Giáo trình Doa lỗ (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
lượt xem 3
download
Giáo trình Doa lỗ gồm các nội dung chính sau: Vận hành máy doa đứng; Vận hành máy doa ngang; Doa lỗ trên máy doa đứng; Doa lỗ trên máy doa ngang. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Doa lỗ (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG Giáo trình DOA LỖ NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP & CAO ĐẲNG (Ban hành theo quyết định số: 630/QĐ-CĐN ngày 05 tháng 04 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) AN GIANG - 2022
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo ( soạn giáo án, soạn tài liệu giảng dạy, soạn đề cương bài giảng, trình chiếu ) và tham khảo nhưng phải trích dẫn tên chủ biên kèm theo quyết định do Hiệu trưởng ký ban hành . Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng giáo trình để kinh doanh, thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- GIỚI THIỆU TÀI LIỆU Giáo trình môđun “ Doa lỗ ” được biên soạn nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên học sinh nghành Cắt gọt kim loại của Trường Cao đẳng nghề An Giang. Nội dung tài liệu này được biên soạn dựa trên cơ sở “ Chương trình khung, chương trình chi tiết ” đã được nhà trường phê duyệt, nội dung 60 giờ ( 14 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành ), bao gồm 4 bài: - Bài 1: Vận hành máy doa đứng. - Bài 2: Vận hành máy doa ngang. - Bài 3: Doa lỗ trên máy doa đứng. - Bài 4: Doa lỗ trên máy doa ngang. Khi biên soạn giáo trình này, trước tiên chúng tôi cố gắng theo sát nội dung của chương trình đã được duyệt để sinh viên học sinh dễ đối chiếu giữa bài giảng và giáo trình khi học và có đưa thêm một số vấn đề về gia công lỗ có liên quan, bổ sung nhiều hình vẽ với mong muốn làm cho sinh viên học sinh dễ hình dung hơn về máy gia công kim loại và các phương pháp gia công cắt gọt. Với mong muốn có một tài liệu chính thức viết riêng cho sinh viên học sinh nghề Cắt gọt kim loại của Trường Cao đẳng nghề An Giang học và tham khảo, chúng tôi đã mạnh dạng biên soạn tài liệu này. Chắc rằng còn nhiều hạn chế nhưng dẫu sao vẫn là việc nên làm. Mong được các quý Thầy Cô và sinh viên học sinh góp ý để tài liệu ngày một tốt hơn lên. Xin chân thành cảm ơn./. An Giang, ngày ….. tháng …. năm 2021 Tham gia biên soạn NGUYỄN THÀNH NHƠN
- MỤC LỤC MỤC LỤC TRANG BÀI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 BÀI 1: VẬN HÀNH MÁY DOA ĐỨNG ................................................................2 I. Công dụng và phân loại................................................................................2 II. Các bộ phận cơ bản của máy doa.................................................................2 Thực hành tại xưởng. .......................................................................................6 BÀI 2: VẬN HÀNH MÁY DOA NGANG .............................................................8 I. Các bộ phận cơ bản của máy doa..................................................................8 II. Nguyên lý làm việc của máy doa. ...............................................................9 Thực hành tại xưởng. ......................................................................................13 BÀI 3: DOA LỖ TRÊN MÁY DOA ĐỨNG..........................................................15 I. Mục tiêu thực hiện........................................................................................15 II. Nội dung chính.............................................................................................15 Thực hành tại xưởng.........................................................................................19 BÀI 4: DOA LỖ TRÊN MÁY DOA NGANG ......................................................21 I. Mục tiêu thực hiện........................................................................................21 II. Nội dung chính............................................................................................21 Thực hành tại xưởng. .......................................................................................25
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: DOA LỖ Mã mô đun:MĐ 31 Thời gian môn học: 60 giờ ( Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành : 44 giờ; Kiểm tra: 02 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN - Vị trí: + Trước khi học mô-đun này, sinh viên phải học xong các môn học, mô-đun kỹ thuật cơ sở như: Vẽ kỹ thuật, Dung sai – đo lường kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, ... và các môn học, mô- đun chuyên nghề như: tiện, phay, bào, mài, ... - Tính chất: + Là mô-đun chuyên môn nghề đào tạo tự chọn. + Là công nghệ gia công chuyên dùng, thường được dùng trong sản xuất hàng loạt vừa trở lên. + Là công nghệ gia công lỗ đạt độ chính xác cao nhờ sự hỗ trợ của máy, dao, đồ gá. II. MỤC TIÊU MÔĐUN: 1. Về Kiến thức: Trình bày được nguyên lý gia công doa. Mô tả được các xích truyền động trong máy doa đứng và máy doa ngang. Phân biệt được các loại dao doa và trình bày được đặc điểm công dụng của mỗi loại. Xác định được các loại phụ tùng kèm theo máy doa. 2. Về Kỹ năng: Vận hành được máy doa đúng quy trình, quy phạm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. Gá lắp dao đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn. Gá lắp, rà phôi đúng yêu cầu. Lực kẹp đủ cứng vững, an toàn trong quá trình gia công. Sử dụng thành thạo các loại phụ tùng máy doa để hỗ trợ quá trình gia công đạt độ chính xác cao và nhanh. Điều chỉnh dao doa chính xác phù hợp kích thước gia công với sai số 0,01. Điều chỉnh máy chính xác theo vị trí tương quan của đường tâm các lỗ với sai số 0,01. Vận hành thao tác, điều chỉnh máy để gia công lỗ, hệ lỗ đạt cấp chính xác 8-7, dung sai hình dáng hình học, vị trí tương quan ≤ 0,01/100, nhám bề mặt cấp 8-9 đúng thời gian, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo kiểm, đọc chính xác giá trị đo trên thang đo để kiểm tra kích thước đường kính lỗ và các yêu cầu kỹ thuật khác. Xác định được các dạng sai hỏng thông thường, nguyên nhân và cách khắc phục. 3. Về Thái độ: Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
- III. NỘI DUNG MÔĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Thực hành, TT Tên chương, mục Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm số thuyết thảo luận, tra bài tập I Bài mở đầu I. Giới thiệu nội dung, vị trí môn học II. Dụng cụ, vật tư, thiết bị cần thiết cho môn học III. Ứng dụng thực tế của môn học II Bài 1: Vận hành máy doa đứng 16 4 11 1 1. Công nghệ doa và đặc tính kỹ thuật máy doa đứng. 1.1. Nguyên lý và sơ đồ động 1.2. Đặc tính kỹ thuật và khả năng công nghệ 2. Các bộ phận chính, phụ tùng 2.1. Trục chính – Các chuyển động và điều chỉnh 2.2. Bàn máy – Các chuyển động và điều chỉnh 2.3. Đầu dao doa điều chỉnh 3. Thao tác vận hành máy doa 3.1. Quan sát, kiểm tra hệ thống bôi trơn. 3.2. Điều khiển các chuyển động bàn máy bằng tay. 3.3. Điều khiển chuyển động tịnh tiến của trục chính bằng tay. 3.4. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của bàn máy. 3.5. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của trục chính. 3.6. Báo cáo kết quả kiểm tra vận hành máy. 4. Kiểm tra. 5. Công tác chăm sóc bảo dưỡng máy. III Bài 2: Vận hành máy doa ngang 12 1 11 1. Công nghệ doa và đặc tính kỹ thuật máy doa ngang. 1.1. Nguyên lý và sơ đồ động 1.2. Đặc tính kỹ thuật và khả năng công nghệ 2. Các bộ phận chính, phụ tùng
- Thời gian (giờ) Thực hành, TT Tên chương, mục Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm số thuyết thảo luận, tra bài tập 2.1. Trục chính – Các chuyển động và điều chỉnh 2.2. Bàn máy – Các chuyển động và điều chỉnh 2.3. Trục dao doa điều chỉnh – Các phương pháp lắp trên trục chính 2.4. Giá đỡ trục dao doa – phương pháp điều chỉnh 2.5. Mâm dao. 2.6. Đồ gá trên máy doa ngang: cấu tạo và đặc điểm. 3. Thao tác vận hành máy doa 3.1. Quan sát, kiểm tra hệ thống bôi trơn. 3.2. Điều khiển các chuyển động bàn máy bằng tay. 3.3. Điều khiển chuyển động tịnh tiến của trục chính bằng tay. 3.4. Điều khiển chuyển động tịnh tiến của giá đỡ trục dao doa. 3.5. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của bàn máy. 3.6. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của trục chính. 3.7. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của mâm dao. 3.8. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của giá đỡ trục dao doa. 3.9. Báo cáo kết quả kiểm tra vận hành máy. 4. Công tác chăm sóc bảo dưỡng máy. IV Bài 3: Doa lỗ trên máy doa đứng 20 6 13 1 1. Yêu cầu kỹ thuật khi doa lỗ, hệ lỗ (có đường tâm trục song song, vuông góc bàn máy) 2. Chuẩn bị máy (chọn máy, kiểm tra vận hành), dao, đồ gá tương ứng với phôi. 3. Gá lắp phôi, gá lắp dao. 4. Xác định tọa độ phôi trên bàn máy.
- Thời gian (giờ) Thực hành, TT Tên chương, mục Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm số thuyết thảo luận, tra bài tập 5. Phương pháp gia công. 5.1. Gia công 1 lỗ. 5.2. Gia công hệ lỗ (có đường tâm trục song song). 6. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng. 7. Kiểm tra. 8. Vệ sinh công nghiệp V Bài 4: Doa lỗ trên máy doa ngang 12 2 9 1. Yêu cầu kỹ thuật khi doa lỗ, hệ lỗ (có đường tâm trục song song, có đường tâm trục vuông góc nhau) 2. Chuẩn bị máy (chọn máy, kiểm tra vận hành), dao, trục dao, đồ gá tương ứng với phôi. 3. Gá lắp phôi, gá lắp dao. 4. Xác định tọa độ phôi trên bàn máy. 5. Phương pháp gia công. 5.1. Gia công 1 lỗ. 5.2. Gia công hệ lỗ (có đường tâm trục song song). 5.3. Gia công hệ lỗ (có đường tâm trục vuông góc). 6. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng. 7. Vệ sinh công nghiệp. Cộng : 60 14 44 2 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Vận hành máy doa đứng Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Tóm tắt được kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy doa đứng.
- - Trình bày được nguyên lý làm việc, các xích truyền động (có bản vẽ) của máy doa đứng. - Mô tả được các bộ phận chính, phụ tùng kèm theo của máy doa và trình bày được tính năng, công dụng của chúng. - Trình bày được quy trình kiểm tra, vận hành, chăm sóc bảo dưỡng máy đúng kỹ thuật. - Thao tác vận hành được máy doa đứng đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người và máy. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 1. Công nghệ doa và đặc tính kỹ thuật máy doa đứng. 1.1. Nguyên lý và sơ đồ động 1.2. Đặc tính kỹ thuật và khả năng công nghệ 2. Các bộ phận chính, phụ tùng 2.1. Trục chính – Các chuyển động và điều chỉnh 2.2. Bàn máy – Các chuyển động và điều chỉnh 2.3. Đầu dao doa điều chỉnh 3. Thao tác vận hành máy doa 3.1. Quan sát, kiểm tra hệ thống bôi trơn. 3.2. Điều khiển các chuyển động bàn máy bằng tay. 3.3. Điều khiển chuyển động tịnh tiến của trục chính bằng tay. 3.4. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của bàn máy. 3.5. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của trục chính. 3.6. Báo cáo kết quả kiểm tra vận hành máy. 4. Kiểm tra. 5. Công tác chăm sóc bảo dưỡng máy. Bài 2: Vận hành máy doa ngang Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Tóm tắtđược nội quy xưởng, kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy. - Trình bày được nguyên lý làm việc, các xích truyền động (có bản vẽ) của máy doa ngang. - Mô tả được các bộ phận chính, phụ tùng kèm theo của máy doa và trình bày được tính năng, công dụng của chúng. - Trình bày được quy trình kiểm tra, vận hành, chăm sóc bảo dưỡng máy đúng kỹ thuật. - Thao tác vận hành được máy doa đứng đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người và máy. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 1. Công nghệ doa và đặc tính kỹ thuật máy doa ngang. 1.1. Nguyên lý và sơ đồ động 1.2. Đặc tính kỹ thuật và khả năng công nghệ 2. Các bộ phận chính, phụ tùng 2.1. Trục chính – Các chuyển động và điều chỉnh 2.2. Bàn máy – Các chuyển động và điều chỉnh 2.3. Trục dao doa điều chỉnh – Các phương pháp lắp trên trục chính
- 2.4. Giá đỡ trục dao doa – phương pháp điều chỉnh 2.5. Mâm dao. 2.6. Đồ gá trên máy doa ngang: cấu tạo và đặc điểm. 3. Thao tác vận hành máy doa 3.1. Quan sát, kiểm tra hệ thống bôi trơn. 3.2. Điều khiển các chuyển động bàn máy bằng tay. 3.3. Điều khiển chuyển động tịnh tiến của trục chính bằng tay. 3.4. Điều khiển chuyển động tịnh tiến của giá đỡ trục dao doa. 3.5. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của bàn máy. 3.6. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của trục chính. 3.7. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của mâm dao. 3.8. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của giá đỡ trục dao doa. 3.9. Báo cáo kết quả kiểm tra vận hành máy. 4. Công tác chăm sóc bảo dưỡng máy. Bài 3: Doa lỗ trên máy doa đứng Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Chọn được dao, đồ gá (vạn năng) - Gá lắp, kẹp phôi cứng vững, an toàn. - Gá lắp dao đúng kỹ thuật, an toàn. - Vận hành thao tác, điều chỉnh máy để gia công lỗ đạt cấp chính xác 8-7, dung sai hình dáng hình học, vị trí tương quan ≤ 0,01/100, nhám bề mặt cấp 8-9 đúng thời gian, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. - Phát hiện được những sai hỏng, nguyên nhân và có biện pháp đề phòng. - Phát hiện được sai hỏng, nguyên nhân và có biện pháp đề phòng khi doa lỗ, hệ lỗ có đường tâm trục song song nhau. - Thao tác vận hành được máy doa đứng đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người và máy. - Sử dụng được các loại dụng cụ đo kiển tra lỗ và khiểm tra độ song song của các dường tâm lỗ. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 1. Yêu cầu kỹ thuật khi doa lỗ, hệ lỗ (có đường tâm trục song song, vuông góc bàn máy) 2. Chuẩn bị máy (chọn máy, kiểm tra vận hành), dao, đồ gá tương ứng với phôi. 3. Gá lắp phôi, gá lắp dao. 4. Xác định tọa độ phôi trên bàn máy. 5. Phương pháp gia công. 5.1. Gia công 1 lỗ. 5.2. Gia công hệ lỗ (có đường tâm trục song song). 6. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng. 7. Kiểm tra. 8. Vệ sinh công nghiệp. Bài 4: Doa lỗ trên máy doa ngang Thời gian: 12 giờ Mục tiêu:
- - Chọn được dao, đồ gá (vạn năng) - Gá lắp, kẹp phôi cứng vững, an toàn. - Gá lắp dao đúng kỹ thuật, an toàn. - Vận hành thao tác, điều chỉnh máy để gia công lỗ đạt cấp chính xác 8-7, dung sai hình dáng hình học, vị trí tương quan ≤ 0,01/100, nhám bề mặt cấp 8-9, đúng thời gian, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. - Phát hiện được những sai hỏng, nguyên nhân và có biện pháp đề phòng. - Phát hiện được sai hỏng, nguyên nhân và có biện pháp đề phòng khi doa lỗ, hệ lỗ có đường tâm trục song song nhau, có đường tâm trục vuông góc nhau. - Thao tác vận hành được máy doa đứng đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người và máy. - Sử dụng được các loại dụng cụ đo kiển tra lỗ và khiểm tra độ song song của các dường tâm lỗ. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 1. Yêu cầu kỹ thuật khi doa lỗ, hệ lỗ (có đường tâm trục song song, có đường tâm trục vuông góc nhau) 2. Chuẩn bị máy (chọn máy, kiểm tra vận hành), dao, trục dao, đồ gá tương ứng với phôi. 3. Gá lắp phôi, gá lắp dao. 4. Xác định tọa độ phôi trên bàn máy. 5. Phương pháp gia công. 5.1. Gia công 1 lỗ. 5.2. Gia công hệ lỗ (có đường tâm trục song song). 5.3. Gia công hệ lỗ (có đường tâm trục vuông góc). 6. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng. 7. Vệ sinh công nghiệp. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: - Vật liệu: + Phôi thép, gang theo bản vẽ. Nếu có lốc máy càng tốt. + Dầu mỡ, dung dịch trơn nguội. - Dụng cụ và trang thiết bị: + Máy doa đứng vạn năng, máy doa ngang vạn năng. + Bộ dụng cụ đo kiểm. + Bộ dao doa, dao doa điều chỉnh. + Bộ dao gá trên mâm dao. + Bộ trục dao doa. + Đồ gá vạn năng. + Bộ dụng cụ cầm tay và các trang bị bảo hộ lao động khác. - Học liệu: + Giáo trình + Giấy viết, sổ ghi chép, bút và bút chì. + Bản vẽ chi tiết gia công. + Bản quy trình công nghệ. + Băng hình, ti vi, đầu Video.
- + Các tạp chí chuyên môn. + Các bản lý lịch máy doa. - Nguồn lực khác: + Phòng học lý thuyết và xưởng thực hành. + Nên liên hệ cho để sinh viên được tham quan tại các cơ sở sản xuất có máy doa. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: - Phương pháp đánh giá: + Dựa vào các bài kiểm tra lý thuyết nghề trong mô-đun A: 40% + Dựa vào các bài thực hành do sinh viên thực hiện B: 60% Phương pháp đánh giá một bài thực hành trong mô-đun theo các tiêu chí: * Điểm kỹ thuật (theo yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ): 6 điểm * Điểm thao tác (dúng qui trình, qui phạm): 1 điểm * Điểm tổ chức sắp xếp nơi làm việc: 1 điểm * Điểm an toàn (tuyết đối cho người và máy): 1 điểm * Điểm thời gian (đạt và vượt thời gian qui định) 1 điểm 4 A 6 B TBC MĐ 10 + Thang điểm: 10 Nội dung đánh giá: + Kiến thức: Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy doa vạn năng. Trình bày được phương pháp gá lắp, hiệu chỉnh dao, đồ gá và phương pháp doa lỗ trên máy doa. Chỉ ra được những sai hỏng thường xẩy ra và phương pháp đề phòng. Được đánh giá qua bài kiểm tra viết có dùng bảng kiểm đạt yêu cầu. + Kỹ năng: Vận hành máy doa thành thạo. Nhận dạng, lựa chọn được các dụng cụ cắt, đồ gá, dụng cụ đo kiểm phù hợp. Xác định được chuẩn gá, gá lắp và hiệu chỉnh dao,
- BÀI MỞ ĐẦU VỊ TRÍ, Ý NGHĨA, VAI TRÒ: Môn học này được bố trí sau khi sinh viên đã học xong các môn học các môn/mô đun An toàn lao động, Vẽ kỹ thuật – Autocad, Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật, Thực hành nguội, Phay bánh răng – thanh răng, phay mặt phẳng, phay rãnh – phay góc, Tiện cơ bản, tiện lỗ... MỤC TIÊU: Mô đun doa lỗ bao gồm các bài học về cấu tạo, công dụng và nguyên lý làm việc của các loại máy doa thông dụng. Trình bài được các đặt điểm của quá trình cắt khi doa. Từ cơ sở đó giúp học sinh hình thành các kỹ năng cơ bản về vận hành, tính toán, lựa chọn dao, dụng cụ gá, gá lắp được dao, phôi. Xác định phương pháp gia công thích hợp trên máy doa vạn năng, chuyên dùng. MỤC TIÊU THỰC HIỆN CỦA MÔ ĐUN: Sau khi học xong mô đun này học sinh sẽ có khả năng: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy doa đầy đủ và chính xác. - Chọn được chế độ cắt khi doa . - Vận hành thành thạo máy doa. - Định vị và kẹp chặt chi tiết trên máy doa chuẩn xác. - Chọn và gá lắp dao trên máy doa hợp lý, đúng kỹ thuật. - Doa chính xác đường kính lỗ, vị trí tương quan giữa đường tâm của các lỗ đạt yêu cầu kỹ thuật. - Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo kiểm để kiểm tra kích thước đường kính lỗ và các yêu cầu khác. - Xác định đúng các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng tránh. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tổ chức nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ. - Thu xếp nơi làm việc đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ và an toàn. 1
- BÀI 1: VẬN HÀNH MÁY DOA ĐỨNG Thời gian: 16 giờ GIỚI THIỆU Máy doa là một trong những loại máy công cụ, dùng để gia công đạt độ chính xác cao các lỗ khác nhau của chi tiết lớn mà các loại máy khác không thực hiện được. Vì vậy để thực hiện tốt các công việc trên máy doa thông dụng học sinh cần có các kiến thức cơ bản về thao tác máy, nắm bắt các đặt tính kỹ thuật của máy nhằm phát huy tốt các kỹ năng thực hành công việc trên máy doa đứng. MỤC TIÊU THỰC HIỆN Sau khi học xong bày này, người học có khả năng: - Trình bày đúng yêu cầu, thành phần và tính năng máy doa đứng và bảng điều khiển máy doa đứng. - Xác định các thông số hình học, các yếu tố hợp các chuyển động của máy doa đứng. - Nhận biết các nút để điều khiển các chuyển động của máy doa đứng. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. I. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI: 1. Công dụng Máy doa chủ yếu dùng để gia công lỗ những chi tiết lớn đạt độ chính xác cao trong sản xuất đơn chiết và hành loạt. Ngoài ra còn có thể gia công mặt đầu, định hình, tiện ren. 2. Phân loại Theo độ chính xác gia công và khả năng công nghệ người ta có thể phân thành các loại sau: Máy doa ngang, máy doa toạ độ, máy doa kim cương II. CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN CỦA MÁY DOA 1. Cấu tạo máy doa đứng chính xác T170S: 2
- a. Đặc điểm kỹ thuật: - Trục chính của máy quay, mức độ ăn dao được điều chỉnh bằng biến tốc vô cực và được hiển thị bằng số, phạm vi điều tốc rộng, sử dụng thuận tiện. Mức độ ăn dao của trục chính và di chuyển nhanh được điều chỉnh thông qua sự thay đổi tốc độ nhanh của thiết bị điện thế. - Trục chính di chuyển lên xuống được đặt trên giá trượt, thao tác thuận tiện, tiết kiệm lực. - Trục chính được thiết kế tìm tâm nhanh, hiệu suất gia công cao. - Máy không có thiết bị đo dao đường kính lỗ doa và thiết bị khống chế độ sâu lỗ doa, thao tác thuận tiện, độ chính xác cao. - Máy có bệ di chuyển ngang dọc, tiện sử dụng. - Máy sử dụng tương tác người – máy (HCI), sử dụng đơn giản thuận tiện. - Máy sử dụng bộ điều khiển lập trình (PLC), điều chỉnh hoạt động của mọi bộ phận. Thực hiện tự động doa lỗ và đưa dao ra, kể cả việc nhập các tham số về lỗ doa vào máy. b. Tham số kỹ thuật: Đường kính cực đại của lỗ doa Ø 170mm Độ sâu cực đại của lỗ doa 400mm Đường kính cực đại của lỗ khoan và doa Ø 30mm Tốc độ trục chính 80-860r/min Mức độ ăn dao của trục chính 14-810mm/min Tốc độ di chuyển nhanh của trục chính 810mm/min Hành trình của trục chính 590mm Khoảng cách giữa trục chính và giá làm việc 0-500mm Khoảng cách từ trọng tâm trục chính đến mặt giá trượt 330mm Hành trình điều chỉnh dọc lớn nhất của giá làm việc 1100mm Hành trình điều chỉnh ngang lớn nhất của giá làm việc 80mm Kích thước giá làm việc (WxL) 400x1250mm Số lượng rãnh chữ T của giá làm việc 3 Độ chính xác của lỗ doa Độ chính xác của kích thước H7 Độ thô ráp bề mặt Ra 2.5µm Công suất động cơ chính 3kw Kích thước ngoài của máy (LxWxH) 2100x1430x2010mm Kích thước đóng gói của máy (LxWxH) 1820x1770x2190mm Trọng lượng tịnh và thô N.W./G.W. 2500kg/2800kg 3
- 2. Máy doa xi lanh đứng (Loại không bàn gá doa từng xi lanh): Model: T8016A Hảng sản xuất: SJMC-TQ Đường kính doa: 80÷165mm Hành trình doa: 400mm Kích thước: DxRxC: 360x345x1100mm Tốc độ cắt 0,12mm/vòng Tốc độ cắt 0,12 mm/ vòng Tốc độ chạy dao 780mm/giây Trọng lượng máy 85kg 3. Máy doa đế xu páp T8560: a. Công dụng: Sau một thời gian hoạt động do sự va đập liên tục, tiếp xúc với áp suất và nhiệt độ cao xu páp sẽ bị đổ, mòn và cháy rỗ đậy không kín, vì vậy phải cần doa xu páp là làm cho lợi và bệ xu páp đóng thật kín. Mài khôi phục bề mặt làm việc của xu páp theo đúng góc độ thiết kế với độ chính xác và độ nhẵn bóng cao, mài đuôi xu páp bị 4
- toét do tác dụng của cò mổ và các vật tròn xoay tương tự. Máy doa xu páp T8560 là thiết bị được thiết kế chuyên dụng phục vụ cho việc doa sửa chữa, khắc phục sự cố hở xu páp của động cơ. Khung máy được đúc từ loại gang tốt, máy có hệ thống chịu lực, chống rung và hạn chế tiếng ồn tiên tiến. Đầu doa và trục thiết kế có độ chính xác cao, khả năng chịu mài mòn tốt, hiệu suất cơ khí tốt, chất lượng doa bề mặt tin cậy. Ngoài ra thiết bị này còn được sử dụng để doa xi lanh động cơ, doa đuôi xu páp các loại thiết bị máy khác yêu cầu độ chính xác cao. b. Đặc điểm kỹ thuật: - Máy doa xu páp T8560 hoạt động êm dịu với các chuyển động nhẹ nhàng, không gây tiếng ồn, tốc độ trục chính nhanh và chính xác. - Được trang bị đầu doa chuyển đổi, quá trình thao tác vận hành khí nén, tạo sự thuận lợi, đơn giản hoá và an toàn trong vận hành. - Máy cũng được tích hợp các chức năng của máy cắt, máy khoan thông qua thay đổi trục chính, vì vậy nó có thể được sử dụng rộng rãi trong chế tạo cơ khí. - Máy doa xu páp được trang bị hệ thống phát hiện chân không để phát hiện rà soát lỗ nhanh chóng. - Với bộ phận mài đặc biệt sắc bén, khả năng chịu mài mòn cao, máy hoạt động trơn tru và tiến hành quá trình doa nhanh với chất lượng bề mặt bóng cao. - Thiết bị có thiết kế tích hợp có khả năng thay đổi đầu trục, sau khi thay đổi mũi khoan và lắp, máy doa đế có thể trở thành máy khoan, máy mài chuyên nghiệp với các yêu cầu khoan mài khác nhau. THỰC HÀNH TẠI XƯỞNG. 5
- 1. Mục đích - Rèn luyện kỹ năng thao tác vận hành trên máy doa đứng đúng yêu cầu kỹ thuật. 2. Yêu cầu - Chấp hành tốt nội quy xưởng thực hành. - Thực hiện các bước đúng trình tự theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị. 3. Hình thức tổ chức: - Sau khi nghe giáo viên hướng dẫn, tiến hành thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm 2 đến 3 học sinh. - Học sinh thực hiện bài tập dưới sự giám sát hướng dẫn của giáo viên. 4. Hình thức kiểm tra đánh giá: - Đánh giá trực tiếp quá trình thực hiện đối với từng nhóm, từng cá nhân qua kỹ năng vận hành máy doa lỗ vạn năng. NỘI DUNG 1. Quy tắc an toàn khi sử dụng máy doa. Khi làm việc trên các loại máy doa, trước hết người thợ phải thực hiện nghiêm túc các quy tắc an toàn cơ bản sau đây: - Dao doa được lắp vào trục chính, đảm bảo chắc chắn. - Kiểm tra bàn máy và dao có ở vị trí an toàn hay chưa. - Kiểm tra xem các thiết bị điện trên máy có được hoạt động tốt hay không, bằng cách vận hành không tải trước khi đưa vào gia công. - Kiểm tra tốc độ quay của máy phải phù hợp với chi tiết gia công. - Hãy để cho trục chính máy (dao) dừng quay hẳn mới thực hiện việc điều chỉnh chiều sâu cắt t. - Luôn mang kính bảo hộ khi doa, nếu doa khô không dùng dung dịch làm mát phải đeo khẩu trang, găng tay. - Tại khu vực làm việc phải làm vệ sinh công nghiệp, lau chùi máy, tra dầu mỡ. 2. Trình tự vận hành máy mài phẳng. a/ Nghiên cứu bản vẽ cấu tạo các bộ phận của máy mài doa: Phải ghi nhớ cấu tạo và tên gọi từng bộ phận của máy. b/ Chuẩn bị: - Lau sạch máy doa, bàn máy bằng vải mềm, tra dầu vào lỗ tra dầu trên trục chính và băng trượt. - Dùng tay chuyển dịch tay quay điều khiển chuyển động lên xuống của trục chính nhẹ nhàn để dầu tưới đều. c/ Điều khiển các bộ phận chạy dao bằng tay: 6
- - Dịch chuyển trục dao lên xuống bằng cách quay tay quay ngược hay cùng chiều kim đồng hồ. - Dịch chuyển bàn máy sang trái, phải bằng tay quay . - Dịch chuyển bàn máy tiến ra vào bằng tay quay. d/ Kiểm tra các tay gạt tự động bàn máy đã ở vị trí an toàn chưa: Tay gạt đưa lên trên cùng e/ Vận hành bơm thuỷ lực: - Nối nguồn điện vào máy nhấn nút (ON) ở phía trong tủ điện. - Nhấn nút D cho bơm thuỷ lực hoạt động 5 – 10 phút trước khi gia công. f/ Điều chỉnh vị trí chặn đảo hành trình bàn máy, đầu trục chính. Căn cứ vào chiều dài chi tiết cần doa để điều chỉnh khoảng chặn đảo hành trình lên xuống vào đúng vị trí bằng cách nới lỏng vít hãm tại bộ phận số 9 cả 2 đầu sau cho khi chạy bàn máy tại điểm đầu và cuối hành trình dao phải cách đầu của phôi từ 10 – 20mm . Xiết chặt các vít hãm. 3. Chăm sóc và bảo dưỡng máy doa. - Máy doa là thiết bị gia công chính xác, có kết cấu phứt tạp và đắt tiền. Vì vậy cần phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc về sử dụng và vận hành thiết bị, đặt công việc chăm sóc, bảo dưỡng máy phải thực hiện nghiêm túc, thường xuyên nhằm đảm bảo độ chính xác của máy, kéo dài tuổi thọ của máy. - Hàng ngày sau mỗi ca làm việc phải lau chùi, bảo quản máy, tra dầu mỡ vào các bộ phận máy. - Dầu phải tinh khiết, được lọc hết bụi bẩn. - Cần phải thực hiện đúng chế độ định kỳ thay dầu mỡ và vệ sinh các bể chứa dầu. Loại dầu dùng cho máy mài là dầu vàng nhã hiệu M. BÀI 2: VẬN HÀNH MÁY DOA NGANG. 7
- Thời gian: 12 giờ GIỚI THIỆU Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngành cơ khí nói chung và ngành cắt gọt kim loại nói riêng đóng vai trò to lớn. Vì vậy để thực hiện tốt các công việc trên máy doa thông dụng học sinh cần có các kiến thức cơ bản về thao tác máy, nắm bắt các đặt tính kỹ thuật của máy nhằm phát huy tốt các kỹ năng thực hành công việc trên máy doa ngang. MỤC TIÊU THỰC HIỆN Sau khi học xong bày này, người học có khả năng: - Tóm tắc được nội quy xưởng, kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy. - Trình bày được nguyên lý làm việc, các xích truyền động (có bản vẽ) của máy doa ngang. - Mô tả được các bộ phận chính, phụ tùng kèm theo của máy doa và trình bày được tính năng, công dụng của chúng. - Trình bài được quy trình kiểm tra, vận hành, chăm sóc bảo dưỡng máy đúng kỹ thuật. - Thao tác vận hành được máy doa ngang đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người và máy. - Đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối trong suốt quá trình thực hiện. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. I. CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN CỦA MÁY DOA 1. Cấu tạo - Hình dạng bên ngoài của máy doa ngang 2620B ( hình vẽ) 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Khoét - Doa lỗ trên máy tiện
28 p | 252 | 45
-
Giáo trình Nguội cơ bản (Nghề: Cắt gọt kim loại) - CĐ Nghề Việt Đức, Hà Tĩnh
97 p | 20 | 8
-
Giáo trình Khoét doa lỗ trên máy Tiện - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội
39 p | 81 | 6
-
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Doa lỗ trên máy doa) - CĐ Cơ Điện Hà Nội
18 p | 54 | 5
-
Giáo trình Gia công lỗ trên máy tiện (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ
75 p | 12 | 5
-
Giáo trình Khoét - Doa lỗ trên máy tiện - CĐ Nghề Đắk Lắk
28 p | 42 | 5
-
Giáo trình Khoét, doa lỗ trên máy tiện (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường TCN Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
16 p | 21 | 5
-
Giáo trình Tiện lỗ, khoét, doa lỗ trên máy tiện (Nghề: Cắt gọt kim loại) - Trường CĐ nghề Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 9 | 5
-
Giáo trình Tiện kết hợp (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
54 p | 17 | 4
-
Giáo trình Khoan, doa lỗ trên máy tiện (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng) - Tổng cục Dạy nghề
47 p | 28 | 4
-
Giáo trình Khoét, doa lỗ trên máy tiện (Nghề: Cắt gọt kim loại) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
39 p | 27 | 4
-
Giáo trình Gia công mặt trụ trong (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
91 p | 8 | 3
-
Giáo trình Doa lỗ trên máy doa vạn năng (Nghề: Cắt gọt kim loại - CĐLT) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
67 p | 14 | 3
-
Giáo trình Doa lỗ trên máy doa vạn năng (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
73 p | 10 | 2
-
Giáo trình Khoét, doa lỗ trên máy tiện (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
41 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn