intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hóa phân tích (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:205

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Hóa phân tích (Nghề: Dược - Cao đẳng)" được biên soạn nhằm giúp sinh viên trình bày được các định nghĩa liên quan đến hóa định tính và định lượng; phát biểu được các phản ứng của thuốc thử nhóm và thuốc thử đặc trưng với các ion; mô tả được các phản ứng để nhận biết các ion và định lượng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hóa phân tích (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: HÓA PHÂN TÍCH NGÀNH/NGHỀ: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 453/QĐ-NSG - ngày 29 tháng 08 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn Tp Hồ Chí Minh, năm 2022
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều của luật giáo dục, Bộ Y tế đã ban hành chương trình khung đào tạo cao đẳng dược ngành Y tế. Chúng tôi biên soạn tài liệu dạy – học các môn cơ sở và chuyên môn theo chương trình nhằm xây dựng bộ sách trong công tác đào tạo cao đẳng y tế. Sách Hóa phân tích được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục nghề nghiệp của Bộ Y tế biên soạn trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Theo phương châm: Kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn Việt Nam. Sách được cấu trúc gồm 2 phần bám sát chương trình giáo dục với những nội dung cơ bản nhất về phân tích định tính và định lượng giúp học sinh sau khi học có được những kiến thức cơ bản, kỹ năng thực hành phân tích định tính và định lượng để áp dụng trong thực tế pha chế các dung dịch chuẩn, thực hiện các phép chuẩn độ thể tích, định lượng theo phương pháp khối lượng thường gặp và tính được kết quả của phép phân tích. Đồng thời qua đó rèn luyện được tác phong làm việc khoa học, thận trọng, chính xác, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp khi ra trường. Sách là tiền đề để các giáo viên và học sinh các trường có thể áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để xuất bản lần sau được hoàn thiện hơn. Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2022 Tham gia biên soạn ThSDs. Nguyễn Anh Tuấn 1
  4. MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 01 Bài 1: Đại cương hóa phân tích 04 Bài 2: Phân tích định tính các ion trong dung dịch 13 Bài 3: Cation nhóm I: Ag+, Pb2+, Hg22+ 30 Bài 4: Cation nhóm II: Ca2+, Ba2+ 37 Bài 5: Cation nhóm III: Al3+, Zn2+ 40 Bài 6: Cation nhóm IV: Fe3+, Fe2+, Bi3+, Mg2+, Mn2+ 44 Bài 7: Cation nhóm V: Cu2+, Hg2 50 Bài 8: Cation nhóm VI: Na+, K+, NH4+ 53 Bài 9: Anion nhóm I: Cl-, Br-, I-, SCN-, S2O32- 56 Bài 10: Anion nhóm II: CO32-, PO43-, CH3COO-, SO32-, SO42-, (S2O32-) 61 Bài 11: Cân bằng hóa học 66 Bài 12: Nồng độ dung dịch 88 Bài 13: Phương pháp phân tích khối lượng 102 Bài 14: Phương pháp phân tích thể tích 122 Bài 15: Phương pháp acid- base 133 Bài 16: Phương pháp tạo phức 144 Bài 17: Phương pháp kết tủa 163 Bài 18: Phương pháp oxy hóa – khử 184 Tài liệu tham khảo 202 2
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: HÓA PHÂN TÍCH Mã môn học/mô đun: MH 14 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học này nằm trong học phần cơ sở. Đây là môn học học bắt buộc trong chương trình đào tạo cao đẳng ngành Dược. - Tính chất: Nội dung môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về đại cương và định tính các cation và anion, các kỹ năng thực hành hóa định tính và định lượng. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: trong nghiên cứu khoa học hóa phân tích là những nghiên cứu hướng vào việc thiết kế cùng những quan sát định lượng biến, đo lường, phân tích có vai trò hỗ trợ nghiên cứu định tính bằng cách nhận biết những nhóm cần nghiên cứu sâu. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được các định nghĩa liên quan đến hóa định tính và định lượng. + Trình bày được các phản ứng của thuốc thử nhóm và thuốc thử đặc trưng với các ion. + Mô tả được các phản ứng để nhận biết các ion và định lượng. + Mô tả được các phương pháp phân tích ion theo hệ thống acid – base. - Về kỹ năng: + Làm được các phản ứng của thuốc thử nhóm và thuốc thử đặc trưng với các ion. + Vận dụng kiến thức để giải quyết được các sơ đồ phân tích định tính định lượng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Ý thức được tầm quan trọng của việc nhận diện được các ion có trong đời sống sinh hoạt hoạt lẫn trong ngành Dược. + Rèn luyện tính kỹ luật trong việc nâng cao trình độ, tác phong làm việc khoa học, thận trong chính xác, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp khi ra trường. Nội dung của môn học/mô đun: 3
  6. BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG HÓA PHÂN TÍCH Mục tiêu: - Về kiến thức + Trình bày được đối tượng, chức năng và phân loại của hoá học phân tích. + Nêu được nội dung của hoá học phân tích. - Về kỹ năng + Giải thích được các bước thực hiện của quy trình phân tích. + Thực hiện những kỹ thuật cơ bản trong hóa phân tích - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Nhận thức được tầm quan trọng của việc nhận diện được các ion có trong đời sống sinh hoạt lẫn trong ngành Dược. + Ứng dụng phân biệt được các kỹ thuật phân tích và phương pháp phân tích. Nội dung 1. Mở đầu Hoá phân tích là khoa học về các phương pháp xác định thành phần hoá học của chất và cấu trúc của các hợp phần có trong chất phân tích. Các phương pháp của Hoá phân tích cho phép xác định định tính một chất, nghĩa là có thể xác định xem chất phân tích được cấu tạo bởi những nguyên tố nào, nhóm chức nào, và phân tích xem các nguyên tố và các nhóm chức đó được sắp xếp và liên kết với nhau như thế nào (phân tích cấu trúc). Hoá phân tích nghiên cứu các phương pháp phân tích định lượng, dùng các phương pháp đó để xác định thành phần định lượng của các nguyên tố, các hợp chất hoá học trong chất phân tích. Nói về Hoá phân tích, người ta cho rằng đây là khoa học về các phương pháp và phương tiện của phân tích hoá học và trong mức độ nhất định xác định cấu trúc hoá học. Về phương tiện có thể hiểu đó là: dụng cụ, thuốc thử, chất chuẩn, ... Phương pháp và phương tiện của phân tích thay đổi thường đưa ra những hướng mới, sử dụng những nguyên tắc mới, cả những hiện tượng từ những lĩnh vực có từ xa xưa. Thí dụ, trong thực nghiệm phân tích hoá học hiện nay phương pháp vật lý giữ vai trò quan trọng đó là – phương pháp quang phổ và vật lý hạt nhân. 4
  7. Cần phân biệt khái niệm "hoá học phân tích" và "phân tích hoá học". Hoá phân tích là khoa học về các phương pháp phân tích, còn phân tích hoá học là những phương pháp được dùng trong thực tế để xác định thành phần hoá học của chất phân tích. Người ta còn phân biệt khái niệm “kỹ thuật phân tích” và “phương pháp phân tích”. Kỹ thuật phân tích là dựa trên các hiện tượng khoa học để thu thập thông tin về thành phần hoá học của chất phân tích. Thí dụ như kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao, kỹ thuật cực phổ. Phương pháp phân tích là ứng dụng cụ thể của một kỹ thuật phân tích để giải quyết một vấn đề phân tích. Phương pháp của phân tích đó là phương cách (cách) xác định, luận chứng rõ ràng, đánh giá toàn diện có căn cứ để xác định thành phần của đối tượng phân tích. Thí dụ phương pháp phân tích vitamin C bằng kỹ thuật cực phổ, phương pháp xác định phenol trong nước sông dùng kỹ thuật sắc ký. 2. Chức năng của hóa phân tích hiện đại Có thể chia ra làm 3 chức năng (lĩnh vực khoa học): 2.1. Giải quyết các vấn đề chung của phân tích Thí dụ: phát triển và hoàn thiện những luận thuyết về các phương pháp phân tích. 2.2. Nghiên cứu các phương pháp phân tích 2.3. Giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của phân tích Thí dụ: sự thành lập chuyên ngành Hoá phân tích về thuốc phòng chống dịch bệnh. Cấu trúc sâu của môn học này có thể chia ra phân tích định tính và phân tích định lượng. Phân tích định tính giải quyết vấn đề là các hợp phần nào có trong đối tượng phân tích, phân tích định lượng cho biết về hàm lượng của tất cả hay của từng hợp phần. 3. Phân loại 3.1. Phân loại theo đường lối phân tích - Tổng thể - Cục bộ - Trực tiếp - Gián tiếp - Phân hủy - Không phân hủy - Gián đoạn - Liên tục 3.2. Phân loại dựa theo thể tích và khối lượng chất phân tích - Phân tích thô: lượng mẫu thử chất rắn 0,1 - 1 g, lượng mẫu thử dung dịch từ 1 - 100 ml. - Phân tích bán vi lượng: lượng mẫu thử từ 0.01 - 0,1 g, dung dịch từ 0,1- 0,3 ml. - Phân tích vi lượng: lượng mẫu thử từ 10-3 -10-2 g, dung dịch từ 10-2 - 10-1 ml. - Phân tích siêu vi lượng: lượng mẫu thử từ 10-6 - 10-12 g, dung dịch từ 10-3 - 10-6 ml. 5
  8. 3.3. Phân loại dựa trên bản chất của các hợp phần của chất cần xác định - Phân tích đồng vị: chuyên ngành trong phân tích ít sử dụng, nhưng phân tích này thường dùng trong vật lý, mỏ, sinh học. Thí dụ như: xác định nước deuterium trong nước thường, cũng như của oxy "nặng" (đồng vị oxy 18) trong hỗn hợp với sự đồng vị phổ biến oxy 16. Phân tích đồng vị cần thiết khi nghiên cứu các nguyên tố nhân tạo. - Phân tích nguyên tố (nguyên tử - ion): phân tích những nguyên tố nào có trong đối tượng nghiên cứu, hàm lượng là bao nhiêu. - Phân tích phân tử: đây là sự phát hiện và xác định hợp chất hoá học được đặc trưng bằng khối lượng phân tử xác định. Thí dụ: phân tích hỗn hợp khí, xác định trong không khí những thành phần chính (N2, O2, CO2, O3, khí trơ). Một trong những phương pháp phân tích phân tử người ta sử dụng phương pháp sắc ký. - Phân tích nhóm chức: Đối với phân tích hoá hữu cơ còn có một dạng phân tích ở giữa phân tích nguyên tố và phân tử - đó là phân tích nhóm chức. Phân tích này trước hết xác định nhóm chức, nghĩa là xác định từng nhóm hữu cơ riêng biệt như nhóm carboxyl, hydroxyl, amin,... - Phân tích chất: Trong phân tích chất người ta xác định trong dạng nào có mặt hợp phần ta quan tâm trong đối tượng phân tích này và hàm lượng của những dạng này. Thí dụ: trong mức độ nào của sự oxy hoá có mặt nguyên tố As (III) hay As (V), trong trạng thái hoá học nào có mặt nguyên tố (thí dụ đồng trong khoáng chất có thể ở dạng oxyd hay sulfit hay hỗn hợp những hợp chất này). Phân tích chất có nhiều cái chung với phân tích phân tử hay tướng. - Phân tích tướng (pha): đó là phân tích đối tượng trong hệ dị thể. Thí dụ: sunfit và oxyd kẽm phân bố trong khoáng chất không đồng thể mà tạo những tướng khác nhau. Người ta dùng các phương pháp khác nhau để tách và xác định các hệ dị thể tham gia trong thành phần cấu trúc (các tướng) riêng biệt, khác nhau về tính chất, về cấu trúc vật lý và phân tách nhau bởi giới hạn bề mặt. 3.4. Phân loại theo bản chất của phương pháp Xác định theo đặc tính của tính chất đo hay theo khả năng ghi nhận tín hiệu tương ứng. Có thể chia ra: - Phương pháp hoá học: là phương pháp dựa trên những phản ứng hoá học. Thí dụ: phản ứng acid- base, oxy hoá - khử, kết tủa - hòa tan, tạo phức. 6
  9. - Phương pháp hoá lý, vật lý: phương pháp vật lý dựa trên những hiện tượng và quá trình vật lý như phương pháp quang phổ, phương pháp so màu, vật lý hạt nhân,... - Phương pháp sinh học: dựa trên những hiện tượng của cuộc sống (trao đổi chất, tăng trưởng, ức chế của vi sinh vật...), thí dụ như phương pháp phân tích vi sinh vật là dựa vào quá trình trao đổi chất của vi sinh vật. Bằng phương pháp vi sinh vật người ta định lượng các thuốc kháng sinh, kháng nấm, vitamin,... 4. Phân tích định tính và phân tích định lượng 4.1. Phân tích định tính Phân tích định tính là xác định các nguyên tố, các ion, các phân tử có trong thành phần chất phân tích. Để tiến hành phương pháp định tính người ta dùng nhiều phương pháp có bản chất khác nhau, các kỹ thuật, các đường lối khác nhau: phương pháp hoá học, vật lý và hoá lý. 4.1.1. Phương pháp hoá học Phương pháp hoá học là những phương pháp định tính dựa trên các phản ứng hoá học. Những phương pháp trong phân tích được sử dụng rộng rãi trong thực tế, phương pháp này không đòi hỏi trang bị phức tạp nhưng còn có một số nhược điểm là: trong trường hợp cần phải tách chất ra khỏi các tạp chất và phải tách ở dạng tinh khiết thường rất khó khăn, đôi khi không thực hiện được, không phát hiện được những lượng chất rất nhỏ. 4.1.2. Phương pháp vật lý và hoá lý Phương pháp vật lý và hoá lý là những phương pháp dựa trên các tính chất vật lý của các chất cần phân tích. Thí dụ: Sự nhuộm màu ngọn lửa đèn khí không màu thành màu đặc trưng do các hợp chất bay hơi của một số nguyên tố hoá học Na+, K+,... Phương pháp so màu ngọn lửa: Ngọn lửa Na+ có màu vàng, K+ có màu tím, Ba2+ có màu xanh lục nhạt. Phương pháp phân tích quang phổ hồng ngoại, phương pháp đo quang (quang phổ hấp thụ), phương pháp cực phổ, phương pháp sắc ký v.v... Dùng phương pháp vật lý và hoá lý có thể tách được các nguyên tố mà chúng khó bị tách bởi các phương pháp hoá học, phương pháp vật lý và hoá lý có độ nhạy và độ chính xác cao nhưng phải 7
  10. có trang bị phức tạp, máy móc đắt tiền không phải tất cả các cơ sở đều trang bị được nên phương pháp hoá học vẫn đóng vai trò quan trọng trong công tác phân tích. 4.2. Phân tích định lượng Phân tích định lượng cho phép xác định thành phần về lượng các hợp phần của hợp chất đã cho hoặc của hỗn hợp các chất. Khác với phân tích định tính, phân tích định lượng cho khả năng xác định hàm lượng của các hợp phần riêng rẽ của chất phân tích hoặc hàm lượng chung của chất cần xác định trong chất nghiên cứu. Các phương pháp dùng trong phân tích định lượng: 4.2.1. Phương pháp phân tích hoá học - Phân tích trọng lượng (phân tích khối lượng) Phương pháp này dựa vào phản ứng kết tủa các chất cần định lượng với thuốc thử. Kết tủa được tách ra khỏi dung dịch, rửa thật sạch rồi nung hoặc làm khô sau đó đem cân. Từ khối lượng của kết tủa ta xác định được khối lượng của chất cần định lượng. Phương pháp này mất nhiều thời gian nhưng khá chính xác. - Phân tích thể tích (chuẩn độ) Phương pháp này dựa trên sự đo thể tích dung dịch thuốc thử đã biết chính xác nồng độ cần dùng cho phản ứng với chất cần định lượng. Phương pháp này rất phổ biến, dựa trên các phản ứng trung hòa, tạo phức, tạo kết tủa, oxy hoá - khử,... 4.2.2. Phương pháp phân tích vật lý và hoá lý (phương pháp phân tích dụng cụ) - Phương pháp phân tích vật lý Các phương pháp phân tích định lượng cho phép xác định thành phần của chất cần phân tích không dùng đến các phản ứng hoá học. Để xác định thành phần chất cần phân tích có thể đo các chỉ số về các tính chất vật lý như: hệ số khúc xạ, độ dẫn điện, nhiệt,... - Phương pháp hoá lý Các phương pháp phân tích dựa trên sự thay đổi tính chất vật lý của một hệ cần phân tích, sự thay đổi đó xảy ra do các phản ứng hoá học xác định. Các phương pháp vật lý, hoá lý thường dùng: các phương pháp sắc ký, các phương pháp đo quang, phương pháp điện hoá, cực phổ, điện di,... 5. Các bước thực hiện của một quy trình phân tích 5.1. Mẫu thử - xác định đối tượng 8
  11. Đầu tiên phải xác định rõ mục tiêu (cần những thông tin gì) và yêu cầu phân tích (định tính hay định lượng). Thu thập thông tin về mẫu thử: bản chất, nguồn gốc, cách lấy mẫu, tình trạng mẫu và bảo quản mẫu. 5.2. Lựa chọn phương pháp Lựa chọn phương pháp phân tích dựa trên những thông tin có trước như: cỡ mẫu phân tích, phương tiện phân tích, yêu cầu phân tích,.. Để đạt kết quả phân tích tốt phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn phương pháp. 5.3. Lấy mẫu thử Đây là bước quan trọng nhất trong cả quy trình phân tích. Chọn mẫu đại diện có thành phần phản ánh đúng thành phần mẫu cần phân tích. Từ mẫu đại diện chọn và chuẩn bị mẫu làm thí nghiệm và phân tích theo yêu cầu. 5.4. Xử lý mẫu thử Để phân tích, mẫu thử phải được xử lý là tách các chất cản trở ra khỏi hỗn hợp trước khi đo. Đây là giai đoạn quan trọng trong phân tích. 5.5. Tiến hành đo các chất phân tích Sử dụng những dụng cụ, máy móc thích hợp để đo chất cần phân tích. 5.6. Tính toán - xử lý kết quả phân tích Các dữ liệu thu được xử lý theo toán thống kê để đánh giá độ tin cậy của kết quả đo được. Các bước trên liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong thực tế, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, các bước tiến hành trên được đơn giản hoá hoặc bỏ qua một số bước, hoặc thực hiện đúng các bước trên. 6. Hóa phân tích liên quan tới các khoa học khác Hoá phân tích không thể và không chỉ là một phần của ngành hoá học mà nó liên quan mật thiết với các ngành khác như: vật lý và kỹ thuật. Phân tích hoá học phần lớn dựa trên các thành tựu của quang phổ (quang học, phóng xạ...), vật lý hạt nhân và nhiều phần khác của vật lý. Các phương pháp phân tích hoá học được sử dụng trên nền tảng các thành tựu của các ngành hoá khác như: lý thuyết về cân bằng hoá học, điện hoá, động hoá học, hoá vô cơ, hoá hữu cơ, hoá keo. Ngoài ra Hoá phân tích còn liên quan tới toán học và sinh học. Như vậy có thể nói rằng Hoá phân tích là đặc trưng của khoa học gồm nhiều ngành, khoa học liên quan. 9
  12. 7. Hóa phân tích với ngành dược Trong ngành Dược, Hoá học phân tích giữ vai trò quan trọng. Nó có mặt trong suốt quá trình sản xuất (kiểm nghiệm nguyên liệu, bán thành phẩm, và sản phẩm cuối cùng), bảo quản, lưu thông và sử dụng thuốc. Các phương pháp phân tích sử dụng rất phong phú và đa dạng thuộc các lĩnh vực: vật lý, hoá học và sinh học. Hiện nay người ta còn quan tâm nhiều tới các phương pháp kiểm nghiệm dùng trong đối tượng sinh học, (thí dụ như phân tích máu, nước bọt, dịch não tủy, góp phần vào các nghiên cứu sinh dược học và dược động học). 8. Ứng dụng và hướng phát triển của hóa phân tích 8.1. Ứng dụng Hoá phân tích đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhiều môn khoa học tự nhiên: hoá học, địa chất, địa lý, khoáng vật học, vật lý, sinh học, sinh hoá, nông hoá, y dược học. Trong những lĩnh vực này để thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học đều đòi hỏi phải áp dụng các phương pháp phân tích. Dựa vào các thông tin của phân tích hoá học mà các nhà địa chất tìm kiếm các khoáng chất. Dựa vào kết quả phân tích máu các thầy thuốc chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của con người. Sự định lượng các ion K+, Ca2+, Na+ trong dịch tế bào động vật cho phép các nhà sinh lý học nghiên cứu vai trò của các ion này trong sự dẫn truyền luồng thần kinh cũng như trong cơ chế co và duỗi của các cơ. Các nhà hoá học giải thích các cơ chế phản ứng hoá học nhờ vào việc nghiên cứu vận tốc phản ứng, nhờ có các phương pháp phân tích hiện đại mà người ta tổng hợp được các chất hoá học mới, ... 8.2. Hướng phát triển Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến đòi hỏi chuyên ngành Hoá phân tích ngày một hoàn thiện, để đáp ứng nhu cầu trên Hoá phân tích tiến tới phải giải quyết được 5 vấn đề sau: 8.2.1. Xác định và giải quyết những khó khăn trong Hoá phân tích Cần phải xác định các thông tin cụ thể (định tính, định lượng, tính chất, chức năng). Xác định tình huống cụ thể. 8.2.2. Thiết kế một quy trình phân tích Thiết lập tiêu chuẩn cho một quy trình phân tích (độ chính xác, độ đúng, độ nhạy, chi phí, quy mô thực hiện, tiến độ thực hiện...) Xác định các yếu tố cản trở. Lựa chọn phương pháp. 10
  13. Thiết lập các tiêu chuẩn thẩm định. Cách lấy mẫu. 8.2.3. Thực hiện và thu thập dữ liệu Kiểm định dụng cụ và trang thiết bị. Chuẩn hoá thuốc thử. Thu thập dữ liệu. 8.2.4. Xử lý dữ liệu - Giảm hoặc biến đổi dữ liệu. - Đánh giá kết quả. - Phân tích thống kê. - Biểu thị kết quả. 8.2.5. Thực hiện đánh giá của cơ sở bên ngoài Kiểm tra đánh giá lại kết quả ở phòng thí nghiệm của cơ sở bên ngoài. Tuỳ điều kiện thực tế, tình hình cụ thể của cơ sở có thể không giải quyết được ngay hết các vấn đề mà từng bước giải quyết tiến tới hoàn chỉnh