Giáo trình Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
lượt xem 16
download
(NB) Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Bảo dưỡng bơm xăng và vòi phun; Các cảm biến trong động cơ phun xăng; Hệ thống đánh lửa ESA và các điều khiển khá; Kiểm tra, sửa chữa động cơ phun xăng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
- Bài 4: BẢO DƯỠNG BƠM XĂNG VÀ VÒI PHUN Mã bài: MĐ 18 – 04 Giới thìệu: Trong hệ thống nhiên liệu xăng, bơm xăng và vòi phun là hai bộ phận của cơ cấu chấp hành rất quan trọng. Do vậy việc rèn luyện kỹ năng tháo, lắp sửa chữa hai bộ phận này rất quan trọng. Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hoạt động an toàn xe ô tô. Mục tiêu: - Phát biểu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc, hiện tượng, nguyên nhớn sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm xăng - Phát biểu được quy trình và yêu cầu tháo lắp bơm xăng - Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa bơm xăng đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định - Trình bày được nhiệm vụ, phan loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun xăng điều khiển điện tử. - Trình bày được hiên tượng và nguyên nhớn sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng vòi phun xăng điều khiển điện tử. - Kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa được vòi phun xăng điều khiển điện tử dúng quy trình, quy phạm, dúng phương pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung chính: 1. Hiện tượng, nguyên nhớn hư hỏng và sửa chữa bơm xăng cơ khí 1.1. Hiện tượng và nguyên nhớn hư hỏng Các chi tiết của bơm xăng bị hư hỏng, mòn, hở đều làm giảm lưu lượng của bơm xăng, hoặc bơm không hoạt động được. 1.1.1 Hiện tượng: Khi hoạt động lưu lượng bơm giảm, không bơm được xăng. 1.1.2 Nguyên nhớn - Mòn câm và cần bơm hoặc do trục cần bơm và lỗ trục mòn làm cần bơm hạ thấp xuống, hành trình dịch chuyển của màng bơm giảm, lưu lượng bơm giảm. - Lắp đệm giữa mặt bích bơm xăng và thân máy quá dày, hành trình kéo màng bơm đi xuống hút xăng vào bơm giảm, lưu lượng bơm giảm. - Màng bơm bị chùng do đó ở hành trình hút áp suất không khí ép màng bơm lõm vào làm không gian hút thu nhỏ lại bơm xăng yếu. 97
- - Van hút, van xả hở làm cho nhiên liệu trong bơm ở hành trình đẩy hồi ngược về đường hút- Hành trình hút xăng hồi trở lại đường đẩy làm giảm lượng xăng hút vào bơm. - Các mặt phẳng lắp ghép giữa nắp và thân bơm, giữa thân và đế bơm bị hở không khí lọt vào bơm, làm giảm độ chân không, lượng xăng hút vào sẽ giảm. - Màng bơm bị thủng, hoặc bị hở ở vị trí bắt đai ốc và tấm đệm bắt màng bơm với thânh kéo làm xăng lọt xuống các te, dầu nhờn bị loãng. Nếu lỗ thủng lớn bơm sẽ không bơm được xăng lên bộ chế hòa khí. - Lò xo màng bơm bị giảm tính đàn hồi, áp suất nhiên liệu trên đường ống đẩy bị giảm, lưu lượng bơm giảm, sẽ làm cho động cơ thìếu xăng. 1.2 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa * Kiểm tra sơ bộ sự làm việc của bơm xăng trên ô tô Hình 4.1. Thìết bị kiểm tra áp suất 1. Đồng hồ đo áp suất (áp kế); 2. Ống mềm dẫn xăng;3. Đầu nối thông 3 ngả; 4. Các đầu nối. - Quan sát sự dò chảy xăng qua lỗ ở thân, nếu có xăng chảy ra chứng tỏ màng bơm đã bị rách. - Tháo đường ống nối từ bơm xăng đến bộ chế hoà khí và đặt một chậu hứng thích hợp để xăng khỏi vung vãi ra các bộ phận khác gây nguy hiểm. Sau đó dùng bơm tay bơm xăng lên. quan sát tia xăng phụt ra tròn, mạnh và độ bắn xa phải từ (50-60) mm thì chứng tỏ bơm xăng còn làm việc tốt. - Nếu bộ chế hoà khí và hệ thống đánh lửa hoạt động tốt mà khi động cơ làm việc có hiện tượng thìếu xăng thì chứng tỏ cần bơm máy bị mòn quá giới hạn. Để chính xác hơn ta dùng đồng hồ đo áp suất (áp kế) với thâng đo từ 0-1 bar cùng với đường ống 3 như trên hình . Hình 4.2. Kiểm tra áp suất bơm xăng 1. Ống xăng từ bơm xăng lên; 2. Bộ chế hoà khí; 3. Đầu nối thông 3 ngả; 4. Ống dẫn mềm; 5. Đồng hồ đo áp suất - Thìết bị đo áp suất trên được lắp thay vào vị trí đường ống từ bơm đến bộ chế hoà khí để đo áp suất bơm xăng trên đường ống. Sau đó phát động động cơ và tiến hành đo áp suất bơm xăng ở chế độ không tải và nhiệt độ động cơ đến 98
- nhiệt độ bình thường. Khi đó áp suất bơm xăng báo trên đồng hồ phải đúng với qui định cho từng loại bơm xăng. Nếu không đạt yêu cầu thì tháo ra và sửa chữa. Sau đó tắt máy và vặn chặt hoàn toàn van của dụng cụ đo rồi quan sát đồng hồ áp suất để xác định độ giảm áp của bơm xăng trong 30 giây, nếu độ giảm áp không quá 0,1 bar trong thời gian đó thì chứng tỏ các van của bơm xăng tốt. - Nếu bơm nhiên liệu cung cấp đủ lượng nhiên liệu cho động cơ làm việc ở các chế độ nhưng bơm xăng lại không tự hút xăng được sau khi ngừng làm việc một thời gian dài thì chứng tỏ các van đóng không kín hoặc do lọt khí vào trong đường ống dẫn giữa thùng xăng và bơm xăng. 1.3. Sửa chữa bơm xăng cơ khí 1.3.1. Quy trình tháo lắp, sữa chữa bơm xăng bằng cơ khí a. Trình tự tháo * Tháo từ trên xe xuống:- Đóng khoá xăng từ thùng xăng đến bơm xăng lại. - Tháo tất cả các ống dẫn nhiên liệu nạp và xả ra khỏi bơm xăng (dùng kìm tháo kẹp hoặc dùng tuốcnơvit tháo vít). - Dùng clê đầu tròng hoặc dùng tuýp tháo hai bulông bắt cố định bơm xăng vào thân động cơ. Sau đó dùng tay rút nhẹ bơm xăng và đưa xuống giá sửa chữa. Chú ý: Tránh làm hư hỏng đệm cách nhiệt giữa bơm xăng và thân động cơ. * Tháo rời bơm xăng. 1. Kẹp giữ cốc xăng; 2.Cốc xăng; 3. Đệm lót ; 4. Lưới lọc; 5. Nắp bơm xăng;6. ốc vít bắt chặt nắp bơm; 7. Van xăng; 8. Phiến tỳ van xăng; 9. ốc vít cố định phiến tỳ; 10. Cụm màng bơm; 11.Vòng đệm màng bơm; 12.Tấm bảo vệ phía trên;13. Màng bơm; 14.Tấm bảo vệ phía dưới; 15. Vòng đệm; 16. Trụ bơm; 17. Lò xo;18. Bệ đỡ lò xo; 19. Phớt dầu trụ bơm; 20. Vòng đệm phớt dầu ; 21. Bulông bắt bơm vào thân động cơ; 22. Lò xo cần bơm; 23. Tấm đệm van xăng; 24. Thân bơm;25. Lò xo cần bơm tay; 26. Đệm lót; 27.Thânh truyền cần bơm; 28. Bạc chốt cần Hình 4.3. Kết cấu bơm xăng bơm; 29. Chốt cần bơm; 30. Cần Bơm T Nội dung công Dụng cụ Chú ý 99
- T việc 1 Vệ sinh sạch sẽ Dùng chổi mềm và phía ngoài của bơm xăng. xăng.. 2 Nới lỏng đai ốc kẹp Dùng tay. Tránh làm vỡ cốc xăng, cốc xăng ra sau đó móp bẹp, rách lưới lọc lấy cốc xăng, lưới và đệm lót lọc và đệm lót ra ngoài 3 Clê đầu tròng hoặc Cần đánh dấu vị trí Tháo các nắp vít bắt chặt tuôcnơvit. lắp ghép giữa nắp nắp bơm với thân bơm và thân bơm bơm(vỏ bơm) để tách cùng màng bơm trước thân và nắp ra, rồi đưa khi tháo rời chúng. nắp bơm ra ngoài. Tránh làm rách màng bơm. 4 Dùng tuôcnơvit và Với các loại bơm Tháo các vít bắt cố định kẹp (kìm nhọn) xăng dùng trên xe Din phiến tỳ của các van 150 thì dùng kìm xăng vào, ra, rồi dùng nhọn tháo nút các van kẹp gắp các van xăng ra sau đó mới lấy các vào và van xăng ra cùng van cùng lò xo, tấm với tấm đệm của các van đệm ra ngoài, tránh xăng ra ngoài. làm cong vênh van xăng và rách tấm đệm. 5 Ép cụm màng bơm Dùng tay Tránh làm nhăn, rách và trụ bơm xuống màng bơm và các phớt phía dưới, quay dầu. một góc 15 20 theo ngược chiều kim đồng hồ và lấy cả cụm màng bơm, trụ bơm ra sau đó 100
- lấy lò xo, phớt dầu trụ bơm và vòng đệm phớt dầu ngoài. 6 Ép lò xo cần bơm Dùng kìm Tránh làm gẫy, xoắn lò máy lại và lấy nó xo ra. 7 Tháo chốt cần bơm Dùng êtô và đột phù Tránh làm cong chốt cần máy ra sau đó rút hợp, búa bơm và hỏng lỗ chốt. cần bơm máy ra. 8 Tháo chốt cần bơm Dùng đột phù hợp tay rồi lấy cần bơm tay cùng bánh lệch tâm ra. b. Những hư hỏng, nguyên nhớn và hậu quả TT Hư hỏng Nguyên nhớn Hậu quả 1 Cốc xăng bị Do làm việc lâu ngày, Rò, chảy nhiên liệu nứt, vỡ. tiếp xúc với nhiệt độ cao, gây hao tổn về mặt bị va chạm mạnh với vật kinh tế và dễ gây lên cứng hoặc do tháo lắp hoả hoạn. không đúng kỹ thuật. 2 Kẹp giữ cốc Do sử dụng lâu ngày Rò, chảy nhiên liệu xăng bị hỏng, hoặc do tháo lắp không gây tổn hao và dễ gây mất tác dụng. đúng kỹ thuật. lên hoả hoạn. 3 Lưới lọc bám Do làm việc lâu ngày, Làm cho xăng được nhiều cặn bẩn hoặc do tháo lắp không hút vào trong bơm có hoặc bị thủng, đúng kỹ thuật. nhiều cặn bẩn làm rách. kênh các van, làm giảm năng suất của bơm xăng hoặc làm cho bơm xăng không bơm được xăng. 4 Nắp bơm và Do làm việc lâu Làm chảy xăng, lọt thân bơm bị nứt ngày,va chạm với các vật khí, gây lên hoả hoạn, 101
- vỡ, lỗ ren bị cứng hoặc do tháo lắp giảm áp suất và năng chờn hỏng. không đúng kỹ thuật. suất bơm một cách đáng kể. Tác hại lớn nhất là làm cho bơm không bơm được xăng. 5 Màng bơm bị Do làm việc lâu ngày, Tác hại lớn nhất làm trùng, rách, rão màng bơm cao su bị biến cho bơm xăng không lỗ trung tâm. cứng hoặc do tháo, lắp bơm được xăng. không đúng kỹ thuật. 6 Lò xo màng Do làm việc lâu ngày Làm giảm năng suất bơm, lò xo van hoặc do tháo lắp không của bơm xăng hoặc xăng bị yếu và đúng kỹ thuật. làm cho bơm xăng các van vào không hoạt động được không đóng kín. nữa. 7 Cần bơm máy Do làm việc lâu ngày và Làm giảm năng suất và bạc chốt bị luôn tiếp xúc với bánh của bơm xăng. mòn. lệnh tâm của trục câm 8 Các mặt Do tháo, lắp không Làm dò chảy xăng, lọt bích lắp ghép bị đúng kỹ thuật. khí dẫn đến làm giảm cong, vênh. năng suất của bơm hoặc bơm không làm việc được. c. Kiểm tra - Sửa chữa các chi tiết Sau khi đã tháo rời, làm sạch và phân loại các chi tiết của bơm xăng ta tiến hành kiểm tra – sửa chữa các chi tiết: - Màng bơm bị rách, trùng, rão lỗ trung tâm thì cần phải thay màng mới Chú ý: Khi thay màng bơm mới không được làm nhăn màng bơm, nếu thay màng bằng chất khác với loại của nó thì trước khi dùng phải ngâm màng đó vào dầu hoả trong khoảng 2 phút rồi mới lắp vào bơm xăng. - Lò xo màng bơm nếu bị gỉ, xoắn hoặc cong thì phải thay mới.sử dụng lực kế để kiểm tra độ đàn tính tương ứng với chiều dài của lò xo theo qui luật cho từng loại bơm: - Các van xăng đóng không kín nếu mòn ít thì rà lại bằng giấy giáp mịn trên kính phẳng, mòn nhiều và cong vênh thì phải thay mới. 102
- - Các lò xo van yếu,gãy thì phải thay mới. - Kiểm tra các mặt phẳng lắp ghép trên bàn MAP. Nếu không phẳng thì rà lại bằng giấy giáp mịn đặt trên kính. - Lưới lọc xăng bị thủng, rách cần thay mới. - Lỗ bắt đầu nối các ống xăng bị trờn ren thì phải ren lại, dùng đầu nối lớn hơn nếu lỗ bắt đầu nối bị nứt vỡ thì thay mới nắp bơm. - Khi thay đệm của cốc lọc xăng không được dùng búa làm thay đổi hình dạng cốc xăng, không bôi mỡ vào đệm cốc xăng làm tắc cửa xăng vào và ra. - Tấm đệm cách nhiệt giữa bơm xăng với thân động cơ phải đủ độ dày theo qui định. - Thân bơm bị nứt thì hàn đắp bằng đúng vật liệu của bơm xăng. - Bề mặt làm việc của cần bơm xăng phải luôn tỳ vào bánh lệch tâm trục câm, độ mòn cần bơm không quá 0,1 mm. Nếu mòn quá giới hạn cần hàn đắp và gia công lại. - Bề mặt làm việc giữa trụ bơm và cần bơm độ mòn không quá 0,5 mm. - Lỗ chốt cần bơm bị mòn rộng hơn giới hạn qui định, ta có thể thay chốt mới lớn hơn. d. Trình tự lắp bơm xăng Sau khi tháo rời bơm xăng để kiểm tra, sửa chữa,việc lắp bơm vào tiến hành ngược lại với qui trình tháo. Nhưng khi lắp có một số điều cần chú ý sau: - Không được lắp sai chiều van xăng vào và ra. - Dùng tay ấn cần bơm xuống dưới cùng để cho màng bơm ở phía trên nằm đúng dấu đã đánh, sau đó mới vặn chặt đồng đều và chéo góc của các vít bắt chặt nắp bơm và thân bơm. - Khi lắp cốc xăng, dùng lực của một tay để vặn chặt đai ốc của kẹp giữ cốc xăng, không được dùng kìm để vặn. - Lắp bơm xăng trở lại động cơ cần phải lắp đệm cách nhiệt có chiều dầy phù hợp để cần bơm xăng không ép vào bánh lệch tâm trục câm gây nhớnh mòn đầu cần bơm. Nếu cần bơm đã hàn lại thì khi lắp nên quay trục khuỷu để cho phần cao nhất của bánh lệch tâm hướng ra phía ngoài, sau đó mới đặt cần bơm vào, dùng tay đẩy bơm xem thân bơm có tiếp xúc khít với thân động cơ không, nếu không thì tăng chiều dầy đệm lên. e. Kiểm tra lại sau khi sửa chữa 103
- Sau khi đã lắp xong hoàn chỉnh bơm xăng ta tiến hành kiểm tra sơ bộ Hình 4.4. Kiểm tra lại sau sửa chữa - Kiểm tra độ khít: bằng máy hút chân không hoặc dùng tay. - Nối ống dẫn xăng vào các lỗ xăng vào và lỗ xăng ra, nhúng ống xăng vào chậu xăng rồi bóp cần bơm như hình 11. Nếu lượng xăng phun ra tốt đồng thời không có hiện tượng lọt khí thì chứng tỏ bơm xăng hoạt động tốt. - Sau khi đã lắp bơm xăng vào động cơ thì nên kiểm tra áp suất xăng một lần nữa phương pháp kiểm tra đã trình bày ở phần kiểm tra sơ bộ trước khi tháo. 2. Hiện tượng, nguyên nhớn hư hỏng và sửa chữa bơm xăng điện 2.1. Hiện tượng và nguyên nhớn hư hỏng * Hiện tượng: Khi bơm hoạt động lưu lượng bơm giảm hoặc không bơm được xăng. * Nguyên nhớn: - Màng bơm bị chùng làm thay đổi không gian trong buồng bơm. - Các chi tiết của bơm bị hở. các van hút, van xả hở, làm cho nhiên liệu trong bơm ở hành trình đẩy trở ngược về đường hút. khi van xả hở làm cho xăng từ đường đẩy trở về lại không gian bơm làm giảm lượng xăng hút vào bơm. Mặt phẳng lắp ghép giữa nắp và thân hở không khí lọt vào không gian bơm. - Màng bơm bị thủng không bơm được xăng. lò xo màng bơm giảm độ đàn hồi làm cho áp suất nhiên liệu trên đường xăng thoát ra giảm. - Cặp má vít bẩn, mòn tiếp xúc không tốt hành trình hút của màng bơm giảm nhiên liệu nạp vào bơm giảm, lưu lượng bơm giảm. - Cuộn dây bị đứt, chạm, chập, bơm không hoạt động. 2.2 Sửa chữa bơm xăng bằng điện 2.1.1 Tháo bơm xăng bằng điện - Làm sạch bên ngoài bơm. - Tháo đường ống dẫn từ thùng xăng đến bơm và từ bơm lên bộ chế hoà khí. - Làm sạch và tháo rời bơm xăng bằng điện - Rửa sạch các chi tiết của bơm, kiểm tra sửa chữa các chi tiết. 104
- 2.1.2 Sửa chữa bơm xăng bằng điện a, Tiếp điểm. * Hư hỏng và kiểm tra. - Hư hỏng: cặp tiếp điểm bị mòn bề mặt tiếp xúc, nứt, vỡ. - Kiểm tra bằng phương pháp quan sát bề mặt tiếp xúc của cặp tiếp điểm, quan sát vết nứt, vỡ. Nếu bề mặt liếp xúc cặp tiếp điểm không tốt, tiếp điểm bị nứt, vỡ, dòng điện ắc quy vào cuộn dây nhỏ lưu lượng bơm giảm. * Sửa chữa - Bề mặt tiếp xúc cặp tiếp điểm không tốt dùng giấy nhám mịn đánh phẳng. - Tiếp điểm bị mòn quá 1/2 chiều cao hoặc bị nứt, vở thì thay tiếp điểm mới b, Cuộn dây. * Hư hỏng và kiểm tra - Cuộn dây bị đứt, chạm, chập. - Kiểm tra cuộn dây bị đứt, dùng đồng hồ ôm kế đo điện trở của cuộn dây. Cho hai đầu đo của đồng hồ ôm kế tiếp xúc với hai đầu cuộn dây. Nếu trị số báo trên đồng hồ đo lớn vô cùng chứng tỏ cuộn dây bị đứt. Còn trị số báo trên đồng hồ đúng tiêu chuẩn cuộn dây tốt (không bị đứt). - Kiểm tra cuộn dây bị chập tương tự như kiểm tra cuộn dây bị đứt. Nếu trị số điện trở của cuộn dây báo trên đồng hồ ôm kế nhỏ hơn so với điện trở tiêu chuẩn cho phép của cuộn dây, chứng tỏ cuộn dây bị chập. - Kiểm tra cuộn dây bị chạm mát, trước hết tách đầu dây nối mát của cuộn dây. dùng đồng hồ vạn năng hoặc ôm kế kiểm tra. Que đo dương của đồng hồ ôm kế đặt vào đầu cuộn dây, que đo âm đồng hồ tiếp ra vỏ. Nếu kim đồng hồ không báo là tốt (chứng tỏ cuộn dây không bị chạm mát). Nếu kim đồng hồ báo chứng tỏ cuộn dây bị chạm mát. * Sửa chữa - Cuộn dây bị đứt, chập thì thay mới. - Cuộn dây bị chạm mát dùng xăng rửa sạch, sấy khô, sau đó dùng đồng hồ ôm kế đo kiểm tra lại. Nếu cuộn dây vẫn bị chạm mát thì thay mới. c, Màng bơm * Hư hỏng và kiểm tra Hư hỏng: Màng bơm bị chùng, làm thay đổi không gian trong buồng bơm lưu lượng xăng đẩy lên bộ chế hòa khí giảm. Kiểm tra: Màng bơm rách, thủng, chùng bằng phương pháp quan sát. 105
- * Sửa chữa Màng bơm bị rách, thủng, chùng đều phải thay màng bơm mới đúng loại d, Thân, nắp bơm * Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng của nắp bơm, thân bơm: nắp bơm, thân bơm bị hở, nứt, vở, làm lọt không khí vào trong buồng bơm, không tạo được độ chân không để hút xăng, lưu lượng bơm giảm. - Kiểm tra: quan sát các vết nứt, vỡ của nắp và vỏ. Kiểm tra mặt phẳng lắp ghép giữa nắp và vỏ bơm trên bàn rà nguội bằng bột màu. * Sửa chữa - Nếu bề mặt tiếp xúc giữa nắp và thân bơm có những chỗ lõm sâu quá 0,05 mm phải tiến hành mài lại nếu bề mặt sau khi sữa chữa xong lắp lại bơm phải thay màng bơm mới. - Thân bơm, nắp bơm bị hở lớn không sửa chữa được thì thay mới các lỗ ren chờn hỏng ta rô lại ren mới, thay vít mới, nếu chờn hỏng nhiều phải thay. e, Lò xo * Hư hỏng và kiểm tra Hư hỏng chính của lò xo là giảm độ đàn hồi, gãy. Kiểm tra lò xo bằng phương pháp đo chiều dài tự do của lò xo màng bơm trên thìết bị chuyên dùng * Sửa chữa. - Chiều dài tự do lò xo giảm quá 2 mm thay lò xo mới đúng loại. - Lò xo giảm tính đàn hồi, gãy, thay mới đúng loại. g, Các van của bơm * Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng chính của các van hút và xả là bị hở, làm lưu lượng bơm giảm * Sửa chữa:Các van mòn hở thay mới đúng loại, lò xo van gãy, yếu thay mới. h, Kiểm tra áp suất bơm xăng Bơm xăng sau khi kiểm tra, sửa chữa, lắp lại hoàn chỉnh kiểm tra phải đạt tiêu chuẩn của nhà chế tạo quy định lưu lượng bơm, áp suất hút lớn nhất, áp suất đẩy lớn nhất, độ kín van hút, van xả. 2.1.3 Quy trình lắp Các chi tiết của bơm sau khi đã sửa chữa, thay thế tiến hành lắp lại theo thứ tự (ngược với quy định tháo) 106
- 3. Nhiệm vụ, cấu tạo vòi phun xăng điện tử 3.1 Nhiệm vụ Phun nhiên liệu có áp suất vào đường nạp ở khu vực gần xu páp nạp của động cơ một lượng xăng nhất định, theo tín hiệu điều khiển từ ECU động cơ. 3.2 Cấu tạo Hình 4.5 a. Vòi phun nhiên liệu. 1-Lọc xăng; 2- Đầu nối điện; 3-Cuộn dây kích từ; 4-Lõi từ tính; 5-Kim phun;6-Đầu kim phun; 7- Giàn phân phối xăng; 8- Chụp bảo vệ; 9-Gioăng trên; 10-Gioăng dưới Hình 4.5 b. Vòi phun nhiên liệu Vòi phun xăng có cấu tạo như hình 4.5a hai đầu để làm kín với giàn phân phối và cách nhiệt với đường nạp của động cơ trên vòi phun có lắp hai gioăng cao su. Bên trong vòi phun có các bộ phận như: Lọc nhiên liệu có nhiệm vụ loại bỏ cặn bẩn có trong nhiên liệu, cuộn dây điện để tạo ra từ tính giúp kim phun mở ra khi có dòng điện điều khiển từ ECU gửi đến, lò xo van luôn đậy cho kim phun đóng kín, chôt dây, lỗ phun. Bên ngoài có giắc nối dây điện để nhận tín hiệu điều khiển từ ECU động cơ gửi đến. 3.3 Phân loại Dựa trên kết cấu ta có các loại vòi phun: 107
- * Hình dạng của cổng phun - Loại kim (xé nhỏ được nhiên liệu khi phun) - Loại lỗ (khó bị tắc khi làm việc) * Giá trị điện trở; Điện trở thấp (xấp xỉ 2 đến 3Ω) - Điện trở cao (trong khoảng từ 11,6 đến 15,2 Ω) tùy vào từng loại xe. Ngày nay loại này đang được sử dụng nhiều trên các động cơ vì có độ bền cao hơn. * Dạng giắc nối Có 4 dạng giắc nối, chúng khác nhau tùy theo hình dạng của cổng phun và giá trị điện trở. Màu của giắc nối cũng khác nhau tùy theo lượng phun. 3.4 Vị trí lắp đặt trên động cơ. Vòi phun nhiên liệu thường được bô trí trên đường nạp của động cơ phía trước xu páp nạp Hình 4.6. Vị trí lắp vòi phun nhiên liệu. 4. Nguyên lý hoạt động vòi phun xăng điều khiển điện tử 4.1 Mạch điện điều khiển vòi phun Khi bật khóa điện sẽ có dòng điện chạy từ dương ắc quy qua cầu chì ÂM2 qua khao điện qua cầu chì INJ đến chân số 1 của các vòi phun qua cuận dây của vòi phun sang chân số 2 rồi đến các chân điều khiển #10, #20, #30, #40 của ECM. Khi động cơ làm việc ECM sẽ điều khiển nối Mát cho các vòi phun theo thứ tự đã được định sẵn trong bộ nhớ của ECM. Hình 4.7. Mạch điện điều khiển vòi phun nhiên liệu độc lập. 4.2 Hoạt động của vòi phun xăng Khi chưa có dòng điện chạy qua cuộn dây của nâm châm điện 3, lò xo ép kim phun 5 xuống. Lúc này vòi phun ở trạng thái đóng kín. Khi có dòng điện 108
- kích thích, nâm châm điện sẽ hút lõi từ 4, và kim phun được nâng lên. Nhiên liệu sẽ được phun ra qua một tiết diện hình vành khuyên hoặc các lỗ phun có kích thước hoàn toàn xác định. Quán tính của vòi phun (thời gian đóng và mở kim phun) vào khoảng (1- 1,5)ms. Tùy theo từng đời xe cũng như phương pháp điều khiển mà vòi phun có thể được mắc nối tiếp với một điện trở phụ. Như vậy việc đóng mở kim phun ở vòi phun xăng kiểu điện không phải do tác dụng của áp suất nhiên liệu như trong trường hợp vòi phun diesel, mà qua điều khiển bên ngoài từ một tín hiệu điện. Nếu độ chênh áp trước và sau lỗ phun không dổi thì lượng nhiên liệu cung cấp chỉ phun thuộc vào thời gian mở của kim phun, nói khác di là chỉ phụ thuộc vào độ dài của tín hiệu điều khiển vòi phun, được tính toan bởi bộ điều khiển trung tâm tùy theo các chế độ làm việc của động cơ. Các vòi phun thường được mắc song song thành một giàn (động cơ 4 xylanh) hay 2 giàn (động cơ chữ V 6 - 8 xylanh). Qua trình phun có thể được tiến hành theo các phương án sau: - Phun xăng đồng thời: các vòi phun hoạt động đồng thời ở cùng một thời điểm. Số lần phun sau mỗi chu trình làm việc của động cơ có thể là một (cứ hai vòng quay của trục khuỷu phun một lần, ví dụ ở hệ thống Bosch D-Jetronic) hoặc hai (phun một lần sau mỗi vòng quay trục khuỷu (Bosch Motronnic, L- Jetronic). - Phun xăng đồng bộ theo pha làm việc của các xylanh: mỗi vòi phun chỉ phun một lần sau mỗi chu trình. Thời điểm phun được xác định theo pha làm việc của các xylanh tương ứng. Trong trường hợp này, hệ thống phun xăng phải được trang bị thêm một cảm biến để xác định pha làm việc của các xylanh, Thường có liên quan đến trục câm hoặc bộ phan phôi đánh lửa. Việc xử lý thông tin và xác định thời điểm phun sẽ trở nên phức tạp hơn. Bù lại, quá trình phun xăng sẽ hoàn thìện hơn, có thể cho phép hiệu chỉnh lượng xăng phun với từng xy lanh riêng biệt. Cần chú ý rằng việc đấu mạch điện của các vòi phun phải theo đúng thứ tự làm việc, giống như đối với bugi. Hỗn hợp khí nhiên liệu được hình thành ở khu vực trước xupáp nạp và bên trong xy lanh, nhờ các chuyển động rồi được tạo ra khi không khí bị hút vào bên trong xy lanh qua xupáp nạp. Vòi phun được lắp với các doăng cao su đặc biệt có tác dụng bao kín, hấp thụ rung động cơ học và cách nhiệt để tránh hiện tượng tạo hơi xăng trong vòi 109
- phun. Hiện tượng này có thể gây ra trở ngại cho việc khởi động khi động cơ còn nóng, do khi đó vòi phun không được làm mát bởi dòng chảy của xăng. 5. Hiện tượng và nguyên nhớn hư hỏng vòi phun. 5.1. Hiện tượng - Động cơ quay bình thường nhưng khó khởi động. - Chồm xe (khả năng không tải kém) - Động cơ chết máy ngay sau khi khởi động. - Xảy ra hiện tượng cháy không hoàn toàn ngắt quãng (khởi động nhưng động cơ không nổ được) - Ì động cơ khả năng tăng tốc kém (tải kém) 5.2. Nguyên nhớn Lỗ phun bị tắc hoặc giảm tiết diện: do trong qua trình sử dụng muội thân bám vào đầu vòi phun làm tắc lỗ phun. Trong nhiên liệu và quá trình cháy tạo ra các axít ăn mòn đầu vòi phun làm ảnh hưởng đến chất lượng phun. Kim phun mòn: tăng khe hở phần dẫn hướng làm giảm áp suất phun, lượng nhiên liệu hồi tăng lên giảm lượng nhiên liệu cung cấp vào buồng cháy. Công suất động cơ giảm. Lò xo van điện từ bị giãn: khi đó chỉ cần một lực nhỏ cũng có thể nâng được kim phun lên. Do đó nhiên liệu phun vào buồng cháy không tơi, nhỏ giọt. Động cơ không khởi động được, khi động cơ làm việc thì công suất không cao, động cơ hoạt động có khói đen. Kẹt kim phun: do nhiệt độ từ buồng cháy truyền ra làm cho kim phun nóng lên và giãn nở. Do sự giãn nở không đồng dều làm tăng ma sát giữa kim phun và phần dẫn hướng làm kim phun khó di chuyển. 6. Quy trình kiểm tra, sửa chữa vòi phun điện tử Thâm khảo quy trình kiểm tra mạch điện điều khiển vòi phun trên động cơ 1NZ - FE lắp trên xe VIOS 1.5 năm 2008. a) Kiểm tra ECM (điện áp tại #10, #20, #30, #40) - Ngắt giắc nối ECM, bật khóa điện ON. b) Đo điện áp theo các giá trị trong bảng dưới đây. Điện áp tiêu chuẩn: Nối dụng cụ đo Tình Trạng Điều khiên tiêu Công Tắc chuẩn C23-108 (#10) - C23-45 (E01) Khóa điện ON 11 đến 14 V 110
- C23-107 (#20) - C23-45 (E01) Khóa điện ON 11 đến 14 V C23-106 (#30) - C23-45 (E01) Khóa điện ON 11 đến 14 V C23-105 (#40) - C23-45 (E01) Khóa điện ON 11 đến 14 V Điện trở tiêu chuẩn (Kiểm tra hở mạch): Dụng cụ đo Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn C23-45 (E01) - Mát thân xe Mọi điều kiện Dưới 1 ôm Lượng phun: 47 đến 58 cm3 trong 15 giay Chênh lệch về thể tích giữa các vòi phun: 11 cm3 hay nhỏ hơn. Luôn phải bật tắt ở phía ắc quy. Nếu lượng phun không như tiêu chuẩn, hãy thay vòi phun nhiên liệu. c) Kiểm tra rò rỉ.Ở các điều kiện trên, hãy tháo đầu đo của SST (dây điện) ra khỏi ắc quy và kiểm tra có rò rỉ nhiên liệu từ vòi phun. Nhỏ giọt nhiên liệu: 1 giọt hoặc ít hơn trong khoảng 12 phút Đi kiểm tra mạch tiếp theo như đã chỉ trong bảng triệu chững hư hỏng d) Kiểm tra rơle tích hợp (Cầu chì ÂM2) Tháo cầu chì ÂM2 ra khỏi rơle tích hợp. Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây. Điện trở tiêu chuẩn: Nối dụng cụ đo Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn Cầu chì ÂM2 Mọi điều kiện Dưới 1 ôm Kiểm tra rơle tổ hợp (Rơle IG2 Nối dụng cụ đo Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn 1-2 20°C (68°F) 11.6 đến 12.4 ôm e) Kiểm tra dây điện và giắc nối (Cụm vòi phun - ECM) - Ngắt các giắc nối của vòi phun. Ngắt giắc nối ECM. - Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây. Nối dụng cụ đo Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn C4-2 (Vòi phun số 1) - C23-108(#10) Mọi điều kiện Dưới 1 ôm 111
- C5-2 (Vòi phun số 2) - C23-107(#20) Mọi điều kiện Dưới 1 ôm C6-2 (Vòi phun số 3) - C23-106(#30) Mọi điều kiện Dưới 1 ôm C7-2 (Vòi phun số 4) - C23-105(#40) Mọi điều kiện Dưới 1 ôm Điện trở tiêu chuẩn (Kiểm tra chạm mát): Nối dụng cụ đo Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn C4-2 (Vòi phun số 1) hay C23-108 Mọi điều kiện 10 k ôm trở lên (#10) - Mát thân xe C5-2 (Vòi phun số 2) hay C23-107 Mọi điều kiện 10 k ôm trở lên (#20) - Mát thân xe C6-2 (Vòi phun số 3) hay C23-106 Mọi điều kiện 10 k ôm trở lên (#30) - Mát thân xe C7-2 (Vòi phun số 4) hay C23-105 Mọi điều kiện 10 k ôm trở lên (#40) - Mát thân xe g) Kiểm tra dây điện và các giắc nối (Cụm vòi phun nhiên liệu - Rơle IG2) - Ngắt các giắc nối của vòi phun. - Tháo rơle tích hợp ra khỏi hộp đầu nối khoang động cơ. Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây. Điện trở tiêu chuẩn (Kiểm tra hở mạch): Nối dụng cụ đo Điều Điều kiện tiêu chuẩn kiện C4-1 (Vòi phun nhiên liệu số 1) - Mọi điều Dưới 1 ôm 1B-4 (Rơle tổ hợp) kiện C5-1 (Vòi phun nhiên liệu số 2) - Mọi điều Dưới 1 ôm 1B-4 (Rơle tổ hợp) kiện C6-1 (Vòi phun nhiên liệu số 3) - Mọi điều Dưới 1 ôm 1B-4 (Rơle tổ hợp) kiện C7-1 (Vòi phun nhiên liệu số 4) - Mọi điều Dưới 1 ôm 1B-4 (Rơle tổ hợp) kiện Điện trở tiêu chuẩn (Kiểm tra ngắn mạch): Nối dụng cụ đo Điều kiện Điều kiện tiêu C4-1 (Vòi phun số 1) hay 1B-4 (Rơ Mọi điều chuẩn 10 k ôm trở lên le tích hợp) - Mát thân xe kiện 112
- C5-1 (Vòi phun số 2) hay 1B-4 (Rơ Mọi điều 10 k ôm trở lên le tích hợp) - Mát thân xe kiện C6-1 (Vòi phun số 3) hay 1B-4 (Rơ Mọi điều 10 k ôm trở lên le tích hợp) - Mát thân xe kiện C7-1 (Vòi phun số 3) hay 1B-4 (Rơ Mọi điều 10 k ôm trở lên le tích hợp) - Mát thân xe kiện - Nối lại các giắc vòi phun. - Lắp lại rơle tích hợp. Sửa chữa hay thay mới dây điện hoặc giắc nối. Kiểm tra và thay dây điện hoặc giắc nối (cầu chì ÂM2 - Ắc quy) * Quy trình tháo vòi phun xăng điện tử Để tháo được cụm vòi phun ra khỏi động cơ thì tùy vào từng loại động cơ mà chúng ta có thể tiến hành theo các bước khác nhau. Nhưng dù thế nào vẫn cần phải tuân thủ các yêu cầu an toàn khi làm việc với hệ thống nhiên liệu có áp suất. Thâm khảo quy trình tháo lắp cụm vòi phun nhiên liệu trên động cơ 1TR- FE lắp của xe INNOVA G. 1) Xả áp suất trong hệ thống nhiên liệu Không được tháo bất kỳ bộ phận nào của hệ thống nhiên liệu khi chưa xả áp suất trong hệ thống nhiên liệu. Thậm chí sau khi đã xả áp suất nhiên liệu, hãy đặt một miếng giẻ hay tương đương quanh chỗ lắp khi bạn tách chúng ra để giảm rủi ro do nhiên liệu phun ra cho chính bạn hoặc trong khoang động cơ. 113
- a) Ngắt cáp ra khỏi cực âm của ắc quy. Hãy đợi ít nhất là 90 giây sau khi ngắt cáp ra khỏi cực âm ắc quy để tránh kích nổ túi khí. b) Hãy tháo tấm ốp bậu cửa bên phía người lái. - Dùng một tô vít, nhả khớp 7 vấu. Quấn băng dính lên đầu tô vít trước khi dùng. - Dùng một dụng cụ tháo kẹp, nhả khớp 3 kẹp và tháo tấm ốp bậu cửa. c) Hãy lật thảm trải sàn và ngắt cút nối ra. Cút nối này có các đường ống của bơm nhiên liệu và cảm biến tốc độ phía sau. d) Ngắt cáp ra khỏi cực âm của ắc quy. e) Khởi động động cơ. Sau khi động cơ tự chết máy, hãy tắt khóa điện OFF .................................... Các mã DTC C0210/33 và C0215/34 (mạch cảm biến tốc độ phía sau) và mã DTC P0171/25 (hệ thống quá nhạt) sẽ được thìết lập. f) Quay khởi động động cơ một lần nữa và sau đó kiểm tra rằng động cơ không thể nổ được máy. g) Nới lỏng nắp bình nhiên liệu và sau đó xả áp suất bình nhiên liệu h) Nối giắc của bơm nhiên liệu. i) Hãy lắp tấm ốp bậu cửa bên phía người lái. j) Xóa các mã DTC. 2) Ngắt cáp âm ra khỏi ắc quy Hãy đợi ít nhất là 90 giây sau khi ngắt cáp ra khỏi cực âm ắc quy để tránh kích nổ túi khí. 3) Tháo ống nối khí nạp a) Ngắt ống thông hơi số 2. b) Ngắt ống chân không. c) Nới lỏng 2 kẹp ông và tháo 2 bu lông và ngắt ống nối nạp khí. 4) Tháo cụm cổ họng gió a) Ngắt giắc nối cảm biến vị trí bướm ga và giắc nối môtơ điều khiển. b) Tháo 2 ống nước. c) Tháo bulông, 2 đai ốc và cổ họng gió. d) Tháo gioăng. 5) Tháo ống nhiên liệu. a) Ngắt ống nhiên liệu số 2 ra khỏi bộ điều áp nhiên liệu. b) Ngắt ống nhiên liệu số 1 ra khỏi bộ giảm rung. - Nhả khớp vấu hãm bằng cách nhấc nắp. 114
- - Kiểm tra cặn bẩn trong ống hoặc xung quanh chỗ nối trước khi ngắt ống ra. Hãy làm sạch bẩn nếu cần. - Nếu cút nối và ống kẹt nhau, kẹp cút nối, ấn và kéo ống để ngắt chúng. Không được dùng bất cứ dụng cụ nào trong quy trình này. - Kiểm tra rằng không có vật thể lạ trên mặt làm kín của ông đã tháo ra. Lau sạch nếu cần. - Để bảo vệ ống và cút nối khỏi bị hỏng hoặc dính bụi, hãy bóc nó bằng túi ni lông. 6) Tháo ống phân phối nhiên liệu Cẩn thận không đánh rơi các vòi phun khi tháo ống phân phối. a) Ngắt 4 kẹp và dây điện ra khỏi ông phân phôi. b) Ngắt ống chân không. c) Ngắt 4 giắc nối của vòi phun. d) Tháo 2 bulông và ống phân phối cùng với 4 vòi phun. e) Dùng 2 tô vít, nạy 4 bạc cách ra khỏi nắp quy lat. Quấn băng dính lên đầu tô vít trước khi dùng. 7) Tháo cụm vòi phun nhiên liệu. a) Rút 4 vòi phun ra khỏi ống phân phối. b) Tháo cách nhiệt và gioăng chữ O ra khỏi các vòi phun. Lắp cụm vòi phun vào động cơ. 1) Lắp cụm vòi phun nhiên liệu. Lắp một cách nhiệt vào vòi phun. Bôi một lớp mỏng mỡ hoặc xăng lên gioăng chữ O mâi và lắp nó vào vòi phun. Bôi một lớp mỏng mỡ hoặc xăng lên chỗ lắp mà ống phân phối tiếp xúc với gioăng chữ O. Để lắp vòi phun vào ống phân phối, hãy ấn vòi phun vào trong khi Xoáy sang phải và sang trái một chút. Cẩn thận không được làm xoắn gioăng chữ O. Sau khi lắp vòi phun nhiên liệu, kiểm tra rằng nó quay êm. Nếu không hãy lắp lại nó bằng gioăng chữ O mới. Hãy định vị giắc vòi phun sao cho nó quay xuống dưới. 2) Lắp cụm ống phân phối b) Lắp ống phân phối nhiên liệu cùng với 4 vòi phun và 2 đệm cách bằng 2 bu lông. Mômen xiết: 12 N*m {122 kgf*cm , 9 ft.*lbf } 115
- c) Lắp 4 giắc vòi phun. d) Lắp 4 kẹp và dây điện vào ống phân phối. e) Lắp ống chân không. 3) Nối đường ống nhiên liệu a) Lắp ống nhiên liệu số 2 vào bộ điều áp nhiên liệu. b) Lắp ống nhiên liệu số 1 vào bộ giảm rung nhiên liệu. - Kiểm tra không có hư hỏng hoặc vật thể lạ bám vào chỗ nối ống. - Gióng thẳng trục của cút nối với trục của ống. Hãy đảy ống vào cút nối cho đến khi cút nối phát ra tiếng kêu “tách”. Nếu chỗ nối bám chặt, hãy bôi một ít dầu động cơ sạch vào đầu ống. - Sau khi đã thực hiện xong việc nối ống, thử kéo tách ống và cút nối và xác nhận rằng nó đã được nối chắc chắn. - Cài các vấu hãm vào cút nối bằng cách ấn nắp xuống. 4) Lắp cụm cổ họng gió a) Lắp gioăng mâi lên đường ống nạp. Hãy gióng thẳng vấu của gioăng với rãnh của đường ống nạp. b) Lắp cụm cổ họng gió bằng 2 bulông và 2 đai ốc. Mômen xiết: 9.0 N*m{ 92 kgf*cm , 80 in.*lbf } c) Nối 2 ông nước di tắt vào cổ họng gió. d) Ngắt giắc nối cảm biến vị trí bướm ga và giắc nối môtơ điều khiển. 5) Lắp ồng nồi nạp khí Lắp ống nối nạp khí bằng 2 bu lông, và xiết chặt 2 kẹp ông. Mômen xiết: 8.0 N*m{ 82 kgf*cm , 71 in.*lbf } cho Cút nối nạp khí 5.0 N*m{ 51 kgf*cm , 44 in.*lbf } cho kẹp ông 6) Nối cáp âm ắc quy 7) Tiến hành thìết lập ban đầu. a) Tiến hành thìết lập ban dầu. Có một số hệ thống cần được thìết lập ban đầu sau khi ngắt và nối lại cáp âm ắc quy. 8) Kiểm tra rò rỉ nhiên liệu a) Nối máy chân đoán với giắc DLC3. - Bật khóa điện ON. CHÚ Ý: Không được khởi động động cơ. - Bật công tắc chính của máy chân đoán ON. 116
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hệ thống cung cấp điện - Trương Minh Tân
132 p | 2364 | 978
-
Giáo trình Hệ thống cung cấp điện - Trương Minh Tấn
132 p | 362 | 141
-
Giáo trình Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
96 p | 49 | 16
-
Giáo trình Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diesel (Nghề: Công nghệ ôtô - Trung cấp): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
117 p | 35 | 9
-
Giáo trình Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diesel (Nghề: Công nghệ ôtô - Trung cấp): Phần 1 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
54 p | 28 | 8
-
Giáo trình Hệ thống điện căn hộ đường ống PVC nổi (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
88 p | 12 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống cung cấp điện (Nghề Sửa chữa điện máy công trình – Trình độ trung cấp): Phần 2 – CĐ GTVT Trung ương I
84 p | 25 | 5
-
Giáo trình Hệ thống điện căn hộ đường ống PVC đi ngầm (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
65 p | 11 | 5
-
Giáo trình Bảo dưỡng hệ thống cung cấp nhiên liệu (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)
76 p | 23 | 4
-
Giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống cung cấp điện (Nghề Sửa chữa điện máy công trình – Trình độ trung cấp): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
119 p | 34 | 4
-
Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
199 p | 6 | 3
-
Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười (Năm 2024)
81 p | 6 | 3
-
Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
148 p | 5 | 2
-
Giáo trình Hệ thống điều hoà không khí cục bộ (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
180 p | 8 | 1
-
Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
199 p | 0 | 0
-
Giáo trình Hệ thống lạnh dân dụng và thương nghiệp (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
178 p | 2 | 0
-
Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí ô tô (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
91 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn