intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hàn TIG nâng cao (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Hàn TIG nâng cao (Nghề: Hàn - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: hàn TIG thép tấm các bon thấp - vị trí hàn (2G); hàn TIG thép tấm các bon thấp - vị trí hàn (3G); hàn TIG thép ống các bon thấp - vị trí bằng (1G); hàn TIG thép ống các bon thấp - vị trí hàn ngang (2G). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hàn TIG nâng cao (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)

  1. SỞ LAO ĐỘNG TB&XH TỈNH HÀ NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HÀN TIG NÂNG CAO NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 285/QĐ-CĐN ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Trường Cao đẳng nghề Hà Nam Hà Nam, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong giai đoạn mới, cần biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo hướng tiếp cận công nghệ mới. Giáo trình Hàn TIG nâng cao là mô đun 21 trong chương trình đào tạo nghề hàn được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Khi thực hiện biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu có liên quan đến công nghệ hàn trong và ngoài nước, kết hợp với việc ứng dụng nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Trong quá trình biên soạn các tác giả đã có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nam, ngày tháng năm 2017 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Văn Tuyên 2. Các Giáo viên khoa Cơ Khí 2
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 2 BÀI 1: HÀN TIG THÉP TẤM CÁC BON THẤP - VỊ TRÍ HÀN (2G)........ 5 1.1. Vật liệu hàn TIG......................................................................................... 5 1.2. Chuẩn phôi hàn, vật liệu hàn thiết bị, dụng cụ hàn .................................... 9 1.3. Chọn chế độ hàn ....................................................................................... 10 1.4. Gá phôi hàn .............................................................................................. 11 1.5. Kỹ thuật hàn giáp mối vị trí hàn 2G......................................................... 11 1.6. Kiểm tra mối hàn ...................................................................................... 13 1.7. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng khi hàn TIG ............................ 14 BÀI 2 - HÀN TIG THÉP TẤM CÁC BON THẤP - VỊ TRÍ HÀN (3G) ..... 16 2.1. Chuẩn phôi hàn, vật liệu hàn thiết bị, dụng cụ hàn .................................. 16 2.2. Chọn chế độ hàn ....................................................................................... 17 2.3. Gá phôi hàn .............................................................................................. 18 2.4. Kỹ thuật hàn giáp mối vị trí hàn 3G......................................................... 18 2.5. Kiểm tra mối hàn ...................................................................................... 20 2.6. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng khi hàn TIG ............................ 21 BÀI 3. HÀN TIG THÉP ỐNG CÁC BON THẤP - VỊ TRÍ BẰNG (1G). ... 23 3.1. Chuẩn bị phôi hàn .................................................................................... 23 3.2. Dụng cụ thiết bị hàn, vật liệu hàn. ........................................................... 23 3.3. Chọn chế độ hàn ....................................................................................... 24 3.4. Kỹ thuật hàn ống vị trí hàn 1G. ................................................................ 24 3.5. Kiểm tra mối hàn ...................................................................................... 26 3.6. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. ............................................... 27 BÀI 4. HÀN TIG THÉP ỐNG CÁC BON THẤP - VỊ TRÍ HÀN ................ 29 NGANG (2G). .................................................................................................... 29 4.1. Chuẩn bị phôi hàn .................................................................................... 29 4.2. Dụng cụ thiết bị hàn, vật liệu hàn. ........................................................... 30 4.3. Chọn chế độ hàn ....................................................................................... 30 4.4. Kỹ thuật hàn ống vị trí hàn 2G. ................................................................ 30 4.5. Kiểm tra mối hàn ...................................................................................... 32 4.6. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. ............................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 35 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Hàn TIG nâng cao Mã mô đun: MĐ21 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun này được bố trí sau khi học xong hoặc học song song với các môn học MH07- MH12 và MĐ13- MĐ19 - Tính chất của môđun: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc. - ý nghĩa và vai trò của mô đun: đây là mô đun chuyên ngành bắt buộc của nghề Hàn, nó có vai trò quan trọng trong hình thành kỹ năng hàn ở các tư thế khó hàn, các vật liệu khó hàn và yêu cầu chất lượng cao. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Làm việc tại các nhà máy, các cơ sở sản xuất cơ khí với những kiến thức, kỹ năng nghề hàn. + Giải thích đầy đủ thực chất, đặc điểm, công dụng của phương pháp hàn TIG + Nhận biết đúng các loại vật liệu dùng trong công nghệ hàn TIG. + Trình bày chích xác cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị hàn TIG. - Về kỹ năng: + Vận hành, sử dụng thành thạo các loại thiết bị dụng cụ hàn TIG. + Chọn chế độ hàn phù hợp với chiều dày và tính chất của vật liệu. + Hàn các mối hàn ở vị trí hàn 2G, 3G và ống ở vị trí hàn 1G, 2G đảm bảo độ sâu ngấu, đúng kích thước bản vẽ ít bị khuyết tật. + Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng của mối hàn, kết cấu hàn. + Giải thích đúng các nguyên tắc an toàn và vệ sinh phân xưởng khi hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, thực hiện hàn TIG nâng cao trên các kết cấu hàn thông dụng trong điều kiện làm việc thay đổi. + Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện mối hàn TIG nâng cao trên các kết cấu hàn thông dụng; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm về kết quả, thực hiện hàn mối hàn hàn TIG nâng cao trên các kết cấu hàn thông dụng. + Đánh giá chất lượng sản phẩm hàn TIG nâng cao của các thành viên trong nhóm. Nội dung của mô đun: 4
  6. BÀI 1: HÀN TIG THÉP TẤM CÁC BON THẤP - VỊ TRÍ HÀN (2G) Mã bài: 21.01 Giới thiệu Mối hàn thép các bon thấp vị trí 2G là mối hàn thông dụng cho những kết cấu có chiều dày vật hàn lớn hơn 2mm; giá thành chế tạo kết cấu không cao; nhưng hàn TIG được dùng phổ biến ở những kết cấu hàn yêu cầu chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Mục tiêu - Chuẩn bị khí bảo vệ, đầu điện cực, que hàn phụ, dụng cụ làm sạch, dụng cụ bảo hộ lao động thích hợp cho công việc hàn TIG, mối hàn giáp mối vị trí 2G đạt yêu cầu. - Phân biệt công dụng của từng loại khí bảo vệ phù hợp với từng loại điện cực hàn và kim loại hàn. - Chuẩn bị phôi hàn đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chọn chế độ hàn (Ih, Uh, Vh, dđ, đường kính điện cực) và lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều dày, tính chất của kim loại và vị trí hàn. - Xác định đúng góc nghiêng mỏ hàn, phương pháp chuyển động que hàn, tầm với điện cực trong quá trình hàn. - Thực hiện các thao tác hàn TIG thành thạo. - Gá phôi hàn chắc chắn, hàn đính đúng kích thước. - Hàn mối hàn giáp mối ở vị trí hàn 2G đảm bảo độ sâu ngấu, đúng kích thước, không rỗ khí, chảy sệ và ít biến dạng kim loại. - Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. - Tuân thủ quy định, quy phạm trong quy trình hàn TIG - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác trong công việc. Nội dung chính 1.1. Vật liệu hàn TIG 1.1.1. Khí bảo vệ Bất kì loại khí trơ nào cũng có tác dụng bảo vệ khi hàn TIG, song Argon (Ar) và Heli (He) được ưa chuộng hơn cả vì giá thành tương đối thấp, trữ lượng dồi dào. a. Khí Argon (Ar): là khí không màu, không mùi, không vị và không độc. Nó không hình thành hợp chất hóa học với bất cứ vật chất nào khác ở mọi nhiệt độ hoặc áp suất. Ar được trích từ khí quyển bằng phương pháp hóa lỏng không khí và tinh chế đến độ tinh khiết 99,9% có tỷ trọng với không khí là 1,33. Ar được 5
  7. cung cấp trong các bình áp suất cao hoặc ở dạng khí hóa lỏng với nhiệt độ - 1840C trong các bồn chứa. Trong công nghiệp hiện nay sản xuất ba loại Ar có độ tinh khiết khác nhau: Loại A : Dùng để hàn kim loại có hoạt tính hoá học mạnh như : Titan, Zircon, Niobi và hợp kim của chúng. Loại B : Dùng để hàn kim loại nhôm, magiê và hợp kim của chúng. Loại C : Dùng để hàn thép không gỉ, thép đặc biệt b. Khí Heli (He): là loại khí trơ không màu, mùi, vị. Tỷ trọng so với không khí là 0,13 được khai thác từ khí thiên nhiên có nhiệt độ hóa lỏng rất thấp -2720C, thường chứa trong các bình áp suất cao. Bảng 1. So sánh hai loại khí Ar và He Ar Heli Dễ mồi hồ quang do năng lượng Khó mồi hồ quang do năng lượng ion hóa ion thấp cao Nhiệt độ hồ quang thấp hơn Nhiệt độ hồ quang cao hơn Bảo vệ tốt hơn do nặng hơn Bảo vệ kém hơn do nặng hơn Lưu lượng cần thiết thấp hơn Lưu lượng sử dụng cao hơn Điện áp hồ quang thấp hơn nên Điện áp hồ quang cao hơn nên năng lượng năng lượng hàn thấp hơn hàn lớn hơn Giá thành rẻ hơn Giá thành đắt hơn Chiều dài hồ quang ngắn, mối Chiều dài hồ quang dài, mối hàn rộng hàn hẹp Có thể hàn chi tiết mỏng Thường dùng hàn chi tiết dày, dẫn điện tốt Sự pha trộn hai khí Ar và He có ý nghĩa thực tiễn lớn, nó cho phép kiểm soát chặt chẽ năng lượng hàn cũng như hình dạng của tiết diện mối hàn. Khi hàn chi tiết dày hoặc tản nhiệt nhanh, sự trộn Ar và He cải thiện đáng kể quá trình hàn. c. Hỗn hợp Ar – H2 : việc bổ sung H2 vào Ar làm tăng điện áp hồ quang và các ưu điểm tương tự He. Hỗn hợp với 5%H2 đôi khi làm tăng độ làm sạch của mối hàn bằng tay. Hỗn hợp với 15% được sử dụng để hàn cơ khí hóa tốc độ cao cho các mối hàn giáp mối với thép không gỉ dày đến 1,6mm. Ngoài ra còn được dùng để hàn các thùng bia bằng thép không gỉ với mọi chiều dày, với khe hở đáy của đường hàn từ 0.25 - 0.5mm, không nên dùng nhiều H2 do có thể gây rỗ xốp ở mối hàn. Việc sử dụng hỗn hợp này chỉ hạn chế cho các hợp kim Ni, Ni – Cu, thép không gỉ. * Lựa chọn khí bảo vệ: 6
  8. Hồ quang và kim loại nóng chảy sẽ được bảo vệ trong các khí trơ như Ar hoặc He hoặc trong hỗn hợp cả hai khí. Ar được sử dụng rộng rãi hơn do: nó là loại khí rẻ tiền, dễ điều chế và Ar nặng hơn He do đó nó có khả năng bảo vệ tốt ngay cả khi lưu lượng phun khí thấp. Khi trộn thêm He vào Ar, hỗn hợp này làm tăng nhiệt lượng hồ quang, mặc dù dòng điện và chiều dài hồ quang là như nhau. Vì lý do này nên hỗn hợp hai khí thường được sử dụng để hàn những vật dày với ngoại lệ là khi hàn trên các vật cực mỏng thì phải sử dụng khí Ar. Ar cung cấp hồ quang êm hơn He thêm vào đó chi phí đơn vị thấp hơn và những yêu cầu về lưu lượng thấp của Ar đã làm cho Ar được sử dụng nhiều từ quan điểm kinh tế. Bảng 2. Lựa chọn khí bảo vệ phụ thuộc vào vật liệu Vật liệu Khí bảo vệ Khí bảo vệ chân Thép hợp kim và hợp kim thấp Argon 100% Argon 100% N2 90% + H2 10% Argon Argon 100% 100% Thép Autenit CrNi N2 90% + H2 10% Ar 98% + H2 2% Ar 90% + H2 10% Ar 95% + H2 5% Thép hợp kim cao bền nhiệt, axit, Argon 100% Argon 100% thép hợp kim cao và dai lạnh. N2 90% + H2 10% Ar 90% + H2 10% Argon 100% Nhôm và hợp kim Nhôm,Đồng và Ar 75% + He 25% Argon 100% hợp kim Đồng, Niken và hợp kim Ar 50% + He 50% Niken. Ar 25% + He 75% Helium 100% Vật liệu nhạy cảm khí như Titan, Argon 100% Argon 100% tantal..... 1.1.2. Điện cực hàn Tungsten (Wolfram) được dùng làm điện cực do tính chịu nhiệt lớn, nhiệt độ nóng chảy cao (34100C) phát xạ điện tử tương đối tốt, làm ion hóa hồ quang và duy trì tính ổn định hồ quang, có tính oxy hóa rất cao. a. Phân loại - Tungsten nguyên chất (EWP) chứa 99,5% tungsten nguyên chất, giá rẻ song có mật độ dòng cho phép thấp, khả năng chống nhiễm bẩn thấp, dùng khi hàn với dòng xoay chiều (AC) áp dụng khi hàn nhôm hoặc hợp kim nhẹ - Tungsten thorium (EWTh): có khả năng bức xạ electron cao do đó dòng hàn cho phép cao hơn và tuổi thọ được nâng cao đáng kể. Khi dùng điện cực này hồ 7
  9. quang dễ mồi và cháy ổn định, tính năng chống nhiễm bẩn tốt, dùng với dòng một chiều áp dụng khi hàn thép hoặc inox. - Tungsten zirconium (EWZr) có đặc tính hồ quang và mật độ dòng hàn định mức trung gian giữa tungsten pure và tungsten thorium, thích hợp với nguồn hàn AC khi hàn Al. - Tungsten cerium (EWCe): nó không có tính phóng xạ, hồ quang dễ mồi và ổn định, có tuổi bền cao hơn, dùng tốt với dòng DC hoặc AC - Tungsten Lathanum (EWLa) có tính năng tương tự tungsten cerium Các điện cực tungsten thường được cung cấp với đường kính 0.25 – 6.35 mm, dài từ 70 – 610 mm, có bề mặt đã được làm sạch hoặc được mài. Bảng 3. Phân loại và thành phần điện cực theo tiêu chuẩn AWS A5.12 Tiêu chuẩn W(min) CeO2 La2O3 ThO2 ZrO2 Tạp chất AWS % % % % % (max) % EWP 99.5 - - - - 0.5 EWCe-2 97.3 1.8 – 2.2 - - - 0.5 EWLa-1 98.3 - 0.8 – 1.2 - - 0.5 EWLa-1.5 97.8 - 1.3 – 1.7 - - 0.5 EWLa-2 97.3 - 1.8 – 2.2 - - 0.5 EWTh-1 98.3 - - 0.8 – 1.2 - 0.5 EWTh-2 97.3 - - 1.7 – 2.2 - 0.5 EWZr-1 99.1 - - - 0.15 – 0.4 0.5 Bảng 4. Bảng mã màu điện cực tungsten EWP Xanh lá cây (green) EWCe-2 Da cam (Orange) EWLa-1 Đen (Black) EWLa-1.5 Vàng (gold) EWLa-2 Xanh lam (Blue) EWTh-1 Vàng (Yellow) EWTh-2 Đỏ (Red) EWZr-1 Nâu (Brown) Bảng 5. Chọn dòng điện ứng với kích thước điện cực Đường Đường Cường độ dòng điện (A) kính kính DCEN DCEP Xung không đối Xung đối xứng điện mỏ xứng 8
  10. cực phun EWP EWP EWP EWCe-2 EWP EWCe-2 (mm) (mm) EWCe-2 EWCe-2 EWLa-1 EWLa-1 EWLa-1 EWLa-1 EWTh-2 EWTh-2 EWTh-2 EWTh-2 EWTh-1 EWTh-1 EWZr-1 EWZr-1 0.25 6.4 Đến 15 (2) Đến 15 Đến 15 Đến 15 Đến 15 0.5 6.4 5 – 20 (2) 5 - 15 5 – 20 10 – 20 5 - 20 1 9.5 15 – 80 (2) 10 – 60 15 – 80 20 – 30 20 – 60 1.6 9.5 70 – 150 10 – 20 50 – 100 70 – 150 30 – 80 60 – 120 2.4 12.7 150 – 250 15 – 30 100-160 140-235 60-130 100-180 3.2 12.7 250-400 25-40 150-210 225-325 100-180 160-250 4 12.7 400-500 40-55 200-275 300-400 160-240 200-320 4.8 16.9 500-750 55-80 250-350 400-500 190-300 290-390 6.4 19 750-1000 80-125 325-450 500-630 250-400 340-525 b. Một số yêu cầu khi sử dụng điện cực W: - Cần chọn dòng điện thích hợp với kích cỡ điện cực được sử dụng. Dòng điện quá cao sẽ làm hỏng đầu điện cực, dòng quá thấp sẽ gây ra sự ăn mòn, nhiệt độ thấp và hồ quang không ổn định - Đầu điện cực phải được mài hợp lý theo các hướng dẫn kèm theo điện cực - Điện cực phải sử dụng và bảo quản cẩn thận tránh nhiễm bẩn - Dòng khí bảo vệ phải được duy trì không chỉ trước và trong khi hàn mà cả sau khi ngắt hồ quang cho đến khi điện cực nguội - Phần nhô điện cực ở phía ngoài mỏ hàn phải được giữ ở mức ngắn nhất, tùy theo ứng dụng và thiết bị để đảm bảo được bảo vệ tốt bằng dòng khí trơ - Cần tránh sự nhiễm bẩn điện cực, sự tiếp xúc giữa điện cực nóng với kim loại mối hàn - Thiết bị đặc biệt là chụp khí phải được bảo vệ và làm sạch. Đầu chụp khí bẩn sẽ ảnh hưởng tới khí bảo vệ, ảnh hưởng tới hồ quang hàn. 1.1.3. Que hàn phụ Que hàn phụ có các kích thước tiêu chuẩn theo ISO/R564 như sau: chiều dài từ 500mm – 1000mm với đường kính 1,2 ; 1,6 ; 2 ; 2,4 ; 3,2mm. Có các loại: đồng và hợp kim đồng, thép không gỉ Cr cao và Cr – Ni, nhôm và hợp kim nhôm, thép cacbon thấp, thép hợp kim thấp… 1.2. Chuẩn phôi hàn, vật liệu hàn thiết bị, dụng cụ hàn 1.2.1. Chuẩn bị phôi - Đọc bản vẽ 9
  11. Yêu cầu: + Kim loại mối hàn bám đều hai mép + Mối hàn đúng kích thước B = 6 ÷ 8mm + Mối hàn không bị các khuyết tật: cháy cạnh, rỗ khí, ngậm xỉ W + Mối hàn không có sai lệch hình dáng, đồng đều về cạnh mối hàn - Chuẩn bị phôi theo kích thước của bản vẽ. Sau khi chuẩn bị liên kết ta tiến hành làm sạch về hai phía của mép vật hàn từ 20 ÷ 30 mm 1.2.2. Vật liệu hàn - Khí bảo vệ : Ar - Điện cực : 2.4 và 1.6 - Que hàn TIG: 2.4 và 1.6 - Thép CT3 dạng tấm: 150 x 40 x 4 mm 1.2.3. Que hàn phụ Máy hàn TIG, máy mài, bàn gá phôi, thước lá, kính hàn, búa nguội... 1.3. Chọn chế độ hàn Bề dày(mm) 1,6 2,4 3,2 4,8 6,4 12,7 Đường kính điện cực 1,6 1,6 2,4 2,4 3,2 3,2 (mm) Dòng điện hàn(A) 100÷140 100÷160 120÷200 150÷250 150÷250 150÷300 Điện áp hàn(V) 12 12 12 12 12 12 Đường kính dây 1,6 1,6 1,6 2,4 3,2 3,2 hàn(mm) Tốc độ hàn (mm/min) 250 250 250 200 200 200 Đường kính mỏ 9,5 9,5 9,5 9,5 12,5 12,5 phun(mm) Lưu lượng khí bảo 10 10 10 10 12 12 vệ(l/min) 10
  12. 1.4. Gá phôi hàn - Hàn hai mối đính cách cạnh chi tiết ghép 15mm - Bề rộng và chiều cao mối đính càng nhỏ càng tốt, để không gây khó khăn khi hàn, Bđ = 5mm, hđ = 1mm - Tăng cường độ dòng điện so với khi hàn, các thông số khác vẫn giữ nguyên - Dao động hình bán nguyệt với biên độ nhỏ 1.5. Kỹ thuật hàn giáp mối vị trí hàn 2G - Gây hồ quang cách điểm bắt đầu mối hàn 10 - 25mm, duy trì hồ quang và chuyển động nhanh về điểm bắt đầu của đường hàn, nung kim loại cơ bản ở điểm bắt đầu đến trạng thái nóng chảy mới thực hiện bón que hàn phụ. - Góc độ que hàn phụ và mỏ hàn - Phương pháp chuyển động của mỏ hàn và que hàn phụ: Chuyển động theo kiểu bán nguyệt 11
  13. Chú ý: Trong quá trình chuyển động, mỏ hàn luôn giữ khoảng cách từ đầu mỏ đến bề mặt vật hàn từ 8 - 10mm và đầu điện cực không được tiếp xúc vào vùng hàn và đầu que hàn phụ. Bảng trình tự các bước thực hiện T Nội dung Dụng cụ, Hình vẽ Yêu cầu kỹ thuật T công việc thiết bị 1 - Đọc bản - Đọc được bản vẽ vẽ kỹ thuật - Hiểu được yêu cầu kỹ thuật - Chuẩn Thước - Phôi phẳng, bị phôi lá, búa, thẳng không bavia máy mài... 2 Máy hàn dq = 2,4mm ; dòng DC Ih = 150A - Mối đính chắc, TIG Lbv = 10 l/p ; vh = 20 cm/p ngấu, không quá Chọn chế cao độ hàn và hành đính 3 Tiến hành Máy hàn - Giữ góc độ và hàn TIG dao động que hàn không đổi - Điều chỉnh hồ quang đi đúng mép hàn 12
  14. 4 Kiểm tra, Thước lá, - Mối hàn xếp vảy đánh giá dưỡng đo đều, không có sản phẩm khuyết tật và khắc - Kích thước đảm phục sai bảo theo yêu cầu hỏng 1.6. Kiểm tra mối hàn Kiểm tra ngoại dạng bằng mắt thường (hoặc kính lúp) và kiểm tra mối hàn bằng thước để xác định: - Bề mặt và hình dạng vảy mối hàn. - Cạnh của mối hàn. - Điểm bắt đầu, kết thúc của mối hàn. - Khuyết tật của mối hàn: Cháy cạnh, rỗ khí.. Bảng khuyết tật TT Tên khuyết tật Nguyên nhân Khắc phục 1 Mối hàn cháy cạnh Ih lớn Giảm Ih Vận tốc nhanh Giảm vận tốc Dao động mỏ hàn Điều chỉnh dao động không có điểm dừng que hàn Bón que hàn phụ Tăng tốc độ bón que chậm hàn 2 Rỗ khí Thiếu khí bảo vệ Chọn lưu lượng khí bảo vệ phù hợp Que hàn phụ bị oxi Sử dụng que hàn phụ hóa đúng Không giữ mỏ hàn để Thao tác đúng kỹ lưu khí bảo vệ khi thuật hàn cuối đường hàn Hàn trong môi trường Đảm bảo điều kiện có gió làm việc tốt nhất 3 Mối hàn thiếu ngấu Dòng điện hàn yếu Tăng dòng hàn Vận tốc hàn nhanh Giảm tốc độ hàn 13
  15. Đầu dây hàn phụ cản Bón que hàn phụ đều trở sự nóng chảy của tay kim loại cơ bản 1.7. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng khi hàn TIG - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. - Khu vực hàn phải được thông gió tốt để đảm bảo đủ lượng ô xy cho người thợ. Câu hỏi ôn tập Kiến thức: Câu 1: Trình bày kỹ thuật và trình tự thực hiện mối hàn TIG vị trí 2G? Kỹ năng: Bài tập ứng dụng: Hàn mối hàn 2G - bản vẽ kèm theo. - Vị trí hàn: 2G - Phương pháp hàn: GTAW - Vật liệu: Thép tấm dày 2 mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương. - Thời gian: 01 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính) Yêu cầu kỹ thuật: - Mối hàn đúng kích thước - Mối hàn không bị khuyết tật 14
  16. Chỉ dẫn đối với học sinh thực hiện bài tập ứng dụng 1. Bài tập ứng dụng phải thực hiện đúng phương pháp, đúng vị trí hàn theo qui định. Nếu học sinh lựa chọn sai vị trí hàn bài đó sẽ bị loại. 2. Có thể sử dụng bàn chải sắt để làm sạch bề mặt mối hàn. 3. Phôi phải được cố định trên giá hàn trong suốt quá trình hàn. 4. Hàn đính - Các mối hàn đính có chiều dài không quá 10 mm. 5. Phương pháp hàn. - Hàn hồ quang tay: GTAW 6. Thời gian cho phép chỉnh máy và thử trước khi hàn là 10 phút. 7. Tổng điểm và kết cấu điểm của các bài như sau: Tổng số điểm tối đa cho bài: 100 điểm, kết cấu như sau: a, Điểm ngoại dạng khách quan: Tổng cộng 70 điểm b, Điểm tuân thủ các qui định: 30 điểm - Thời gian thực hiện bài tập vượt quá 25% thời gian cho phép sẽ không được đánh giá. - Thí sinh phải tuyệt đối tuân thủ các qui định an toàn lao động, các qui định của xưởng thực tập, nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thực tập 15
  17. BÀI 2 - HÀN TIG THÉP TẤM CÁC BON THẤP - VỊ TRÍ HÀN (3G) Mã bài: 21.02 Giới thiệu Mối hàn thép các bon thấp vị trí 3G là mối hàn thông dụng cho những kết cấu có chiều dày vật hàn lớn hơn 2mm; giá thành chế tạo kết cấu không cao; nhưng hàn TIG được dùng phổ biến ở những kết cấu hàn yêu cầu chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Đây là tư thế hàn tương đối khó, mối hàn hình thành trên mặt phẳng đứng. Do trọng lượng giọt kim loại lỏng luôn luôn có xu hướng rơi xuống phía dưới làm cho mối hàn khó hình thành, đồng thời mối hàn thường hay mắc các khuyết tật như chảy xệ đóng cục. Mục tiêu - Chuẩn bị khí bảo vệ, đầu điện cực, que hàn phụ, dụng cụ làm sạch, dụng cụ bảo hộ lao động thích hợp cho công việc hàn TIG, mối hàn giáp mối vị trí 3G đạt yêu cầu. - Phân biệt công dụng của từng loại khí bảo vệ phù hợp với từng loại điện cực hàn và kim loại hàn. - Chuẩn phôi hàn đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chọn chế độ hàn (Ih, Uh, Vh, dđ, đường kính điện cực) và lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều dày, tính chất của kim loại và vị trí hàn. - Xác định đúng góc độ mỏ hàn, phương pháp chuyển động que hàn, tầm với điện cực trong quá trình hàn. - Thực hiện các thao tác hàn TIG thành thạo. - Gá phôi hàn chắc chắn, hàn đính đúng kích thước theo bản vẽ. - Hàn mối hàn giáp mối ở vị trí hàn 3G đảm bảo độ sâu ngấu, đúng kích thước, không rỗ khí, chảy sệ và ít biến dạng kim loại. - Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. - Tuân thủ quy định, quy phạm trong quy trình hàn TIG - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác trong công việc. Nội dung chính 2.1. Chuẩn phôi hàn, vật liệu hàn thiết bị, dụng cụ hàn 2.1.1. Chuẩn bị phôi - Đọc bản vẽ 16
  18. Yêu cầu: + Kim loại mối hàn bám đều hai mép + Mối hàn đúng kích thước B = 6 ÷ 8mm + Mối hàn không bị các khuyết tật: cháy cạnh, rỗ khí, ngậm xỉ W + Mối hàn không có sai lệch hình dáng, đồng đều về cạnh mối hàn - Chuẩn bị phôi theo kích thước của bản vẽ. Sau khi chuẩn bị liên kết ta tiến hành làm sạch về hai phía của mép vật hàn từ 20 ÷ 30 mm 2.1.2. Vật liệu hàn - Khí bảo vệ : Ar - Điện cực : 2.4 và 1.6 - Que hàn TIG: 2.4 và 1.6 - Thép CT3 dạng tấm: 150 x 40 x 4 mm 2.1.3. Que hàn phụ Máy hàn TIG, máy mài, bàn gá phôi, thước lá, kính hàn, búa nguội... Máy hàn TIG, máy mài, bàn gá phôi, thước lá, kính hàn, búa nguội... 2.2. Chọn chế độ hàn Bề dày(mm) 1,6 2,4 3,2 4,8 6,4 12,7 Đường kính điện 1,6 1,6 2,4 2,4 3,2 3,2 cực (mm) Dòng điện hàn(A) 100÷140 100÷160 120÷200 150÷250 150÷250 150÷300 Điện áp hàn(V) 12 12 12 12 12 12 Đường kính dây 1,6 1,6 1,6 2,4 3,2 3,2 hàn(mm) 17
  19. Tốc độ hàn 250 250 250 200 200 200 (mm/min) Đường kính mỏ 9,5 9,5 9,5 9,5 12,5 12,5 phun(mm) Lưu lượng khí 10 10 10 10 12 12 bảo vệ(l/min) 2.3. Gá phôi hàn - Hàn hai mối đính cách cạnh chi tiết ghép 15mm - Bề rộng và chiều cao mối đính càng nhỏ càng tốt, để không gây khó khăn khi hàn, Bđ = 5mm, hđ = 1mm - Tăng cường độ dòng điện so với khi hàn, các thông số khác vẫn giữ nguyên - Dao động hình bán nguyệt với biên độ nhỏ 2.4. Kỹ thuật hàn giáp mối vị trí hàn 3G - Gây hồ quang cách điểm bắt đầu mối hàn 10 - 25mm, duy trì hồ quang và chuyển động nhanh về điểm bắt đầu của đường hàn, nung kim loại cơ bản ở điểm bắt đầu đến trạng thái nóng chảy mới thực hiện bón que hàn phụ. 18
  20. - Góc độ que hàn phụ và mỏ hàn - Phương pháp chuyển động của mỏ hàn và que hàn phụ: Chuyển động theo kiểu bán nguyệt Chú ý: Trong quá trình chuyển động, mỏ hàn luôn giữ khoảng cách từ đầu mỏ đến bề mặt vật hàn từ 8 - 10mm và đầu điện cực không được tiếp xúc vào vùng hàn và đầu que hàn phụ Bảng trình tự các bước thực hiện T Nội dung Dụng cụ, Hình vẽ Yêu cầu kỹ thuật T công việc thiết bị 1 - Đọc bản - Đọc được bản vẽ vẽ kỹ thuật - Hiểu được yêu cầu kỹ thuật - Chuẩn Thước - Phôi phẳng, bị phôi lá, búa, thẳng không bavia máy mài... 2 Chọn chế Máy hàn dq = 2,4mm ; dòng DC Ih = - Mối đính chắc, độ hàn và TIG 150A ngấu, không quá hành đính Lbv = 10 l/p ; vh = 20 cm/p cao 3 Tiến hành Máy hàn - Giữ góc độ và hàn TIG dao động que hàn 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2