intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hóa phân tích 1 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

Chia sẻ: Hoathachthao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Hóa phân tích 1 dành cho Trung cấp Dược cung cấp cho người học những kiến thức như: Đại cương về hóa học phân tích định tính; xác định cation nhóm I; xác định cation nhóm II; xác định cation nhóm III; xác định cation nhóm IV;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hóa phân tích 1 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ GIÁO TRÌNH HÓA PHÂN TÍCH 1 Dùng cho đào tạo: Trung cấp Ngành: DƯỢC LƯU HÀNH NỘI BỘ
  2. MỤC LỤC Trang Bài 1: Đại cương về hóa học phân tích định tính ……………………………………...1 1. Đối tượng của HHPTĐT………………………………………………………..1 2. Nguyên tắc chung và các phương pháp HHPTĐT……………………………...1 2.1. Nguyên tắc chung của HHPTĐT…………………………………………..1 2.2.Các phương pháp của HHPTĐT……………………………………………1 3. Điều kiện của phản ứng hóa học dùng trong HHPTĐL…………………………2 3.1 Phải đặc sắc…………………………………………………………………2 3.2 Phải nhạy……………………………………………………………………2 3.3 Phải đặc hiệu………………………………………………………………..2 4. Phân nhóm các ion………………………………………………………………2 4.1 Phân nhóm cation…………………………………………………………...2 4.2 Phân nhóm anion……………………………………………………………3 5. Thuốc thử dùng trong phân tích định tính……………………………………….3 Bài 2: Xác định cation nhóm I……………...………………………………………….4 1. Thuốc thử nhóm………………………………………………………………...4 2. Thuốc thử cation………………………………………………………………..4 2.1 Thuốc thử Ag+ ……………………………………………………………..4 2.2 Thuốc thử Pb2+……………………………………………………………...5 2.3 Thuốc thử Hg22+…………………………………………………………….5 Bài 3: Xác định cation nhóm II……………………..……………………………….....7 1. Thuốc thử nhóm…………………………………………………………………7 2. Thuốc thử cation…………………………………………………………………7 2.1 Thuốc thử Ba2+……………………………………………………………...7 2.2 Thuốc thử Ca2+……………………………………………………………...8 Bài 4: Xác định cation nhóm III………………………………………………………10 1. Thuốc thử nhóm………………………………………………………………...10
  3. 2. Thuốc thử cation……………………………………………………………….10 2.1 Thuốc thử Zn2+……………………………………………………………10 2.2 Thuốc thử Al3+…………………………………………………………….11 Bài 5: Xác định cation nhóm IV…………………...………………….………………14 1. Thuốc thử nhóm………………………………………………………………...14 2. Phản ứng định tính……………………………………………………………...15 2.1 Thuốc thử Fe2+…………………………………………………………….15 2.2 Thuốc thử Fe3+…………………………………………………………….15 2.3 Thuốc thử Bi3+…………………………………………………………….16 Bài 6: Xác định cation nhóm V...……………………………………………………..17 1. Thuốc thử nhóm………………………………………………………………...17 2. Phản ứng định tính……………………………………………………………...18 2.1 Thuốc thử ion Cu2+………………………………………………………..18 2.2 Thuốc thử ion Hg2+………………………………………………………..18 2.3 Thuốc thử ion Mg2+……………………………………………………….18 Bài 7: Xác định cation nhóm VI………........................................................................20 1. Đặc tính chung của các cation nhóm VI………………………………………..20 2. Phản ứng định tính………...................................................................................20 2.1 Thuốc thử ion NH4+……………………………………………………….20 2.2 Thuốc thử ion K+………………………………………………………….21 2.3 Thuốc thử ion Na+…………………………………………………………21 Bài 8: Xác định anion nhóm I ………….......................................................................23 1. Thuốc thử sơ bộ………………………………………………………………...23 2. Thuốc thử xác định anion………………………………………………………23 2.1 Thuốc thử anion I-…………………………………………………………24 2.2 Thuốc thử anion S2-………………………………………………………..24 2.3 Thuốc thử anion NO3-……………………………………………………..24 Bài 9: Xác định cation nhóm II ……………………………………………………...... 1. Thuốc thử sơ bộ…………………………………………………….................... 2. Thuốc thử xác định anion………………………………………………………
  4. 2.1 Thuốc thử anion AsO43-…………………………………………………… 2.2 Thuốc thử anion AsO33-…………………………………………………… 2.3 Thuốc thử anion CO32- …………………………………………………… 2.4 Thuốc thử anion HCO3-…………………………………………………... 2.5 Thuốc thử anion CO32-…………………………………………………… Bài 10: Xác định cation nhóm III…………………………………………………….. 1. Thuốc thử sơ bộ…………………………………………………….................... 2. Thuốc thử xác định anion………………………………………….................... 2.1 Thuốc thử anion SO42- …………………………………………………… 2.2 Thuốc thử anion SO32-……………………………………………………. Bài 11: Xác định anion và cation trong dung dịch muối……………….……………..
  5. BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được đối tượng của hóa học phân tích định tính (HHPTĐT), nguyên tắc chung và hai phương pháp của HHPTĐT để xác định một ion hoặc một chất chưa biết. 2. Trình bày được ba điều kiện của một phản ứng hóa học dùng trong HHPTĐT và ý nghĩa của bước phân nhóm trong HHPTĐT. NỘI DUNG CHÍNH Hóa học phân tích định tính là môn khoa học chuyên nghiên cứu về các phương pháp, các kỹ thuật, các thuốc thử, các phản ứng,… để xác định thành phần cấu tạo của các chất. I. ĐỐI TƯỢNG CỦA HHPTĐT 1.1. Các kỹ thuật, các thuốc thử, các phản ứng để xác định thành phần cation và anion của các muối vô cơ và các chất vô cơ khác. 1.2. Kỹ thuật cơ bản để tiến hành thử tinh khiết một số hóa chất dùng trong ngành Dược theo Dược điển Việt Nam (DĐVN). II. NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP HHPTĐT 2.1. Nguyên tắc chung của HHPTĐT Để xác định một ion hoặc một chất chưa biết, người ta dựa trên nguyên tắc sau: chuyển chất chưa biết thành chất mới đã biết thành phần hóa học và có tính chất đặc trưng, từ đó suy ra chất chưa biết. Ví dụ: Chất X + Pb2+  kết tủa đen (PbS) Chất X + H+  khí có mùi thối (H2S) Do đó đã xác định được chất X là ion S2- 2.2.Các phương pháp của HHPTĐT Có hai phương pháp chính: 2.2.1.Phương pháp khô: Tiến hành phân tích định tính chất cần xác định và các thuốc thử đều ở thể rắn. 2.2.2.Phương pháp dung dịch (dd): 1
  6. Tiến hành phân tích định tính chất cần xác định và các thuốc thử đều ở dạng dd. Phản ứng hóa học giữa các chất (TT và chất cần xác định) thực chất là phản ứng giữa các ion. Phương pháp này hay dùng vì tiến hành thuận lợi nhanh và cho kết quả chính xác. III. ĐIỀU KIỆN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC DÙNG TRONG HHPTĐT Các phản ứng hóa học dùng trong HHPTĐT có thể là phản ứng trung hòa, phản ứng trao đổi hay phản ứng oxy hóa - khử nhưng phải thõa mãn 3 điều kiện sau: 3.1.Phải đặc sắc: Phản ứng phải tạo ra được chất kết tủa hoặc màu sắc thay đổi rõ rệt hay khí bay ra phải quan sát được. 3.2.Phải nhạy: Phản ứng xảy ra được với một lượng nhỏ chất cần xác định với TT mà vẫn phải có biểu hiện rõ ràng. 3.2.Phải đặc hiệu (đặc trưng, riêng biệt): Phản ứng chỉ xảy ra với ion này mà không xảy ra với ion khác (cùng một loại thuốc thử), hoặc cho kết tủa có tính chất màu sắc khác nhau. Đa số các phản ứng hóa học thõa mãn hai điều kiện ban đầu nhưng khó thõa mãn điều kiện thứ ba. Ví dụ: Ion Ba2+ và ion Pb2+ cùng phản ứng với acid H2SO4 cho kết tủa trắng, cùng tác dụng với K2CrO4 cho kết tủa vàng, không tan trong acid acetic. Đó là nguyên nhân dễ gây ra nhầm lẫn khi tiến hành xác định một chất. IV. PHÂN NHÓM CÁC ION Để tránh nhầm lẫn, khi tiến hành xác định các ion người ta phải qua bước phân nhóm (xác định nhóm) các cation và anion. Phân nhóm là dùng một thuốc thử cho tác dụng với một số ion (các ion khác không phản ứng) tạo ra được kết quả giống nhau, sau đó tiến hành xác định các ion trong nhóm đó bằng các thuốc thử đặc trưng đã biết. Theo phương pháp “acid-bazơ” người ta phân nhóm như sau: 4.1. Các cation được chia thành 6 nhóm: Nhóm I: Ag+, Pb2+ ,Hg22+. 2
  7. Nhóm II: Ba2+, Ca2+ Nhóm III: Zn2+ ,Al3+ Nhóm IV: Fe2+ , Fe3+, Bi3+. Nhóm V: Mg2+ ,Cu2+ ,Hg2+ Nhóm VI: K+, Na+, NH4+ 4.2.Các anion được chia thành 3 nhóm: Nhóm I: Cl-, Br-, I-, S2-, NO3-. Nhóm II: AsO43- , AsO32- , PO43- ,HCO3-, CO32- Nhóm III: SO32-, SO42- V. THUỐC THỬ DÙNG TRONG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH - Thuốc thử nhóm: có tác dụng giống nhau lên một nhóm các ion. Ví dụ: HCl là thuốc thử nhóm của Ag+ , Pb2+,… - Thuốc thử chọn lọc: có tác dụng giống nhau lên một số các ion(có thể thuộc các nhóm nhóm khác nhau). Ví dụ: KI là thuốc thử của Ag+ , Pb2+ (nhóm I), Bi3+ (nhóm IV),… - Thuốc thử đặc hiệu hay thuốc thử riêng biệt: chỉ cho phản ứng đặc hiệu với một ion. Ví dụ: tinh bột cho màu xanh với iot,… CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: 1. Trình bày đối tượng, nguyên tắc chung và hai phương pháp của HHPTĐL để tiến hành xác định một ion hoặc một chất chưa biết? 2. Kể ba điều kiện của một phản ứng hóa học dùng trong HHPTĐT? 3. Nêu ý nghĩa của bước phân nhóm trong HHPTĐT? 3
  8. BÀI 2 XÁC ĐỊNH CÁC CATION NHÓM I (Ag+, Pb2+, Hg22+) MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được tên, công thức hóa học của TT nhóm, hiện tượng đặc trưng khi các cation nhóm I tác dụng với TT nhóm và viết phương trình ion minh họa. 2. Trình bày được tên, công thức hóa học, các hiện tượng đặc trưng của thuốc thử xác định cation nhóm I và viết phương trình ion minh họa. NỘI DUNG CHÍNH I. THUỐC THỬ NHÓM 1.1.Thuốc thử nhóm: Thuốc thử nhóm của các cation nhóm I là acid hydrocloric nồng độ 2N (HCl 2N) Các cation nhóm I tác dụng với acid hydrocloric 2N tạo thành các kết tủa trắng, các kết tủa này có tính chất khác nhau trong amoni hydroxyd NH4OH. 1.2. Phương trình ion: Ag+ + HCl  AgCl + H+ AgCl tan trong dd NH4OH: AgCl + 2NH4OH  [Ag(NH3)2]Cl + 2H2O Pb2+ + 2HCl  PbCl2 + 2H+ PbCl2 không tan trong dd NH4OH: Hg22+ + 2HCl  Hg2Cl2 + 2H+ Hg2Cl2 hóa đen trong dd NH4OH II. THUỐC THỬ CATION: 2.1. Thuốc thử của ion Ag+: 2.1.1. Kali cromat (K2Cr2O4) Ion Ag+ tác dụng với TT kali cromat tạo ra kết tủa màu đỏ thẫm. 2Ag+ + K2Cr2O4  Ag2Cr2O4 + 2K+ 2.1.2. Kali iodid (KI): Ion Ag+ tác dụng với TT Kali iodid tạo ra kết tủa màu vàng nhạt. Ag+ + KI  AgI + K+ 2.1.3. Natri carbonat (Na2CO3): 4
  9. Ion Ag+ tác dụng với TT Natri carbonat tạo ra kết tủa màu trắng, để lâu hóa xám (do phân hủy thành bạc oxyd). Ag+ + Na2CO3  Ag2CO3 + Na+ Ag2CO3  Ag2O + CO2 2.2. Thuốc thử của ion Pb2+: 2.2.1. Amoni sulfur (NH4)2S hay hydrosulfur H2S: Ion Pb2+ tác dụng với TT Amoni sulfur (NH4)2S hay hydrosulfur H2S tạo ra kết tủa màu đen. Pb2+ + (NH4)2S  PbS  + 2NH4+ Pb2+ + H2S  PbS  + 2H+ 2.2.2. Kali cromat (K2Cr2O4) Ion Pb2+ tác dụng với TT Kali cromat tạo ra kết tủa màu vàng tươi, kết tủa này tan trong dd acid nitric, dd natri hydroxyd, không tan trong acid acetic. Pb2+ + K2Cr2O4  PbCr2O4 + 2K+ 2.2.3. Kali iodid (KI): Ion Pb2+ tác dụng với TT Kali iodid tạo ra kết tủa màu vàng, kết tủa này tan trong nước nóng, khi để nguội lại kết tủa tinh thể màu vàng óng ánh. Pb2+ + 2KI  PbI2 + 2K+ 2.2.4. Acid sufuric loãng (H2SO4 2N): Ion Pb2+ tác dụng với dd acid sufuric 2N tạo ra kết tủa màu trắng. Pb2+ + H2SO4  PbSO4  + 2H+ 2.2.5. Natri carbonat (Na2CO3): Ion Pb2+ tác dụng với TT Natri carbonat tạo ra kết tủa màu trắng. Pb2+ + Na2CO3  PbCO3 + 2Na+ 2.3. Thuốc thử của ion Hg22+: 2.3.1. Amoni hydroxyd NH4OH Ion Hg22+ tác dụng với TT Amoni hydroxyd tạo ra kết tủa màu xám đen (Hg0 nguyên tố) 2.3.2. Kali cromat (K2Cr2O4) Ion Hg22+ tác dụng với TT Kali cromat tạo ra kết tủa màu đỏ gạch. Hg22+ + K2Cr2O4  Hg2CrO4 5
  10. 2.3.3. Kali iodid (KI): Ion Hg22+ tác dụng với TT Kali iodid tạo ra kết tủa màu xanh lục, nếu dư TT thì chuyển thành màu đen (Hg0 nguyên tố). Hg22+ + 2KI  Hg2I2 + 2K+ Hg2I2 + 2KI  Hg0 + K2[HgI4] 2.3.3. Natri carbonat (Na2CO3): Ion Hg22+ tác dụng với TT Natri carbonat tạo ra kết tủa màu xám đen (Hg 0 nguyên tố). CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày được tên, công thức hóa học của TT nhóm, hiện tượng đặc trưng khi các cation nhóm I tác dụng với TT nhóm và viết phương trình ion minh họa? 2. Kể tên, công thức hóa học, hiện tượng đặc trưng của các TT xác định ion Ag +, Pb2+, Hg22+ và viết phương trình ion minh họa? 3. Kể tên các TT giống nhau của các ion Ag+, Pb2+, Hg22+ và hiện tượng khác nhau khi các TT đó tác dụng với ion Ag+, Pb2+, Hg22+ ? 6
  11. BÀI 3 XÁC ĐỊNH CATION NHÓM II (Ca2+, Ba2+) MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày và giải thích được phản ứng của thuốc thử nhóm với các cation nhóm II. 2. Viết được một số phản ứng đặc trưng của các cation nhóm II. 3. Thao tác đúng kỹ thuật thuốc thử cation nhóm II với các thuốc thử của chúng và xác định đúng cation nhóm I, II NỘI DUNG 1. THUỐC THỬ NHÓM Các cation Ca2+, Ba2+ dễ dàng tạo kết tủa bền vững với acid H2SO4 loãng, nên acid này là thuốc thử nhóm để tách cation kim loại kiềm thổ ra khỏi các cation khác. Do đó, Cation nhóm II sử dụng thuốc thử nhóm là H2SO4 2N (acid sulfuric) Trong phản ứng này, Ba2+ tác dụng với H2SO4 2N tạo kết tủa tinh thể màu trắng. Đối với Ca2+, khi tác dụng với H2SO4 2N tạo thành muối CaSO4 ít tan, nên cần phải cho thêm aceton hoặc ethanol 70% Ba2+ + H2SO4 = BaSO4 ↓ + 2H+ Ca2+ + H2SO4 = CaSO4 + 2H+ 2. THUỐC THỬ CATION: 2.1 Thuốc thử của Ba2+: 2.1.1 Với K2CrO4: ion Ba2+ tác dụng với K2CrO4 tạo kết tủa màu vàng tươi, tủa này không tan trong NaOH và CH3COOH. Ba2+ + K2CrO4 → BaCrO4 (vàng) + 2K+ Kết tủa xuất hiện phụ thuộc nhiều vào pH của dung dịch vì luôn tồn tại cân bằng: Cr2O72- + H2O → 2CrO42- + H+ 2.1.2 Phản ứng Voler: Kết tủa ion Ba2+ dưới dạng muối Bari sulfat bằng acid sulfuric trong môi trường thuốc tím (Kali permanganat), tủa Bari sulfat vừa tạo thành hấp phụ thuốc tím nên có màu hồng. Sau đó dùng nước oxy già (H2O2) trong môi trường acid sulfuric để khử 7
  12. màu tím hồng của dung dịch, riêng tủa Bari sulfat vẫn còn màu hồng. Ba2+ + H2SO4 = BaSO4 ↓ + 2H+ 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 5O2 + 8H2O 2.1.3 Natri carbonat, Kali carbonat hoặc Amoni carbonat: ion Ba2+ tác dụng với muối carbonat tạo kết tủa màu trắng. Ba2+ + Na2CO3 → BaCO3↓+ 2Na+ 2.1.4 Amoni oxalat: ion Ba2+ tác dụng với Amoni oxalate tạo tủa trắng, tủa này tan trong HCl, H2SO4, HNO3 và CH3COOH. Ba2+ + (NH4)2C2O4 → BaC2O4↓ + 2NH4+ 2.1.5 Natri hydro phosphate: ion Ba2+ tác dụng với Natri hydro phosphate tạo tủa trắng, tủa này tan trong HCl, H2SO4, HNO3 và CH3COOH. Ba2+ + Na2HPO4 → BaHPO4↓ + 2Na+ 2.2 Thuốc thử của Ca2+: 2.2.1 Amoni oxalat: ion Ca2+ tác dụng với Amoni oxalate tạo tủa trắng, tủa này tan trong HCl, H2SO4 và HNO3, nhưng không tan trong CH3COOH. Ca2+ + (NH4)2C2O4 → CaC2O4↓+ 2NH4+ Để tránh nhầm lẫn với Ba2+ cần tiến hành xác định ion Ba2+ trước. 2.2.2 Natri carbonat, Kali carbonat hoặc Amoni carbonat: ion Ca2+ tác dụng với muối carbonat Ca2+ + Na2CO3 → CaCO3↓+ 2Na+ 2.1.5 Natri hydro phosphate: ion Ba2+ tác dụng với Natri hydro phosphate tạo tủa trắng, tủa này tan trong HCl, H2SO4, HNO3 và CH3COOH. Ca2+ + Na2HPO4 → CaHPO4↓ + 2Na+ CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: 1. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai ion Ba2+ và Ca2+ khi tác dụng với amoni oxalat. 2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai ion Ba2+ và Pb2+ khi tác dụng với acid sulfuric và Kali cromat. 3. Trình bày phương pháp phân biệt hai ống nghiệm mất nhãn chứa Pb2+, Ba2+. Viết phương trình phản ứng minh họa. 4. Trình bày phương pháp phân biệt hai ống nghiệm mất nhãn chứa Ca2+, Ba2+. Viết phương trình phản ứng minh họa. 8
  13. 5. Trình bày phương pháp phân biệt hai ống nghiệm mất nhãn chứa Pb2+, Ba2+ và Ag+. Viết phương trình phản ứng minh họa. 6. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ thuốc thử K2CrO4 vào ống nghiệm chứa Ba2+: a. Kết tủa vàng, tan trong NaOH và HNO3 b. Kết tủa vàng, tan trong NaOH và HCl c. Kết tủa vàng, tan trong CH3COOH và không tan trong NaOH d. Kết tủa vàng, không tan trong CH3COOH và NaOH 7. Hiện tượng của phản ứng Voler: a. Dung dịch không màu, kết tủa màu trắng b. Dung dịch màu hồng, kết tủa màu trắng c. Dung dịch không màu, kết tủa màu hồng d. Dung dịch màu hồng, kết tủa màu hồng 8. Trình bày cách cân bằng phản ứng oxy hóa khử sau: a. H2C2O4 + H2SO4 + KMnO4 → K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O b. KMnO4 + Na2SO3 + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + Na2SO4 + H2O 9
  14. BÀI 4 XÁC ĐỊNH CATION NHÓM III ( Al3+, Zn2+) MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày và giải thích đựợc phản ứng của thuốc thử nhóm với các cation nhóm III. 2. Viết đựợc một số phản ứng đặc trưng của các cation nhóm III. 3. Thao tác đúng kỹ thuật thuốc thử cation nhóm III với các thuốc thử của chúng và xác định đúng cation nhóm I, II và III. NỘI DUNG 1. THUỐC THỬ NHÓM Các cation nhóm III đều có khả năng tạo thành các muối tan trong môi trường kiềm dư: Al3+ + 4OH- = AlO2- + 2H2O Aluminat Zn2+ + 4OH- = ZnO22- + 2H2O Zincat Do đó, thuốc thử nhóm của cation nhóm III là Natri hydroxyd 2N cho dư Các cation nhóm III tác dụng với TT Natri hydroxyd tạo ra kết tủa keo trắng, là các hydroxyd lưỡng tính. Khi cho NaOH dư thì các kết tủa đó sẽ bị hòa tan vì chúng thể hiện tính chất acid, tan trong kiềm. Zn2+ + 2NaOH → Zn(OH)2↓ + Na+ Al3+ + 2NaOH → Al(OH)3↓ + Na+ Khi cho NaOH 2N dư: Zn(OH)2+ 2OH- → ZnO22- + 2H2O Al(OH)3+ OH- → AlO2- + 2H2O Ngoài thuốc thử nhóm NaOH, ta có thể sử dụng KOH dư để nhận biết cation nhóm III ra với các nhóm khác . Sau đó nhận biết từng cation nhóm III bằng các phản ứng đặc trưng của chúng. 2. THUỐC THỬ CATION: 2.1 Thuốc thử Zn2+: 10
  15. 2.1.1 Montequi: trong môi trường acid acetic, ion Zn2+ tác dụng với thuốc thử Montequi A và Montequi B tạo kết tủa màu tím sim. Montequi A: (NH4)2[Hg(SCN)4] Montequi B: CuSO4 5% Zn2+ + Cu2+ + 2[Hg(SCN)4]2- → ZnCu[Hg(SCN)4]2 2.1.2 Amoni sulfua hay hydrosulfua: ion Zn2+ tác dụng với TT amoni sulfua hoặc hydrosulfua tạo ra kết tủa trắng, tủa này tan trong dung dịch HCl, H2SO4, HNO3 nhưng không tan trong CH3COOH và NaOH. Zn2+ + H2S = ZnS↓ + 2H+ Zn2+ + (NH4)2S → ZnS↓ + NH4+ 2.1.3 Natri carbonat: ion Zn2+ tác dụng với Na2CO3 tạo ra kết tủa trắng. Zn2+ + Na2CO3 → ZnCO3↓ + Na+ 2.1.4 Natri hydro phosphate: ion Zn2+ tác dụng với Natri hydro phosphate tạo tủa trắng, tủa này tan trong kiềm và acid vô cơ. 3Zn2+ + 4Na2HPO4 → Zn3(PO4)2↓ + 6Na+ + 2NaH2PO4 2.1.5 Amoni hydroxyd: tác dụng với ion Zn2+ thu được phức tan không màu Zn2+ + 4NH4OH = [Zn(NH3)4]2+ + 4H2O 2.2 Thuốc thử Al3+: 2.2.1 Amoni sulfua hay hydrosulfua: ion Al3+ tác dụng với TT amoni sulfua hoặc hydrosulfua tạo ra kết tủa trắng, kết tủa này không bền bị phân hủy thành Al(OH)3 2Al3+ + 3(NH4)2S = Al2S3 + 6NH4+ Al2S3 + 6H2O = 2Al(OH)3↓ + 3H2S 2.2.2. Natri carbonat hoặc Kali carbonat: ion Al3+ tác dụng với Na2CO3 tạo ra kết tủa keo trắng. 2Al3+ + CO32- + 3H2O = 2Al(OH)3↓+ 3CO2↑ 2.2.3 Natri hydro phosphate: ion Al3+ tác dụng với Natri hydro phosphate tạo tủa trắng, tủa này tan trong kiềm và acid vô cơ. Al3+ + 2Na2HPO4 = AlPO4↓ + 3Na+ + NaH2PO4 2.2.4 Amoni hydroxyd: tác dụng với ion Al3+ thu được kết tủa keo trắng, tủa không tan khi cho amoni hydroxyd dư. 11
  16. Al3+ + 3NH4OH = Al(OH)3↓ + 3NH4+ 2.2.5 Aluminon (acid aurin tricarboxylic): ion Al3+ tác dụng với thuốc thử Aluminon tạo ra kết tủa màu hồng. Phản ứng này rất nhạy nhưng ion Zn2+ cũng cho kết tủa tương tự, để tránh nhầm lẫn cần xác định ion Zn2+ trước khi xác định ion Al3+. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: 1. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai ion Al3+ và Zn2+ khi tác dụng với amoni oxalate. 2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai ion Al3+ và Zn2+ khi tác dụng với amoni hydroxyd. Từ đó, hãy rút ra kết luận. 3. Trình bày các phương pháp khác nhau để phân biệt 2 ống nghiệm mất nhãn chứa Al3+ và Zn2+ 4. Trình bày phương pháp phân biệt hai ống nghiệm mất nhãn chứa Al3+, Zn2+ và Ba2+. Viết phương trình phản ứng minh họa. 5. Trình bày phương pháp phân biệt hai ống nghiệm mất nhãn chứa Ca2+, Ba2+ và Zn2+. Viết phương trình phản ứng minh họa. 6. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ thuốc thử Montequi vào ống nghiệm chứa Zn2+ a. Kết tủa hồng b. Kết tủa trắng c. Kết tủa tím xim d. Kết tủa vàng 7. Thuốc thử nào tác dụng với Al3+ tạo kết tủa màu hồng a. Amoni hydroxyd b. Acid auric c. Acid aurin tricarboxylic d. Amoni sulfua 12
  17. 8. Điền vào chỗ trông: a. Ion Al3+ tác dụng với Natri hydro phosphate tạo…………., tủa này tan trong ………………………………………….. b. Montequi A có công thức là…………………………… c. Montequi B có công thức là…………………………… 13
  18. BÀI 5 CATION NHÓM IV (Fe2+, Fe3+,Bi3+) MỤC TIÊU HỌC TẬP - Trình bày được tính chất chung của cation nhóm IV, hiện tượng đặc trưng khi cation nhóm IV tác dụng với TT nhóm và viết phương trình phản ứng minh họa. - Trình bày được tên, công thức hóa học, hiện tượng đặc trưng khi cation nhóm IV tác dụng với các thuốc thử đặc trưng và viết được các phương trình ion để minh họa. - Biết cách phân tích các ion nhóm IV từ hỗn hợp các cation nhóm I, II, III và nhóm IV. NỘI DUNG 1. ĐẶC TÍNH CỦA CATION NHÓM IV VÀ THUỐC THỬ NHÓM IV Các cation nhóm IV tác dụng với kiềm cho tủa hydroxyt không tan trong kiềm dư. Với KOH, NaOH, NH4OH Fe2+ + 2OH- Fe(OH)2  tan trong dung dịch muối amoni Fe3+ + 3OH- Fe(OH)3 không tan trong dung dịch muối amoni Bỉ3+ + 3OH- Bi(OH)3  Thuốc thử nhóm: NH4OH NH4Cl và H2O2 Trong dung dịch, ion Fe3+ có màu vàng nâu và Fe2+ có màu xanh nhạt hoặc trắng xanh khó thấy hơn. Nếu có thêm nước oxy già (H2O2) thi các kết tủa này có màu đặc trưng và bền vững trong dung dịch amoni. 2Fe2+ + H 2 O2 + 4NH4OH 2Fe(OH)3 + 4NH4+ 14
  19. (nâu đỏ) Bi3+ + H 2 O2 + 4NH4OH HBiO3 + 2H2O + 4NH4+ (vàng ngà) Tính oxy hóa – khử: các cation nhóm IV tham gia phản ứng với oxy hóa khử. - Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ ở dạng Fe(OH)3. - Bi3+ bị oxy hóa thành Bi5+ ở dạng HBiO3. Qua các thí nghiệm cho thấy: thuốc thử nhóm của cation nhóm IV là amoni hydtroxid cho dư với sự có mặt của nước oxy già và amoni clorid. Các cation nhóm IV tác dụng với hỗn hợp thuốc thử nhóm tạo ra các kết tủa có màu đặc trưng và bền vững trong dung dịch có ion amoni. Vai trò của H2O2: oxy hóa Fe2+  Fe3+ (ở dạng Fe(OH)3) và Bi3+  Bi5+ ở dạng HBiO3. Vai trò của NH4Cl: tạo ra môi trường có ion NH4+ có tác dụng chủ yếu đối với cation nhóm V. 2. PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH 2.1. Thuốc thử ion Fe2+: 2.1.1. Với kali ferricyanid K3[Fe(CN)6] 3Fe2+ + 2K3[Fe(CN)6] Fe3[Fe(CN)6]2 + 6K+ Tủa này không tan trong HCl 2N và bị kiềm phá hủy cho tủa Fe(OH)2. 2.1.2. Với natri carbonat: ion Fe2+ tác dụng với Na2CO3 tạo ra kết tủa màu xanh để lâu hóa nâu trên bề mặt. 2.2. Thuốc thử ion Fe3+: 2.2.1. Với kali ferrocyanid K4[Fe(CN)6] Trong môi trường acid, Fe3+ tạo ra kết tủa keo màu xanh phổ. 4Fe3+ + K4[Fe(CN)6] Fe4[Fe(CN)6]3 + 4K+ Tủa này không tan trong HCl 2N và bị kiềm phá hủy cho tủa màu nâu đỏ. 2.2.2. Với kali sulfocyanat KSCN Fe3+ tạo phức màu đỏ máu với thuốc thử KSCN. Thành phần của phức thay đổi tùy theo nồng độ ion SCN- 15
  20. Fe3+ + 3KSCN Fe(SCN)3 + 3K+ 2.2.3. Với amoni hydroxyd: ion Fe3+ tác dụng với thuốc thử NH4OH tạo kết tủa màu đỏ nâu. Fe3+ + 3NH4OH Fe(OH)3 + 3NH4+ 2.2.4. Với natri carbonat: ion Fe3+ tác dụng với Na2CO3 tạo ra kết tủa màu nâu. 2.3. Thuốc thử ion Bi3+ 2.3.1. Với Kali Iodid Bi3+ cho tủa đen BiI3, tủa này tan trong KI dư tạo thành phức [BiI4]- có màu vàng cam. Bi3+ + 3KI BiI3  + 3K+ BiI3 + KI K[BiI4] 2.3.2. Với Thioure Các muối của Bi3+ tạo với thioure một phức màu vàng. Bi3+ +2SC(NH2)2 [Bi(NH2-CS-NH2)3]3+ dung dịch màu vàng. 2.3.3. Với amoni sulfur hoặc hydrosulfur: Ion Bi3+ tác dụng với (NH4)2S hoặc H2S tạo ra kết tủa màu đen 2Bi3+ + 3(NH4)2S Bi2S3  + 6NH4+ 2Bi3+ + 3H2S Bi2S3  + 6H+ CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày tên, công thức hóa học của thuốc thử nhóm IV, nêu các hiện tượng đặc trưng khi cation nhóm IV tác dụng với thuốc thử nhóm và viết phương trình ion minh họa? 2. Viết công thức hóa học, phản ứng đặc trưng của các ion Fe2+, Fe3+, Bi3+ 3. Cho biết chất nào có tính oxy hóa, chất nào có tính khử, viết phương trình minh họa? 4. Làm thế nào để tách cation nhóm IV ra khỏi hỗn hợp các cation? 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2