intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công nghệ sản xuất vật liệu xây và cấu kiện xây không nung (Dùng cho các trường Đại học và Cao đẳng kỹ thuật)

Chia sẻ: Tabicani09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:470

60
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công nghệ sản xuất vật liệu xây và cấu kiện xây không nung (Dùng cho các trường Đại học và Cao đẳng kỹ thuật) này cung cấp cho sinh viên và bạn đọc một cách hệ thống các khái niệm cơ bản về vật liệu xây, cấu kiện xây, các kiến thức về nguyên vật liệu sử dựng cho sản xuất, phương pháp thiết kế thành phần vật liệu, những yêu cầu đối với công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công nghệ sản xuất vật liệu xây và cấu kiện xây không nung (Dùng cho các trường Đại học và Cao đẳng kỹ thuật)

  1. BỘ KHOA HỌC VÀ BỘ XÂY DỰNG QUỸ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TOÀN CẦU LIÊN HỢP QUỐC DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG GẠCH KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY VÀ CẤU KIỆN XÂY KHÔNG NUNG Dùng cho các trường Đại học và Cao đẳng kỹ thuật Chủ sở hữu bản quyền tài liệu: Dự án tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Chủ trì biên soạn: PGS. TSKH. Bạch Đình Thiên Tham gia: TS. Hoàng Vĩnh Long TS. Văn Viết Thiên Ân TS. Tống Tôn Kiên PGS. TS. Lương Đức Long PGS. TS. Nguyễn Duy Hiếu PGS. TS. Nguyễn Thanh Sang PGS. TS. Trần Văn Miền NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG HÀ NỘI - 2019
  2. LỜI NÓI ĐẦU Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010. Để hỗ trợ Chương trình này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 19/9/2014 phê duyệt danh mục Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và Bộ Xây dựng đồng thực hiện. Mục tiêu của Dự án là giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung (GKN) thay thế dần sản xuất gạch đất sét nung sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đất nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, một trong những nội dung quan trọng của Dự án là nâng cao kiến thức và năng lực kỹ thuật cho các lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất và sử dụng GKN, các tổ chức cung cấp dịch vụ kỹ thuật, các nhà đầu tư, các tổ chức tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công và cơ quan quản lý xây dựng địa phương thông qua chương trình đào tạo của Dự án. Ban Quản lý Dự án "Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam" (Ban Quản lý Dự án) đã phối hợp với các chuyên gia đầu ngành trong nước và chuyên gia quốc tế biên soạn bộ tài liệu đào tạo về gạch không nung gồm 05 mô đun: Kiến thức cơ bản về gạch không nung, chính sách và tiêu chuẩn; Thi công nghiệm thu khối xây bằng vật liệu không nung; Công nghệ sản xuất gạch bê tông khí chưng áp (AAC); Công nghệ sản xuất gạch bê tông (CBB); Lập dự án đầu tư và hồ sơ vay vốn cho các dự án gạch không nung; và đã tổ chức được 23 khóa đào tạo cho hơn 1.680 học viên đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ban Quản lý Dự án nhận thấy vấn đề cung cấp kiến thức chuyên môn: về sản phẩm, nguyên liệu, công nghệ, thiết bị sản xuất vật liệu xây và cấu kiện xây không nung cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật là rất cần thiết, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, chất lượng cao, lâu dài đảm bảo cho phát triển bền vững "Chương trình phát triển vật liệu xây không nung của Chính phủ". Để có một giáo trình đáp ứng được mục tiêu trên, Ban Quản lý Dự án đã phối hợp với nhóm chuyên gia là các cán bộ giảng dạy từ nhiều trường đại học kỹ thuật trong nước 3
  3. do PGS TSKH Bạch Đình Thiên làm trưởng nhóm đã biên soạn tài liệu “Công nghệ sản xuất vật liệu xây và cấu kiện xây không nung” để làm tài liệu đào tạo và tham khảo chính thức trong chương trình giảng dạy vật liệu xây dựng của các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật. Tài liệu này cung cấp cho sinh viên và bạn đọc một cách hệ thống các khái niệm cơ bản về vật liệu xây, cấu kiện xây, các kiến thức về nguyên vật liệu sử dựng cho sản xuất, phương pháp thiết kế thành phần vật liệu, những yêu cầu đối với công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tài liệu có thể có ích cho các chuyên gia, kỹ sư nghiên cứu, tư vấn, sản xuất trong lĩnh vực vật liệu xây dựng làm việc tại các Viện nghiên cứu, trường Đại học hoặc các cơ sở sản xuất vật liệu bê tông, vật liệu xây không nung. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu, hiệu quả của các chuyên gia Ban Quản lý Dự án, các thầy giáo trong khoa VLXD trường Đại học Xây dựng trong xây dựng đề cương, góp ý nội dung đến hoàn thiện bản thảo để xuất bản. Ban Quản lý Dự án xin chân thành cảm ơn Hội đồng nghiệm thu giáo trình của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu tài liệu đào tạo Công nghệ sản xuất vật liệu xây và cấu kiện xây không nung. Để giới thiệu và phổ biến rộng rãi với bạn đọc, được sự nhất trí của UNDP, Ban Quản lý Dự án phối hợp với Nhà xuất bản Xây dựng xuất bản tài liệu này. Ban Quản lý Dự án cũng khẳng định, việc xuất bản tài liệu Công nghệ sản xuất vật liệu xây và cấu kiện xây không nung không phục vụ cho mục đích thương mại mà nhằm mục đích phổ biến kiến thức và lưu hành nội bộ. Bản quyền của tài liệu này thuộc Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ. Mọi sao chép, dưới bất kỳ hình thức nào nhằm mục đích thương mại phải được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền. Ban Quản lý Dự án xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tài liệu này và mong nhận được các ý kiến đóng góp của các độc giả. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Ban Quản lý Dự án - Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội. BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 4
  4. Chương 1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 1.1. KHÁI NIỆM 1.1.1. Vật liệu và cấu kiện xây Trong công trình xây dựng, kết cấu tường bao che và tường ngăn thường được cấu tạo bởi các loại vật liệu xây dạng viên định hình như gạch đất sét nung hoặc vật liệu xây không nung dạng viên như gạch bê tông (gạch xi măng cốt liệu) hoặc dạng tấm như gạch bê tông khí chưng áp, gạch bê tông khí không chưng áp, gạch bê tông bọt, tấm panel bê tông nhẹ, tấm tường ACOTEC xi măng cốt liệu, tấm tường thạch cao 3D, ... 1.1.2. Vật liệu và cấu kiện xây không nung Vật liệu xây không nung là loại vật liệu được sản xuất từ hỗn hợp gồm chất kết dính, cốt liệu, phụ gia, nước,… được tạo hình và đóng rắn đạt các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu mà không cần qua công đoạn nung. Vật liệu xây không nung còn có thể được sản xuất từ các loại vật nhẹ khác như tấm thạch cao, tấm nhựa xốp EPS, … 1.2. PHÂN LOẠI Vật liệu xây không nung có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, tùy theo loại sản phẩm cụ thể có thể có sự phân loại khác nhau. Trong giáo trình này tạm phân loại vật liệu xây không nung nói chung như sau: 1.2.1. Phân loại theo vật liệu và phương pháp chế tạo Theo quy định ở thông tư số 13/2017/TT-BXD, có thể phân thành các loại: - Gạch bê tông; - Vật liệu nhẹ: Gạch hoặc tấm panel từ bê tông khí chưng áp, bê tông khí không chưng áp, bê tông bọt, các chủng loại trên có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1000 kg/m3; - Tấm tường thạch cao, tấm 3D, tấm panel bê tông, tấm panel nhẹ; - Gạch khác được sản xuất từ chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp, gạch silicát. 1.2.2. Phân loại theo hình dáng, kích thước sản phẩm Theo hình dáng, kích thước sản phẩm, có thể phân thành các loại: 5
  5. - Vật liệu xây không nung dạng viên định hình: Là sản phẩm có kích thước nhỏ, thường được gọi là gạch, bao gồm gạch bê tông; gạch bê tông khí chưng áp; gạch bê tông khí không chưng áp, gạch bê tông bọt; gạch vôi – tro bay (gạch papanh); gạch silicát; gạch bê tông đất; gạch không nung tự nhiên (đá tổ ong, đá chẻ,…). Các sản phẩm này được sử dụng để xây tường bao che, ngăn cách, tường chịu lực trong công trình xây dựng. - Vật liệu xây không nung dạng tấm: Là sản phẩm có kích thước lớn, bao gồm tấm tường ACOTEC xi măng cốt liệu, tấm panel bê tông khí chưng áp, tấm panel 3D, tấm tường thạch cao 3D,... Các sản phẩm này được sử dụng để lắp ghép tường bao che, ngăn cách trong công trình xây dựng. Tấm acotec có thể sản xuất có các bề dày 68, 75, 85, 92, 100, 120 và 140 mm và bề rộng 300, 600 mm, có chiều dài từ dưới 2500 mm và loại có kích thước từ 2500 - 3600 mm. 1.2.3. Phân loại theo cấu tạo sản phẩm Theo cấu tạo sản phẩm, có thể phân thành các loại: - Vật liệu xây không nung đặc: Thường được chế tạo dạng viên hình hộp chữ nhật, kích thước của viên gạch tiêu chuẩn là 220×110×60 mm. - Vật liệu xây không nung có lỗ rỗng: Thường được chế tạo dạng viên hình hộp chữ nhật có hai hoặc nhiều lỗ rỗng lớn được tạo ra trong quá trình tạo hình sản phẩm. Kích thước của viên gạch rỗng thường bằng và lớn hơn kích thước viên gạch tiêu chuẩn. 1.2.4. Phân loại theo cường độ nén Theo cường độ nén, có thể phân thành các loại: Gạch bê tông: Gồm các mác M3,5; M5; M7,5; M10; M12,5 ; M15; M20 có các giá trị cường độ nén trung bình tương ứng là 3,5; 5; 7,5; 10; 12,5; 15; 20 (MPa). Tấm acotec có thể sản xuất với cấp độ bền bê tông B20. 1.2.5. Phân loại theo chức năng sử dụng Theo chức năng sử dụng, có thể phân thành các loại: Vật liệu xây không nung dạng viên và vật liệu xây không nung dạng cấu kiện (tấm, khối block,…). 1.2.6. Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ 1.2.6.1. Vật liệu và cấu kiện xây không nung nặng nhân tạo 1.2.6.1.1. Khái niệm Vật liệu và cấu kiện xây không nung nặng nhân tạo trên cơ sở chất kết dính nhận được độ bền cần thiết nhờ quá trình đóng rắn của chất kết dính, khác với các vật liệu 6
  6. gốm chỉ chuyển sang trạng thái đá sau khi nung. Cốt liệu có thể sử dụng gồm cát thạch anh, xỉ, tro, vật liệu làm cốt có thể là sợi amiăng trắng, sợi gỗ, sợi giấy, cốt thép và sợi thép. Chất kết dính được sử dụng gồm thạch cao, vôi và xi măng poóclăng. 1.2.6.1.2. Phân loại 1.2.6.1.2.1. Vật liệu và cấu kiện trên cơ sở thạch cao Có hai loại cấu kiện trên cơ sở thạch cao, đó là: các cấu kiện thạch cao, các cấu kiện thạch cao bê tông. Các cấu kiện thạch cao được chế tạo từ hồ thạch cao cùng với cốt liệu khoáng nghiền mịn hoặc cùng với một lượng nhỏ phụ gia cốt liệu hữu cơ. Các cấu kiện thạch cao bê tông được chế tạo từ vữa thạch cao hoặc bê tông thông thường cùng với cốt liệu khoáng nhẹ và rỗng, đá thạch cao liên kết với chúng bền vững hơn khi liên kết với cát và sỏi. Nhóm vật liệu này theo công năng được phân loại ra các nhóm nhỏ gồm tấm và panel dùng cho vách ngăn, các cấu kiện dùng cho sàn nhà, dạng tấm dùng ốp tường, các viên xây tường, các cấu kiện cách nhiệt, các chi tiết trang trí kiến trúc… 1.2.6.1.2.2. Vật liệu và cấu kiện trên cơ sở vôi – các cấu kiện silicát Nhóm vật liệu và cấu kiện dạng này tạo được độ bền trong quá trình tổng hợp hydro silicát canxi trong điều kiện ẩm bão hòa dưới áp suất 0,8 - 1,3 MPa, ở nhiệt độ cao 175 - 200oC. Các vật liệu avtoclav silicát – thuộc nhóm các vật liệu và cấu kiện không xi măng, gồm: bê tông silicát, gạch silicát, gạch vôi - tro, gạch vôi – xỉ các bloc và viên xây khác. 1.2.6.1.2.3. Vật liệu và cấu kiện trên cơ sở xi măng poóclăng Nhóm vật liệu này chủ yếu dùng để xây tường và móng các công trình. Yêu cầu đối với vật liệu xây móng có sự khác biệt ở chỗ những loại cấu kiện bê tông chế tạo theo công nghệ rung ép không sử dụng ở những vị trí khối xây có cao độ thấp hơn mực nước ngầm. Vật liệu và cấu kiện xây tường trên cơ sở xi măng poóclăng rất đa dạng về kích thước và các tính chất cơ lý, nhưng chủ yếu là nhóm gạch bê tông, tấm panel bê tông (tấm tường ACOTEC) là đối tượng được trình bày công nghệ sản xuất trong tài liệu này. Đặc biệt trong nhóm vật liệu này ở một số nước như Liên Bang Nga có tấm panel tường từ amiăng trắng xi măng đùn ép (TY 5789-043-4812290-94), ở Mỹ có cấu kiện tường tương tự, được sử dụng rộng rãi đáp ứng yêu cầu về an toàn sức khỏe. Các panel và tấm đùn ép có chiều dài đến 6m, bề rộng đến 750mm, chiều cao từ 60mm đến 180 mm được chế tạo có lớp bảo ôn hoặc không có lớp bảo ôn được sử dụng làm cấu kiện tường và vách ngăn. Các panel tường ngoài từ xi măng amiăng trắng sử dụng khung gỗ có lớp cách nhiệt dùng cho tường ngoài phần trên mặt đất của các nhà ở lắp ghép và nhà từ 7
  7. bê tông toàn khối, còn trong các nhà xây gạch dùng cho tường bankon. Kích thước của panel theo chiều dài 2980mm và 5980mm, bề rộng 160mm và 210mm, chiều cao 2780mm và 3280 mm. 1.2.6.2. Vật liệu và cấu kiện xây không nung nhẹ nhân tạo 1.2.6.2.1. Khái niệm Để chế tạo bê tông nhẹ người ta dùng nhiều loại cốt liệu rỗng khác nhau: nhân tạo – keramdit, aglôpôrit, perlit, xỉ bọt v.v... và tự nhiên - tuf, đá bọt v.v... cũng như sử dụng các loại khí chiếm một thể tích nhất định trong bê tông có vai trò của cốt liệu siêu nhẹ... Trong thời gian gần đây để chế tạo bê tông đặc biệt nhẹ người ta còn dùng các hạt polystyrol nở phồng. Người ta dùng bê tông nhẹ với cốt liệu rỗng trong các kết cấu bao che để giảm khối lượng bản thân của kết cấu chịu lực. Cho nên đối với các loại bê tông này bên cạnh cường độ, độ đặc của bê tông có ý nghĩa rất quan trọng. Trong tài liệu này chỉ đề cập đến bê tông khí nhẹ và bê tông bọt nhẹ cũng như các cấu kiện từ các loại bê tông nhẹ này. Trong các tài liệu loại bê tông này dược gọi tên chung là bê tông tổ ong. Theo độ đặc người ta phân biệt bê tông tổ ong đặc biệt nhẹ cách nhiệt với độ đặc ở trạng thái sấy khô 200 - 350kg/m3 và bê tông tổ ong nhẹ với độ đặc 400 - 1600kg/m3. Bê tông nhẹ thường được chia ra kết cấu - cách nhiệt với độ đặc 400 - 600 kg/m3 và kết cấu với độ đặc 700 - 1600 kg/m3. Theo cấu trúc người ta phân biệt bê tông nhẹ đặc hay bê tông nhẹ thường, trong chúng vữa được chế tạo từ cát nặng hay cát nhẹ lấp đầy hoàn toàn các lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn (thường với độ dãn cách nào đó giữa các hạt cốt liệu), bê tông nhẹ (rỗng) hóa, phần vữa trong chúng được tạo rỗng nhờ các phụ gia tạo bọt hay tạo khí và bê tông nhẹ rỗng lớn, trong chúng không có cát và các lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu được bảo tồn. Theo CTO 501-52-01-2007 Bê tông tổ ong (BTTO) – là vật liệu đá nhân tạo rỗng nhẹ trên cơ sở chất kết dính xi măng, vôi hoặc chất kết dính hỗn hợp. Lỗ rỗng của bê tông tổ ong được phân ra loại gel, mao quản và khí. Loại lỗ rỗng thuộc gel được hình thành tại vị trí của nước sử dụng cho thủy hóa chất kết dính và đi vào lưới tinh thể của đá xi măng. Loại lỗ rỗng mao quản được hình thành do sự bay hơi của nước nhào trộn dư thừa. Loại lỗ rỗng khí được hình thành trong bê tông khí do sự tách khí hydro từ phản ứng hóa học của bột nhôm với canxi hydroxyt (hoặc với kiềm). Loại lỗ rỗng bọt được hình thành trong bê tông bọt do kết quả của sự cuốn khí bởi chất hoạt động bề mặt. Trong BTTO các lỗ rỗng khí hình khối cầu (dạng tổ ong) chiếm đến 90% độ rỗng chung, còn tổng độ rỗng trong BTTO có thể chiếm đến 90% thể tích của vật liệu. 8
  8. Độ rỗng của bê tông tổ ong được tạo nên bởi: a) Phương pháp cơ học, khi hồ gồm có chất kết dính và nước, thường có phụ gia cát nghiền mịn, được trộn với bọt trong máy trộn chuyên dụng; khi cứng rắn ta được vật liệu rỗng, được gọi là bê tông bọt; b) Bằng phương pháp hóa học, khi người ta cho chất tạo khí vào chất kết dính; kết quả là trong hồ của chất kết dính xảy ra phản ứng tạo khí, làm cho hồ nở phồng lên và trở nên rỗng. Vật liệu đã cứng rắn được gọi là bê tông khí. Trong xây dựng người ta thường sử dụng các cấu kiện bê tông tổ ong gia công nhiệt ẩm trong các avtoclav dưới áp lực của hơi nước 0,8... 1,3 MPa. Bê tông tổ ong gia công nhiệt trong avtoclav thường được chế tạo từ các hỗn hợp sau: a) Xi măng với cát thạch anh, ở đây có 1 phần cát được nghiền nhỏ; b) Hỗn hợp vôi sống với cát nghiền nhỏ; bê tông tổ ong loại này được gọi là silicát bọt hay silicát khí; c) Chất kết dính hỗn hợp xi măng, vôi cát nghiền với tỷ lệ khác nhau. Có thể thay cát bằng tro. Trong trường hợp này ta có được bê tông tro bọt hay bê tông tro khí. Người ta thường dùng xi măng poóclăng alit (C3S > 50%) với thời gian bắt đầu ninh kết không chậm quá 2 giờ. Theo QCVN 16:2017 [29], Bê tông bọt và bê tông khí không chưng áp là bê tông bọt và bê tông khí đóng rắn trong điều kiện không chưng áp, được chế tạo từ hệ xi măng poóclăng, nước, chất tạo bọt hoặc tạo khí, có hay không có cốt liệu mịn, phụ gia khoáng hoạt tính và phụ gia hóa học. Sản phẩm bê tông bọt và bê tông khí không chưng áp là sản phẩm ở dạng khối hoặc dạng tấm nhỏ dùng để xây tường, vách ngăn trong công trình xây dựng, được chế tạo từ bê tông bọt hoặc bê tông khí không chưng áp. Bê tông khí chưng áp là bê tông nhẹ có cấu trúc rỗng được sản xuất từ hỗn hợp gồm chất kết dính, nguyên liệu có hàm lượng oxít silíc cao ở dạng bột mịn, chất tạo khí và nước, đóng rắn ở môi trường nhiệt ẩm áp suất cao trong avtoclav. Sản phẩm bê tông khí chưng áp là bê tông khí chưng áp được sản xuất dưới dạng dạng khối hoặc dạng tấm nhỏ không có thanh cốt gia cường, phù hợp dùng để xây lắp các kết cấu tường, vách ngăn trong công trình xây dựng. 1.2.6.2.2. Phân loại Trong tài liệu này chủ yếu nói đến bê tông nhẹ dạng BTTO. 1.2.6.2.2.1. Phân loại theo phạm vi sử dụng Theo phạm vi sử dụng, BTTO được phân thành ba loại chính, đó là: - Bê tông tổ ong công trình được sử dụng với mục đích chịu tải trọng là chính, có khối lượng thể tích ở trạng thái khô 1600 kg/m3 ≤ γo ≥ 700 kg/m3 và yêu cầu cấp 9
  9. theo cường độ nén phụ thuộc vào mác theo khối lượng thể tích, đối với bê tông khí chưng áp B ≥ 2,5 ÷ 40; đối với bê tông khí không chưng áp B ≥ 1,5 ÷ 25. - Bê tông tổ ong công trình cách nhiệt được dùng với mục đích chịu tải trọng và cách nhiệt, có khối lượng thể tích ở trạng thái khô 600 kg/m3 ≤ γo ≥ 400 kg/m3 và yêu cầu cấp theo cường độ nén phụ thuộc vào mác theo khối lượng thể tích, đối với bê tông khí chưng áp B ≥ 1,5 ÷ 3,5 ; đối với bê tông khí không chưng áp B ≥ 0,75 ÷ 2,0. - Bê tông khí cách nhiệt được sử dụng với mục đích cách nhiệt có 350 kg/m3 ≤ γo ≥ 200 kg/m3 và yêu cầu cấp theo cường độ nén phụ thuộc vào mác theo khối lượng thể tích, đối với bê tông khí chưng áp B ≥ 0,35 ÷ 1,5; đối với bê tông khí không chưng áp B ≥ 0,35 ÷ 0,5. 1.2.6.2.2.2. Phân loại theo đặc điểm rắn chắc - Bê tông tổ ong rắn chắc trong điều kiện chưng áp (ở môi trường hơi nước bão hòa ở áp suất cao hơn áp suất môi trường) hay chưng áp trong Autoclave. - Bê tông tổ ong rắn chắc trong điều kiện không chưng áp: + Rắn chắc trong điều kiện tự nhiên (áp suất thường, nhiệt độ thường); + Rắn chắc trong điều kiện áp suất thường ở trong bể dưỡng hộ, trong các khuôn nhiệt (đốt nóng tiếp xúc), trong các khuôn có hệ thông đốt nóng bằng điện, v.v… 1.2.6.2.2.3. Theo phương pháp tạo rỗng - Bê tông khí; - Bê tông bọt; - Bê tông bọt, khí; - Bê tông hạt nhỏ tạo rỗng. 1.2.6.2.2.4. Theo dạng chất kết dính sử dụng Theo chất kết dính sử dụng, bê tông tổ ong được phân thành 5 loại chính, đó là: - Bê tông tổ ong sử dụng chất kết dính xi măng. Loại bê tông này có thể rắn chắc trong điều kiện tự nhiên, gia công nhiệt ẩm trong điều kiện nhiệt độ cao áp suất thường hoặc gia công nhiệt ẩm trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao (chưng áp). - Bê tông tổ ong sử dụng chất kết dính vôi – silíc (chất kết dính silicát). Loại bê tông này chỉ có thể rắn chắc trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao (gia công nhiệt trong Autoclave). - Bê tông tổ ong sử dụng chất kết dính hỗn hợp. Loại bê tông này sử dụng hỗn hợp chất kết dính nhiều dạng khác nhau: + Xi măng và vôi - silíc, tỷ lệ của hai loại chất kết dính có thể thay đổi trong khoảng rộng tuỳ theo mục đính và yêu cầu của người sử dụng; 10
  10. + Vôi – xi măng; - Bê tông tổ ong sử dụng chất kết dính xỉ. - Bê tông tổ ong sử dụng chất kết dính tro than bùn. Loại bê tông này thường được gọi theo tên rút gọn, như trong Bảng 1.1. 1.2.6.2.2.5. Theo dạng cốt liệu - Sử dụng cát thạch anh thiên nhiên. - Sử dụng phế thải công nghiệp (tro bay nhà máy nhiệt điện (NMNĐ), chất thải phốt pho rít. - Sử dụng chất thải quá trình chế biến thạch anh sắt. Bảng 1.1. Các dạng chính của BTTO Thành phần silíc Tên gọi vắn tắt Chất tạo rỗng (chất độn) Trên cơ sở chất kết dính xi măng Bê tông khí Cát Chất tạo khí Bê tông khí tro Tro bay NMNĐ Chất tạo khí Bê tông bọt Cát Chất tạo bọt Bê tông bọt tro Tro bay NMNĐ Chất tạo bọt Trên cơ sở chất kết dính vôi (vôi silíc) Silicát khí Cát Chất tạo khí Silicát bọt Cát Chất tạo bọt Silicát tro khí Tro bay NMNĐ Chất tạo khí Silicát tro bọt Tro bay NMNĐ Chất tạo bọt Silicát canxit khí Cát Chất tạo khí Silicát canxit bọt Cát Chất tạo bọt Trên cơ sở chất kết dính hỗn hợp (xi măng - vôi) Bê tông silicát khí Cát Chất tạo khí Bê tông silicát bọt Cát Chất tạo bọt Bê tông silicát tro khí Tro bay NMNĐ Chất tạo khí Bê tông silicát tro bọt Tro bay NMNĐ Chất tạo bọt Trên cơ sở chất kết dính xỷ Bê tông xỉ khí Cát Chất tạo khí Bê tông xỉ bọt Cát Chất tạo bọt Bê tông tro xỉ khí Tro bay NMNĐ Chất tạo khí Bê tông tro xỉ bọt Tro bay NMNĐ Chất tạo bọt Trên cơ sở chất kết dính tro than bùn (kiềm cao) Bê tông tro than bùn khí Cát, chất thải thạch anh phốt pho rit Chất tạo khí Bê tông tro than bùn bọt Cát, chất thải thạch anh phốt pho rit Chất tạo bọt 11
  11. Chương 2 NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ CẤU KIỆN XÂY KHÔNG NUNG 2.1. CHẤT KẾT DÍNH Để chế tạo bê tông dùng trong các kết cấu xây dựng trong đó có vật liệu xây không nung nặng, nhẹ chất kết dính vô cơ được sử dụng phổ biến nhất. Các vật chất này khi nhào trộn với nước dưới ảnh hưởng của các quá trình hóa lý bên trong có khả năng dính kết (chuyển từ trạng thái lỏng hoặc dẻo sang dạng đá) và đóng rắn (tăng độ bền từ từ). Phân biệt ra chất kết dính vô cơ đóng rắn thủy (xi măng) và đóng rắn trong không khí (vôi, thạch cao,…). Theo QCVN 16:2017/BXD [29] - Xi măng được hiểu là chất kết dính thủy dạng bột mịn, khi trộn với nước tạo thành dạng hồ dẻo có khả năng đóng rắn trong không khí và trong nước nhờ phản ứng hóa lý thành vật liệu dạng đá. Xi măng Poóclăng: Đây là loại xi măng được sử dụng rộng rãi nhất trong sản xuất bê tông trong đó kể cả vật liệu xây không nung nặng. Xi măng poóclăng là chất kết dính thủy, đóng rắn trong nước (tốt nhất) hoặc trong không khí. Chúng tồn tại dưới dạng bột màu xám, được chế tạo bằng cách nghiền mịn clanhke xi măng poóclăng với một lượng thạch cao cần thiết. Clanhke được sản xuất bằng cách nung đồng đều đến nhiệt độ thiêu kết hỗn hợp nguyên liệu được định lượng cẩn thận, chứa gần 70 - 80% CaCO3 và 22 - 25% (CaO + Al2O3 + Fe2O3). Để sản xuất xi măng chất lượng cao, thành phần hóa học của chúng cũng như thành phần hỗn hợp nguyên liệu phải ổn định. Khi nghiền có thể pha thêm vào clanhke xi măng từ 10 - 20% xỉ lò cao hoặc phụ gia khoáng hoạt tính (giàu SiO2 vô định hình). Khi nung ở nhiệt độ 1200 - 1450oC các khoáng clanhke được hình thành gồm có: canxialumoferit thành phần biến đổi xCaO.yAl2O3.Fe2O3, aluminat ba canxi 3CaO.Al2O3, silicát hai canxi 2CaO.SiO2, silicát ba canxi 3CaO.SiO2. Bốn hợp chất này là phần cấu thành chính của clanhke xi măng, nhưng hai hợp chất cuối cùng (canxi silicát) chiếm 70 - 80% khối lượng clanhke xi măng. Hàm lượng sơ bộ của các khoáng khác nhau trong xi măng poóclăng gồm: 37 - 60% 3CaO.SiO2 hay C3S, 15 - 37% 2CaO.SiO2 hay C2S, 5 - 15% 3CaO.Al2O3 hay C3A, 10 - 18% 4CaO.Al2O3.Fe2O3 hay C4AF. 12
  12. Hàm lượng silicát ba canxi (alit) cao hơn đảm bảo đóng rắn nhanh cho chất kết dính thủy cho cường độ cao và có ảnh hưởng quyết định đến tính chất của xi măng. Silicát hai canxi (belit) - chất kết dính thủy đóng rắn rất chậm cường độ trung bình. Aluminat bacanxi đóng rắn nhanh nhưng cho cường độ thấp. Các tính chất của các khoáng xi măng được nêu ở Bảng 2.1. [3] Bảng 2.1. Các tính chất của các khoáng clanhke xi măng Mức độ thủy hóa, % của thủy hóa Độ sâu thủy hóa, Độ bền tương đối (*), Nhiệt thủy hóa, J/g, Khoáng hoàn toàn, μm, ở tuổi, ngày ở tuổi, ngày ở tuổi, ngày ở tuổi, ngày 3 7 28 180 3 7 28 180 1 7 28 180 3 7 28 180 C3S 61 69 73 74 3,5 4,7 7,9 15 1 4,2 5,9 6,7 407 462 487 567 C2S 18 30 48 66 0,6 0,9 1 2,7 0 0,1 0,63 5,2 63 105 168 235 C3A 56 62 82 96 10,4 10,7 11,2 14,5 0,02 0,18 0,4 0,6 592 664 878 1029 C4AF 31 44 66 91 7,7 8 8,4 13,2 0 0,2 0,25 0,4 176 252 378 - * Nhận cường độ của C3S ở tuổi 1 ngày làm 1 đơn vị. Khi thay đổi thành phần khoáng của xi măng có thể tiên đoán được chất lượng của chúng. Các xi măng mác cao và đóng rắn nhanh được chế tạo với hàm lượng khoáng C3S tăng (xi măng alit). Các xi măng với hàm lượng khoáng belit cao thường đóng rắn chậm, tuy nhiên cường độ của chúng phát triển trong thời gian dài, ở tuổi vài ba năm có thể đạt giá trị cường độ cao. Tính chất cơ bản đặc trưng cho chất lượng của các loại xi măng là cường độ của nó (mác hay còn gọi là hoạt tính xi măng). Cường độ của xi măng khi nén dao động trong khoảng 30 - 60 MPa. Tương ứng cường độ của mẫu thử uốn 4,5 - 6,5 MPa. Cường độ thực chất của xi măng gọi là hoạt tính của chúng. Thí dụ: nếu cường độ của các mẫu kiểm tra là 44 MPa thì hoạt tính của xi măng đó sẽ là 44 MPa, mác 40. Khi thiết kế thành phần của bê tông thì tốt nhất sử dụng hoạt tính của xi măng, bởi vì chỉ số hoạt tính của xi măng sẽ đảm bảo cho kết quả chính xác và sát thực hơn, sẽ tiết kiệm xi măng. Cứ tăng cường độ của xi măng lên 1MPa sẽ dẫn đến giảm chi phí xi măng 2 - 5 kg/m3, trong đó sự giảm rõ rệt nhất là ở bê tông cường độ cao. Giả thiết rằng hoạt tính của xi măng sử dụng trong các tính toán có cường độ 2 - 4 MPa cao hơn mác của chúng thì sẽ đảm bảo tiết kiệm được xi măng 5 - 20 kg/m3 bê tông. Ngành công nghiệp xi măng sản xuất chủ yếu xi măng mác 40 - 50, còn theo đơn đặt hàng mác 60 (sau này ký hiệu PC40 - PC60). Cường độ xi măng mác cao theo 13
  13. thời gian phát triển nhanh hơn so với xi măng mác thấp. Thí dụ, xi măng PC50 sau ba ngày có cường độ 20 - 25 MPa, vì vậy xi măng mác cao không những là xi măng có cường độ cao mà ở mức độ nào đó còn là loại xi măng rắn nhanh. Sử dụng các loại xi măng này đảm bảo tháo khuôn nhanh các cấu kiện và giảm thời hạn chế tạo các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn. Khi xi măng lưu kho một thời gian dài, mà điều kiện cách ẩm và khí cácbôníc từ không khí kém thì cường độ của chúng giảm. Sau ba tháng bảo quản sự giảm cường độ của xi măng có thể tới 10 - 20% so với mác của chúng. Khi sử dụng loại xi măng đã qua bảo quản lâu cần tăng thời gian trộn lên 2 - 4 lần hoặc sử dụng công nghệ nghiền lại xi măng. Song song với cường độ, yêu cầu đối với xi măng còn có độ dẻo tiêu chuẩn và thời gian đông kết. Độ dẻo tiêu chuẩn được gọi là lượng nước, (%) cần cho vào hồ xi măng để nhận được hồ xi măng có độ dẻo nhất định, được xác định theo các yêu cầu TCVN 4031-85 sử dụng dụng cụ Vika. Xi măng poóclăng có độ dẻo tiêu chuẩn 22 - 27%, xi măng puzơlan - 30% và cao hơn. Độ dẻo tiêu chuẩn tăng khi cho vào xi măng khi nghiền các phụ gia nghiền mịn có lượng yêu cầu nước lớn như trêpel, opoka v.v… Độ dẻo tiêu chuẩn của xi măng là một đại lượng xác định tính lưu biến của hồ xi măng và có ảnh hưởng đến độ lưu động của hỗn hợp bê tông. Độ dẻo tiêu chuẩn càng nhỏ thì lượng nước yêu cầu của hỗn hợp bê tông càng thấp, lượng nước này yêu cầu để đạt độ lưu động nhất định (độ cứng) của hỗn hợp bê tông. Tính trung bình phụ thuộc vào thành phần của bê tông khi giảm lượng nước tiêu chuẩn của xi măng xuống 1% làm giảm lượng nước yêu cầu của hỗn hợp bê tông tới 2 - 5 lít/m3, trong đó sự giảm lớn lượng nước yêu cầu xuất hiện ở bê tông cường độ cao. Giảm lượng tiêu hao nước sẽ dẫn đến giảm lượng chi phí xi măng. Trong bê tông yêu cầu sử dụng xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn thấp. Thời gian đông kết của xi măng được xác định theo TCVN 4031 - 85 trên dụng cụ Vika theo độ lún kim vào hồ xi măng được đặc trưng bằng thời gian bắt đầu và kết thúc của quá trình biến đổi của vật liệu sang vật thể rắn. Theo yêu cầu tiêu chuẩn để bắt đầu đông kết của xi măng ở nhiệt độ 27oC không sớm hơn 45 phút, còn kết thúc đông kết không chậm hơn sau 10 giờ kể từ thời điểm trộn nước vào xi măng. Trong thực tế bắt đầu đông kết của xi măng sau 1 - 2 giờ còn kết thúc sau 5 - 8 giờ. Thời hạn này đủ để bảo đảm cho công tác bê tông trong thi công công trình bởi vì trong thời gian này đảm bảo kịp việc vận chuyển, đổ hỗn hợp bê tông và vữa trước khi chúng đông kết. Để điều chỉnh thời gian đông kết cần đưa phụ gia thạch cao và các hóa phẩm khác vào xi măng khi sản xuất chúng. Thời gian đông kết của xi măng 14
  14. có thể được điều chỉnh bằng cách cho vào hỗn hợp bê tông khi chế tạo chúng các phụ gia hóa học khác nhau. Thí dụ như canxi clorua - CaCl2 thúc đẩy quá trình thủy hóa và đông kết của xi măng; chất hoạt động bề mặt như bã rượu sunphát, dịch kiềm đen v.v… hoặc các chất hoá học chuyên dụng làm chậm thời gian đông kết. Khi tăng nhiệt độ và giảm tỷ lệ N/X của hồ xi măng, thời gian đông kết giảm. Tại một số nhà máy xi măng khi nghiền clanhke xi măng đang nóng, nhiệt độ của xi măng có thể lên đến 150oC và lớn hơn. Điều này sẽ làm đá thạch cao - CaSO4.2H2O bị mất nước biến thành CaSO4.0,5H2O và một phần biến thành CaSO4 khan. Khi nhào trộn nước với xi măng, CaSO4.0,5H2O và CaSO4 sẽ thủy hóa nhanh và làm quánh nhanh hồ xi măng hoặc hỗn hợp bê tông, hỗn hợp này khi tiếp tục trộn lại sẽ hóa dẻo trở lại. Hiện tượng này gọi là đông kết giả của xi măng. Xi măng chất lượng cao không có hiện tượng đông kết giả. Nếu hiện tượng này xảy ra thì cần cho vào hỗn hợp bê tông một lượng nhỏ bã rượu sunphát hoặc chất hoạt động bề mặt khác và tăng thời gian trộn hỗn hợp bê tông. Xi măng poóclăng cần được nghiền mịn. Theo TCVN 2682 - 2009 độ nghiền mịn xác định qua sàng N0009 (gần 4900 lỗ trên 1 cm2 với mắt sàng 0,09 mm) cần lọt qua không nhỏ hơn 90% khối lượng mẫu xi măng sàng. Kích thước trung bình của các hạt xi măng khoảng 15 - 20 μm. Độ nghiền mịn của xi măng được đặc trưng bằng tỷ diện của các hạt chứa trong 1 gam xi măng. Bề mặt riêng của xi măng được xác định bằng thiết bị chuyên dụng theo TCVN 4030 - 2003. Xi măng có chất lượng trung bình có bề mặt riêng gần 2500 cm2/g, chất lượng cao - 3500 cm2/g và lớn hơn. Khối lượng riêng của xi măng poóclăng không có phụ gia khoảng 3,05 - 3,15 g/cm3. Khối lượng thể tích của xi măng poóclăng khi tính cấp phối bê tông có thể nhận ở trạng thái lèn chặt 1,3kg/l. Đông cứng và rắn chắc của xi măng là quá trình tỏa nhiệt. Thực tế 1 kg xi măng PC30 toả ra trong bê tông sau 7 ngày từ thời điểm nhào trộn xi măng với nước không nhỏ hơn 170 kJ, một kg xi măng PC40 - không nhỏ hơn 210 kJ. Sự toả nhiệt của xi măng phụ thuộc vào thành phần khoáng của clanhke xi măng, dạng phụ gia cho vào và độ nghiền mịn của chúng. Trong số các khoáng clanhke có trong thành phần xi măng toả nhiệt lớn nhất là C3A, sau đó là C3S, các khoáng còn lại C2S và C4AF có giá trị thấp hơn. Lượng nhiệt cơ bản được toả ra ở 3 - 7 ngày đầu tiên xi măng đóng rắn (Bảng 2.1) [3]. Các loại xi măng. Gốc của đa số xi măng là clanhke xi măng poóclăng. Khi đưa các phụ gia khoáng hoặc phụ gia hữu cơ vào clanke xi măng để chúng có thành phần khoáng nằm trong quy định của chúng, ta nhận được các loại xi măng khác nhau, khác một ít về các tính chất và được sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng khác nhau (Bảng 2.2) [3]. 15
  15. Bảng 2.2. Các yêu cầu đối với xi măng Hàm lượng phụ gia, % Mác theo Khoáng hoạt tính Các loại xi măng Xỉ TCVN vê viên Trêpen, opoka, Các loại khác điatômít Xi măng dùng trong xây dựng chung: 40, 50 Xi măng poóclăng 55, 60 Không cho phép Xi măng có phụ gia khoáng 40, 50 20 10 15 Xi măng đông kết nhanh 55, 60 20 10 15 Xi măng poóclăng xỉ 40, 50 21 - 60 - - Xi măng poóclăng xỉ đông kết 30, 40, 50 21 – 60 - - nhanh 40, 50 Xi măng bền sun phát: 40 Không cho phép Xi măng poóclăng bền sun phát 40, 50 Không cho Xi măng poóclăng bền sun phát có 30, 40 10 – 20 5 - 10 phép phụ gia 21 – 60 Không cho phép Xi măng poóclăng xỉ bền sun phát 30, 40 Xi măng puzơlan Không cho 20 - 30 25 - 40 phép Xi măng poóclăng (PC) được gọi là xi măng, không chứa trong thành phần của mình các phụ gia khoáng, ngoài thạch cao. Xi măng poóclăng được sản xuất ở nước ta phù hợp với TCVN 2682 - 2009. Theo TCVN 2682 - 2009 xi măng poóclăng sản xuất có các mác PC30, PC40, PC50, trong đó PC là ký hiệu quy ước cho xi măng poóclăng, các trị số 30, 40, 50 là cường độ chịu nén của mẫu vữa chuẩn sau 28 ngày đóng rắn tính bằng N/mm2 (MPa), xác định theo TCVN 6016 - 2011 (ISO 679 - 1989). Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng poóclăng ở nước ta quy định theo Bảng 2.3. Bảng 2.3. Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng poóclăng theo TCVN 2682 - 2009 Mác TT Tên chỉ tiêu PC30 PC40 PC50 1 Cường độ chịu nén, N/mm2 (MPa) không nhỏ hơn: 3 ngày ± 45 phút 16 21 31 28 ngày ± 8 giờ 30 40 50 16
  16. Bảng 2.3. (tiếp theo) Mác TT Tên chỉ tiêu PC30 PC40 PC50 2 Thời gian đông kết, phút Bắt đầu, không nhỏ hơn 45 Kết thúc, không lớn hơn 375 3 Độ nghiền mịn, xác định theo: Phần còn lại trên sàng 0,09 mm, % không 10 10 lớn hơn Bề mặt riêng, phương pháp Blaine, cm2/g, 2700 2800 không nhỏ hơn 4 Độ ổn định thể tích xác định theo phương pháp Le Chatelier, mm, không lớn hơn 10 5 Hàm lượng anhyđric sunphuric (SO3), %, 3,5 không lớn hơn 6 Hàm lượng magiê oxít (MgO), %, không 5,0 lớn hơn 7 Hàm lượng mất khi nung (MKN), %, không 5,0 lớn hơn 8 Hàm lượng cặn không tan (CKT), %, không 1,5 lớn hơn Xi măng clanhke không chứa phụ gia được sử dụng để sản xuất bê tông cường độ cao, trong sản xuất bê tông cốt thép đúc sẵn, đặc biệt các cấu kiện dự ứng lực trước, trong xây dựng ở các điều kiện đặc biệt khắc nghiệt như ở Bắc cực, ở các vùng có khí hậu nóng, khô. Xi măng poóclăng có chứa phụ gia là loại xi măng phổ biến nhất, chúng chiếm khoảng 60% khối lượng xi măng được sản xuất ra trên thế giới. Chúng được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn và toàn khối nếu như không có yêu cầu đối với kết cấu các điều kiện đặc biệt. Xi măng đông kết nhanh là một dạng của xi măng poóclăng có chứa phụ gia. Sau ba ngày đóng rắn độ bền khi nén của đá xi măng không nhỏ hơn 25 MPa, đối với mác 40, 50. Để đảm bảo đóng rắn nhanh clanhke cần chứa C3S > 50% (C3S + C3A) > 60%, còn xi măng có độ nghiền mịn với bề mặt riêng không dưới 3500 cm2/g. Xi măng poóclăng xỉ hạt lò cao được sản xuất phù hợp với TCVN 4316:2007 - Xi măng poóclăng xỉ lò cao. Theo tiêu chuẩn này xi măng xỉ hạt lò cao được chế tạo bằng cách cùng nghiền mịn hỗn hợp clanhke xi măng poóclăng với 20 - 60% xỉ hạt 17
  17. lò cao hạng 1 hoặc 20 - 50% xỉ hạt lò cao hạng 2 và một lượng phụ gia thạch cao cần thiết. Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng được quy định trong TCVN 4315:2007. Xi măng poóclăng xỉ khác với xi măng poóclăng (ở cùng một thành phần clanhke) là đóng rắn chậm hơn (bắt đầu sau 4 - 6 giờ, kết thúc sau 10 - 12 giờ) và đóng rắn trong 7 - 10 ngày đầu tiên. Khối lượng riêng của chúng thấp hơn (2,9 - 3,0 g/cm3) và có tỷ trọng trung bình nhỏ hơn. Loại xi măng này khi có trong thành phần clanhke khoáng C3A dưới 8% có thể sử dụng chế tạo bê tông bền chống lại nước khoáng (nước sunphát và nước biển). Khi dưỡng hộ nhiệt ẩm xi măng poóclăng xỉ đóng rắn nhanh hơn so với xi măng poóclăng thường nên sử dụng chúng có hiệu quả cao trong sản xuất bê tông cốt thép đúc sẵn. Các loại xi măng này khi có đặt hàng của người sử dụng có thể sản xuất chúng với phụ gia hoá dẻo và phụ gia kỵ nước. Theo TCVN 4316 - 2007 xi măng poóclăng xỉ hạt lò cao được chia làm 5 mác: PC20, PC25, PC30, PC35 và PC40 và phải đảm bảo các yêu cầu quy định trong Bảng 2.4 Bảng 2.4. Các yêu cầu chất lượng đối với xi măng poóclăng xỉ hạt lò cao theo TCVN 4316 - 2007 Mác xi măng TT Tên chỉ tiêu 20 25 30 35 40 Giới hạn bền nén sau 28 ngày đêm, tính bằng 1 20 25 30 35 40 N/mm2, không nhỏ hơn Giới hạn bền uốn sau 28 ngày đêm, tính bằng 2 3,5 4,5 5,5 6,0 6,5 N/mm2, không nhỏ hơn Bắt đầu, tính bằng phút, không Thời sớm hơn 45 3 gian đông kết Kết thúc, tính bằng giờ, không 10 muộn hơn Tính ổn Thử theo mẫu bánh đa Tốt 4 định thể Thử theo độ nở khuôn Le chatelier, 10 tích tính bằng mm, không lớn hơn Độ mịn (phần còn lại trên sàng có kích thước 5 15 lỗ 0,08 mm), tính bằng %, không lớn hơn Lượng mất khi nung khi xuất xưởng tính bằng 6 5 %, không lớn hơn 7 Hàm lượng SO3, tính bằng %, không lớn hơn 3 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0