intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Doa lỗ trên máy doa vạn năng (Nghề: Cắt gọt kim loại - CĐLT) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:67

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Doa lỗ trên máy doa vạn năng (Nghề: Cắt gọt kim loại - CĐLT) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được nguyên lý gia công doa; Mô tả được các xích truyền động trong máy doa đứng và máy doa ngang; Phân biệt được các loại dao doa và trình bày được đặc điểm công dụng của mỗi loại;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Doa lỗ trên máy doa vạn năng (Nghề: Cắt gọt kim loại - CĐLT) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: DOA LỖ TRÊN MÁY DOA VẠN NĂNG NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG Ban hành kèm theo quyết định số: …./QĐ-CĐCG-KT&KĐCL,ngày… tháng… năm 2022 của Trường Cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm 2022 (Lưu hành nội bộ) 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa nhất là trong lĩnh vực cơ khí – Nghề cắt gọt kim loại là một nghề đào tạo ra nguồn nhân lực tham gia chế tạo các chi tiết máy móc đòi hỏi các sinh viên học trong trường cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ các công nghệ sau khi ra trường tiếp cận được các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khoa Cơ khí động lực Trường Cao đẳng cơ giới đã biên soạn cuốn giáo trình mô đun Doa lỗ trên máy doa vạn năng. Nội dung của mô đun để cập đến các công việc, bài tập cụ thể về phương pháp và trình tự gia công các chi tiết. Căn cứ vào trang thiết bị của các trường và khả năng tổ chức học sinh thực tập ở các công ty, doanh nghiệp bên ngoài mà nhà trường xây dựng các bài tập thực hành áp dụng cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các bạn và đồng nghiệp để cuốn giáo trình hoàn thiện hơn. Quảng Ngãi, ngày... tháng... năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Đình Kiên Chủ biên 2. ................................ 3. ................................ MỤC LỤC 3
  4. STT NỘI DUNG TRANG 1 Lời giới thiệu 3 2 Mục lục 4 3 Bài 1: Chăm sóc và điều khiển máy 12 4 Bài 2: Chuẩn bị máy và doa phẳng mặt chuẩn 25 5 Bài 3: Doa lỗ đồng trục 44 6 Bài 4: Doa lỗ song song 58 4
  5. 7 Tài liệu tham khảo 73 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: DOA LỖ TRÊN MÁY DOA VẠN NĂNG Mã mô đun: MĐ 13 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: 5
  6. - Vị trí: Trước khi học mô đun này, sinh viên phải học xong các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở như: MH7, MH9, MH10, MH11, MH12 - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo nghề - Ý nghĩa và vai trò: Mô đun Doa lỗ trên máy doa vạn năng trong chương trình Cắt gọt kim loại có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Người học được trang bị những kiến thức, kỹ năng sử dụng dụng cụ thiết bị để Doa lỗ trên máy doa vạn năng đúng qui trình qui phạm, đạt yêu cầu kỹ thuật. - Đối tượng: Là sinh viên hệ Cao đẳng liên thông nghề Cắt gọt kim loại Mục tiêu: - Kiến thức: A1. Trình bày được nguyên lý gia công doa. A2. Mô tả được các xích truyền động trong máy doa đứng và máy doa ngang. A3. Phân biệt được các loại dao doa và trình bày được đặc điểm công dụng của mỗi loại. A4. Xác định được các loại phụ tùng kèm theo máy doa. A5. Xác định được các dạng sai hỏng thông thường, nguyên nhân và cách khắc phục. - Kỹ năng: B1. Vận hành được máy doa đúng quy trình, quy phạm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. B2. Gá lắp dao đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn. B3. Gá lắp, rà phôi đúng yêu cầu. Lực kẹp đủ cứng vững, an toàn trong quá trình gia công. B4. Sử dụng thành thạo các loại phụ tùng máy doa để hỗ trợ quá trình gia công đạt độ chính xác cao và nhanh. 6
  7. B5. Điều chỉnh dao doa chính xác phù hợp kích thước gia công với sai số 0,01. Điều chỉnh máy chính xác theo vị trí tương quan của đường tâm các lỗ với sai số 0,01. B6. Vận hành thao tác, điều chỉnh máy để gia công lỗ, hệ lỗ đạt cấp chính xác 8-7, dung sai hình dáng hình học, vị trí tương quan ≤ 0,01/100, nhám bề mặt cấp 8-9 đúng thời gian, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. B7. Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo kiểm, đọc chính xác giá trị đo trên thang đo để kiểm tra kích thước đường kính lỗ và các yêu cầu kỹ thuật khác. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. C2. Vệ sinh nhà xưởng 1.Chương trình khung nghề cắt gọt kim loại Số Thời gian đào tạo (giờ) tín Tổng số Trong đó chỉ Thực Tên mô Mã hành/thực đun, môn MH/MĐ Lý tập/thí Kiểm học thuyết nghiệm/bài tra tập/thảo luận I Các môn học chung 12 180 MH 01 Giáo dục quốc phòng 2 30 MH 02 Giáo dục thể chất 2 30 MH 03 Pháp luật 1 15 MH 04 Chính trị 3 45 MH 05 Tin học 2 30 MH 06 Ngoại ngữ 2 2 30 II Các môn học, mô đun đào tạo 720 nghề bắt buộc MH 07 Nguyên lý – Chi tiết máy 4 60 50 7 3 MH 08 Tổ chức và quản lý sản xuất 2 30 19 9 2 MH 09 Nguyên lý cắt 2 45 34 8 3 MĐ 10 Máy cắt và máy điều khiển theo 3 60 50 5 5 7
  8. chương trình số MĐ 11 Đồ gá 2 45 39 4 2 MĐ 12 Công nghệ chế tạo máy – TK 75 64 7 3 4 QTCN MĐ 13 Doa lỗ trên máy doa vạn năng 2 45 5 38 2 MĐ 14 Tiện chi tiết có gá lắp phức tạp 2 60 8 50 2 MĐ 15 Lập chương trình gia công sử 60 18 39 3 dụng chu trình tự động, bù dao 2 tự động trên máy phay CNC MĐ 16 Ngoại ngữ chuyên ngành 4 60 45 10 5 MĐ 17 Thực tập sản xuất 6 180 18 162 Tổng cộng 900 350 339 31 2. Chương trình chi tiết mô đun Số TT Thời gian Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Chăm sóc và điều khiển máy 2 1 1 2 Chuẩn bị máy và doa phẳng mặt chuẩn 6 1 5 3 Doa lỗ đồng trục 21 2 18 1 4 Doa lỗ song song 16 1 14 1 Cộng 45 5 38 2 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, máy tính,… 3.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về doa lỗ trên máy doa vạn năng 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 8
  9. 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột điểm kiểm tra Thường Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, C1 1 Sau 10 xuyên Thuyết trình Trắc nghiệm/ giờ. Báo cáo 9
  10. Định kỳ Viết và Tự luận/ A1, A2, A3, A4, 3 Sau 20 thực hành Trắc nghiệm/ A5, B1, B2, B3, giờ thực hành B4, B5, B6, B7, C1, C2 Kết thúc môn Vấn đáp và Vấn đáp và A1, A2, A3, A4, 1 Sau 45 học thực hành thực hành A5, B1, B2, B3, giờ trên mô B4, B5, B6, B7, C1, hình C2 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng cao đẳng cắt gọt kim loại 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. 10
  11. - Sử dụng các học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng về doa lỗ trên máy doa vạn năng * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Tài liệu tham khảo: [1]. V.K Xmirnốp. Thợ tiện doa. Nhà xuất bản Hải phòng, 1977. [2]. Thực hành cắt gọt kim loại – NXB - GDVN - 2009 11
  12. BÀI 1: CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU KHIỂN MÁY Mã bài : MĐ 13-01 Giới thiệu: Máy doa đứng là loại máy cắt gọt, có khả năng gia công tinh các mặt trụ trong, của chi tiết đạt độ chính xác cao về hình dáng, kích thước và độ nhẵn bóng bề mặt. Trong điều kiện hiện có của cơ sở đào tạo, bài học này sẽ trang bị cho học 12
  13. sinh các kiến thức và kỹ năng cơ bản để làm quen với một loại máy doa điển hình, làm cơ sở sau này cho học sinh sử dụng được các loại máy khác trong nhóm Mục tiêu: Mô tả đầy đủ cấu tạo, trình bày được nguyên lý làm việc, các bộ phận chính - của máy doa một cách chính xác. - Phân biệt được các chuyển động trong máy doa và các công dụng của chúng. - Trình bày được các quy trình chăm sóc, bảo dưỡng máy. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Phương pháp giảng dạy và những quy định khi thực tập tại xưởng - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); tác phong đúng nội quy tại xưởng - Đối với người học: chấp hành nghiêm túc nội quy trong xưởng khi thực hành Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: 13
  14.  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính: 1. Khái niệm về máy doa Máy doa đứng được dùng để gia công lỗ trong các hộp giảm tốc, đồ gá và chi tiết mà các lỗ đó có yêu cầu về độ chính xác tương quan cao. Ngoài tiện ra trên máy này có thể thực hiện các nguyên công về lỗ, phay tinh, lấy dấu và kiểm tra kích thước thẳng, đặc biệt khoảng cách các tâm… Do máy đuợc trang bị những cơ cấu đặc biệt: đo lường quang học, kính phóng đại, bàn quay với sụng cụ quang học v.v.. nên độ chính xác định vị khoảng cách tâm trong hệ toạ độ khoảng vuông góc đạt tới 0,001 mm và trong hệ toạ độ độc cực tới 5’’. Ngoài chức năng là MCKL nó còn là máy khắc độ và đo lường chính xác cao. Để tính tới ảnh hưởng do biến dạng nhiệt của các cơ cấu đo lường và hiệu chỉnh của máy, cần phải luôn giữ máy trong môi trường nhiệt độ 20oC. 2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc Có hai loại máy doa đứng : loại một trụ và loại hai trụ(hình 1.1 và hình 1.2) Tuy nhiên, ngày nay máy doa đứng đang dần được thay thế bằng các máy doa điều khiển theo chương trình CNC linh hoạt hơn. Các toạ độ đuợc tính nhờ các trục gương tỉ lệ và khí cụ quang học chính xác. Các trục gương là các thanh thép không gỉ được mài bóng trên đó có khắc đường ren tinh xác. Các toạ độ được thiết lập theo thang chính xác bang cách quan sát qua kính hiển vi đặc biệt. (Hình1.3) Trình bày đường đi của các tia khi quan sát: Các tia từ nguồn sáng 10 qua thấu kính 9 thành chùm tia đập lên bề mặt kính phẳng 8 dưới góc 45o. Từ kính phẳng chùm tia phản xạ đến bề mặt gương của trục tỉ lệ 7. Chùm tia được phản xạ bởi trục 7 đi qua kính phẳng 8 đến lăng kính 6 bị khúc xạ rồi xuyên thấu kính 5 thành chùm song song và ra khỏi mặt kính. Vượt qua khoảng cách giữa giá máy và bảng điều khiển, chùm tia đập vào thị kính. Sau đó chùm tia đi qua thấu kính 4 rồi bị lăng kính 3 làm khúc xạ và hội tụ tại tiêu điểm của thị kính 1. Trong trường nhìn của thị kính 1 có tấm thuỷ tinh mỏng 2 với hai đường ngắm song song mà giữa chúng bố trí được hình ảnh thang chia của trục tỉ lệ 7. 14
  15. Dịch chuyển nhờ thang chia của các trục gương được đo như sau: Giá trị dịch chuyển được đo bằng từng milimet được tính theo thước tỉ lệ với các vạch chia. Khoảng cách dịnh chuyển bằng từng phân milimet được tính theo vành chia độ đuợc gắn trên trục với các thang chia. Độ chính xác của số đọc phụ thuộc vào độ chính xác vạch ren của trục tỉ lệ. 2.1. Nguyên lý và sơ đồ động - Sơ đồ máy doa 2A450( hình 1.4) -Xích chuyển động chính đảm bảo làm quay trục chính mang dụng cụ cắt. Chuyển động quay của trục chính đuợc thực hiên từ động cơ một chiều qua bộ truyền đai và hộp tốc độ ba cấp. Trong phạm vi từng cấp số vòng quay trục chính 700- 2800 vg/ph được biến đổi vô cấp bằng động cơ điều chỉnh 5. Khi quay tay 7 qua các cặp bánh răng 8- 9- 10- 11 làm cam thùng 6 quay. Cam thùng quay làm tay đòn điều khiển việc đóng mở li hợp vấu 37 và các bánh răng hộp tốc độ. - Xích chạy dao thẳng đứng là dịch chuyển thẳng đứng của ống trục chính với trục quay- đuợc thực hiện qua các cặp bánh răng 12- 13, bộ truyền ma sát vô cấp 14, cặp trục vít bánh vit 15- 16, cơ cấu đảo chiều với các bánh răng17, 18, sau đó đến bộ truyền bánh răng 19- 20 rồi trục vít- bánh vít 21- 22 và qua bánh răng 23 ăn khớp với thanh răng của ống trục chính. Để thay đổi lượng chạy dao người ta quay tay quay 24 qua cặp bánh răng côn 25- 25’ đến bánh răng 26 làm quay bánh răng- đai ốc 27, khi đai ốc 27 quay làm vít me tăng 28 tịnh tiến làm thay đổi khoảng cách hai nửa côn bánh chủ động của truyền dẫn ma sát 14. Như vậy bằng cách thay đổi khoảng cách chiều trục của dẫn truyền vô cấp14 mà lượng chạy dao của trục chính thay đổi trong phạm vi 0,03- 0,16 mm/vg. 15
  16. - Truyền dẫn dịch chuyển dọc của bàn máy được thựcc hiện từ động cơ điều chỉnh một chiều M2 công suất 0,245 kW qua hai cặp trục vít/bánh vít 30- 31, 32- 33, đến bánh răng/thanh răng 34- 35 với thanh răng được kẹp trên bàn máy. Số vòng quay của động cơ được điều chỉnh trong phạm vi rộng. - Dịch chuyển ngang của bàn máy đuợc thực hiện từ động cơ M3 qua xích động học tương tự. - Bàn máy được cố định ở vị trí cần thiết nhờ hộp giảm tốc gắn chặt với giá nhận chuyển động từ động cơ 36. Việc đóng mở cơ cấu kẹp chặt bàn máy bằng các nút tương ứng. dọc mm/vòng ngang mm/vòng Chuyển động tịnh tiến hướng kính của giá dao là sự dịch chuyển theo hướng kính khi mâm dao quay. Giá dao nhận được chuyển động nhờ cơ cấu vi sai, trong cơ cấu này nhận hai chuyển động là: chuyển động tiến từ bánh răng rộng Z= 57 trên trục XVII qua hộp vi sai và chuyển động phụ từ bánh răng Z 58- 22, làm mâm dao quay. Hai chuyển động trong cơ cấu vi sai được tổng hợp làm môti chuyển động và bánh răng Z24. Sau đó qua cặp bánh răng Z= 116 và Z= 22 và truyền động trục vít -1/22 làm quay bánh răng Z= 16; làm dịch chuyển thanh răng có modul m= 3mm, do đó giá dao tiến hướng kính. Bứoc tiến lớn nhất của giá dao tiến hướng kính khi ivs= 5/6 là 16
  17. S= 1vg mâm. mm/vg Công dụng vi sai trong cơ cấu tiến hướng kính của giá dao, có thể xác định sự phụ thuộc giữa số vòng quay trục vi sai và mâm dao. Theo công thức Vi- Lít ta có: Trong đó n1 là số vòng quay của trục XXI n4 là số vòng quay đầu ra của trục vi sai có số bánh răng Z= 24. n0 là số vòng quay của trục vi sai. m= 3 là số lần ăn khớp Z1= 20 ; Z2= 15 ; Z3=15 ; Z4= 25 là số răng. Xác định số vòng quay n4 của trục bị động cơ cấu vi sai : Hay n1- n0 = Vậy = - Khi đó hộp vi sai nhận chuyển động quay từ mâm dao của cặp bánh răng 58- 22, vậy số vòng quay của hộp là : Trong đó nmâm là số vòng quay của mâm dao. Từ giá trị n0 thay vào công thức trên ta có : Xác định số vòng quay Z= 116 truyền dẫn tiến hướng kính giá dao, mà nó nhận đuợc chuyển động từ trục bị động của cơ cấu vi sai qua bánh răng Z= 24, ta có : Thay giá trị n4 vào công thức ta có : 17
  18. Như vậy, bánh răng Z= 116 lắp tự do trên mâm quay quay với số vòng quay nhận đuợc bằng số vòng quaycủa mâm dao. Vì chuyển động quayđó của Z= 116 mà Z= 28, sẽ quay vòng quanh tâm của mâm, và đồng thời quay quanh tâm cảu bản thân nó. Từ đây chuyển động sẽ được truyền vào giá dao hướng kính. Nếu như chuyển động của hộp bước tiến bị ngắt thì n1= 0 và số vòng quay Z= 116 sẽ là n116 = nmâm ; tức là nó cùng quay với mâm, không có chuyển động tướng đối và bánh răng Z= 22 trên trục XXIII cũng không quay quanh tâm nó, như vậy sẽ không có chuyển động tiếnhướng kính. Truyền dẫn chạy không. Trong máy doa có động cơ truyền dẫn chạy nhanh khi chạy không tải, truyền dẫn đó dùng cho bàn, ụ sau có ổ đỡ trục tâm và ụ trục chính bên phải. Chuyển động được chuyền động từ động cơ điện công suất 2,8 kW và n= 1450 vg /ph. Khi đóng khớp nối thì chuyển động sẽ qua các cặp bánh răng của hộp giảm tốc 31- 58 và 45- 51 trên trục XXV. Khi cần chuyển động chạy nhanh của hộp bước tiến thì đóng khớp nối trên trục XIV. 2.2. Đặc tính kỹ thuật và khả năng công nghệ -Đặc tính kỹ thuật của máy 2A450 Lỗ côn trục chính ( côn hệ met ) NT50 Đường kính mũi khoan gia công lớn nhất trên máy ) Lượng chạy dao của trục chính chính S = 0,03 0,16 mm/v Lượng dịch chuyển vô cấp của bàn máy S = 16 320 mm/ph Đường kính mâm quay Φ 500mm Khoảng dịch chuyển bàn máy X = 1000mm ;Y = 630mm ; Z = 500mm Tốc độ trục chính n = 700- 2800 vg/ph -Khả năng công nghệ Gia công lỗ trong các hộp giảm tốc, đồ gá các lỗ đó có yêu cầu về độ chính xác tương quan cao. Phay tinh, lấy dấu và kiểm tra kích thước thẳng, đặc biệt khoảng cách các tâm… Xác định và định vị khoảng cách tâm trong hệ toạ độ khoảng vuông góc đạt tới 0,001 mm và trong hệ toạ độ độc cực tới 5’’. 18
  19. Khắc độ và đo lường chính xác cao. 2.3 Các bộ phận chính, phụ tùng 2.3.1. Trục chính – Các chuyển động và điều chỉnh Căn cứ trên sơ đồ nguyên lý của máy ta có các chuyển động và điều chỉnh như sau: Chuyển động quay của trục chính được tính bằng vòng /phút Trục chính tịnh tiến theo OZ để thục hiện gia công những lỗ sâu 2.3.2. Bàn máy – Các chuyển động và điều chỉnh Bàn máy có chuyển động theo phương OX và OY để thực hiện vị trí của dao và chi tiết gia công , dựa vào vô lăng bàn máy ở chế độ bàng tay hoặc tay gạt tự động , khoảng dịch dựa vào tọa độ hiển thị trên màn hình 2.3.3. Đầu dao doa điều chỉnh Có rất nhiều loại đầu dao ,việc lắp đầu dao phụ thuộc vào từng công nghệ gia công: Đầu dao doa mặt phẳng: dùng để doa mặt phẳng Đầu dao doa lắp dao có chuôi dao liền với răng dao : Dùng để doa những lỗ có đường kính nhỏ hơn Φ 40 Đầu dao doa lắp mũi dao: dùng để doa những lỗ có đường kính lớn lúc này việc điều chỉnh chiều sâu cắt được thực hiện ngay trên đầu dao (đầu dao có lắp du xích di chuyển theo hướng kính bằng vít me – đai ốc) 3. Điều khiển máy doa 3.1. Quan sát, kiểm tra hệ thống bôi trơn. Kiểm tra các mắt báo dầu hoặc khi vận hành máy ta thấy bọt dầu phun lên các mắt báo . Như vậy hệ thống bôi trơn làm việc bình thường . 3.2. Điều khiển các chuyển động bàn máy bằng tay. - Đưa các tay gạt điều khiển máy về vị trí an toàn. - Quay thử các vô lăng điều khiển trục X và Y bằng tay, - Quan sát và kiểm tra khoảng cách hành trình di chuyển có vướng mắc không. 3.3. Điều khiển chuyển động tịnh tiến của trục chính bằng tay. - Đặt vị trí tay gặt về vị trí an toàn. - Dùng tay quay thử vô lăng điều khiển trục Z ra vào. - Quan sát và kiểm tra khoảng cách hành trình di chuyển có vướng mắc không. 19
  20. 3.4. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của bàn máy. - Bật động cơ bàn máy - Điều chỉnh tốc độ bước tiến về tốc độ nhỏ nhất - Gạt tay gạt tự động điều khiển bàn máy tiến tự động - Hết hành trình cần thiết gạt tay gạt ngắt tự động điều khiển bàn máy. 3.5. Điều khiển, điều chỉnh chuyển động tự động của trục chính. - Điều chỉnh tốc độ trục chính về tốc độ nhỏ nhất - Bật động cơ trục chính cho máy chạy. - Hết hành trình cần thiết ngắt chuyển động trục chính. 3.6. Báo cáo kết quả kiểm tra vận hành máy. - Máy chạy êm bọt dầu phun đều lên tất cả các mắt báo , - Các chuyển động bàn máy và trục chính đảm bảo an toàn không vướng mắc - Không có tiếng kêu khác thường như vậy là máy hoạt động bình thường 4. Quy trình bảo dưỡng, chăm sóc máy. * Sắp xếp và vệ sinh máy: - Vị trí làm việc phải đầy đủ không gian và không còn các nguy cơ tai nạn. - Các trang bị thiết bị công nghệ cố định và tiêu chuẩn phải gọn gàng, ngăn nắp. - Các bộ phận của máy phải đảm bảo sạch sẽ, đặc biệt các cơ cấu truyền động. * Kiểm tra hệ thống bôi trơn: - Máy phải đủ mức dầu theo quy định - Đầy đủ dầu bôi trơn trên các bộ phận truyền động * Kiểm tra các bộ phận truyền động - Thực hiện thành thạo các thao tác nguội để điều khiển các bộ phận truyền động của máy doa. * Tìm hiểu các bộ phận cơ bản và các đặc tính kỹ thuật của máy doa thông dụng: - Mô tả các bộ phân cơ bản, công dụng và các đặc tính kỹ thuật của máy. * Điều khiển các bộ phận của máy bằng tay: - Thay đổi được các tốc độ của trục chính, khoảng chạy cho phép của trục chính, trình tự các bước vận hành máy khi không có điện. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2