Giáo trình Chuẩn bị khoáng sản: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
lượt xem 2
download
Phần 1 của giáo trình "Chuẩn bị khoáng sản" cung cấp cho học viên những nội dung về: khái niệm về quá trình tuyển khoáng; thành phần vật liệu khoáng sản; phương pháp trung hòa nguyên liệu thô; quá trình sàng và phân cấp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị khoáng sản: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Tiến sĩ. Lưu Quang Thủy (Chủ biên) Thạc sỹ. Nguyễn Thị Kim Tuyến Thạc sỹ. Bùi Kim Dung GIÁO TRÌNH CHUẨN BỊ KHOÁNG SẢN DÙNG CHO BẬC ĐẠI HỌC (LƯU HÀNH NỘI BỘ) QUẢNG NINH- 2014
- LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Chuẩn bị khoáng sản được biên soạn với mục đích giới thiệu những kiến thức cơ bản về công đoạn chuẩn bị nguyên liệu đầu của khoa học công nghệ gia công chế biến và làm giàu khoáng sản có ích. Chủ yếu bao gồm các kiến thức về lý luận và thiết bị của: quá trình sàng và phân cấp, quá trinh đập và nghiền; các khái niệm cơ bản về đối tượng và các chỉ tiêu công nghệ của ngành tuyển khoáng; các quá trình phân tích và trung hòa quặng thô. Trên cơ sở nhu cầu này giáo trình được biên soạn thành sáu chương. Chương 1. Khái niệm về quá trình tuyển khoáng. Chương 2. Thành phần vật liệu khoáng sản. Chương 3. Phương pháp trung hòa nguyên liệu thô. Chương 4. Quá trình sàng và phân cấp. Chương 5. Quá trình đập và nghiền. Chương 6. Chế độ công nghệ của máy nghiền tang quay. Giáo trình này là tài liệu chính thức dùng trong giảng dạy cho sinh viên Đại học Kỹ thuật Tuyển khoáng và Cơ điện- Tuyển khoáng, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý trong và ngoài ngành. Giáo trình do Tiến sĩ Lưu Quang Thủy chủ biên, Thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Tuyến, Thạc sỹ Bùi Kim Dung biên soạn. Trong quá trình biên soạn chắc không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đọc, để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin gửi về theo địa chỉ: Bộ môn Tuyển khoáng, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. CÁC TÁC GIẢ -1-
- Chương 1 KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH TUYỂN KHOÁNG 1.1. Khái niệm về khoáng sản 1.1.1. Khoáng vật Trong tự nhiên các nguyên tố hóa học thường gặp ở nhiều dạng, do tác động của nhiều quá trình địa chất khác nhau mà tạo thành. Một số nguyên tố hóa học thường tồn tại ở dạng đơn chất như: vàng, bạch kim, bạc, đồng, lưu huỳnh, các bon (than đá, graphit, kim cương).. còn lại hầu hết các nguyên tố đều tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất với ôxi hoặc lưu huỳnh, flo, silicat. Những dạng nguyên tố, hợp chất đó được gọi là khoáng vật. Khoáng vật là các nguyên tố, hợp chất vô cơ tồn tại trong tự nhiên có cấu trúc tinh thể xác định, có tính chất xác định như: khối lượng riêng (tỷ trọng), tính nhiễm từ (từ tính), tính dẫn điện, tính dính ướt, tính tan, mầu sắc.. Khoáng vật được gọi theo tên của chúng chứ không được gọi theo tên của công thức hóa học. Tên gọi của các khoáng vật rất đa dạng, có thể: - Mang tên của nguyên tố chính chứa trong khoáng vật ví dụ như: Cromit (FeCr2O4) - Địa danh, nơi phát hiện ra khoáng vật, ví dụ: bauxit được tìm ra đầu tiên ở vùng Les baux (Pháp). - Tưởng niệm một danh nhân nào đó, ví dụ: gadolinit từ tên của nhà bác học A.B.Gadoliin. - Căn cứ vào hình dạng tinh thể, ví dụ: lepidolit từ chữ lepis, có nghĩa là vẩy. - Theo chữ cái đầu tiên của tên gọi các nguyên tố, ví dụ như: tuheolit là chữ ghép của Th, U, He, O - Hoặc tên gọi hoàn toàn không có ý nghĩa gì, ví dụ: apatit có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp “apatao”, tức là “nhầm”, vì apatit rất dễ nhầm với một số khoáng vật khác. Bảng 1-1. Một số khoáng vật quan trọng thường gặp trong các loại quặng Tên khoáng Công thức Hàm lượng Độ Trọng vật nguyên tố chủ cứng lượng yếu, % riêng (t/m3) Khoáng vật Sắt Hêmatit Fe2O3 70Fe 5,5-6,5 4,9-5,3 Manhetit FeO.Fe2O3.Fe3O4 72,4Fe 5,5-6,5 5,2 Limônit 2Fe2O3.3H2O 59,9Fe 5,0-5,5 3,6-4,0 Pyrit FeS2 46,6Fe 6,0-6,5 4,9-5,0 -2-
- Tên khoáng Công thức Hàm lượng Độ Trọng vật nguyên tố chủ cứng lượng yếu, % riêng(t/m3) Xiderit FeCO3 48,3Fe 3,5-4,0 3,9 Khoáng vật Mangan Braonit 3Mn2O3MnSiO2 78,3Mn 6,0-6,5 4,8 Pyroluzit MnO2 63,2Mn 1,0-2,5 4,7-4,9 Manganit Mn2O3 H2O 62,5Mn 4,0 4,2-4,4 Pôxilômêlan MnOMnO2nH2O - 5,0-6,0 3,7-4,7 Khoáng vật Crôm Crômit FeO.Cr2O3 52-57Cr2O3 5,5 4,5-4,8 Khoáng vật Đồng Chancôzin Cu2S 79,8Cu 2,5-3,0 5,5-5,8 Chancôpyrit CuFeS2 34,6Cu 3,5-4,0 4,1-4,3 Bocrit Cu5FeS4 63,3Cu 3,0-3,5 4,9-5,4 Côvenlin CuS 66,5Cu 2,0 4,5 Cuprit Cu2O 88,8Cu 3,5-4,0 5,9-6,2 Azurit 2CuCO3 Cu(OH)2 55,0Cu 3,5-4,0 3,8-3,9 Khoáng vật Niken Penlandit 2FeS.NiS 22,0Ni 3,5-4,0 4,6-5,0 Milêrit NiS 64,8Ni 3,0-3,5 5,3-5,7 Nikelin NiAS 36,3Ni 5,5 7,3-7,7 Khoáng vật Chì Galenit PbS 86,6Pb 3,0 7,4-7,6 Xêruxit PbCO3 77,5Pb 3,0-3,5 5,3-5,7 Anglêxit PbSO4 66,3Pb 2,8-3,0 6,1-6,4 Spalerit ZnS 67,1Zn 3,5-5,0 3,9-4,1 Xmitxôcit ZnCO3 52,0Zn 5,0 4,3-4,5 Calamin Zn2SiO4.H2O 53,7Zn 3,4-3,5 4,5-5,0 Khoáng vật Cadimi Grinokit CdS 77,7Cd 3,0-3,5 5,0 Khoáng vật Côban Côbantin CoArS 25,4Co 5,5 6,0-6,4 Smaltin CoAr2 38,1Co 5,5 6,4-6,5 Linotit (Co,Ni) 14-53Co 5,5 4,8-5,8 -3-
- Tên khoáng Công thức Hàm lượng Độ Trọng vật nguyên tố chủ cứng lượng yếu, % riêng(t/m3) Khoáng vật Nhôm Alunit KAl(SO4)2(OH)6 19,6Al 3,8 2,7 Nêphêlin Nn(AlSiO4) - 5,5-6,0 2,6-2,7 Diaspo Al2O3.H2O 85Al 6,5-7,0 3,4 Khoáng vật Magiê Cacnalit - 2,5 1,6 Magezit MgCO3 28,9Mg 4,0-4,5 3,1 Khoáng vật Angtimoan Angtimonit Sb2S3 71,4Sb 2,0 4,7 Xênacmontit Sb2O3 83,6Sb 2,0 5,3 Valentinit Sb2O3 83,6Sb 2,5-3,0 5,6 Khoáng vật Acsen Reange AsS 70,1As 1,5-2,0 2,6 Anripicmen As2S3 61As 1,5-2,0 3,5 Acsenopyrit FeAsS 46,0As 5,5-6,0 5,9-6,3 Xcorodit FeAsO2. Khoáng vật Bismut Bismutin Bi2S3 81,2Bi 2,0 7,16 Khoáng vật Thiếc Canxiterit SnO2 78,8Sn 6,0-7,0 6,8-7,1 Stamin Co2SFeS.SnS2 27,7Sn 4,0 4,0 Khoáng vật Vonfram Gibnêrit MnWO4 50,7W 5,0-5,5 7,2-7,5 Vônframit (Fe,Mn)WO4 51,3W 5,0-5,5 7,2-7,5 Fecberit FeWO4 60,6W 5,0-5,5 7,2-7,5 Sheelit CaWO4 63,9W 4,5-5,0 5,9-6,1 Khoáng vật Môlipden Môlipdenit MoS2 69,0Mo 1,0-1,5 4,7-4,8 Vunfenit PbMoO4 26,2Mo 3,0 6,7-7,0 Khoáng vật Thủy ngân Calomen HgCl 86,0Hg 1-2 6,5 Kinôva HgS 36,2Hg 2-2,5 5,1 -4-
- Tên khoáng Công thức Hàm lượng Độ Trọng vật nguyên tố chủ cứng lượng yếu, % riêng(t/m3) Khoáng vật Titan Inmenit FeTiO3 31,6Ti 5,0-6,0 4,5-5,0 Rutin TiO2 60Ti 6,0-6,5 4,2 Khoáng vật Vadini Vanadinit PbS(VO4)3Cl 19,4V 3,0 6,8-7,2 Patronit V2S5 15V 2,5 2,7 Các khoáng vật phi kim loại Canxit CaCO3 3,0 2,9 Đôlômit CaCO3MgCO3 3,5-4,0 2,5-2,8 Thạch anh SiO2 7,0 2,2-3,4 Thạch cao CaSO4.2H2O 1,5-2,0 2,8-3,0 Anhydrit CaSO4 3,0-3,5 4,3-4,7 Barit BaSO4 3,0-3,5 Apatit Ca5(PO4)F2 3,16-3,22 Tanl (hoạt 3MgO2SiO2.2H2O 1,0 3-4 thạch) Fluorit CaF2 4,0 3,2 Fenpat (Ca,Na,K)AlSi3O8 2,56-2,77 Cao lanh Al4(Si4O10)(OH)8 2-3 2,5-2,6 Bentonit (Al2,Mg3)Si4O10OH2·nH2O 2-2,5 2-2,7 Illite K1Al2[(Al,Si)Si3O10(OH)2.nH2O] 2,6-2,9 Mica K(Al2,Mg3)[AlSi3O10][F,OH]2 2-2,85 Zircon ZrSiO4 7-8 4,6-4,7 Graphit C 1-2 2,1-2,3 Bauxit Al2O3.(3H2O,H2O) 2,5-7 2,43-3,5 Tùy theo mục đích sử dụng của khoáng vật mà được chia thành: khoáng vật có ích (có giá trị sử dụng) và khoáng vật không có ích (không có giá trị sử dụng), cách chia này cũng chỉ là tương đối vì một khoáng vật có thể tồn tại ở cả hai dạng. 1.1.2. Khoáng sàng và mỏ Trong tự nhiên, các khoáng vật phân bố không đều trong vỏ trái đất, nơi tập trung nhiều khoáng vật có ích gọi là khoáng sàng. Để đánh giá giá trị của khoáng sàng ta căn cứ vào hàm lượng khoáng vật có ích, giá trị sử dụng của khoáng vật, trữ lượng, -5-
- tình hình địa chất, điều kiện khai thác, công nghệ gia công và làm giầu khoáng sản có ích. Khoáng sàng được phân thành 2 loại: khoáng sàng có giá trị công nghiệp, là khoáng sàng có đủ điều kiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả kinh tế và khi đó được gọi là mỏ. Khoáng sàng không có giá trị công nhiệp, là khoáng sàng khi khai thác và sử dụng không có hiệu quả kinh tế. 1.1.3. Quặng Là tập hợp các khoáng vật có ích hoặc của khoáng vật có ích và đá tạp mà từ đó có thể lấy ra được các kim loại hoặc các chất có ích khác (theo khoáng vật học). Quặng được chia thành: quặng kim loại (như quặng đồng, chì, sắt ...) và quặng phi kim (như quặng mica, apatit, pirit, fluorit, graphit, barit, vv.).. Quặng kim loại được chia ra quặng kim loại mầu (Al, Cu, Pb, Zn...) và quặng kim loại đen (Fe, Mn....). Theo thành phần hóa học quặng còn được chia ra: quặng sunfua (là quặng chứa các khoáng vật có ích ở dạng hợp chất với lưu huỳnh), quặng ôxyt (là quặng chứa các khoáng vật có ích ở dạng hợp chất với ôxi), quặng sunfua-ôxyt (là quặng chứa các khoáng vật có ích tồn tại ở dạng hợp chất với cả lưu huỳnh và ôxi), quặng cacbonat và quặng tự nhiên (là quặng chứa các khoáng vật có ích là các nguyên tố hóa học ở dạng tự nhiên như vàng, bạch kim, bạc, đồng, lưu huỳnh, các bon..). ảnh chụp một số quặng cho ở hình 1-1. 1.1.4.Than Than tuy là hợp chất hữu cơ nhưng do quá trình khai thác và chế biến tương tự như các khoáng chất khác nên theo truyền thống vẫn được coi là khoáng sản rắn. Có nhiều cách phân loại than, dựa vào cách phân loại theo sự hình thành của than thì than đựơc phân thành: than bùn, than nâu, than có khói (than bitum), than antraxit và graphit. Than có thể sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu như cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, làm chất đốt công nghiệp và dân dụng, dùng để chưng cất, khí hoá và dung dịch hoá, sản xuất các hợp chất hữu cơ, luyện cốc… Quặng Mangan Quặng Crômmit -6-
- Quặng đồng Quặng Bauxit Quặng Photphorit Thạch anh Quặng Atimon Quặng Barite Hình 1-1. Ảnh chụp một số quặng -7-
- Hình 1-2. Ảnh chụp than cục nhiệt lượng 6200-7500kcal/kg. 1.2. Các lĩnh vực sử dụng trực tiếp nguyên vật liệu khoáng sản 1.2.1. Công nghệ vật liệu xây dựng Xi măng là chất kết dính thủy lực, khi trộn nó với nước sẽ tạo ra hồ dẻo có tính kết dính và đóng rắn được trong môi trường không khí và môi trường nước. Xi măng được sản xuất từ sản phẩm nghiền mịn của clinker và thạch cao thiên nhiên. Để đảm bảo thành phần hóa học của clinker người ta thường dùng hỗn hợp từ hai nguyên liệu chính là đá vôi (thành phần chủ yếu là CaCO 3, một lượng nhỏ MgCO3 và một số tạp chất khác), đất sét (là một loại trầm tích, nó là những alumo silicat ngậm nước có rất nhiều trong thiên nhiên, thành phần chính là SiO2, Al2O3, Fe2O3..) và một vài nguyên lệu phụ như quặng bôxit, lacterit, quặng sắt, trepen, điatomit.. Gốm sứ, thủy tinh: là loại vật liệu nhân tạo, được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét bằng cách tạo hình và nung ở nhiệt độ cao; thủy tinh mỏng hay còn gọi là men có bề dày từ 0,1-0,3mm, được phủ trên bề mặt gốm tạo độ bóng, mầu và bảo vệ sản phẩm. Thành phần chính của men là cát thạch anh, fenspat, cao lanh, muối kiềm, ôxyt chì, axit boric và borac.. Đá ốp lát: đá sau khi khai thác được tách thành từng khối, đem cưa thành các lớp mỏng và đánh bóng bề mặt. Đá, cát thạch anh (có kích thước 0,02-5mm được dùng trong trộn bê tông, vữa xây dựng, làm đồ gốm thủy tinh, bột mài, làm lò thép chịu axit, silicat), Cát cuội sỏi: Là sản phẩm tích tụ lắng đọng tại các lòng sông ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các bậc thềm, bãi bồi của sông Bằng Giang, sông Hiến.... Vật liệu tổng hợp.. 1.2.2. Công nghiệp hóa chất Phân bón: như Apatit Ca5(PO4)F2..; Hóa chất vô cơ: muối mỏ (halit) để điều chế Na, H..; Chất độn (cho sơn nhựa, mỹ phẩm)... Chất mầu có: chất mầu trắng cơ bản gồm ôxyt kẽm, sunfua kẽm, litopon và ôxyt titan; chất mầu đen chủ yếu là cacbon; chất mầu đỏ gồm ôxyt sắt, catmi, ôxyt -8-
- đồng và một số chất hữu cơ tổng hợp; chất mầu vàng và da cam bao gồm crômat, môlibdenit và các chất của catmi; chất mầu xanh và da trời được làm từ chất vô cơ như ôxyt crôm (Cr2O3)… 1.2.3. Công nghệ luyện kim Dùng để luyện các kim loại mầu (thiếc, chì, kẽm, đồng, vonfram, titan..) và kim loại đen (sắt, crom, mangan…); hợp kim mầu, luyện thép, luyện gang Vật liệu chịu lửa là một loại vật liệu không bị biến dạng khi ở nhiệt độ cao, được sử dụng làm lò thiêu, lò đốt và đặc biệt là lò luyện kim làm việc ở nhiệt độ hơn 10000C, ví dụ như: gạch chịu lửa, xi măng chịu lửa... 1.2.4. Các mục đích khác Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon (dạng còn lại là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng tán xạ cực tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác, những tinh thể cacbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được. Đá quý thường được sử dụng làm đồ trang sức và được gọi dưới tên là “Ngọc” và giá trị của chúng được quyết định bởi màu sắc, độ cứng và ý nghĩa tượng trưng của nó khi được sử dụng với tư cách một món đồ trang sức. Hồng ngọc (từ hồng nhạt đến đỏ thẫm, màu huyết chim bồ câu; độ cứng là 9); Xa phia (lam đậm, lam tím, lam vàng; độ cứng 9); Zicon (vàng cam, đỏ, không màu; độ cứng 7,3), Thạch anh tím (tím sẫm, tím; độ cứng 7;)… Vật liệu mài là vật liệu cứng, sắc được sử dụng để làm nhẵn bề mặt của các vật liệu mềm hơn. Vật liệu mài được chia thành hai loại đó là vật liệu mài tự nhiên gồm các chất như kim cương, corundun và emery, đá hồng ngọc.. vật liệu mài nhân tạo như cacbua silic, ôxyt nhôm. Ngoài ra còn một số kim loại quý được sử dụng với mục đích trang sức có giá trị như vàng, bạc; làm nhiên liệu đốt, luyện cốc như than; làm nhiên liệu hạt nhân, vũ khí như Uran… 1.3. Một số mỏ khoáng sản ở Việt Nam Khoáng sản ở Việt Nam rất phong phú về thể loại tuy nhiên, về trữ lượng thì rất ít các mỏ đạt tầm cỡ quốc tế. Than được phân bố ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Đồng bằng Sông Hồng và nó đi kèm với đá thải, tạp chất là lưu huỳnh. Quặng sắt: ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn; trong tất cả các mỏ quặng sắt ở Việt Nam, đáng chú ý nhất là có hai mỏ lớn đó là mỏ sắt Quý Xa- Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê- Hà Tĩnh. Trong quặng sắt thường chứa các khoáng vật chính là Manhêtít, hêmatit, limonit; đá thải là thạch anh và silicat. Quặng apatit tập trung ở Lào Cai ngoài quặng loại I đưa vào sử dụng trực tiếp, một phần quặng loại II dùng cho sản xuất phân lân nung chảy, còn lại các loại quặng -9-
- khác đều phải qua khâu tuyển mới đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản xuất phân bón. Quặng đồng có khoáng vật chính là bororit, chancopirit; khoáng vật khác là pirit, manhetit, vàng, bạc, lưu huỳnh, đất hiếm, niken, coban. Quặng đồng được phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc Việt Nam như: khu vực Lào Cai lớn nhất là mỏ đồng Sin Quyền với 17 thân quặng, tổng trữ lượng khoảng 53 triệu tấn, hàm lượng đồng trung bình là 1,03% (khoảng 500 nghìn tấn đồng kim loại); khu vực Sơn La có mỏ đồng- niken Bản Phúc với trữ lượng khoảng 120 000 tấn niken, 40 000 tấn đồng, 3500 tấn coban. Sa khoáng biển (cát đen) chứa titan và zicon, được phân bố rải rác tại 50 mỏ và điểm quặng: Quảng Ninh, Thanh hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hòa…trong đó có trữ lượng lớn tại các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên- Huế, Bình định. Khoáng vật chính là ilmenhit, Zircon, manhetit, rutil, monarit, thạch anh. Quặng bauxit phân bố chủ yếu ở Đông Bắc Bắc Bộ và phía Nam, xét về nguồn gốc, quặng bauxit thuộc hai loại chính là trầm tích và phong hóa laterit từ đá bazan. Các mỏ thuộc nguồn trầm tích phân bố ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Hải Dương, Nghệ An. Các mỏ bauxit phong hóa từ đá bazan tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam như Đắc Nông, Lâm Đồng, Kon Tum…Trong quặng bauxit bao gồm các thành phần chính như: Al2O3, SiO2, Fe2O3, TiO2. Quặng cromit mới chỉ được thăm dò, khai thác tại vùng Núi Nưa- Cổ Định- Thanh Hoá. Quặng chì- kẽm phân bố chủ yếu ở các tỉnh Việt Bắc, một số tỉnh ở Tây Bắc và rải rác ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ với trữ lượng khoảng 13 triệu tấn kim loại Pb, Zn. Trong số các khu vực phân bố quặng chì- kẽm, quan trọng nhất là các mỏ: Chợ Điền, Chợ Đồn- Bắc Cạn; Thành Cóc, nông Tiến, Thượng ấm – Tuyên Quang; Lang Hích- Thái Nguyên; Na Sơn, TàPan- Hà Giang. Khoáng vật chính là PbS, ZnS, PbCO3, ZnCO3, silicat. Quặng thiếc tồn tại cả ở hai dạng là quặng sa khoáng và quặng gốc. Quặng thiếc tập trung chủ yếu ở 4 vùng: Pia Oác (Cao Bằng) gồm 9 mỏ lớn nhỏ, trong đó mỏ Tĩnh Túc có trữ lượng lớn nhất; Tam Đảo như các mỏ Sơn Dương, Bắc Lũng, Phục Linh..; Quỳ Hợp (Nghệ An), ở đây quặng thiếc tồn tại cả ở hai dạng, quặng thiếc sa khoáng đang được khai thác trong 14 mỏ, quặng thiếc gốc đang được tìm kiếm đánh giá nhưng rất có triển vọng; Lâm Đồng.. Quặng mangan, theo các tài liệu địa chất ở Việt Nam có trên 34 mỏ và điểm quặng mangan đã được phát hiện và đánh giá, phần lớn có quy mô nhỏ, có 3 mỏ được thăm dò như mỏ Tốc Tát ở Cao Bằng, Phiên Lang, Nà Pết ở Tuyên Quang, còn lại đang trong giai đoạn tìm kiếm và thăm dò sơ bộ. Quặng fenspat được tìm thấy ở Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Nam..Thành phần khoáng vật chủ yếu trong quặng fenspat là SiO2 (hàm lượng khoảng 60-75%) còn lại là K2O, Na2O, Al2O3, Fe2O3.. Vàng, Cao lanh (fenpat), đá quý … được phân bố rải rác ở Việt Nam. 1.4. Khái niệm về quá trình tuyển khoáng -10-
- Trong hầu hết các trường hợp vật liệu nguyên khai sau khi khai thác, không sử dụng trực tiếp được mà phải nâng cao chất lượng của nó mới sử dụng được, tức là ta loại bỏ đaị bộ phận đất đá và các chất không có ích ra khỏi vật liệu nguyên khai, quá trình đó gọi là tuyển khoáng như vậy: Khai thác Tuyển khoáng Sử dụng khoáng sản (vật liệu nguyên khai) 1.4.1. Tuyển khoáng Là tổ hợp các quá trình gia công khoáng sản và phân tách khoáng vật để từ quặng nguyên khai ban đầu có thể nhận được một hoặc nhiều sản phẩm có giá trị sử dụng trên thị trường. Sản phẩm có giá trị sử dụng gọi là quặng tinh (đối với quặng) là than sạch (đối với than) và được đặc trưng bởi: có hàm lượng khoáng vật có ích cao hơn quặng ban đầu; có hàm lượng khoáng vật không có ích thấp hơn quặng ban đầu; có có các tính chất đặc trưng như độ ẩm, thành phần độ hạt, các tính chất cơ lí, hóa lí..thích hợp với các khâu công nghệ và sử dụng khoáng sản khác nhau. Sản phẩm không có giá trị sử dụng (sản phẩm thải) gọi là quặng đuôi thải (đối với quặng) là đá thải (đối với than) với sản phẩm này thường có hàm lượng khoáng vật có ích thấp hơn quặng ban đầu và hàm lượng khoáng vật không có ích cao hơn quặng ban đầu. Các sản phẩm có chất lượng kém hơn quặng tinh và tốt hơn quặng đuôi thải gọi là sản phẩm trung gian. Thông thường sản phẩm này được gia công và tiếp tục tuyển lại để nâng cao giá trị sử dụng của nó, tuy nhiên không ít trường hợp sản phẩm trung gian được sử dụng ngay. Tuyển khoáng là một khâu không thể thiếu trong toàn bộ quá trình khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản nhất là trong giai đoạn tài nguyên khoáng sản ngày càng khan hiếm. Tuyển khoáng góp phần nâng cao chất lượng tài nguyên khoáng sản: chất lượng quặng khai thác ngày càng giảm vì nguồn tài nguyên khoáng sản không thể tái tạo được và do đó ngày càng không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng của hộ tiêu thụ khoáng sản. Tuyển khoáng góp phần sử dụng tổng hợp tài nguyên khoáng sản: trong hầu hết các trường hợp nguyên liệu khoáng sản là tổ hợp của nhiều loại khoáng vật khác nhau, trong khi đó người ta lại muốn sử dụng riêng rẽ từng loại khoáng vật. Tuyển khoáng góp phần bảo vệ môi trường trong ngành khai thác khoáng sản: sử dụng quá trình tuyển khoáng sẽ góp phần giảm lượng quặng thải bỏ ra môi trường. Tuyển khoáng góp phần nâng cao năng suất khâu khai thác vì khi áp dụng các thiết bị khai thác có năng suất cao, cơ giới hoá và hiện đại hoá sẽ làm nghèo quặng trong quá trình khai thác. -11-
- Tuyển khoáng góp phần giảm chi phí vận chuyển từ khai thác đến nơi chế biến và sử dụng vật liệu khoáng sản. Tuyển khoáng góp phần nâng cao chất lượng nguyên liệu và đơn giản hoá các khâu công nghệ tiếp theo đặc biệt là khâu luyện kim. Tuyển khoáng góp phần tận thu khoáng sản có ích, tái chế và sử dụng lại các chất phế thải. 1.4.2. Phương pháp tuyển, quá trình tuyển Phương pháp tuyển là quá trình công nghệ lợi dụng sự khác nhau về một tính chất xác định của khoáng vật để phân tách chúng thành các sản phẩm riêng biệt có chất lượng khác nhau. Trong ngành tuyển khoáng hiện nay một số phương pháp tuyển dưới đây thường được áp dụng: Phương pháp tuyển trọng lực: là quá trình công nghệ lợi dụng sự khác nhau về khối lượng riêng của các khoáng vật để phân chia chúng ra khỏi nhau. Đây là phương pháp tuyển có từ lâu, đơn giản, rẽ tiền và thường được áp dụng để tuyển quặng xâm nhiểm thô từ 0,2mm đến vài chục hoặc hàng trăm mm. Hiện nay, nó được áp dụng chủ yếu để tuyển than, tuyển sơ bộ một số loại quặng. Phương pháp tuyển nổi: là phương pháp làm giầu khoáng sản có ích dựa trên khả năng bám dính khác nhau của các loại khoáng vật lên bề mặt phân chia pha nước- không khí hoặc nước- dầu do có sự khác nhau về năng lượng bề mặt riêng giữa các loại khoáng vật. Phương pháp tuyển nổi được thực hiện ở nhiều dạng, nhưng dạng tuyển nổi bọt là dạng phổ biến và có hiệu quả cao. Cơ sở của tuyển nổi bọt là lợi dụng sự khác nhau về tính chất hoá lí bề mặt của các hạt khoáng vật khác nhau, đó là khả năng dính ướt bởi nước hay khả năng bám dính của các hạt khoáng vào bóng khí (các hạt kỵ nước sẽ bám dính vào bóng khí, hạt ưu nước không bám dính được vào bóng khí). Trong tuyển nổi bọt, nếu khác nhau về hoạt tính bề mặt đó không đủ lớn để phân chia các hạt khoáng vật, thì có thể cho thêm vào bùn tuyển nổi các hợp chất hoá học khác nhau và các hợp chất hoá học này được gọi là thuốc tuyển nổi, khi đó nó sẽ làm thay đổi khả năng dính ướt của các hạt khoáng vật mà có lợi cho tuyển nổi. Phương pháp tuyển từ: là quá trình công nghệ lợi dụng sự khác nhau về từ tính của các khoáng vật để phân chia chúng ra khỏi nhau. Khi cho hỗn hợp các hạt khoáng vào trong vùng làm việc của máy tuyển từ, dưới tác dụng của từ trường thì các hạt khoáng vật có từ tính và không từ tính sẽ chuyển động theo các quỹ đạo khác nhau dựa vào đó tách được chúng ra khỏi nhau. Một số phương pháp tuyển khác: phương pháp tuyển điện (lợi dụng sự khác nhau về tính dẫn điện của các khoáng vật), phương pháp thuỷ luyện (lợi dụng sự khác nhau về tính hoà tan trong dung môi nhất định của các khoáng vật), phương pháp tách chọn quặng (lợi dụng sự khác nhau về mầu sắc, hình dáng của hạt khoáng vật)… Quá trình tuyển là giải pháp kỹ thuật dựa vào sự khác nhau về một dấu hiệu xác định thể hiện sự khác nhau về một tính chất nào đó của các hạt khoáng vật để phân tách chúng ra khỏi nhau và được thực hiện trên một dạng thiết bị nhất định. Một phương pháp tuyển có thể được thực hiện bằng nhiều quá trình tuyển khác nhau. Ví dụ cụ thể được cho trong bảng 1-2. -12-
- Bảng 1-2. Quá trình tuyển và phương pháp tuyển Phương pháp tuyển Quá trình tuyển Thiết bị tuyển -Tuyển lắng -Máy tuyển lắng -Tuyển huyền phù -Các loại máy tuyển huyền phù, xiclon … Tuyển trọng lực -Tuyển trên dòng nước -Bàn đãi, máng xoắn.. chảy theo mặt phẳng nghiêng -Tuyển nổi bọt -Máy tuyển nổi cơ giới, khí Tuyển nổi -Tuyển nổi dầu nén, cơ giới-khí nén. -Tuyển nổi màng 1.4.3. Công đoạn tuyển, sơ đồ tuyển 1.4.3.1. Khâu tuyển Là một bước của quá trình tuyển và thực hiện một phần nhiệm vụ tuyển. Người ta phân biệt các khâu tuyển sau đây: - Khâu tuyển chính: là khâu chủ yếu đầu tiên để phân chia đại bộ phận khoáng sản có ích ra khỏi đất đá tạp. Sau khâu tuyển chính thường thu được hai sản phẩm đó là sản phẩm giầu (có hàm lượng chất có ích lớn hơn trong quặng ban đầu) và sản phẩm nghèo chất có ích, tuy nhiên chúng thường không có chất lượng đạt yêu cầu quy định đối với các sản phẩm cuối cùng mà phải đem gia công và tuyển lại mới đạt yêu cầu. - Khâu tuyển tinh: là khâu tuyển lại sản phẩm giầu của khâu tuyển trước đó, nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm và tạo ra sản phẩm cuối cùng. Trong một sơ đồ tuyển tùy theo yêu cầu về chất lượng của sản phẩm cuối cùng mà có thể bố trí một hay nhiều khâu tuyển tinh nối tiếp nhau. - Khâu tuyển vét: là khâu tuyển lại sản phẩm nghèo của khâu trước đó, nhằm tận thu chất có ích và tạo ra sản phẩm cuối cùng có thể thải bỏ được. Tùy theo yêu cầu cần tận thu chất có ích và chất lượng của sản phẩm quặng thải mà có thể sử dụng nối tiếp các khâu tuyển vét với nhau. 1.4.3.2. Công đoạn tuyển Là tập hợp các khâu công nghệ và thực hiện chức năng công nghệ nhất định, được tiến hành trong một nhóm thiết bị nhất định. Trong các xưởng (nhà máy) tuyển khoáng thường được chia thành ba công đoạn sau: - Công đoạn chuẩn bị khoáng sản: có nhiệm vụ gia công vật liệu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình phân tách khoáng vật cụ thể là: + Quá trình giảm kích thước hạt khoáng vật. + Quá trình phân chia hạt khoáng theo độ hạt. + Quá trình trung hoà quặng. -13-
- + Quá trình tăng kích thước hạt khoáng vật (phương pháp kết hạt bằng dầu). - Công đoạn tuyển phân tách: đây là giai đoạn tuyển và phân tách diễn ra bằng cách sử dụng các thiết bị tuyển tương ứng với các phương pháp, quá trình tuyển khác nhau như: tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển nổi.. - Công đoạn phù trợ và hoàn thiện sản phẩm: đây là công đoạn được thực hiện nhằm đảm bảo quá trình hoạt động liên tục của nhà máy và bao gồm các khâu như: khử nước, khử bụi, vận tải và chất kho, xử lý quặng đuôi, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường… 1.4.3.3. Sơ đồ tuyển Sơ đồ tuyển là tập hợp các công đoạn tuyển kết hợp theo một trật tự nhất định, nhằm thực hiện nhiệm vụ tuyển. Quặng đầu Dmax≤ 340 mm 1≥1,3%Cu, 2≥0,6g/tAu Các khâu chuẩn bị khoáng sản Sàng rung 15 Phân cấp ruột xoắn Phân cấp thuỷ lực (70-80)% cấp -0,074mm Khuấy tiếp xúc Các khâu tuyển Tuyển chínhCuFeS2 Tuyển tinh I Tuyển vét Tuyển tinh II Các khâu phụ Quặng đuôi Các khâu khử nước trợ Quặng tinh Nước tuần hoàn Hình 1-3. Sơ đồ công nghệ tuyển quặng Chancôpirit -14-
- Sơ đồ tuyển cho ta biết đường đi của vật liệu ban đầu, qua các khâu công nghệ đến các khâu cuối cùng và cho ra sản phẩm cuối cùng. Mỗi một nhà máy tuyển thường có một sơ đồ tuyển nhất định, mỗi một loại quặng có một sơ đồ tuyển hợp lý sẽ cho ra hiệu quả cao nhất. Sơ đồ tuyển được chia ra làm 4 loại sau đây: - Sơ đồ định tính: là sơ đồ công nghệ mà trong đó thể hiện tất cả các khâu công nghệ được dùng trong xưởng tuyển. - Sơ đồ định lượng: là sơ đồ công nghệ mà ở tất cả các khâu công nghệ có ghi thêm khối lượng và chất lượng của tất cả các sản phẩm. - Sơ đồ bùn nước: là sơ đồ công nghệ mà trong đó có ghi lượng nước vào, lượng nước ra ở mỗi khâu, tỷ số lỏng/rắn (L/R) của các sản phẩm. - Sơ đồ thiết bị: là sơ đồ công nghệ mà trong đó tấc cả các thiết bị được thể hiện theo hình vẽ quy ước, kể cả các thiết bị vận tải. 1. 5. Khái niệm về chuẩn bị khoáng sản 1.5.1. Khái niệm Vật liệu nguyên khai được khai thác từ các mỏ và đưa về các xưởng tuyển khoáng có độ hạt lớn (hàng nghìn mm đối với quặng, hàng trăm mm đối với than), khoáng vật cần thu hồi (khoáng vật có ích) thường liên kết với khoáng vật không có ích hoặc đất đá tạp (xâm nhiễm) ở độ hạt tương đối nhỏ. Các phương pháp tuyển, quá trình tuyển thường chỉ tuyển được và đạt hiệu quả cao khi các khoáng vật có ích và không có ích tách rời khỏi nhau và có độ hạt phù hợp. Do đó, quặng nguyên khai (than nguyên khai) trước khi đưa vào tuyển cần được gia công, chế biến sao cho có độ hạt, thành phần hóa học phù hợp với yêu cầu của các phương pháp tuyển và các thiết bị tuyển công việc đó được gọi là chuẩn bị khoáng sản. Tóm lại chuẩn bị khoáng sản là công đoạn mang tính chất đầu mối, nhằm tạo nên sự đồng bộ giữa thành phần vật chất cũng như đặc điểm kết cấu, cấu tạo của nguyên liệu khoáng sản ban đầu và các phương pháp cũng như quá trình tuyển khác nhau. 1.5.2. Chức năng Từ khái niệm về chuẩn bị khoáng sản ta thấy khâu chuẩn bị khoáng sản bao gồm một số chức năng sau: - Giải phóng các thành phần khoáng vật có ích trong quặng. Thực tế chứng minh quặng từ khi được thành tạo và khai thác lên mặt đất từ các mỏ đại bộ phận đều nằm dưới dạng các tổ hợp các khoáng vật liên kết chặt chẽ với nhau ở độ hạt nhất định, để phá vỡ mối liên kết đó (giải phóng các khoáng vật ra khỏi nhau) phương pháp phổ biến nhất là giảm kích thước của chúng đến độ hạt nhất định bằng các quá trình đập nghiền. - Làm cho nguyên liệu khoáng sản có thành phần độ hạt thích hợp với công nghệ và các thiết bị tuyển phân tách tiếp theo. Đối với mỗi phương pháp, quá trình, thiết bị tuyển nhất định sẽ cho hiệu quả tuyển cao nhất khi vật liệu đưa tuyển có độ hạt nhất định. -15-
- - Thỏa mãn yêu cầu về thành phần độ hạt nguyên liệu khoáng sản của hộ tiêu thụ khoáng sản. Thông thường các sản phẩm sau khi tuyển thường có cấp hạt rộng nhưng các hộ tiêu thụ sản phẩm lại yêu cầu sản phẩm có cấp hạt hẹp nên ta phải sử dụng quá trình sàng, phân cấp để làm cho vật liệu thỏa mãn yêu câu đó. Đặc biệt là đối với than sạch ngoài yêu cầu về cỡ hạt, hộ tiêu thụ còn yêu cầu về tỷ lệ trên cỡ và tỷ lệ dưới cỡ của than. 1.6. Các chỉ tiêu công nghệ quá trình tuyển 1.6.1. Ký hiệu và phương trình cân bằng của các chỉ tiêu công nghệ Trong quá trình tính toán các chỉ tiêu công nghệ tuyển, các quá trình và các lĩnh vực tuyển khoáng khác thường dùng các ký hiệu sau: - hàm lượng chất có ích có trong quặng đầu, %; - hàm lượng chất có ích có trong các sản phẩm giầu hoặc trong quặng tinh, %; -hàm lượng chất có ích có trong các sản phẩm nghèo hoặc trong quặng đuôi, %; - thu hoạch (tỷ lệ trong lượng) của quặng đầu, các sản phẩm tuyển, %; - thực thu (tỷ lệ thu hồi) của quặng đầu và các sản phẩm tuyển, %; A- độ tro của than nguyên khai và các sản phẩm tuyển, %; Q- năng suất các sản phẩm tuyển, t/h. Trong tuyển khoáng để tính toán một chỉ tiêu công nghệ nào đó khi biết một số chỉ tiêu công nghệ, thường áp dụng các phương trình cân bằng sau: Qi= i Q0, t/h 0=i, % 0= i, % 0.A0= i.Ai , % hoặc 0. = i. i, % Trong đó: Q0 , Qi, 0 , i, 0 , i, A0 ,Ai , 0 , i là năng suất, thu hoạch, thực thu, độ tro, hàm lượng của sản phẩm quặng (than) đầu và của sản phẩm thứ i. 1.6.2. Hàm lượng chất có ích Là tỷ số khối lượng chất có ích trong quặng đầu hay trong các sản phẩm so với khối lượng vật liệu đầu hay khối lượng các sản phẩm tuyển. pi i = .100,% , (1-1) Qi Trong đó: i- hàm lượng chất có ích của sản phẩm thứ i. Pi, Qi- lần lượt là khối lượng chất có ích và khối lượng của sản phẩm thứ i. Hàm lượng chất có ích được xác định bằng phương pháp phân tích hoá, được tính bằng phần đơn vị, phần trăm hoặc g/t và được tính cho vật liệu khô. Trường hợp, biết hàm lượng khoáng vật có ích có trong quặng đầu, ta xác định được hàm lượng chất có ích thông qua công thức sau: -16-
- 1 M = ,% (1-2) 100 Trong đó: 1- hàm lượng khoáng vật có ích, % M- hàm lượng chất có ích tính theo công thức hoá học, % Ví dụ: Biết hàm lượng khoáng vật Chancopirit (CuFeS2) là 5%. Xác định hàm lượng của đồng có trong quặng. Giải: Áp dụng công thức (1-2), ta xác định hàm lượng của đồng theo công thức hoá học như sau: M Cu 64 M= 34 , % M Cu M Fe M S 64 56 2 32 Vậy hàm lượng của đồng có trong quặng đầu là: 1 M 5 34 = = 1,7 % 100 100 1.6.3. Thu hoạch các sản phẩn tuyển (tỷ lệ trọng lượng) Thu hoạch của một sản phẩm nào đó là tỷ số khối lượng của sản phẩm đó so với khối lượng của vật liệu đầu hoặc tổng khối lượng của các sản phẩm, tính bằng phần trăm hoặc phần đơn vị. Qi Qi i .100,% hoặc i , pđv (1-3) Q0 Q0 Trong đó: i- thu hoạch sản phẩm thứ i. Qi, Q0- là khối lượng sản phẩm thứ i và khối lượng vật liệu đầu, g (kg). Nếu sau khâu tuyển thu được n sản phẩm, thì thu hoạch quặng đầu o bằng tổng thu hoạch của các sản phẩm theo công thức (1-4). n 0 1 2 ... n i (1-4) i 1 Giả sử sau khâu tuyển khoáng ta thu được hai sản phẩm là: - Sản phẩm quặng tinh có khối lượng là Qqtt/h, hàm lượng chất có ích là %. - Sản phẩm quặng đuôi có khối lượng là Qqdt/h, hàm lượng chất có ích %. - Quặng đầu có khối lượng là Q0t/h, hàm lượng chất có ích %. Theo khái niệm trên có thu hoạch các sản phẩm là: - Thu hoạch quặng tinh: Qqt qt 100 , % (1-5) Q0 - Thu hoạch quặng đuôi: Qqd qd 100 , % hoặc qd 100 qt , % (1-6) Q0 -17-
- Trong thực tế sản xuất của các xí nghiệp tuyển khoáng, chúng ta không thể xác định được khối lượng các sản phẩm tại thời điểm cần xét, do đó, để xác định thu hoạch các sản phẩm tại thời điểm đó không thể xác định theo công thức (1-5), (1-6) được. Khi đó muốn xác định thu hoạch quặng tinh ta xác định theo kết quả của phương pháp phân tích hoá các sản phẩm tuyển bằng công thức (1-7) và thu hoạch quặng đuôi theo (1-4). qt 100 ,% (1-7) 1.6.4. Mức giản lược, mức độ làm giầu Mức giản lược R là tỷ số nghịch đảo của thu hoạch các sản phẩm. Mức giản lược chỉ rõ cần bao nhiêu tấn quặng đầu để thu được 1 tấn sản phẩm có chất lượng xác định cao hơn chất lượng quặng đầu. 1 R (1-8) qt Mức độ làm giầu là tỷ số giữa hàm lượng chất có ích trong quặng tinh so với hàm lượng chất có ích trong quặng đầu. Mức độ làm giầu được tính theo công thức: (1-9) 1.6.5. Thực thu các sản phẩm tuyển (tỷ lệ thu hồi) Thực thu của một sản phẩm nào đó là tỷ số khối lượng chất có ích có trong sản phẩm đó so với khối lượng chất có ích có trong quặng đầu hoặc tổng khối lượng chất có ích trong các sản phẩm, tính bằng phẩn trăm hoặc phần đơn vị. Pi Pi i .100,% hoặc i , pđv (1-10) P0 P0 Trong đó: i- thực thu sản phẩm thứ i. Pi, P0- khối lượng chất có ích có trong sản phẩm thứ i và khối lượng chất có ích có trong vật liệu đầu, g (kg). Thực thu các sản phẩm tuyển là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả làm việc của quá trình tuyển. Trường hợp sau quá trình tuyển thu được n sản phẩm, thì thực thu quặng đầu bằng tổng thực thu của n sản phẩm, tình theo công thức (1-11) n 0 1 2 ... n i (1-11) i 1 Theo khái niệm về thu hoạch, ta tính thực thu của sản phẩm quặng tinh và quặng đuôi theo công thức (1-12), (1-13). Qqt . qt 100 qt ,% (1-12) Q0 . -18-
- Qqd . qd 100 qd , % hoặc qd 100 qt , % (1-13) Q0 . Tính thực thu các sản phẩm theo kết quả phân tích hoá, công thức (1-14). qt 100 ,% (1-14) 1.6.6. Hiệu suất tuyển E Hiệu suất tuyển là tỷ số giữa lượng tăng chất có ích trong sản phẩm sạch khi tuyển ở điều kiện thực tế với lượng tăng chất có ích trong sản phẩm đó khi tuyển ở điều kiện lý tưởng, được tính bằng phần trăm hoặc phần đơn vị. Gọi A1- khối lượng chất có ích gia tăng trong quặng tinh ở điều kiện tuyển thực tế, kg. A1= qt - qt = qt ( - ) A2- khối lượng chất có ích gia tăng trong quặng tinh ở điều kiện tuyển lý tưởng, kg. A2= aM - a = a(M - ) a- thu hoạch quặng tinh trong điều kiện tuyển lý tưởng, % M- hàm lượng chất có ích tính theo công thức hoá học (trong khoáng vật sạch), % Mặt khác, aM + qd = 100 (do ở điều kiện tuyển lý tưởng = 0) nên: 100. M a 2 100 , % M M Từ đó, hiệu suất tuyển được tính theo công thức (1-15). 1 qt M 100 ,% (1-15) 2 M 1.6.7. Các chỉ tiêu công nghệ trong tuyển than Khi tuyển than dùng các chỉ tiêu sau đây để đánh giá chất lượng và hiệu quả tuyển than. - Tro là phần không cháy được chứa trong than, giảm 1% độ tro sẽ làm tăng nhiệt cháy của than đá lên 330kj/kg, với than antraxit tăng nhiệt cháy đến 420kj/kg. Độ tro không hoàn toàn đặc trưng cho tạp chất khoáng vật chứa trong than. Độ tro của than thường thấp hơn 8-12% lượng tạp chất (vì một số tạp chất khi đốt nóng bị bay hơi). Độ tro được xác định bằng cách đốt một mẫu than khô, có cỡ hạt từ 0-0.2mm, ở nhiệt độ 850±100c đến khối lượng không đổi. Gọi G1, G2: lần lượt là khối lượng của than trước khi đốt và sau khi đốt, độ tro của than được xác định theo công thức (1-16). -19-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Cơ sở khai thác Mỏ hầm lò: Phần 1
64 p | 478 | 128
-
Liên lạc giữa các khoang robot tính kết nối - Giao diện người-máy và quản lý đa hệ thống
3 p | 55 | 5
-
Giáo trình Khai thác quặng bằng phương pháp hầm lò: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
47 p | 19 | 5
-
Giáo trình Chuẩn bị khoáng sản: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
67 p | 5 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn