intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hạch toán kế toán đầu tư tài chính (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Hạch toán kế toán đầu tư tài chính (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng)" biên soạn nhằm giúp người học trình bày được khái niệm các khoản đầu tư tài chính; nắm được chức năng, nhiệm vụ của kế toán đầu tư tài chính; phát biểu được phương pháp thực hiện các nghiệp vụ kế toán đầu tư tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hạch toán kế toán đầu tư tài chính (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH Mô đun: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP – CAO ĐẲNG Bình Định, năm 2017
  2. 2 UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH Mô đun: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP – CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-....ngày .... tháng.... năm 20... của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2017
  3. 3
  4. 4 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  5. 5 LỜI GIỚI THIỆU Hạch toán kế toán đầu tư tài chính là mô đun trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng trong việc quản lý, kiểm soát các hoạt động của đơn vị kinh tế trong phần hành kế toán đầu tư tài chính. Hạch toán kế toán đầu tư tài chính thực hiện việc quản lý chi tiết các khoản đầu tư tài chính, dự phòng những rủi ro xảy ra trong đầu tư tài chính mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Dựa theo chương trình mô đun Hạch toán kế toán đầu tư tài chính của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn, giáo trình được kết cấu thành ba bài. Nội dung trình bày trong giáo trình gồm các vấn đề: - Cung cấp kiến thức cơ bản, chuyên sâu về hạch toán kế toán đầu tư tài chính gồm: Hạch toán kế toán chứng khoán kinh doanh và những khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; Hạch toán kế toán đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh liên kết; Hạch toán dự phòng các khoản đầu tư tài chính. - Hướng dẫn người học rèn luyện kỹ năng định khoản, ghi chép sổ sách những nghiệp vụ kế toán đầu tư tài chính. Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả đã cập nhật thông tin đồng thời tham khảo từ các nguồn tài liệu liên quan, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, các anh chị đồng nghiệp và các bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn. Bình Định, ngày ….. tháng.... năm……. Tác giả Lê Thị Kim Oanh
  6. 6 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 4 BÀI 1: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN KINH DOANH, ĐẦU TƯ NẮM GIỮ ĐẾN NGÀY ĐÁO HẠN 7 1.1. Hạch toán kế toán chứng khoán kinh doanh 7 1.1.1. Định khoản kế toán 7 1.1.2. Lập sổ sách kế toán 12 1.2. Hạch toán kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 18 1.2.1. Định khoản kế toán 18 1.2.2. Ghi sổ kế toán 22 BÀI 2: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN DOANH LIÊN KẾT, ĐẦU TƯ KHÁC 32 2.1. Hạch toán kế toán đầu tư vào công ty con 32 2.1.1. Định khoản kế toán 32 2.1.2. Ghi sổ kế toán 39 2.2. Hạch toán kế toán đầu tư vào công ty liên doanh liên kết 42 2.2.1. Định khoản kế toán 42 2.2.2. Ghi sổ kế toán 47 2.3. Hạch toán kế toán đầu tư khác 53 2.3.1. Định khoản kế toán 53 2.3.2. Ghi sổ kế toán 57 BÀI 3: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DỰ PHÒNG TỔN THẤT ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 62 3.1. Định khoản kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác 62 3.1.1. Lý thuyết liên quan 62 3.1.2. Trình tự thực hiện 64 3.1.3. Thực hành 64 3.2. Ghi sổ kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác 66 3.2.1. Trình tự thực hiện 66 3.2.2. Thực hành 66
  7. 7 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Mã mô đun: MĐ 13 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Được học sau các mô đun Hạch toán kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu; mô đun Hạch toán kế toán tài sản cố định; mô đun Hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Tính chất: Cung cấp kiến thức, kỹ năng quản lý và kiểm soát các hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp trên phương diện kế toán tài chính. - Ý nghĩa: Là cơ sở để trở thành một kế toán viên phần hành và tổng hợp. - Vai trò: Giúp người học đóng vai trò là kế toán phần hành đầu tư tài chính trong môi trường giả định. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được khái niệm các khoản đầu tư tài chính; + Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của kế toán đầu tư tài chính; + Trình bày được phương pháp thực hiện các nghiệp vụ kế toán đầu tư tài chính. - Kỹ năng: + Giải quyết được những vấn đề về chuyên môn kế toán và tổ chức được công tác kế toán - tài chính trong phần hành kế toán đầu tư tài chính tại doanh nghiệp; + Lập, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán đầu tư tài chính; + Sử dụng được chứng từ để ghi sổ chi tiết, tổng hợp của kế đầu tư tài chính. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Đủ năng lực thực hiện công việc kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp phần hành kế toán đầu tư tài chính; + Phối hợp tốt với kế toán các phần hành khác trong việc trao đổi xử lý chứng từ, sổ sách kế toán theo nhiệm vụ kế toán trưởng giao; + Thực hiện đúng quy định của pháp luật với nhiệm vụ được giao; + Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số Thời gian (giờ) T Tên các bài trong mô đun TS LT TH KT T 1 Bài 1: Hạch toán kế toán chứng khoán kinh doanh, 36 12 23 1 đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 2 Bài 2: Hạch toán kế toán đầu tư vào công ty con, 36 12 23 1 công ty liên doanh liên kết 3 Bài 3: Hạch toán kế toán dự phòng tổn thất đầu tư 18 6 12 tài chính Cộng 90 30 58 2 2. Nội dung chi tiết:
  8. 8 BÀI 1: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN KINH DOANH, ĐẦU TƯ NẮM GIỮ ĐẾN NGÀY ĐÁO HẠN Mã bài: 13.01 Thời gian: 36 giờ (LT: 4; TH: 15; KT: 1; Tự học: 16) Giới thiệu: Chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính. Chứng khoán kinh doanh bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu. Bài học này cung cấp đến người học cách hạch toán chứng khoán kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Mục tiêu: - Trình bày được kết cấu tài khoản 121, 128; - Trình bày được các nguyên tắc, và phương pháp hạch toán chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; - Trình bày được các chứng từ kế toán, và phương pháp ghi sổ sách kế toán chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; - Thực hiện định khoản được các nghiệp vụ kế toán chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; - Ghi được sổ sách kế toán đầu tư chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; - Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp. Nội dung chính: 1.1. Hạch toán kế toán chứng khoán kinh doanh 1.1.1. Định khoản kế toán 1.1.1.1. Lý thuyết liên quan * Tài khoản sử dụng 121 – Chứng khoán kinh doanh Bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh mua vào. Bên Có: Giá trị ghi sổ chứng khoán kinh doanh khi bán. Số dư bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh, có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1211 – Cổ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán cổ phiếu với mục đích nắm giữ để bán kiếm lời. - Tài khoản 1212 – Trái phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu nắm giữ để bán kiếm lời. - Tài khoản 1218 – Chứng khoán và công cụ tài chính khác: Phản ánh tình hình mua, bán các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác theo quy định của pháp luật để kiếm lời, như chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, thương phiếu... Tài khoản này còn phản ánh cả tình hình mua, bán các loại giấy tờ có giá khác như thương phiếu, hối phiếu để bán kiếm lời. * Nguyên tắc kế toán a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật nắm giữ vì mục đích kinh doanh (kể cả chứng khoán có thời gian đáo hạn trên 12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời). Tài khoản này không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, như: Các khoản cho vay theo khế ước giữa 2 bên, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, thương phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu,... nắm giữ đến ngày đáo hạn.
  9. 9 b) Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh. Thời điểm ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh là thời điểm nhà đầu tư có quyền sở hữu, cụ thể như sau: - Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm khớp lệnh; - Chứng khoán chưa niêm yết được ghi nhận tại thời điểm chính thức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. c) Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán kinh doanh bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, kế toán được lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh. d) Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán kinh doanh. Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư này. Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó. Khi nhà đầu tư nhận được thêm cổ phiếu mà không phải trả tiền do công ty cổ phần sử dụng thặng dư vốn cổ phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (chia cổ tức bằng cổ phiếu) để phát hành thêm cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh Báo cáo tài chính, không ghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần. đ) Mọi trường hợp hoán đổi cổ phiếu đều phải xác định giá trị cổ phiếu theo giá trị hợp lý tại ngày trao đổi. Phần chênh lệch (nếu có) giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về và giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi được kế toán là doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ). Việc xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu được thực hiện như sau: - Đối với cổ phiếu của công ty niêm yết, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa niêm yết trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi. Trường hợp tại ngày trao đổi thị trường chứng khoán không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi. - Đối với cổ phiếu chưa niêm yết được giao dịch trên sàn UPCOM, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá giao dịch đóng cửa trên sàn UPCOM tại ngày trao đổi. Trường hợp tại ngày trao đổi sàn UPCOM không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi. - Đối với cổ phiếu chưa niêm yết khác, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá do các bên thỏa thuận theo hợp đồng hoặc giá trị sổ sách tại thời điểm trao đổi. e) Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi chi tiết từng mã, từng loại chứng khoán kinh doanh mà doanh nghiệp đang nắm giữ (theo từng loại chứng khoán; theo từng đối tượng, mệnh giá, giá mua thực tế, từng loại nguyên tệ sử dụng để đầu tư…). g) Khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loại chứng khoán) giá vốn chứng khoán kinh doanh được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền hoặc nhập trước xuất trước. Chi phí bán chứng khoán được phản ánh vào chi phí tài chính trong kỳ. Khoản lãi hoặc lỗ khi thanh lý, nhượng bán
  10. 10 chứng khoán kinh doanh được phản ánh vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. h) Cuối niên độ kế toán doanh nghiệp phải đánh giá lại tất cả các loại chứng khoán kinh doanh là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại chứng khoán kinh doanh là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. * Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu a. Khi mua chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào chi phí mua thực tế (giá mua cộng (+) chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí ngân hàng...), ghi: Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh Có các TK 111, 112, 331 Có TK 141 – Tạm ứng Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược b. Định kỳ thu lãi trái phiếu và các chứng khoán khác: - Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu (không mang tiền về doanh nghiệp mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu), ghi: Nợ TK 121- Chứng khoán kinh doanh Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính - Trường hợp nhận lãi bằng tiền hoặc nhận được thông báo, ghi: Nợ các TK 111, 112, 138 Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính - Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại một khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này; Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi: Nợ các TK 111, 112, 138...(tổng tiền lãi thu được) Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước kho doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư) c. Kế toán cổ tức, lợi nhuận được chia: - Trường hợp nhận cổ tức cho giai đoạn sau ngày đầu tư, ghi: Nợ các TK 111, 112... Nợ các TK 138 – Phải thu khác (chưa thu được tiền ngay) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính - Trường hợp nhận cổ tức của giai đoạn trước ngày đầu tư, ghi: Nợ các TK 111, 112, 138,... (tổng tiền lãi thu được) Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư). - Trường hợp nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng để đánh giá tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư tài chính, ghi:
  11. 11 Nợ các TK 112, 138 Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh d. Khi bán chuyển nhượng chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào giá chứng khoán: - Trường hợp có lãi, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131... (tổng giá thanh toán) Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá vốn bình quân gia quyền) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch giữa giá vốn lớn hơn giá bán) - Trường hợp bị lỗ, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131... (tổng giá thanh toán) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữa giá bán nhỏ giá vốn) Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá vốn bình quân gia quyền) - Các chi phí về bán chứng khoán, ghi Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 111, 112, 331... đ. Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán kinh doanh đã đáo hạn, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 121 Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính e. Trường hợp doanh nghiệp nhượng bán chứng khoán kinh doanh dưới hình thức hoán đổi cổ phiếu, doanh nghiệp phải xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về tại thời điểm trao đổi. Phần chênh lệch (nếu có) giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về và giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi được kế toán là doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ). - Trường hợp hoán đổi cổ phiếu có lãi, ghi: Nợ TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (Giá trị hợp lý cổ phiếu nhận về) Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi tính theo phương pháp bình quân gia quyền) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về cao hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi) - Trường hợp hoán đổi cổ phiếu bị lỗ, ghi: Nợ TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (Giá trị hợp lý cổ phiếu nhận về) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về thấp hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi) Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi tính theo phương pháp bình quân gia quyền) g. Đánh giá lại số dư các loại chứng khoán thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (như trái phiếu, thương phiếu bằng ngoại tệ...). - Trường hợp lãi, ghi: Nợ TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (1212, 1218) Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. - Trường hợp lỗ, ghi: Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (1212, 1218) 1.1.1.2. Trình tự thực hiện Bước 1. Tập hợp, xác định chứng từ kế toán liên quan.
  12. 12 Bước 2. Xác định tài khoản chi tiết phù hợp (1211, 1212, 1218) Bước 3. Định khoản kế toán: Căn cứ nguyên tắc kế toán chứng khoán kinh doanh và phương pháp hạch toán xác định tài khoản đối ứng của nghiệp vụ và định khoản kế toán. 1.1.1.3. Thực hành Công ty Thiên Minh, địa chỉ 123 Trần Hưng Đạo TP Quy Nhơn, kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Có các số liệu liên quan đến hoạt động đầu tư đầu tháng 1/2018 như sau: Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của 1 số tài khoản: - Tài khoản 121: 60.000.000 đồng (Chứng khoán kinh doanh) - Tài khoản 1211 An Việt (2.000 cổ phiếu) 40.000.000 đồng - Tài khoản 1212 ABC (20 tờ kỳ phiếu) 20.000.000 đồng - Tài khoản 331 Hưng Phát: 120.000.000 đồng Tài liệu 2: Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1) Ngày 5/1, Mua 50 tờ kỳ phiếu của ngân hàng VTB mệnh giá 1.000.000 đồng/tờ, thời hạn 6 tháng, lãi suất 0,75%/tháng, thu lãi định kỳ hàng tháng, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, kèm theo GBN1. 2) Ngày 10/1, Công ty mua 4.000 cổ phiếu của Công ty HS với giá 13.750 đồng/ cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng kèm giấy báo có GBN2; chi phí môi giới phát sinh liên quan đến việc mua cổ phiếu thanh toán bằng tiền mặt là 1.000.000 đồng, kèm theo phiếu chi PC1. 3) Ngày 15/1, Mua tín phiếu kho bạc bằng tiền gửi ngân hàng, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0,8%/tháng, mệnh giá 200.000.000 đồng; lãi được thanh toán ngay khi mua tín phiếu (tín phiếu chiết khấu), kèm theo giấy báo nợ GBN3. 4) Ngày 20/1, Chuyển nhượng 1.000 cổ phiếu đã đầu tư của công ty An Việt, giá bán 15.000 đồng/ cổ phiếu, đã thu bằng chuyển khoản qua ngân hàng, kèm theo giấy báo có GBC2. 5) Ngày 25/1 Mua 150 tờ kỳ phiếu ngân hàng Đông Á mệnh giá 1.000.000 đồng/kỳ phiếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, kỳ phiếu được phát hành có thời hạn 12 tháng, lãi suất 12%/năm, thu lãi 1 lần khi đáo hạn, kèm theo giấy báo nợ GBN3. * Hướng dẫn thực hành - Nghiệp vụ 1: Mua 50 tờ kỳ phiếu của ngân hàng VTB Chứng từ kế toán: Giấy báo nợ Định khoản: Nợ 1212 –VTB: 50.000.000 đồng Có 112: 50.000.000 đồng - Nghiệp vụ 2: Chứng từ kế toán: Giấy báo nợ, Phiếu chi Định khoản: Mua cổ phiếu Công ty HS 2a. Nợ 1211–HS: 55.000.000 đồng Có 112: 55.000.000 đồng Chi phí liên quan đến việc mua cổ phiếu 2b. Nợ 1211–HS: 1.000.000 đồng Có 111: 1.000.000 đồng - Nghiệp vụ 3: Chứng từ kế toán: Giấy báo nợ
  13. 13 Định khoản: Mua tín phiếu kho bạc 3a. Nợ 1212–TPKB: 200.000.000 đồng Có 112: 200.000.000: đồng Chiết khấu tín phiếu kho bạc 3b. Nợ 111: 9.600.000 đồng Có 515: 9.600.000 đồng Chiết khấu tín phiếu kho bạc: 200.000.000 đồng x 0,8% x 6=9.600.000 đồng - Nghiệp vụ 4: Chuyển nhượng cổ phiếu Chứng từ kế toán: Giấy báo có Định khoản: Nợ 112: 15.000.000 đồng Nợ 635: 5.000.000 đồng Có 1211- AV: 20.000.000 đồng - Nghiệp vụ 5: Mua kỳ phiếu Chứng từ kế toán: Giấy báo nợ Định khoản: Nợ 1212 – ĐA: 150.000.000 đồng Có 1111: 150.000.000 đồng 1.1.2. Lập sổ sách kế toán 1.1.2.1. Lý thuyết liên quan a. Sổ chi tiết Đầu tư chứng khoán, trái phiếu. Mẫu sổ: Sổ được mở theo từng tài khoản (chứng khoán kinh doanh: TK 121; Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: TK 128) và theo từng loại chứng khoán có cùng mệnh giá, tỷ lệ lãi suất được hưởng và phương thức thanh toán lãi suất. Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ. Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ. Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp kinh tế phát sinh.
  14. 14 Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng. Cột 1: Ghi số lượng chứng khoán mua vào. Cột 2: Ghi số tiền mua chứng khoán trong kỳ. Cột 3: Ghi số lượng chứng khoán xuất bán hoặc thanh toán trong kỳ. Cột 4: Ghi giá vốn của chứng khoán xuất bán hoặc thanh toán. Cột 5: Ghi số lượng chứng khoán còn lại cuối kỳ. Cột 6: Ghi giá trị chứng khoán còn lại cuối kỳ. b. Sổ cái tài khoản 121 Mẫu sổ và phương pháp ghi chép tương tự sổ cái các tài khoản 111, 112 đã học. 1.1.2.2. Trình tự thực hiện Bước 1. Tập hợp các chứng từ đã định khoản kế toán liên quan. Bước 2. Căn cứ chứng từ liên quan, căn cứ phương pháp ghi sổ kế toán chi tiết đầu tư chứng khoán, trái phiếu, căn cứ số dư đầu kỳ (số lượng, giá trị cổ phiếu, trái phiếu) ghi sổ chi tiết tài khoản 121 chi tiết theo từng loại cổ phiếu, trái phiếu. Bước 3. Căn cứ chứng từ, phương pháp ghi sổ cái, ghi sổ cái tài khoản 121. 1.1.2.3. Thực hành Căn cứ chứng từ phần 1.1.1.2. b), thực hành: 1. Ghi sổ kế toán chi tiết tài khoản 121 theo từng loại cổ phiếu, trái phiếu. 2. Ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức chứng từ ghi sổ. 3. Ghi sổ cái tài khoản 121. * Hướng dẫn thực hành: Đầu tháng 01/2017 Ccông ty Thiên Minh có số dư đầu kỳ hai (02) tài khoản chi tiết chứng khoán kinh doanh là 1211 An Việt và 1212 ABC, trong tháng 1 phát sinh giao dịch liên quan đến kỳ phiếu ngân hàng Việt Nam Thương Tín Ngân hàng, cổ phiếu Công ty HS, tín phiếu kho bạc, cổ phiếu công ty An Việt, kỳ phiếu ngân hàng Đông Á, do vậy số lượng sổ chi tiết Đầu tư chứng khoán, trái phiếu cần ghi chép là sáu (06) sổ, căn cứ nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cùng với chứng từ kế toán liên quan, kế toán ghi các sổ chi tiết cụ thể như sau: - Ghi Sổ chi tiết cổ phiếu công ty An Việt: Mở TK chi tiết 1211 – An Việt Số liệu ghi chép: + Ghi Số dư đầu kỳ tài khoản 1211-An Việt: + Nghiệp vụ phát sinh: số 4 ngày 20/01 Chuyển nhượng 1.000 cổ phiếu công ty An Việt thể hiện trên chứng từ Giấy báo có GBC1, giá bán 20.000 đồng/ cổ phiếu.
  15. 15 - Ghi Sổ chi tiết kỳ phiếu công ty ABC: Mở TK chi tiết 1212 – ABC. Số liệu ghi chép: + Ghi Số dư đầu kỳ tài khoản 1212-ABC + Không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ nên số liệu không biến động. - Ghi Sổ chi tiết kỳ phiếu ngân hàng VTB: Mở TK chi tiết 1212 – VTB. Số liệu ghi chép: + Không có số dư đầu kỳ. + Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: nghiệp vụ số 1, ngày 5/1, Mua 50 tờ kỳ phiếu của ngân hàng VTB mệnh giá 1.000.000 đồng/tờ, thời hạn 6 tháng, lãi suất
  16. 16 0,75%/tháng, thu lãi định kỳ hàng tháng, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, kèm theo chứng từ Giấy báo nợ GBN 1. - Ghi Sổ chi tiết cổ phiếu công ty HS: Mở TK chi tiết 1211 – HS. Số liệu ghi chép: + Không có số dư đầu kỳ. + Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: nghiệp vụ số 2, ngày 10/1, mua 4.000 cổ phiếu của Công ty HS với giá 13.750 đồng/ cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng chứng từ giấy báo có GBC 1; chi phí môi giới phát sinh liên quan đến việc mua cổ phiếu thanh toán bằng tiền mặt là 1.000.000 đồng, chứng từ phiếu chi PC1. - Ghi Sổ chi tiết tín phiếu kho bạc:
  17. 17 Mở TK chi tiết 1212 – TPKB Số liệu ghi chép: + Không có số dư đầu kỳ + Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: nghiệp vụ số 3, ngày 15/1, mua tín phiếu kho bạc bằng tiền gửi ngân hàng, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0,8%/tháng, mệnh giá 200.000.000 đồng; lãi được thanh toán ngay khi mua tín phiếu (tín phiếu chiết khấu), chứng từ Giấy báo nợ GBN 3. - Ghi Sổ chi tiết kỳ phiếu ngân hàng Đông Á: Mở TK chi tiết 1212 – ĐA. Số liệu ghi chép: + Không có số dư đầu kỳ. + Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: nghiệp vụ số 5, ngày 25/1, mua 150 tờ kỳ phiếu ngân hàng Đông Á mệnh giá 1.000.000 đồng/kỳ phiếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, kỳ phiếu được phát hành có thời hạn 12 tháng, lãi suất 12%/năm, thu lãi 1 lần khi đáo hạn, chứng từ GBN 4.
  18. 18 * Chứng từ ghi sổ * Ghi Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
  19. 19 * Ghi sổ cái tài khoản 121 Đơn vị: Công ty Thiên Minh Mẫu số S02c1-DN Địa chỉ: 123 Trần Hưng Đạo, Q.Nhơn (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ) Tháng 01 năm 2017 Tên tài khoản: Chứng khoán kinh doanh Số hiệu: 121 ĐVT: Đồng) Chứng từ GS Số tiền NT Số hiệu Ghi Số Ngày, Diễn giải GS TK ĐƯ Nợ Có chú hiệu tháng A B C D E 1 2 G Số dư đầu tháng 60.000.000 Số phát sinh trong tháng 31/ Mua kỳ phiếu VTB 07 31/1 112 50.000.000 1 Mua cổ phiếu HS 112 55.000.000 111 1.000.000 Mua tín phiếu kho bạc 112 200.000.000 Mua kỳ phiếu Đông Á 112 150.000.000 31/ Chuyển nhượng cổ phiếu 08 31/1 112 15.000.000 1 An Việt 635 5.000.000 Cộng phát sinh tháng x 456.000.000 20.000.000 x Số dư cuối tháng x 496.000.000 x Cộng lũy kế từ đầu quý x 496.000.000 x - Sổ ngày có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ... - Ngày mở sổ: .... Ngày 31 tháng 01 năm 2017
  20. 20 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 1.2. Hạch toán kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 1.2.1. Định khoản kế toán 1.2.1.1. Lý thuyết liên quan * Tài khoản sử dụng 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng. Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của tiền gửi có kỳ hạn. - Tài khoản 1282 - Trái phiếu: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các loại trái phiếu mà doanh nghiệp có khả năng và có ý định nắm giữ đến ngày đáo hạn. - Tài khoản 1283 - Cho vay: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản cho vay theo khế ước giữa các bên nhưng không được giao dịch mua, bán trên thị trường như chứng khoán. Tùy theo từng hợp đồng, các khoản cho vay theo khế ước có thể được thu hồi một lần tại thời điểm đáo hạn hoặc thu hồi dần từng kỳ. - Tài khoản 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản tiền gửi ngân hàng, trái phiếu và cho vay), như cổ phiếu ưu đãi bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai, thương phiếu. * Nguyên tắc kế toán a. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản chứng khoán kinh doanh) như: Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại tín phiếu, kỳ phiếu), trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai và các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác. Tài khoản này không phản ánh các loại trái phiếu và công cụ nợ nắm giữ vì mục đích mua bán để kiếm lời (phản ánh trong tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh). b. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, từng số lượng... Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại (dưới 12 tháng hay từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo) để trình bày là tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn. c. Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. d. Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, nếu chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
55=>1