intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô - Chương 3

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

478
lượt xem
148
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật của từng cấp được thực hiện cưỡng bức theo chế độ bảo dưỡng đã ban hành, áp dụng chung cho các xí nghiệp. Nội dung bảo dưỡng được bố trí theo trình tự dựa trên cơ sở trang thiết bị của xí nghiệp, biện pháp tổ chức sản xuất… để đạt được yêu cầu kỹ thuật đã đề ra thì gọi là quy trình bảo dưỡng kỹ thuật. Như vậy một quy trình bảo dưỡng kỹ thuật phải gắn lyền với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô - Chương 3

  1. CHƯƠNG III THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật của từng cấp được thực hiện cưỡng bức theo chế độ bảo dưỡng đã ban hành, áp dụng chung cho các xí nghiệp. Nội dung bảo dưỡng được bố trí theo trình tự dựa trên cơ sở trang thiết bị của xí nghiệp, biện pháp tổ chức sản xuất… để đạt được yêu cầu kỹ thuật đã đề ra thì gọi là quy trình bảo dưỡng kỹ thuật. Như vậy một quy trình bảo dưỡng kỹ thuật phải gắn lyền với thời gian thực hiện, trình độ, trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp tổ chức… chính vì vậy mà quy trình ở các nhà máy khác nhau sẽ không giống nhau hoặc trong cùng một nhà máy nhưng ở các thời điểm khác nhau cũng sẽ có những chỗ khác nhau. Cho nên quy trình công nghệ bảo dưỡng cần luôn đổi mới theo tiến bộ kỹ thuật chung của ngành hoặc có sự đổi mới công nghệ ở nhà máy, hoặc thay đổi số lượng, chủng loại xe hoặc điều kiện khai thác thay đổi khác nhau. Mục đích của việc thiết kế quy trình công nghệ bảo dưỡng nhằm nâng cao chất lượng bảo dưỡng, tiết kiệm các chi phí, giảm thời gian xe nằm bảo dưỡng. 3.1 CÁC TƯ LIỆU CẦN THIẾT ĐỂ LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT Ô TÔ 3.1.1. Những tư liệu về tổ chức sản xuất Những tư liệu về tổ chức sản xuất bao gồm: Số, kiểu, loại xe cần bảo dưỡng kỹ thuật. Số lượng xe của một loại cần bảo dưỡng đối với mỗi cấp trong một ngày đêm. Trình độ bậc thợ, mức độ chuyên môn hóa của của thợ, số lượng thợ. Mức độ ưu tiên khác nhau giữa thời gian xe nằm và chi phí sản xuất. Tình hình trang thiết bị, cung cấp vật tư, nguyên liệu… Những tư liệu này làm cơ sở quyết định phương án tổ chức để từ đó thiết kế quy trình bảo dưỡng cho phù hợp. 3.1.2. Những tư liệu về kỹ thuật Chế độ bảo dưỡng hiện hành, xu thế phát triển của chẩn đoán, bảo dưỡng kỹ thuật, đặc điểm khai thác và sử dụng xe của xí nghiệp. Các đặc tính và yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết lắp ghép, các cụm, các tổng thành, các thông số kỹ thuật để kiểm tra, điều chỉnh. 3.2. THỨ TỰ VÀ NỘI DUNG THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT Ô TÔ 26
  2. 3.2.1. Lựa chọn các phương pháp tổ chức sản xuất Với mỗi phương pháp tổ chức khác nhau ta có thể thực hiện được nội dung bảo dưỡng kỹ thuật theo một trình tự, phương thức khác nhau. Dựa vào điều kiện thực tế của xí nghiệp ta lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất cho phù hợp tại trạm bảo dưỡng (vạn năng, chuyên môn hóa, hoặc chuyên môn hóa theo tổng thành…). 3.2.2. Xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật của quy trình Khi đã lựa chọn được phương pháp tổ chức sản xuất ta tiến hành xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật của quy trình theo: Lựa chọn phân bố định mức thời gian, nhân lực Nghiên cứu nội dung bảo dưỡng các cấp. Nghiên cứu bản vẽ kết cấu để xác định phương pháp tháo lắp cần thiết khi bảo dưỡng, Dựa vào phương pháp tổ chức sản xuất đã chọn, dựa vào công việc ta lựa chọn định mức thời gian cho phù hợp với trình độ bậc thợ. Xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật, thông số và giá trị kiểm tra, điều chỉnh. 3.2.3. Lựa chọn các thiết bị cơ bản, các thiết bị công nghệ Dựa vào kiểu mác xe, số lượng xe, điều kiện của xí nghiệp để trang bị những thiết bị phù hợp với phương pháp tổ chức sản xuất để phát huy hết tính năng tác dụng của thiết bị. 3.2.4. Xây dựng sơ đồ công nghệ của quy trình bảo dưỡng Sơ đồ công nghệ của quy trình bảo dưỡng tốt nhất là thể hiện dưới dạng sơ đồ tháo lắp kết hợp với bảo dưỡng. Tuy nhiên về nội dung khi bảo dưỡng không tháo hoặc lắp tất cả các chi tiết như khi sửa chữa lớn. Trên sơ đồ phải chỉ rõ được thời điểm, đối tượng bắt đầu tác động và thời điểm, đối tượng kết thúc tác động bảo dưỡng kỹ thuật. Chỉ rõ thứ tự, thời gian hoàn thành các công việc bảo dưỡng. Kiểm tra, điều chỉnh hoặc người ta lập sơ đồ công nghệ theo dạng bắt đầu và kết thúc là tổng thành hoặc cụm. 3.2.5. Tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật theo mẫu đã lập Dựa vào các bước tính toán ta tiến hành lấy nhóm công nhân cần thiết như đã tính để bảo dưỡng mẫu quy trình công nghệ đã lập và theo dõi, bấm giờ để hiệu chỉnh lại các tính toán ban đầu cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật, đảm bảo chất lượng. 3.2.6. Lập phiếu công nghệ Sơ đồ công nghệ có tính tổng quát giúp cho người tổ chức giám sát, theo dõi nhưng chưa đầy đủ vì vậy phải lập phiếu công nghệ chi tiết hơn. Trong phiếu công nghệ sẽ chỉ rõ thứ tự, vị trí, chi tiết, nội dung thao tác, trang thiết bị sử dụng, tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng thợ, cấp bậc thợ, thời gian hoàn thành của từng công việc và toàn bộ quy trình. Sơ đồ công nghệ và phiếu công nghệ là hai văn bản chính thức và đầy đủ của một quy trình bảo dưỡng kỹ thuật. Ngoài ra người ta dựa vào điều kiện thực tế có khi cần thiết thêm những dụng cụ, đồ gá chuyên dùng để sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng bảo dưỡng kỹ thuật. 27
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2