Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
lượt xem 10
download
Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái quát về cơ thể người; cơ sở thiết kế trang phục; mẫu cơ sở quần, áo; xây dựng hệ thống cỡ số; mối quan hệ giữa cơ thể người và thiết kế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CƠ SỞ THIẾT KẾ TRANG PHỤC NGÀNH, NGHỀ: THIẾT KẾ THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Cơ sở thiết kế trang phục trình bày những kiến thức cơ bản trong ngành thiết kế thời trang, bao gồm: Khái niệm về trang phục, về đặc điểm hình thái cơ thể người, về kết cấu cơ bản của quần, áo; hệ thống cỡ số trang phục đang được áp dụng trong ngành may ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ công tác giảng dạy, học tập cho học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng và là tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật ngành may và thiết kế thời trang. Quyển sách này được biên soạn trên cơ sở chương trình chi tiết môn học "Cơ sở thiết kế trang phục", cung cấp những kiến thức khoa học cơ bản và cần thiết cho học sinh, sinh viên ngành may và thiết kế thời trang trong lĩnh vực thiết kế trang phục, đó là kiến thức về cơ thể học, những yêu cầu cơ bản của quần áo, kèm theo những hình ảnh minh họa về phương pháp và những hướng dẫn cần thiết giúp cho học sinh, sinh viên củng cố một số kiến thức cơ sở trong lĩnh vực chuyên môn. Trong quá trình biên soạn chúng tôi thao khảo một số giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục đã được Bộ giáo dục và đào tạo cho sản xuất. Giáo trình này được biên soạn đầu tiên của bộ môn nên chắc còn thiếu sót về các mặt. Rất mong nhận được sự góp ý từ bạn đọc và đồng nghiệp để xây dựng cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn. Đồng Tháp, ngày 16 tháng 12 năm 2017 Biên soạn Võ Việt Hồng 1
- MỤC LỤC TRANG LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 01 Chương 1- KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI....................................... 05 1. Đặc điểm hình thái cơ thể người ............................................................... 05 2. Phân tích hình dáng cơ thể người ............................................................... 08 Chương 2- CƠ SỞ THIẾT KẾ TRANG PHỤC ....................................... 15 1. Khái niệm về trang phục ........................................................................... 15 2. Chức năng, yêu cầu của quần, áo ............................................................... 15 3. Kỹ thuật đo ................................................................................................. 16 Chương 3- MẪU CƠ SỞ QUẦN, ÁO ........................................................ 25 1. Phương pháp phác thảo mẫu .................................................................... 25 2. Phác thảo mẫu cơ sở quần, áo .................................................................... 26 3. Xây dựng kết cấu cơ bản của quần, áo ....................................................... 27 4. Thiết kế mẫu cơ sở quần, áo....................................................................... 28 Chương 4- XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ ........................................... 31 1. Nguyên tắc xây dựng ký hiệu cỡ số và sử dụng hệ thống cỡ số ............... 31 2. Giới thiệu một số hệ thống cỡ số khác nhau .............................................. 32 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống cỡ số ................................................. 38 Chương 5- MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ THỂ NGƯỜI VÀ THIẾT KẾ .. 44 1. Tỷ lệ các phần trên cơ thể ......................................................................... 44 2. Vùng cử động ............................................................................................. 47 3. Phép tính lượng cử động tăng thêm khi thiết kế ........................................ 49 4. Ảnh hưởng của chất liệu đến độ tăng kích thước các chi tiết .................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 60 2
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Cơ sở thiết kế trang phục. Mã môn học: MH10. Vị trí, tính chất: - Vị trí: M«n häc C¬ së thÕt kÕ trang phôc trong danh môc m«n häc, m« ®un ®µo t¹o b¾t buéc nghÒ May vµ thiÕt kÕ thêi trang. - Tính chất: Lµ m«n häc mang tÝnh tÝch hîp gi÷a lý thuyÕt vµ thùc hµnh cung cÊp nh÷ng kiÕn thøc c¬ b¶n vÒ C¬ së thiÕt kÕ trang phôc. Mục tiêu của môn học: Tr×nh bµy ®-îc kh¸i niÖm vÒ trang phôc, chøc n¨ng, yªu cÇu cña quÇn, ¸o. Nªu ®-îc ®Æc tr-ng kÝch th-íc, h×nh d¸ng kÕt cÊu cña quÇn, ¸o. Tr×nh bµy ®-îc ph-¬ng ph¸p x©y dùng h×nh tr¶i bÒ mÆt cña c¬ thÓ. Tr×nh bµy ph-¬ng ph¸p lÊy c¸c sè ®o ®Ó thiÕt kÕ quÇn, ¸o. Tr×nh bµy ®-îc ph-¬ng ph¸p thiÕt kÕ mÉu c¬ së cña quÇn, ¸o. ThiÕt kÕ ®-îc mÉu c¬ së quÇn, ¸o. ThiÕt kÕ ®-îc c¸c lo¹i li, chiÕt, cæ ¸o vµ c¸c chi tiÕt kh¸c trªn trang phôc. Nội dung của môn học : 3
- CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI Mã chương: MH10-01 Giới thiệu: Cơ thể người được cấu tạo từ tế bào, các tế bào tập hợp với nhau tạo thành mô, các mô tập hợp với nhau tạo thành cơ quan, các cơ quan tạo thành hệ cơ quan và cuối cùng là cơ thể. Vậy, các cấp độ tổ chức cơ thể người nêu trên có cấu tạo như thế nào? Điều này sẽ được minh họa rõ nét thông qua các hình ảnh trong chương. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo hệ xương, hệ cơ; + Trình bày được hình thái cơ thể người. - Kỹ năng: + Phân tích được hình dáng cơ thể ngươi theo tỷ lệ, theo hình dáng và các phần trên cơ thể. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tác phong công nghiệp, tiết kiệm thời gian, phát huy tính sáng tạo; + Thực hiện đúng kỹ năng và sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ bản cần thiết. Nội dung chính: 1. Đặc điểm hình thái cơ thể người: 1.1. Cấu tạo hệ xương: - Cột sống: gồm từ 33 đến 34 đốt sống, là thành phần chủ yếu xác định hình dáng và kích thước nửa thân trên của cơ thể. Cột sống gồm: + 7 đốt sống cổ; + 12 đốt xương lồng ngực; + 5 đốt xương hông; + 9 đến 10 đốt xương cùng. Hệ xương nối liền nhau tạo thành một khối vững chắc trên cơ thể. 4
- Hình 1.1. Cấu tạo hệ xương - Xương ngực: Khung xương ngực có ảnh hưởng lớn đến hình thành dạng cơ thể. Phần trên của nó hơi nghiêng về phía sau làm tăng độ lồi của phần ngực. Góc nghiêng của xương ngực (α) được tạo thành giữa xương ngực và đường thẳng đứng. Nó phụ thuộc tư thế và những đặc điểm khác nhau của cơ thể. Trung bình góc α dao động từ 15 đến 200. Ở nữ giới góc α thường lớn hơn nam giới. Hình 1.2. Xương ngực (α) 5
- - Xương vai: Xương bả vai chỉ gắn với xương quai xanh một phần nên có tính cơ động lớn. Mặt khác bề mặt khớp xương phía trên của xương bả vai được nối với đầu trên của xương vai, cho phép xương vai có thể trượt về mọn phía. Như vậy sự chuyển động của vùng vai có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi hình dạng phần cơ thể. Khi hạ xuôi vai, xương vai hầu như ở tư thế thẳng. - Xương chân: Xương chân ở nữ giới thường rộng hơn theo chiều ngang và ngắn hơn theo chiều cao so với xương chân nam giới. Điều đó đã tạo nên sự khác nhau về hình thức bên ngoài của hai phái. 1.2. Cấu tạo hệ cơ: - Cơ trơn. Cơ chằng, cơ xương (cơ dài, cơ rộng, cơ ngắn): mỗi cơ đều bắt đầu và kết thúc bằng dây chằng dính chặt với các xương, khớp xương hoặc da. 1.3. Đặc điểm hình thái cơ thể người: Trong may công nghiệp được xác định theo dạng thân người nhìn hình chiếu cạnh, tư thế này không những chỉ phụ thuộc những điểm cong của cột sống mà còn phụ thuộc những điểm cong của cột sống mà còn phụ thuộc mức độ cao của xương bả vai, sự tăng trưởng của hệ cơ, mở ở khu vực cổ, lưng, hông. - Nhìn nghiêng: Một người bình thường khi đứng ở tư thế bình thường, đầu để thẳng thì có dáng như sau: cổ thẳng, tay bỏ thẳng theo dọc thân, không rơi ra phía trước, lưng không bị gù. - Nhìn thẳng: Người có phát triển cân đối khi vai không quá ngang hay quá xuôi, lưng hình thang, càng xuống hông thì thắt lại. Hai chân chạm ở 5 điểm: gót, mắt cá trong, bắp chân, đầu gối và đùi. - Hình thái bất thường: Ngược với tiêu chuẩn trên là người bất thường. - Chiều cao nói lên tầm vóc của con người. Các nhà y học dựa vào chiều cao để đánh giá sức lớn của trẻ em, tầm vóc của một người. Theo thống kê tổng hợp các chủng tộc trên thế giới, chiều cao trung bình thường 135- 190, ngoài giới hạn náy là bất thường. + Người thấp dưới 1m6 + Người trung bình từ 1m6 – 1m7 + Người cao trên 1m7. - Ta thấy rằng so với phân nhóm người nói chung các nhóm theo chiều cao Việt Nam đều thấp hơn 1 bậc. Người Việt Nam trung bình nam cao hơn nữ từ 8 – 11cm 6
- 2. Phân tích hình dáng cơ thể người: 2.1. Phân nhóm theo tỷ lệ: Trang phục tôn lên vẻ đẹp và che giấu được những khuyết điểm trên cơ thể khi có sự cân đối hài hòa về chi tiết, màu sắc, . . . với dáng người mặc. Vóc dáng con người rất đa dạng, căn cứ vào độ dài của cổ chiều rộng của vai, độ xuôi vai, độ lớn của bắp tay, . . . 2. Phân nhóm theo hình dáng và các phần trên cơ thể: - Vóc dáng của con người rất đa dạng. Căn cứ vào hình dáng và tỉ lệ của vai, hông, ngực, lưng, độ dài của cổ, chiều rộng của vai, độ lớn của bắp chân. - Đối với nam giới: Dáng người hình tam giác, dáng người hình chủ nhật, dáng người hình quả trứng, dáng người hình tròn. - Đối với nữ giới: Dáng người trung bình, dáng người có vai rộng, Dáng người có hình mũi nhọn - Dáng người quá thấp, người quá cao, người quá béo, người quá gầy * Các kiểu vai: - Lý tưởng: vai xuôi thoai thoải nhẹ từ cổ - Xuôi: vai xuôi nhiều từ cổ. - Ngang: vai nằm ngang với chân cổ. - Cơ bắp: phần cơ bắp vai nổi quanh cổ. - Xương: xương vai và xương đòn gánh. Lý tưởng Vai xuôi 7
- Vai ngang Cơ bắp Vai xương Hình 1.3. Các kiểu vai * Các kiểu hông: - Lý tưởng: hơi lượn ra ngoài từ eo, vòng quanh hông. - Dạng tim: lượn hẳn ra ngoài từ eo, thon đến hông. - Dạng vuông: lượn hẳn ra ngoài từ eo, thẳng đến hông. - Dạng hình thoi: lượn chéo xuống từ eo đến hông. 8
- Lý tưởng Dạng tim Dạng vuông Dạng hình thoi Hình 1.4. Các kiểu hông * Liên hệ giữa vai và hông: - Lý tưởng: vai và hông thẳng, ngay ngắn, chênh lệch giữa eo và hông từ 25cm đến 28cm. - Đồng hồ cát: vai và hông thẳng, ngay ngắn, chênh lệch giữa eo và hông từ 33 cm trở lên. - Đường thẳng: vai và hông thẳng và ngay ngắn, chênh lệch giữa eo và hông nhỏ hơn 20cm. - Vai rộng: rộng vai lớn hơn rộng hông. - Vai hẹp: rộng vai nhỏ hơn rộng hông. 9
- Lý tưởng Đồng hồ cát Thẳng Vai rộng Vai hẹp Hình 1.5. Liên hệ giữa vai và hông * Các kiểu lưng: - Lý tưởng: lưng cong nhẹ ra ngoài - Phẳng: lưng thẳng, không cong. - Tròn: lưng cong hẳn ra ngoài. - Gù: lưng gù nhô ra. Lý tưởng Phẳng Tròn Gù Hình 1.6. Các kiểu lưng * Sự liên hệ giữa ngực và lưng: - Lý tưởng: ngực nhìn hơi lớn hơn lưng. - Ngực lớn, lưng nhỏ. - Ngực lép, lưng gù. - Ngực lõm: phần lõm trên trên ngực. - Ngực nhô ra: phần xương trên ngực bị nhô ra. 10
- Lý tưởng Ngực lớn Ngực lép Ngực lõm Ngực nhô ra lưng nhỏ lưng gù Hình 1.7. Sự liên hệ giữa ngực và lưng * Các kiểu tay: - Lý tưởng: phần thịt phẳng từ bụng tay đến khuỷu, thon dần đến cổ tay. - Gầy: phần thịt quanh hệ xương hơi ít so với tay trung bình. - Mập: tay mập ra ở bụng tay, hoặc từ đầu vai đến cổ tay. Lý tưởng Gầy Mập Mập Hình 1.8. Các kiểu tay * Các kiểu chân: - Vòng kiềng: (chữ V) chân cong ra ngoài. 11
- - Lý tưởng: chân thẳng, bình thẳng - Khép gối (chữ A): chân cong vào và phần gối khi đi chạm vào nhau. - Gầy: ít thịt, hông đầy và hở ở bắp vế. - Đùi to: nhìn thấy phần đùi to hơn mông. Lý tưởng Khép gối (chữ A) Gầy Đùi to Hình 1.9. Các kiểu chân Bài tập thảo luận: *Thảo luận : Phân tích một số hình dáng cơ thể người trên tạp chí, mạng internet - Phân tích tỷ lệ cơ thể người. - Hình dáng cơ thể người. *Nghiệm thu sơ bộ khảo sát: - Chọn đối tượng: Chọn một vài dáng người cùng giới tính phù hợp với nội dung yêu cầu đã nêu trong bài. - Phân tích tỷ lệ cơ thể người: + Nêu được dáng người trong quá trình khảo sát + So sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ cơ thể người tương đối giống nhau. 12
- - Mức độ giống nhau: lấy số liệu mức độ giống nhau trên mỗi nhóm là 5 đến 10 người. *Nghiệm thu kết quả khảo sát: - Ý tưởng (sưu tập được nhóm hình ảnh đủ để khảo sát). - Chia nhóm đúng tỷ lệ của nhóm đối tượng. - Thu thập đủ số lượng yêu cầu. - Báo cáo ý tưởng.(Cơ sở lý luận thực tiễn) Câu hỏi ôn tập: 1/ Trình bày đặc điểm chiều cao và các tư thế hình thái cơ thể người? 2/ Trình bày cách phân nhóm người theo tỷ lệ? 3/ Sưu tầm một số hình ảnh dáng người và nêu được sự liên hệ giữa vai và hông trên hình đó? 13
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT KẾ TRANG PHỤC Mã chương: MH10-02 Giới thiệu: Thiết kế trang phục là phần cơ bản của chuyên ngành cần phải thực hiện được một số kiến thức cơ bản về chức năng và yêu cầu của quần áo, thực hiện được phương pháp đo để vận dụng vào những phần tiếp theo. Tạo cho người học có kiến thức nền cơ bản nhất. - Kiến thức: + Trình bày khái niệm về trang phục, chức năng và yêu cầu của quần áo. + Trình bày cách chọn đối tượng, phương pháp nghiên cứu nhân trắc. - Kỹ năng: + Chọn đúng đối tượng và phương pháp đo yêu cầu thiết kế trang phục; + Thực hiện đúng phương pháp đo và kỹ thuật đo, dụng cụ đo, tư thế đo. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tác phong công nghiệp, tiết kiệm thời gian, phát huy tính sáng tạo; + Thực hiện đúng kỹ năng và sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ bản cần thiết. Nội dung chính: 1. Khái niệm về trang phục: Quần áo là một trong những nhu cầu bức thiết nhất của con người, nhằm bảo vệ con người khỏi ảnh hưởng của môi trường, khí hậu và làm đẹp cho con người. 2. Chức năng, yêu cầu của quần, áo: 2.1. Chức năng của quần, áo: + Chức năng bảo vệ: Môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của cơ thể con người. Nhờ quần áo mà xung quanh cơ thể hình thành nên một lớp vi khí hậu nhân tạo. + Chức năng thẩm mỹ: Là một trong những chức năng quan trọng bậc nhất góp phần trong việc tạo dáng cho quần áo có thể vừa tôn vinh vẻ đẹp vừa che giấu những khuyết tật của cơ thể. 2.2. Yêu cầu của quần, áo: 14
- - Yêu cầu vệ sinh: Được đặc trưng bởi tính giữ nhiệt, tính hút ẩm và độ thông khí của quần áo. Chúng phải phù hợp với nhiệt độ không khí xung quanh, phù hợp với cường độ làm việc của con người, quần áo phải nhẹ, bền, phù hợp với vận động tự nhiên của con người - Yêu cầu thẩm mỹ: Không chỉ được chú ý nhiều ở những loại quần áo lễ hội, quần áo biểu diễn mà còn quần áo mặc thường ngày, quần áo lao động, nghỉ ngơi và làm việc. - Yêu cầu kinh tế - kỹ thuật: + Hình dáng bên ngoài của sản phẩm phù hợp với thời trang. + Sản phẩm phải tạo dáng đẹp cho cơ thể, đồng thời phải phù hợp với số lớn người tiêu dùng theo cỡ và vóc. + Phải thuận tiện trong việc gia công, phải có tính kinh tế về lao động và chất liệu. 3. Kỹ thuật đo: 3.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu nhân trắc: - Đối tượng nghiên cứu: + Theo giới tính: nam, nữ người lao động. + Theo lứa tuổi: quần áo trẻ em, quần áo thanh niên, quần áo người già. Sở dĩ trang phục được phân loại theo các đối tượng trên vì mỗi nhóm người có những đặc điểm về tỉ lệ cơ thể, tâm sinh lý khác nhau. + Theo điều kiện khí hậu: Theo 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Do mỗi mùa có đặc điểm riêng về khí hậu và thời tiết, việc chọn trang phục phù hợp không những tạo cảm giác dễ chiu và thoải mái mà còn bảo vệ được sức khỏe trong quá trình làm việc, nghỉ ngơi. + Theo phạm vi sử dụng: Quần áo sinh hoạt, quần áo thể thao, quần áo lao động, quần áo biểu diễn nghệ thuật. + Theo chức năng sử dụng: Quần áo ngủ, quần áo mặt nhà, thường phục, đồng phục, quần áo lể hội, quần áo dạ hội. . . + Theo kết cấu: Áo: sản phẩm che phủ phần cơ thể người từ cổ trở xuống. Quần: sản phẩm che phủ phần cơ thể người từ eo trở xuống và chia thành 2 ống để che phủ hai chi dưới. 15
- Váy: sản phẩm che phủ phần cơ thể người từ eo trở xuống và chỉ có 1 ống. - Phương pháp nghiên cứu: Chọn đối tượng để lấy số liệu thống kê theo vùng địa lý, giới tính và lứa tuổi. 3.2. Các kích thước cần đo phục vụ cho thiết kế trang phục: STT KÍCH THƯỚC KÝ PHƯƠNG PHÁP ĐO HIỆU 1 Dài áo DA Đo từ đốt xương cổ thứ 7 dọc theo song lưng đến ngang mông 2 Hạ eo HE Đo từ đốt xương cổ thứ 7 dọc theo song lưng đến ngang eo 3 Rộng vai RV Đo gang 2 mỏm cùng vai (đầu vai) 4 Vòng cổ VC Đo quanh chân cổ, thước đi qua đốt sống cổ thứ 7 5 Hạ nách HN Đo từ đốt sống cổ thứ 7 đến đường ngang nách 6 Vòng ngực Vng Đo chu vi ngang ngực, thước đi qua 2 đỉnh ngực và nằm trông mặt phẳng ngang 7 Vòng mông VM Đo chu vi ngang mông tại vị trí lớn nhất, thước nằm trông mặt phẳng ngang 8 Vòng eo VE Đo chu vi ngang eo tại vị trí nhỏ nhất, thước nằm trông mặt phẳng ngang 9 Dài tay DT Đo từ mỏm cùng vai đến mắt cá ngoài của tay 10 Vòng mu bàn Vmbt Đo chu vi ngang mu bàn tay tại vị trí lớn nhất, tay thước nằm trông mặt phẳng ngang 11 Vòng bắp tay Vbt Đo chu vi bắp tay tại vị trí đo chiều dài tay 12 Dài quần DQ Đo từ ngang eo dọc theo hông xuống mặt đất 13 Hạ gối HG Đo từ ngang eo dọc theo hông đến ngang gối 16
- 14 Ngang ống No Đo từ đầu ngón chân cái đến gót chân. 3.3. Chọn phương pháp đo và kỹ thuật đo, dụng cụ đo, tư thế đo Phương pháp do cơ thể người là cách lấy giá trị các dấu hiệu kích thước của cơ thể người. Việc chọn phương pháp do phải đảm bảo kết quả do chính xác và thuận tiện cho người thực hiện, đảm bảo các dấu hiệu kích thước theo những phương pháp do này phải phù hợp với hệ công thức thiết kế đang được sử dụng. Các quy định về phương pháp đo bao gồm: các quy định về trạng thái, tư thế người được do, quy định về sử dụng dụng cụ đo và kỹ thuật do. a. Quy định về trạng thái và tư thế người được đo Trong phạm vi nghề cắt may thủ công, quần áo được thiết kế và may cho từng đối tượng khách hàng. Giá trị các kích thước cơ thể khách hàng có thể phải được xác định ngay tại chỗ. Do vậy, thông thường phải tiến hành do khi khách hàng mặc cả quần áo ngoài. Tuy nhiên, để đảm bảo việc xác đinh giá trị các kích thước có độ chính xác cao nhất, người ta thường yêu cầu khách hàng có thể cởi bỏ những quần áo khoác ngoài, mũ và chỉ mặc những loại quần áo nhẹ (quần và áo nhẹ). Hơn nữa, khách hàng phải bỏ ra khỏi túi áo hoặc túi quần tất cả các vật dụng có kích thước lớn. Khách hàng vẫn có thể di giày hoặc dép. Thông thường, người ta quy định người được đo phải đứng ở tư thế đứng chuẩn. Tư thế đứng chuẩn là tư thế mà người được đo đứng thẳng, cơ thể người cân đối qua mặt phẳng giữa và nếu đặt một thước thẳng đứng phía sau thì cơ thể có 4 điểm chạm thước (điểm nhô ra phía sau nhất của xương chẩm, bả vai, mông và gót chân). b. Quy định về dụng cụ đo Trong phạm vi của nghề cắt may thủ công, dụng cụ đo sử dụng phổ biến là thước dây bằng vải hoặc bằng vải bọc nhựa. Khi đo, loại thước này có thể cho phép tiếp xúc với bề mặt cơ thể của người được do. Thước dài khoảng 2m và được in vạch đến mm. c. Tư thế đo: Khi tiến hành do phải đảm bảo một số quy định như sau : - Phòng do phải có đủ ánh sáng dể đọc được các số ghi trên dụng cụ do dễ dàng. - Các kích thước nên đo theo trình tự từ trên xuống dưới để tránh nhầm lẫn. - Phương pháp đo các kích thước cơ thể người sử dụng để thiết kế quần áo thông dụng. 17
- Hình 2.1 Sơ đồ đo kích thước cơ thể người - Ngực (1): ngang qua đầu ngực và vòng phía sau (toàn thân) - Eo (2): vòng quanh eo (toàn thân) - Bụng (3): đo vòng quanh bụng, dưới eo 8cm (toàn thân) 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục: Phần 1 - ĐH Công nghiệp TP.HCM
68 p | 1161 | 278
-
Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục: Phần 2 - ĐH Công nghiệp TP.HCM
91 p | 541 | 219
-
Giáo trình môn học Thiết kế trang phục 2: Phần 1 - TS. Võ Phước Tấn (ĐH Công nghiệp TP.HCM)
72 p | 488 | 175
-
GIÁO TRÌNH CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP - CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU NGÀNH MAY VIỆT NAM
19 p | 437 | 150
-
GIÁO TRÌNH CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP - CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP
57 p | 515 | 135
-
Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục (Nghề: May thời trang - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
77 p | 82 | 21
-
Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục (Nghề: May thời trang - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
42 p | 27 | 14
-
Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục (Nghề: May thời trang - Trình độ: Cao đẳng) - Trình độ: Cao đẳng nghề) - CĐN Kỹ thuật Công nghệ
77 p | 32 | 14
-
Giáo trình Giác sơ đồ trên máy tính (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
57 p | 80 | 13
-
Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục (Nghề: May thời trang - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
77 p | 67 | 13
-
Giáo trình môn học Nguyên tắc thiết kế thời trang: Phần 2 - PGS.TS. Võ Phước Tấn
138 p | 25 | 13
-
Giáo trình Cơ sở thiết kế thời trang - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
164 p | 69 | 9
-
Giáo trình Giác sơ đồ trên máy tính (Nghề: May thời trang - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
37 p | 96 | 8
-
Giáo trình Giác sơ đồ trên máy tính (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2019)
57 p | 19 | 7
-
Giáo trình Giác sơ đồ trên máy tính (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2021)
57 p | 31 | 5
-
Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục (Ngành: May thời trang - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
40 p | 6 | 1
-
Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục (Ngành: May thời trang - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
38 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn