Giáo trình Hiến pháp tư sản (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
lượt xem 73
download
Giáo trình Hiến pháp tư sản giới thiệu lịch sử lập hiến; những chế định cơ bản của luật Hiến pháp như hình thức nhà nước, đảng chính trị, chế độ bầu cử, Nguyên thủ quốc gia, Nghị viện, Chính phủ, Tòa án trên thế giới. Giáo trình gồm 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Hiến pháp tư sản (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên Đinh Văn Liêm GIÁO TRÌNH HIẾN PHÁP TƯ SẢN Vinh - 2011 1
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên Đinh Văn Liêm GIÁO TRÌNH HIẾN PHÁP TƯ SẢN (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh - 2011 2
- Phân công biên soạn: - Chủ biên: Đinh Văn Liêm - Các tác giả: Đinh Văn Liêm : Chương 1 đến Chương 7. 3
- LỜI NÓI ĐẦU Hiến pháp nói riêng, luật Hiến pháp nói chung ra đời sau các cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên của nhân loại. Ngày nay, luật Hiến pháp ở mỗi quốc gia (nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam) đều được xây dựng trên nền tảng tri thức luật Hiến pháp được thừa nhận chung trên thế giới. Nghiên cứu môn học này chính là nhằm tiếp thu tinh hoa chính trị – pháp lý của nhân loại, góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam . Môn học Hiến pháp Tư sản giới thiệu lịch sử lập hiến; những chế định cơ bản của luật Hiến pháp như hình thức nhà nước, đảng chính trị, chế độ bầu cử, Nguyên thủ quốc gia, Nghị viện, Chính phủ, Tòa án trên thế giới. Để phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu cho sinh viên, học viên và giảng viên Khoa luật – Trường đại học Vinh xuất bản cuốn sách “ Hiến pháp Tư sản”. Xin trân trọng cảm ơn ác giả 4
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP 1. SỰ RA ĐỜI, KHÁI NIỆM CỦA HIẾN PHÁP 1.1. Sự ra đời của Hiến pháp Lịch sử xã hội loài người trải qua năm hình thái kinh tế xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiến hữu nô lệ, phong kiến, Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa nhưng có bốn kiểu nhà nước: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước Tư bản, nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Trong nhà nước chủ nô, nhà n- ước phong kiến nền thống trị của giai cấp hết sức tàn bạo, giã man, trong xã hội tồn tại một bên là giai cấp thống trị mà tiêu biểu là ông vua chuyên chế, quyền lực vô hạn, còn một bên là tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bị bóc lột. Tại sao dưới nhà nướcc chủ nô, phong kiến chưa có Hiến pháp vì: quyền lực nhà nước là vô hạn, quyền lực nhà nước là tập trung, chuyên chế, quyền lực của vua là tối cao và không bị ràng buộc, vị trí, vai trò của con người – thành viên trong xã hội bị chà đạp – tư cách thần dân, nhà nước dễ dàng xâm phạm các quyền lợi của con người và công dân. Cùng với sự phát triển phong trào đấu tranh cách mạng, sự xuất hiện giai cấp tư sản đại diện cho phương thức sản xuất mới, sớm nhận thức địa vị đã g- ương cao ngọn cờ tự do, dân chủ, bình đẳng nhằm tập hợp lực lượng lật đổ chế độ phong kiến. Cách mạng tư sản nổ ra và dành thắng lợi, giai cấp tư sản đã ra khẩu hiệu lập hiến, phải xây dựng một bản Hiến pháp, sự xuất hiện học thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu phân chia quyền lực nhà nước thành lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để hạn chế quyền lực của nhà vua thì yêu cầu xây dựng một bản Hiến pháp trong đó hình thành lên một cơ quan độc lập do dân 5
- trực tiếp bầu ra, tồn tại bên cạnh nhà vua, hạn chế quyên lực nhà vua. Hiến pháp là văn bản rất thích hợp mà giai cấp tư sản sử dụng nhằm thể chế hóa quyền thống trị của giai cấp mình. Cách mạng tư sản Anh (năm 1640) đánh dấu cho sự xuất hiện văn bản có tính chất đầu tiên trong lịch sử. Bản Hiến pháp đầu tiên đợc hiểu như nghĩa ngày nay là bản Hiến pháp Hoa kỳ (năm 1787) nó bao gồm 7 điều khoản quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, cho đến nay qua 26 lần sửa đổi nhưng Hiến pháp 1787 vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó. Sau đó đánh dấu sự xuất hiện các bản Hiến pháp của Ba Lan, Pháp năm 1791, Hà Lan năm 1814, Bỉ 1831. 1.2. Khái niệm Hiến pháp. Hiến pháp nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau; nhìn chung quy lại Hiến pháp là văn bản ghi nhận mối tương quan chính trị giữa các giai cấp trong xã hội, là luật cơ bản của nhà nước, được ban hành và sửa đổi theo một trình tự đặc biệt. Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa giáo dục, khoa học và công nghệ, chính sách đối ngoại, quốc phòng an ninh, địa vị pháp lý của công dân và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Latxan, một học giả nổi tiếng về Luật Hiến pháp: “Hiến pháp… phải trở thành không chỉ là một đạo luật mà phải hơn một đạo luật. Hiến pháp không phải là đạo luật thông thường, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước.” Học giả người Pháp M.Hauriou: “Hiến pháp về hình thức bên ngoài là văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất, việc sửa đổi Hiến pháp phải theo thủ tục đặc biệt, về nội dung, Hiến pháp là tổng thể những quy định về quy chế xã hội chính trị của nhà nước, mà không phụ thuộc vào hình thức hay thủ tục ban hành văn bản” 6
- Angghen và Mác trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được nâng lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện vật chất và đời sống của giai cấp các ông quyết định” Căn cứ vào tính chất, phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp chúng ta đa ra định nghĩa như sau: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước và xã hội gồm có chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. " 1.3. Phân loại Hiến pháp Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau chúng ta có thể phân loại Hiến pháp thành các thành các nhóm sau: a, Căn cứ vào hình thức ban hành Hiến pháp được phân thành: Hiến pháp thành văn và Hiến pháp bất thành văn. Hiến pháp thành văn: Là Hiến pháp nó thể hiện bằng văn bản được nhà nước ghi nhận và tuyên bố là đạo luật cơ bản của nhà nước. Hiến pháp bất thành văn: là Hiến pháp không được ghi nhận thành văn bản mà nó được các án lệ, phong tục tập quán nâng lên thành đạo luật cơ bản, được nhà nước ghi nhận và tuyên bố là đạo luật cơ bản của nhà nước. Nó tồn tại ở các nhà nước tư sản như: Anh, Niudilan, Thủy điển... b, Căn cứ chế độ xã hội Hiến pháp được phân thành: Hiến pháp Tư sản và Hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp Tư sản là Hiến pháp do nhà nước Tư sản ban hành, bảo vệ quyền lợi, ý chí giai cấp tư sản, Hiến pháp thừa nhận chế độ đa nguyên, đa đảng, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, các Hiến pháp tư sản chủ yếu quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. 7
- Hiến pháp xã hội chủ nghĩa là Hiến pháp do nhà nước Xã hội chủ nghĩa ban hành, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Hiến pháp xã hội ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng mác- xít. Hiến pháp phạm vi điều chỉnh rộng bao gồm chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. *Phân biệt Hiến pháp Tư sản với Hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp XHCN Hiến pháp TƯ SẢN Thể hiện ý chí GCCN Thể hiện ý chí GCTS Ra đời sau Ra đời trước Phạm vi điều chỉnh rộng Điều chỉnh hẹp hơn Ghi nhận vai trò của sở hữu xhcn Bảo vệ sở hữu tư nhân Ghi nhận vai trò lãnh đạo của ĐCS Đa nguyên, đa đảng Thường là Hiến pháp cứng Đa dạng Thường là Hiến pháp thành văn Hiến pháp thành văn hoặc không thành văn c, Căn cứ phạm vi điều chỉnh Hiến pháp được chia thành: Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại. Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp có đối tượng, phạm vi điều chỉnh hẹp chủ yếu điều chỉnh tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Hạn chế quy định về các chế định chính trị, kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp hiện đại là Hiến pháp có đối tượng và phạm vi điều chỉnh rộng, dân chủ hơn, điều chỉnh các quan hệ lĩnh vực chính trị, kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. d, Căn cứ vào thủ tục ban hành Hiến pháp được phân thành: Hiến pháp mềm và Hiến pháp cứng. 8
- Hiến pháp mềm là Hiến pháp có thủ tục ban hành và thông qua đơn giản, giống như thông qua các văn bản pháp luật thông thường. Hiến pháp cứng là Hiến pháp có thủ tục thông qua, sửa đổi theo trình tự thủ tục đặc biệt, được quy định trong văn bản pháp luật. e, Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà người ta cũng có thể phân Hiến pháp liên bang, Hiến pháp đơn nhất; Hiến pháp tạm thời, Hiến pháp lâu dài. 2. BẢN CHẤT CỦA HIẾN PHÁP Bản chất của pháp luật luôn thể hiện thuộc tính giai cấp và tính xã hội, và Hiến pháp cũng luôn mang thuộc tính giai cấp và tính xã hội. Các học giả tư sản thường đưa ra quan điểm: Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý đặc biệt, trong đó xác định tổ chức cũng như chức năng của các cơ quan nhà nước và vạch ra những nguyên tắc xác định hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nói như vậy là đã lẫn trách tính giai cấp của Hiến pháp. V.I. Lê Nin đã chỉ rõ bản chất giai cấp của nhà nước Tư sản: Bản chất giai cấp của Hiến pháp thể hiện ở chỗ, đạo luật cơ bản của nhà nước nói chung và các đạo luật khác quy định về quyền bầu cử vào các cơ quan dân cử, về thẩm quyền của cơ quan này, thể hiện mối tương quan của lực lượng thực tế trong cuộc đấu tranh giai cấp. Bên cạnh tính giai cấp hiến pháp thể hiện tính xã hội của các giai cấp và các tầng lớp khác. Ngày nay với sự phát triển của xã hội và sự đấu tranh của các tầng lớp giai cấp thì sự thỏa hiệp đã thay đổi, tính giai cấp không mang tính sâu sắc và quyết liệt như trước nữa. 3. VAI TRÒ VÀ THỦ TỤC SỦA ĐỔI HIẾN PHÁP Vị trí, vai trò: cực kỳ quan trọng, bảo đảm sự ổn định xã hội và là khung pháp lý cho hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước. Mỗi hiến pháp là cơ sở để xây dựng nên hệ thống pháp luật. Các ngành luật khác xây dựng đều dựa trên nguyên tắc mà hiến pháp đã ghi nhận. Hiến pháp tạo cơ sở cho các cuộc cải cách chính trị. 9
- Thủ tục thông qua: thường mang tính xã hội rất cao, đặc biệt là những hiến pháp gần đây. Thể hiện qua các thủ tục thành lập quốc hội lập hiến, trưng cầu ý dân. Thủ tục sửa đổi: Đa dạng theo từng quốc gia song thường có thủ tục phức tạp tương ứng với tầm quan trọng. Người có sáng kiến sửa đổi hiến pháp: hạn chế, ví dụ Quốc hội, một số cử tri, nguyên thủ quốc gia. Thủ tục thông qua phức tạp, thường yêu cầu tỷ lệ phiếu cao (thường là 2/3) Đặc biệt một số nước không cho phép sửa đổi một số điều khoản của Hiến pháp về quyền nghĩa vụ cơ bản (Hiến pháp Đức, Nga) 10
- CHƯƠNG 2. CHẾ ĐỘ BẦU CỬ 1. KHÁI NIỆM Bầu cử được hiểu là thủ tục thành lập các cơ quan nhà nước hay các chức danh nhà nước, thủ tục này được thể hiện sự ủng hộ của cử tri, đại cử tri. Việc hình thành nên các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội hiện nay chủ yếu bằng hai con đường là bầu cử và bổ nhiệm, phương pháp bầu cử mang tính phổ biến và rộng rãi. Chế độ bầu cử là tổng thể các nguyên tắc các quy định pháp luật bầu cử, cùng với các mối quan hệ xã hội được hình thành trong tất cả các quá trình tiến hành bầu cử lúc người công dân được ghi tên trong danh sách cử tri cho đến lúc bỏ lá phiếu vào thùng phiếu và xác định kết quả bầu cử. Theo nghĩa hẹp thì chế độ bầu cử được hiểu là phương pháp phân ghế đại biểu giữa các ứng cử viên dựa trên kết quả biểu quyết của cử tri (đại cử tri, đại biểu của cử tri). 2. NGUYÊN TẮC BẦU CỬ 2.1. Nguyên tắc phổ thông Hiến pháp các nước đều tuyên bố nguyên tắc phổ thông là nguyên tắc cơ bản trong chế độ bầu cử, áp dụng nguyên tắc phổ thông là mọi công dân đến độ tuổi trưởng thành đều có quyền tham gia bầu cử trừ những người mà pháp luật tưới quyền bầu cử. Để có quyền bầu cử pháp luật các quốc gia đều quy định là công dân của nước sở tại. 2.2. Nguyên tắc bình đẳng Bình đẳng: mỗi người một phiếu, giá trị phiếu như nhau. Nguyên tắc phổ biến, các ngoại lệ chủ yếu mang tính lịch sử. 11
- Bầu cử tự do, bỏ phiếu bắt buộc: bầu cử tự do là phổ biến. Bắt buộc là không phổ biến ( ví dụ: Ý quy định bầu cử là bắt buộc; Bỉ quy định phạt tiền; Argentina quy định phạt tiền và cấm bầu cử.) 2.3. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín Bầu cử trực tiếp, gián tiếp Trực tiếp: áp dụng phổ biến trong bầu cơ quan đại diện Gián tiếp:áp dụng phổ biến trong bầu tổng thống hay thượng viện. Bỏ phiếu kín: nguyên tắc phổ biến 3. PHƯƠNG PHÁP BẦU CỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Cũng giống như thể chế chính trị, hệ thống bầu cử của các nước trên thế giới rất phong phú và đa dạng. Căn cứ vào cách thức (phương thức) “chuyển hóa” từ những lá phiếu của cử tri thành “các ghế” trong các cơ quan dân cử . có thể tạm chia hệ thống bầu cử của các nước thành ba hệ thống lớn: hệ thống theo đa số (plurality/majority systems); hệ thống tỷ lệ (proportional systems) và hệ thống hỗn hợp (mixed systems). 3.1. Hệ thống theo đa số Nguyên lý của hệ thống này rất đơn giản, ứng cử viên (hoặc đảng phái chính trị) nào thu được nhiều phiếu hơn sẽ trúng cử (ở mỗi “biến cách”, có thể có thêm những quy định bổ sung). Hệ thống này có năm “biến cách” sau: 3.1.1. Phương pháp ai về trước là người thắng cuộc (First Past The Post - FPTP) Đây là phương pháp có nguyên lý đơn giản nhất trong các phương pháp theo hệ thống đa số. Theo đó, ai nhận được nhiều phiếu nhất là trúng cử, kể cả số phiếu họ nhận được chưa quá nửa số phiếu hợp lệ. Về lý thuyết, có thể xảy ra tình trạng có ứng cử viên nhận được rất ít phiếu nhưng vẫn trúng cử. Để hạn chế tình trạng này, pháp luật bầu cử một số nước đưa ra những quy định bổ sung khác nhau, chẳng hạn quy định tỉ lệ tối thiểu phải đạt được. Phương pháp 12
- này thường áp dụng đối với đơn vị bầu cử một thành viên (single – member districts) và thường áp dụng để lựa chọn ứng cử viên hơn là các đảng phái chính trị. Phương pháp bầu cử này, nếu mang tính nguyên thủy, được áp dụng ở Anh quốc và một số nước trước đây là thuộc địa hoặc bị ảnh hưởng của Anh như Canada, ấn Độ, Mỹ. Nó cũng được áp dụng ở một số nước châu á, như Bangladesh, Burma, Malaysia, Nepan và nhiều quốc gia đảo ở nam Thái Bình Dương. Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng tại một số nước vùng Caribê ở châu Mỹ La tinh và 15 nước ở châu Phi. 3.1.2. Phương pháp lá phiếu khối (Block Vote -BV) Đây là một hình thức của hệ thống bầu cử đa số được áp dụng theo đơn vị bầu cử nhiều đại diện (multi – member districts). Cử tri bỏ phiếu để bầu một số lượng đại biểu được phân bổ cho đơn vị bầu cử đó (hoặc ít hơn, nếu họ muốn). ứng cử viên nào nhận được số phiếu cao hơn thì trúng cử. Phương pháp bầu cử này thường được áp dụng để bầu các đại biểu hơn là bầu các đảng phái chính trị. Phương pháp này được áp dụng tại nhiều nước như Bermuda, Laos, Thailand, Mandives, Kuwait, Philippines. Nó cũng đã từng được áp dụng tại Jordan vào 1992, Mongolia vào 1992. Tuy nhiên, sau đó hai nước này đã thay đổi bằng việc áp dụng phương pháp hỗn hợp. 3.1.3. Phương pháp bầu cử lá phiếu khối theo đảng phái chính trị (Party Block Vote -PBV) Cũng giống như hệ thống lá phiếu khối, đây là một hình thức của hệ thống bầu cử đa số được áp dụng cho các cuộc bầu cử quốc hội. Theo đó, mỗi đơn vị bầu cử không bầu một đại biểu mà bầu một số lượng đại biểu nhất định, thường là cử tri chọn đảng phái chính trị và đảng nào chiến thắng thì đảng đó chiếm toàn bộ số ghế trong đơn vị bầu cử đó. Cũng giống như trong phương pháp FPTP ở trên, không có quy định người thắng cuộc phải nhận được đa số 13
- tuyệt đối phiếu bầu, chỉ cần ai nhiều phiếu hơn thì người đó thắng cử. Phương pháp này hiện nay được áp dụng ở Djibouti, Lebanon. Ngoài ra, nó còn được thực hiện trong hầu hết các cuộc bầu cử ở Singapore, Tunisia và Senegal. 3.1.4. Lá phiếu thay thế (Alternative Vote -AV) Phương pháp này thông thường áp dụng đối với đơn vị bầu cử đơn danh (single – member districts). Cử tri có nhiều sự lựa chọn. Họ đánh dấu các ứng cử viên mà họ lựa chọn theo thứ tự ưu tiên. Chẳng hạn, họ đánh dấu “1” cho ứng cử viên mà họ thích nhất, số “2” cho ứng cử viên họ thích thứ nhì, số “3” cho ứng cử viên tín nhiệm thứ ba (hệ thống này còn gọi là bầu cử theo ý thích). Khi tổng kết, nếu số phiếu dành cho các ứng cử viên có ưu tiên một không đưa đến kết quả là có một ứng cử viên nào đạt đươc đa số phiếu bầu thì ứng cử viên thứ nhất sẽ bị loại và số phiếu dành cho ứng cử viên này sẽ đem chia cho các ứng cử viên xếp thứ hai trên phiếu bầu. Cách thức này được áp dụng cho đến khi tìm ra được ứng cử viên đạt được đa số phiếu. Hệ thống này đang được áp dụng tại Australia, Papua New Guinea và được áp dụng biến thể tại một số nước ở châu Đại Dương. Phương pháp này cũng được áp dụng bầu cử tổng thống ở Cộng hoà Ireland. 3.1.5. Phương pháp hai vòng (Two-Round System -TRS) Như tên gọi của nó, phương pháp này thường không tổ chức một lần, mà là hai vòng, lần hai thường được tổ chức cách lần một khoảng thời gian từ một đến hai tuần. Vòng một được áp dụng theo nguyên lý của phương pháp đa số. Nếu có ứng cử viên nào nhận được đa số tuyệt đối số phiếu bầu, thì ứng cử viên đó thắng cuộc mà không cần tổ chức bầu cử vòng hai. Nếu không có ứng cử viên nhận được số phiếu đa số tuyệt đối, thì một cuộc bầu cử thứ hai được tổ chức. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể như thế nào ở vòng hai thì ở mỗi nước là khác nhau. Thông thường, vòng hai, cử tri lựa chọn trong số hai ứng cử viên nhận được số phiếu cao nhất trong vòng một, và ứng cử viên nào nhận được 14
- nhiều phiếu hơn thì thắng cử, như ở Ukraine. Ở Pháp, trong các cuộc bầu cử quốc hội, chỉ những ứng cử viên nào nhận được trên 12,5% số phiếu bầu trên tổng số danh sách cử tri tại cuộc bầu cử vòng một mới được vào vòng hai. Tại vòng hai, ứng cử viên nào nhận được số phiếu cao nhất thì thắng cử, không kể số phiếu mà họ nhận được là đa số tuyệt đối hay không. Hệ thống hai vòng hiện nay được áp dụng trên 22 quốc gia trong việc bầu cử quốc hội và phổ biến hơn trong việc bầu cử tổng thống. Ngoài Pháp là quốc gia điển hình, nhiều nước như Mali, Togo, Gabon, Egypt, Cuba, Haiti, Iran… và một số nước thời kỳ hậu Xô viết (Belarus, Kyrgyzstan, Turkmenistan and Uzbekistan) cũng áp dụng. 3.2. Hệ thống đại diện tỉ lệ Hệ thống này đương nhiên được áp dụng để bầu cơ quan lập pháp. Nguyên lý của hệ thống này là cơ quan lập pháp được bầu trên cơ sở các đảng phái chính trị. Các đảng phái chính trị nhận đươc số ghế theo tỉ lệ số phiếu bầu mà đảng phái mình nhận được. Thực ra, nguyên lý cơ bản của hệ thống này là cơ quan lập pháp được thành lập trên cơ cở phải bảo đảm tính cân đối – hợp lý số lượng các đại biểu đại diện cho các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, địa phương, tôn giáo, lứa tuổi… Tuy nhiên, hiện nay tiêu chí để phân chia đại biểu (ghế) của hệ thống này thường là theo đảng phái chính trị, khối cử tri mà ít theo các tiêu chí khác như địa phương, dân tộc, lứa tuổi… Cơ quan được bầu được tính toán theo tỉ lệ phiếu bầu mà các đảng phái chính trị nhận được như đã nói ở trên. Hệ thống đại diện tỉ lệ đòi hỏi mỗi đơn vị bầu cử phải bầu ít nhất là hai đại biểu và nếu số lượng đại biểu được bầu càng nhiều thì tính cân đối, hợp lý càng cao. Về nguyên lý, nếu cả quốc gia là một đơn vị bầu cử thì tính dân chủ, tính hợp lý về đại diện được bảo đảm nhất. Phương pháp này có hai biến cách là: 15
- 3.2.1. Phương pháp đại diện tỉ lệ theo danh sách (List Proportional Representation – List PR) Các đảng phái chính trị đưa ra một danh sách các ứng cử viên, cử tri bỏ phiếu cho các đảng phái chính trị. Các đảng phái chính trị nhận được số ghế tỉ lệ với tổng số phiếu nhận được theo đơn vị bầu cử. Tuy nhiên, có ba cách thức khác nhau giữa các nước trong việc lựa chọn các ứng cử viên cụ thể: danh sách “đóng” (closed lists), danh sách “mở”(open lists) và danh sách “tự do” (free list). Phổ biến nhất ở các nước khi áp dụng phương pháp List PR là theo cách thức “đóng”. Cử tri không bỏ phiếu cho các ứng cử viên cụ thể mà bỏ phiếu cho các đảng phái chính trị. Các đảng phái trình một danh sách các ứng cử viên của đảng phái mình. Trong lá phiếu ghi tên đảng phái chính trị, nhưng không có tên của các ứng cử viên. Các ứng cử viên do các đảng phái chính trị lựa chọn. Mặc dù vậy, các đảng phái chính trị cũng có thể có danh sách các ứng cử viên nhất định. Nhiều nước ở Tây Âu sử dụng phương thức danh sách mở. Theo đó, cử tri không những lựa chọn các đảng phái chính trị mà còn lựa chọn các ứng cử viên trong đảng phái đó. Ở một số nước, như Brazil và Phần Lan, cử tri bắt buộc phải bầu cho các ứng cử viên. Số lượng các ghế mà các đảng phái chính trị nhận được phụ thuộc vào các ứng cử viên của họ có được tín nhiệm hay không. 3.2.2. Phương pháp bầu cử lá phiếu duy nhất có thể chuyển nhượng (Single Transferable Vote -STV) Theo phương pháp này, cử tri bỏ phiếu theo một thứ tự ưu tiên giống như cách thức của hệ thống lá phiếu có thể thay thế (AV) trong một đơn vị bầu cử có nhiều ghế đại biểu. Cử tri có thể đánh dấu theo thứ tự những ứng cử viên mà mình tín nhiệm hoặc có thể chỉ đánh dấu (bầu) một ứng cử viên theo sự lựa chọn của họ. Có thể xuất phát từ mục đích của những người phát kiến ra nó cử 16
- được tính theo công thức Q = [số phiếu/ (số ghế +1) +1)]. Những ứng cử viên nào không trúng cử qua phiếu bầu có số ưu tiên một, thì số phiếu vượt mức sẽ được chuyển đến cho ứng cử viên có hệ số tiếp theo theo một công thức tái phân phối phiếu ưu tiên. Hệ thống này được áp dụng bầu cơ quan lập pháp Cộng hòa Ai Len từ năm 1921, Malta từ năm 1947. Phương pháp này cũng được áp dụng để bầu thượng nghị viện úc và một vài bang của nước này. Nó cũng được áp dụng để bầu các cơ quan địa phương tại Bắc Ailen. 3.3. Hệ thống hỗn hợp Hệ thống bầu cử hỗn hợp thông thường là sự kết hợp giữa hệ thống đa số với hệ thống đại diện tỉ lệ. Hệ thống hỗn hợp có hai biến cách là đại diện tỉ lệ hỗn hợp (Mixed Member Proportional – MMP) và phương pháp song song (parallel systems – PR). - Dưới phương pháp đại diện tỉ lệ hỗn hợp (MMP), do có sự kết hợp giữa hai hệ thống đa số và tỉ lệ, nên thông thường, có hai loại đơn vị bầu cử được thiết kế cùng được áp dụng: một loại đơn vị bầu cử được thiết kế theo phương pháp bầu cử đa số – tức là theo tiêu chí địa lý (cả nước được chia thành nhiều đơn vị bầu cử), và một loại đơn vị bầu cử được thành lập theo hệ thống bầu cử tỉ lệ (cả nước là một đơn vị bầu cử). Theo phương pháp này, kết quả bầu cử của hai hệ thống có sự liên hệ với nhau: số ghế của các đảng phái chính trị trong hệ thống List PR được được bổ sung bằng tỉ lệ mà các đảng phái đó nhận được trong hệ thống đa số nhưng không được phân bổ số ghế (số phiếu “lãng phí”- wasted votes) . Chẳng hạn, một đảng phái chính trị nhận được một lượng phiếu “lãng phí” trong cuộc bầu cử theo đa số, thì tỉ lệ này sẽ được cộng vào (đền bù) trong hệ thống PR lists. MMP hiện nay được áp dụng tại Albania, Bolivia, Đức, Hungary, ý, Lesotho, Mexico, New Zealand and Venezuela. 17
- - Phương pháp song song (PR) cũng áp dụng đồng thời hai hệ thống đại diện tỉ lệ và đa số. Tuy nhiên, khác với phương pháp đại diện tỉ lệ hỗn hợp, số phiếu “lãng phí” trong hệ thống đa số không được “đền bù” trong hệ thống đại diện tỉ lệ, có nghĩa là hai hệ thống đa số và đại diện tỉ lệ được tiến hành độc lập với nhau. Trong cả hai biến thể đại diện tỉ lệ hỗn hợp và hệ thống song song, cử tri có thể nhận được một phiếu bầu để đồng thời bầu cả ứng cử viên và đảng phái chính trị (tức là một phiếu bầu cho cả hai hệ thống bầu cử), hoặc có thể nhận được hai phiếu bầu riêng biệt, một phiếu bầu cho hệ thống đa số, một phiếu bầu cho hệ thống đại diện tỉ lệ. 3.4. Các hệ thống bầu cử khác Ngoài ra, trên thế giới còn có nhưng phương pháp bầu cử không thuộc các hệ thống bầu cử đã đề cập ở trên. Đó là: – Phương pháp bầu cử lá phiếu duy nhất không chuyển nhượng được (Single Non-Transferable Vote – SNTV). Mỗi cử tri chỉ bỏ một phiếu cho một ứng cử viên (thường là ứng cử viên cụ thể, song cũng có thể là đảng phái chính trị), nhưng lại được áp dụng đối với đơn vị bầu cử bầu nhiều đại biểu, đây là điểm khác với phương pháp FPTP. Những ứng cử viên nhận được nhiều phiếu nhất thì trúng cử. Phương pháp này hiện nay được áp dụng bầu cơ quan lập pháp ở Afghanistan, Jordan, quốc gia đảo Pitcairn, Vanuatu và được áp dụng trong bầu thượng viện ở Indonesia, Thái Lan. Nó còn được áp dụng cho 176 ghế trong tổng số 225 ghế trong hệ thống song song (cơ quan lập pháp Đài Loan). Ngoài ra, phương pháp này còn được biết đến khi được áp dụng ở Nhật Bản để bầu Hạ viện từ 1947 đến 1993. - Phương pháp lá phiếu hạn chế (Limited Vote), giống SNTV là áp dụng phương pháp đa số cho những đơn vị bầu cử bầu nhiều đại biểu, nhưng khác SNTV ở chỗ, cử tri có nhiều sự lựa chọn, nhưng ít hơn số ứng cử viên được ấn định cho đơn vị bầu cử đó. Những ứng cử viên nhận được nhiều phiếu nhất là 18
- người thắng cử. Phương pháp này hiện được áp dụng rộng rãi trong các cuộc bầu cử ở cấp địa phương của một số nước. Nó cũng được áp dụng ở cấp quốc gia bầu cả thượng và hạ nghị viện Tây Ban Nha từ năm 1977. - Phương pháp Borda Count hiện nay được áp dụng duy nhất ở quốc gia đảo nhỏ bé Nauru ở Thái Bình Dương. Theo phương pháp này, cử tri bầu theo sự lựa chọn theo thứ tự ưu tiên như trong hệ thống AV. Nó được áp dụng cho cả đơn vị bầu cử một đại diện và đơn vị bầu cử nhiều đại diện. Khác với phương pháp AV, Borda Count chỉ một lần đếm, không có sự loại trừ các ứng cử viên. Ở Nauru, lựa chọn thứ nhất có giá trị 1, lựa chọn thứ hai có giá trị 1/2, lựa chọn thứ ba có giá trị 1/3… Kết quả, ứng cử viên nào được tổng cộng nhiều phiếu nhất thì thắng cử. 3.5. Ưu, khuyết điểm của một số hệ thống bầu cử điển hình và xu hướng đổi mới hệ thống bầu cử của các nước 3.5.1. Ưu, khuyết điểm của một số hệ thống bầu cử điển hình Như trên đã phân tích, khó có thể kết luận trong một nhận định ngắn gọn là hệ thống bầu cử của quốc gia này tiến bộ (hoặc tốt) hơn hệ thống bầu cử của quốc gia kia. Mỗi hệ thống bầu cử đều phải gắn với một quốc gia nhất định, vì bầu cử là hoạt động chính trị, do đó phải đặt trong một chế độ chính trị – xã hội cụ thể… như tiêu chí 6, phần 2 đã phân tích. Tuy nhiên, nếu xét theo những tiêu chí nhất định (như mức độ đơn giản, dễ hiểu của hệ thống bầu cử, tính đại diện, xét dưới góc độ kinh tế, hiệu quả của nghị viện được tạo ra…), chúng ta vẫn có thể đánh giá về ưu, khuyết điểm của từng hệ thống bầu cử. Từ đó, đối chiếu với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mổi nước để có thể xem xét và vận dụng cho phù hợp. Để có cái nhìn tổng thể và đơn giản hóa vấn đề, dễ dàng đối chiếu giữa các hệ thống bầu cử, chúng tôi trình bày vấn đề dưới hình thức biểu bảng theo hướng đưa ra nhận định mà không phân tích cặn kẽ từng vấn đề. 19
- Hệ thống Ưu điểm Hạn chế bầu cử (phương pháp bầu cử ) Phương pháp ai về - Nguyên lý đơn giản, rõ - Có xu hướng loại trừ hoặc trước là người ràng, dễ hiểu, nhất là đối hạn chế các đảng phái nhỏ, thắng cuộc (FPTP) với cử tri; các nhóm thiểu số và phụ nữ; - “Mạnh” về đại diện - Kết quả bầu cử có rất nhiều theo địa lý; phiếu “lãng phí”; - Phải phân - Chính phủ đa số (chính vạch đơn vị bầu cử; phủ mạnh); - Tạo khả năng gian lận trong - Tạo“sự chống đối bầu cử. thống nhất” trong nghị viện - Tạo ra một “chính phủ trong bóng tối thống nhất”. Phương pháp hai - Tạo cơ hội cho cử tri - Phải phân vạch đơn vị bầu vòng(TRS) lựa chọn lần thứ hai (có cử; cơ hội “sửa sai”); - Xét về kinh tế là tốn kém; - Rất dễ hiểu đối với cử - Thời gian tuyên bố kết quả tri; bầu cử chậm; - “Mạnh” về đại diện - Tính đại diện có thể bất hợp theo địa lý. lý; 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình về LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM - Bài 1&2
20 p | 1182 | 313
-
Giáo trình về LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM - Bài 4
13 p | 319 | 145
-
Giáo trình quản lý công nghệ part 1
29 p | 580 | 124
-
Giáo trình Kinh tế nông nghiệp part 5
45 p | 273 | 113
-
Giáo trình Hiến pháp tư sản (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
48 p | 317 | 53
-
Giáo trình Học thuyết tam quyền phân lập (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
58 p | 198 | 48
-
Giáo trình Luật Hiến pháp của các nước tư bản: Phần 1
174 p | 145 | 19
-
Xử lý tài sản thế chấp theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
12 p | 145 | 16
-
Hình thức sở hữu tư nhân & thực tiễn
11 p | 158 | 15
-
CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP
20 p | 113 | 13
-
Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 1
19 p | 78 | 11
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
124 p | 88 | 8
-
Giáo trình hình thành quan điểm từ quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn nhằm phục vụ mục tiêu kinh tế xã hội phần 10
7 p | 75 | 6
-
Giáo trình phát triển nền kinh tế thị trường thuần túy đặt dưới sự lãnh đạo của đảng với khả năng đóng góp của nền kinh tế tư bản p3
9 p | 71 | 5
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Luật học – ĐH Đà Nẵng
8 p | 37 | 3
-
Giáo trình phân tích khả năng vận dụng quan điểm trong quá trình CNH nông nghiệp nông thôn phần 10
7 p | 61 | 2
-
Kinh tế tư nhân với khả năng thúc đẩy phát triển trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta
8 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn