intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hàng hóa vận tải biển 1 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Hàng hóa vận tải biển 1 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) gồm 3 chương: Chương 1 - Giới thiệu về hàng hóa trong vận tải biển; Chương 2 - Bảo quản và cố định hàng hóa; Chương 3 - Vận chuyển một số hàng thường gặp trong vận tải biển;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hàng hóa vận tải biển 1 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

  1. CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HÀNG HOÁ VẬN TẢI BIỂN 1 NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 10 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021
  2. Thời gian Số (giờ) Tên chương mục TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1. Chương 1. Giới thiệu về hàng hoá trong vận tải 4 4 0 0 biển 1. Giới thiệu chung về hàng hóa 3 3 0 0 1.1. Khái niệm,tính chất và phân loại hàng hóa 2 1.2. Phương pháp xác định chất lượng hàng hóa 1 0 2. Bao bì và ký mã hiệuhàng hóa 1 1 0 0 2.1. Bao bì 0,5 0 2.2. Ký mã hiệu 0,5 0 2. Chương 2. Bảo quản và cố định hàng hóa 15 14 0 1 1. Cố định hàng hóa 6 6 0 1 1.1. Công tác cố định, chèn lót, chằng buộc, ngăn cách hàng hoá 2 0 1.2. Phương pháp cố định bề mặt hàng hóa 1 0 1.3. Phương pháp cố định những kiện hàng nặng 1 0 1.4. Phương pháp cố định các loại xe có bánh trên 1 0 tàu 2. Bảo quản hàng hóa 4 4 0 0 2.1. Biện pháp hạn chế tổn thất hàng hóa 1 0 2.2. Lớp cách ly và vật liệu cách ly 1 0 2.3. Mồ hôi hàng hoá và mồ hôi thân tàu 1 0 2.4. Kiểm tra khiếm khuyết không gian chứa hàng, 1 0 khoang két 3. Thông gió hầm hàng 4 4 0 0 3.1. Các hệ thống thông gió hầm hàng 1 0 3.2. Phương pháp thông gió hầm hàng 2 0 3.3. Các nguyên tắc thông gió hầm hàng 1 0 3. Chương 3. Vận chuyển một số hàng thường gặp 26 25 0 1 trong vận tải biển
  3. 1. Vận chuyển hàng đã đóng kiện và bao gói (bách 5 5 0 0 hoá) 1.1. Những chú ý khi vận chuyển, chất xếp hàng hóa 1 0 1.2. Chất xếp hàng đóng bao 1 0 1.3. Chất xếp hàng được bó 1 0 1.4. Chất xếp hàng hòm, kiện, thùng 1 0 1.5. Vận chuyển hàng trên ca bản 1 0 2. Vận chuyển ngũ cốc 3 3 0 0 2.1. Những chú ý khi vận chuyển, chất xếp hàng ngũ 1 0 cốc 2.2. Kỹ thuật chất xếp và chèn lót 2 0 3.Vận chuyển hàng rắn rời 5 5 0 0 3.1. Những chú ý khi vận chuyển, chất xếp hàng rời 1 0 3.2. Vận chuyển xi măng 1 0 3.3. Vận chuyển than 1 0 3.4. Vận chuyển quặng 1 0 3.5. Cố định bề mặt hàng rời 1 0 4. Vận chuyển container 4 3 0 1 4.1. Phân loại, kích thước, vị trí container trên tàu 1 0 4.2. Đặc điểm tàu container 1 0 4.3. Phương pháp cố định và bảo quản container 1 0 1 5. Vận chuyển dầu mỏ 3 3 0 0 5.1. Những chú ý khi vận chuyển, xếp dỡ dầu mỏ 1 0 5.2. Đặc điểm tàu vận chuyển dầu mỏ 1 0 5.3. Phân loại, tính chất của dầu mỏ 1 0 6. Vận chuyển gỗ và hàng trên boong 5 5 0 0 6.1. Những chú ý khi vận chuyển, chất xếp gỗ 0,5 0 6.2. Đặc điểm tàu vận chuyển gỗ 1 0 6.3. Phương pháp cố định khi vận chuyển gỗ 1 0 6.4. Những chú ý khi vận chuyển, chất xếp hàng trên 1 0 boong 6.5. Các loại hàng hóa xếp trên boong 0,5 0 6.6. Công tác chuẩn bị trước khi xếp hàng trên boong 1 0 Cộng: 45 43 0 2
  4. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HÀNG HOÁ TRONG VẬN TẢI BIỂN 1.1. Giới thiệu chung về hàng hóa trong vận tải biển 1.1.1. Khái niệm, tính chất và phân loại hàng hóa a. Khái niệm Hàng hóa trong vận tải biển là tất cả vật phẩm, thương phẩm, công cụ, dụng cụ vật tư… được vận chuyển bằng đường biển, chúng có thể được chở dưới dạng không có bao bì hoặc được đóng gói theo quy cách riêng phù hợp với việc vận chuyển bằng đường biển theo tập quán hàng hải quốc tế. Hàng hoá vận chuyển trong vận tải biển được đặc trưng bởi các điều kiện vận chuyển như chế độ bảo quản, phương thức đóng gói, phương thức chuyển tải, phương thức xếp dỡ, đặc điểm tính chất lý hoá … b. Tính chất và phân loại