intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công trình thu máy bơm trạm bơm (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Công trình thu máy bơm trạm bơm (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Những kiến thức về các loại công trình thu nước, máy bơm, và trạm bơm cấp thoát nước; các công trình thu nước, các loại máy bơm;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công trình thu máy bơm trạm bơm (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ – CTC1 GIÁO TRÌNH CÔNG TRÌNH THU MÁY BƠM TRẠM BƠM NGÀNH: CẤP THOÁT NƯỚC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:389 ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Công trình thu - Máy bơm – Trạm bơm” bao gồm những kiến thức về đặc điểm các nguồn nước, quy định về bảo vệ vệ sinh nguồn nước; điều kiện ứng dụng, cấu tạo, lựa chọn kích thước cho công trình thu nước; nguyên lý làm việc, cấu tạo của máy bơm ly tâm, xác định lưu lượng, cột áp của máy bơm (để chọn máy bơm); kết cấu và trang bị của tram bơm; quản lý, vận hành trạm bơm cấp nước, trạm bơm thoát nước cho công trình dân dụng cấp III và đô thị loại IV. Giáo trình do các giảng viên trong Bộ môn Cấp nước và Thoát nước, thuộc khoa Quản lý Xây dựng và đô thị, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lương Thị Phương Thảo 2. Lê Thị Minh Nga 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG I: CÔNG TRÌNH THU NƯỚC .............................................................. 9 I Công trình thu nước ngầm...…………………………………………………6 1. Phân loại công trình thu nước ngầm .............................................................. 9 2. Giếng khoan ................................................................................................. 10 3. Giếng khơi .................................................................................................. 18 4. Đường hầm ngang thu nước ........................................................................ 18 I.1.5. Công trình thu nước ngầm khác ............................................................ 20 II. Công trình thu nước mặt .................................................................................. 22 1. Phân loại.. ................................................................................................... 22 2. Công trình thu nước mặt ven bờ ................................................................. 23 3. Công trình thu nước xa bờ ........................................................................... 33 4. Một số công trình thu nước mặt khác .......................................................... 40 CHƯƠNG II : MÁY BƠM .................................... Error! Bookmark not defined. I Phân loại máy bơm............................................................................................. 42 II. Những thông số cơ bản của máy bơm ....................................................... 42 1. Lưu lượng ................................................................................................... 42 2. Cột áp .......................................................................................................... 42 3. Công suất .................................................................................................... 43 III Máy bơm ly tâm ............................................................................................... 