intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hình họa - Tạo hình (Ngành Thiết kế thời trang) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

42
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Hình họa - Tạo hình (Ngành Thiết kế thời trang) gồm có các chương: Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa; Chương I: Vẽ khối cơ bản; Chương II: Vẽ tĩnh vật - ký họa; Chương III: Vẽ khối mắt - tai – môi – mũi và khối sọ người; Chương IV: Vẽ tượng chân dung; Chương V: Vẽ tượng bán thân nữ - Tượng toàn thân nữ, tượng toàn thân nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hình họa - Tạo hình (Ngành Thiết kế thời trang) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỜNG CAO KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP.HCM GIÁO TRÌNH HÌNH HỌA - TẠO HÌNH Nghành Thiết kế thời trang (Lưu hành nội bộ) Thành Phố Hồ Chí Minh – 2019
  2. Mục lục 1 MỤC LỤC GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 4 Chương mở đầu: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔN HÌNH HOẠ .................... 5 I. KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN GỐC CỦA HÌNH HỌA…………………………..5 1. Hình họa là gì?.........................................................................................................5 2. Nguồn gốc của hình họa…………………………………………………………..5 II. DỤNG CỤ, CHỌN CHỖ ĐỨNG VÀ TƯ THẾ CẦM BÚT KHI VẼ………..8 1. Dụng cụ học vẽ ........................................................................................................ 8 2. Chọn chỗ đứng vẽ………………………………………………………………..10 3. Tư thế cầm bút…………………………………………………………………...11 III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN THIẾT TRƯỚC KHI VẼ MỘT BÀI HÌNH HỌA………………………………………………………………………………..12 1. Sự phối hợp giữa thấy và hiểu đối tượng………………………………………..12 2. Đường chân trời và đường tầm mắt……………………………………………...15 3. Điểm tụ ……………..…………………………………………………………...16 4. Đo và phương pháp đo .......................................................................................... 17 5.Vẽ và quy trình vẽ………………………………………………………………..18 6.Vẽ - tô và diễn tả bóng……………………………………………………………18 7. Cách sử dụng bút chì và tẩy……………………………………………………...23 8. Những cơ sở để có một bài vẽ đạt yêu cầu………………………………………25 9. Các phương pháp chung khi tiến hành một bài vẽ hình họa…………………….29 Chương I: VẼ KHỐI CƠ BẢN ............................................................................... 30 I. KHÁI NIỆM VÀ GIỚI THIỆU CÁC KHỐI HÌNH HỌC CƠ BẢN……….30 1. Khái niệm………………………………………………………………………..30 2. Các hình khối cơ bản…………………………………………………………….30 II. VẼ KHỐI HÌNH VUÔNG VÀ KHỐI HÌNH TRÒN ……………………33 1. Giới thiệu mẫu…………………………………………………………………...33 2. Phân tích mẫu khối hình vuông và khối hình tròn……………………………….33 3. Các điểm quan trọng khi vẽ và các bước thực hiện vẽ khối hình vuông………...33 4. Các bước vẽ khối cơ bản hình vuông……………………………………………34 5. Các điểm quan trọng khi vẽ và các bước thực hiện vẽ khối hình tròn…………..35 6. Các bước vẽ khối cơ bản hình tròn ........................................................................ 35 7. Các bước vẽ khối cơ bản khối hình tròn và khối hình vuông……………………36 8. Một số bài mẫu…………………………………………………………………..37 III. VẼ KHỐI HÌNH CHÓP VÀ KHỐI HÌNH TRỤ ........................................... 38 1. Giới thiệu mẫu…………………………………………………………………...37 2. Phân tích khối hình chóp và khối trụ…………………………………………….37 3. Các bước vẽ khối hình trụ……………………………………………………….39 4. Các bước vẽ khối hình chóp……………………………………………………..40 5. Các bước vẽ khối hình chóp và khối hình trụ…………………………………..41 6. Một số bài mẫu………………………………………………………………….42 Chương II: VẼ TĨNH VẬT - KÝ HỌA……………………………………………45 I. GIỚI THIỆU VẼ TĨNH VẬT VÀ KÝ HỌA ……………..…………………….45
  3. Mục lục 2 1. Vẽ tĩnh vật……………………………………………………………………….45 2. Ký họa……………………………………………………………………………46 II. VẼ TĨNH VẬT - BÌNH HOA…………………………………………………...47 1. Giới thiệu mẫu ....................................................................................................... 47 2. Phân tích mẫu ........................................................................................................ 47 3. Những điểm cần chú ý khi vẽ tĩnh vật ................................................................... 47 4. Các bước vẽ tĩnh vật .............................................................................................. 48 5. Một số bài mẫu…………………………………………………………………..51 II. KÝ HOẠ VẬT DỤNG ........................................................................................ 55 1. Ký hoạ là gì?..........................................................................................................55 2. Phân tích đặc điểm vật mẫu……………………………………………………...57 3. Phương pháp ký hoạ……………………………………………………………..57 4. Dụng cụ và nguyên liệu dùng trong ký hoạ ........................................................... 57 5. Ký hoạ tĩnh vật ...................................................................................................... 59 6. Sự kết hợp giữa nét vẽ và sắc độ sáng tối trong ký hoạ…………………………63 7. Ví dụ minh hoạ : .................................................................................................... 65 8. Một số bài mẫu ...................................................................................................... 66 Chương III: VẼ KHỐI TAI - MẮT – MŨI – MÔI VÀ KHỐI SỌ NGƯỜI....... 71 I GIỚI THIỆU KHỐI TAI-MẮ –MŨI–MÔI NGƯỜI VÀ KHỐI SỌ NGƯỜI……71 1. Khối tai – mắt- mũi – môi người………………………………………………...71 1.1.Giới thiệu mẫu ..................................................................................................... 71 1.2. Yêu cầu của bài vẽ .............................................................................................. 72 2. Vẽ khối sọ người.................................................................................................... 72 2.1. Xương xọ: . ......................................................................................................... 72 2.2. Xương mặt:. ........................................................................................................ 72 II. VẼ KHỐI MẮT - TAI NGƯỜI ......................................................................... 73 1. Giới thiệu khối mắt………………………………………………………………73 2. Phân tích mẫu……………………………………………………………………73 3. Các bước vẽ khối mắt……………………………………………………………73 4. Giới thiệu khối tai………………………………………………………………..75 5. Phân tích mẫu……………………………………………………………………75 6. Các bước vẽ khối tai……………………………………………………………..75 7. Một số bài mẫu…………………………………………………………………..77 II. VẼ KHỐI MÔI - MŨI NGƯỜI ......................................................................... 79 1. Giới thiệu khối môi………………………………………………………………79 2. Phân tích khối môi………………………………………………………………79 3. Các bước vẽ khối môi……………………………………………………………79 4. Giới thiệu khối mũi………………………………………………………………81 5. Phân tích mẫu……………………………………………………………………82 6. Các bước vẽ khối mũi……………………………………………………………80 7. Một số bài mẫu…………………………………………………………………..84 III. VẼ KHỐI SỌ NGƯỜI ...................................................................................... 86 1. Giới thiệu mẫu…………………………………………………………………...86 2. Phân tích mẫu……………………………………………………………………87
  4. Mục lục 3 3. Các bước vẽ khối sọ người………………………………………………………87 4. Bài mẫu .................................................................................................................. 89 Chương IV: VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG ............................................................... 90 I. MỘT SỐ CẤU TRÚC CƠ BẢN VỀ ĐẦU NGƯỜI………………………….90 1. Phân chia tỷ lệ trên khuôn mặt…………………………………………………..90 2. Đường trục dọc và các đường trục ngang……………………………………….91 3. Tỷ lệ khuôn mặt người…………………………………………………………..92 II. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG PHÂN MẢNG ..................................................... 93 1. Giới thiệu mẫu…………………………………………………………………...93 2. Phân tích mẫu……………………………………………………………………94 3. Các bước vẽ tượng chân dung phân mảng ............................................................ 94 4. Một số bài mẫu…………………………………………………………………..96 III. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG NAM VÀ CHÂN DUNG NỮ ........................... 98 1. Giới thiệu mẫu chân dung nam…………………………………………………..98 2. Phân tích tượng chân dung nam ............................................................................ 99 3. Các bước vẽ tượng chân dung nam ....................................................................... 99 4. Giới thiệu tượng chân dung nữ…………………………………………………102 5. Phân tích mẫu…………………………………………………………………..103 6. Các bước vẽ tượng chân dung nữ………………………………………………103 7. Một số bài mẫu…………………………………………………………………105 Chương V: VẼ TƯỢNG BÁN THÂN NỮ – TƯỢNG TOÀN THÂN NỮ, TƯỢNG TOÀN THÂN NAM ...............................................................................109 I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CƠ THỂ NGƯỜI…………………...109 1. Tìm hiểu hình cơ bản của cơ thể người………………………………………...106 2. Hình cơ bản về bộ phận của cơ thể con người…………………………………110 3. Tỉ lệ cơ thể con người, dáng đứng và ngồi của nam nữ………………………..113 4. Tỷ lệ thân thể giữa nam và nữ………………………………………………….115 II. VẼ TƯỢNG BÁN THÂN NỮ .........................................................................116 1. Giới thiệu tượng bán thân nữ…………………………………………………...116 2. Phân tích mẫu…………………………………………………………………..116 3. Các bước vẽ tượng bán thân nữ ...........................................................................116 4. Một số bài mẫu…………………………………………………………………120 III. VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN NỮ .....................................................................122 1. Giới thiệu mẫu .....................................................................................................122 2. Phân tích mẫu…………………………………………………………………..122 3. Các bước vẽ tượng toàn thân nữ ..........................................................................123 4. Một số bài mẫu…………………………………………………………………126 IV. VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN NAM..................................................................128 1. Giới thiệu mẫu………………………………………………………………….128 2. Phân tích mẫu ......................................................................................................129 3. Các bước vẽ tượng toàn thân nam .......................................................................129 4. Một số bài mẫu…………………………………………………………………132 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………134
  5. Giới thiệu 4 GIỚI THIỆU Vẽ là một trong những khả năng cơ bản nhất của con người, thậm chí có thể nói rằng: Vẽ là một bản năng tuyệt vời của con người. Quả thật, từ thuở hồng hoang con người biết vẽ trước khi biết viết. Từ tuổi nhi đồng các em biết vẽ trước khi biết viết và nhận biết được mặt chữ. Như vậy, vẽ theo bản năng thì không khó, nhưng học vẽ để phát triển năng khiếu bẩm sinh để trở thành người biết vẽ và sáng tạo bằng hình vẽ mỹ thuật là cả một quá trình học, khổ luyện và có phương pháp. Tiến trình học vẽ thì vẽ hình hoạ là môn học nhằm rèn luyện khả năng quan sát, nhìn ngắm, khám phá, vẽ lại đối tượng. Quá trình học tập, rèn luyện này phải đi từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Qua đó cũng rèn luyện khả năng cảm thụ, cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ về hình. Trước khi vẽ tượng toàn thân là phải vẽ đầu tượng, trước khi vẽ đầu tượng thì điều kiện tiên quyết là người học vẽ bắt buột phải biết vẽ tốt các hình khối cơ bản như vuông, tròn, chóp, chữ nhật, tam giác…và các loại mẫu tĩnh vật. Trước khi học vẽ tĩnh vật thì người học phải biết quan sát, phân tích và vẽ thật tốt các loại hình khối. Quá trình vẽ dựng hình là giai đoạn quan trọng. Trong lúc vẽ có những nét vẽ chưa đúng thì đừng vội dùng tẩy xoá ngay, cứ tiếp tục vẽ. Nét thứ hai có thể sai, cũng chưa vội xoá. Nét thứ ba có thể sai tiếp, nhưng không sao cả. Chính nhờ dựa vào vị trí của những nét vẽ sai giúp người học định vị, định hướng nét vẽ đúng sau đó. Trong quá trình vẽ, thỉnh thoảng hãy lùi xa để có thể nghỉ mắt, và ngắm lại toàn bộ bài vẽ chỗ nào sai thì sửa ngay. Học, phát triển năng khiếu vẽ không thể vội vàng mà phải kiên nhẫn, khổ luyện. Vẽ nhiều là cách tốt nhất dẫn người học đến thành công. Giáo trình này cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cơ bản về vẽ mẫu vật thật, phương pháp thể hiện hình, khối, đường nét, ánh sáng, không gian, bố cục...cho bức họa vẽ tay thể hiện không gian 3D trên không gian 2D. Hy vọng giáo trình này là tài liệu bổ ích cho việc dạy và học môn Hình Họa Tạo Hình của nghành Thiết Kế Thời Trang; giúp sinh viên có điều kiện để nghiên cứu và thực hành các bài vẽ chì; chuẩn bị kiến thức để học các môn chuyên nghành thiết kế. Tác giả đã rất cố gắng, song do khả năng và nguồn tư liệu tham khảo còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc, thầy cô và các sinh viên để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn !
  6. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 5 Chương mở đầu: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔN HÌNH HOẠ I. KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN GỐC CỦA HÌNH HỌA Môn học hình họa là khoa học cơ bản về tạo hình, về nghệ thuật thị giác. Là môn khoa học cơ bản cho tất cả những ai muốn nghiên cứu, học tập, thực hành sáng tác về nghệ thuật thị giác. Tạo hình là gì? Tạo hình là biến ý tưởng, nội dung trừu tượng bằng hình tượng thị giác, loại ngôn ngữ hữu hình được cảm thụ bằng con mắt, là hiển thị hoá ý tưởng bằng ngôn ngữ thị giác. Hình họa là môn học rèn luyện, làm cho những người học vẽ biết phương pháp quan sát, phân tích, đánh giá các đối tượng trong không gian hai hay ba chiều mà mình nhìn thấy, muốn vẽ lại trên cơ sở am hiểu các khoa học phụ trợ như: khoa học về ánh sáng, về màu sắc, về hình học không gian, luật viễn cận, giải phẫu cơ thể học… Chương trình học nhiều năm được bắt đầu trải qua các môn học, các bài tập được phân bố theo trình tự theo các nhóm bài từ dễ đến khó như: Vẽ các loại khối cơ bản; vẽ tĩnh vật có hình khối, cấu trúc của các loại khối cơ bản đã học; vẽ sọ người; vẽ đầu tượng vạt mảng; vẽ tượng đầu người các dạng: nam, nữ, thanh niên, trung niên, trẻ, già ở mọi góc nhìn, tầm nhìn, vẽ đầu người các dạng: nam, nữ, trẻ, già; vẽ tượng bán thân nam, nữ, già, trẻ; vẽ bán thân người thật; vẽ toàn thân người theo nhiều lứa tuổi, giới tính từ mặt trang phục đến khỏa thân qua các thế dáng, động tác… Quá trình học hình hoạ là quá trình mà người sinh viên được hướng dẫn, rèn luyện cách nhìn, phương pháp, khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, so sánh, diễn tả đối tượng được người dạy bố trí. Môn học này giúp người học rèn luyện khả năng, kỹ xảo, thị hiếu thẩm mỹ về hình, rèn luyện khả năng ghi chép, gạn lọc, tinh lọc, diễn tả nên các hình vẽ và dần dần tạo thành các hình vẽ thông minh. Mang tính trung thực trên cơ sở tinh lọc, tính khoa học, tính thẩm mỹ. 1. Hình họa là gì? Hình họa là phương pháp dựng hình để mô tả đối tượng khách quan có thực, mà mắt ta quan sát được bằng đường nét, mảng, hình khối, sáng tối,….để tạo không gian trên mặt phẳng. Không gian trong hình họa có thể là một màu hoặc nhiều màu. 2. Nguồn gốc của hình họa 2.1. Hình vẽ có từ thời nguyên thủy Trong lao động săn bắn và hái lượm, trong đấu tranh với thiên nhiên nghiệt ngã để bảo tồn và phát triển, người nguyên thủy đã sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật (trong đó có hội họa) cho mình. Những tác phẩm hội họa đầu tiên trong buổi bình minh của loài người đều mang nặng dấu ấn của hình họa. Đó là những hình vẽ các con vật, hình người với các động tác đa dạng, sống động. Với cách vẽ đường viền chu vi hay những mảng màu đậm đặc, hình ảnh được miêu tả chứng tỏ khả năng quan sát và rất thuộc mẫu của người vẽ. Dù đơn giản hay tinh tế, vụng về hay trau chuốt, chất hiện thực vẫn là phẩm chất đầu tiên của bức vẽ…
  7. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 6 Hình 1. Khiêu vũ (nghệ thuật Nam Phi thời đồ đá mới) Hình 2. Bò rừng nằm (tranh vẽ trong hang động An-ta-mi-ra)
  8. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 7 Hình 3. Hình chiến binh trên trống đồng và mặt trống đồng 2.2. Hình vẽ có trước chữ viết Trước khi có chữ viết, trong quá trình lao động, đấu tranh để tồn tại, phát triển và tự hoàn thiện mình con người đã sáng tạo ra các ký hiệu bằng hình vẽ. Đó là những bảng mẫu chữ viết nguyên sơ đầu tiên; cùng với tiến trình văn minh nhân loại, chữ viết đã không ngừng được hoàn thiện và đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Hình 4. Hình vẽ của người Et-ki-mô
  9. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 8 II. DỤNG CỤ, CHỌN CHỖ ĐỨNG VÀ TƯ THẾ CẦM BÚT KHI VẼ 1. Dụng cụ học vẽ 1.1. Giấy Khi chọn giấy cần chú ý, giấy phải chắc chắn, phẳng, chịu mài mòn tốt, các nét vân của giấy nhỏ, không bị xổ lông và nhăn, dễ sửa chữa. Như các loại giấy: Giấy việt trì, giấy can xông, giấy bãi bằng…Những người mới học vẽ tốt nhất không nên chọn giấy bóng láng. Hình 5. Giấy việt trì 1.2. Bút chì Nói chung là dùng bút chì, than. Bút chì có phân loại cứng, mềm. Loại B biểu thị mềm, độ màu đậm. Ví dụ: Bút chì 6B biểu thị là sự đậm nhất, bút chì H biểu thị cứng, mờ nhạt, các số ở trước chữ nếu càng lớn càng cứng, màu càng nhạt, chẳng hạn như 6H biểu thị màu nhạt nhất. Khi vẽ chủ yếu dùng bút chì B, khi dựng hình chủ yếu dùng 2B, và khi đánh bóng dùng bút chì từ 3B trở lên. Hình 6. Bút chì colleen
  10. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 9 1.3. Tẩy cao su Là một công cụ hỗ trợ cho việc sửa đổi khi vẽ, sử dụng để xóa và tạo một số hiệu quả đặc biệt. Tẩy cao su có thể là một vật liệu bổ sung cho bút chì để biểu hiện một số vật thể, nhưng không nên lợi dụng quá mức, cố gắng dùng loại tẩy mềm, dùng sức sử dụng không nên quá lớn, đảm bảo tẩy luôn sạch. Hình 7. Tẩy Pentel 1.4. Dao Sử dụng dao mỹ thuật (dao dọc giấy) không nên chọn loại dao bị gấp, cũng không nên dùng loại dao gọt bút chì quá nhỏ (vì khi gọt bút dễ bị gãy đầu). Hình 8. Dao dọc giấy
  11. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 10 1.5. Giá vẽ Người mới học sử dụng giá vẽ sẽ thuận tiện cho việc bồi dưỡng tư thế vẽ một cách chính xác, tạo thành một tập quán tốt. Giá đỡ của giá vẽ nói chung đặt ở khoảng cách với độ chéo khoảng 80 độ so với mặt đất là thích hợp. Hình 9. Giá vẽ 2. Chọn chỗ đứng vẽ 2.1. Chỗ đứng là vị trí mà từ đó người vẽ nhìn quan sát và vẽ đối tượng Chọn vị trí để người vẽ đứng hay ngồi mà quan sát để vẽ đối tượng một cách tốt nhất. Trên thực tế có khi chúng ta chọn vị trí để đứng vẽ chưa tốt hay hoàn toàn bất lợi, rất khó vẽ. Chọn chỗ đứng tức là chọn khoảng cách vật lý từ người vẽ đến đối tượng được vẽ; là chọn góc nhìn từ người vẽ đến đối tượng (nhìn ngang từ hai bên trái, phải của đối tượng hay nhìn thẳng từ trước mặt vào đối tượng hoặc nhìn chếch 3/4, nhìn xéo hai bên vào mặt trước và hông đối tượng). b/ Các yêu cầu tối thiểu để chọn chỗ đứng Vấn đề cơ bản của việc chọn chỗ đứng là phải nhằm đáp ứng các yêu cầu về quan sát của người vẽ như sau : - Chọn góc nhìn từ người vẽ hướng đến đối tượng có độ chếch 3/4. Không nên chọn ngay chính diện (vì rất khó vẽ). - Từ góc nhìn, chỗ đứng đã chọn có thể nhận rõ được hướng ánh sáng chính, ánh sáng phụ trên đối tượng. - Chọn tầm nhìn không quá cao hay quá thấp. Bỡi lẽ, nếu chọn quá cao hay quá thấp, chúng ta sẽ phải vận dụng các hiểu biết về luật viễn cận, xa gần khi quan sát, đánh giá và vẽ đối với các hướng. Thậm chí sẽ gặp tình huống, bộ phận này hay chỗ kia bị khuất.
  12. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 11 Hình 10. Chọn chỗ đứng vẽ 3. Tư thế cầm bút - Đây là cách cầm bút thường gặp nhất, dùng cổ tay để vẽ những đường tương đối thẳng, thích hợp với những đường kéo dài và giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng. - Cách cầm bút này giống như khi ta viết chữ bình thường, dễ khống chế các đường nét khi vẽ, thích hợp với việc vẽ các đường viền và đi sâu vào việc khắc họa. - Khi vẽ, tay thường cọ xát với bề mặt bản vẽ, chính vì thế mà làm cho bản vẽ bị lưu lại những vết không được đẹp. Do vậy, khi vẽ có thể cầm nhẹ, nới lỏng tay ở ngay chỗ trống của bản vẽ. Cách này có thể tạo nên hiệu quả tương đối tốt, lại có thể khống chế được các đường nét khi vẽ. Hình 11. Cách cầm bút chì
  13. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 12 III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN THIẾT TRƯỚC KHI VẼ MỘT BÀI HÌNH HỌA 1. Sự phối hợp giữa thấy và hiểu đối tượng Thông thường thì người ta tưởng rằng để vẽ được mẫu, đối tượng là chỉ thấy đối tượng. Điều này chỉ đúng một nửa. Bỡi lẽ, mắt chúng ta có thể bị đánh lừa hay nhìn không rõ, hay có rõ thì chỉ ở bề ngoài lớp da, lớp vỏ của đối tượng. Do vậy, khi vẽ ngoài việc “thấy rõ” còn phải “hiểu rõ” đối tượng. 1.1. Thấy và hiểu trước khi bắt tay vẽ Vẽ không phải là sự sao chép đối tượng một cách máy móc mà phải thông qua các quá trình nhìn ngắm, quan sát, so sánh, đánh giá, gạn lọc. Thông thường khi chọn một vị trí để ngồi, đứng vẽ đối tượng thì chúng ta chắc chắn không thể thấy được các phần bị khuất. Do vậy, sau khi đã chọn điểm đứng để vẽ thì chúng ta cũng cần dành thời gian để đi xung quanh đối tượng, để nhìn, quan sát từ nhiều hướng. Có như vậy, chúng ta mới hình dung được đối tượng một cách đầy đủ trước, trong khi và sau khi vẽ. Nên nhớ rằng chỉ bằng khả năng nhận thấy, nhìn ngắm của con mắt thì chúng ta sẽ không thấy, hiểu thấu được đối tượng về cấu trúc, và hình khối và những phần sâu xa khác. Chúng ta phải có các kiến thức về các môn khoa học khác để hỗ trợ cho sự nhận thức, đánh giá của con mắt. Đó là môn khoa học về phối cảnh, về hình học không gian, về ánh sáng, màu sắc, về cấu trúc cơ thể học, về thăng bằng. Cùng với các kinh nghiệm khi quan sát. Nếu không có những kiến thức khoa học này thì chúng ta sẽ bị người khác nói rằng: “Anh nhìn cái mà tôi nhìn nhưng anh không thấy cái mà tôi thấy’’ là vậy. Nhìn mà không thấy, không phát hiện là như vậy. Tuy nhiên việc nhìn ngắm, quan sát, phân tích, diễn tả đối tượng cũng phải dựa vào mục đích, yêu cầu của mỗi bài tập (từ thấp đến cao). Nghĩa là tuỳ vào yêu cầu chủ yếu của mỗi bài tập chúng ta sẽ tập trung trí tuệ, tay nghề để tiến hành việc nghiên cứu, phát hiện, đánh giá, vẽ, diễn tả đối tượng phù hợp với mục đích yêu cầu của người dạy. Chính dựa vào các yêu cầu cụ thể mà chúng ta biết: quan sát bắt đầu từ đâu? Cái gì cần quan sát để hiểu, cái gì cần phân tích, đánh giá để vẽ lại. Bỡi lẽ, dựa theo các yêu cầu trình tự các nhận thức và thực hành thuộc lĩnh vực sư phạm, có những phần mà chúng ta ‘không cần quan tâm’ ở bài này mà phải đợi tới bài sau thì mới lưu ý phân tích, đánh giá và diễn tả, thể hiện.
  14. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 13 Hình 12. Phân tích mẫu trước khi vẽ 1.2. Quan sát và nhận xét mẫu - Quan sát là điều cực kỳ quan trọng đối với người học vẽ, giúp phát hiện và nhận biết một cách thấu đáo đối tượng để phân tích, nhận xét trước khi vẽ. Đó cũng là công việc bắt buộc đầu tiên và không thể thiếu khi tiến hành bài vẽ hình họa. - Với một vật thật, dù đó là các khối cơ bản, tĩnh vật hay tượng bao giờ cũng phải quan sát toàn bộ vật mẫu chung, cách sắp xếp chung, các tỷ lệ và mối liên quan của hình thể, đậm nhạt, màu sắc, đường nét…qua đó người vẽ phải cân nhắc, so sánh và hình thành những ý tưởng diễn tả và bố cục của bài vẽ. Ví dụ: Chúng ta quan sát và nhận xét mẫu tượng chân dung nam. - Góc nhìn quan sát mẫu thấy được 2/3 khuôn mặt bức tượng. Ánh sáng chiếu bên trái mẫu (bên phải bài vẽ). Do đó toàn bộ mặt nằm trong diện sáng, các chi tiết nổi rõ khối và sáng tối rõ ràng. - Khuôn mặt hơi nghiên, khối của mái tóc dày và phủ xuống che lấp một phần của trán nên độ đậm của khu vực này nhiều và đậm nhất. Do ụ mày và gốc mũi cao nên tác động của sáng tối cũng rõ rệt. Mắt mở to và căng độ nhìn vì thế có cảm giác khoảng cách hai mắt hẹp hơn và mũi cũng vậy. Tuy nhiên, nhìn tổng thể lại rất ăn nhập với nhau. - Mẫu này hơi nhích cao hơn đường tầm mắt, nên thấy cả ngấn và độ cong của cằm với cổ. Vì thế, tỷ lệ khuôn mặt từ chân cằm đến mắt dài hơn từ mắt đến đỉnh đầu.
  15. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 14 Hình 13. Tượng chân dung nam 1.3. Đánh giá bằng con mắt thông qua trợ cụ là cây đo, dây dọi Cây đo được cấu tạo bỡi ba bộ phận rất đơn giản, dễ tìm, dễ làm và rất dễ sử dụng: cây căm xe đạp, một đoạn chỉ nhỏ có độ bền chắc và dài khoảng từ 25cm đến 30cm, một vật nhỏ có độ nặng 5 đến 10 gam. Một đầu của sợi chỉ được cột vào đầu có độ cong, đầu kia cột vào một vật nhỏ. Với sức nặng của vật nhỏ này làm cho sợi chỉ lúc nào cũng căng thẳng theo lực rơi của vật nhỏ. Cây đo dây dọi là trợ cụ giúp chúng ta thẩm định các yêu cầu quan tâm trước khi vẽ đối tượng: - Sự tương quan về độ lớn nhỏ, cao thấp, dài ngắn từ tổng thể đến các bộ phận của đối tượng. - Các độ nghiêng, độ lệch (nếu có) trên đối tượng. - Tìm điểm rơi của các phần xiên lệch vốn có trên đối tượng. - Cây đo là trợ cụ giúp những người học vẽ trong một hay hai năm đầu khi học, nghiên cứu môn hình hoạ. Sau quá trình quan sát quen dần người vẽ có thể “đo đạc” thẩm định bằng mắt mà không cần đến cây đo và dây dọi. Cây căm dùng để đo các chiều, các hướng, đường cắt trên đối tượng. Dây dọi là phương tiện dùng để xác định điểm rơi, độ xiên. Như đã nói, muốn vẽ đối tượng thì trước hết chúng ta bắt buộc phải xác định cách nhìn vật lý.
  16. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 15 Nghĩa là chúng ta phải xác định khoảng cách (từ chỗ đối tượng được vẽ), góc nhìn (từ chỗ đứng thẳng đến đối tượng, nhìn chính diện, nhìn chếch hay nhìn ngang hoặc nhìn từ sau tới), tầm nhìn (chúng ta quan sát, vẽ với tầm nhìn trên hay dưới tầm mắt). Cách nhìn sẽ cho chúng ta khả năng thấy, quan sát và cho chúng ta có góc cạnh đẹp hay xấu tuỳ thuộc vào góc nhìn, từ chỗ người đứng vẽ hướng thẳng đến đối tượng được vẽ. Đối với những người đã từng vẽ lâu năm thì họ quan sát đánh giá đối tượng bằng con mắt, không cần một trợ cụ nào cả. Nhưng đối với những người mới học vẽ hay học một đến hai năm thì cây đo, dây dọi là một trợ cụ rất cần thiết khi quan sát đối tượng trong các bài vẽ hình hoạ. Hình 14. Cây đo dây dọi 2. Đường chân trời và đường tầm mắt - Đứng trước thiên nhiên bao la và không có vật cản, sẽ thấy ranh giới nằm ngang giữa trời và đất. Đường phân chia ranh giới đó gọi là đường chân trời. Đường chân trời luôn có vị trí cao ngang tầm mắt nhìn. - Đường chân trời cao hay thấp phụ thuộc vào vị trí của mắt nhìn, song ở thực tế phối cảnh đường chân trời và đường tầm mắt trùng khít nhau.
  17. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 16 Hình 15. Đường chân trời và đường tầm mắt 3. Điểm tụ Điểm tụ là điểm đồng quy của những đường thẳng song song cùng hướng trong phối cảnh. Quan sát vật thể trong không gian sẽ thấy: Các hình vuông khi nhìn theo thấu thị lại có dạng hình bình hành, nhìn xa đường ray xe lửa gặp nhau tại một điểm. Điểm gặp nhau đó nằm ở đường chân trời và song song với mặt tranh được gọi là điểm tụ. Ngoài điểm tụ chính còn có các điểm tụ phụ. Đối với các đường xiên có thể ở trên hoặc dưới đường chân trời Hình 16. Tàu lửa
  18. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 17 4. Đo và phương pháp đo Đo là sự thẩm định cao thấp, dài ngắn, rộng hẹp của đối tượng bằng con mắt và thông qua trợ cụ là cây đo và dây dọi. Đo còn là quá trình quan sát, thẩm định các độ xiên và độ lệch của vật thể. Khi người vẽ dùng cây đo để đo, nhằm mục đích nắm bắt được tương quan tỷ lệ về các độ lớn nhỏ, cao thấp, dài ngắn của các bộ phận từ tổng thể đến chi tiết của đối tượng được vẽ. Đo giúp cho chúng ta hiểu khá rõ về đối tượng trước khi bắt tay vào việc vẽ. Các yêu cầu cơ bản về tư thế khi đo là: • Một là: Điểm đứng của người vẽ luôn luôn cố định trong suốt quá trình quan sát, đo và vẽ. • Hai là: Trong khi đo, người vẽ với tư thế phải dim một mắt, cánh tay cầm cây đo phải vương thẳng ra thế nằm ngang, song song với mặt đất, dùng que đo các điểm rơi trên que đo của vật thể, di chuyển ngón cái trên que đo để đánh dấu và so sánh các vật thể khác nhau và đo tỷ lệ cơ bản của chúng. Mục đích của sự thẳng tay là nhằm sát định khoảng cách cố định nhất tính từ cây đo đến vật được đo; thân cây đo đứng thẳng, thẳng góc với cánh tay. Hình 17. Cách đo và cầm que đo
  19. Chương mở đầu: Một số vấn đề cơ bản về môn hình họa 18 5. Vẽ và quy trình vẽ Sau khi quan sát đo xong chúng ta bắt đầu tiến hành vẽ, trình bày bố cục hình vẽ đối tượng lên giấy. Việc này tiến hành theo các trình tự sau: - Xát định hình vẽ theo giấy dọc hay ngang. Nếu khi đo chúng ta thấy cả chiều cao của đối tượng lớn tổng bề ngang thì chúng ta đặt tờ giấy vẽ và vẽ theo chiều giấy đứng. Nếu toàn bộ bề ngang của tượng lớn hơn tổng chiều cao thì ta chọn, đặt giấy nằm ngang. - Trước tiên phải vẽ phác hai đường trục thẳng và ngang giao nhau tại tâm của tờ giấy: Đây là những nét phác định vị cơ bản nhất để làm cơ sở cho việc bố cục hình vẽ trên giấy. - Vẽ phác hình tổng thể và bố cục hình vẽ trên giấy: Tổng diện tích của hình vẽ phải cân đối với tổng diện tích tờ giấy, không gây cảm giác hình quá nhỏ so với tờ giấy vẽ hay cảm giác hình quá lớn so với tổng diện tích của tờ giấy. Hình vẽ phải bố cục hợp lý trên tờ giấy dựa trên hai đường trục, không nghiên phía này hay phía kia. Nghĩa là phải tạo được sự cân đối giữa “khoảng trống” và “khoảng có hình”. Nếu tổng diện tích của khoảng có hình quá lớn so với “tổng diện tích” của tờ giấy. Chú ý: - Có khi trước khi vẽ trên giấy thật chúng ta có thể ký hoạ trước vài lần trên giấy rời. Kế đó ký hoạ ngay trên góc trái, phái trên của tờ giấy. - Khi vẽ chân dung người thật hay vẽ đầu tượng, khi bố cục hình vẽ theo hướng nhìn ngang thì yêu cầu là phải chừa khoảng không gian trống trước mặt hình vẽ nhiều hơn phía sau. Hình 18. Vẽ tĩnh vật 6. Vẽ - tô và diễn tả bóng Sau giai đoạn vẽ phác bố cục hình vẽ trên tờ giấy thì phần vẽ và diễn tả được thực hiện theo tiến trình sau đây:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2