Nắm được tính chất của từng loại hàng giúp ta phân bổ hàng hợp lý xuống tàu, tổ chức xếp dỡ với các phương tiện và thời gian thích hợp và làm tốt công tác bảo quản hàng trong quá trình vận chuyển. Ta cần đặc biệt chú ý tới các tính chất sau đây của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. - Tính chất vật lý của hàng: như tính di động, độ ẩm, nhiệt độ bốc hơi và đông kết, tính hút và tỏa mùi, nhiệt độ bắt lửa, tỷ trọng, thể tích riêng... - Tính chất về hóa học của hàng như sự oxy hóa, tính độc, tính nổ, thành phần hóa học của hàng.... - Tính chất do thuộc tính sinh học của hàng hoá như sự lên men, ôi thối, mục nát, nảy mầm... - Tính chất cơ học của hàng như sức chịu nén, kéo, độ bền, độ co giãn... Trong vận tải biển việc phân loại hàng hóa là nhằm tìm ra các nhóm hàng có những đặc điểm gần với nhau để có các biện pháp phân bố, xắp xếp và bảo quản hợp lý trong quá trình vận chuyển. Hàng bách hóa: là nhóm hàng gồm nhiều loại hàng có cách đóng gói và tính chất khác nhau nhưng có thể chở chung trên cùng một con tàu. Loại hàng này đa dạng chủng loại và kích thước cũng như tính chất cũng khác nhau về lý hà hóa học. GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 1 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  5. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 Để chuyên chở các loại hàng này người ta dùng những con tàu có nhiều khoang và mỗi khoang được chia ra nhiều tầng hầm cách biệt nhau hoặc có các kho để thuận tiện cho việc chất xếp và bảo quản các loại hàng khác nhau chúng được gọi chung là tàu chở hàng bách hóa (General cargo ships). Hình 1.1: General cargo ships Hàng rời: là nhóm hàng khô được chở xô, trần bì với khối lượng lớn trên tàu như: hàng hạt rời, quặng, than, nông sản… Loại hàng này mang đầy đủ đặc tính sinh học, vật lý và hóa học. Tàu chở loại hàng này chỉ có một hầm, có các kết cấu hạn chế khả năng xô, dịch chuyển hàng hóa và cũng cần có những trang thiết bị bảo quản, xếp, dỡ hàng phù hợp. Nhóm tàu này gọi là tàu chở hàng rời (Bulk cargo ships) Hình 1.2: Bulk cargo ships Hàng lỏng: là nhóm hàng ở dạng lỏng được chở trần bì như dầu mỏ (DO, FO, MOGAS…), hóa chất, khí nén hóa lỏng (CNG, LNG,…) nhóm hàng này không bao gồm những hàng lỏng đã được đóng gói bằng thùng, chai… Nhóm hàng này tính chất dễ cháy nổ, oxy hóa… Tàu chở nhóm hàng này có hầm được thiết kế 1 hầm và có nhiều vách để ngăn chia. Tàu này gọi là Tanker ships. GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 2 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  6. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 Hình 1.3: Tanker ships Hàng cồng kềnh: là nhóm hàng có kích thước hoặc trọng lượng lớn, không thể chở trên tàu thông thường mà phải chở trên những tàu chuyên dụng như một tổ hợp máy, giàn khoan, tuabine quạt gió… Hình 1.4: Hàng cồng kềnh và tàu chuyên dụng Phân loại theo tính chất của hàng có thể phân làm các nhóm sau: Hàng hóa hút ẩm và tỏa ẩm (Hydrocospic goods): là những loại hàng luôn có một độ ẩm nhất định trong cấu trúc, độ ẩm của loại hàng này có thể thay đổi tùy theo độ ẩm của môi trường xung quanh. Nhóm hày chủ yếu là hàng nông sản, có nguồn gốc động thực vật như: lúa, gạo, gỗ, hạt ngũ cốc… Hình 1.5: Hàng nông sản trên tàu hàng xá (Cargo in bulk) Hàng hóa nguy hiểm: nhóm hàng gây nguy hiểm cho người, sinh vật và môi trường trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Nhóm hàng này được thống kê thành 9 loại theo bộ luật IMDG code. GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 3 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  7. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 Hình 1.6: Dangerous cargo and ships Hàng đông lạnh: là nhóm hàng cần phải bảo quản ở nhiệt độ thấp khi vận chuyển thường vận chuyển trên tàu container chuyên dụng. Đa phần là các đồ thực phẩm đóng hộp, rau củ quả xuất nhập khẩu, thịt động vật… đóng trong container lạnh. Hình 1.7: Tàu và container đông lạnh 1.1.2. Phương pháp xác định chất lượng hàng Tùy theo từng loại hàng hóa có những tính chất riêng biệt nhau mà có những phương pháp xác định chất lượng. Thông thường có 2 phương pháp xác định chất lượng của hàng hóa: Phương pháp ngoại quan và lấy mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm. Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng. Kết quả của phương pháp xác định chất lượng bằng ngoại quan thường mang tính chất định tính. Do việc xác định phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm… của GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 4 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  8. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 giám định viên/ kiểm định viên và việc sai xót và đánh cảm tính có thể xảy ra nên do đó kết quả ở mức độ tin cậy không cao. Tuy nhiên phương pháp này dễ thực hiện hơn, chi phí thấp do đó chỉ áp dụng ở một số loại hàng hóa thông thường. Đối với phương pháp xác định tính chất phân tích thì kết quả mang tính chất định lượng, chất lượng hàng hóa, sản phẩm thể hiện qua các thông số cụ thể. Kết quả bị ảnh hưởng bởi việc lấy mẫu phân tích kiểm nghiệm làm đại diện dẫn đến có sai số ở một mức độ nào đó. Một số hàng hóa như dầu mỏ, hóa chất, thiết bị điện tử, thủy hải sản đông lạnh, … cần thiết phải sử dụng phương pháp này để xác định chất lượng hàng hóa. 1.2. Bao bì và ký mã hiệu hàng hóa 1.2.1. Bao bì Trong quá trình vận chuyển, lưu kho, chờ đợi sử dụng. Yêu cầu chung đối với bao bì: bền chắc, thích hợp với hàng bên trong, dễ bốc xếp vận chuyển, cần được tiêu chuẩn hóa... Bao bì trong ngành vận tải biển còn phải chịu đựng được sự xô lắc của tàu, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác nữa xuất hiện trong các chuyến đi dài ngày trên biển. Căn cứ vào mục đích sử dụng người ta phân bao bì làm hai loại: a. Bao bì bên trong (bao gói): Bao bì trên trong (bao gói) là một bộ phận không tách rời khỏi hàng, chúng trực tiếp tiếp xúc với hàng hóa, cùng hàng hóa đến tay người tiêu dùng (như chai, lọ, hộp, túi, nylon giấy chống ẩm...). Bao gói có thể 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp tuỳ theo tiêu chuẩn mỗi loại hàng. - Chức năng chính của bao bì bên trong là làm gia tăng khả năng bảo quản hàng, có tác dụng quảng cáo và trang sức cho hàng đẹp thêm. - Yêu cầu với bao gói bên trong là phải đảm bảo vệ sinh, kín. Hình 1.8: Bao bì bên trong GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 5 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  9. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 b. Bao bì bên ngoài: Có tác dụng chống được các tác dụng cơ học từ bên ngoài, hạn chế tác dụng của mưa, nắng, ánh sáng, bụi... Bao bì bên ngoài thường làm bằng: gỗ, vỉ, giấy cứng, giấy mềm, tôn kim loại, thủy tinh, sành sứ, chất dẻo... Hình 1.9: Bao bì bên ngoài 1.2.2. Ký mã hiệu Nếu hàng hóa vận chuyển đòi hỏi phải có sự chú ý chăm sóc đặc biệt thì người gửi hàng phải vẽ hoặc dán lên trên các bao, kiện hàng một dấu hiệu biểu thị tính chất của hàng hóa để người làm công tác bốc xếp, vận chuyển biết và chú ý tới như: hàng dễ vỡ, không lật ngược hàng, hàng sợ ẩm, sợ ánh nắng... Bên cạnh các ký hiệu này thường kèm theo những dòng chữ viết bằng tiếng Anh như: - Handle with care: Nhẹ tay, cẩn thận - Use no hooks: Không được dùng móc - Top: Phía trên - Bottom: Phía dưới. … Hình 1.10: Ký mã hiệu hàng hóa (Cargo marking) GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 6 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  10. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 CHƯƠNG 2: BẢO QUẢN VÀ CỐ ĐỊNH HÀNG HÓA 2.1. Cố định hàng hóa 2.1.1. Công tác cố định, chèn lót, chằng buộc, ngăn cách hàng hóa Để công tác xếp dỡ, bảo quản và vận chuyển được đảm bảo và an toàn thì công tác cố định, chèn lót, chằng buộc, ngăn cách hàng hóa là rất quan trọng. Mỗi loại hàng hóa đều có phương pháp cố định, chèn lót, chằng buộc và ngăn cách riêng thích hợp tương ứng. Tuy nhiên phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau: Tất cả các hàng hóa phải được cố định, chèn lót, chằng buộc, ngăn cách sao cho không gây nguy hiểm đối với con người và tàu. Công tác cố định hàng hóa phụ thuộc vào kế hoạch sắp xếp và giám sát phù hợp. Những người thực hiện công tác này phải có kiến thức và kinh nghiệm thủy nghiệp phù hợp. Việc thực hiện các biện pháp trong công tác cố định, chèn lót, chằng buộc, sắp xếp hàng hóa phải đảm bảo trong trường hợp tàu hành trình trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Có một số loại hàng hóa có khuynh hướng biến dạng hoặc dồn chặt lại trong quá trình vận chuyển sẽ dẫn tới làm trùng các cơ cấu chằng buộc nên phải thực sự lưu ý đến công tác gia cố, theo dõi, kiểm tra thường xuyên. Các loại hàng hóa có hệ số ma sát thấp, khi sắp xếp cần phải có vật liệu chèn lót phù hợp nhằm gia tăng hệ số ma sát như: cao su, thảm, đệm lót … Thuyền trưởng phải nắm rõ, được cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng hóa chở trên tàu. Từ đó có những biện pháp cố định, sắp xếp và chằng buộc phù hợp. Theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện. Thuyền trưởng phải có đầy đủ các thông tin về độ bền, ứng suất tối đa cho phép … của thiết bị chằng buộc và cố định hàng hóa. Các thiết bị chằng buộc phải có chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế tương ứng. Hàng hóa phải được cố định, sắp xếp và chằng buộc tại các vị trí cho phép trên tàu. Tải trọng hàng hóa phải được phân bố thích hợp không gây ảnh hưởng đến các cơ cấu thân tàu, giới hạn ứng suất nên thân vỏ tàu. GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 7 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  11. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 Phải đảm bảo sự phân bố đồng đều các thiết bị cố định, chèn lót và chằng buộc phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa. Thuyền trưởng phải đánh giá hết các yếu tố ngoại lực tác động gây lật đổ, trượt của hàng hóa. Khu vực sắp xếp hàng hóa phải khô sạch, tránh dầu mỡ trơn trượt giảm ma sát. Các tính toán lực chằng buộc, ngoại lực tác dụng phải đối với tàu hành trình ở điều kiện khắc nghiệt nhất. Các thiết bị dụng cụ tham gia cố định, chèn lót hay chằng buộc phải ở điều kiện làm việc tốt nhất, không có có khiếm khuyết, biến dạng hay hao mòn quá mức quy định. Các thiết bị tham gia công tác này bao gồm: dây cáp, dây polyeste, xích, ma- ní, nêm gỗ, cột chống, thảm lót, đệm cao su… 2.1.2. Phương pháp cố định bề mặt hàng hóa Tùy theo đặc điểm từng loại hàng hóa mà người ta có phương pháp cố định bề mặt hàng hóa riêng. Đối với hàng bách hóa dạng kiện phải được tạo thành các kiện, bao bì bên ngoài có tác dụng chống lại các lực cơ học phải đảm bảo chắc chắn. Các kiện dạng pallet phải được quấn cố định kiện bằng màng PE, đai nhựa hoặc đai sắt… trước khi sắp xếp xuống hầm hàng. Chèn lót cẩn thận giữa các kiện và bề mặt. Cố định chống xê dịch và lật đổ, xô lệch khi tàu hành trình. Cố định bằng các dây đai, polyester, xích giằng, cột gỗ, nêm gỗ… Nắp hầm hàng phải được đảm bảo cố định, kính chắc hầm hàng. Bảo quản tốt hàng hóa trong mọi điều kiện thời tiết. GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 8 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  12. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 Hình 2.1: Các phương cáp cố định bề mặt hàng bách hóa GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 9 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  13. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 Đối với hàng hạt rời thì công tác cố định bề mặt cần phải thực hiện đảm bảo như sau: - Đánh tẩy, cào bằng, san bề mặt, nén đều các khoảng trống tự do. - Phải thực hiện tất cả việc đánh tẩy hợp lý và cần thiết để san bằng tất cả các mặt tự do hàng hạt và để làm giảm tới mức thấp nhất ảnh hưởng của sự dịch chuyển hàng - Trong bất kỳ khoang chứa đầy nào, đã đánh tẩy hàng hạt rời phải được san để làm đầy tất cả các khoảng trống dưới boong và nắp hầm hàng tới mức cao nhất có thể. - Trong bất kỳ khoang chứa đầy nào chưa đánh tẩy, hàng hạt phải được lấp đầy tới mức tối đa có thể ở khu vực miệng hầm hàng nhưng ở phía ngoài khu vực miệng hầm hàng thì có thể ở mức bằng góc nghỉ tự nhiên của hàng. - Chú ý đến việc dùng khối lượng và các thiết bị cố định dùng cho việc cố định các nắp hầm hàng. - Khi hàng hạt rời được xếp trên boong giữa (tween deck) mà các nắp boong giữa không kín hạt thì các nắp đó phải được làm kín hạt bằng cách dán băng dính các khớp nối, phủ toàn khu vực nắp boong giữa bằng bạt hoặc vải ngăn cách hoặc các vật liệu phù hợp khác. - Sau khi xếp hàng tất cả các bề mặt tự do hàng hạt trong các khoang chứa đầy một phần phải được san bằng - Trong các khoang chứa đầy đã san, các khoang chứa đầy chưa san, và các khoang chứa đầy một phần, các vách dọc có thể được bố trí như là một công cụ làm giảm nghiêng ngang do hàng hạt dịch - Có thể sử dụng phương pháp khoét lòng chảo thay thế cho vách ngăn dọc ở khu vực miệng hầm hàng nhưng chỉ với khoang chứa đầy đã san trừ trường hợp đối với hạt lanh và các hạt khác có đặc tính tương tự mà việc khoét lòng chảo không được thay cho vách ngăn dọc. Nếu vách ngăn dọc được trang bị thì nó phải đáp ứng yêu cầu về vách ngăn dọc ở phần trên. - Miệng của lòng chảo phải được tạo thành bởi cấu trúc dưới boong ở khu vực miệng hầm hàng đó là các xà mạn hoặc thành miệng hầm hàng và các dầm dọc miệng hầm hàng GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 10 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  14. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 - Có thể lựa chọn việc làm đầy lòng chảo trong khoang chứa đầy đã san bằng các bao hàng hạt hoặc hàng hoá phù hợp khác hoặc có thể sử dụng phương pháp bọc hàng. - Khi dùng các bao hàng hạt hoặc các loại hàng phù hợp khác để xếp chèn chặt bên trên các khoang chứa đầy một phần thì mặt thoáng tự do của hàng hạt phải được san bằng và phủ một lớp vải ngăn cách hoặc loại vật liệu tương đương hoặc bằng một tấm sàn thích hợp. - Bên trên các sàn hoặc lớp vải ngăn cách đó phải xếp chặt các bao hàng hạt và đạt tới độ cao không nhỏ hơn 1/16 chiều rộng lớn nhất của bề mặt tự do hàng hạt hoặc 1,2m lấy giá trị nào lớn hơn. - Hàng hạt phải được đóng trong các bao chắc chắn, các bao này phải được chất đầy và đóng kín miệng một cách bảo đảm. - Thay thế cho các bao hàng hạt thì có thể dùng các loại hàng hoá phù hợp khác xếp chặt và có áp lực tương tự như khi xếp các bao hàng hạt có độ cao không nhỏ hơn 1/16 chiều rộng lớn nhất của mặt thoáng hàng hạt hoặc 1,2m lấy giá trị nào lớn hơn. Hình 2.2: Cố định, đánh tẩy bề mặt hàng rời Các yêu cầu việc cố định bề mặt hàng hóa đảm bảo cáu yếu tố: - An toàn và không gây tổn thất hư hại cho hàng hóa. GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 11 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  15. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 - Đảm bảo an toàn trong quá trình tàu hành trình ở điều kiện khắc nhiệt và song gió bất thường. - An toàn đối với con người và thuyền viên trên tàu - An toàn đối với kết cấu thân tàu - Đảm bảo tính ổn định tàu khi hành trình - Việc cố định hàng hóa phải đảm bảo an toàn cân bằng, ổn định cho tàu và hàng trước tác động ngoại lực từ 6 bậc chuyển động của tàu và sóng gió. 2.1.3. Phương pháp cố định những kiện hàng nặng Quy định chung Việc cố định các kiện hàng nặng cũng đầy đủ và đảm bảo chống ngoại lực từ 6 bậc chuyển động của tàu và sóng gió gây nên. - Phương thức chằng buộc hàng nặng phải đảm bảo nguyên tắc thủy nghiệp; - Phải đảm bảo cân bằng và ổn định tàu; - Đảm bảo nguyên tắc phân bố tải trọng trên tàu, vị trí chằng buộc phù hợp; - Theo quy định của Bộ luật Quốc tế về chuyên chở hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển (IMDG Code); - Các trang thiết bị/dụng cụ sử dụng cho công tác lashing phải thích hợp cho từng loại hàng hóa, phải đảm bảo quy chuẩn hiện hành; - Những thiết bị/dụng cụ cho công tác lashing phải được bảo quản thích hợp, trường hợp bị hao mòn, hư hỏng vượt mức giới hạn cho phép không được sử dụng; - Phương án chằng buộc đưa ra phải đảm bảo an toàn tính tới yếu tố cho trường hợp khắc nhiệt nhất có thể xảy ra như đảm bảo lực chằng buộc theo phương trượt dọc, trượt phương ngang, lật theo phương dọc, lật theo phương ngang an toàn tại vị trí, vận tốc, lực phân bố chằng buộc nhỏ nhất; - Để đảm bảo an toàn cho tàu, các thuyền viên và hàng hóa thì việc chằng buộc hàng hóa phải thực hiện phù hợp và chỉ sử dụng các trang thiết bị và điểm chằng buộc thích hợp để chằng buộc. Các điểm chằng buộc không phù hợp sẽ được khuyến cáo, hướng dẫn cụ thể. Ví dụ: có những điểm chằng buộc phù hợp cho nêm, cột gỗ nhưng không phù hợp để móc cáp hoặc ma-ní hay tăng-đơ; - Thiết bị sử dụng chằng buộc phải phù hợp với loại hàng hóa, trọng lượng, kích thước, sắp xếp và đặc tính vật lý của hàng hóa chuyên chở. Ví dụ: có những GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 12 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  16. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 loại hàng chỉ phù hợp sử dụng dây đai như thùng gỗ, kiện gỗ, hay hàng hóa có bề mặt dễ bị sụt, tì vết; - Luôn có thiết bị chằng buộc dự phòng; - Phải có nhiều phương an trong kế hoạch chằng buộc, lựa chọn phương án ưu tiên cho việc đảm bảo an toàn cho người, tàu và hàng hóa trong quá trình vận chuyển; - Bất kỳ trang thiết bị nào sử dụng cho mục đích chằng buộc cũng phải có chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế; - Các thiết bị sử dụng cho chằng buộc phải được thông tin về số lượng, kiểu, vị trí và S.W.L và M.S.L của các thiết bị này phải được thông báo cho thuyền trưởng biết, đồng thời phải xác nhận rằng S.W.L và M.S.L có đủ độ bền và kết cấu phù hợp chống lại các lực tác động của khối hàng trong quá trình vận chuyển ở điều kiện khắc nghiệt nhất; - Không được gắn thêm bất kỳ một thiết bị chằng buộc hàng hóa nào cố định vào thân tàu nếu không được sự đồng ý của thuyền trưởng; - Các thiết bị sử dụng để chằng buộc phải được cấp chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế tương ứng đối với tải trọng chằng buộc lớn nhất tác động. Nguyên tắc cơ bản trong việc chằng buộc cố định hàng hóa nặng (siêu trường, siêu trọng) - Tất cả các hàng hóa phải được sắp xếp và chằng buộc hàng hóa sao cho không gây nguy hiểm cho tàu và người trên tàu. - Việc sắp xếp và chằng buộc hàng hóa an toàn phụ thuộc vào việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. - Những người thực hiện công tác sắp xếp và chằng buộc hàng hóa phải được đào tạo thích hợp và đủ kinh nghiệm. - Việc quyết định các biện pháp sắp xếp và chằng buộc hàng hóa phải dựa trên các điều kiện khắc nghiệt nhất mà tàu phải trải qua trong tuyến hành trình. Cần lưu ý một số đặc tính của hàng hóa như: - Một số loại hàng hóa có khuynh hướng biến dạng hoặc dồn chặt lại trong quá trình chuyến đi và điều này sẽ dẫn đến làm chùng các cơ cấu chằng buộc. Các loại GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 13 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  17. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 hàng hóa có hệ số ma sát thấp, khi sắp xếp không có các vật liệu làm tăng ma sát như vật liệu lót, các thảm cao su,... thì sẽ rất khó chằng buộc cố định chúng trừ khi chúng được sắp xếp chặt chẽ theo chiều ngang tàu. - Cần thông tin về hàng hóa: + Những hàng hóa khác nhau được chuyên chở phải tương thích với nhau hoặc phải được cách ly phù hợp; + Hàng hóa phù hợp với tàu; + Tàu phù hợp với hàng hóa; + Hàng hóa có thể được sắp xếp và chằng buộc an toàn trên tàu và được vận chuyển trong các điều kiện thời tiết dự định mà tàu có thể phải trải qua trong chuyến hành trình. - Cần lưu ý về sự phù hợp cho vận chuyển của hàng hóa: - Hàng hóa được vận chuyển trong các container, các xe cộ đường bộ, các sà lan, các toa xe lửa và các khối vận chuyển hàng hóa khác phải được sắp xếp và chằng buộc trong các khối vận chuyển này trong suốt chuyến hành trình nhằm ngăn chặn sự hư hỏng cũng như không gây nguy hiểm cho tàu, người trên tàu và môi trường biển. - Cần lưu ý sự phân bố hàng hóa: - Điều quan trọng bậc nhất là thuyền trưởng, giám định viên, giám sát, thi công lashing phải đặc biệt lưu ý đến việc lập kế hoạch vầ giám sát quá trình sắp xếp và chằng buộc hàng hóa để ngăn ngừa hàng hóa không bị trượt, xô đổ và xê dịch. Hàng hóa phải được phân bố hợp lý nhằm đảm bảo tính ổn định của tàu trong suốt chuyến đi nằm trong giới hạn cho phép để giảm bớt nguy cơ sinh ra các gia tốc vượt quá giới hạn cho phép đến mức thực tế có thể. Hàng hóa phải được phân bố sao cho không ảnh hưởng lớn đến độ bền kết cấu thân tàu. - Một số lưu ý khi bố trí chằng buộc hàng hóa: + Phải đảm bảo sự phân bố đồng đều các lực giữa các trang thiết bị chằng buộc hàng hóa đến mức thực tế có thể được. Nếu điều này không thể thực hiện được thì bố trí chằng buộc phải được nâng cấp tương ứng. + Trong trường hợp kết cấu của hệ thống chằng buộc phức tạp do các tình huống khác nhau mà người chịu trách nhiệm thực thi với kinh nghiệm và kiến thức GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 14 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  18. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 thủy nghiệp không đánh giá được mức độ phù hợp của hệ thống chằng buộc bố trí thì hệ thống chằng buộc phải được thẩm tra bằng cách sử dụng phương pháp tính toán đã được chấp thuận. + Các cơ cấu chằng buộc hàng hóa phải phù hợp với khối lượng và đặc điểm của hàng hóa được vận chuyển và khi có yêu cầu phải có các cơ cấu bổ sung. + Các thiết bị chằng buộc phải càng ngắn càng đảm bảo an toàn. Các thiết bị chằng buộc dài sẽ gây khó khăn cho việc căng dây và duy trì độ căng tối đa. - Cần lưu ý độ bền còn lại của các trang thiết chằng buộc sau khi bị hao mòn, xây sát trong quá trình chằng buộc và xây sát tự nhiên phải được xác định đủ đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng. - Lực ma sát: - Nếu ma sát giữa hàng hóa với boong tàu hay kết cấu thân tàu khác hoặc giữa các khối vận chuyển hàng hóa không đủ để ngăn cản nguy cơ trượt thì phải có các vật liệu thích hợp như các tấm xốp hoặc vật liệu lót để tăng ma sát (Chi tiết tại Mục 7.2.1 của Bộ luật về thực hành an toàn đối với việc sắp xếp và chằng buộc hàng hóa – CSS Code). - Giám sát trên tàu: Biện pháp căn bản để ngăn ngừa việc sắp xếp và chằng buộc hàng hóa không thích hợp là phải có sự giám sát chặt chẽ quá trình sắp xếp và chằng buộc. - Tiếp cận không gian kín: Không gian kín là nơi rất nguy hiểm cho người vì chất độc và thiếu oxy (môi trường yếm khí) hoặc dễ cháy nổ. Do vậy, thuyền trưởng phải đảm bảo an toàn cho việc tiếp cận các không gian kín. - Những yếu tố mang tính tổng quát mà thuyền trưởng cần phải cân nhắc: - Khi đánh giá các nguy cơ dịch chuyển, nguy cơ mất an toàn cần phải đảm bảo rằng: + Khu vực boong tàu để sắp xếp hàng hóa, đến mức thực tế có thể thực hiện được, phải khô sạch, không có dầu mỡ; + Hàng hóa, các khối vận chuyển hàng hóa phải là nơi với các điều kiện thích hợp cho việc vận chuyển và có thể chằng buộc hữu hiệu; + Tất cả các trang thiết bị chằng buộc hàng hóa trên tàu ở trạng thái làm việc tốt; GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 15 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  19. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 + Hàng hóa ở trong hoặc ở trên các khối vận chuyển, đến mức độ thực tế có thể thực hiện được, phải sắp xếp và chằng buộc thích hợp vào khối vận chuyển đó. - Khai báo việc sắp xếp và chằng buộc hàng hóa: - Nếu có các lý do để nghi ngờ rằng container hay xe ô tô có chứa các hàng hóa nguy hiểm không tuân theo các điều khoản mục 12 hoặc 17 của Quy định VII/5.2 hoặc 5.3 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 đã được sửa đổi bổ sung; hoặc các điều khoản thích hợp của phần Giới thiệu chung của Bộ luật IMDG, hay trong trường hợp không có chứng chỉ xếp hàng của container/tờ khai xếp hàng của xe ô tô, khối vận chuyển hàng hóa đó không được phép chuyên chở. - Nếu thực tế có thể thực hiện được, các xe ô tô phải có tờ khai sắp xếp và lashing hàng hóa, khẳng định rằng hàng hóa trên các xe ô tô đường bộ đã được sắp xếp và lashing thích hợp cho chuyến đi dự định, có lưu ý đến các hướng dẫn cho việc sắp xếp hàng hóa trên các container chở hàng hoặc xe ô tô của IMO/ILO. Tờ khai xếp hàng trên xe. Các loại lực tác động - Các thiết bị lashing hàng hóa dùng để cố định hàng hóa không bị dịch chuyển luôn chịu các thành phần lực tác động theo các trục của tàu: + Trục dọc + Trục ngang + Trục thẳng đứng - Cần lưu ý đối với mục đích sắp xếp và chằng buộc hàng hóa, các lực theo phương dọc và ngang của tàu xem là chiếm ưu thế. - Các lực theo phương ngang tăng lên cùng với sự tăng lên của chiều cao tâm nghiêng của tàu. Nguyên nhân tạo ra chiều cao tâm nghiêng không thích hợp của tàu có thể là: + Tàu được thiết kế không thích hợp + Phân bố hàng hóa không thích hợp + Phân bố nhiên liệu và nước dằn không thích hợp - Cường độ các lực có thể được đánh giá theo các phương pháp tính toán thích hợp. GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 16 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
  20. Cao Đẳng Hàng Hải 2 Hàng hóa Vận Tải Biển 1 - Ngoài các lực nêu trên, các hàng hóa trên boong có thể còn chịu tác động của gió và sóng biển. - Các lực theo phương ngang riêng rẽ, hay các lực tổng hợp của các lực theo phương ngang, phương dọc và phương thẳng đứng thường tăng lên theo chiều cao của khối hàng và khoảng cách theo chiều dọc của khối hàng từ tâm dao động của tàu. Các lực nguy hiểm nhất có thể xuất hiện là ở mút mũi, mút đuôi tàu và vị trí xếp hàng cao nhất ở mỗi bên mạn tàu. - Việc điều khiển tàu không thích hợp (hướng đi hoặc tốc độ) có thể gây lên các lực nguy hại cho tàu và hàng hóa. - Mặc dù các thiết bị giảm lắc có thể cải thiện được tư thế của tàu, nhưng không đưa các yếu tố tác động của những thiết bị đó vào trong việc lập kế hoạch sắp xếp và chằng buộc hàng hóa. - Hàng hóa phải được phân bố sao cho tàu ở mọi thời điểm của chuyến đi có chiều cao tâm nghiêng lớn hơn trị số tối thiểu quy định và nằm trong giới hạn cho phép đến mức thực tế có thể giảm thiểu các lực tác động lên hàng hóa. Độ bền của thiết bị chằng buộc hàng hóa: - Các đơn vị sản xuất thiết bị lashing phải cung cấp thông tin về độ bền kéo đứt (độ bền phá hủy) của các thiết bị lashing tính bằng kN (1 kN = 100 kg). - MSL (Maximum Securing Load): Tải trọng chằng buộc lớn nhất. - SWL (Safe Working Load): Tải trọng làm việc an toàn - Trong tính toán, nên sử dụng SWL thay cho MSL để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong khi hành trình ở điều kiện khắc nhiệt nhất. - Tải trọng chằng buộc lớn nhất của gỗ được lấy bằng 0,3 kN /cm2 vuông góc với thớ gỗ. - Đối với các loại thiết bị chằng buộc khác (dây đai bằng vật liệu phi kim loại có thiết bị căng dây, hoặc các thiết bị chằng buộc container), tải trọng làm việc cho phép có thể lấy theo trị số được quy định và đánh dấu của cơ quan có thẩm quyền. Tải trọng này được lấy làm tải trọng chằng buộc lớn nhất. GV: Hoàng Văn Ánh - Trang 17 - Khoa Điều Khiển Tàu Biển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2