intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Kiến thức chung về người khuyết tật; Đặc điểm tâm lý, nhu cầu của người khuyết tật; Chính sách, pháp luật và dịch vụ cho người khuyết tật; Kỹ năng và phương pháp công tác xã hội với người khuyết tật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

  1. UBND TỈNH KONTUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ ngày / / 20... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Kon Tum, năm 2021
  2. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC …………………………………………………………………………………………….1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ...................................................................................... 4 LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CHUNG VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ........................ 8 1. CÁC KHÁI NIỆM ................................................................................................ 9 2. PHÂN LOẠI KHUYẾT TẬT (2) ....................................................................... 10 2.1. Phân loại theo nguyên nhân ............................................................................. 10 2.2. Phân loại theo nhóm khuyết tật ........................................................................ 11 2.3. Phân loại theo dạng tật ..................................................................................... 11 3. CÁC MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT (3) ................................................................... 14 4. NGUYÊN NHÂN GÂY KHIẾM KHUYẾT VÀ SỰ HÌNH THÀNH KHUYẾT TẬT (1).................................................................................................................... 14 5. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT (2) ................................ 16 5.1. Kỳ thị và phân biệt đối xử ................................................................................ 16 5.2. Khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ ................................................................ 17 6. THỰC TRẠNG KHUYẾT TẬT ......................................................................... 26 6.1.Thực trạng khuyết tật trên thế giới .................................................................... 26 6.2 Thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam .......................................................... 27 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ, NHU CẦU CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 29 1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT ....................... 29 1.1. Sự suy giảm chức năng .................................................................................... 29 1.2. Người khuyết tật có cơ chế bù trừ. ................................................................... 30 1.3. Phản ứng phòng vệ của người khuyết tật ......................................................... 32 2. NHU CẦU CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT .......................................... 32 2.1. Nhu cầu của người khuyết tật (4) ..................................................................... 32 2.2. Những khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật ................ 34 3. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT (1).................................................................................................................... 36 4.NHỮNG ĐIỀU NHÂN VIÊN XÃ HỘI CẦN LƯU Ý KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT.......................................................................................... 40 4.1.Tôn trọng người khuyết tật................................................................................ 40
  3. 2 4.2.Thúc đẩy sự tham gia của người khuyết tật ...................................................... 41 4.3. Một số lưu ý khi giao tiếp với NKT với các dạng khuyết tật khác nhau ......... 42 5. Hòa nhập cộng đồng với người khuyết tật .......................................................... 44 CHƯƠNG 3. CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ DỊCH VỤ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT ......................................................................................................................... 48 1. PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (2) .................................................. 48 2. CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ........... 59 2.1. Chính sách hỗ trợ giáo dục ............................................................................... 59 2.2. Chính sách hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm .................................................... 61 2.3. Chính sách ưu đãi về y tế ................................................................................. 62 2.4. Chính sách bảo trợ xã hội ................................................................................. 63 3. MÔ HÌNH DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT ........................ 66 3.1. Mô hình chăm sóc tại trung tâm công tác xã hội ............................................. 66 3.2. Mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (CBR) ................................ 68 3.3. Mô hình giáo dục.............................................................................................. 72 3.4. Mô hình sống độc lập ....................................................................................... 75 3.5. Mô hình chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội (BTXH)........................................ 77 CHƯƠNG 4: KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT 80 1. MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT ........................................................................................................ 80 1.1. Kỹ năng phát hiện và đánh giá khuyết tật ........................................................ 80 1.2. Kỹ năng biện hộ ............................................................................................... 87 1.3. Kỹ năng giúp người khuyết tật sống độc lập ................................................... 90 1.4. Kỹ năng xử lý khủng hoảng ............................................................................. 99 1.5. Kỹ năng thúc đẩy sự tham gia của người khuyết tật ...................................... 101 2. CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NGƯỜI KHUYẾT TẬT .. 106 2.1. Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật................................................ 106 2.2. Công tác xã hội với gia đình người khuyết tật ............................................... 118 2.3. Chuyển tuyến đến các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ ................................ 121 2.4. Tham vấn cho người khuyết tật và gia đình ................................................... 122 3. CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT .......................... 126 3.1. Công tác xã hội nhóm được sử dụng trong các trường hợp ........................... 126
  4. 3 3.2. Các dạng nhóm trong công tác xã hội ........................................................... 126 3.3 Công tác xã hội nhóm với người khuyết tật .................................................... 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 136
  5. 4 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình “Công tác xã hội với người khuyết tật” được biên soạn dựa trên Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội, trình độ cao đẳng. Mục đích của giáo trình để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho giảng viên và làm tài liệu học tập chính thức cho sinh viên. Giáo trình “Công tác xã hội với người khuyết tật” do chúng tôi biên soạn có tham khảo các tài liệu chuyên ngành liên quan và nhiều nguồn tài liệu khác để hoàn thiện giáo trình này nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
  6. 5 LỜI GIỚI THIỆU Để hoàn thành chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội, được sự đồng ý của Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, chúng tôi tiến hành biên soạn giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật. Giáo trình được biên soạn bám sát vào chương trình đào tạo, đề cương chi tiết của môn học đồng thời có sự tham khảo một số giáo trình của các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước. Giáo trình được trình bày gồm 4 chương: Chương 1: Kiến thức chung về người khuyết tật Chương 2: Đặc điểm tâm lý, nhu cầu của người khuyết tật Chương 3: Chính sách, pháp luật và dịch vụ cho người khuyết tật Chương 4 : Kỹ năng và phương pháp công tác xã hội với người khuyết tật Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo trong Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum đã tạo điều kiện, để giúp chúng tôi hoàn thành giáo trình này. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để giáo trình này được hoàn thiện hơn. Kon Tum, ngày 24 tháng 12 năm 2021 Tham gia biên soạn Chủ biên: Nguyễn Thị Hoài Thu Thành viên: Nguyễn Thị Anh Hiếu
  7. 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTXH: Bảo trợ xã hội CTXH: Công tác xã hội NKT: Người khuyết tật NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội PHCN: Phục hồi chức năng
  8. 7 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Mã môn học: 61033031 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Công tác xã hội với người khuyết tật là học phần chuyên ngành quan trọng trong chương trình đào tạo nghề công tác xã hội và được bố trí học vào năm hai. - Tính chất môn học: Là môn học chuyên ngành bắt buộc đối với ngành công tác xã hội. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Học phần Công tác xã hội với người khuyết tật trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về người khuyết tật, các chủ trương, chế độ chính sách của Đảng, nhà nước về người khuyết tật từ đó để bảo vệ, giúp đỡ nhóm đối tượng yếu thế vươn lên làm chủ cuộc sống. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được các kiến thức cơ bản về người khuyết tật; thực trạng người khuyết tật; các chính sách liên quan đến người khuyết tật, tâm lý, nhu cầu của người khuyết tật; nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế, pháp luật của Việt Nam về người khuyết tật; + Phân tích được các hướng tiếp cận dựa trên quan điểm về người khuyết tật, các loại hình dịch vụ và mô hình trợ giúp người khuyết tật; + Phân tích được các chính sách, chương trình hỗ trợ người khuyết tật; một số mô hình dịch vụ hỗ trợ cho người khuyết tật; Phân tích được kỹ năng giúp người khuyết tật sống độc lập; kỹ năng thúc đẩy sự tham gia của người khuyết tật; kỹ năng giúp người khuyết xử lý khủng hoảng; Phân tích được tiến trình giải quyết vấn đề trong phương pháp công tác xã hội với cá nhân; tiến trình công tác xã hội cá nhân với gia đình người khuyết tật.
  9. 8 -Về kỹ năng: + Rèn luyện các kỹ năng về ghi chép hồ sơ cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền thông, kỹ năn quan sát - lắng nghe, kỹ năng can thiệp - giải quyết vấn đề, kỹ năng tham vấn… + Áp dụng các lý thuyết, kỹ năng, phương pháp đã học vào những trường hợp cụ thể để giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập và phát triển. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tin tưởng vào khả năng thay đổi của người khuyết tật; có cách nhìn khách quan, khoa học và tích cực về công tác xã hội với người khuyết tật; + Có thái độ đúng đắn, tôn trọng và chia sẻ khi làm việc với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật; quan tâm, chăm sóc và giành những gì tốt đẹp nhất cho người khuyết tật trên nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử. Nội dung của môn học: CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CHUNG VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Giới thiệu: Nội dung chương 1 giới thiệu về khái niệm người khuyết tật, phân loại khuyết tật, các mức độ khuyết tật, nguyên nhân gây khiếm khuyết và sự hình thành khuyết tật, những khó khăn của người khuyết tật và thực trạng khuyết tật. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm người khuyết tật, phân loại người khuyết tật, thực trạng khuyết tật; - Phân tích được những nguyên nhân gây ra khuyết tật, những khó khăn của người khuyết tật; - Vận dụng được các thông tin, khái niệm để phân tích và đánh giá về tình hình người khuyết tật; Hoàn thành tốt vai trò của người làm công tác xã hội khi giúp đỡ những người khuyết tật.
  10. 9 - Có thái độ đúng mực, chuyên nghiệp đối với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật; hiểu và đồng cảm, chia sẻ với những người khuyết tật. Nội dung chính: 1. CÁC KHÁI NIỆM Khái niệm khuyết tật và tàn tật:(1) Có rất nhiều cách hiểu và cách diễn giải khác nhau về khuyết tật xuất phát từ sự đa dạng về khuyết tật, sự phức tạp về mức độ khuyết tật, công cụ đo lường và đánh giá, cũng như sự khác biệt văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về khuyết tật. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã không ngừng đưa ra những định nghĩa chung cho khuyết tật từ những năm 1976, năm 1988 WHO đưa ra cách phân loại quốc tế về suy giảm chức năng, khuyết tật, tàn tật( ICIDH) đã là một hệ thống tiên phong trong quá trình hiểu và đưa ra định nghĩa về khuyết tật...Theo cách hiểu của WHO các thuật ngữ suy giảm chức năng, khuyết tật, tàn tật có nội hàm khác nhau: - Suy giảm chức năng chỉ những người có vấn đề về thể chất. - Khuyết tật: Những hạn chế trong hoạt động do suy giảm chức năng gây nên. - Tàn tật: Là hạn chế hay thiếu hụt (do một khuyết tật) khả năng thực hiện vai trò trong xã hội. Như vậy, suy giảm chức năng nói đến việc một bộ phận cơ thể có những bất thường về cấu tạo hoặc chức năng; khuyết tật nói đến ảnh hưởng của suy giảm chức năng tới việc thực hiện các hoạt động của con người và tàn tật là chỉ kết quả chung của suy giảm hệ thống chức năng hay khuyết tật. Trong tiếng Việt, khuyết tật và tàn tật để chỉ cùng một khái niệm, hiện nay người ta vẫn dùng song song trên phương tiện thông tin đại chúng và các văn bản pháp quy, song theo quan điểm xã hội hiện nay và quan điểm của người khuyết tật mong muốn sử dụng khái niệm người khuyết tật thay cho tàn tật vì nó mang sắc thái cảm xúc tích cực hơn. Một số nhà khoa học lại cho rằng, khuyết tật hay tàn tật chẳng
  11. 10 qua là tên gọi, nhãn mác cho khái niệm, chúng ta không nên chú trọng vào việc mổ xẻ câu chữ, điều quan trọng hơn cả là thái độ và hành động thực tế, cách chúng ta ứng xử như thế nào với người khuyết tật. Tuy nhiên xu hướng chung được khuyến nghị là sử dụng khái niệm khuyết tật thay cho tàn tật, trong văn bản luật cũng sử dụng khái niệm khuyết tật và người khuyết tật. Các nhà khoa học Việt Nam cho rằng từ khiếm khuyết đến khuyết tật là một quá trình, xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau (do bệnh tật di truyền, tai nạn, chấn thương…). Khuyết tật phải đảm bảo cả hai điều kiện, có khiếm khuyết và khiếm khuyết ấy ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Nói về khiếm khuyết, đó là vấn đề không thể tránh khỏi của bất cứ con người nào ,vì có ai sinh ra trên thế gian này được hoàn hảo ở tất cả phương diện. Khái niệm người khuyết tật: Theo quan điểm của Công ước Quốc tế về Quyền của người khuyết tật được phê chuẩn ngày 30/03/2007 cho rằng, người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc các giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội. Theo luật người khuyết tật Việt nam: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. 2. PHÂN LOẠI KHUYẾT TẬT (2) 2.1. Phân loại theo nguyên nhân - Khuyết tật bẩm sinh: Xuất hiện ngay từ thời kỳ bào thai do sai lệch nhiễm sắc thể hoặc mắc phải trong thời gian thai kỳ: bệnh Down, sứt môi, hở hàm ếch, bại não, não úng thủy, câm điếc bẩm sinh… - Khuyết tật mắc phải: Xuất hiện như một di chứng của bệnh tật hoặc tai nạn: Cụt tay, chân, liệt, mù, điếc…
  12. 11 2.2. Phân loại theo nhóm khuyết tật - Nhóm chỉ mắc 1 khuyết tật Giảm chức năng vận động; Giảm chức năng nghe và nói; Giảm chức năng nhìn; Giảm cảm giác (xúc giác, vị giác, khứu giác…); Giảm chức năng nhận thức; Giảm chức năng kiểm soát tâm thần và hành vi; Giảm chức năng khác:tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, sinh dục…. - Nhóm mắc đa khuyết tật: mắc hai khuyết tật trở lên. 2.3. Phân loại theo dạng tật Theo khoản 1, Điều 3, Luật Người Khuyết tật Việt Nam (2010), các dạng tật được chia làm 6 nhóm: 2.3.1. Khuyết tật vận động Là những người bị khuyết tật ở cơ quan vận động (cơ, xương, khớp, thần kinh ngoại vi), gây khó khăn trong việc đi đứng, làm việc. Ở Việt Nam, khuyết tật vận động là dạng khuyết tật phổ biến nhất với tỉ lệ 31,9% trong tổng số người khuyết tật. Nguyên nhân dẫn tới dạng khuyết tật này phần lớn là do hậu quả của chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, do bệnh tật khác gây ra. Các biểu hiện thường thấy của người bị khuyết tật vận động ở trẻ nhỏ có đó là trẻ ít hoặc không sử dụng tay, ít hoặc không di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, ít chịu vận động, không chịu chơi, hay ngồi một mình, không tự chăm sóc mình được. Đặc biệt đối với trẻ bị co cứng các khớp, chi hoặc toàn thân; trẻ bị mềm nhẽo một hay nhiều nhóm cơ hoặc toàn thân, trẻ bị trật khớp háng; trẻ có bàn chân nghịch (một hay hai chân)… Ở Người lớn thường ít vận động, ít hoặc không sử dụng tay chân, di chuyển khó khăn, đau khớp, không tự ăn, uống, tắm, rửa, đại tiểu tiện, vệ
  13. 12 sinh cá nhân; không tham gia được những công việc trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình, cộng đồng và xã hội. Người khuyết tật vận động cũng có thể có những khuyết tật khác kèm theo như khuyết tật về nghe nói, nhìn, thần kinh… Cách cư xử không bình thường như: buồn rầu, chán nản, tính tình thay đổi bất thường, luôn trông chờ vào sự trợ giúp của người khác, giảm hoặc mất lòng tin vào chính mình. 2.3.2. Khuyết tật nghe nói Là những người không thể nghe, không thể nói như bình thường hoặc sức nghe giảm từ khoảng cách trên 3 mét. Người khuyết tật nói: gồm những người bị mắc chứng nói ngọng, nói lắp hoặc không nói được. 2.3.3. Khuyết tật nhìn Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. Các biểu hiện của khuyết tật nhìn: - Mắt cận thị: Mắt nhìn không rõ khi vật ở xa. - Mắt viễn thị: Mắt nhìn không rõ khi vật ở gần. - Mắt loạn thị: Mắt nhìn thấy hình ảnh vật thể méo mó, không sắc nét. - Mắt quáng gà: Mắt không nhìn thấy ở ánh sáng yếu. - Mắt nhìn đôi: Mắt nhìn thấy hai ảnh của cùng một vật. - Mắt mất thị trường: Mắt mất một góc nhìn, vùng nhìn. - Mắt lòa: Mắt không còn nhìn rõ nữa, mà chỉ còn có thể nhìn thấy mọi vật lờ mờ, không rõ nét. - Mắt mù hoàn toàn: Mắt không mất khả năng nhìn hoặc không có mắt bẩm sinh.
  14. 13 - Mắt mù màu: Mắt không có khả năng phân biệt màu sắc nhất định với mức độ khác nhau, phổ biến nhất mù màu đỏ màu xanh. 2.3.4. Khuyết tật thần kinh/tâm thần Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. Các biểu hiện của người khuyết tật tâm thần, thần kinh: Nhức đầu, mất ngủ, thay đổi tính tình; vui vẻ bất thường, múa hát, nói cười ầm ĩ hoặc buồn rầu, ủ rũ, không nói năng gì; nghe thấy tiếng nói hay nhìn thấy hình ảnh không có trong thực tế; tự cho mình có nhiều tài năng xuất chúng hoặc cho là có người theo dõi ám hại mình; lên cơn kích động hoặc nằm im không ăn uống gì. 2.3.5. Khuyết tật trí tuệ Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. - Điển hình của dạng này là trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi. - Các biểu hiện đặc trưng của khuyết tật trí tuệ bao gồm: Đặc trưng phát triển: Trẻ chậm phát triển vận động: trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng; trẻ chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói; trẻ kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản; trẻ không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình. Đặc trưng về tư duy: Trẻ khó nhận biết các khái niệm; Tư duy của trẻ thường biểu hiện tính không liên tục; tư duy lôgíc kém; tư duy trẻ còn thiếu tính nhận xét, phê phán. Đặc trưng về trí nhớ: Trẻ chậm hiểu cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu; quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ; trẻ chỉ ghi nhớ được cái bên ngoài sự vật, khó ghi nhớ cái bên trong, cái khái quát.
  15. 14 Đặc trưng về chú ý: Khó tập trung, dễ bị phân tán; không tập trung vào chi tiết, chỉ tập trung các nét bên ngoài; luôn luôn bị phân tán bởi các sự việc nhỏ; thời gian chú ý của trẻ chậm phát triển trí tuệ kém hơn nhiều so với trẻ bình thường. 2.3.6. Khuyết tật khác Các khuyết tật không nằm trong 5 loại khuyết tật trên như: dị hình, dị dạng, nạn nhân chất độc da cam, di chứng bệnh phong, hội chứng Down… Khuyết tật đang có nhiều ý kiến chưa thống nhất là tự kỷ: tự kỷ là một rối loạn tâm thần nặng, với đặc điểm là trẻ mất khả năng phát triển mối quan hệ, khó khăn trong việc cư xử với mọi người, chặm phát triển về mặt ngôn ngữ. 3. CÁC MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT (3) Mức độ khuyết tật Nghị định số 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật người khuyết tật năm 2010, tại Điều 3 nêu ra ba mức độ khuyết tật như sau: - Người khuyết tật đặc biệt nặng: Là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. - Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. - Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc 2 trường hợp nêu trên. 4. NGUYÊN NHÂN GÂY KHIẾM KHUYẾT VÀ SỰ HÌNH THÀNH KHUYẾT TẬT (1) Khuyết tật có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời của một con người. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến khuyết tật, bao gồm các nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải:
  16. 15 * Nguyên nhân bẩm sinh: Nguyên nhân bẩm sinh có thể là do đột biến nhiễm sắc thể hoặc do mang bệnh có tính di truyền. Loại nguyên nhân này chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ trong số những người khuyết tật. Một số dạng khuyết tật do rối loạn bẩm sinh hoặc di truyền: hội chứng Down, bệnh xương thủy tinh... * Nguyên nhân mắc phải: Nguyên nhân mắc phải gồm các tác động từ môi trường xung quanh tại các thời điểm khác nhau, ví dụ như: - Quá trình mang thai và sinh nở của người mẹ: môi trường, sự tiếp xúc, tiền sử mang thai hoặc sinh nở của người mẹ đều là những nhân tố có thể gây ra tác động đến bào thai và trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ trong quá trình mang thai và sinh nở: + Trẻ bị sinh non, thiếu tháng nếu người mẹ sử dụng chất kích thích hoặc mang đa thai (từ hai thai trở lên). + Trẻ mang dị tật hoặc khiếm khuyết trên cơ thể do người mẹ bị bệnh trong qua trình mang thai (rubella, cúm, hoặc sử dụng thuốc, hóa chất, chất kích thích...). + Trẻ bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh, hoặc bất thường của nhau thai, cuống rốn, hoặc do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và trẻ mà không điều trị kịp thời. + Trẻ bị mù do bong giác mạc vì sinh non hoặc do mắc bệnh truyền nhiễm từ mẹ lúc sinh (thường là bệnh lậu). - Tổn thương hoặc di chứng não do bệnh tật để lại sau khi cơ thể bị tấn công bởi các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm như nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút. Một số bệnh có nguy cơ dẫn đến tổn thương hoặc di chứng não là: + Viêm não, viêm màng não, viêm não Nhật Bản, bại liệt. + Sốt cao co giật hoặc thân nhiệt bị hạ quá thấp dẫn đến não bị tổn thương. + Suy dinh dưỡng nặng. + Nhiễm độc, ngộ độc. + Sử dụng thuốc quá liều.
  17. 16 - Tổn thương trong cuộc sống: Các tác nhân như tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, chiến tranh, hay tuổi già cũng được xem là những nguyên nhân dẫn đến khuyết tật. Những nguyên nhân nói trên đều có thể dẫn tới các dạng khuyết tật về trí tuệ, ngôn ngữ, giao tiếp xã hội, hoặc chức năng vận động ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. 5. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT (2) 5.1. Kỳ thị và phân biệt đối xử Người khuyết tật gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó có học tập, việc làm, hôn nhân, kỳ thị...Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau, là nguyên nhân và kết quả của nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn. Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. - Trong xã hội, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với khuyết tật tồn tại ở các mức độ và hình thức khác nhau. Nguyên nhân sâu xa của sự kỳ thị có thể là do định kiến, cách hiểu sai lệch, sự thiếu kiến thức và sự tự kỳ thị của chính người khuyết tật. Một số biểu hiện thường thấy về kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật. + Người khuyết tật thể chất thường xuyên đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong cuộc sống hàng ngày. Khi một người khuyết tật thể chất gặp người lạ ở nơi công cộng, họ thường cảm nhận rõ ràng về ánh mắt hay thái độ khác lạ của người xung quanh. Mọi người có thể nhìn chằm chằm vào bộ phận bị khuyết thiếu hoặc bị thay đổi hình dạng trên cơ thể của người khuyết tật, nhưng mọi người có lẽ cũng tránh ánh mắt của người khuyết tật và tránh mọi hình thức tiếp xúc qua đôi mắt. + Đôi khi, người khuyết tật bị đối xử như những người thấp kém hơn và luôn cần sự trợ giúp.
  18. 17 + Người khuyết tật trí tuệ, khuyết tật tâm thần có thể bị kỳ thị và phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức đa dạng hơn. Họ không chỉ bị nhìn nhận với ánh mắt soi mói mà còn bị trêu chọc, đánh đập, hoặc bị bỏ đói. + Người khuyết tật tâm thần có thể bị coi là những người có thể có hành vi nguy hiểm cho cộng đồng do họ không kiểm soát được suy nghĩ và hành động của mình. Nhiều người khuyết tật tâm thần bị cách ly khỏi xã hội, bị từ chối những quyền và lợi ích cơ bản, và bị đối xử thiếu nhân văn. - Hậu quả của sự kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật: + Sự kì thị là một trong những rào cản ngăn trở người khuyết tật có được cơ hội trong cuộc sống như trong học tập, giao tiếp, việc làm, hạnh phúc gia đình. + Sự nhận thức không đầy đủ và sai lệch của cộng đồng về người khuyết tật khiến người khuyết tật và thậm chí cả gia đình họ càng thêm mặc cảm và càng tự hạn chế cơ hội cho bản thân hoặc thành viên khuyết tật trong gia đình hòa nhập cộng đồng. + Do sự tự kì thị bản thân nhiều người khuyết tật dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, đau khổ, phẫn uất, căm thù và do đó có thể buông xuôi, phó mặc cho số phận, không muốn phấn đấu vươn lên. + Kì thị ở cấp độ gia đình sẽ hạn chế người khuyết tật tiếp cận đến giáo dục, học tập, tham gia xã hội do thiếu điều kiện, phương tiện phù hợp. 5.2. Khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ 5.2.1. Giao thông và các công trình công cộng NKT(người khuyết tật) thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện giao thông và các công trình công cộng. Những khó khăn này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng dạng khuyết tật cũng như tính chất của các công trình. - Chưa có các phương tiện giao thông công cộng phù hợp để NKT có thể sử dụng được (ví dụ: xe bus có thang nâng hay đường dốc).
  19. 18 - Các phòng vệ sinh công cộng quá chật, thiếu các công cụ hỗ trợ như tay vịn và các vật dụng không vừa với tầm với của NKT. - Ở những nơi công cộng như các nhà hát, rạp chiếu phim, nơi biểu diễn hoà nhạc… hiếm có không gian dành cho người đi xe lăn. Hậu quả đối với NKT do không tiến cận được dịch vụ giao thông và công trình công cộng đó là NKT mất cơ hội hòa nhập, giảm các mối tương tác, giảm khả năng học tập và phát triển, dẫn đến tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại đi lại ở NKT, giảm điều kiện để NKT tiến tới sống độc lập nhất có thể. 5.2.2. Khó khăn trong tiếp cận dịch vụ giáo dục Theo Luật NKT và Pháp lệnh thì người khuyết tật được tham gia vào hệ thống giáo dục từ cấp mầm non, tiểu học… đến cấp cao nhất.Tuy nhiên, thực tế thì hiện nay công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật mới chỉ tập trung nhiều ở cấp mầm non và tiểu học còn bậc giáo dục từ cấp trung học cơ sở trở lên thì chưa quan tâm nhiều vấn đề này, đặc biệt đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, nhiều em sau khi lên cấp 2 không đáp ứng được yêu cầu của bậc học thì nghỉ ở nhà, bỏ học chuyển hướng sang học nghề hoặc phụ giúp gia đình. Như vậy sự quan tâm đồng bộ của công tác giáo dục còn có nhiều điểm hạn chế, khiến nhiều em khó khăn trong việc giáo dục hòa nhập ở cấp học cao hơn. Sau khi quyết định số 23/2006/QĐ-BGDDT ban hành quy định về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật thì điều kiện được học tập hòa nhập tại cộng đồng của NKT được đẩy mạnh, trẻ em khuyết tật tại địa phương được bố trí sắp xếp lớp học phù hợp với mục tiêu là giúp người khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những người học khác và tạo điều kiện và cơ hội cho người khuyết tật học văn hóa, học nghề, phục hồi chức năng và phát triển khả năng của bản thân để hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, các em cũng gặp không ít khó khăn khi thực hiện những quyền này ví dụ: trong phục hồi chức năng thì trẻ khuyết tật mới được quan tâm (không đồng đều ở từng địa phương) về phục hồi về vật lý trị liệu còn phục hồi về sinh hoạt và học tập còn nhiều hạn chế, việc kỳ thị của cộng đồng đâu đó trong giáo
  20. 19 dục cho trẻ hòa nhập vẫn còn tồn tại và sự tự kỳ thị của chính gia đình trẻ khuyết tật vẫn còn, nhiều gia đình đã không cho con em mình đi học với những lý do khác nhau như điều kiện gia đình khó khăn, neo người không đưa đón hoặc sợ con mình đi học bị bạn bè trêu chọc… xuất phát từ những lý do này mà việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật còn chưa được thực hiện. Theo Báo cáo điều tra quốc gia về NKT(2016-2017), các rào cản và thách thức hạn chế trẻ em khuyết tật trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục hòa nhập vẫn còn tồn tại. Chẳng hạn, về cơ sở vật chất, trong 100 trường học chỉ có 3 trường có thiết kế phù hợp (2,9%), 8 trường có lối đi dành cho NKT (8,1%) và 10 trường có công trình vệ sinh phù hợp với trẻ khuyết tật (9,9%); có gần 3/4 số trường thiếu giáo viên giảng dạy học sinh khuyết tật (72,3%), cứ 7 giáo viên tiểu học và trung học cơ sở thì mới có 1 người được đào tạo để giảng dạy cho học sinh khuyết tật (14,1%). Không được tiếp cận giáo dục là rào cản chính đối với NKT tham gia toàn diện vào xã hội. Báo cáo cũng chỉ ra 50% NKT trong độ tuổi từ 15 đến 64 là người sống trong hộ nghèo đa chiều chưa từng đi học hoặc chưa từng hoàn thành bậc học tiểu học. Bên cạnh đó, NKT cũng đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các bậc học cao hơn, vì các trường học chưa bảo đảm tiếp cận và không có quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học bảo đảm tiếp cận cho NKT. Hậu quả đối với NKT do không tiến cận được dịch vụ giáo dục: - Làm tăng khoảng cách về cơ hội giữa NKT với người không khuyết tật, cơ hội về việc làm nếu không có tri thức, cơ hội về hôn nhân gia đình nếu không có sự độc lập… - NKT có suy nghĩ tiêu cực, thấp kém hơn so với người khác dẫn đến sự mặc cảm, tự ti… - NKT ít có cơ hội học tập ở trình độ cao hơn nên hạn chế các cơ hội khác trong cuộc sống. 5.2.3. Khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ dạy nghề và việc làm Trong số 8 triệu NKT thì có hơn 2 triệu người khuyết tật trong độ tuổi lao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2