sự có mặt của virus. Tùy từng loại virus mà lựa chọn đúng động vật cảm thụ, ví dụ: bệnh Newcastle chọn gà giò, virus viêm não dùng chuột nhắt trắng, virus cúm dùng sóc, virus dịch tả lợn dùng lợn choai. Tùy theo tính chất gây bệnh của virus và tùy theo mục đích của công việc nghiên cứu mà lựa chọn đường tiêm thích hợp nhất, thí dụ: virus đường hô hấp thì nhỏ vào mũi hoặc tiêm vào khí quản, với virus hướng thần kinh thường tiêm vào não, virus hướng thượng bì thì chà sát lên da hoặc lỗ chân lông, virus hướng phủ tạng thì tiêm vào xoang bụng hoặc dưới da hoặc tiêm bắp thịt. Phưng pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm còn dùng để chế tạo các loại vaccine hay các loại kháng nguyên chẩn đoán. - Nuôi cấy trên phôi thai gà đang phát triển: Đa số virus đều có thể phát triển trên phôi thai gà, do đó phương pháp này được sử dụng để phân lập, kiếm nghiệm, định loại, chế tạo kháng nguyên và các loại vacine. Đây là phương pháp thuận lợi, tiết kiệm và cho kết quả nhanh chóng, cùng 1 lúc có thể cấy trên hàng loạt phôi gà và thu được 1 lượng virus khá lớn. Tùy thuộc vào rừng loại virus mà chọn tuổi phôi gà thích hợp và lựa chọn đường tiêm vào các tổ chức khác nhau của phôi. Với virus cảm nhiễm đường hô hấp thì tiêm vào túi niệu hoặc túi ối, với virus hướng da thì tiêm vào đường niệu đệm, còn đối với virus hướng thần kinh thì tiêm vào túi lòng đỏ, màng niệu đệm và vào não. Dựa vào các biến đổi đại thể của các tổ chức phôi mà đánh giá sự phát triển của virus. Thí dụ: tiêm virus đậu gà vào màng niệu đệm sẽ tạo nên nhiều nốt đậu đục màu trắng, màng niệu đệm dày lên hoặ khi tiêm virus Newcastle vào túi niệu sau 24-48h có xuất huyết trên phôi, phôi có thể bị phù. Ngoài đường tiêm thích hợp, phải chọn liều tiêm phù hợp, thông thường tiêm 0,2ml/phôi. Câu hỏi và bài tập: 1. Nêu hình thái và cấu tạo của vi khuẩn? 2. Trình bày sức đề kháng của vi khuẩn? 3. Nêu đặc tính vủa virut? 4. Quá trình gây bệnh của virut như thế nào? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập (điểm thường xuyên) dựa trên hình thức đánh giá kết quả kiểm tra của học sinh. Ghi nhớ Hình thái và đặc tính của vi khuẩn và virut 17
  19. Chương 2. VI KHUẨN HỌC CHUYÊN KHOA Giới thiệu: Giới thiệu một số loại vi khuẩn thường hay gây bệnh cho vật nuôi. Hiểu được hình thái, đặc tính nuôi cấy, sức đề kháng và tính gây bệnh của từng loại vi khuẩn giúp cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh ở vật nuôi chính xác và hiệu quả. Mục tiêu: - Mô tả được đặc điểm hình thái của một số loại vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi - Xác định được đặc tính nuôi cấy, sức đề kháng và tính gây bệnh của một số loại vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi. - Nghiêm túc, tự giác, tích cực học tập. Nội dung chính: 2.1. Giống Erysipelothrix rhusiopathiae 1.1.1. Hình thái 1.1.2. Đặc tính nuôi cấy 1.1.3. Sức đề kháng 1.1.4. Tính gây bệnh 2.2. Giống Pasteurella multocida 1.2.1. Hình thái 1.2.2. Đặc tính nuôi cấy 1.2.3. Sức đề kháng 1.2.4. Tính gây bệnh 2.3. Giống Brucella 1.3.1. Hình thái 1.3.2. Đặc tính nuôi cấy 1.3.3. Sức đề kháng 1.3.4. Tính gây bệnh 2.4. Giống Salmonella 1.4.1. Hình thái 1.4.2. Đặc tính nuôi cấy 1.4.3. Sức đề kháng 1.4.4. Tính gây bệnh 2.1. Giống Erysipelothrix rhusiopathiae – Trực khẩn đóng dấu lợn 2.1.1. Hình thái Erysipelothrix rhusiopathiae là trực khuẩn nhỏ, thẳng, có khi hơi cong. Vi khuẩn không có lông, không di động, không hình thành nha bào và giáp mô, sinh sản bằng trực phân, sống hiếu khí. Trực khuẩn đóng dấu lợn bắt màu gram (+). 