intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dược lý (Nghề: Dược - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:390

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Dược lý (Nghề: Dược - Trung cấp)" trình bày các nội dung chính sau đây: Dược lý đại cương; Tác động trên hệ thần kinh trung ương; Thuốc tác động trên hệ thần kinh thực vật; Thuốc kháng histamin H1 và thuốc tác động trên đường hô hấp; Kháng sinh kháng khuẩn;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dược lý (Nghề: Dược - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: DƯỢC LÝ NGÀNH/NGHỀ: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 453/QĐ-NSG - ngày 29 tháng 08 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2022
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Lao động thương binh & xã hội đã ban hành chương trình khung đào tạo Dược sĩ trung cấp. Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn - Khoa Y Dược tổ chức biên soạn tài liệu dạy - học các môn cơ sở và chuyên môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách đạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế. Giáo trình Hóa dược - Dược lý được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục của Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Hóa dược - Dược lý là môn học rất gần gũi và thật sự cần thiết cho người dược sỹ. Hiển nhiên, các kiến thức về dược lý không chỉ bao gồm trong chương trình giảng dạy nhưng nội dung căn bản về dược lý trong giáo trình là hành trang không thể thiếu của người dược sỹ trong tương lai. Cùng với sự phát triển của xã hội, của ngành dược các văn bản quy định cũng thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp. Để đáp ứng cho việc học của sinh viên Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, Khoa Y Dược đã cố gắng cập nhật và biên soạn, giúp cho người học có được tài liệu và nắm bắt một cách tốt nhất. Lần đầu biên soạn, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Giáo trình Dược lý sẽ được chỉnh sửa dần, rất mong sự thông cảm. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2022 Tham gia biên soạn: DSCKI. Bùi Vân Thanh
  4. LỜI MỞ ĐẦU Dược lý học là môn học nghiên cứu về tác động của thuốc trên cơ thể sống. Vì vậy, môn học này cần thiết cho mọi cán bộ y tế. Đây là môn học tương đối phức tạp vì đòi hỏi nhiều kiến thức hỗ trợ từ nhiều môn học khác. Thêm vào đó, với sự bùng nổ thông tin hiện nay, kiến thức về dược lý không ngừng thay đổi đòi hỏi người học phải biết cập nhật các thông tin. Thị trường thuốc ở Việt Nam rất phong phú; gần 10.000 biệt dược đang lưu hành gây không ít khó khăn cho người học và việc sử dụng thuốc. Mục tiêu học tập của môn dược lý mà các học viên ngành Dược cần đạt là: 1. Biết phân biệt các nhóm thuốc và nêu được các chất tiêu biểu của mỗi nhóm 2. Trình bày và giải thích được cơ chế tác dụng, tác dụng và áp dụng điều trị của các nhóm thuốc đã học trong chương trình. 3. Phân tích được tác dụng không mong muốn và độc tính của thuốc, để có thể dự phòng, phát hiện và xử trí ban đầu . 4. Nêu được tác dụng trị liệu, độc tính, chống chỉ định của nhóm thuốc và của từng thuốc. 5. Xác định phương pháp học tập môn học để có khả năng hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, kinh tế và góp phần chống lạm dụng thuốc. 6. Nhận biết các dạng thuốc thường dùng và biết cách sử dụng thuốc an toàn và hợp lý Để đạt được các mục tiêu trên, học viên cần: - Tự học là chính. Biết hệ thống bài học cho dễ nhớ (phân nhóm, các thuốc trong nhóm...). Tham khảo những tài liệu Dược lý học khác. - Có kiến thức cơ bản về sinh lý, sinh hóa, bệnh học, vi sinh học, ký sinh trùng. - Biết liên hệ giữa lý thuyết và các thuốc thường sử dụng ở bệnh viện. Rất mong giáo trình này sẽ giúp các học viên học tốt môn Dược lý vì đó là nền tảng giúp sử dụng thuốc an toàn và hợp lý khi hành nghề.
  5. MỤC LỤC Trang Chương 1. Dược lý đại cương 11 Bài 1: Đại cương về dược lý học 1 1 0 1 Bài 2: Dược động học 5 4 1 5 Bài 3: Dược lực học 5 5 0 24 Chương 2. Tác động trên hệ thần kinh trung ương 30 Bài 1: Thuốc gây mê 4 1 2 1 39 Bài 2: Thuốc gây tê 3 1 2 49 Bài 3: Thuốc ức chế tâm thần 3 1 2 57 Bài 4. Thuốc chống trầm cảm 3 1 2 64 Bài 5. Thuốc an thần, gây ngủ, chống co giật 3 1 2 69 Bài 6: Thuốc kích thích thần kinh trung ương 2 1 1 75 Bài 7: Thuốc giảm đau trung ương 2 1 1 82 Bài 8: Thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm NSAIDs 5 2 2 1 91 Chương 3. Thuốc tác động trên hệ thần kinh thực vật 5 5 0 106 Chương 4. Thuốc kháng histamin H1 và thuốc tác động 9 trên đường hô hấp Bài 1: Thuốc kháng Histamin H1 3 1 2 112 Bài 2. Thuốc chữa ho, long đàm 3 1 2 125 Bài 3. Thuốc chữa hen phế quản 3 1 2 132 Chương 5. Kháng sinh kháng khuẩn 13 Bài 1: Thuốc kháng sinh 7 3 4 138 Bài 2: Sulfamid kháng khuẩn 3 1 2 161 Bài 3. Thuốc chống lao, phong 2 1 1 168 Bài 4. Thuốc sát khuẩn và tẩy uế 2 1 1 181 Chương 6. Thuốc tác động trên hệ tạo máu 4 Bài 1: Thuốc tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu fibrin 2 1 2 189 Bài 2: Thuốc trị thiếu máu 2 1 1 202 Chương 7. Vitamin và dung dịch tiêm truyền 6 Bài 1: Vitamin 3 1 2 208 Bài 2: Dung dịch tiêm truyền và các chế phẩm thay thế máu 3 1 2 228
  6. Chương 8: Thuốc tác động trên đường tiêu hóa 9 Bài 1: Các thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng 3 1 2 237 Bài 2: Thuốc chữa tiêu chảy 2 1 1 248 Bài 3: Thuốc chữa lỵ 2 1 1 255 Bài 4: Thuốc nhuận tẩy – lợi mật 2 0 2 260 Chương 9: Thuốc trị ký sinh trùng 6 Bài 1: Thuốc chữa giun sán 3 0 3 267 Bài 2: Thuốc chống sốt rét 3 1 2 277 Chương 10: Thuốc tác động trên hệ tim mạch 8 2 5 293 Chương 11: Thuốc tác động trên mắt và tai – mũi – họng 4 2 2 Bài 1: Thuốc chữa bệnh về mắt 2 1 1 313 Bài 2: Thuốc dùng trong tai-mũi-họng 2 1 1 319 Chương 12: Thuốc chữa bệnh ngoài da, kháng virus 6 2 4 Bài 1. Thuốc chữa bệnh ngoài da 3 1 2 324 Bài 2: Thuốc kháng virus 3 1 2 334 Chương 13: Hormon và các thuốc kháng Hormon 8 3 4 344 Chương 14: Điều trị ngộ độc thuốc cấp tính và vaccin 4 1 3 phòng bệnh Bài 1. Điều trị ngộ độc thuốc cấp tính 2 1 1 362 Bài 2. Vaccin phòng bệnh 2 0 2 370 Tài liệu tham khảo 377
  7. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: HÓA DƯỢC - DƯỢC LÝ I Mã môn học: MH 18 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học này giới thiệu những kiến thức cơ bản về thuốc, sự hấp thu, chuyển hoá, thải trừ thuốc trong cơ thể, tác dụng chính, cách dùng, liều lượng, chỉ định, chống chỉ định và tác dụng không mong muốn của một số thuốc thiết yếu; kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Sau khi học xong môn học này, người học có thể nhận biết được các thuốc thiết yếu; ứng dụng được vào thực tiễn khám, chữa một số bệnh thông thường và hướng dẫn cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Đây là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo trung cấp ngành dược - Tính chất: Dược lý học cung cấp kiến thức về tác dụng của thuốc đối với cơ thể người trong phòng và điều trị bệnh. Môn học tiên quyết: Giải phẫu sinh lý, Bệnh học, Hóa hữu cơ, Hóa dược... Mục tiêu môn học/mô đun: - Về kiến thức: Trình bày khái niệm cơ bản về thuốc và tác dụng của thuốc trong cơ thể. Trình bày chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định và cách sử dụng các thuốc đã học.. Trình bày những kiến thức cần thiết khi sử dụng các loại thuốc: Kháng sinh, Vitamin, thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc dùng điều trị bệnh đường hô hấp, tiêu hoá, thuốc chống dị ứng... Vận dụng những kiến thức chuyên môn trong việc sử dụng các nhóm thuốc điều trị những bệnh thường gặp trong đời sống hằng ngày, cơ chế tác dụng, tác dụng phụ của các nhóm thuốc. - Về kỹ năng: Thực hiện được hướng dẫn sử dụng được các dạng thuốc thiết yếu bảo đảm hợp lí, an toàn và quản lý thuốc đúng quy chế trong phạm vi được phân công. Vận dụng kiến thức có thể tư vấn sử dụng những thuốc không kê toa điều trị các bệnh thông thường - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Ý thức được việc hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế và góp phần chống lạm dụng thuốc. Rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác khi dùng thuốc
  8. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: HÓA DƯỢC - DƯỢC LÝ II Mã môn học: MH 19 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học này giới thiệu những kiến thức cơ bản về thuốc, sự hấp thu, chuyển hoá, thải trừ thuốc trong cơ thể, tác dụng chính, cách dùng, liều lượng, chỉ định, chống chỉ định và tác dụng không mong muốn của một số thuốc thiết yếu; kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Sau khi học xong môn học này, người học có thể nhận biết được các thuốc thiết yếu; ứng dụng được vào thực tiễn khám, chữa một số bệnh thông thường và hướng dẫn cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý - Tính chất: Dược lý học cung cấp kiến thức về tác dụng của thuốc đối với cơ thể người trong phòng và điều trị bệnh. Môn học tiên quyết: Giải phẫu sinh lý, Bệnh học, Hóa hữu cơ, Hóa dược, Dược lý 1... Mục tiêu môn học/mô đun: - Về kiến thức: Trình bày chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định và cách sử dụng các thuốc đã học.. Trình bày những kiến thức cần thiết khi sử dụng các loại thuốc: Thuốc tim mạch, huyết áp, tiêu hóa, hormon.... Vận dụng những kiến thức chuyên môn trong việc sử dụng các nhóm thuốc điều trị những bệnh thường gặp trong đời sống hằng ngày, cơ chế tác dụng, tác dụng phụ của các nhóm thuốc. - Về kỹ năng: Thực hiện được hướng dẫn sử dụng được các dạng thuốc thiết yếu bảo đảm hợp lí, an toàn và quản lý thuốc đúng quy chế trong phạm vi được phân công. Vận dụng kiến thức có thể tư vấn sử dụng những thuốc không kê toa điều trị các bệnh thông thường - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Ý thức được việc hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế và góp phần chống lạm dụng thuốc. Rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác khi dùng thuốc Nội dung môn học/mô đun:
  9. CHƯƠNG 1. DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ DƯỢC LÝ HỌC MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Trình bày được các khái niệm về thuốc, quan niệm về cách dùng thuốc phòng bệnh chữa bệnh cho người. - Trình bày được nội dung môn học, sự liên quan giữa các môn cơ sở – Dược lý với các môn học khác - Xác định phương pháp học tập môn học để có khả năng hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế và góp phần chống lạm dụng thuốc. 2. Về kỹ năng: - Xác định phương pháp học tập môn học để có khả năng hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế và góp phần chống lạm dụng thuốc. - Tham gia tư vấn tại cộng đồng về nội dung “sử dụng thuốc an toàn - hợp lý” 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Tự học tập, tìm tòi cập nhật thông tin mới của xã hội để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn. - Rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác khi dùng thuốc 1. Các khái niệm Dược lý học (pharmacology) là môn học nghiên cứu về sự tác động giữa thuốc và cơ thể sống. Thuốc tác động lên cơ thể như thế nào (dược lực học) và cơ thể phản ứng lại với thuốc ra sao (dược động học). Từ đó, dược lý học có thể giải thích được cơ chế tác dụng của thuốc, các tác dụng điều trị và tác dụng độc hại của thuốc, nhằm giúp cho việc sử dụng thuốc được an toàn và hợp lý. Thuốc có thể có nguồn gốc từ thực vật (cây Canhkina, cây Ba gạc), từ động vật (insulin chiết xuất từ tụy tạng bò, lợn), từ khoáng vật, kim loại (kaolin, thuỷ ngân, muối vàng) hoặc là các chất bán tổng hợp hay tổng hợp hoá học (ampicilin, sulfamid). Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chuẩn đoán bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu thuốc cổ truyền, vắcxin và xin phẩm. Nguyên liệu làm thuốc là thành phẩm tham gia vào cấu tạo thuốc bao gồm dược chất, dược liệu tá dược võ nang được sử dụng trong quá trình sản xuất. 1
  10. Dược chất (còn gọi là hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh chuẩn đoán bệnh chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người. Thuốc mới là thuốc có chứa dược chất mới, dược liệu lần đầu tiên được sử dụng làm thuốc tại Việt Nam; thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành hoặc các dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam. Biệt dược gốc (Brand name) là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn, hiệu quả. Thuốc generic là thuốc có cùng duợc chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc và thường được sử dụng thay thế Biệt dược gốc. Khi thuốc vào trong cơ thể, thuốc được cơ thể tiếp nhận như thế nào và cơ thể đã phản ứng ra sao dưới tác dụng của thuốc. Sự tác động qua lại giữa thuốc và cơ thể đã giúp dược lý học chia thành 2 phần rõ rệt: ✓ Dược động học (pharmacokinetics): nghiên cứu về sự tiếp nhận của cơ thể đối với thuốc. Đó là động học của sự hấp thu (absorption), phân phối (distribution), chuyển hóa (metabolism) và thải trừ (elimination). Nghiên cứu dược động học giúp thầy thuốc chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch), xác định số lần dùng thuốc trong ngày, thời điểm uống thuốc hợp lý, hiệu quả… ✓ Dược lực học (pharmacodynamics) nghiên cứu sự tác động của thuốc đối với cơ thể sống. Mỗi thuốc đều có tác dụng đặc hiệu trên một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, gọi là tác dụng chính. Ngoài ra, mỗi thuốc còn có các tác dụng khác, không được dùng để điều trị (gây đau đầu, buồn nôn…) được gọi là tác dụng không mong muốn. Hai tác dụng trên đều là đối tượng nghiên cứu của dược lực học. Dược lý học là một cẩm nang cho các thầy thuốc trong sử dụng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý. Ngoài ra, dược lý còn nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu: Dược lý thời khắc (choronopharmacology) nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp sinh học trong ngày đến tác động của thuốc. Thí dụ: Penicilin G tiêm chiều tối cho nồng độ trong máu cao hơn và giữ bền hơn tiêm ban ngày... Dược lý di truyền (pharmacogenetics) nghiên cứu những thay đổi về tính cảm thụ của cá thể, của gia đình hay chủng tộc với thuốc do nguyên nhân di truyền. Thí dụ người thiếu G6PD rất dễ bị thiếu máu tan máu do dùng sulfamid, thuốc chống sốt rét ngay ở liều điều trị thông thường. Dược lý cảnh giác hay cảnh giác thuốc (pharmacovigilance) có nhiệm vụ thu thập và đánh giá một cách có hệ thống các phản ứng độc hại có liên quan đến việc dùng thuốc trong cộng đồng. 2
  11. 2. Vị trí của môn học Qua một số nét khái quát về đối tượng của môn học, dược lý là môn học tích hợp, liên quan mật thiết với những môn y dược khác: hóa dược, dược liệu, hóa sinh, giải phẫu sinh lý, bệnh học… 3. Mục tiêu của môn học : sau khi học xong môn học sinh viên phải: • Trình bày được các khái niệm về thuốc, quan niệm về cách dùng thuốc phòng bệnh chữa bệnh cho người. • Trình bày được nội dung môn học, sự liên quan giữa các môn cơ sở – Dược lý với các môn học khác • Trình bày và giải thích được cơ chế tác dụng, tác dụng và bảo quản của các nhóm thuốc đã học trong chương trình. • Trình bày được chỉ định, chống chỉ định và áp dụng điều trị của các nhóm thuốc đã học trong chương trình. • Phân tích được tác dụng không mong muốn và độc tính của thuốc, để có thể dự phòng, phát hiện và xử trí ban đầu . • Xác định phương pháp học tập môn học để có khả năng hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế và góp phần chống lạm dụng thuốc. • Tham gia tư vấn tại cộng đồng về nội dung “sử dụng thuốc an toàn - hợp lý” 4. Quan niệm về dùng thuốc • Thuốc đóng vai trò quan trọng trong phòng và chữa bệnh. • Thuốc không phải là phương tiện duy nhất để giải quyết các bệnh. Ví dụ: Có bệnh không cần chữa cũng khỏi như: Trẻ sơ sinh bú mẹ không đúng giờ bị đi tiêu chảy. Vì vậy chỉ cần điều chỉnh bữa ăn. Tác dụng của thuốc không đơn thuần, vì ngoài thuốc, cơ thể người bệnh đóng vai trò quan trọng, do đó khi điều trị phải toàn diện. + Dùng thuốc. + Chú ý chế độ ăn uống. + Chế độ nghỉ ngơi, giải trí Ví dụ: Thiếu Vitamin A: gây khô da, khô mắt, khô tóc, quáng gà. Nếu dùng đủ liều sẽ khỏi , nếu dùng quá liều sẽ gây ngứa, rụng tóc, ... Thực tế ranh giới giữa thuốc và chất độc không rõ rệt: Thường thì thuốc và chất độc chỉ khác nhau về liều lượng, do đó khi dùng phải chú ý đến: liều dùng, công dụng, cách dùng.. Ví dụ: 3
  12. Thuốc uống: Không được dùng theo đường tiêm. Thuốc dùng ngoài: Không được uống. Thuốc chỉ tiêm bắp: Không được tiêm tĩnh mạch. Thuốc chỉ tiêm dưới da: Không được tiêm bắp. • Đa số thuốc không phải là thành phần tham gia hoạt động sống, ngoài tác dụng chữa bệnh còn có tác dụng không có lợi cho cơ thể (tác dụng phụ). • Khi cần dùng thuốc để chữa bệnh phải lựa chọn kỹ những loại thuốc đặc hiệu với bệnh, ít gây độc hại cho cơ thể, phải sử dụng hợp lý an toàn. 5. Phương pháp học tập môn học • Căn cứ vào mục tiêu học tập của từng bài • Tên thuốc • Công thức hóa học • Tính chất vật lý, hóa học • Dược động học • Chỉ định, chống chỉ định • Cách dùng, liều lượng • Độc tính, cách giải độc (nếu có) • Bảo quản 4
  13. BÀI 2. DƯỢC ĐỘNG HỌC MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Trình bày được đặc điểm các đường hấp thu thuốc vào cơ thể. - Trình bày được ý nghĩa sự gắn thuốc vào protein huyết tương. - Trình bày tóm tắt sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể và ý nghĩa. - Trình bày được 2 đường thải trừ chính của thuốc (qua thận, qua tiêu hóa) và ý nghĩa. 2. Về kỹ năng: - Xác định phương pháp học tập môn học để có khả năng hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế và góp phần chống lạm dụng thuốc. - Tham gia tư vấn tại cộng đồng về nội dung “sử dụng thuốc an toàn - hợp lý” 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Tự học tập, tìm tòi cập nhật thông tin mới của xã hội để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn. - Rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác khi dùng thuốc NỘI DUNG Dược động học nghiên cứu các quá trình vận chuyển của thuốc từ lúc được hấp thu vào cơ thể cho đến khi bị thải trừ hoàn toàn. Các quá trình đó gồm: Sự hấp thu, sự phân phối, sự chuyển hoá và sự thải trừ 5
  14. 1. Các cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học Để thực hiện được các quá trình trên, thuốc phải vượt qua các màng sinh học của tế bào cơ thể. Sau đây là 3 cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học. 1.1. Vận chuyển bằng khuếch tán thụ động Những thuốc vừa tan trong nước, vừa tan trong lipid sẽ vận chuyển qua màng bằng khuếch tán thụ động (thuốc được vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp). Mức độ và tốc độ khuếch tán tỷ lệ thuận với sự chênh lệch về nồng độ thuốc giữa hai bên màng. Điều kiện của khuếch tán thụ động là thuốc ít bị ion hoá và có nồng độ cao ở bề mặt màng (vì chất không ion hoá sẽ tan được trong lipid và dễ hấp thu qua màng.). Những thuốc chỉ hoặc tan trong nước hoặc tan trong lipid sẽ không qua màng bằng hình thức này (nhũ dầu parafin). Sự khuếch tán của các thuốc là acid yếu và base yếu phụ thuộc vào hằng số phân ly pKa của thuốc và pH của môi trường, vì hai yếu tố này quyết định mức độ phân ly của thuốc, cụ thể: • Những thuốc là acid yếu sẽ hấp thu dễ trong môi trường acid • Những thuốc là base yếu sẽ hấp thu dễ trong môi trường base.. Ứng dụng: khi bị ngộ độc thuốc, muốn ngăn cản hấp thu hoặc muốn thải phần thuốc đã bị hấp thu ra ngoài, ta có thể thay đổi pH của môi trường. 6
  15. Thí dụ phenobarbital là một acid yếu có pKa = 7,2, nước tiểu bình thường có pH = 7,2 nên thuốc bị ion hoá 50%. Khi nâng pH nước tiểu lên 8, độ ion hoá của thuốc là 86%, do đó thuốc tăng thải trừ. Trong lâm sàng thường truyền tĩnh mạch NaHCO3 1,4% để điều trị khi bị ngộ độc phenobarbital. Với một chất khí, sự khuếch tán từ không khí vào phế nang phụ thuộc vào áp lực riêng phần của chất khí gây mê có trong không khí thở vào và độ hoà tan của khí gây mê trong máu. 1.2. Vận chuyển thuốc bằng hình thức lọc Những thuốc chỉ tan trong nước nhưng không tan trong lipid, có trọng lượng phân tử thấp (100 - 200 dalton ), sẽ vận chuyển qua các ống dẫn của màng sinh học do sự chênh lệch áp lực thuỷ tĩnh (áp lực lọc). Kết quả lọc phụ thuộc vào: đường kính và số lượng ống dẫn trên màng, các bậc thang thuỷ tĩnh, điện hoá hoặc thẩm thấu ở hai bên màng sinh học. Đường kính của ống dẫn khác nhau tùy loại màng: ống dẫn ở mao mạch tiểu cầu thận có đường kính lớn nhất (d = 80nm) nên hệ số lọc cao nhất ở mao mạch cầu thậ, ống dẫn ở nội mô mao mạch là 40nm, ở mao mạch cơ vân là 30 Ao và mao mạch não là 7 - 9 Ao (vì thế nhiều thuốc khó thấm qua hàng rào máu não) 1.3. Vận chuyển tích cực Vận chuyển tích cực là sự vận chuyển thuốc từ bên này sang bên kia màng sinh học nhờ một “chất vận chuyển” (carrier) đặc hiệu, có sẵn ở màng sinh học. Vận chuyển tích cực được chia ra 2 hình thức: • Vận chuyển thuận lợi (khuếch tán thuận lợi): là hình thức vận chuyển thuốc qua màng nhờ “chất vận chuyển” và đồng biến với bậc thang nồng độ (thuốc vận chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi nồng độ thấp). Vì vậy, sự vận chuyển này không đòi hỏi năng lượng. Thí dụ: vận chuyển glucose vào tế bào. • Vận chuyển tích cực thực thụ: là hình thức vận chuyển thuốc qua màng nhờ “chất vận chuyển” và đi ngược chiều với bậc thang nồng độ (thuốc vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi nồng độ cao). Hình thức này đòi hỏi phải có năng lượng, được cung cấp do ATP thuỷ phân. Thí dụ: vận chuyển alpha- methyl - DOPA (Aldomet), Ca++ ở ruột, acid amin.... 7
  16. Các cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học Ngoài những cơ chế vận chuyển nêu trên, thuốc và các chất khác còn được chuyển qua màng theo cơ chế ẩm bào, cơ chế thực bào… 2. Các quá trình dược động học 2.1. Sự hấp thu Hấp thu là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc (uống, tiêm, bôi…) vào máu để đi khắp cơ thể, tới nơi tác dụng. Tùy theo mục đích điều trị, trạng thái bệnh lý và dạng bào chế của thuốc, người ta chọn đường đưa thuốc vào cơ thể cho phù hợp. Sau đây sẽ trình bày các đường hấp thu của thuốc. 2.1.1 Hấp thu qua da và niêm mạc (thuốc dùng ngoài) ◼ Qua da Cấu tạo da: o Biểu bì (lớp sừng): lớp ngoài cùng. o Bì: là nơi tập trung mạch máu, sợi thần kinh và các phần phụ như tuyến mồ hôi, nang lông… o Hạ bì: là tổ chức đặc biệt trở thành mô mỡ. Thông thường người ta dùng thuốc bôi ngoài da với mục đích tác dụng tại chỗ. Khả năng hấp thu thuốc của da nguyên vẹn (không bị tổn thương) kém hơn nhiều so với niêm mạc. Lớp biểu bì bị sừng hóa chính là “hàng rào” hạn chế sự hấp thu thuốc của da. Lớp biểu bì này không có hệ thống mao mạch và chứa một hàm lượng nước rất thấp (khoảng 10%) do đó hầu như thuốc không được hấp thu ở đây mà chỉ có một lượng không đáng kể đi qua ra để rồi tiếp tục được hấp thu. Những chất ưa lipid đồng thời lại có tính ưa nước ở mức độ 8
  17. nhất định, được hấp thụ một phần qua da. Ngược lại những chất chỉ ưa lipid mà không ưa nước được hấp thu rất ít qua da. Khi bị tổn thương mất lớp “hàng rào” bảo vệ khả năng hấp thu của da tăng lên rất nhiều có thể gây ngộ độc nhất là khi bị tổn thương diện rộng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lớp tế bào sừng hóa chưa phát triển nên da có khả năng hấp thu tốt hơn, dễ bị kích ứng do đó cần thận trọng khi dùng thuốc ngoài da cho trẻ và khi dùng cần hạn chế diện tích bôi thuốc. Đó cũng là lý do vì sao những trẻ bị eczema mà không nên bôi các chế phẩm có các corticoid mạnh. Phần lớn các thuốc không thấm qua được da lành. Thuốc bôi ngoài da (thuốc mỡ, cao dán, thuốc xoa bóp...) dùng với mục đích tác dụng tại chỗ như để sát khuẩn, chống nấm, giảm đau....Chỉ có rất ít thuốc là dùng tại chỗ song để đạt tác dụng toàn thân như: bôi mỡ trinitrat glycerin vào da vùng tim để điều trị cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên, khi da bị tổn thương (viêm nhiễm, bỏng...) bị mất lớp sừng, thuốc (chất độc) hấp thu qua da tăng lên nhiều và có thể gây độc (đặc biệt khi tổn thương da rộng). Một số chất độc dễ tan trong mỡ có thể thấm qua da lành và gây độc toàn thân như chất độc công nghiệp (anilin), thuốc trừ sâu loại phospho hữu cơ. Ngày nay, trong điều trị dùng thuốc bôi trên da để đạt tác dụng toàn thận dưới dạng miếng dán. Phương pháp này áp dụng cho thuốc có hiệu lực mạnh, liều thấp (< 10mg/ngày), thuốc có t/2 ngắn như nitroglycerin, nitrofurantoin, propranolol… Ưu điểm: duy trì nồng độ thuốc ở huyết tương ổn định trong thời gian dài Nhược điểm: có thể gây dị ứng hay kích ứng tại chỗ (khắc phục bằng cách thay đổi vị trí dán) Xoa bóp, dùng thuốc giãn mạch tại chỗ… sẽ làm tăng ngấm thuốc qua da. ◼ Qua niêm mạc Dùng thuốc bôi, nhỏ giọt vào niêm mạc mũi, niêm mạc họng, đặt thuốc vào âm đạo... là để điều trị tại chỗ. Lưu ý, với thuốc thấm nhanh, trực tiếp vào máu, khi đưa vào qua niêm mạc vẫn có thể hấp thu và gây độc toàn thân như ADH (còn có tên gọi là vasopressin) dạng dung dịch phun mù mũi để điều trị đái tháo nhạt, lidocain bôi tại chỗ. Thuốc nhỏ mắt khi chảy qua ống mũi - lệ xuống niêm mạc mũi, thuốc có thể được hấp thu vào máu, gây tác dụng không mong muốn. 2.1.2. Hấp thu qua đường tiêu hoá Ưu điểm: dễ dùng vì là đường hấp thu tự nhiên Nhược điểm: thuốc có thể bị enzym tiêu hoá phá huỷ hoặc tạo phức với thức ăn làm giảm hấp thu hoặc kích thích niêm mạc tiêu hoá. ◼ Qua niêm mạc miệng 9
  18. Khi ngậm thuốc dưới lưỡi, thuốc thấm qua tĩnh mạch dưới lưỡi và tĩnh mạch hàm trong vào tĩnh mạch cảnh ngoài, qua tĩnh mạch chủ trên, qua tim vào đại tuần hoàn, tránh bị chuyển hoá qua gan lần đầu. Do đó thuốc xuất hiện tác dụng nhanh. Thí dụ: đặt dưới lưỡi nitroglycerin điều trị cơn đau thắt ngực, adrenalin chữa hen phế quản, ... Nhược điểm: o Để giữ thuốc được lâu trong miệng, người bệnh không được nuốt nước bọt, gây cảm giác khó chịu. o Không dùng đường này với các thuốc gây kích ứng niêm mạc hoặc có mùi vị khó chịu. ◼ Qua niêm mạc dạ dày. Dịch vị rất acid (pH = 1,2 - 3,5) so với dịch kẽ (PH = 7,4). PH của dịch vị thay đổi tuỳ theo trạng thái rỗng của dạ dày (lúc đói pH từ 1,2 - 1,8, trong bữa ăn pH tăng 3 - 3,5), vì vậy, uống thuốc lúc đói và no sẽ hấp thu không giống nhau tại dạ dày. Sau khi uống, thuốc từ khoang miệng đi nhanh qua thực quản (khoảng 10 giây đối với chất rắn, 1-2 giây đối với chất lỏng) rồi chuyển xuống dạ dày. Niêm mạc dạ dày chủ yếu là niêm mạc tiết, không có nhung mao, khe hở giữa các tế bào biểu mô rất đẹp. Mặt khác ở dạ dày hệ thống mao mạch ít hơn nhiều so với ruột non, pH dịch dạ dày lại rất thấp (1-3) nên nói chung chỉ những thuốc có bản chất là acid yếu sẽ dễ hấp thu ở niêm mạc dạ dày (aspirin, phenylbutazon, barbiturat...) và một số thuốc có hệ số phân bố lipid/nước cao mới được hấp thu qua niêm mạc dạ dày Các base yếu như quinin, morphin và nhiều alcaloid khác khó hấp thu tại đây. Tuy nhiên, với các base quá yếu (cafein, theophynin) có một phần thuốc không ion hoá, nên phần này được hấp thu. Nhìn chung, hấp thu thuốc ở dạ dày bị hạn chế vì: thuốc nào được hấp thu qua dạ dày nên uống khi đói (dạ dày rỗng). Nhưng nếu thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày thì phải uống trong ăn hay ngay sau ăn (corticoid, CVPS, muối kali, chế phẩm chứa sắt, rượu ...). ◼ Qua niêm mạc ruột non Đây là nơi thuốc hấp thu chủ yếu, nơi hấp thu tốt nhất trong số các niêm mạc đường tiêu hoá và hầu hết các thuốc được hấp thu ở đây vì có một số đặc điểm sau: o Ruột non có diện tích hấp thu rất rộng o Hệ thống mao mạch phong phú tạo điều kiện cho việc hấp thu. o Niêm mạc ruột non được tưới nhiều máu o Nhờ nhu động ruột thường xuyên, giúp nhào nặn và phân phối thuốc đều diện tích rộng trên. 10
  19. o Giải pH từ acid nhẹ đến kiềm nhẹ thích hợp cho việc hấp thu các nhóm thuốc có tính kiềm hoặc acid khác nhau. Ruột non có pH từ 6 - 8, nên những base yếu (ephedrin, atropin...) và một số alcaloid khác dễ hấp thu ở đây. Các acid yếu (salicylat, barbiturat...), chỉ có phần không ion hoá mới được hấp thu. Các thuốc ít bị ion hóa, nhưng ít hoặc không tan trong lipid cũng ít được hấp thu qua niêm mạc ruột non (sulfaguanidin, streptomycin). Thuốc mang amin bậc 4, khó hấp thu ở ruột non, thí dụ các loại cura không có dạng dùng đường uống. Các anion sulfat (SO42-) không được hấp thu, nên MgSO4, Na2SO4 chỉ dùng với tác dụng nhuận tràng và tẩy tràng. Tăng lưu lượng máu ở ruột (nằm nghỉ) hoặc ngược lại nếu làm giảm lưu lượng máu (khi hoạt động) đều ảnh hưởng tới hấp thu thuốc qua ruột. ◼ Qua niêm mạc mạc ruột già (trực tràng) Sự hấp thu thuốc của niêm mạc ruột già kém hơn nhiều so với niêm mạc ruột non vì diện tiếp xúc nhỏ hơn (chiều dài ruột già ngắn hơn nhiều so với ruột non, trên niêm mạc lại không có các nhung mao và vi nhung mao), ít các enzym tiêu hoá. Chức năng chủ yếu của niêm mạc ruột già là hấp thu nước, Na+, Cl-, K+ và một số chất khoáng. Ngoài ra một số chất tan trong lipid cũng được hấp thu ở đây. Đặc biệt phần cuối của ruột già (trực tràng) có khả năng hấp thu thuốc tốt hơn vì có hệ tĩnh mạch phong phú. Tĩnh mạch trực tràng dưới và tĩnh mạch trực tràng giữa (nằm ở 2/3 dưới của trực tràng) đổ máu về tĩnh mạch chủ dưới rồi về tim không qua gan. Tĩnh mạch trực tràng trên đổ máu về tĩnh mạch cửa, qua gan. Như vậy khi dùng qua đường trực tràng tuỳ theo thuốc nằm ở phần nào của trực tràng mà nó có thể vào thẳng tĩnh mạch chủ dưới không qua gan hoặc phải qua gan (bị chuyển hoá bước một ở gan). Hiện nay, trong điều trị hay dùng đường đặt thuốc đạn vào trực tràng. Dùng thuốc qua đường trực tràng để: o Điều trị bệnh tại chỗ như viêm trực kết tràng, trĩ, táo bón… o Đạt tác dụng toàn thân như: đặt viên đạn chứa thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc giảm đau, hạ sốt... Đặt thuốc vào trực tràng không bị enzym tiêu hoá phá huỷ. Khoảng 50% thuốc hấp thu qua trực tràng sẽ chuyển hoá qua gan lần đầu. Nhược điểm là thuốc hấp thu không hoàn toàn và có thể gây kích ứng niêm mạc hậu môn. Lưu ý: ở trực tràng do chứa lượng dịch ít, nồng độ thuốc đậm đặc nên thuốc được hấp thu nhanh với lượng đáng kể do đó trong một số trường hợp tác dụng mạnh hơn đường uống. Vấn đề này càng phải chú ý đối với trẻ em và người già. 11
  20. Dạng thuốc dùng qua đường trực tràng là thuốc đạn hoặc thuốc thụt. Người ta dùng đường trực tràng trong những trường hợp không uống được (hôn mê, tắc ruột, co thắt thực quản v.v...) hoặc thuốc có mùi vị khó chịu. 2.1.3. Hấp thu qua đường tiêm Có nhiều đường tiêm khác nhau nhưng thông dụng nhất là tiêm dưới da, tiêm bắp thịt và tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền. Khi tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt thuốc hấp thu nhanh hơn, hoàn toàn hơn so với đường uống và ít nguy cơ rủi ro hơn so vối tiêm tĩnh mạch ◼ Đường tiêm dưới da Thuốc hấp thu được khi tiêm dưới da là do khuếch tán ở chất gian bào liên kết, sau đó thấm qua nội mô mạch máu và mạch bạch huyết. Dưới da có nhiều sợi thần kinh cảm giác và ít mạch máu, nên tiêm thuốc dưới da đau và thuốc hấp thu chậm. Có thể làm tăng hoặc giảm hấp thu thuốc, nếu tiêm dưới da kết hợp với thuốc giãn mạch hay co mạch. Thí dụ: trộn procain với adrenalin tiêm dưới da sẽ kéo dài thời gian gây tê của procain (adrenalin nồng độ 1: 120.000 hoặc 1: 200.000) ◼ Đường tiêm bắp (qua cơ) Tuần hoàn máu trong cơ vân rất phát triển. Vì vậy, thuốc hấp thu qua cơ (tiêm bắp) nhanh hơn khi tiêm dưới da. Cơ có ít sợi thần kinh cảm giác nên tiêm bắp ít đau hơn tiêm dưới da. Tiêm bắp được dùng cho dung dịch nước, dung dịch dầu và dung dịch treo. Tuyệt đối không được tiêm bắp những chất gây hoại tử như calciclorid, uabain... 2.1.3.3. Đường tiêm tĩnh mạch Tiêm tĩnh mạch là đưa thuốc trực tiếp vào máu nên thuốc hấp thu hoàn toàn, tác dụng nhanh (tác dụng sau khi tiêm 15 giây), liều dùng chính xác, có thể điều chỉnh được liều nhanh. Thí dụ: có thể ngừng tiêm ngay nếu người bệnh có phản ứng bất thường. Tiêm tĩnh mạch được dùng với các dung dịch nước và những chất không dùng được đường khác như chất thay thế huyết tương, chất gây hoại tử khi tiêm bắp. Không tiêm tĩnh mạch thuốc có dung môi dầu, dung dịch treo, chất làm kết tủa các thành phần của máu hay chất làm tan hồng cầu. Chú ý: tiêm tĩnh mạch quá nhanh có thể gây rối loạn tim và hô hấp, giảm huyết áp, truỵ tim ... ,do nồng độ thuốc tức thời quá cao ở tim, phổi, động mạch. 2.1.4. Hấp thu qua đường hô hấp Phổi được cấu tạo từ các ống dẫn khí (các phế quản và tiểu phế quản) và các phế nang. Các phế nang và các ống dẫn khí có mạng mao mạch phong phú bao quanh. Đặc biệt 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0