Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
lượt xem 4
download
Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật cung cấp cho người học những kiến thức như: Những hiểu biết căn bản về thuốc bảo vệ thực vật; Môi trường và hậu quả của thuốc bảo vệ thực vật gây ra cho môi sinh; Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Thuốc trừ dịch hại; Thuốc thảo mộc. Mời các bạn cùng tham khảo, nội dung phần 1 giáo trình!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT NGÀNH, NGHỀ: KHOA HỌC CÂY TRỒNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
- LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn bài giảng đào tạo ngành Bảo vệ thực vật, bài giảng “Hóa Bảo Vệ Thực Vật” là một trong những mô đun đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp phê duyệt năm 2017. Khi biên soạn, tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo. Nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn liền nguyên lý cơ sở với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao. Nội dung bài giảng được biên soạn với thời gian đào tạo hai tín chỉ gồm: năm bài. Bài 1: Những hiểu biết căn bản về thuốc bảo vệ thực vật Bài 2: Môi trường và hậu quả của thuốc bảo vệ thực vật gây ra cho môi sinh Bài 3: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Bài 4: Thuốc trừ dịch hại Bài 5: Thuốc thảo mộc Chân thành cảm ơn! Tất cả thành viên trong hội đồng thẩm định phản biện, đã đóng góp và điều chỉnh nội dung GIÁO TRÌNH được hoàn chỉnh. Mặc dù đã cố gắng biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để bài gia hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp, 259 Thiện Hộ Dương, Phường Hòa Thuận, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đồng Tháp, ngày 26 tháng 5 năm 2017 Biên soạn Th.S Trịnh Xuân Việt ii
- DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Bảo vệ thực vật: BVTV Vi sinh vật: VSV Côn trùng: CT Bột rắc:BR Bột thấm nước: BTN Bột hoà nước: BHN Vi khuẩn Bacillus thuringiensis: Bt Nhũ dầu: ND Dung dịch: DD Phát triển nông thôn: PTNT Dung môi hữu cơ: DMHC Cây ăn trái: CAT Thời gian cách ly: TGCL Cây công nghiệp: CCN Công ty: Cty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên: TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn: TNHH Xuất nhập khẩu: XNK Doanh nghiệp tư nhân: DNTN Thương mại dịch vụ: TMDV Quốc tế: QT Cổ phần: CP iii
- MỤC LỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN i LỜI GIỚI THIỆU ii Chương 1 NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 1 1. Sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (nông dược) 1 2. Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) 1 3. Thuốc kỹ thuật và thuốc thành phẩm 2 4. Thành phần của thuốc thành phẩm 4 5. Phẩm chất của thuốc 5 6. Khái niệm về tác động của thuốc lên dịch hại 5 7. Cơ chế tác động của thuốc BVTV 6 8. Tính chất của thuốc bảo vệ thực vật 8 9. THỰC HÀNH 11 Chương 2 MÔI TRƯỜNG VÀ HẬU QUẢ CỦA THUỐC BẢO VỆ 20 THỰC VẬT GÂY RA CHO MÔI SINH 20 1. Tác động của thuốc đến môi trường và con đường mất đi của thuốc 20 2.Thuốc bảo vệ thực vật và môi trường sống 22 3. Thuốc BVTV trong đất và nước 25 4. Hậu quả do thuốc BVTV gây ra cho quần thể sinh vật 27 5. Tác động của thuốc BVTV đến thực vật : 34 6. Tác động của thuốc BVTV đến sinh vật sống trong đất 35 7. THỰC HÀNH 39 Chương 3 SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 46 1. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV 46 2. Các phương pháp sử dụng thuốc 48 3. Các phương tiện phun rải thuốc 48 4. Các biện pháp an toàn, hiệu quả và sơ cấp cứu ngộ độc khi sử dụng thuốc BVTV 49 5. Các triệu chứng bị độc do thuốc trừ sâu đối với người 52 6. Quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật 53 7. Một số qui định cụ thể phải tuân theo 54 8. THỰC HÀNH 55 Chương 4 THUỐC TRỪ DỊCH HẠI 58 1. Thuốc trừ sâu (Insecticides): 58 2.Thuốc trừ nhện 84 3. Thuốc trừ các loài nhuyễn thể 86 4. Thuốc trừ chuột 88 5. Thuốc tuyến trùng 91 iv
- 6. Thuốc trừ bệnh 92 6.1. Nhóm thuốc chứa thủy ngân 92 6.2. Nhóm thuốc chứa đồng 93 6.3. Nhóm thuốc chứa lưu huỳnh 96 6.4. Nhóm dicarboximide (Dicarboxin) 101 6.5. Nhóm thuốc trừ nấm lân hữu cơ nội hấp: 102 6.6. Các nhóm thuốc trừ nấm tổng hợp hữu cơ khác 103 6.7. Các thuốc trừ bệnh sinh học 110 7. THUỐC TRỪ CỎ 121 7.1. Khái niệm chung: 121 7.2. Phân loại thuốc trừ cỏ 121 8. THỰC HÀNH 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 v
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Hóa bảo vệ thực vật Mã môn hoc: CNN243 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Là mô đun chuyên ngành trong chương trình đào tạo nghề Bảo vệ thực vật - Tính chất: Trang bị cho người học đặc điểm, tính chất và cách sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: là môn đun có vai trò hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có được kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật, cơ chế tác động của thuốc bảo vệ thực vật lên dịch hại, tính kháng thuốc của dịch hại, biện pháp quản lý dịch hại cây trồng bằng thuốc bảo vệ thực vật, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn.. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: - Trình bày được các nguyên lý cơ bản của thuốc bảo vệ thực - Trình bài được các ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến môi sinh và sự mất đi của thuốc. - Trình bày được cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn. - Biết cơ chế tác động của thuốc thảo mộc tác động lên dịch hại và biện pháp quản lý dịch hại bằng thuốc thảo mộc - Biết cơ chế tác động của thuốc bảo vệ thực vật lên dịch hại, tính kháng thuốc của dịch hại, biện pháp quản lý dịch hại cây trồng bằng thuốc bảo vệ thực vật - Biết cơ chế tác động của thuốc thảo mộc tác động lên dịch hại và biện pháp quản lý dịch hại bằng thuốc thảo mộc - Về kỹ năng: + Tính được hiệu quả của thuốc, tính liều lượng nồng độ thuốc để sử dụng. Sử dụng được thuốc bảo vệ thực vật theo 4 đúng + Khảo sát được tác động của thuốc đến cây trồng, môi trường và thiên địch. + Xác định được thời điểm xử lý thuốc bảo vệ thực vật hợp lý dựa vào mức độ gây hại của dịch hại cây trồng. vi
- + Xác định được thời điểm xử lý thuốc bảo vệ thực vật hợp lý dựa vào mức độ gây hại của dịch hại cây trồng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chú ý an toàn lao động và tác phong công nghiệp. Nội dung của mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Kiểm Thực tra Số TT Tên bài trong môn học hành, thí (định Lý Tổng số nghiệm, kỳ)/ ôn thuyết thảo luận, thi, thi bài tập kết thúc mô dun 1 chương 1: Những hiểu biết căn 12 8 4 bản về thuốc bảo vệ thực vật 1. Sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (nông dược) 2. Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) 3. Thuốc kỹ thuật và thuốc thành phẩm 4. Thành phần của thuốc thành phẩm 5. Phẩm chất của thuốc 6. Khái niệm về tác động của thuốc lên dịch hại 7. Cơ chế tác động của thuốc BVTV 8. Tính chất của thuốc bảo vệ thực vật vii
- 9. Thực hành 2 Chương 2: Môi trường và hậu quả 8 4 4 của thuốc bảo vệ thực vật gây ra cho môi sinh 1. Tác động của thuốc đến môi trường và con đường mất đi của thuốc 2. Thuốc bảo vệ thực vật và môi trường sống 3. Thuốc BVTV trong đất và nước 4. Hậu quả do thuốc BVTV gây ra cho quần thể sinh vật 5. Tác động của thuốc BVTV đến thực vật : 6. Tác động của thuốc BVTV đến sinh vật sống trong đất 7. Thực hành Kiểm tra 1 1 3 Chương 3: Sử dụng thuốc bảo vệ 9 5 4 thực vật 1. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV 2. Các phương pháp sử dụng thuốc 3. Các phương tiện phun rải thuốc 4. Các biện pháp an toàn, hiệu quả và sơ cấp cứu ngộ độc khi sử dụng thuốc BVTV 5. Các triệu chứng bị độc do thuốc trừ sâu đối với người 6. Quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật viii
- 7. Một số qui định cụ thể phải tuân theo 8. Thực hành 4 Chương 4: Thuốc trừ dịch hại 17 5 12 1. Thuốc trừ sâu (Insecticides): 2. Thuốc trừ nhện 3.Thuốc trừ các loài nhuyễn thể 4. Thuốc trừ chuột 5. Thuốc trừ tuyến trùng 6. Thuốc trừ bệnh 7. Thuốc trừ cỏ 8 .Thực hành Kiểm tra 1 1 Ôn thi 1 1 Thi kết thúc mô đun 1 1 Cộng 60 28 28 4 ix
- Chương 1 NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Giới thiệu: Qua bài giúp người học hiểu rõ những căn bản về thuốc bảo vệ thực vật, tính độc và độ độc của thuốc và những ký hiệu của thuốc. Mục tiêu: Kiến thức: - Trình bày được các nguyên lý cơ bản của thuốc bảo vệ thực Kỹ năng: - Tính được hiệu quả của thuốc, tính liều lượng nồng độ thuốc để sử dụng. Sử dụng được thuốc bảo vệ thực vật theo 4 đúng Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chú ý an toàn lao động và tác phong công nghiệp 1. Sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (nông dược) Các sản phẩm dùng trong BVTV chứa hai thành phần chủ yếu là hoạt chất và chất phụ gia. Thành phần chủ yếu của thuốc là hoạt chất (chất hoạt động - active ingredient, a.i.), đó là thành phần mang hoạt tính trừ dịch hại. Trong sản xuất công nghiệp, các hoạt chất thường có lẫn một ít tạp chất, được gọi là thuốc kỹ thuật hay thuốc ở đạng kỹ nghệ. Người ta ít khi sử dụng hoạt chất ở dạng nguyên chất mà thường là gia công để tạo thành các chế phẩm khác nhau bắng cách trộn thêm vào các chất phụ gia như chất độn, chất nhũ hóa... Các chất phụ gia sẽ giúp cho việc pha chế, chuyên chở, bảo quản và sử dụng được thuận tiện hơn, hữu hiệu hơn. Các sản phẩm dùng trong BVTV. 2. Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Thuốc BVTV còn gọi là thuốc trừ dịch hại (pesticide) hay sản phẩm nông dược, là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên (thảo mộc) hay hóa chất tổng hợp (vô cơ, hữu cơ) hay sinh học (các loài sinh vật và sản phẩm do chúng sinh ra) dùng để phòng trừ các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, các chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật để tiêu diệt. 1
- 3. Thuốc kỹ thuật và thuốc thành phẩm 3.1. Thuốc kỹ thuật (thuốc nguyên chất): là thuốc qua công nghệ chế tạo ra, có hàm lượng chất độc cao, dùng làm nguyên liệu để gia công các loại thuốc thành phẩm. 3.2. Thuốc thành phẩm (thuốc thương phẩm): là thuốc được gia công từ thuốc kỹ thuật, có tiêu chuẩn chất lượng, tên và nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền, được phép đưa vào lưu thông và sử dụng. Các loại thuốc thành phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ mang một tên thương mại khác nhau (tên thương phẩm). - Tên thương mại (Trade name) của một loại thuốc gồm 3 thành phần: tên riêng, hàm lượng hoạt chất và dạng thành phẩm. - Tên riêng (Privade name) là tên do nhà sản xuất đặt ra để phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau. - Tên hóa học (Chemical name): là tên gọi theo cấu trúc hóa học của các phân tử hoạt chất được sử dụng làm thuốc BVTV. Tên hóa học thường dài, khó nhớ, ít được người bán và người sử dụng quan tâm. - Tên thông dụng (common name) do nhà sáng chế đặt ngắn gọn dễ nhớ. Tên này phải được tổ chức quốc tế hay quốc gia công nhận để sử dụng trên toàn thế giới. - Tên hoạt chất: là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt dịch hại. TD tên hoạt chất của Basudin là Diazinon - Hàm lượng hoạt chất: là lượng thuốc độc chứa trong thuốc thành phẩm, biểu thị bằng % w/w (trọng lượng/ trọng lượng) hoặc bằng g/kg (lít). - Dạng thuốc thành phẩm: là trạng thái vật lý của thuốc thành phẩm. Các thuốc thành phẩm có nhiều dạng khác nhau: 2
- Bảng 1.1: Các ký hiệu dạng thuốc thành phẩm TT Dạng thuốc Ký hiệu Đặc điểm Ghi chú DD Khi hòa vào L (Liquid) nước tan hoàn Sl (Soluble Liquid) toàn 1 Dung dịch AS (Aqueous solution) SC (Soluble Concentrate) ND Khi hòa nước EC (Emulsifiable tạo thành 2 Nhũ dầu Concentrate) những giọt chất lỏng lơ lửng HP Khi hòa vào Lắc đều trước AS (Aqueous nước tạo thành khi sử dụng Suspension) những hạt rắn Huyền phù FL (Flowable liquid) nhỏ lơ lửng 3 nước FC (Flowable Concentrate) SC (Suspension Concentrate) BTN, BHN Khi hòa nước Dạng bột mịn Bột thấm WP (Wettable Powder) tạo thành phân tán trong 4 nước những hạt rắn nước thành dung nhỏ lơ lửng dịch huyền phù SP (Soluble Powder) Khi hòa vào 5 Bột hòa tan nước tan hoàn toàn H - Khoảng 1mm Dùng rải trực 6 Hạt G hoặc GR (Granule) gọi là dạng hạt tiếp xuống đất thô. 7 Dạng viên P (Pelleted) 5-10 mm Bón vùi vào đất BR
- (GCPF = Global Crop Protection Federation) đã công bố Luật thống nhất tên dạng thuốc BVTV vào năm 1984 và đề nghị sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn cầu. Những mã hiệu này được trình bày theo thứ tự A,B,C,... Nội dung của luật như sau: Một dạng gia công chỉ được ký hiệu bằng 2 chữ cái để biểu thị trạng thái vật lý và hướng sử dụng của dạng thuốc. Nhiều dạng gia công khác không tuân theo mã hiệu quốc tế: Nhiều nước không chỉ áp dụng các mã hiệu quốc tế cho các dạng gia công thuốc BVTV lưu hành ở nước mình, mà còn dùng các mã hiệu riêng khác với qui định quốc tế. Tại Hoa kỳ, việc này cũng xảy ra. Ví dụ: Dạng huyền phù cải tiến SC (của quốc tế) nhưng lại được Hoa kỳ ký hiệu là F hay FL. SG là mã hiệu quốc tế của dạng thuốc hạt tan trong nước (water solution granule), thì ở Hoa kỳ lại dùng để biểu thị cho dạng hạt, có nhân cát, được bao ngoài bằng lớp áo thuốc, để rắc trên ruộng trừ dịch hại (sand granule). Trong danh mục “Thuốc BVTV được phép dùng ở Việt Nam” có nhiều trường hợp dạng gia công có mã hiệu rất khác với quốc tế: Nhiều dạng gia công được dùng mã hiệu tiếng Việt: BR (bột rắc); BTN (bột thấm nước); BHN (bột hoà nước); ND (nhũ dầu); DD (dung dịch)... Những điều trên đây là những tồn tại, cần được chấn chỉnh, để thống nhất cách ghi mã hiệu của một thành phẩm thuốc BVTV lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam; tránh các trường hợp có thể hiểu không đúng hoặc không hiểu những ký hiệu ghi trên nhãn thuốc. Ðiều này sẽ giúp người sử dụng dùng đúng cách các sản phẩm thuốc BVTV, nhằm đạt hiệu quả cao trong phòng chống dịch hại và bảo vệ cây trồng; đồng thời, giúp cho công tác quản lý thuốc BVTV được dễ dàng và thuận lợi hơn. 4. Thành phần của thuốc thành phẩm 4.1. Hoạt chất (chất hoạt động): là chất độc đối với dịch hại. Thường viết tắt là a.i (active ingredient) 4.2. Chất phụ gia (chất phụ trợ): là những chất không độc đối với dịch hại, được pha trộn chung với hoạt chất để tạo thành các dạng thành phẩm. Có thêm chất phụ gia sẽ làm giảm hàm lượng hoạt chất trong thuốc thành phẩm để an toàn, thuận tiện cho việc sử dụng, tăng khả năng bám dính lên cây. Chất phụ gia có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của thuốc thành phẩm. 4
- Chất phụ gia là chất trơ, không có phản ứng hoặc phân hủy hoạt chất, không gây hại cho cây, không gây ô nhiễm môi trường và con người. Chất phụ gia gồm: Chất dung môi: là các chất dạng lỏng, hòa tan dạng rắn và khí; thường có trong các dạng gia công sữa đậm đặc, dạng phun thể tích cực nhỏ và dạng hạt. Chất hóa sữa (nhũ hóa): là chất hoạt động bề mặt, giúp cho hoạt chất khi hòa vào nước tạo thành một nhũ tương bền, không lắng đọng, tăng khả năng bám dính lên cây. Chất thấm nước: làm giảm sức căng bề mặt phân cách giữa hoạt chất rắn với nước, giúp cho hoạt chất bị thấm ướt hoàn toàn và lơ lửng được trong nước. Chất độn: có trong thuốc bột để làm giảm hàm lượng hoạt chất và tăng độ bám dính lên cây. 5. Phẩm chất của thuốc Phẩm chất (chất lượng) của thuốc là đặc tính và hiệu lực của thuốc so với thuốc tiêu chuẩn ban đầu, nếu không bằng tức là thuốc kém hoặc đã giảm phẩm chất. Phẩm chất của thuốc giảm do khi gia công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, bảo quản trong điều kiện không thích hợp, thuốc đã quá hạn sử dụng. Biểu hiện của một loại thuốc bị giảm phẩm chất là: Biến đổi về trạng thái bên ngoài: màu sắc, vẩn đục, bị phân lớp hoặc đong đặc, bị ẩm và vón cục, mất mùi đặc trưng. Hiệu lực trừ dịch hại giảm so với thuốc tiêu chuẩn Để tránh sử dụng thuốc giảm phẩm chất cần xem kỷ trạng thái của thuốc, thời hạn sử dụng và bảo quản thuốc trong điều kiện thích hợp (thuốc vi sinh vật, thuốc thảo mộc. thuốc kháng sinh.) 5.1. Nồng độ, liều lượng: Nồng độ: là lượng thuốc cần dùng để pha loãng với 1 đơn vị thể tích dung môi, thường là nước. (đơn vị tính là %, g hay cc thuốc/số lít nước của bình phun). Liều lượng: lượng thuốc cần dùng cho 1 đơn vị diện tích (kg/ha, lít/ha). 6. Khái niệm về tác động của thuốc lên dịch hại 6.1 Cách tác động: là đường xâm nhập gây hại của thuốc vào cơ thể dịch hại. a. Thuốc trừ sâu: có các cách tác động là: Tiếp xúc: thuốc xâm nhập vào cơ thể qua da, biểu bì Vị độc: thuốc xâm nhập vào bộ phận tiêu hóa của côn trùng, chim, chuột... qua miệng. 5
- Xông hơi: Hơi thuốc độc xâm nhập qua đường hô hấp. Nội hấp (lưu dẫn): thuốc xâm nhập và di chuyển trong cây để diệt dịch hại bằng cách tiếp xúc hay vị độc. Trong cây, thuốc có thể di chuyển theo 2 chiều là hướng ngọn và hướng rễ. Thấm sâu: thuốc thấm vào mô cây để giết dịch hại nằm ẩn dưới lớp mô cây mà không có khả năng di chuyển trong cây. b. Thuốc trừ bệnh: Tiếp xúc: tiêu diệt nấm bệnh nơi tiếp xúc với thuốc và ngăn chận sự xâm nhiễm tiếp tục của nấm bệnh. Nội hấp (lưu dẫn): thuốc xâm nhập và chuyển vị trong cây nhằm tiêu diệt ổ nấm bệnh nằm sâu trong mô cây, ở xa nơi tiếp xúc với thuốc. c. Thuốc trừ cỏ: Tiếp xúc:thuốc hủy diệt các mô cây cỏ khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Nội hấp (lưu dẫn): thuốc được cây cỏ hấp thu và di chuyển trong mạch nhựa, chuyển đến các bộ phận khác làm thay đổi trạng thái sinh học hoặc giết chết cây cỏ. Chọn lọc: diệt cỏ dại, không hại đến nhóm cỏ khác hoặc cây trồng. Có 3 cơ chế chính để tạo nên tính chọn lọc là chọn lọc sinh lý, chọn lọc hình thái và chọn lọc không gian. Không chọn lọc: diệt tất cả các loài cây cỏ kể cả cây trồng Tiền nẩy mầm: thuốc có tác dụng diệt cỏ trước khi hạt cỏ sắp nẩy mầm hay ngay khi cỏ đang nẩy mầm. Thuốc xâm nhập vào cây cỏ qua rễ mầm và lá mầm. Hậu nẩy mầm sớm: diệt cỏ từ khi cỏ đang mọc và đã mọc (2 lá trở lại). Hậu nẩy mầm (3 lá trở lên): thuốc có tác dụng diệt cỏ sau khi cỏ và cây trồng đã mọc. Thuốc xâm nhập vào cây cỏ qua lá và một phần qua rễ. 6.2 Phổ tác dụng (phổ tác động): là nhiều loài dịch hại khác nhau mà thuốc có thể tác động tiêu diệt được. Phổ rộng: thuốc có thể diệt được nhiều dịch hại trên nhiều loại cây trồng Phổ hẹp (thuốc chọn lọc, thuốc đặc trị): tiêu diệt được ít đối tượng gây hại. Phổ tác dụng càng hẹp thì tính chọn lọc càng cao, ít gây hại côn trùng có ích và thiên địch. 7. Cơ chế tác động của thuốc BVTV 7.1. Thuốc trừ sâu: sau khi xâm nhập vào cơ thể sâu, có thể diệt sâu bằng nhiều cách: 6
- Tác động lên hệ thần kinh: là cơ chế tác động của các thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ, lân hữu cơ, Carbamate và Pyrethroid. Ức chế chuyển hóa năng lượng trong quá trình trao đổi chất: không chuyển hóa năng lượng thì không có trao đổi chất, sâu sẽ chết. Ức chế quá trình lột xác của côn trùng: là cơ chế tác động chính của chất điều tiết sinh trưởng côn trùng. Hormon trẻ: là các chất có trong cơ thể côn trùng, giữ vai trò điều hòa sinh trưởng và phát triển côn trùng cùng với các hormon lột xác. Các hormon này được tích lũy ở nồng độ cao sẽ làm trứng không hình thành hoặc không nở được, sâu non bị chết sau khi nở, không hóa nhộng được. Triệt sản: là những chất phá hủy khả năng sinh sản của côn trùng. Cơ chế tác động của thuốc vi sinh trừ sâu: thuốc trừ sâu từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis (BT) gây bệnh cho sâu bởi các độc tố do vi sinh vật gây ra. Sâu ăn phải thuốc có chứa bào tử vi khuẩn, vi khuẩn phát triển sinh ra độc tố. Gần đây người ta đã phát hiện và sử dụng một số loài nấm và virus để gây bệnh cho sâu. 7.2. Thuốc trừ bệnh: có 2 cơ chế tác động chính: Tác động trực tiếp: ức chế các phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào của vi sinh vật gây bệnh. Hầu hết thuốc trừ bệnh hiện nay tác động theo hướng này. Tác động gián tiếp: là thuốc làm tăng sức đề kháng của cây đối với vi sinh vật gây bệnh. Đây là hướng đang được nghiên cứu nhiều. Trong tương lai gần sẽ đưa ra những loại thuốc có cơ chế tác động theo hướng này. 7.3. Thuốc trừ cỏ: a. Hình thành các hormon kích thích sinh trưởng giả: nhóm thuốc phenoxy benzoic acid. Ức chế quá trình quang hợp: nhóm phenyl urea, Triazine, Bipyridium Ức chế tổng hợp sắc tố: Diphenyl ether, Imide, Pyridazin, Isoxazolidione Ức chế phân chia tế bào: nhóm Dinitroanilines Ức chế tổng hợp vitamin: thuốc đặc trưng là Asulam Ức chế tổng hợp lipid: nhóm Fops and dims và Chloracetamide Ức chế tổng hợp amino acid: nhóm Sulfonyl urea, Imidazolinone, sulfonanilide và Pyrimidylbenzoate. b. Thuốc trừ chuột: có 3 cơ chế chính: 7
- Gây chết nhanh: là những chất phá hủy hệ thần kinh của chuột, điển hình là chất Stricnin, phophur kẽm. Gây chết chậm: là những chất ức chế vitamin K, làm máu không đông lại được. Điển hình là chất Coumarine Gây bệnh cho chuột: vi khuẩn Salmonella gây bệnh đường tiêu hóa cho chuột 7.4. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật: chủ yếu là kích thích sinh trưởng theo các cơ chế: Kích thích tăng trưởng thể tích tế bào ở lá, thân, quả... Kích thích hình thành tế bào mới: làm tăng sự nẩy chồi, đâm rễ, ra hoa Bổ sung và tăng cường hoạt động của các men trong quá trình sinh tổng hợp của cây bằng cung cấp thêm các chất vi lượng. 8. Tính chất của thuốc bảo vệ thực vật 8.1. Chất độc: là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật có thể gây ra những rối loạn về cấu trúc, chức năng, làm chậm sự sinh trưởng phát triển dẫn đến những tổn thất cho sinh vật hoặc tử vong. 8.2. Tính độc và độ độc: Tính độc (độc tính): là khả năng gây độc cho cơ thể sinh vật ở một lượng nhất định của chất độc đó. Độ độc: là biểu hiện mức độ của tính độc, là hiệu lực độc gây nên bởi một lượng nhất định của chất độc khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật. Các chất độc có độ độc khác nhau, do có các đặc điểm riêng khác nhau. Để biểu thị độ độc người ta dùng mg chất độc/kg trọng lượng cơ thể (mg/kg) hoặc µg chất độc/thể trọng (đối với côn trùng). Ảnh hưởng về tính độc của thuốc đối với người và các động vật khác được xem xét như sau: a. Độ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính. Độ độc cấp tính của thuốc được biểu thị qua liều gây chết trung bình, viết tắt là LD50 (Lethal dose) tức là liều thuốc ít nhất có thể gây chết cho 50% số cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột), được tính bằng mg hoạt chất/kg trọng lượng cơ thể. Độ độc cấp tính của thuốc qua đường xông hơi được biểu thị bằng nồng độ gây chết trung bình, viết tắt là LC50 (Lethal Concentration), được tính bằng mg hoạt chất/m3 không khí. LD50 có thể viết là ED50 (Effective dose) LC50 có thể viết là EC50 (Effective concentration) 8
- Chỉ số LD50 hoặc LC50 càng thấp thì độ độc cấp tính càng cao. b. Độ độc mãn tính: Khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, có khả năng tích lũy trong cơ thể người và động vật máu nóng, gây đột biến tế bào, kích thích tế bào khối u ác tính phát triển, ảnh hưởng bào thai và gây dị dạng cho các thế hệ sau. Các biểu hiện tác hại này phát sinh chậm, do thuốc tích lũy dần trong cơ thể, gọi là nhiễm độc mãn tính. Bảng 1.2: Phân loại độ đọc của thuốc trừ dịch hại (theo qui định của WHO) Trị số LD50 của thuốc ( mg/kg) Dạng lỏng Dạng rắn Qua miệng Qua da Qua miệng Qua da Rất độc ≤ 20 ≤ 40 ≤5 ≤ 10 Độc 20-200 40-400 5-50 10-100 Độc trung bình 200-2000 400-4000 50-500 100-1000 Ít độc >2000 >4000 >500 >1000 c. Phân loại nhóm độc Căn cứ độ độc cấp tính của thuốc, tổ chức y tế thế giới (WHO) phân chia các loại thuốc thành 5 nhóm độc khác nhau: nhóm Ia (rất độc), Ib (độc cao), II (độc trung bình), III (ít độc) và IV (rất ít độc). Ở Mỹ phân chia thành 4 nhóm độc (I,II,III,IV). 9
- Bảng 1.3: Phân chia các nhóm theo WHO Độ độc cấp tính LD50 (chuột nhà) mg/kg Phân nhóm và ký Biểu tượng Qua miệng Qua da hiệu nhóm độc nhóm độc Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng Ia-Độc mạnh “Rất Đầu lâu xương độc” (chữ đen, nền chéo (đen trên 5 20 10 40 đỏ) nền trắng) Ib-Độc “độc” (chữ Đầu lâu xương đen, nền đỏ) chéo (đen trên 5-50 20-200 10-100 40-400 nền trắng) II- Độc trung bình Chữ thập đen “có hại” (chữ đen, trên nền trắng 50-500 200-2000 100-1000 400-4000 nền vàng) III-Độc ít “chú ý” Chữ thập đen 500- 2000- (chữ đen, nền xanh trên nền trắng >1000 >4000 2000 3000 dương) IV- chữ đen, nền Không có biểu >2000 >3000 xanh lá cây tượng Ở nước ta, theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính là liều LD50 qua miệng (chuột), phân chia thành 4 nhóm độc là nhóm I (rất độc), nhóm II (độc cao), nhóm III và nhóm IV (ít độc). Bảng 1.4: Phân chia nhóm độc của Việt Nam Phân nhóm và ký Độc tính LD50 qua miệng mg/kg Biểu tượng hiệu Thể rắn Thể lỏng I- “Rất độc” (chữ đen, Đầu lâu xương chéo 2000 – 3000 lam) IV- “Cẩn thận” (chữ Không có biệu đen vạch màu xanh lá tượng >2000 >3000 cây) d. Thời gian cách ly (PHI: PreHarvest Interval) Là khoảng thời gian từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản nhằm đảm bảo cho thuốc BVTV có đủ thời gian phân hủy . 8.3. Tính chống thuốc của sinh vật hại 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT
105 p | 826 | 373
-
Giáo trình hóa bảo vệ thực vật_Chương 3
0 p | 377 | 219
-
Giáo trình hóa bảo vệ thực vật_Chương 1
0 p | 552 | 216
-
Giáo trình hóa bảo vệ thực vật_Chương 2
0 p | 298 | 175
-
GIÁO TRÌNH HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT part 2
12 p | 324 | 139
-
GIÁO TRÌNH HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT part 5
12 p | 302 | 125
-
GIÁO TRÌNH HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT part 6
12 p | 283 | 119
-
GIÁO TRÌNH HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT part 4
12 p | 320 | 117
-
GIÁO TRÌNH HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT part 7
12 p | 274 | 105
-
GIÁO TRÌNH HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT part 10
6 p | 244 | 102
-
Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật - CĐ Nông Lâm Đông Bắc
105 p | 78 | 10
-
Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp
155 p | 16 | 8
-
Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
100 p | 17 | 3
-
Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
100 p | 17 | 3
-
Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
55 p | 18 | 2
-
Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật: Phần 1
64 p | 5 | 2
-
Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật: Phần 2
128 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn