Giáo trình Hàng hóa vận tải biển 2 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
lượt xem 7
download
Giáo trình Hàng hóa vận tải biển 2 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) trình bày những quy định an toàn khi vận chuyển hàng rời; vận chuyển hàng hạt rời; vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ; vận chuyển hàng nguy hiểm;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Hàng hóa vận tải biển 2 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
- CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HÀNG HOÁ VẬN TẢI BIỂN 2 NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 10 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021
- Thời gian (giờ) STT Tên chương mục Thảo Tổng Lý Kiểm luận/ Số Thuyết tra BT 1. Chương 1.Vận chuyển hàng rời 11 8 3 0 1. Phân loại, đặc điểm, tính chất của 2 2 0 0 hàng rời 1.1. Đặc điểm, tính chất của hàng rời 1 0 1.2. Phân loại hàng rời trong vận tải 1 0 biển 2. Những quy định khi vận chuyển 3 1 hàng rời 2.1. Các yêu cầu về ổn định theo bộ luật ISMBC Code khi vận chuyển 2 1 hàng rời 2.2. Các yêu cầu về bảo quản hàng rời 1 0 3. An toàn vận chuyển 3 2 3.1. Công tác chuẩn bị và kiểm tra kỹ 1 1 thuật trước khi nhận hàng 3.2. Cố định, đánh tẩy bề mặt hàng 1 1 rời 3.3. An toàn trong quá trình vận 1 0 chuyển 2. Chương 2.Vận chuyển hàng hạt rời 12 7 4 1 1. Phân loại, đặc điểm, tính chất của 3 2 1 0 hàng hạt rời 1.1. Đặc điểm, tính chất của hàng hạt 1 0 rời 1.2. Phân loại hàng hạt rời trong vận 1 0 tải biển 1.3. Mồ hôi hàng hóa, mồ hôi thân tàu 0 1 2. Những quy định khi vận chuyển 3 2 1 0 hàng hạt rời
- 2.1. Các yêu cầu về ổn định theo bộ luật ISMBC Code đối với tàu khi vận 1 0 chuyển hàng hạt rời có giấy phép 2.2. Các yêu cầu về ổn định theo bộ luật ISMBC Code đối với tàu khi vận 1 0 chuyển hàng hạt rời không có giấy phép 2.3. Các yêu cầu về bảo quản hàng 0 1 hạt rời 3. An toàn vận chuyển 6 3 2 1 3.1. Công tác chuẩn bị và kiểm tra kỹ 1 0 thuật trước khi nhận hàng 3.2. Cố định, đánh tẩy bề mặt hàng 1 1 hạt rời 3.3. An toàn trong quá trình vận 1 1 chuyển 3. Chương 3. Vận chuyển dầu mỏ và 12 7 4 1 sản phẩm của dầu mỏ 1. Phân loại, tính chất của dầu mỏ 2 2 0 0 và sản phẩm của dầu mỏ 1.1. Phân loại 1 0 1.2. Tính chất 1 0 2. Những quy định khi vận chuyển 4 2 2 0 dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ 2.1. Sử dụng IMDG Code cho vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm của dầu 0,5 0,5 mỏ 2.2. Các yêu cầu về ổn định theo IMDG Code cho vận chuyển dầu mỏ 0,5 0,5 và sản phẩm của dầu mỏ 2.3. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường biển, chống tràn dầu ô nhiễm 1 1 biển 3. An toàn vận chuyển 6 3 2 1 3.1. Công tác chuẩn bị và kiểm tra kỹ 1 0 thuật trước khi nhận dầu
- 3.2. Các phương pháp vệ sinh hầm 0 1 hàng 3.3. An toàn trong quá trình vận 1 0 chuyển 3.4. An toàn trong khi trả hàng 1 1 4. Chương 4. Vận chuyển hàng nguy 10 6 4 0 hiểm 1. Phân loại, đặc điểm, tính chất của 3 2 1 0 hàng nguy hiểm 1.1. Giới thiệu, tóm tắt nội dung của 0,5 0 bộ luật IMDG Code 1.2. Đặc điểm, tính chất của hàng 0,5 0 nguy hiểm 1.3. Phân loại hàng nguy hiểm theo 1 1 IMDG Code 2. Những quy định khi vận chuyển 8 2 1 0 hàng nguy hiểm 2.1.Sử dụng bộ luật IMDG Code cho 1 1 vận chuyển hàng nguy hiểm. 2.2. Những lưu ý khi vận chuyển 1 0 hàng nguy hiểm. 3. An toàn vận chuyển 4 2 2 0 3.1. Công tác chuẩn bị và kiểm tra kỹ 1 1 thuật trước khi nhận hàng. 3.2. An toàn trong quá trình vận 1 1 chuyển. Cộng 45 28 15 2
- MỤC LỤC Chương 1: Vận chuyển hàng rời……………………………………………1 1.1. Phân loại, đặc điểm, tính chất của hàng rời……………………………….1 1.2. Những quy định khi vận chuyển hàng rời…………………………………3 1.3. An toàn vận chuyển………………………………………………………..5 Chương 2: Vận chuyển hàng hạt rời………………………………………...9 2.1. Khái niệm hàng hạt rời…………………………………………………….9 2.2. Đặc điểm, tính chất của hàng hạt rời………………………………………8 2.3. Những quy định khi vận chuyển hàng hạt rời……………………………11 2.4. An toàn vận chuyển………………………………………………………14 2.5. Xác định khối lượng hàng rời (hàng hạt) xếp hoặc dỡ trên tàu…………..20 Chương 3: Vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ………………...28 3.1. Phân loại, tính chất của dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ………………..28 3.2. Những quy định khi vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ……...30 3.3. An toàn vận chuyển………………………………………………………31 3.4. Xác định khối lượng hàng hóa xếp hoặc dỡ trên tàu……………………..34 Chương 4: Vận chuyển hàng nguy hiểm…………………………………...39 4.1. Phân loại, đặc điểm, tính chất của hàng nguy hiểm………………………39 4.2. Những quy định khi vận chuyển hàng nguy hiểm………………………..44 4.3. An toàn vận chuyển………………………………………………………50 Phụ lục tham khảo…………………………………………………………...53 1. Lập sơ đồ sắp xếp hàng hóa………………………………………………..53 2. Các bài toán tham khảo…………………………………………………….58 Tài liệu tham khảo kèm theo khác
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ CHƯƠNG 1: VẬN CHUYỂN HÀNG RỜI 1.1. Phân loại, đặc điểm, tính chất của hàng rời 1.1.1. Khái niệm Hàng rời là những loại hàng hóa khô được chở trần bì, đổ xá với khối lượng lớn trên tàu như: hàng hạt rời (hạt nông sản: lúa, mỳ.., đường đổ xá, cám, bã nành, bã hạt hướng dương, bã cải …), quặng (clinker, đá vôi,..), than (than đá, than cám,..), cát…Tàu để chở các loại hàng này hầm hàng chỉ có một tầng, có kết cấu và trang thiết bị phù hợp trong việc xếp dỡ và bảo quản hàng rời, nhóm tàu này gọi là tàu chở hàng rời với số lượng lớn (Bulk cargo ships). Hàng rời còn còn được biết ở dạng lỏng (như xăng, dầu, hóa chất…) được vận chuyển, chở rời với số lượng lớn trên các tanker ships, tàu chở chuyên dụng… Hình 1.1: Hàng rời và tàu hàng rời 1.1.2. Đặc điểm, tính chất của hàng rời Các loại hàng rời (bulk cargo) có đặc điểm dễ hút ẩm, đổ mồ hôi, hấp hơi, lên men, lên mốc, dễ phân hủy, tỏa nhiệt, bay bụi, bay hơi, bốc cháy, thẩm thấu, ăn mòn… Phần Gv: Hoàng Văn Ánh -1- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ lớn bản thân các loại hàng hóa này có sẵn độ ẩm nên gặp điều kiện bên ngoài sẽ phát sinh đặc tính sinh học, vật lý, hóa học đặc biệt ở các loại hàng hóa có nguồn gốc từ cây trồng. Đối với hàng hạt rời dễ bị hấp thụ mùi nên cần giữ cho hầm hàng khô sạch và không có mùi lạ (công tác chuẩn bị khô sạch hầm hàng, Chứng nhận giám định khô sạch hầm hàng - Passed Survey of cargo hold phải được thực hiện nghiêm ngặt đặc biệt đối với hàng nông sản, cây trồng). Ngoài các tính chất trên hàng hạt rời mang đặc tính tản rời, tức là có khả năng chảy về một phía khi tàu nghiêng. Chính đặc điểm này sẽ ảnh hưởng lớn đến tính ổn định của tàu. Đặc tính tản rời được đặc trưng bằng góc nghiêng tự nhiên θ (Angle of reposo), là góc nghiêng của sườn đống hàng được đổ tự nhiên so với mặt nằm ngang. Góc nghiêng tự nhiên phụ thuộc vào kích thước của hạt, độ nhẵn bề mặt, độ ẩm của hạt và tạp chất lẫn trong chúng. (Ở điều kiện tiêu chuẩn, góc nghiêng tự nhiên của một số loại hàng hạt được xác định như sau: lúa: 37o ÷ 45o; ngô: 26o ÷ 28o; lúa mì: 23o÷ 24o). Để hạn chế sự xô dạt của loại hàng hóa này, cần phải có những biện pháp để cố định bề mặt của những loại hàng hạt có góc nghiêng tự nhiên nhỏ hơn 35o, đặc biệt khi chở chúng trên các tàu không chuyên dụng. Trong thời gian tàu chạy, dưới tác động của sự rung lắc, khối hàng hạt rời bị sụt lún xuống làm cho thể tích hàng trong hầm giảm đi từ 2÷3% đôi khi tới 6%. Như vậy, một hầm chở đầy có thể biến thành hầm chở vơi nếu không có biện pháp bù hàng thích hợp, tạo điều kiện cho hàng hạt dịch chuyển do đặc tính tản rời của chúng. Đặc tính lún (settling) của hàng được biểu thị bằng độ xốp C của hàng: 㤵 C% = Trong đó: V và V1 là thể tích của đống hàng trước và sau khi lún. Dịch chuyển trọng tâm khối chất lỏng khi mặt thoáng thay đổi, nghiêng đối với loại hàng lỏng. Hàng rời rắn thường gây bụi bẩn trong quá trình xếp dỡ. Bụi bẩn có thể bay vào phòng ở thuyền viên, buồng máy, buồng lái, kho tàng và máy móc trên boong làm ảnh Gv: Hoàng Văn Ánh -2- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ hưởng đến sức khỏe thuyền viên, gây hư hỏng hay ăn mòn máy móc, thiết bị trên boong và các cấu trúc tàu. Dễ thấy nhất là quặng clinker. Tốc độ xếp dỡ hàng rời thường rất lớn (hàng ngàn tấn/giờ) nên sự va đập của hàng hóa vào các cấu trúc hầm hàng rất mạnh, nếu không có biện pháp phòng ngừa, có thể gây hư hỏng thiết bị hay làm biến dạng tôn vỏ tàu. Khi tốc độ xếp hàng cao, hàng thường bị xếp tập trung một chỗ, gây ứng suất cục bộ bộ phận, dễ làm biến dạng tôn đáy hầm. Hàng rời dễ bị xô dịch, gây nghiêng tàu khi đang làm hàng hay khi tàu chạy trên biển nếu không chú ý đến việc rải đều hàng khi xếp hay thiếu đánh tẩy (trimming) kịp thời, đúng mức. 1.1.3. Phân loại hàng rời trong vận tải biển Quy tắc quốc tế về chuyên chở hàng rời thể rắn trên biển (IMSBC Code) đã phân hàng rời ra 3 nhóm cơ bản: Nhóm A là nhóm hàng có thể bị hóa lỏng trong quá trình vận chuyển như quặng sắt độ ẩm cao, than cám độ ẩm cao… Nhóm B là nhóm hàng có thể tự cháy, gây nổ, ăn mòn, thải khí độc hại, thải khí CO2, hút Ô-xy…như xăng dầu, hóa chất, than… Nhóm C là nhóm hàng hóa khác không có thuộc tính như hai nhóm A, B nêu trên. Việc phân loại này giúp chúng ta có phướng án xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản phù hợp và an toàn. 1.2. Những quy định khi vận chuyển hàng rời 1.2.1. Các yêu cầu về ổn định theo bộ luật IMSBC Code khi vận chuyển hàng rời Cũng như các tàu chở hàng thông thường khác, tàu hàng rời phải có tài liệu tham khảo về tính ổn định tàu (trim & stability calculation booklet). - Chỉ dẫn các trạng thái xếp hàng tiêu chuẩn (standard loading conditions). - Các thông số, số liệu liên quan đến độ ổn định tàu (stability data). - Các thông số về sức chịu nén tối đa của đáy hầm hàng và sức chở tối đa của mỗi hầm hàng. Gv: Hoàng Văn Ánh -3- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ - Tài liệu tham khảo về “Quy tắc chuyên chở hàng rời thể rắn trên biển - IMSBC Code”. - Tài liệu tham khảo về “Quy tắc chuyên chở hàng nguy hiểm trên biển - IMDG Code” (nếu hàng rời chuyên chở là hàng nguy hiểm nêu trong IMDG Code). Để giúp thuyền trưởng tránh được ứng suất quá mức đối với kết cấu thân tàu, tàu phải có sổ tay, trong đó tối thiểu phải bao gồm: - Số liệu về ổn định tàu; - Tốc độ, công suất dằn và xả dằn; - Tải trọng lớn nhất trên mỗi đơn vị diện tích bề mặt của sàn hầm hàng; - Tải trọng lớn nhất cho phép trên mỗi hầm hàng; - Các hướng dẫn chung về sắp xếp/ dỡ hàng hóa bao gồm bất cứ giới hạn nào về các trạng thái bất lợi trong các hoạt động xếp, dỡ hàng, hoạt động tàu và trong chuyến đi; - Bất kỳ hạn chế đặc biệt nào, như giới hạn về trạng thái hoạt động bất lợi nhất do chính quyền yêu cầu; - Nếu được yêu cầu thì phải tính toán sức bền, các lực và mô men cho phép lớn nhất trên thân tàu trong thời gian xếp, dỡ hàng và trong chuyến đi. - Kế hoạch sắp xếp và phương thức sắp xếp hàng hóa phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: sức bền thân tàu, ổn định tàu, mô men và các lực tác dụng trong phạm vi của thông báo ổn định tàu và khuyến nghị của chính quyền. - Phải luôn giám sát kiểm tra các quá trình xếp dỡ hàng hóa. 1.2.2. Các yêu cầu về bảo quản hàng rời Cần phải hiểu hàng hóa dự kiến chở trên tàu thuộc loại hàng hóa nào trong các nhóm của hàng rời. Hiểu rõ tính chất vật lý, hóa học, sinh học cũng như đặc điểm của hàng khi vận chuyển trên biển. Trên các cơ sở đó mới đưa ra những nguyên tắc, phương pháp bảo quản hàng hóa phù hợpt, an toàn trong chuyến hành trình cũng như khi trả và nhận hàng tại cảng. Để bảo quản hàng hóa, chúng ta lưu ý các yêu cầu cơ bản như sau: Gv: Hoàng Văn Ánh -4- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ - Khâu chuẩn bị hầm hàng trước khi xếp hàng lên: Hầm hàng phải được chuẩn bị khô, sạch, kín chắc. Trên các thành vách, hốc, xà gọc ngang… của hầm hàng không còn mùi, bẩn,..tồn đọng hàng hóa của các chuyến trước. Các hố la canh phải được dọn dẹp sạch sẽ, khô sạch. Làm sạch lưới lọc hố la canh. Các ống đo, ống thông hơi két dầu, két dãn, các đường ống nước chạy quanh hầm hàng…phải được bít kín, che đậy cẩn thận. Chắn bụi bẩn ở các kho, ống thông hơi, các thiết bị máy móc trên boong. - Cần phải có đầy đủ thông tin về hàng hóa được chở trên tàu như: khối lượng, tính chất, đặc điểm…để thực hiện và sử dụng các biện pháp xếp dỡ và bảo quản phù hợp. Quá trình xếp, dỡ luôn luôn có người kiểm tra giám sát khi tàu làm hàng. Khi phát hiện bất thường cần thông báo ngay cho sĩ quan quản lý biết có biện pháp khắc phục phù hợp. Sử dụng các biện pháp bảo quản thích hợp, thường xuyên kiểm tra các miệng hầm hàng nơi có nguy cơ nước bên ngoài thâm nhập, sử dụng các biện pháp thông gió phù hợp sẵn có trên tàu. 1.3. An toàn vận chuyển 1.3.1. Công tác chuẩn bị và kiểm tra kỹ thuật trước khi nhận hàng Công tác chuẩn bị trước khi nhận hàng cần lưu ý như sau: - Chuẩn bị hầm hàng, phương án và kế hoạch nhận hàng, phương thức sắp xếp hàng; - Vệ sinh, tẩy rửa khô sạch,…hầm hàng; - Vệ sinh kỹ hố la canh, hàng hóa còn dư đọng ở chuyến trước, tẩy rửa kỹ càng; - Kiểm tra hệ thống thông gió hầm hàng; - Kiểm tra kín chắc nắp các hầm hàng; - Kiểm tra và tìm hiểu đầy đủ thông tin, đặc điểm của loại hàng chuyên chở về đặc tính vật lý, hóa học, sinh học… - Lập sơ đồ và phương án sắp xếp hàng an toàn trước khi thực hiện đưa hàng hóa xuống tàu; - Bố trí nhân lực kiểm tra giám sát làm hàng theo ca trực và vị trí phù hợp; - Kiểm tra thông báo ổn định tàu về ứng suất sức bền thân tàu; - Phương thức nhận hàng đảm bảo ổn định tàu; - Kiểm tra các két ballast; Gv: Hoàng Văn Ánh -5- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ - Thực hiện giám định mớn nước ban đầu. Từ các công tác trên mới có thể đưa ra phương án nhận/trả hàng và vận chuyển an toàn. 1.3.2. Cố định, đánh tẩy bề mặt hàng rời - Do đặc tính hàng rời dễ tản rời, sụt lún,.. nên cần chú ý đến công tác đánh tẩy cào bằng, cố định hàng hóa tránh bị xô lệch, nghiêng, dạt về môt bên khi tàu chịu tác dụng của sóng gió gây lắc ngang và dọc tàu dẫn tới mất ổn định gây lật và chìm tàu. - Hàng hóa phải được cố định, chèn lót…bằng phương pháp và vât dụng thích hợp cho việc vận chuyển đường dài và ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt và bất thường. 1.3.3. An toàn trong quá trình vận chuyển Nếu tàu hàng rời dài trên 150m, cần được trang bị máy xếp hàng (loading computer) để kiểm tra tình trạng ổn định tàu trong quá trình xếp dỡ. Tàu phải có các dụng cụ, thiết bị đo đạc khí gas, ô-xy, nhiệt độ…để theo dõi tình trạng hàng hóa, nhiệt độ hầm hàng trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển. Chiều cao tâm nghiêng ngang ban đầu (GM) của tàu phải được xem xét cẩn thận khi vận chuyển hàng có thể hóa lỏng. Trị số GM quá mức dẫn đến chu kỳ lắc ngang ngắn và gia tốc cao có thể gây ra hiện tượng hóa lỏng hàng. Nếu điều kiện xếp hàng và độ bền kết cấu thân tàu cho phép, nên tăng chiều cao trọng tâm tàu bằng cách nhận nước dằn vào các két đỉnh mạn hoặc bằng cách xếp hàng theo mô hình xem kẽ (hầm hàng xếp đầy hàng xen kẽ hầm hàng để trống). Cần lựa chọn tuyến hành trình của tàu với điều kiện thời tiết thích hợp để tránh sự dao động quá mức của tàu làm tăng rủi ro hóa lỏng hàng. San bề mặt hàng là biện pháp tốt để giảm bớt rủi ro hàng dịch chuyển/trượt. Thêm vào đó, ổn định của tàu và sự phân bố tải trọng toàn tàu được cải thiện nếu hàng được san thích hợp. Thông thường người ta chỉ mở từng máng khi xếp hàng rời nên sơ đồ xếp hàng phải lập và tính toán theo từng lượt rót hàng xuống mỗi hầm, có kết hợp với việc bơm chỉnh nước dằn. Sơ đồ xếp hàng cần làm rõ các thông tin sau: 1) Thứ tự rót hàng xuống từng hầm và trọng lượng hàng qui định cho mỗi lần rót xuống hầm; Gv: Hoàng Văn Ánh -6- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ 2) Chiều cao ổn định GoM của tàu sau mỗi lần rót hàng; 3) Sức nén cục bộ của hàng lên đáy hầm và tổng trọng lượng hàng trong mỗi hầm sau mỗi lần rót; 4) Lượng nước dằn và tên két dằn cần điều chỉnh (bơm vào/ra); 5) Hiệu số mớn nước của tàu sau mỗi lần rót hàng; 6) Lực cắt và mô men uốn của tàu sau mỗi lần xếp (nếu yêu