intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Đồ án lập dự toán xây dựng (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Đồ án lập dự toán xây dựng (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Quy cách của các công tác xây dựng; trình tự lập dự toán xây dựng; nội dung các mẫu bảng biểu trong hồ sơ lập dự toán;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Đồ án lập dự toán xây dựng (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐỒ ÁN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1) Hà Nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình ĐỒ ÁN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Cao đẳng ngành Quản lý xây dựng- chuyên ngành Kinh tế xây dựng Cao đẳng Xây dựng số 1. ĐỒ ÁN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG là mô đun chuyên môn theo vị trí việc làm 1 nhằm tổng hợp những kiến thức kỹ năng các môn học chung: Đọc bản vẽ, lập dự toán, Dự toán máy và là một lần tổng hợp lại kiến thức hiểu rõ quy cách các công tác và vận dụng với công trình cụ thể, tính toán các công tác áp dụng đơn giá, định mức cho các công tác, sử dụng phần mền để lập dự toán công trình cụ thể. Giáo trình ĐỒ ÁN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG do bộ môn Định giá dự toán biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học ĐỒ ÁN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG, tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành về phương pháp đo bóc khối lượng xây dựng công trình do Bộ Xây dựng quy định, các văn bản thông tư hiện hành khi lập dự toán. Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung tổng quát như sau: Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý TH,TN, Kiểm TT số thuyết TL,BT tra 1. Buổi 1: Giao số liệu và nghiên cứu bản vẽ 5 5 Buổi 2: Tính toán đo bóc khối lượng phần 2. 5 5 móng Buổi 3: Tính toán đo bóc khối lượng phần 3. 5 5 thân
  3. Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý TH,TN, Kiểm TT số thuyết TL,BT tra Buổi 4: Tính toán đo bóc khối lượng phần hoàn 4. thiện 5 5 5. Buổi 5: Thông qua và đánh giá kết quả lần 1 5 4 1 Buổi 6: Tính toán đo bóc phần điện trong nhà và 6. 5 5 chống sét 7. Buổi 7: Tính toán đo bóc phần nước trong nhà 5 5 8. Buổi 8: Lập dự toán chi phí xây dựng 5 5 9. Buổi 9: Thông qua và đánh giá kết quả lần 2 5 4 1 Cộng 45 43 2 Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Định giá dự toán của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp. Trân trọng cảm ơn! Tham gia biên soạn Chủ biên: ThS. Tô Thị Lan Phương
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 Buổi 1 Giao số liệu và nghiên cứ bản vẽ 2 1.1 Giao số liệu 2 1.1.1 Giao phiếu thông qua 3 1.1.2 Giao số liệu và mã số 3 1.2 Nghiên cứu bản vẽ 3 1.2.1 Hướng dẫn sơ bộ cách thức và đưa ra tiến độ thực hiện 3 1.2.2 Gợi ý một số đầu mục công tác xây dựng chính 4 Buổi 2 Tính toán, đo bóc phần móng 7 2.1 Liệt kê các công tác đo bóc phần móng 7 2.2. Đo bóc khối lượng các công tác phần móng 8 2.3 Lập dự toán khói lượng công tác xây dựng phần móng 11 Buổi 3 Tính toán, đo bóc phần thân 14 3.1 Điều chỉnh lại nội dung đã thực hiện tại buổi 2 14 3.2 Đo bóc khối lượng các công tác phần thân 15 3.3 Lập dự toán khói lượng công tác xây dựng phần thân 19 Buổi 4 Tính toán, đo bóc phần hoàn thiện 20 4.1 Điều chỉnh lại nội dung đã thực hiện tại buổi 3 20 4.2 Đo bóc khối lượng các công tác phần hoàn thiện 21 4.3 Lập dự toán khói lượng công tác xây dựng phần hoàn thiện 25 Bài 5 Thông qua đánh giá kết quả lần 1 27 5.1 Điều chỉnh hồ sơ đo bóc khối lượng phần móng, phần thân, phần 27 hoàn thiện 5.2 Nhận xét đánh giá vào phiếu thông qua 27 Bài 6 Tính toán, đo bóc phần điện trong nhà và chống sét 28 6.1 Liệt kê các công việc phần điện trong nhà và chống sét 28 6.2 Đo bóc khối lượng các công tác phần điện trong nhà và chống sét 29 6.3 Lập dự toán khói lượng công tác xây dựng phần điện trong nhà và 30 chống sét Bài 7 Tính toán, đo bóc phần nước trong nhà 32 7.1 Điều chỉnh lại nội dung đã thực hiện tại buổi 6 32 7.2 Đo bóc khối lượng các công tác phần hoàn thiện 32 7.3 Lập dự toán khói lượng công tác xây dựng phần hoàn thiện 33
  5. Bài 8 Lập dự toán chi phí xây dựng 35 8.1 Điều chỉnh lại nội dung đã thực hiện tại buổi 7 35 8.2 Khai báo chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí xây 35 dựng công trình Bài 9 Thông qua đánh giá kết quả lần 1 38 9.1 Điều chỉnh hồ sơ đo bóc khối lượng phần còn lại 38 9.2 Nhận xét đánh giá vào phiếu thông qua 38
  6. GIÁO TRÌNH ĐỒ ÁN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG Tên môn học: ĐỒ ÁN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG Mã môn học: MH 26.1 Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 4 + Môn học tiên quyết: Dự toán máy (MH19). - Tính chất: là mô đun chuyên môn theo nhóm vị trí việc làm 1 (cán bộ dự toán dự án) Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được quy cách của các công tác xây dựng; + Trình bày được trình tự lập dự toán xây dựng; + Hiểu rõ nột dung các mẫu bảng biểu trong hồ sơ lập dự toán. - Kỹ năng: + Đo bóc, tính toán đầy đủ khối lượng công tác xây dựng; + Áp mã định mức, đơn giá chính xác; + Sử dụng phần mềm lập dự toán thành thạo. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, trung thực, tinh thần trách nhiệm cao, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá dự án,hiểu biết pháp luật và chấp hành đúng quy định của pháp luật hiện hành khi thực hiện công tác chuyên môn. Nội dung của môn học:
  7. BUỔI 1: GIAO SỐ LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU BẢN VẼ Mục tiêu: - Nhận biết số liệu và hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công xây dựng công trình; - Hiểu được cách thức và tiến độ thực hiện Nhiệm vụ giảng viên: - Giao số liệu theo danh sách - Cung cấp phiếu thông bài, phiếu làm bài - Giảng giải, hướng dẫn sinh viên trong quá trình làm - Kiểm tra và giải đáp thắc mắc bài làm của sinh viên - Nhận xét sau mỗi buổi học Sinh viên: - Nhận đề: Phiếu giao đề, Phiếu làm bài, bản vẽ - Ghi các thông số đầy đủ vào phiếu ra đề - Thực hiện đầy đủ yêu cầu của giảng viên trong buổi học - Hoàn thành nhiệm vụ sau mỗi buổi học và đưa giáo viên kiểm ra, ký xác nhận Nội dung chính: 1.1. Giao số liệu Công cụ: - Bản vẽ trong ngân hàng Đề môn ĐADT - Phiếu giao nhiệm vụ (giáo viên ký và đánh giá qua từng buổi học) - Phiếu làm bài (Sinh viên sử dụng trong quá trình làm bài) Nhiệm vụ giảng viên - Cung cấp bản vẽ - Giao số liệu theo danh sách - Cung cấp phiếu thông bài, phiếu làm bài - Hướng dẫn điền phiếu Nhiệm vụ sinh viên: - Lên lớp đúng giờ giấc - Nhận đề: Phiếu giao đề, Phiếu làm bài, bản vẽ - Ghi các thông số đầy đủ vào phiếu ra đề
  8. 1.1.1. Giao phiếu thông qua - Phiếu thông bài được làm theo mẫu của bộ môn (Phụ lục -01) - Sinh viên nhận phiếu điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu: + Họ tên + MSSV + Lớp - Mẫu phiếu bảng tính toán, bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng (Phụ lục-02): Biểu mẫu này thống nhất sinh viên dùng điền kết quả tính toán trong quá trình làm bài (sinh viên có thể làm máy sử dụng phần mền excel hoặc viết tay điền trực tiếp vào biểu mẫu) 1.1.2. Giao số liệu và mã số - Mối sinh viên được giao 01 mã đề khác nhau trong mã đề thể hiện + Tên công trình + Giới hạn trục (nếu có) - Khi có mã đề sinh viên phải điền vào Phiếu thông bài và giảng viên xác nhận vào phiếu thông bài 1.2. Nghiên cứu bản vẽ Nhiệm vụ giảng viên - Giảng giải, hướng dẫn sinh viên trong quá trình làm - Kiểm tra và giải đáp thắc mắc bài làm của sinh viên - Nhận xét sau mỗi buổi học Nhiệm vụ sinh viên - Thực hiện đầy đủ yêu cầu của giảng viên trong buổi học - Hoàn thành nhiệm vụ sau mỗi buổi học và đưa giáo viên kiểm ra 1.2.1. Hướng dẫn sơ bộ về cách thức và đưa ra tiến độ thực hiện - Tài liệu tham khảo về đọc bản vẽ: + Thông tư số 13/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình + Giáo trình dự toán xây dựng + Định mức dự toán xây dựng để tra quy cách công tác - Bộ bản vẽ công trình xây dựng: theo đề từng bạn - Nhắc lại phần mền sử dụng để lập dự toán
  9. - Thống nhất tiến độ môn học 1.2.2. Gợi ý một số đầu mục công tác xây dựng chính - Gia cố nền móng + Gia cố đệm cát + Gia cố cọc tre + Gia cố cọc bê tông (bê tông, cốt thép, ván khuôn cọc, đóng/ép cọc, nối cọc, đập bê tông đầu cọc) - Phần ngầm + Công tác cọc: đệm cát, cọc tre, cọc bê tông,... + Đào đất công trình + Bê tông lót móng + Cốt thép móng + Ván khuôn móng + Đổ bê tông móng + Xây móng + Bê tông giằng móng + Cốt thép giằng móng + Ván khuôn giằng móng + Lấp đất công trình + Vận chuyển đất thừa đổ đi + Ngoài ra còn có: bể nước ngầm, bể tự hoại, tầng hầm…. - Phần thân + Công tác cột (bê tông, cốt thép, ván khuôn) + Công tác dầm (bê tông, cốt thép, ván khuôn) + Công tác sàn (bê tông, cốt thép, ván khuôn) + Công tác thang (bê tông, cốt thép, ván khuôn) + Công tác lanh tô (bê tông, cốt thép, ván khuôn) + Công tác xây tường + Xây cột + Xây sê nô + Xây bậc cầu thang, bậc tam cấp - Phần mái + Mái bằng
  10. Xây tường chắn mái Chống nóng Bể nước mái Tum thang + Mái dốc Kết cấu mái: vì kèo, xà gồ,... Xây tường thu hồi Làm trần Lợp mái Sơn kết cấu mái - Phần hoàn thiện + Cửa, vách ngăn + Trát: trong, ngoài. + Lát + Láng + Ốp + Sơn + Vôi + Bả ma tít + Lan can tay vịn cầu thang - Phần xây dựng khác + Hè rãnh ngoài nhà + Sân vườn, cảnh quan - Phần hệ thống kỹ thuật + Hệ thống điện + Hệ thống chống sét + Hệ thống nước và thiết bị vệ sinh Sinh viên đưa ra danh mục công việc cần tính toán phù hợp với bản vẽ công trình được giao với đầy đủ quy cách của công tác Thống nhất về cách thực hiện tại các buổi
  11. Giải đáp thắc mắc, bổ sung chi tiết Đưa ra thắc mắc về bản vẽ nếu cần thiết để làm rõ bản vẽ Kiểm tra phương án tính toán, nếu Tiếp nhận và đưa ra phương chưa đạt hướng dẫn sinh viên pháp đo bóc phương án phù hợp hơn Thực hiện Kiểm tra Giảng viên kiểm tra lại danh mục công việc và đưa ra đánh giá nhận xét Yêu cầu về đánh giá Sinh viên cần đạt được yêu cầu sau buổi học: + Hiểu rõ công trình được giao + Hoàn thành được danh mục công việc cần đo bóc thuộc công trình được giao + Xác định các công việc cho buổi sau Giáo viên: + Kiểm tra đánh giáo khối lượng công việc sinh viên đã thực hiện và ghi vào phiếu nhận xét + Giới hạn đầu việc trong danh mục công việc cho sinh viên Giao công việc cho buổi sau Sinh viên cần: + Hoàn thiện danh mục công việc sau khi được giáo viên kiểm tra Sản phẩm: Bản excel theo mẫu giảng viên cung cấp + Nghiên cứu bản vẽ phần móng và tính toán khối lượng phần móng
  12. BUỔI 2: TÍNH TOÁN VÀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG PHẦN MÓNG Mục tiêu: - Xác định được các công tác đo bóc phần móng - Xác định được khối lượng các công tác xây dựng phần móng; - Lập dự toán khối lượng các công tác xây dựng phần móng Nhiệm vụ giảng viên: - Kiểm tra nội dung công việc sinh viên đã thực hiện tại buổi 1 - Hướng dẫn, giải đáp sinh viên về nhiệm vụ tính toán, đo bóc khối lượng phần móng - Nhận xét sau mỗi buổi học Sinh viên: - Hỏi đáp các vướng mắc về bản vẽ phần móng - Thực hiện đầy đủ yêu cầu của giảng viên trong buổi học - Hoàn thành nhiệm đo bóc khối lượng phần móng - Lập dự toán hạng mục phần móng Nội dung chính: 2.1. Liệt kê các công tác đo bóc phần móng - Thông các công việc thuộc phần móng với đầy đủ quy cách phù hợp với công trình được giao - Ví dụ: + Công tác cọc: đệm cát, cọc tre, cọc bê tông,... + Đào đất công trình + Bê tông lót móng + Cốt thép móng + Ván khuôn móng + Đổ bê tông móng + Xây móng + Bê tông giằng móng + Cốt thép giằng móng + Ván khuôn giằng móng + Lấp đất công trình + Vận chuyển đất thừa đổ đi + Ngoài ra còn có: bể nước ngầm, bể tự hoại, tầng hầm….
  13. 2.2. Đo bóc khối lượng công tác phần móng 2.2.1. Tính khối lượng công tác phần cọc (nếu có) - Một số điểm cần chú ý + Khối lượng cọc phải được đo bóc, phân loại theo loại vật liệu chế tạo cọc (cọc tre, cọc gỗ, bê tông cốt thép, thép,…), kích thước cọc (chiều dài mỗi cọc, đường kính, tiết diện...), biện pháp thi công (đóng, ép,…) cọc, độ sâu cọc, cấp đất đá, điều kiện thi công (trên cạn, dưới nước, môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn) và biện pháp thi công (thủ công, thi công bằng máy). + Độ sâu cọc được đo dọc theo trục của cọc từ điểm bắt đầu tiếp xúc với mặt đất tới cao độ mũi cọc. + Các thông tin liên quan đến các yêu cầu cần thiết khi đóng cọc, nối cọc, phá dỡ đầu cọc cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng. - Xác định khối lượng công tác và các bản vẽ tham chiếu có liên quan Công việc Bản vẽ tham chiếu Bê tông cọc, ván khuôn Mặt bằng định vị cọc-> số lượng cọc cọc Chi tiết cọc-> Khối lượng bê tông Cốt thép cọc Bản vẽ thống kê cốt thép cọc Đóng/ép cọc Xem bản vẽ tổ hợp cọc-> chiều sâu đóng cọc Trụ địa chất -> lớp đất đóng/ ép cọc Mối nối cọc Bản vẽ tổ hợp cọc/ chi tiết cọc Đập bê tông đầu cọc Chi tiết cọc có trụ địa chất Vận chuyển bê tông cọc Xác định khoảng cách vận chuyển ( giả định/ tra vị trí vận chuyển) 2.2.2. Tính khối lượng công tác đất (nếu có) - Khi tính khối lượng công tác đào đắp cần chú ý + Khối lượng đào phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, cấp đất, đá, độ sâu đào, bề rộng của hố đào, điều kiện thi công, biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới).
  14. + Khối lượng đắp phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, theo loại vật liệu đắp (đất, đá, cát...), cấp đất đá, độ dày của lớp vật liệu đắp, độ chặt yêu cầu khi đắp, điều kiện thi công, biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới). + Khối lượng công tác đào, đắp được tính theo kích thước trong bản vẽ thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, không tính thêm độ nở rời, co ngót hoặc hao hụt. + Trường hợp đào đất để đắp thì khối lượng đất đào bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp. Trường hợp mua đất rời để đắp thì khối lượng đất rời dùng để đắp được xác định căn cứ vào khối lượng đất đo tại nơi đắp nhân với hệ số tơi xốp của đất (bằng khối lượng thể tích khô của đất theo yêu cầu thiết kế chia cho khối lượng thể tích khô xốp ngoài hiện trường). + Khối lượng đào, đắp khi đo bóc không bao gồm khối lượng các công trình ngầm chiếm chỗ (đường ống kỹ thuật, cống thoát nước...). Trong khối lượng đào không tính riêng khối lượng các loại đất/đá mà khác với cấp đất/đá đang thực hiện đo bóc nếu khối lượng đó nhỏ hơn 1m3. + Việc tận dụng vật liệu sau khi đào (tận dụng hết, tận dụng bao nhiêu %… nếu có), phương án vận chuyển vật liệu đào ra khỏi công trình cần được ghi cụ thể trong phần mô tả của khoản mục công việc trong Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng. - Xác định khối lượng công tác và các bản vẽ tham chiếu có liên quan Công việc Bản vẽ tham chiếu Khối Bản vẽ mặt bằng kết cấu móng lượng Bản vẽ chi tiết kết cấu móng Đào đất Bản vẽ biện pháp thi công đào đất (nếu có) Loại đất Bản vẽ trụ địa chất-> xác định lớp đất đặt móng Xem công trình lân cận Lấp đất Khối lượng đào- thể tích công trình chiếm chỗ Kiểm tra đất có tận dụng để đắp các hạng mục liên Vận chuyển đất đổ quan không đi Xác định cư ly vận chuyển, vị trí công trìn để lựa chọn phương tiện vận chuyển 2.2.3. Tính khối lượng công tác bê tông, cốt thép, ván khuôn móng - Khi tính khối lượng công tác bê tông chú ý
  15. + Xác định phương thức sản xuất bê tông (bê tông trộn tại chỗ, bê tông thương phẩm), theo loại bê tông sử dụng (bê tông đá dăm, bê tông át phan, bê tông chịu nhiệt, bê tông bền sunfat...), kích thước vật liệu (đá, sỏi, cát...), mác xi măng, mác vữa bê tông, theo điều kiện thi công và biện pháp thi công bê tông + Mác bê tông: ghi chú bản vẽ kết cấu móng hoặc bản vẽ ghi chú chung + Khối lượng bê tông không trừ thể tích cốt thép có hàm lượng < 2% so với thể tích cấu kiện bê tông, dây buộc, bản mã - Xác định khối lượng công tác và các bản vẽ tham chiếu có liên quan Công việc Bản vẽ tham chiếu Khối lượng Bản vẽ mặt bằng kết cấu móng Bê tông Bản vẽ chi tiết kết cấu móng móng Chiều rộng Xem chi tiết kết cấu móng (xác định chiều rộng đài móng móng, giằng móng, móng băng…) Mác bê Ghi chú bản vẽ kết cấu móng tông Bản vẽ ghi chú chung phần kết cấu Ván khuôn móng Bản vẽ mặt bằng kết cấu móng Bản vẽ chi tiết kết cấu móng Cốt thép Bản vẽ thống kê cốt thép móng Móng cột Bản vẽ mặt bằng cổ cột/Bản vẽ MB kết cấu móng Bê tông Bản vẽ chi tiết kết cấu móng có phần cổ cột/ bản vẽ cổ cột chi tiết cổ cột Móng băng Bản vẽ mặt bằng cổ cột/Bản vẽ MB kết cấu móng Bản vẽ chi tiết cổ cột Tiết diện Chi tiết mặt cắt cổ cột cột Ván khuôn cột Bản vẽ chi tiết cổ cột Bản vẽ chi tiết kết cấu móng có phần cổ cột Cốt thép cổ cột Bản vẽ thống kê cốt thép cổ cột Bản vẽ thống kê cốt thép móng Xây Vật liệu Xem ghi chú xác định loại gạch/ đá, mác vữa xây móng/ Chiều dày Chi tiết tường xây tường Khối lượng Mặt bằng xây tường móng/ MB móng gạch móng Chi tiết tường móng/ Chi tiết móng gạch Giằng Bê tông Mặt bằng giằng tường móng
  16. tường Chi tiết tường móng móng Cốt thép Thống kê cốt thép giằng tường móng 2.2.4. Tính khối lượng công tác xây móng/ giằng tường móng - Xác định khối lượng công tác và các bản vẽ tham chiếu có liên quan Công việc Bản vẽ tham chiếu Xây Vật liệu Xem ghi chú xác định loại gạch/ đá, mác vữa xây móng Chiều dày Chi tiết móng gạch Khối lượng Mặt bằng móng gạc Chi tiết móng gạch Xây Vật liệu Xem ghi chú xác định loại gạch/ đá, mác vữa xây tường Chiều dày Chi tiết tường móng móng Khối lượng Mặt bằng xây tường móng Chi tiết tường móng 2.3. Lập dự toán khối lượng các công tác xây dựng phần móng - Các văn bản thông tư cần thiết có liên quan khi lập dự toán + Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 QH khóa XIII ngày 18/6/2014 + Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 QH khóa XIV ngày 17/6/2020 + Luật đầu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của kỳ họp Quốc hội khoá XIII + Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu được Chính phủ ban hành ngày 26/06/2014 + Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 : Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. + Thông tư số 34/2020/TT-BTC ngày 05/05/2020 Bộ tài chính quy định mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng; + Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; + Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/08/021 : Hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng- Thông tư 13/2021/TT-BXD ngày 31/08/021 : hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình;
  17. + Định mức xây dựng công trình theo thông tư số 12/2021/TT-BXD ban hành ngày 31/08/2021 + Thông tư 13/2021/TT-BXD ngày 31/08/021 : hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình; + Quyết định ……. công bố đơn giá nhân công xây dựng trên địa bàn tỉnh công trình đang thực hiện (nếu có) + Quyết định số …. về việc công bố bảng giá ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn tỉnh (nếu có) + Công bố giá vật liệu xây dựng số …… của liên sở Xây dựng - Tài chính ra ngày ….. trên địa bàn tỉnh/ thành phố; + Căn cứ vào công bố giá xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) + Căn cứ giá bán của các cửa hàng đại lý tại thời điểm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. - Lựa chọn phần mền lập dự toán: + Phần dự toán G8 + Phần dự toán F1 + Phần mền dự toán GXD + Phần mền dự toán eta - Thiết lập các thông số + Lựa chọn tỉnh/ thành phố + Chọn đơn giá, định mức + Thiết lập các thông số (Hệ số định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, Chi phí lán trại, nhà tạm để ở và điều hành thi công,… xác định theo thông tư 12/2021/TT-BXD) - Nhập đơn giá và khối lượng tương ứng đã đo bóc - Nhập giá vật liệu: theo thông báo giá hoặc giá thị trường - Nhân công, máy: Lựa chọn phương án tính chi phí nhân công và máy (nhớ nhập giá nhiên liệu) - Lựa chọn phương án tính chi phí xây dựng hạng mục + Theo giá tổng hợp + Theo vật liệu + Theo công trình - Hoàn thiên bảng dự toán chi phí xây dựng
  18. Yêu cầu về đánh giá Sinh viên cần đạt được yêu cầu sau buổi học: + Tính toán, đo bóc khối lượng xây dựng phần móng + Hoàn thiện bảng Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng Giáo viên: + Kiểm tra đánh giáo khối lượng công việc sinh viên đã thực hiện phần đo bóc có khớp với danh mục công việc đã được thông qua + Sửa lỗi sinh viên còn vướng mắc + Đánh giá nhận xét vào phiếu giao việc Giao công việc cho buổi sau Sinh viên cần: + Hoàn thiện khối lượng công việc phần móng và in ra + Nghiên cứu bản vẽ phần thân và tính toán khối lượng phần thân
  19. BUỔI 3 : TÍNH TOÁN VÀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG PHẦN THÂN Mục tiêu: - Hoàn thiện kết quả các nội dung đã thực hiện tại buổi 2; - Xác định được khối lượng các công tác xây dựng phần thân - Lập dự toán khối lượng các công tác xây dựng phần thân Nhiệm vụ giảng viên: - Kiểm tra nội dung công việc sinh viên đã thực hiện tại buổi 2 - Hướng dẫn, giải đáp sinh viên về nhiệm vụ tính toán, đo bóc khối lượng phần thân - Nhận xét sau mỗi buổi học Sinh viên: - Hỏi đáp các vướng mắc về bản vẽ phần thân - Thực hiện đầy đủ yêu cầu của giảng viên trong buổi học - Hoàn thành nhiệm đo bóc khối lượng phần thân - Lập dự toán hạng mục phần thân Nội dung chính: 3.1. Điều chỉnh lại nội dung các công tác đã thực hiện tại buổi 2 - Kiểm tra nội dung buổi 2 về phần móng + Khối lượng đo bóc theo danh mục được thông qua theo của từng sinh viên + Giải đáp thắc mắc + Thông qua khối lượng buổi 2 - Kiểm tra nội dung chuẩn bị buổi 3 - Các bản vẽ sinh viên chuẩn bị + Bản vẽ mặt bằng định vị cột + Bản vẽ chi tiết cột + Bản vẽ mặt bằng kết cấu dầm sàn + Chi tiết dầm + Mặt bằng bố trí thép sàn + Bản vẽ mặt bằng bố trí lanh tô, chi tiết lanh tô + Bản vẽ kết cấu tháng vẽ kết cấu thang + Bản vẽ mặt bằng kiến trúc các tầng + Bản vẽ mặt cắt, mặt đứng + Bản vẽ chi tiết các cấu kiện cần làm rõ
  20. + Bản vẽ mặt bằng thang, mặt cắt thang - Giải đắp thắc mắc sinh viên về bản vẽ - \ Đưa ra thắc mắc về bản vẽ Giải đáp thắc mắc, bổ sung chi tiết phần thân nếu cần thiết để làm rõ bản vẽ Kiểm tra phương án tính toán, nếu Tiếp nhận và đưa ra phương chưa đạt hướng dẫn sinh viên pháp đo bóc phương án phù hợp hơn Tiến hành tính toán Kiểm tra 3.2. Xác định khối lượng công tác phần thân 3.2.1. Tính khối lượng công tác bê tông - Một số điểm cần chú ý + Khối lượng bê tông được đo bóc, phân loại riêng theo phương thức sản xuất bê tông (bê tông trộn tại chỗ, bê tông thương phẩm), theo loại bê tông sử dụng (bê tông đá dăm, bê tông át phan, bê tông chịu nhiệt, bê tông bền sunfat...), kích thước vật liệu (đá, sỏi, cát...), mác xi măng, mác vữa bê tông, theo chi tiết bộ phận kết cấu (móng, tường, cột ...), theo chiều dày khối bê tông, theo chiều cao công trình, theo cấu kiện bê tông (bê tông đúc sẵn), theo điều kiện thi công và biện pháp thi công. + Khối lượng bê tông được đo bóc là toàn bộ kết cấu bê tông kể cả các phần nhô ra, không trừ thể tích cốt thép có hàm lượng < 2% so với thể tích cấu kiện bê tông, dây buộc, bản mã, các bộ phận ứng suất trước (ngoại trừ ống luồn cáp, ống siêu âm), các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích nhỏ hơn 0,1m3 nằm trong bê tông. + Cột, trụ nối với tường, nếu có cùng loại cấp phối, mác bê tông với tường và không có yêu cầu phải đúc riêng thì khi đo bóc được đo như bộ phận của tường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2