2.1.2. Đặc tính nuôi cấy Vi khuẩn hiếu khí n hưng có thể sinh trưởng trong môi trường yếm khí, nhiệt độc thích hợp là 370C, pH thích hợp 7,2-7,6. Trong môi trường nước thịt: sau khi cấy 24 giờ, môi trường hơi đục rồi trong, khi lắc có vẩn lên như mây bay rooid trơe lại như cũ, đáy ống môi trường có một ít cặn 18
  20. trắng, nhầy, màu tro. Nếu cho thẻm đường gluco và 10% huyết thanh vào môi trường thì vi khuẩn mọc tốt. Môi trường thạch thường: Sau khi sấy 24 giờ, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc rất nhỏ, bóng láng (dạng S), hình tròn, rìa gọn, trong như giọt sương. Môi trường thạch máu: không dung huyết. Nuôi cấy sau 24-48 giờ thấy xuất hiện những khuẩn lạc nhỏ, tròn, óng ánh như hạt sương. 2.1.3. Sức đề kháng Vi khuẩn có thể sống cj17-35 năm trong môi trường dịch thể khi nút kín miệng ống nghiệm Trong phủ tạng lợn chết thối, vi khuẩn sống 4 tháng; lợn chết chôn dưới đất vi khuẩn sống 9 tháng, nếu sấy khô vi khuẩn chết trong 3 tuần, trong chố ẩm, tối ở 370C, vi khuẩn sống 1 tháng, có ánh sáng mặt trời chỉ sống trong 12 ngày. Nhiệt độ cao dễ dàng giết chết vi khuẩn: trong canh khuẩn đun 700C chết sau 5 phút, 1000C chết ngay. Tuy nhiên, trong thịt có vi khuẩn, nếu cắt dày 15cm phải nấu sôi 1000C trong 2h30 vẫn chưa tiêu diệt được vi khuẩn. Những hóa chất sát trùng: clorua vôi 1%, NaOH 5%, axit phenic 1% đều diệt vi khuẩn nhanh chóng. 2.1.4.Tính gây bệnh của vi khuẩn đóng dấu Trong tự nhiên: lợn đặc biệt là lợn 3-4 tháng tuổi cho đến 1 năm tuổi rất mẫn cảm. Loài chim cũng cảm thụ ở mức độ nặng nhẹ theo thứ tự : bồ câu, gà, vịt, ngan, ngỗng, vẹt, sáo, chim sẻ. ở chim thường thấy triệu chứng: mào tái, suy nhược, ỉa chảy. Bệnh tích: xuất huyết niêm mạc và bắp thịt, gan, lách tụ máu, sưng to. Trâu, bò, dê, cừu cũng mắc. Người cũng mắc bệnh này với biểu hiện sốt cao: sốt cao, nốt đỏ nổi trên da, đầu các khớp xương và hạch sưng. Trong phòng thí nghiệm Chuột bạch: cảm thụ nhất nên được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán. Tiêm dưới da chuột canh khuẩn 24h với liều 0,3-0,4ml sau từ 2-6 ngày chuột bị bại huyết và chết, trước khi chết chuột sợ ánh sáng, viêm sưng giác mạc. Bệnh tích mổ khám thấy phổi sưng, tụ máu, lách sưng, gan màu tro, nát. Bồ câu: cũng là loài mẫn cảm với vi khuẩn, tiêm canh khuẩn 24h với liều 1ml vào bắp thịt hay dưới da. Sau 3-4 ngày bồ câu chết. Trước khi chết: 2 chân bại, thở khó. Mổ khám thấy bệnh tích: chỗ tiêm sưng tụ máu, viêm ngoại tâm mạc có tích nước, gan, thận viêm sưng, tụ máu. Thỏ: cảm thụ kém nêu tiêm vi khuẩn vảo tĩnh mạch, thỏ chết sau 3-4 ngày tuy nhiên kết quả không chắc chắn. 2.2. Giống Pasteurella multocida 2.2.1. Hình thái: Tất cả các loại Pasteurella đều có hình thái giống nhau,P.multocida là loại cầu trực khuẩn nhỏ, hình trứng hoặc bầu dục 2 đầu tròn, vi khuẩn không có lông, không di động, không hình thành nha bào, gram âm. Trong cơ thể gia súc mắc bệnh có hình thành giáp mô nhưng khi nhuộm xem khó trông thấy. Trong cơ thể gia súc mắc bệnh,vi khuẩn Pasteurella khi nhuộm màu có hiện tượng bắt màu sẫm ở hai đầu,còn ở 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2