44 1. Phân loại máy bơm .................................................................................. 44 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc làm việc của bơm ly tâm................................ 44 3. Những bộ phận chủ yếu của bơm ly tâm ..................................................... 45 4. Lưu lượng của máy bơm ly tâm ................................................................. 46 5. Chiều cao hút ............................................................................................... 47 6. Trang thiết bị của một tổ máy bơm ly tâm .................................................. 45 7. Cột áp của máy bơm ly tâm ......................... Error! Bookmark not defined. 8. Đường đặc tính của máy bơm ly tâm .......................................................... 47 9. Sự làm việc nối tiếp và song song của các bơm ly tâm ............................... 49 10. Các phương pháp điều chỉnh bơm ly tâm .................................................. 50 11. Các phương pháp mồi bơm ly tâm ............................................................ 51 12. Kết cấu một số máy bơm ly tâm ................................................................ 55 CHƯƠNG III : TRẠM BƠM ................................................................................ 60 I. Trạm bơm cấp nươc................................................................................ 60 1 Phân loại trạm bơm cấp nước. ..................................................................... 60 2. Lưu lượng, cột áp của trạm bơm cấp 1 và cấp 2. ........................................ 62 3. Bố trí máy bơm trong trạm bơm .................................................................. 65 4. Bố trí ống hút, ống đẩy, đường ống nội bộ trạm máy bơm ......................... 66 5. Đặc điểm kết cấu trạm bơm cấp nước ......................................................... 67 6. Đặc điểm quản lý trạm bơm cấp nước ......................................................... 68 II. Trạm bơm thoát nước ............................................................................. 73 1. Phân loại trạm bơm thoát nước. ............................................................... 73 4
  5. 2. Lưu lượng, cột áp của máy bơm .................................................................. 74 3. Bể thu, Bể xả sự cố. .................................................................................... 74 4. Bố trí máy bơm, ống hút, ống đẩy trong trạm máy bơm ............................. 76 5. Đặc điểm kết cấu trạm bơm thoát nước ....................................................... 78 6. Đặc điểm quản lý trạm bơm thoát nước ..................................................... 78 CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ TRONG TRẠM BƠM ................................................ 80 I. Thiết bị nâng cơ điện........................................................................................ 80 II. Thiết bị đo mực nước ....................................................................................... 82 III. Thiết bị đo lưu lượng ...................................................................................... 88 5
  6. GIÁO TRÌNH CÔNG TRÌNH THU- MÁY BƠM -TRẠM BƠM Tên môn học: Công trình thu- Máy bơm – Trạm bơm Mã môn học: MH12 Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được phân bố vào năm thứ hai. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Nhận biết những kiến thức về các loại công trình thu nước, máy bơm, và trạm bơm cấp thoát nước. + Trình bày được các công trình thu nước, các loại máy bơm - Về kỹ năng:  Biết cách áp dụng các công thu nước phù hợp  Vận dụng đúng các kiến thức về máy bơm và các trạm bơm cấp thoát nước - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Nhận thức được ý nghĩa của môn học đối với chuyên ngành.  Có thái độ làm việc khoa học, cẩn thận. 6
  7. CHƯƠNG 1: CÔNG TRÌNH THU NƯỚC 1.Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật, các cách lựa chọn công trình thu nước. 2. Nội dung chương: Mở đầu: Nguồn nước Nước là nhu cầu tất yếu của mọi sinh vật. Hàng ngày trung bình mọi người cần từ 3-10 lít đáp ứng cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Trong sinh hoạt nước cấp dùng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ăn uống, vệ sinh, hoạt động giải trí, hoạt động công cộng như cứu hỏa, phun nước, tưới đường…còn trong công nghiệp, nước cấp được dùng cho quá trình làm lạnh, sản xuất thực phẩm như đồ hộp, nước giải khát, rượu… Hầu như mọi ngành công nghiệp đều sử dụng nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không gì thay thế được trong sản xuất. Tùy thuộc vào mức độ phát triền công nghiệp và mức sinh hoạt cao thấp của mọi cộng đồng mà nhu cầu về nước cấp với số lượng và chất lượng khác nhau. Ngày nay với sự phát triển của công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số nguồn nước càng ngày bị ô nhiễm và cạn kiệt. … Vì thế con người cần phải biết cách xử lý các nguồn nước cấp đề đáp ứng cả về chất lượng lẫn số lượng cho sinh hoạt hằng ngày và sản xuất công nghiệp. Nguồn nước sử dụng cho các trạm xử lý nước cấp. + Lựa chọn nguồn nước - Chọn nguồn nước phải căn cứ theo tài liệu khảo sát với thời gian tối thiểu là 5 năm, dựa trên các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt, nước ngầm phục vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt. - Ưu tiên lựa chọn loại nguồn nước có chất lượng tốt, thuận lợi cho quá trình xử lý, giá thành xử lý nước nhỏ. - Khi trữ lượng của một nguồn nước không đủ thì được phép sử dụng nhiều nguồn nước cho một hệ thống cấp nước. - Nguồn nước được lựa chọn để khai thác phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước quản lý nguồn nước bao gồm:. + Nguồn nước mặt -Tồn tại trên mặt đất, bao gồm: • Nước sông : chủ yếu cho cấp nước. Giữa các mùa có sự chênh lệch nhau về mực nước, lưu lượng, SS, nhiệt độ. Hàm lượng muối nhỏ à rất thích hợp cho công nghiệp giấy, dệt, điện. SS cao và xử lý phức tạp. • Nước suối. • Nước hồ đầm Lưu lượng khai thác phải phù hợp với quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước; không làm thay đổi các đặc trưng thủy văn hoặc dòng chảy. - Nếu khai thác nước sông, suối thì vị trí khai thác phải nằm ở phía thượng lưu so với khu vực dùng nước. 7
  8. - Tài liệu thủy văn phải là tài liệu tích lũy nhiều năm (tối thiểu là 10 năm). - Chất lượng nước thô từ nguồn cung cấp phải đạt tiêu chuẩn nguồn nước loại A. - Nếu có nhiều loại nguồn nước mặt tương đương nhau, cần ưu tiên theo thứ tự: nước sông, nước hồ, nước suối hoặc tiến hành so sánh kinh tế - kỹ thuật. + Nguồn nước ngầm - Phải có đầy đủ tài liệu địa chất, địa chất thủy văn của khu vực khoan giếng, của toàn bộ vùng bổ cập và nguồn bổ cập; tài liệu về các mục đích sử dụng khác khi cùng khai thác nước ngầm trong một tầng chứa nước. - Nếu có nhiều tầng chứa nước thì phải ưu tiên lựa chọn tầng chứa nước có áp, chất lượng tốt, chiều dày lớn, trữ lượng lớn. - Lưu lượng khai thác không được vượt quá trữ lượng cho phép. Sơ đồ hình thành nước ngầm 1. Tầng ngậm nước không áp. 2. Tầng ngậm nước có áp. 3.Tầng ngậm nước có áp trung gian. 4. Giếng. 5. Sông Theo vị trí tồn tại so với mặt đất nước ngầm được chia ra: Nước ngầm mạch nông: nước không có áp, khoảng dao động mạch nước (2-4m) có thể dùng cho cấp nước. Nước ngầm ở độ sâu trung bình: thường là nước ngầm không có áp. Chất lượng tốt. Nước ngâm mạch sâu: giữa các tầng cản, nước có áp, lưu lượng, chất lượng ổng định và được sử dụng rộng rãi. Theo áp lực: Nước ngầm không có áp : độ sâu cạn, ở trên mặt tự do thì áp suất như nhau. Nước ngầm có áp : giữa hai tầng cản nước, áp lực ở các vị trí khác nhau sẽ khác nhau. * Ưu điểm -Nước ngầm là tài nguyên thường xuyên, ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu như hạn hán. -Chất lượng nước tương đối ổn định, ít bị biến động theo mùa như nước mặt. -Chủ động hơn trong vấn đề cấp nước cho các vùng hẻo lánh, dân cư thưa, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay bởi vì nước ngầm có thể khai thác với nhiều công suất khác nhau. -Để khai thác nước ngầm có thể sử dụng các thiềt bị điện như bơm ly tâm, máy nén khí, bơm nhúng chìm hoặc các thiết bị không cần điện như các loại bơm tay. Ngoài ra nước ngầm còn đươc khai thác tập trung tại các nhà máy nuớc ngầm, các xí nghiệp, hoặc khai 8
  9. thác phân tán tại các hộ dân cư. Đây là ưu điểm nổi bật của nước ngầm trong vấn đề cấp nước nông thôn. - Giá thành xử lý nước ngầm nhìn chung rẻ hơn so với nước mặt. * Nhược điểm - Một số nguồn nước ngầm ở tầng sâu được hình thành từ hàng trăm, hàng nghìn năm và ngày nay nhận được rất ít sự bổ cập từ nước mưa. Và tầng nước này nói chung không thể tái tạo hoặc khả năng tái tạo rất hạn chế. Do vậy trong tương lai cần phải tìm nguồn nước khác thay thế khi các tầng nước này bị cạn kiệt. -Việc khai thác nước ngầm với qui mô và nhịp điệu quá cao cũng sẽ làm cho hàm lượng muối trong nước tăng lên từ đó dẫn đến việc tăng chi phí cho việc xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng. - Khai thác nước ngầm với nhịp điệu cao sẽ làm cho mực nước ngầm hạ thấp xuống, một mặt làm cho quá trinh nhiễm mặn tăng lên, mặt khác làm cho nền đất bị võng xuống gây hư hại các công trình xây dựng-một trong các nguyên nhân gây hiện tượng lún sụt đất. - Khai thác nước ngầm một cách bừa bãi cũng dễ dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm. I.1. Công trình thu nước ngầm I.1.1. Phân lạo công trình thu nước ngầm - Giếng khoan ( hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh) - Giếng khơi - Đường hầm thu nước - Công trình thu nước mạch lộ thiên - Công trình thu nước thấm 9
  10. I.1.2. Giếng khoan 1. Phân loại giếng khoan. a. Giếng khoan : Các loại giếng khoan : a, Nước không có áp hoàn chỉnh. b, Nước không áp không hoàn chỉnh. c, Nước có áp hoàn chỉnh. d, Nước có áp không hoàn chỉnh. 2. Sơ đồ cấu tạo giếng khoan 1. Cửa giếng 2. Ống vách 3,6. Liên kết 4. Ống lọc 5. Ống lắng 10
  11. 3. Xác định kích thước ống lọc a. Ống lọc khoan lỗ • Ống gang, thép khoan lỗ • D= 10-25mm • Tỷ lệ S lọc = 25 -35% ống lọc b. Ống cắt khe • Ống thép • Khe hình chữnhật • Dài = 20-200mm • Rộng 2,5 – 15mm Ống lọc loại quấn dây: Là ống khoan lỗ hoặc cắt khe 11
  12. c. Chọn kiểu ống lọc: Tuỳ thuộc vào cấu tạo của tầng chứa nước: • Nham thạch cứng, ổn định, không đất cát : không cần sử dụng ống lọc. • Nham thạch nữa cứng, không ổ định, đá dăm cỡ 10- 50mm 50% – Ông khoan lỗ :10-25 mm – Ông khe dọc, a x b =150 x 10 (hoặc 250 x 15) – Ông khung xương( các thanh sắt đan vào nhau) 200 x 12 mm • Sỏi, đá dăm: ống khoan lỗ hoặc dây quấn, ống dọc có gờ nổi hoặc theo cửa sổ. • Cát thô cỡ hạt : ống khoan lổ… d. Xác định kích thước ống lọc: - Lưu lượng giếng : Q = p.D.L.v • Chiều dài thực tế Ltt = L – 2 (0.5-1m) • v luôn ở trạng thái chảy tầng : v= K.I Trong đó: – K: hệ số thấm – I: Gradien áp lực I Quan hệ I và K : I= 60 K-2/3 3 Vậy v = 60. √ 𝐾 – K lấy theo thực nghiệm phụ thuộc tầng chứa nước. • Cát trung :10-25 12
  13. • Cát thô :25-75 • Cát thô pha sỏi :50 – 100 • Sỏi pha cát thô :75-150 • Sỏi pha cát hạt lớn :100-200 • Cuội sỏi :200-300. e. Chèn sỏi ống lọc: - Bề dày lớp sỏi: 75 mm, yêu cầu : – K lớn – V chảy vào giếng nhỏ. – Bền với các hợp chất – Sỏi thạch anh. - Khi chọn sỏi cần : – Xác định cỡ hạt tầng chứa, chọn 70% cỡ hạt giữ lại trên sàng. Lấy cỡ hạt nhân với: » 4 : mịn, đồng nhất. » 5 : thô, không đồng nhất. » 6: thô, không đồng nhất nhiều. – Chọn ống lọc giữ lại được 90% sỏi chèn. f. Tổn thất mực nước qua ống lọc: Abramốp : 𝑄.𝑆 ΔS = a.√ (cm) 𝐾.𝑤 Trong đó: + Q: lưu lượng khai thác (m3/ngay) + S: độ hạ mực nước khi bơm (m) + a: hệ số phụ thuộc vào kích cỡ ống lọc. • a= 6-8 : ống khoan lỗ • a=15-20 : ống bọc lưới • a= 20-25 : ống bọc sỏi + w: diện tích xung quanh ống lọc + Quan hệ S và Q: • S = a Q + bQ2 • S = p Qm • Q= a + b lgS a, b, p, m, a, b : xác định nhờ thực nghiệm mỗi lần bơm giếng. 4. Tính toán giếng khoan. 13
  14. Sơ đồ tính toán giếng khoan Các bước cơ bản trong thiết kế giếng khoan: - Dựa vào tài liệu khoan thăm dò, tài liệu địa chất thủy văn thu thập các thông tin cơ bản và thông tin yêu cầu - Chọn tầng chứa nước, độ sâu khai thác. - Chọn kiểu ống lọc - Từ lưu lượng yêu cầu sẽ xác định số lượng hay qui mô giếng. - Xác định thông số hạng mục trong thiết kế giếng khoan. - Xác định lại khả năng cấp nước sau khi thi công xong. - Thiết kế phần cách ly và bảo vệ. a. Tính giếng khoan hoàn chỉnh: a1. Giếng khoan hoàn chỉnh thu nước không áp Trường hợp chuyển động ổn định Q=1,36xKxSx(2H-S)/lgR/r Q: Lưu lượng khai thác của giếng ( m3/ngày) K: Hệ số thẩm của tầng chứa ( m/ngày) S: Độ hạ mực nước trong giếng hoàn chỉnh (m) H: Độ sâu mực nước tĩnh đến đáy cách thủy của tầng chứa nước khi bơm (m) R: Bán kính ảnh hưởng xác định bằng khoảng cách từ tâm giếng tới rìa mặt ảnh hưởng (m) r: Bán kính ống lọc (m) 14
  15. a2. Giếng khoan hoàn chỉnh thu nước ngầm có áp: Q=2,73xKxmxS/lgR/r Q: Lưu lượng khai thác của giếng (m3/ngày) K: Hệ số thấm của tầng chứa nước (m/ngày) m: Chiều dày tầng chứa nước (m) S=H-h: Độ hạ mực nước trong giếng khi bơm (m) H: Độ sâu mực nước tĩnh tính đến đáy của tầng chứa (m) h: Độ sâu mực nước động trong giếng (m) R: Bán kính ảnh hưởng xác định bằng khoảng cách từ tâm giếng tới rìa mặt ảnh hưởng (m) r: Bán kính ống lọc (m) b. Giếng khoan không hoàn chỉnh Q=1,36xKxS(L+S/lgR/r+ L/lgR/r+ L/lg0,66L/r-lgL/R2) Q: Lưu lượng khai thác của giếng (m3/ngày) K: Hệ số thấm của tầng chứa nước (m/ngày) S: Độ hạ mức nước trong giếng khi bơm (m) L: Chiều dài công tác của ống lọc (m) R: Bán kính ảnh hưởng xác định bằng khoảng cách từ tâm giếng tới rìa mặt ảnh hưởng (m) r: Bán kính ống lọc (m) * Các sự cố thường gặp + Nghiêng giếng, sụt giếng Nguyên nhân: - Hút nước lớn quá mức làm rỗng tầng chứa nước - Cát trôi vào giếng nhiều gây rỗng tầng chứa - Ma sát giữa ống vách và đất đá kém + Nước giếng có nhiều cát: Nguyên nhân: 15
  16. - Lọc làm việc kém - Hút nước quá mức + Chất lượng nước xấu đi: Nguyên nhân: - Nguồn bổ cập không đầy đủ - Tầng chứa nước bị nhiễm khuẩn - Ống vách bị thủng hoặc nứt vỡ - Do ngập lụt hoặc nguyên nhân khác 1. Thi c«ng, qu¶n lý giÕng khoan. a/ Phạm vi áp dụng: - Được sử dụng khai thác nước dưới nước ngầm sâu; - Áp dụng cho gia đình, trường học, chợ.....những nơi có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm; - Chọn đội thợ có kinh nghiệm khoan, am hiểu địa chất tại nơi khoan b/ Giải pháp khoan giếng: - Chọn phương pháp khoan + Chọn khoan dùng dung dịch đất sét, đất bùn hoặc dùng ống chống để khoan. - Cấu thành giếng khoan + Miệng giếng: Thường kết hợp vị trí đặt máy bơm; + Thân giếng (gọi là ống vách): Được cấu tạo bằng ống thép hay ống nhựa (nhựa PVC) có nhiệm vị chống nước bị nhiễm bẩn và chống sạt lở giếng. Chiều dài ống vách tùy thuộc vào độ sâu của giếng khoan + Bộ phận thu nước (ống lọc nước): Được nối với ống vách có và được ngăn bằng lưới để thu nước, được bố trí tại tầng trữ nước vào giếng. Chiều dài bộ phận tùy thuộc vào chiều dài của tầng trữ nước và lưu lượng khai thác. + Ống lắng: Được bố trí dưới ống lọc nước, có nhiệm vụ thu cát và cặn bẩn. Chiều dài từ 1-1,5m. - Khoan và lắp đặt giếng: + Bước 1: Khoan lỗ giếng i/ Khi khoan thì phải lựa chọn điều kiện địa chất thủy văn tại lỗ khoan, dự kiến chiều sâu, đường kính khoan và lựa chọn phương pháp khoan. Chú ý giếng cần cách nguồn nước ô nhiễm tối thiểu 10m. ii/ Sau khi khoan xong mà không thể lấy nước từ giếng thì phải lấp giếng từ cát, đất lấy từ giếng lên hoặc lấy đất sét, bùn ruộng để tránh nước bị nhiễm bẩn từ nguồn nước mặt hoặc từ nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. + Bước 2: Sau khi khoan xong thì dừng lại để lắp ống giếng: Sau khi hoàn thành 01 cái giếng ta phải cách ly giếng đó với nguồn nước mặt hoặc nước ngầm ô nhiễm bằng cách đóng hoặc chèn xung quanh miệng giếng lớp đất sét có độ sâu tối thiểu 3m, độ rộng 0,5m xung quanh miệng giếng. + Bước 3: Bơm xúc rửa giếng Bơm càng nhiều lần đến khi giếng đạt: nước trong, không màu, không mùi vị lạ mới đưa vào sử dụng. Nếu nước nhiềm sắt (nước phèn) thì ta phải tiến hành dùng bể lọc 16
  17. phèn đến khi đạt yêu cầu mới đưa vào sử dụng. c/ Quản lý vận hành sử dụng giếng khoan - Giếng khoan sử dụng bơm tay hoặc sử dụng bơm điện để lấy nước (hiện nay chủ yếu vẫn sử dụng máy bơm điện); - Sân giếng được lát xi măng có ống thoát nước thải ra chỗ cách giếng tối thiểu 10m; - Miệng giếng cao cách nền giếng tối thiểu 0,3m để tránh nước sinh hoạt thải tràn vào giếng, nếu lắp bơm điện thì phải có nắp đậy; - Khi lắp máy bơm phải có dây tiếp đất tránh điện rò gỉ, máy bơm phải có chỗ che đậy tránh nắng mưa; - Vào mùa khô hạn máy bơm thông thường không thể hút nước thì phải dùng máy bơm hút nước sâu để bơm nước; - Khi bơm nước mà nguồn nước giếng không cấp kịp thời thì phải bơm chia làm nhiều lần để nguồn nước phục hồi, hoặc dùng van điều chỉnh lưu lượng lắp ở vòi nước điều chỉnh sao cho phù hợp lượng nước khai thác đến khi nước chảy ổn định. - Khi có lũ phải tháo máy bơm vào nơi bảo quản, thu hồi đường dây điện, bịt miệng giếng. Nếu giếng để ngập lũ, sau khi lũ tan phải bơm xục rửa giếng ít nhất 4h đến khi nước không màu, không mùi vị là thì mới sử dụng. - Nên xét nghiệm về vệ sinh, về khoáng trước khi sử dụng; - Luôn giữ gìn vệ sinh sach sẽ khu vực giếng; - Trong trường hợp không dùng giếng thì phải tiến hành bịt miệng giếng hoặc tiến hành lấp giếng bằng đất sét, bùn tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Lập hồ sơ gồm: *.Các thông số, đại lượng đặc trưng trong giếng khoan: - Lưu lượng riêng. - Lưu lượng khai thác - Mực nước động. Mực nước tĩnh. Độ hạ sâu mực nước. Độ hạ mực nước giới hạn. - Hệ số thấm tầng chứa nước - Bán kính ảnh hưởng -Tầng có áp. Tầng không áp. Tầng cản trở. Tầng chứa nước *. Các cấu tạo đặc trưng cần quan tâm trong giếng khoan: - Gia cố và kết cấu công trình thu. - Hố hay giếng tập trung nước. - Ống vách, ống chống, ống lắng, ống lọc. - Miệng giếng và bảo bệ công trình trên mặt đất. - Loại máy bơm sử dụng. - An toàn điện khi lắp bơm chìm trong nước *. Quản lý công trình thu nước dưới đất. -Tài liệu quản lý: tài liệu địa chất thủy văn - Hồ sơ nhiệm thu giai đoạn thi công - Hồ sơ bơm thử nghiệm, bơm thí nghiệm - Hồ sơ hoàn công - Hồ sơ hướng dẫn vận hành và nhật ký vận hành 17
  18. - Số liệu thống kê về lưu lượng, giá trị đặc trưng của công trình thu, thành phần chất lượng, điện năng. - Chu kỳ tẩy rửa công trình thu - Giám sát độ sụt cao trình trong khu vực khai thác I.1.3. Giếng khơi Giếng khơi là công trình thu nước ngầm mạch nông, có đường kính từ 0,8 – 2 m. sâu từ 3 – 20 m. Phụ vụ cho cấp nước gia định hoặc một đối tượng dùng nước nhỏ. Khi cần lưu lượng nước lớn có thể xây dựng nhiều giếng nhỏ rồi tập trung vào giếng tập trung đượ nối bằng các ống xi phông, hoặc đường kính lớn với các ống nan quạt đục lỗ đặt trong lớp đất chứa nước để tập trung nước vào giếng. Nước chảy vào giếng có thể từ đáy hoặc từ thành bên qua các khe hở từ tành hoặc quá các ống bể tong xốp dùng làm thành giếng. thành giếng có thể làm bắng gạch, bê tong rỉ, đá hộc , đá dăm, ống sành... có chiều cao từ 0,5 – 1 m rồi đánh tụ từng khẩu một xuống giếng cho nhanh chóng và anh toàn. Các khẩu giếng được nối với nhau bắng vữa xi măng. Để tránh nước mưa chảy trên mặt kéo theo chất bẩn chui vào giếng thì phải lát nền và xây bờ xung quanh từ mặt đất xuống dưới 1,2 m. Nên bố trí giếng gần nhà và cách truồng xúc vật nuôi từ 7 – 10m. I.1.4. Đường hầm ngang thu nước Sơ đồ cấu tạo công trình thu nước kiểu đường hầm 1.Đường hầm thu nước ; 2.Lớp đất chứa nước. ; 3.Giếng tập trung ; 4.Mực nước tĩnh trong tầng chứa nước ; 5.Mực nước trong giếng tập trung. Đó là công trình thu nước ngầm mạch nông với công suất lớn từ vàu chục đến vài trăm mét khối ngày. 18
  19. Nó gồm một hệ thống ống đặt nằm ngang trong lớp chứa nước có độ dốc để tự chảy về giếng tập trung. Trên đường ống cứ 25 – 50 m thì đặt 1 giếng thăm để kiểm tra giếng chảy và thu cặn trong ống, Ống thu nước thường được chế tạo bằng sành hoặc bằng ống BTCT có đục lỗ có d = 8mm hoặc cắt khe từ 10 -100mm. Ngoài ra có thể xếp đá dăm, đá tảng thành hành lang cấp nước xung quanh có bọc đá dăm sỏi cuội để tránh cát chui vào. 19
  20. I.1.5. Công trình thu nước ngầm khác ( Tham khảo) a. Công trình thu nước ngầm lộ thiên Công trình thu nước ngầm lộ thiên Mạch phun nước lên. 2. Mạch nước chảy xuống. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2