cầu); 7) Biện pháp ngăn cách thích hợp giữa các hàng hóa (nếu cần); 8) Hàng dễ cháy hay tự cháy phải xếp tránh xa nguồn nhiệt; 9) Hàng tỏa khí cháy, nổ phải xếp ở hầm hàng dễ thông gió; 10) Tổng số hàng hóa đã xếp, lượng hàng xếp mỗi hầm, hiệu số mớn nước sau khi xếp, chiều cao ổn định GoM sau khi xếp, … Cần lưu ý ứng suất cục bộ đáy hầm, lực cắt và mô men uốn, GoM, hiệu số mớn nước tính toán phải luôn thỏa mãn yêu cầu ổn định của tàu trong suốt quá trình làm hàng. Trường hợp này đã xảy ra tai nạn chìm tàu M/v DUC CUONG 06. Được biết, vào khoảng 12 giờ 30 phút ngày 6/8/2017 tàu bị chìm tại vị trí cách phao số 0 của Cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa khoảng 32 hải lý về hướng Đông Nam, khu vực giáp ranh biển Thanh Hóa -Nghệ An, trong chuyến hành trình chở gần 5 nghìn tấn quặng clinker từ Cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa để trả hàng tại Cảng Long Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Trích một phần trong báo cáo giám định điều tra nguyên nhân tai nạn chìm tàu của cơ quan chức năng như sau: Thông tin khai báo Thuyền viên trong suốt quá trình hành trình rời cảng đến thời điểm xảy ra sự cố: Thời tiết tốt, không có bất thường trong suốt tuyến hành trình. Theo thông tin dự báo thời tiết đi biển cho 24 giờ từ 07 giờ ngày 06/08/2017 trang thông tin Điện tử Hàng Hải Vishipel (http://vishipel.com.vn/index.aspx?page=detail&id=23857) về tình hình thời tiết Vịnh Bắc Bộ, ghi nhận như sau: Nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi; tầm nhìn xa trên 10km; gió Nam đến Đông nam cấp 4; biển êm. …… Gv: Hoàng Văn Ánh -7- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ Kết luận nguyên nhân: “Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa việc phân bổ hàng hóa trong các hầm hàng không đồng đều dẫn đến quá tải cục bộ tối đa cho phép lên đáy hầm của tàu kết hợp với việc khi tàu hành trình ra khỏi phao số 0 Luồng Hàng hải – Nghi Sơn, Thanh Hóa, bắt đầu hành trình trên biển đã chịu tác động của sóng, gió cục bộ tức thời và có thể đúng thời điểm tàu nằm ngay đỉnh sóng tạo ta lực cộng hưởng tác động lên thân vỏ tàu đã vượt quá giới hạn độ bền vật liệu cục bộ khiến thân vỏ tàu bị xé ngay giữa hầm hàng số 1 và số 2, nước tràn vào các hầm hàng gây chìm tàu”. Sự cố là bài học cho chúng ta cần lưu ý khi xếp dỡ hàng hóa nói chung và hàng rời rắn nói riêng, cần quan tâm cả đến việc phân bổ hàng hóa trong các hầm hàng, ứng suất cục bộ trên từng đơn vị diện tích tôn vỏ hầm hàng nhằm hạn chế ảnh hưởng đến kết cấu tôn vỏ của hầm hàng dễ gây biến dạng, giảm độ bền vật liệu tôn vỏ hầm hàng, khi tàu hành trình trên biển gặp điều kiện sóng gió bất thường có thể xảy ra tai nạn mà chúng ta không thể lường trước được mối nguy hiểm này. Gv: Hoàng Văn Ánh -8- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ CHƯƠNG 2: VẬN CHUYỂN HÀNG HẠT RỜI 2.1. Khái niệm hàng hạt rời Hàng hạt rời được định nghĩa bao gồm các loại hàng hạt nông sản như: lúa mì, lúa mạch, hạt lanh, hạt điều thô, hạt bắp… và các dạng hạt chế biến có tính chất tự nhiên tương tự như hạt tự nhiên. Hàng hạt rời cùng chủng loại thì tương đồng về kích thước. Hình 2.1: Hàng hạt rời 2.2. Đặc điểm, tính chất của hàng hạt rời 2.2.1. Đặc điểm, tính chất của hàng hạt rời Hàng hạt rời vận chuyển bằng đường biển chủ yếu là các hạt nông sản nên bản thân nó mang đầy đủ các đặc sính sinh học và vật lý, hóa học của từng loại hàng hóa. Như đặc điểm hút ẩm, nảy mầm, tỏa nhiệt, lên men, côn trùng, nấm mốc, hao hụt, phân hủy, tính tản rời, khả năng chảy về một phía khi có tác động tàu nghiêng. 2.2.2. Mồ hôi hàng hóa, mồ hôi thân tầu Từ đặc điểm và tính chất của loại hàng hạt như trình bầy trên nên chúng dễ bị tổn thất (hư hỏng) ở dạng bị mốc, lên men, gây mùi, vón cục, nảy mầm…khi chúng gặp các điều kiện môi trường bên ngoài như: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng…phù hợp để phát sịnh. Gv: Hoàng Văn Ánh -9- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ Trong đó, hiện tượng đổ mồ hôi thân tàu và mồ hôi hàng hóa dễ gây ra tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Hiện tượng mồ hôi thân tàu và mồ hôi hàng hóa (ship’s sweat and cargo’s sweat) là hiện tượng hơi nước ngưng tụ trên bề mặt hàng hóa hoặc thân tàu do hơi nước trong không khí bị lạnh dưới điểm sương khi một khối không khí bị làm lạnh hoặc cấp thêm hơi nước tới mức bão hòa khi giữ nguyên nhiệt độ khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo thành các hạt nước. Đổ mồ hôi thân tàu (Ship’s sweat): Là hiện tượng có những hạt nước bám vào các thành, vách, trần hầm hàng, các khoang chứa hàng. Hiện tượng đổ mồ hôi thân tàu xảy ra khi điểm sương trong không khí trong hầm hàng vượt quá nhiệt độ của các phần cấu trúc của tàu. Hiện tượng này xảy ra khi tàu hành trình từ vùng có nhiệt độ cao hơn đến vùng có nhiệt độ thấp hơn, thì nhiệt độ môi trường bên ngoài tàu từ từ giảm xuống làm cho nhiệt độ thành vách, hầm hàng cũng giảm dần theo cho đến khi thấp hơn nhiệt độ điểm sương của không khí trong hầm hàng thì làm hơi nước xung quanh ngưng tụ tạo thành các giọt nước bám trên bề mặt thành, vách, trần của hầm hàng. Nếu nhiệt độ bên ngoài bị giảm xuống đột ngột trong khi nhiệt độ không khí bên trong hầm còn rất lớn thì sẽ tạo một lượng mồ hôi gây ẩm lớp hàng hóa tiếp xúc với nó, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng hàng hóa. Đổ mồ hôi hàng hóa (cargo’s sweat): Là hiện tượng các giọt nước bám trên bề mặt hàng hóa. Hiện tượng mồ hôi hàng hóa xảy ra khi tàu hành trình từ khu vực có nhiệt độ thấp hơn sang những vùng có khí hậu cao hơn. Khi tàu chạy ở vùng có nhiệt độ thấp hơn tới vùng có nhiệt độ cao hơn, độ ẩm không khí lớn hơn thì nhiệt độ và độ ẩm trong hầm hàng sẽ tăng dần lên tương ứng. Tuy nhiên do nhiệt độ hàng hóa tăng chậm hơn so với nhiệt độ không khi trong hầm hàng nên sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt độ điểm sương không khí trong hầm hàng cao hơn nhiệt độ bản thân hàng hóa khiến hơi nước ngưng tụ trên bề mặt hàng hóa. Hai hiện tượng đổ mồ hôi trên xảy ra sẽ gây ẩm ướt, mốc, lên men khiến tổn thất hàng hóa vận chuyển trên khi tàu hành trình từ các vùng có sự chênh lệch nhiệt độ môi Gv: Hoàng Văn Ánh -10- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ trường. Nghiên cứu các hiện tượng đổ hôi thân tàu và đổ mồ hôi hàng hóa ta để có các biện pháp bảo quản hàng hóa thích hợp. 2.3. Những quy định khi vận chuyển hàng hạt rời 2.3.1. Các yêu cầu về ổn định theo bộ luật ISMBC Code đối với tàu khi vận chuyển hàng hạt rời có giấy ph䁠p Các đặc tính ổn định nguyên vẹn của bất kỳ tàu chở hàng hạt rời nào, trong suốt chuyến hành trình, phải chỉ ra rằng ít nhất thoả mãn các tiêu chuẩn sau đây: a. Góc nghiêng ngang do sự dịch chuyển của hàng hạt không được lớn hơn 120 hoặc góc nghiêng mà tại đó mép boong ngập nước đối với các tàu đóng vào hoặc sau ngày 01/01/1994 lấy giá trị nào nhỏ hơn. b. Trên đồ thị ổn định tĩnh, diện tích thực hoặc diện tích dư giữa đường cong cánh tay đòn nghiêng ngang và đường cong cánh tay đòn mômen hồi phục tĩnh tính từ giao điểm của hai đường cong đó đến góc nghiêng ngang có sự chênh lệch cực đại giữa hai tung độ giữa hai đường cong đó, hoặc 400 hoặc góc ngập nước lấy giá trị nào nhỏ nhất, trong mọi điều kiện xếp hàng không được nhỏ hơn 0,075 m-rad; và c. Chiều cao thế vững ban đầu, sau khi đã hiệu chỉnh ảnh hưởng của mặt thoáng tự do chất lỏng trong các két, không được nhỏ hơn 0,3m. Nếu theo yêu cầu của chính quyền cảng xếp hàng của bên tham gia công ước thì trước khi xếp hàng hạt rời, Thuyền trưởng phải chứng minh khả năng tuân theo các tiêu chuẩn về ổn định theo yêu cầu của phần này trong suốt quá trình chuyến đi. Sau khi xếp hàng, Thuyền trưởng phải bảo đảm rằng tàu cân bằng đứng trước khi hành trình. 2.3.2. Các yêu cầu về ổn định theo bộ luật ISMBC Code đối với tàu khi vận chuyển hàng hạt rời không có giấy ph䁠p Một tàu không có giấy phép có thể được phép xếp hàng hạt rời với điều kiện là: - Tổng trọng lượng hàng hạt rời không được vượt quá 1/3 trọng tải tàu. - Tất cả các khoang chứa đầy đã san, phải đặt các kết cấu ngăn dọc tàu, kéo dài suốt chiều dài khoang và sâu xuống phía dưới một khoảng cách ít nhất bằng 1/8 chiều rộng lớn nhất của khoang hoặc 2,4m tính từ mép dưới của boong hoặc nắp hầm hàng, lấy giá Gv: Hoàng Văn Ánh -11- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ trị nào lớn hơn, trừ khi các lòng chảo (saucers) được kết cấu phù hợp có thể được chấp nhận thay thế cho vách ngăn dọc ở trong và dưới miệng hầm hàng trừ trường hợp đối với hạt lanh và các loại hạt khác có đặc tính tương tự. - Tất cả các miệng hầm hàng của các khoang chứa đầy đã san, phải được đóng và các nắp phải được cố định tại chỗ. - Tất cả các mặt tự do của hàng hạt trong các khoang chứa đầy một phần phải được san bằng phù hợp. - Trong suốt chuyến đi chiều cao tâm nghiêng sau khi hiệu chỉnh ảnh hưởng của mặt thoáng tự do của chất lỏng trong các két phải bằng 0.3m hoặc bằng giá trị tính theo công thức sau đây, lấy giá trị nào lớn hơn. L * B * Vd * 0,25 B 0,645 * Vd * B GM L SF * Displacement * 0,0875 Trong đó: L: Tổng chiều dài của tất cả các khoang chứa đầy (m) B: Chiều rộng định hình của tàu (m) SF: Hệ số chất xếp (m3/T) Dipslacement: Lượng giãn nước. Vd: Chiều sâu khoảng trống trung bình được tính theo công thức: Vd = Vd1 + 0.75 (d - 600) mm ; d: Chiều dầy dầm dọc miệng hầm hàng. Trong mọi trường hợp Vd phải không nhỏ hơn 100 mm. Vd1: là chiều sâu tiêu chuẩn của không gian trống tra trong bảng dưới đây: Khoảng cách từ miệng hầm đến giới hạn khoang Độ sâu tiêu chuẩn không gian trống Vd1 (m) (mm) 0,5 570 1,0 530 1,5 500 2,0 480 Gv: Hoàng Văn Ánh -12- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ 2,5 450 3,0 440 3,5 430 4,0 430 4,5 430 5,0 430 5,5 450 6,0 470 6,5 490 7,0 520 7,5 550 8,0 590 Bảng tra Vd1 - Thay mặt cho Chính quyền hành chính, Thuyền trưởng phải chứng minh cho Chính quyền hành chính hoặc Chính phủ ký kết Công ước của cảng xếp hàng rằng điều kiện xếp hàng dự kiến của tàu sẽ tuân theo các yêu cầu về ổn định đối với tàu không giấy phép, vận chuyển một phần hàng hạt rời. 2.3.3. Các yêu cầu về bảo quản hàng hạt rời Do các đặc hàng hạt rời dễ bị hư hỏng, hao hụt trong quá trình vận chuyển bằng đường biển. Do đó, chúng cần có chế độ bảo quản riêng biệt như: Hàng hóa này bản thân có sẵn độ ẩm nên ta cần lưu thông không khí và nhiệt độ trong hầm hàng bằng hệ thống thông gió. Các hàng nông sản sẵn có trứng côn trùng xâm nhập trước đó khi thu hoạch nên sau khi làm hàng xong chúng ta phai thực hiện hun trùng Từ đặc tín tản rời, xê dịch nên cần sử dụng các biện pháp cố định bề mặt, chống sụt lún. Gv: Hoàng Văn Ánh -13- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ Bản thân hàng hạt nông sản là mầm sống mang đầy đủ đặc tính sinh hóa lý tự nhiên nên khi xếp và dỡ hàng cần chú ý thời tiết tránh bị nhiễm nước tạo điều kiện cho môi trường sinh sôi nảy nở côn trùng, mọc mầm, mốc, lên men…. Do đặc tính tản rời nên loại hàng này sẽ tràn và dịch chuyển tới các ngóc ngách của hàm hàng, điều này chúng ta cần làm tốt khâu khô sạch hầm hàng, đánh tẩy, cào bằng. Trước đó, cần thực hiện chèn lót sàn vách hầm hàng các biện pháp chống ẩm để khắc phục lượng hơi ẩm do hiện tượng đổ mồ hôi hầm hàng, thân tàu cũng như hấp hơi hàng hóa. 2.4. An toàn vận chuyển 2.4.1. Công tác chuẩn bị và kiểm tra kỹ thuật trước khi nhận hàng - Kiểm tra khô sạch hầm hàng (Có Chứng nhận giám định khô sạch hầm hàng - Pass hold mới đủ điều kiện pháp lý xếp hàng hóa lên tàu). - Kiểm tra hệ thống thông gió hầm hàng, lối đi lên xuống hầm hàng, các đường ống bao quanh hầm hàng. - Thực hiện các biện pháp chèn lót, hút ẩm để hạn chế tổn thất hàng hóa tại các bề mặt tiếp xúc với thành vách và sàn hầm tàu. - Đưa ra phương án và kế hoạch xếp, dỡ hàng hóa an toàn và đảm bảo hiệu quả kinh tế trước khi thực hiện. - Bố trí nhân lực phù hợp để đảm bảo việc kiểm tra giám sát quá trình làm hàng. Hình 2.2: Công tác chuẩn bị hầm hàng Gv: Hoàng Văn Ánh -14- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
- Hàng hóa vận tải biển 2 Tài liệu lưu hành nội bộ Cơ bản cần thực hiện đầy đủ các bước như sau: - Lấy thông tin về hàng hóa từ người gửi hàng, - Lập kế hoạch xếp hàng, - Tính toán tiêu chuẩn ổn tính theo yêu cầu của Bộ luật hàng hạt quốc tế, - Lập kế hoạch, tính toán ổn tính và xếp hàng cho tất cả các giai đoạn xếp hàng, - Dọn vệ sinh và chuẩn bị hầm hàng, - Thử các hố la canh hầm hàng, kiểm tra kín thời tiết tất cả nắp hầm hàng, - Kiểm tra thiết bị làm hàng vận hành tốt, - Tiến hành giám định mớn nước ban đầu trước khi xếp hàng. 2.4.2. Cố định, đánh tẩy bề mặt hàng hạt rời Các khoang, hầm hàng phải được đánh tẩy cào bằng, san lấp các hố, lỗ trống trong hầm hàng một cách cẩn thận. Cố định nắp hầm hàng một cách chắc chắn. Phải có sự kiểm tra giám sát quá trình, kết quả của việc thực hiện việc này. Các bề mặt tự do phải được lấp trống, san bằng, lấp đầy… Bố trí các vật liệu chèn lót, cố định phù hợp và được chính quyền hoặc đơn vị có chức năng chuyên môn cho phép. Kiểm tra các lối đi lên xuống, lỗ thông gió, cầu thang hầm hàng. a. Phải thực hiện tất cả việc đánh tẩy hợp lý và cần thiết để san bằng tất cả các mặt tự do hàng hạt và để làm giảm tới mức thấp nhất ảnh hưởng của sự dịch chuyển hàng hạt. b. Trong bất kỳ khoang chứa đầy nào, đã đánh tẩy hàng hạt rời phải được san để làm đầy tất cả các khoảng trống dưới boong và nắp hầm hàng tới mức cao nhất có thể. c. Trong bất kỳ khoang chứa đầy nào chưa đánh tẩy, hàng hạt phải được lấp đầy tới mức tối đa có thể ở khu vực miệng hầm hàng nhưng ở phía ngoài khu vực miệng hầm hàng thì có thể ở mức bằng góc nghỉ tự nhiên của hàng. Một khoang chứa đầy có thể đảm bảo cho việc đánh giá này nếu nó thoả mãn một trong các tiêu chuẩn sau: c.1 Chính quyền hành chính có thể cho phép miền giảm việc đánh tẩy trong những trường hợp khi hình dạng khoảng trống dưới boong tạo ra do dòng chảy tự do của hàng Gv: Hoàng Văn Ánh -15- Khoa ĐKTB - Trường CĐ HH 2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình nhập môn vận tải ô tô
202 p | 717 | 254
-
Giáo trình Nhập môn tổ chức vận tải ô tô
208 p | 649 | 197
-
Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Kinh tế vận tải - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
44 p | 201 | 31
-
Giáo trinh hàng hải kỹ thuật : Dẫn đường hàng hải bằng vệ tinh part 5
11 p | 111 | 22
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất môn Kinh tế vận tải - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
28 p | 154 | 21
-
Giáo trình Bảo hiểm hàng hải - Đỗ Minh Cường
94 p | 61 | 21
-
Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn Kinh tế vận tải - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
123 p | 140 | 17
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhì môn Kinh tế vận tải - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
29 p | 133 | 15
-
Quá trình hình thành giáo trình thiết lập lưu đồ bài toán và ưu điểm của mạch Pcl trong việc điều khiển tự động hóa quá trình công nghệ p1
8 p | 84 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng và vận hành máy nâng hàng (Nghề Vận hành cần, cầu trục - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
102 p | 37 | 8
-
Giáo trình Vận hành, bảo quản thiết bị trên boong (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
50 p | 20 | 8
-
Giáo trình Hàng hóa vận tải biển 1 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
88 p | 18 | 7
-
Giáo trình Tự động hóa quá trình (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
91 p | 29 | 7
-
Giáo trình bồi dưỡng cấp giấy chứng nhận học tập pháp luật
46 p | 77 | 7
-
Giáo trình Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất: Phần 2 - Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải đường thủy II
169 p | 18 | 6
-
Giáo trình Chứng chỉ điều khiển phương tiện thủy nội địa đi ven biển - Trường CĐ Giao thông vận tải Đường thủy II
84 p | 17 | 5
-
Giáo trình Hàng hóa vận tải biển 1 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
88 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn