1<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức và hoàn thiện thể chất. Từ đó học sinh – sinh viên có sức khỏe dồi dào, có thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân một cách đắc lực. Cùng với các mặt hoạt động khác, quá trình Giáo dục thể chất còn giúp cho học sinh – sinh viên hoàn thiện nhân cách và các phẩm chất khác, nhằm đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống và nghiệp vụ chuyên môn. Giáo trình Giáo dục thể chất nằm trong hệ thống chương trình đào tạo của Bộ môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng thuộc Khoa Khoa học Cơ bản Trường Đại học Xây dựng Miền Trung. Giáo trình biên soạn dựa trên chương trình chuẩn đã được Ban Giám hiệu Nhà trường phê duyệt vào tháng 09 năm 2011. Căn cứ vào tình hình thực tế về tài liệu tham khảo, học tập và nghiên cứu môn Giáo dục thể chất; Sự cần thiết của Giáo trình môn học để nâng cao chất lượng đào tạo và phù hợp với nhu cầu thực tế; Mục đích của Giáo trình nhằm bổ sung những nội dung mới và hệ thống những nội dung cơ bản về lý luận, phương pháp giảng dạy, các bài tập mẫu và thang điểm đánh giá cho từng loại hình bài tập. Nội dung của Giáo trình được biên soạn theo trật tự nội dung của chương trình, tiến trình môn học được sắp xếp 90 giờ chia thành 3 học phần sau: Học phần 1 (30 tiết): Lý thuyết chung, tập trung lớp và khởi động; Bài tập thể dục tay không 10 động tác và kỹ thuật chạy cự ly 100m; Học phần 2 (30 tiết): Trò chơi vận động, kỹ thuật nhảy cao (kiểu úp bụng) và kỹ thuật nhảy xa (kiểu ưỡn thân); Học phần 3 (30 tiết): Bóng chuyền cơ bản (chuyền bóng cao tay, chuyền bóng thấp tay và phát bóng). Mặc dù tập thể giáo viên của Bộ môn Giáo dục thể chất – Quốc phòng của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, trong quá trình biên soạn đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, rất mong sự góp ý của quý Thầy, Cô và các bạn đọc để Giáo trình này ngày càng hoàn chỉnh hơn.<br />
<br />
2<br />
<br />
PHẦN I: LÝ THUYẾT<br />
CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG - NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO VÀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG NHÀ TRƯỜNG<br />
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về TDTT Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng... Vận động thể dục, thể thao là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam (Chỉ thị số 106-CT/TW ngày 02 tháng 10 năm 1958 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác thể dục thể thao) và cũng là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Dân cường thì quốc thịnh”. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng quan tâm, chỉ đạo ngành thể dục, thể thao nước nhà nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng này. Thực hiện đường lối của Đảng ta về phát triển công tác thể dục thể thao trong thời kỳ đổi mới, “xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao ở khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế”. (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam), việc xây dựng Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế trong 10 năm tới là cần thiết, góp phần tạo dựng đội ngũ nhân lực có đủ trí tuệ và sức lực đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thể dục, thể thao là một trong 3 lĩnh vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm quản lý. Vì vậy, chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020 được hình thành trong tổng thể phát triển hài hòa cùng với các lĩnh vực văn hóa và du lịch... nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, mà thể dục, thể thao đóng vai trò<br />
<br />
3<br />
<br />
chủ đạo đối với sự nghiệp bảo vệ, nâng cao sức khỏe, tạo dựng nhân cách và lối sống lành mạnh của các thế hệ người Việt Nam. Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau: Thể dục, thể thao cho mọi người - Thể dục, thể thao quần chúng; - Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; - Thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang. Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp. Ủy ban Olympic Việt Nam và tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao. 1.2. Giáo dục con người toàn diện theo quan điểm Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hoá thế giới và được thế giới công nhận danh hiệu anh hùng giải phóng dân tộc. Suốt đời Bác đã hy sinh vì độc lập dân tộc, lãnh đạo tài tình cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thành công. Bác là người trung thành với học thuyết Mác-Lêlin. Trong chỉ đạo công tác Cách mạng và lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc Bác cũng rất quan tâm đến công tác TDTT, coi đó là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục Cộng sản Chủ nghĩa cho thanh niên. Tháng 3 năm 1941, trong chương trình cứu nước của mặt trận Việt Minh, Bác Hồ đã nêu rõ: “Khuyến khích và giúp đỡ nền TDTT quốc dân, làm cho nòi giống thêm khỏe mạnh”, và ngay sau khi giành chính quyền tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc chăm lo sức khỏe của nhân dân. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục tháng 3 năm 1946, người khẳng định vị trí của sức khoẻ trong chế độ mới: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức làm cho cả nước yếu ớt, mỗi người dân khoẻ mạnh tức làm cả nước mạnh khoẻ”. Và vì thế “luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Trong thư gửi Hội nghị Cán bộ thể dục thể thao toàn Miền Bắc ngày 31 tháng 03 năm 1960, Bác Hồ đã dạy: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt, thì cần có sức khoẻ. Muốn có sức khoẻ thì nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao cho rộng khắp”. Đồng thời Bác còn căn dặn “Cán bộ thể dục thể thao phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác” nhằm phục vụ sức khoẻ nhân dân. Về vị trí của TDTT trong xã hội, Người khẳng định: “Là một trong những công tác cách mạng khác”.<br />
<br />
4<br />
<br />
Tư tưởng bao trùm của Bác Hồ trong việc đặt nền tảng xây dựng nền TDTT mới của nước ta là: Sự khẳng định có tính chất cách mạng của công tác TDTT là nhu cầu khách quan của một xã hội phát triển, là nghĩa vụ của mỗi người dân yêu nước. Mục tiêu cao đẹp của TDTT là bảo vệ, tăng cường sức khỏe của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống, làm cho dân cường nước thịnh. Những ý tưởng đó được xuyên suốt trong các văn kiện, bài viết của Bác. 1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất trong trường học Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ta hiện nay, thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chủ tịch, Đảng và Nhà nước ta không ngừng tạo điều kiện để biến học thuyết phát triển con người toàn diện thành hiện thực. Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khoá VII) giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục & Đào tạo và Tổng cục TDTT thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTC. Cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh- sinh viên, qua đó phát hiện và tuyển chọn được nhiều tài năng thể thao cho đất nước. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 41 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao”. Luật Giáo dục được Quốc hội khoá IX, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998 và Pháp lệnh TDTT được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua tháng 09/2000 quy định: Nhà nước coi trọng TDTT trường học, nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên và nhi đồng. GDTC là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh sinh viên được thực hiện theo hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học. TDTT trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt buộc và tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho người học. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tập luyện TDTT phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện từng nơi. GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp<br />
<br />
5<br />
<br />
phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa… Văn kiện Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: Giáo dục- Đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI… Đồng thời khẳng định “…Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, là vốn quý để tạo ra tài sản, trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội của các cấp, các ngành, các đoàn thể…” Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2000 đến 2010 là “…Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân…” Chỉ thị 17/CT-TW ngày 23/10/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng nêu rõ “…Đẩy mạnh hoạt động TDTT ở trường học, đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên TDTT… Tăng cường đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực TDTT”. Để tạo điều kiện thuận cho sự phát triển sự nghiệp thể thao nước nhà, Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 133/TTG về việc xây dựng quy hoạch ngành TDTT, trong đó ghi rõ: “Ngành TDTT phải xây dựng định hướng có tính chất chiến lược, trong đó quy định các môn thể thao và các hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của thể thao quần chúng, khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời có những chỉ thị, quyết định chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục thể chất trong trường học, như việc ban hành Quy chế Giáo dục thể chất và y tế trường học trong nhà trường các cấp. Theo quyết định số 14/2001 ngày 03 tháng 5 năm 2001, Bộ tiếp tục khẳng định vị trí vai trò Giáo dục thể chất là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên… Gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo - Uỷ ban Thể dục thể thao thống nhất ban hành Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT - BGD & ĐT- UBTDTT ngày 29/12/2005, hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006 - 2010, xác định “Thể thao trường học là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,… phát triển TDTT trường học theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giờ học thể dục nội khoá, đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoại<br />
<br />