intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hạch toán kế toán vốn bằng tiền (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Hạch toán kế toán vốn bằng tiền (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng)" biên soạn nhằm giúp người học vận dụng được các kiến thức đã học về kế toán vốn bằng tiền, phải thu, phải trả trong việc thực hiện thực hiện nghiệp vụ kế toán theo từng nội dung của phần hành; áp dụng được các kiến thức kế toán đã học vào thực hành các phần hành kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hạch toán kế toán vốn bằng tiền (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP – CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được dùngnguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để học mô đun Hạch toán kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả đòi hỏi người học đã thông thạo những kiến thức về vốn bằng tiền, phải thu khách hàng, phải trả người bán, thuế phải nộp ngân sách nhà nước, phải thu, phải trả nội bộ, …. Nội dung trình bày trong mô đun gồm các vấn đề: - Cung cấp kiến thức cơ bản, chuyên sâu về kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả gồm: Hạch toán kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; hạch toán kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán; hạch toán thuế giá trị gia tăng; hạch toán các khoản phải thu, phải trả nội bộ. - Cung cấp cách tạo chứng từ, ghi chép sổ sách chi tiết và tổng hợp trên từng phần hành. - Hướng dẫn và ví dụ cơ bản về tạo chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán các phần hành. - Phần bài tập thực hành (những bài tập tương tự như ví dụ giúp người học tự rèn luyện kỹ năng). Về mặt lý thuyết, giáo trình cung cấp đến người đọc những kiến thức về cơ bản về hạch toán, lập chứng từ, ghi sổ kế toán. Trong quá trình biên soạn chắc chắn còn thiếu sót, tổ bộ môn mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý độc giả để giúp chúng tôi chỉnh sửa giáo trình đạt được kết quả học tập, giảng dạy cao. Tác giả ThS. Nguyễn Ánh Tuyết 2
  4. MỤC LỤC BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 8 Mã bài: MĐ11-01 8 1.1.Khái niệm và phân loại vốn bằng tiền 8 1.1.1. Khái niệm 8 1.1.2. Phân loại vốn bằng tiền 8 1.2. Tài khoản sử dụng 8 1.2.1 Tài khoản 111 – Tiền mặt 8 1.2.2 Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng 9 1.3. Đặc điểm vốn bằng tiền, nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán 9 1.3.1. Đặc điểm 9 1.3.2. Nhiệm vụ 9 1.3.3. Nguyên tắc 9 BÀI 2: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN MẶT 11 Mã bài: MĐ11-02 11 2.1 Định khoản kế toán tiền mặt 11 2.1.1 Lý thuyết liên quan 11 2.1.2 Trình tự thực hiện 13 2.1.3 Thực hành 13 2.2. Lập chứng từ và sổ sách kế toán 14 2.2.1 Lập chứng từ 14 2.2.2 Ghi số kế toán chi tiết 20 2.3. Thực hành ứng dụng kế toán tiền mặt 26 BÀI TẬP 33 BÀI 3: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG 35 Mã bài: MĐ11-03 35 3.1 Định khoản kế toán 35 3.1.1 Lý thuyết liên quan 35 3.1.2 Trình tự thực hiện 37 3.1.3 Thực hành 37 3.2. Lập chứng từ và sổ sách kế toán 38 3.2.1. Lập chứng từ 38 3.2.2.Lập sổ sách kế toán 41 3.3. Thực hành ứng dụng 42 3.3.1. Định khoản 42 3
  5. 3.3.2. Lập chứng từ 43 3.3.3. Ghi sổ kế toán chi tiết 45 3.3.4. Ghi sổ kế toán tổng hợp 45 BÀI 4: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ 48 Mã bài: MĐ11-04 48 4.1. Khái niệm các khoản phải thu, phải trả 48 4.1.1 Khái niệm các khoản phải thu 48 4.1.2 Khái niệm các khoản phải trả 48 4.2. Tài khoản sử dụng 48 4.3. Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu, phải trả 48 4.3.1 Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu 48 4.3.2 Nguyên tắc kế toán các khoản phải trả 49 BÀI 5: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU 51 Mã bài: MĐ11-05 51 5.1 Định khoản kế toán 51 5.1.1 Lý thuyết liên quan 51 5.1.2 Trình tự thực hiện 53 5.1.3 Thực hành 53 5.2 Xác định chứng từ, sổ sách kế toán 55 5.2.1. Lập sổ sách kế toán 55 5.3. Thực hành ứng dụng 56 5.3.1 Bài tập thực hành ứng dụng kế toán phải thu 56 BÀI TẬP 61 BÀI 6: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) 64 Mã bài: MĐ11-06 64 6.1 Định khoản kế toán 64 6.1.1 Lý thuyết kế toán 64 6.1.2 Trình tự thực hiện 65 6.1.3 Thực hành 66 6.2. Xác định chứng từ và sổ sách kế toán 66 6.2.1. Xác định chứng từ 66 6.2.2 Lập sổ sách kế toán 66 6.3 Thực hành ứng dụng 68 BÀI TẬP 72 BÀI 7: KẾ TOÁN PHẢI THU NỘI BỘ 74 Mã bài: MĐ11-07 74 7.1 Định khoản kế toán 74 4
  6. 7.1.1 Lý thuyết liên quan 74 7.1.2 Trình tự thực hiện 77 7.1.3 Thực hành 77 7.2. Xác định chứng từ và sổ sách kế toán 79 7.2.1. Xác định chứng từ 79 7.2.2 Sổ sách kế toán 80 7.3. Thực hành ứng dụng 80 BÀI TẬP 83 BÀI 8: KẾ TOÁN PHẢI TRẢ 84 Mã bài: MĐ11-08 84 8.1 Định khoản kế toán 84 8.1.1 Lý thuyết liên quan 84 8.1.2 Trình tự thực hiện 87 8.1.3 Thực hành 87 8.2 Xác định chứng từ và sổ sách kế toán 88 8.2.1 Xác định chứng từ 88 8.2.2. Lập sổ sách kế toán 89 8.3. Thực hành ứng dụng 90 5
  7. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, PHẢI THU, PHẢI TRẢ Mã mô đun: MĐ11 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Là mô đun trong nội dung chương trình trung cấp nghề -cao đẳng nghề, được bố trí giảng dạy sau khi học xong môn học Nguyên lý kế toán - Tính chất: Mô đun nàylà cơ sở để học môn đun hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành, hạch toán xác định kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận.... - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: + Mô đun có ý nghĩa thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động cho đối tượng sử dụng thông tin kế toán. + Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoan, từng thời kỳ. Mục tiêu của mô đun: -Kiến thức + Vận dụng được các kiến thức đã học về kế toán vốn bằng tiền, phải thu, phải trả trong việc thực hiện thực hiện nghiệp vụ kế toán theo từng nội dung của phần hành. + Vận dụng được các kiến thức kế toán đã học vào thực hành các phần hành kế toán. -Kỹ năng + Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán. + Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp. -Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có đủ năng lực làm việc trong lĩnh vực hạch toán kế toán. + Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao, thích nghi với các mội trường làm việc khác nhau. + Tuân thủ quy định pháp luật trong lĩnh vực hạch toán kế toán. Nội dung chính: Số Thời gian (giờ) T Tên các bài trong mô đun TS LT TH KT T 1 Bài 1: Tổng quan về kế toán vốn bằng tiền 3 3 2 Bài 2: Hạch toán kế toán tiền mặt 12 3 9 3 Bài 3: Hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng 12 3 9 4 Bài 4: Tổng quan về kế toán các khoản phải thu, 3 3 phải trả 6
  8. Số Thời gian (giờ) T Tên các bài trong mô đun TS LT TH KT T 5 Bài 5: Hạch toán kế toán các khoản phải thu 18 6 11 1 khách hàng 6 Bài 6: Hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng 15 6 9 khấu trừ 7 Bài 7: Hạch toán kế toán phải thu nội bộ 12 3 9 8 Bài 8: Hạch toán kế toán các khoản phải trả 15 3 11 1 Cộng 90 30 58 2 7
  9. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN Mã bài: MĐ11-01 Thời gian: 3 giờ (LT: 1;TH:0;Tự học: 2) Giới thiệu: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp, tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp, tiền gửi tại ngân hàng, và các khoản tiền đang chuyển. Mục tiêu: - Trình bày khái niệm, phân loại và nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền. - Trình bày các tài khoản sử dụng trong phần hành kế toán vốn bằng tiền. - Trình bày đặc điểm và nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền. - Vận dụng các kiến thức về kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu vào làm. - Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp Nội dung chính: 1.1.Khái niệm và phân loại vốn bằng tiền 1.1.1. Khái niệm Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển. Với tính lưu hoạt cao – vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí. 1.1.2. Phân loại vốn bằng tiền Theo hình thức tồn tại, vốn bằng tiền được phân chia thành: - Tiền Việt Nam: là loại tiền phù hiệu. Đây là loại giấy bạc và đồng xu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính thức với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Ngoại tệ: là loại tiền phù hiệu. Đây là loại giấy bạc không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam như: đồng Đô la Mỹ( USD), đồng tiền chung Châu Âu( EURO), đồng yên Nhật(JPY)… - Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: là loại tiền thực chất, tuy nhiên loại tiền này không có khả năng thanh khoản cao. Nó được sử dụng chủ yếu vì mục đích cất trữ. Mục tiêu đảm bảo một lượng dự trữ an toàn trong nền kinh tế hơn là vì mục đích thanh toán trong kinh doanh. Theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các khoản sau: - Vốn bằng tiền được bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp gọi là tiền mặt. - Tiền gửi tại các ngân hàng, cá tổ chức tài chính, kho bạc nhà nước gọi chung là tiền gửi ngân hàng. 8
  10. - Tiền đang chuyển: là tiền trong quá trình trao đổi mua bán với khác hàng và nhà cung cấp. 1.2. Tài khoản sử dụng 1.2.1 Tài khoản 111 – Tiền mặt Tài khoản 111 có 3 TK cấp 2: Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam Tài hoản 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 1.2.2 Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng  Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng có 3 TK cấp 2 Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam Tài khoản 1122 – Ngoại tệ Tài khoản 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 1.3. Đặc điểm vốn bằng tiền, nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán 1.3.1. Đặc điểm Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm các loại vật tư hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời vốn bằng tiền cũng là kết quả của việc mua bán và thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lí hết sức chặt chẽ do vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao, nên nó là đối tượng của gian lận và sai sót. Vì vậy việc sử dụng vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lí thống nhất của Nhà nước chẳng hạn: lượng tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng để chi tiêu hàng ngày không vượt quá mức tồn quỹ mà doanh nghiệp và ngân hàng đã thỏa thuận theo hợp đồng thương mại… 1.3.2. Nhiệm vụ - Phải theo dõi dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của tiền mặt (TK 111),  và tiền gửi ngân hàng (TK 112). Khi có chênh lệch giữa sổ kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng với sổ của thủ quỹ và sổ phụ ngân hàng, thì kế toán phải tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời. - Kiểm soát chứng từ đầu vào sao cho (hợp lệ, hợp pháp, hợp lý), để được tính chi phí hợp lý. - Hướng dẫn cho các phòng ban về quy định hoá đơn, chứng từ, cũng như cách lập các biểu mẫu. - Lập báo cáo thu chi hàng ngày, báo cáo tiền gửi ngân hàng hằng ngày để gửi theo yêu cầu của Ban Giám Đốc - Liên hệ với ngân hàng để làm việc (về rút tiền, trả tiền, lấy sổ phụ ngân hàng và các chứng từ liên quan đến ngân hàng) - Thực hiện đúng theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, kế toán vốn bằng tiền không nên kiêm thủ quỹ. - Phải tổ chức theo dõi tiền gửi ngân hàng tại từng ngân hàng theo VND và theo ngoại tệ. 1.3.3. Nguyên tắc Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Trường hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ phải đồng thời theo dõi chi tiết theo nguyên tệ (trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại”) và quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch.  Doanh nghiệp có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ 9
  11. (phải xin phép) nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng ở Việt nam phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch. Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đối với vàng, bạc, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các đơn vị không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Khi tính giá xuất của vàng, bạc, đá quý có thể áp dụng một trong những phương pháp tính giá hàng xuất kho như: Giá thực tế đích danh, Giá bình quân gia quyền; Giá nhập trước xuất trước; Giá nhập sau xuất trước. 10
  12. BÀI 2: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN MẶT Mã bài: MĐ11-02 Thời gian: 12 giờ (LT: 1;TH:6;Tự học: 5) Giới thiệu: Kế toán tiền mặt là một bộ phận rất quan trọng trong các doanh nghiệp, công ty kinh doanh. Để thực hiện đúng được nhiệm vụ của mình, kế toán tiền mặt phải thực hiện những yêu cầu cơ bản về việc hạch toán, lập chứng từ và sổ sách kế toán. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp lập chứng từ, sổ sách kế toán. - Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu của kế toán tiền mặt. - Vận dụng được các kiến thức về kế toán tiền mặt vào làm bài thực hành ứng dụng. - Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của kế toán tiền mặt; - Xác định được các chứng từ kế toán tiền mặt. - Lập và phân loại được chứng từ kế toán kế toán tiền mặt. - Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp theo bài thực hành ứng dụng. - Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp. Nội dung chính: 2.1 Định khoản kế toán tiền mặt 2.1.1 Lý thuyết liên quan - Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bằng tiền mặt Nợ TK 111 Tổng tiền thu được Có TK 511 Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (áp dụng cho đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) - Khi phát sinh các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính, thu nhập khác bằng tiền mặt nhập quỹ Nợ TK 111 Tổng tiền thu được Có TK 515 Doanh thu tài chính Có TK 711 Thu nhập khác Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp - Rút TGNH nhập quỹ Nợ TK 111 Số tiền nhập quỹ Có TK 112 Số tiền rút ra từ ngân hàng - Thu hồi các khoản tạm ứng, các khoản nợ phải thu nhập quỹ Nợ TK 111 Số tiền nhập quỹ Có TK 141 Tạm ứng Có TK 131 Phải thu khách hàng Có TK 138 Phải thu khác - Thu hồi các khoản đầu tư chứng khoán ngắn, dài hạn, góp vốn liên doanh, cầm cố, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt Nợ TK 111 Có TK 121 Chứng khoán kinh doanh Có TK 221 Đầu tư vào công ty con 11
  13. Có TK 128 Đầu tư nắm giữ đến ngáy đáo hạn Có TK 222 Góp vốn liên doanh Có TK 244 Ký quỹ, ký cược - Nhận góp vốn bằng tiền mặt Nợ TK 111 Có TK 411 Nguồn vốn kinh doanh - Vay ngắn hạn, dài hạn bằng tiền mặt nhập quỹ Nợ TK 111 Có TK 341 Vay và nợ thuê tài chính - Tiền mặt phát hiện thừa tại quỹ khi kiểm kê chưa xác định nguyên nhân Nợ TK 111 Có TK 3381 Tài sản thừa chờ xử lý - Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 111 - Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn, dài hạn, góp vốn liên doanh, cầm cố, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt Nợ TK 121 Chứng khoán kinh doanh Nợ TK 221 Đầu tư vào công ty con Nợ TK 128 Đầu tư nắm giữ đến ngáy đáo hạn Nợ TK 222 Góp vốn liên doanh Nợ TK 244 Ký quỹ, ký cược Có TK 111 - Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ, theo từng trường hợp cụ thể Nợ TK 121 Chứng khoán kinh doanh Nợ TK 211 Nguyên giá TSCĐHH Nợ TK 213 Nguyên giá TSCĐVH Nợ TK 241 Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111 - Xuất quỹ tiền mặt chi mua vật tư, hàng hóa nhập kho Nợ TK 211 Nguyên giá TSCĐHH Nợ TK 152, 611 Nguyên vật liệu nhập kho Nợ TK 153, 611 CCDC nhập kho Nợ TK 156, 611 Hàng hóa nhập kho Nợ TK 151 Nguyên vật liệu, hàng hóa đang đi đường Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111 - Xuất quỹ tiền mặt chi trả các chi phí phát sinh trong quá trình SXKD Nợ TK 627 Chi phí phát sinh ở phân xưởng Nợ TK 641 Chi phí phát sinh ở bộ phận bán hàng Nợ TK 642 Chi phí phát sinh ở bộ phận QLDN Nợ TK 635 Chi phí tài chính Nợ TK 811 Chi phí khác Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111 - Xuất quỹ tiền mặt chi tạm ứng, chi trả các khoản nợ 12
  14. Nợ TK 141 Tạm ứng Nợ TK 331 Phải trả người bán Nợ TK 333 Phải nộp ngân sách Nợ TK 334 Phải trả CNV Nợ TK 341 Thanh toán các khoản vay Nợ TK 338 Phải trả khác Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111 - Tiền mặt phát hiện thiếu khi kiểm kê chưa xác định nguyên nhân Nợ TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 111 2.1.2 Trình tự thực hiện Bước 1: Xác định nghiệp vụ liên quan đến kế toán tiền mặt -Nghiệp vụ thu tiền + Bán hàng + Thu nợ + Thu góp vốn + Thu khác -Nghiệp vụ chi tiền + Chi mua hàng + Trả nợ + Chi khác Bước 2: Định khoản kế toán Tuân thủ hạch toán kế toán theo chế độ kế toán Bước 3: Kiểm tra, đối chiếu Kiểm tra, đối chiếu chứng từ gốc với định khoản phát sinh 2.1.3 Thực hành Số dư đầu kỳ: Tiền mặt: 5.000.000 đồng, TGNH: 300.000.000 đồng 1. Ngày 01/06: Thu tiền bán hàng bằng tiền mặt 10.000.000 đồng, thuế GTGT10%; giá vốn 6.000.000 đồng 2. Ngày 02/06: Khách hàng A trả nợ bằng tiền mặt 15.000.000 đồng. 3. Ngày 03/06: Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 60.000.000, thuế GTGT 10%. Nguyên giá tài sản 300.000.000 đồng, đã khấu hao hết 250.000.000 đồng 4. Ngày 06/06: Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên X đi công tác: 12.000.000 đồng 5. Ngày 07/06: Rút tiền gửi ngân nhập quỹ tiền mặt 50.000.000 đồng 6. Ngày 09/06: Chi tiền mặt tạm ứng lương kỳ đợt 1: 30.000.000 đồng 7. Ngày 10/06: Vay ngắn hạn ngân hàng nhập quỹ: 80.000.000 đồng 8. Ngày 15/06: Chi tiền đặt cọc để thuê 1 căn nhà dùng làm cửa hàng giới thiệu sản phẩm: 15.000.000 đồng, biết thời gian thuê 3 tháng. 9. Ngày 25/06: Thu hồi tạm ứng thừa nhập quỹ tiền mặt: 3.000.000 đồng 13
  15. 10. Ngày 28/06: Mua nguyên vật liệu nhập kho 44.000.000 đồng, đã bao gồm thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về kho 500.000 đồng, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. 11. Ngày 30/06: Kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thiếu: 2.000.000 đồng, chưa rõ nguyên nhân. 12. Ngày 30/06: Nhận lãi tiền gửi ngân hàng 1.000.000 đồng bằng tiền mặt. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Nghiệp vụ 1: Thu tiền bán hàng bằng tiền mặt Nợ TK 111 11.000.000 Có TK 511 10.000.000 Có TK 3331 1.000.000 Nghiệp vụ 2: Khách hàng thanh toán tiền mặt Nợ TK 111 15.000.000 Có TK 131 15.000.000 Nghiệp vụ 3: Thu tiền bán tài sản cố định Nợ TK 111 66.000.000 Có TK 711 60.000.000 Có TK 3331 6.000.000 Nghiệp vụ 4: Chi tạm ứng cho nhân viên đi công tác Nợ TK 141 12.000.000 Có TK 111 12.000.000 Nghiệp vụ 5: Rút TGNH nhập quỹ Nợ TK 111 50.000.000 Có TK 112 50.000.000 Nghiệp vụ 6: Chi tiền mặt tạm ứng lương kỳ 1 Nợ TK 334 30.000.000 Có TK 111 30.000.000 Nghiệp vụ 7: Vay ngắn hạn ngân hàng nhập quỹ Nợ TK 111 80.000.000 Có TK 341 80.000.000 Nghiệp vụ 8: Chi tiền mặt trả tiền thuê nhà Nợ TK 242 15.000.000 Có TK 111 15.000.000 Nghiệp vụ 9: Thu hồi tạm ứng thừa nhập quỹ Nợ TK 111 3.000.000 Có TK 141 3.000.000 Nghiệp vụ 10: Mua NVL nhập kho + chi phí vận chuyển Nợ TK 152 40.500.000 Nợ TK 133 4.050.000 Có TK 111 44.550.000 Nghiệp vụ 11: Phát hiện thiếu tiền khi kiểm kê Nợ TK 1381 2.000.000 Có TK 111 2.000.000 Nghiệp vụ 12: Lãi tiền gửi Nợ TK 111 1.000.000 Có TK 515 1.000.000 2.2. Lập chứng từ và sổ sách kế toán 14
  16. 2.2.1 Lập chứng từ 2.2.1.1 Lý thuyết liên quan a. Chứng từ Phiếu thu - Mẫu chứng từ *Phương pháp lập - “Đơn vị”, “Địa chỉ”: ghi đầy đủ thông tin của doanh nghiệp - “Ngày tháng năm”: thời gian lập phiếu - “Quyển số”, “Số”: Trong mỗi phiếu thu ghi số quyển và số của từng phiếu thu. Số phiếu phải được đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. - “Nợ”, “Có”: Ghi nhận bút toán Nợ-Có cho nghiệp vụ thu tiền phát sinh. - “Họ tên người nộp tiền”, “Địa chỉ”: đây là những thông tin liên quan đến người nộp tiền - “Lý do nộp”: ghi rõ nội dung: thu tiền bán hàng, thu tiền tạm ứng còn thừa… - “Số tiền”: ghi số tiền bằng số và bằng chữ - “Kèm theo”: ghi số hoá đơn gốc kèm theo để dễ theo dõi và quan lý. Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ nội dung và ký tên vào Người lập phiếu, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng soát xét và Giám đốc ký duyệt, chuyển cho Thủ quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, Thủ quỹ ký tên, ghi nhận vào Đã nhận đủ số tiền, đồng thời Người nộp tiền ký vào Phiếu thu và ghi rõ họ tên. Nếu là thu ngoại tệ thì phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm nhập quỹ, và tính ra số tiền được quy đổi. 15
  17. Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi nhận vào Sổ quỹ tiền mặt, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày, toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán. b. Chứng từ Phiếu chi – Mẫu sổ *Phương pháp lập - Đơn vị”, “Địa chỉ”: ghi đầy đủ thông tin của doanh nghiệp - “Ngày tháng năm”: thời gian lập phiếu - “Quyển số”, “Số”: Trong mỗi phiếu chi ghi số quyển và số của từng phiếu chi. Số phiếu phải được đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. - “Nợ”, “Có”: Ghi nhận bút toán Nợ-Có cho nghiệp vụ chi tiền phát sinh. - “Họ tên người nộp tiền”, “Địa chỉ”: đây là những thông tin liên quan đến người nộp tiền - “Lý do chi”: ghi rõ nội dung: chi tiền mua hàng, chi thanh toán khác … - “Số tiền”: ghi số tiền bằng số và bằng chữ - “Kèm theo”: ghi số hoá đơn gốc kèm theo để dễ theo dõi và quan lý. Phiếu chi do kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ nội dung và ký tên vào Người lập phiếu, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng soát xét và Giám đốc ký duyệt, chuyển cho Thủ quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, Thủ quỹ ký tên, ghi nhận vào Đã nhận đủ số tiền, đồng thời Người nộp tiền ký vào Phiếu thu và ghi rõ họ tên. Nếu là chi ngoại tệ thì phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm nhập quỹ, và tính ra số tiền được quy đổi. Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi nhận vào Sổ quỹ tiền mặt, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày, toàn bộ phiếu chi kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán. c. Chứng từ Hóa đơn GTGT – Mẫu chứng từ 16
  18. *Phương pháp lập - “Ngày.. tháng.. năm..”: là ngày bán hàng, ngày chuyển giao quyền sở hữu - “Đơn vị bán hàng”, “Địa chỉ”, “Điện thoại”, “Mã số thuế”, “Tài khoản số”: Đây là những thông tin của doanh nghiệp khi bán hàng. Kế toán cần ghi nhận theo đúng giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp - “Họ tên người mua”, “Địa chỉ”, “Điện thoại”, “Mã số thuế”, “Tài khoản số”: Đây là những thông tin của người mua hàng, và kế toán cần ghi nhận một cách chính xác. - “Hình thức thanh toán”: tuỳ theo người mua sẽ thanh toán theo hình thức nào: tiền mặt, chuyển khoản… - “Thứ tự”: ghi số thứ tự mặt hàng - “Mã”: đây là mã hàng hoá mà kế toán theo dõi cho từng mặt hàng - “Tên hàng hoá”: kế toán cần ghi rõ tên của loại hàng hoá, tránh ghi chung chung, hay viết tắt - “Đơn vị tính”: hàng hoá nhập vào theo đơn vị nào thì cần xuất bán ra như vậy: cái hoặc chiếc… - “Số lượng”: theo số lượng thực tế hàng bán ra - “Đơn giá”: ghi giá chưa thuế - “Thành tiền”: ghi giá trị = Số lượng * Đơn giá - “Thuế GTGT”: ghi mức thuế suất áp dụng đối với mặt hàng bán ra - “Tiền thuế”: Số tiền thuế GTGT = Tổng tiền hàng * Mức thuế GTGT - “Tổng cộng thanh toán”: giá trị thanh toán = Tổng tiền hàng + Tiền thuế GTGT 17
  19. - Đồng thời ghi nhận số tiền bằng chữ - “Người bán hàng”: Giám đốc sẽ ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên - “Người mua hàng”: Đơn vị mua hàng sẽ ký tên. Riêng trong 1 số trường hợp, người mua hàng không trực tiếp đến mua thì người bán hàng có thể ghi nhận là Bán hàng qua điện thoại, qua email, fax… - Hoá đơn tài chính được lập thành 3 liên: + Liên 1: lưu tại quyển số hoá đơn + Liên 2: giao cho người mua hàng + Liên 3: lưu nội bộ 2.2.1.2 Trình tự thực hiện Bước 1: Xác định nội dung nghiệp vụ chứng từ liên quan Bước 2: Xác định chứng từ cần lập Bước 3: Lập chứng từ 2.2.1.3 Thực hành Ví dụ 1: Ngày 1/8/2017 Ông Huỳnh Văn Lang góp bổ sung vốn kinh doanh 500.000.000 đồng bằng tiền mặt vào Công ty ABC. Hướng dẫn thực hành Nghiệp vụ trên liên quan đến dòng tiền thu vào. Kế toán tiến hành lập Phiếu thu Ví dụ 2: Ngày 2/8/2017 Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm với giá có cả thếu GTGT 10% là 1.200.000 đồng, thanh toán bằng tiền mặt, kế toán tiến hành lập Phiếu thu và hóa đơn GTGT 18
  20. Ví dụ 3: Ngày 2/8/2017, DNTN Đại Chúng xuất bán giấy Carton khổ lớn cho Công ty ABC với số lượng 1m2, đơn giá chưa thuế GTGT 10% 1.090.909, thu bằng tiền mặt 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2