intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình -công nghệ di truyền - chương 2

Chia sẻ: Song Song Cuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

230
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 2: CÔNG CỤ CHUYỂN GEN: PLASMID VÀ BACTERIOPHAGE Một phân tử DNA cần phải bộc lộ 1 vài đặc trưng tiêu biểu để có thể dùng như 1 công cụ để tạo dòng gen (gene cloning). Quan trọng nhất là chúng phải có khả năng tái bản trong tế bào chủ (host cell), tạo được 1 số lượng lớn các bản sao (copies ) của phân tử DNA tái tổ hợp (recombinant DNA molecule) và truyền được qua các tế bào con (daughter cells) . Một công cụ tạo dòng còn đòi hỏi phải có kích thước khá nhỏ, lý...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình -công nghệ di truyền - chương 2

  1. Chương 2: CÔNG CỤ CHUYỂN GEN: PLASMID VÀ BACTERIOPHAGE Một phân tử DNA cần phải bộc lộ 1 vài đặc trưng tiêu biểu để có thể dùng như 1 công cụ để tạo dòng gen (gene cloning). Quan trọng nhất là chúng phải có khả năng tái bản trong tế bào chủ (host cell), tạo được 1 số lượng lớn các bản sao (copies ) của phân tử DNA tái tổ hợp (recombinant DNA molecule) và truyền được qua các tế bào con (daughter cells) . Một công cụ tạo dòng còn đòi hỏi phải có kích thước khá nhỏ, lý tưởng nhất là nhỏ hơn 10 kb. Bởi vì những phân tử lớn sẽ dễ bị gãy vỡ trong quá trình tinh sạch và khó khăn hơn khi thao tác. Hai lọai phân tử DNA thỏa mãn được các tiêu chuẩn trên đã được tìm thấy trong tế bào vi khuẩn, đó là plasmid và nhiễm sắc thể của bacteriophage. Mặc dù plasmids thường được dùng để làm công cụ tạo dòng (cloning vehicles), nhưng 2 trong số những lọai vector quan trọng nhất được sử dụng ngày nay lại bắt nguồn từ thực khuẩn thể (bacteriophage). 2.1 PLASMIDS: 2.1.1 Đặc trưng cơ bản của plasmids: Plasmids là những phân tử DNA dạng vòng , tồn tại độc lập trong tế bào vi khuẩn ( hình 2.1) .Plasmids hầu hết luôn mang 1 hoặc nhiều gen, và thường thì các gen này đảm nhiệm các đặc tính hữu ích được bộc lộ trong tế bào vi khuẩn chủ. Ví dụ, như khả năng sống sót được ở môi trường có kháng sinh (chloramphenicol hay ampicillin) thường phụ thuộc vào sự hiện diện của plasmid có mang gen kháng kháng sinh chứa trong vi khuẩn đó. Trong phòng thí nghiệm thì những gen kháng kháng sinh này thường được dùng như 1 phân tử đánh dấu (selectable marker ) để đảm bảo vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy có chứa 1 plasmid cụ thể nào đó.(hình 2.2) Hình 2.2:sử dụng gen kháng kháng sinh để làm marker chọn lọc cho plasmids RF4 - RF4 có chứa gen kháng ampicilin, kanamycin, tetrcycline - Cho hỗn hợp có E.Coli chứa RF4 và ko chứa RF4 vào môi trường ko có kháng sinh thì tất cả đều sống - Cho hỗn hợp có E.Coli chứa RF4 và ko chứa RF4 vào môi trường có 50µm/ml tetracyline thì tất cả chỉ những plasmid có chứa RF4 mới sống được. Tất cả các plasmid đều sở hữu ít nhất là 1 chuỗi DNA, có thể hoạt động như là điểm bắt đầu của sự sao mã. Chúng có thể nhân lên 1 cách hoàn toàn độc lập với nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn. (hình 2.3(a)) Những plasmids nhỏ hơn thì lợi dụng các enzymes sao mã DNA của chính tế bào chủ để tạo nên các bản copies của chúng .Trong khi đó, 1 số plasmid lớn hơn thì có mang nhiểu gen mã hóa cho các enzymes đặc biệt cần thiết cho sự tái bản của chúng.
  2. Một vài loại plasmid còn có thể sao mã bằng cách chen vào nhiễm sắc thể vi khuẩn (hình 2.3 (b)). Những plasmid hợp nhất thêm hay các thể bổ sung (episomes) có thể duy trì 1 cách ổn định dưới dạng này trong suốt quá trình phân chia của tế bào, nhưng đến giai đoạn nào đó chúng sẽ tách ra và tồn tại như 1 yếu tố độc lập. Sự hợp nhất này cũng là 1 đặc trưng quan trọng của 1 vài nhiễm sắc thể của bacteriophage, nó sẽ được mô tả chi tiết hơn khi chúng ta quan tâm (p.20). 2.1.2 Kích thước và số lượng copy (copy number) Hai đặc trưng này là đặc biệt quan trọng, có liên quan đến sự tạo dòng gen (cloning). Kích thước plasmid thích hợp và lý tưởng nhất để làm công cụ tạo dòng là nhỏ hơn 10 kb. Kích thước plasmid thường trong khoảng từ 1.0 kb (nhỏ nhất) đến 250 kb (lớn nhất) (bảng 2.1), nhưng chỉ có 1 số ít là hữu ích cho mục đích tạo dòng. Tuy nhiên những plasmid lớn hơn cũng có thể thích hợp cho việc tạo dòng trong 1 số trường h ợp cụ thể (sẽ được mô tả ở Chương 7). Số lượng copy t ức là số lượng các phân tử của 1 plasmid riêng biệt mà bình thường được tìm thấy trong 1 tế bào vi khuẩn đơn lẻ. Các nhân tố kiểm soát số lượng copy này thì chưa được hiểu rõ, nhưng mỗi plasmid đều có 1 trị số bản copy đặc trưng, có thể là thấp (đặc biệt đối với các phân tử lớn) và cũng có thể là cao (khoảng 50 hoặc hơn nữa). Nói chung, 1 công cụ tạo dòng hữu ích thì cần phải hiện diện trong tế bào với số lượng thật nhiều để có thể thu được số lượng lớn các phân tử DNA tái tổ hợp. 2.1.3 Sự tiếp hợp (Conjugation) và sự tương hợp (compatibility) Plasmids được chia làm 2 nhóm : tiếp hợp (conjugation) và không tiếp hợp (non- conjugation). Plasmid tiếp hợp thì được mô tả bởi khả năng thúc đẩy quá trình tiếp hợp giới tính giữa các tế bào vi khuẩn (hình 2.4), kết quả là plasmid tiếp hợp cũng sẽ truyền từ 1 tế bào sang tất cả các tế bào còn lại trong môi trường nuôi cấy. Sự tiếp hợp và việc chuyển các plasmid được kiểm soát bởi 1 gen tải nạp (còn gọi là gen “tra” ). Tra gene hiện diện trong plasmid tiếp hợp và vắng mặt trong plasmid không tiếp hợp. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp, plasmid không tiếp hợp có thể kết hợp di chuyển cùng với 1 plasmid tiếp hợp khi cả 2 đều hiện diện trong cùng 1 tế bào. Vài loại plasmid khác cũng có thể được tìm thấy trong 1 tế bào đơn, gồm nhiều hơn 1 plasmid tiếp hợp ở bất cứ thời gian nào. Sự thật là tế bào E. coli được biết thì có chứa đến 7 plasmids khác nhau cùng lúc. Để kết hợp tồn tại được trong cùng 1 tế bào những plasmid này phải có khả năng tương hợp với nhau (compatible ). Nếu 2 plasmids không tương hợp với nhau thì 1 trong số chúng sẽ nhanh chóng bị loại khỏi tế bào. Do đó, những loại plasmid khác nhau có thể được phân vào những nhóm không tương hợp (incompatibility groups), dựa trên cơ sở chúng có thể cùng tồn tại hay không trong 1 tế bào, và plasmid từ các nhóm không tương hợp đơn thì thường có mối liên hệ lẫn nhau theo 1 vài cách khác nhau. Cơ sở của sự không tương hợp thì vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng sự tác động trong quá trình tái bản là nền tảng cho hiện tượng này. 2.1.4 Phân loạI plasmid:
  3. Việc phân loại hữu dụng nhất các plasmid được tìm thấy trong tự nhiên dựa trên các đặc điểm chính được mã hoá bởi các gen của plasmid. Có 5 loại plasmid chính tuân theo cách phân loại này, gồm: 1.Plasmid mang giới tính (Fertility hay ‘F’ plasmid): chỉ mang gen “tra” và không có đặc tính nào khác hơn là khả năng thúc đẩy việc tiếp hợp và chuyển plasmid; Vd: F plasmid của E.coli 2. Plasmid có khả năng đề kháng (Resistance hay ‘R’ plasmid) : mang những gen giúp cho khả năng đề kháng của tế bào vi khuẩn chủ với 1 hay nhiều tác nhân kháng khuẩn (như là chloramphenicol, ampicillin và thủy ngân). R plasmid rất quan trọng trong bệnh lý vi sinh lâm sà ng vì sự truyền qua lại giữa chúng có tầm quan trọng sâu sắc trong việc điều trị bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn; Vd: RP4, thường tìm thấy ở Pseudomonas nhưng cũng có thể tìm được ở 1 số loại vi khuẩn khác. 3. Col plasmids mã hoá cho protein colicins, có thể giết chết các vi khuẩn khác; Vd: ColE1 của E.coli. 4. Plasmid có khả năng phân giải (Degradative plasmid) cho phép tế bào chủ chuyển hóa các phân tử ít dùng thành các chất khác như toluence hay acid salicylic; Vd: TOL của Pseudomonas putida. 5. Plasmid gây độc (virulence plasmid) là yếu tố mang mầm bệnh của vi khuẩn chủ; Vd: Ti plasmids của Agrobacterium tumefaciens, tạo khối u ở đỉnh sinh trưởng xảy ra đối với cây 2 lá mầm. 2.1.5 Plasmids ở sinh vật không phải là vi khuẩn; Mặc dù hầu hết các plasmid tồn tại phổ biến trong vi khuẩn nhưng không có nghĩa là không có ở bất kỳ loài nào khác . Plasmid của sinh vật nhân chuẩn được tìm thấy tốt nhất là dạng vòng 2 µm, đó là Saccharomyces cerevisiae. Khám phá này là 1 điều khá bất ngờ vì nó cho phép việc xây dựng vectors cho việc tạo dòng với những sinh vật chủ có thể công nghiệp hóa (p.133). Tuy nhi ên những nghiên cứu về plasmids ở các sinh vật nhân chuẩn khác (Vd:.nấm sợi, thực vật và động vật) đều thất bại. Và người ta nghi ngờ là các sinh vật cấp cao này đơn giản không có chứa plasmid trong tế bào của chúng. 2.2 THỰC KHUẨN THỂ ( BACTERIOPHAGE) 2.2.1 Những đặc trưng cơ bản của Bacteriophage : Bacteriophage, hoặc phage theo 1 cách chung nhất là từ dùng để chỉ những virus xâm nhập vào vi khuẩn theo 1 cơ chế đặc biệt. Giống như tất cả các virus, phages có cấu trúc rất đơn giản, chỉ gồm 1 phân tử DNA (hoặc RNA) có mang 1 số gen cần cho sự tái bản của phage, được bao quanh bởi lớp vỏ bảo vệ có bản chất là protein (gọi là capsid) (hình 2.5) Hình 2.5 Sơ đồ 2 dạng cấu trúc của phage (a) Dạng đầu đuôi (vd: ) (b) Dạng sợi (vd: M13) Tất cả các phages đều xâm nhiễm vào vi khuẩn theo 1 khuôn mẫu chung, đó là 1 quy trình gồm 3 bước sau:( hình 2.6)
  4. 1. Đầu tiên, hạt phage sẽ bám vào bên ngòai vi khuẩn và tiêm DNA chromosome vào trong tế bào vi khuẩn . 2. Phân tử DNA phage sẽ được sao chép nhờ các enzyme đặc biệt được mã hóa bởi các gen nằm trên chromosome của phage. 3. Một vài gen khác của phage thì tổng hợp trực tiếp các thành phần của vỏ capsid . Sau đó, các thành phần sẽ lắp ráp đầy đủ lại rồi được phóng thích khỏi tế bào vi khuẩn. Hình 2.6: quy trình xâm nhiễm vào tế bào vi khuẩn của Bacteriophage: 1. Hạt phage bám và tiêm DNA của nó vào vi khuẩn 2. Phân tử DNA phage sao chép 3. Thành phần vỏ được tổng hợp, hạt phage mới được lắp ráp lại và giải phóng khỏi tế bào vi khuẩn. Với 1 vài lọai phage thì tòan bộ chu kỳ xâm nhiễm hoàn tất rất nhanh, có thể ít hơn 20 phút. Lọai xâm nhiễm nhanh chóng này gọi là chu trình sinh tan, vì đồng thời với việc giải phóng ra những hạt phage mới thì có kết hợp với sự dung giải tế bào vi khuẩn. Đặc trưng của chu trình sinh tan là : sau khi DNA phage tái bản thì ngay lập tức sự tổng hợp protein của vỏ capsid sẽ diễn ra ngay sau đó; và phân tử DNA phage không bao giờ duy trì ổn định trong tế bào chủ. 2.2.2 Phages tiềm tan: Trái ngược với chu trình sinh tan, sự xâm nhiễm tiềm tan (lysogenic) được mô tả bằng việc phân tử DNA phage trong tế bào vi khuẩn được duy trì có thể qua hàng ngàn lần phân chia tế bào. Với nhiều lọai phage tiềm tan thì DNA phage được chèn luôn vào trong genome của vi khuẩn (tương tự như sự thêm vào 1 phần bổ sung). Dạng hợp nhất của DNA phage (gọi là prophage) thì không hoạt động; 1 vi khuẩn là thể tiềm tan có mang prophage thì thường không thể phân biệt được với tế bào không bị nhiễm phage về mặt sinh lý học. Tuy nhiên , sau đó prophage cũng được phóng thích khỏi hệ gen tế bào chủ và trở về dạng sinh tan, rồi dung giải tế bào. Chu trình xâm nhiễm của , 1 1ọai phage tiềm tan thuộc dạng này, được biểu thị ở hình 2.7 Hình 2.7. Chu trình xâm nhiễm tiềm tan của bacteriophage - Hạt phage bám lên và tiêm DNA của nó vào tế bào E. coli - DNA phage hợp nhất vào chromosome tế bào chủ - Tế bào phân chia: gồm 2 giai đọan a. DNA tách khỏi chromosome của tế bào chủ b. Hạt phage mới được tạo thành (tương tự ở bước 2 và 3 của hình 2.6) Và có 1 lượng giới hạn các phage tiềm tan với chu trình xâm nhiễm khác hơn. Khi phage M13, hoặc 1 phage cùng họ khác, xâm nhiễm vào E. coli, thì những hạt phage mới vẫn liên tục được tổ hợp và phóng thích ra khỏi tế bào. Nhưng DNA M13 không hợp nhất vào genome của tế bào chủ và cũng không bị bất họat. Với những lọai phage này, sự tiêu giải tế bào không bao giờ xảy ra. Những vi khuẩn bị
  5. nhiễm vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng và phân chia , mặc dù thấp hơn so với các tế bào không bị nhiễm Hình 2.8 Sơ đồ xâm nhiễm của phage M13 Phage M13 bám vào 1 Pilus trên tế bào E.Coli và tiêm dna của nó vào Phage M13 mới liên tục được tiết khỏi tế bào bị nhiễm Tế bào bị nhiễm tiếp tục phát triển và phân chia những tế bào con tiếp tục giải phóng M13 Mặc dù có nhiều dạng Bacteriophage khác nhau nhưng chỉ có phage và M13 là đóng vai trò như vector tạo dòng (gen cloning ). Sau đây, đặc tính của 2 phage sẽ được xem xét 1 cách chi tiết hơn. a. Tổ chức gen trong phân tử DNA của phage : là 1 ví dụ tiêu biểu cho dạng phage đầu - đuôi (hình 2.5(a)). DNA có cấu trúc đa diện và có đuôi để gắn phage vào bề mặt tế bào vi khuẩn, đồng thời để tiêm DNA vào trong tế bào. (hình 2.7) Nhờ việc nghiên cứu tỉ mỉ với các kỷ thuật như lập bản đồ gen và giải trình tự DNA, mà người ta đã biết được kích thước DNA (khỏang 49 kb) cũng như tòan bộ các vị trí của gen trên phân tử DNA(hình 2.9). 1 điểm đặc trưng trên bản đồ di truyền của (genetic map) là các gen có liên quan trong cùng 1 chức năng thì nhóm lại với nhau. Ví dụ như tất cả các gen mã hóa cho cho thành phần vỏ capsid thì nhóm lại với nhau ở vị trí thứ 3 bên tay trái của phân tử; và các gen kiểm sóat việc hợp nhất của prophage vào trong hệ gen của tế bào chủ thì tụm lại ở đọan giữa của phân tử. Việc tập trung các gen có liên quan đến nhau thì hết sức quan trọng trong việc kiểm sóat sự biểu hiện của genome , nó cho phép các gen đóng mở như là 1 nhóm hơn là từng gen riêng biệt. Việc tập trung này cũng rất quan trọng trong việc xây dựng các vector cloning dựa trên phage (sẽ được mô tả ở chương 6). Hình 2.9 Bản đồ di truyền của , biểu thị các vị trí của gen quan trọng và chức năng của từng cụm gen Thành phần vỏ và sự lắp ráp phage lại Vùng b2 không thiết yếu Vùng hợp nhất và cắt bỏ khỏi genome host Vùng điều hòa sớm Tổng hợp dna Vùng điều hòa muộn Dung giải tế bào chủ Dạng thẳng và dạng vòng của DNA Đặc trưng thứ 2 của cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng vector cloning là dạng cấu tạo của phân tử DNA. Phân tử được biểu thị ở hình 2.9 có dạng thẳng, với 2 đầu tận cùng tự do; tượng trưng cho dạng có sự hiện diện của phân tử DNA nằm trong cấu trúc đầu. Phân tử dạng thẳng này gồm 2 mạch bổ
  6. sung của DNA, các cặp base được sắp xếp tuân theo định luật Watson và Crick (là dạng mạch đôi). Tuy nhiên ở cả 2 đầu tận cùng đều có 1 đọan ngắn khỏang 12 nucleotide lại có dạng mạch đơn (hình 2.10(a)). Do 2 mạch đơn ở 2 đầu này có khả năng bắt cặp với nhau nên tạo thành vòng tròn . Vì vậy phân tử DNA hòan chỉnh có cấu trúc mạch đôi dạng vòng. (hình 2.10(b)) Mạch đơn bổ sung thường được nhắc đến với những đầu dính (‘sticky’ ends hoặc ‘cohesive’ ends), bởi vì sự bắt cặp base giữa chúng có thể giúp gắn kết 2 đầu tận cùng của 1 phân tử DNA (họăc của 2 phân tử DNA khác nhau) . Những đầu dính trên DNA được gọi là các điểm cos (cos site), Chúng thực hiện 2 vai trò riêng biệt trong quá trình xâm nhiễm. Đầu tiên hết , chúng cho phép phân tử DNA sau khi đã xâm nhiễm vào trong tế bào ,đóng vòng lại . Đây là yếu tố tiên quyết cho việc chèn vào trong genome của vi khuẩn (hình 2.7) Vai trò thứ 2 của cos site giúp phage hoạt động trở lại sau khi dạng prophage cắt khỏi genome của host. Ở giai đọan này 1 lượng lớn các phân tử DNA sẽ được tạo ra nhờ cơ chế sao mã dạng cuộn vòng lại (rolling circle) (hình 2.10(c)). Trong quá trình đó, 1mạch DNA liên tục sẽ được tháo cuộn khỏi phân tử bản mẫu (template molecule). Kết quả là hình thành chuỗi có chứa 1 dãy các genome dạng thẳng, đã được gắn với nhau ở những cos site. Cos site giúp cho sự nhận biết endonuclease, enzyme này sẽ giúp phân cắt chuỗI ở những điểm cos, tạo ra nhiều genome riêng biệt. Endonuclesae là sản phẩm của gen A nằm trên phân tử dna , tạo ra các đầu dính của mạch đơn, đồng thời hoạt động chức năng cùng với các protein khác để đóng gói mỗi genome vào 1 cấu trúc đầu. Ở chương 6 sẽ biểu thị qui trình cắt và đóng gói nhận biết nhờ cos site. việc thay đổi cấu trúc bên trong của genome (vd : như chèn thêm gen mới vào genome) không có ảnh hưởng lâu dài, chiều dài của cả genome không có sự thay đổi quá lớn. (c) M13 – phage dạng sợi nhỏ h ình 2.10 : (a) dạng thẳng của phân tử dna (b) dạng vòng của phân tử dna (c) sự nhân lên và đóng gói của dna M13 là 1 vd điển hình của phage dạng sợi (hình 2.5(b)), hòan tòan khác với cấu trúc . dna của M13 nhỏ hơn nhiều so với genome của (chỉ chứa khỏang 6407 nucleotide). Nó có dạng vòng, đặc biệt chỉ chứa 1 khối dna mạch đơn. Phân tử dna M13 có kích thước nhỏ hơn và có ít gen hơn so với genome của . Vỏ của M13 được xây dựng từ các bản copy chỉ của 3 loại protein (đòi hỏi cần 3 gen). Ngược lại việc tổng hợp cấu trúc đầu đuôi của thì lại liên quan đến hơn 15 loại protein khác nhau. Chu trình xâm nhiễm của M13 thì đơn giản hơn so với , và không cần có gen cho việc chèn thêm vào genome của host. Sự xâm nhiễm của 1 phân tử M13 vào tế bào E.Coli xảy ra qua cầu nối pilus (là cấu trúc giúp cho việc kết nối 2 tế bào trong suốt quá trình tiếp hợp giới tính. Bên trong tế bào, phân tử mạch đơn hoạt động như 1 bản mẫu cho việc tổng hợp mạch
  7. bổ trợ tạo ra mạch dna kép bình thường (hình 2.11(a)). Phân tử này không chèn vào genome của vi khuẩn mà thay vào đó nó sẽ tái bản cho đến khi có hơn 100 copy hiện điện trong tế bào (hình 2.11(b)). Khi vi khuẩn phân chia mỗi tế bào chị em sẽ nhận được vài copy của phage genome, và lại tiếp tục tái bản. bằng cách ấy sẽ duy trì được tòan bộ số lượng của chúng trong mỗi tế bào. Ở hình 2.11(c) , hạt phage mới liên tục được lắp ráp và giải phóng ra, khỏang 1000 phage mới được tạo ra trong suốt quá trình phát sinh thế hệ của tế bào bị nhiễm. (d) Đặc điểm thu hút của M13 giúp cho việc sử dụng nó như là 1 công cụ để tạo dòng: vài đặc trưng của M13 làm cho loại phage này có sự thu hút đặc biệt , làm nền tảng cơ sở cho 1 công cụ tạo dòng. M13 có kích thước ít hơn và tốt hơn cả trong số 1 dãy các vector giàu tiềm năng. Thêm vào đó dạng tái bản mạch kép của genome M13 thường được xem như là 1 plasmid và có thể được xử lý cho nhiều mục đích thử nghiệm.nó cũng dễ dàng được chuẩn bị từ việc nuôi cấy tế bào E.Coli đã bị nhiễm và tái đưa vào bằng sự tải nạp (transfection). Quan trọng hơn cả, gen được clone với 1 vector dựa vào M13 có thể chứa dưới dạng dna mạch đơn .việc chuyển đổi sang mạch đơn của gen được clone thì có ích cho 1 vài công nghệ, mà đáng chú ý nhất là kĩ thuật giải mã gen (dna sequencing) và gây đột biến di truyền( mutagenesis) in vitro (pp 193 và 223). Sử dụng vector M13 là 1cách dễ dàng để chứa dna mạch đơn cho lọai ứng dụng công việc này. Hình 2.11 : vòng đời xâm nhiễm của phage M13: (a) tiêm dna mạch đơn vào tế bào chủ sau đó tổng hợp thành mạch đôi. (b) sự nhân lên của RF để sản xuất phân tử mạch đôi. (c) Phân tử M13 trưởng thành tiếp tục được sản xuất 2.2.3 Sử dụng virus làm công cụ tạo dòng cho các sinh vật khác. Hầu hết các sinh vật sống được đều bị nhiễm virus và không có gì là ngạc nhiên khi mối quan tâm lớn nhất được đưa ra là khả năng sử dụng các virus như là 1 công cụ tạo dòng cho các sinh vật bậc cao hơn. Điều này là đặc biệt quan trọng khi mà plasmid không phải lúc nào cũng tìm được trong các sinh vật khác (không phải là vi khuẩn và nấm men (p.18)). Sự thật là virus được đánh giá là rất giàu tiềm năng để làm công cụ tạo dòng cho tế bào dộng vật hữu nhũ. Virus trên động vật hữu nhũ như simian virus 40 (SV40) và adenoviruses và baculoviruses trên côn trùng, đây là những dạng virus chấp nhận sự chèn thêm của gen lạ, nhưng chú ý cần phải được nghiên cứu nhiều hơn nữa. những điều này sẽ được thảo luận đầy đủ hơn ở chương 7.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0