như các yêu cầu đặt ra. Hiện nay ở nước ta ngành Dược đang phát triển, các xí nghiệp Dược cổ phần trong nước và liên doanh đã ra đời, bên cạnh đó các phòng bào chế ở các khoa Dược các bệnh viện cũng phát triển không ngừng, ngoài ra các nguồn thuốc nhập khẩu cũng rất phong phú từ các nước phát triển và đang phát triển. Để đảm bảo chất lượng thuốc sản xuất và thuốc xuất nhập khẩu đến tay người tiêu dùng, công tác kiểm nghiệm thuốc ngày càng được quan tâm, vì vậy người Dược sĩ cần trang bị những kiến thức vững vàng về Hoá học phân tích. Ngoài công tác kiểm nghiệm thuốc, các công tác khác trong các phòng thí nghiệm hoá dược, dược lý, dược liệu, dược lâm sàng, sinh hoá, độc chất,... cũng đòi hỏi những kiến thức về Hoá học phân tích. TỪ KHOÁ - Hoá học phân tích - Phân tích chất - Phân tích định lượng - Phân tích vi lượng, bán vi lượng, siêu vi lượng - Phân tích phân tử - Phân tích nguyên tố - Phân tích định tính - Quy trình phân tích CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Cho biết đối tượng của hoá học phân tích. Sự liên quan của hoá học phân tích với ngành Dược và các môn khoa học khác. 2. Thế nào là phân tích định tính? Nêu các phương pháp phân tích trong phân tích định tính. 3. Nêu các phương pháp dùng để phân tích định lượng. 11
  14. 4. Trình bày các bước thực hiện của một quy trình phân tích. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu 1 và 2 sao cho phù hợp: 1. Hoá phân tích là khoa học về sự xác định………………..của chất phân tích a. phản ứng hoá học c. thành phần e. tính chất hoá học b. thành phần hoá học d. nhóm chức 2. Phân tích định lượng cho phép xác định…………….của các hợp phần trong chất nghiên cứu: a. cấu trúc c. thể tích e. hàm lượng b. thành phần d. trọng lượng 3. Phương pháp hoá học là phương pháp dựa trên a. tính chất hoá học c. phản ứng hoá học e. cấu trúc hoá học b. thành phần hoá học d. hiện tượng hoá học 4. Hoá phân tích đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của môn khoa học a. y dược học c. khoáng vật học e. chỉ câu a,b b. địa chất d. tất cả các câu trên 5. Có mấy bước chủ yếu của một quy trình phân tích a. 3 c. 5 e. 7 b. 4 d. 6 12
  15. BÀI 2: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH CÁC ION TRONG DUNG DỊCH Mục tiêu: - Về kiến thức + Trình bày được sự khác nhau giữa: phản ứng tách và phản ứng xác định + Trình bày thuốc thử nhóm, thuốc thử chọn lọc và thuốc thử đặc hiệu Trình bày được đối tượng, chức năng và phân loại của hoá học phân tích. - Về kỹ năng + Giải thích được độ nhạy tuyệt đối và độ nhạy tương đối của một phản ứng. + Thực hiện những kỹ thuật cơ bản trong hóa phân tích + Giải thích được sự khác nhau giữa các phương pháp trong phân tích định tính: - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Lập được sơ đồ phân tích tổng quát 6 nhóm cation theo phương pháp acid-base + Ứng dụng phân biệt được tên các thuốc thử nhóm anion và viết phản ứng minh họa. Nội dung Theo định nghĩa rộng, nhiệm vụ của phân tích định tính là sử dụng các phương pháp phân tích (hóa học hay vật lý-hóa lý) để cho biết: có những nguyên tố, phân tử, nhóm nguyên tử trong phân tử, hay ion nào trong một mẫu vật cần nghiên cứu. 1. Các phương pháp phân tích định tính 1.1. Phương pháp hóa học: là phương pháp định tính dựa trên các phản ứng hóa học. Phương pháp này không cần trang thiết bị phức tạp nên tiết kiệm và dễ thực hiên. Tuy nhiên, nó đòi hỏi thời gian tương đối dài và lượng chất phân tích tương đối lớn. 1.2. Phương pháp vật lý - hóa lý: Là phương pháp phân tích định tính dựa trên các tính chất vật lý và hóa lý của mẫu vật cần kiểm nghiệm. Ví dụ, các phương pháp thường dùng là: a. Phương pháp soi tinh thể: Dùng kính hiển vi để phát hiện các tinh thể có màu sắc và hình dạng đặc trưng của một hợp chất. Chẳng hạn, ion Na+ tạo tinh thể hình mặt nhẫn màu vàng lục nhạt với thuốc thử Streng. b. Phương pháp so màu ngọn lửa: Đốt các hợp chất dễ bay hơi của các nguyên tố trên ngọn lửa đèn gas không màu rồi quan sát. Chẳng hạn, ngọn lửa stronti cho màu đỏ son, kali màu tím, natri màu vàng, bari màu lục nhạt. 13
  16. c. Các phương pháp dụng cụ: Là những phương pháp dùng các máy, thiết bị hoạt động theo những nguyên lý xác định để phân tích định tính. Ví dụ, sắc ký, quang phổ phát xạ, quang phổ hấp thụ, huỳnh quang, cực phổ. Các phương pháp vật lý – hóa lý có độ nhạy và độ chính xác cao, nhưng đòi hỏi trang thiết bị phức tạp. 1.3. Phân tích ướt và phân tích khô a. Phân tích ướt: Là phương pháp định tính được tiến hành với các dung dịch. Mẫu vật rắn cần kiểm nghiệm phải được hòa tan trong nước, trong acid, trong dung dịch cường thủy hay trong các dung môi hữu cơ. b. Phân tích khô: Tiến hành phân tích với các chất rắn hoặc với dung dịch bằng đường lối khô. Chẳng hạn: - Thử màu ngọn lửa: Khi đốt muối Sr2+ hoặc dung dịch chứa ion Sr2+, xuất hiện ngọn lửa màu đỏ son. - Điều chế ngọc màu với natri borat: ngọc màu lam là có muối cobalt, ngọc màu lục là có muối crom. 1.4. Phân tích riêng biệt và phân tích hệ thống a. Phân tích riêng biệt: Là xác định trực tiếp một ion trong hỗn hợp nhiều ion bằng một phản ứng đặc hiệu – phản ứng chỉ xảy ra với riêng ion đó. Ta có thể lấy từng phần dung dịch phân tích để thử riêng từng ion mà không cần theo một thứ tự nhất định nào. Chẳng hạn, xác định Iod (cũng ở dạng ion I3-) trong dung dịch bằng hồ tinh bột, phản ứng đặc hiệu cho màu xanh. Thực tế, không nhiều ion có phản ứng thật đặc hiệu. Do đó, phân tích riêng biệt chỉ được sử dụng trong sự kết hợp với phân tích hệ thống b. Phân tích hệ thống: Là tiến hành xác định ion theo một thứ tự nhất định. Trước khi xác định một ion phải loại bỏ hoặc khóa lại các ion cản trở – là các ion có phản ứng với thuốc thử giống như ion cần tìm. Chẳng hạn, người ta thường dùng thuốc thử amoni oxalat (NH4)2C2O4 để xác định ion Ca2+ qua phản ứng: Ca2+ + C2O42- CaC2O4 ↓ màu trắng Tuy nhiên, Ba2+ cũng cho phản ứng tương tự, do đó trước hết cần phải loại ion này (nếu có) khỏi dung dịch nhờ phản ứng với cromat trong môi trường acid acetic: 14
  17. Ba2+ + CrO42- BaCrO4 ↓ màu vàng Để phân tích hệ thống một hỗn hợp nhiều ion, người ta thường dùng các thuốc thử nhóm để chia các ion thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có thể lại chia thành các phân nhóm, và cuối cùng được tách thành từng ion riêng biệt để xác định. Trình tự tiến hành như vậy tạo nên những sơ đồ phân tích tổng quát và sơ đồ phân tích nhóm. 2. Các phản ứng dùng trong phân tích định tính 2.1. Các loại phản ứng a. Phản ứng theo bản chất hóa học: - Phản ứng hòa tan. Ví dụ: CaCl2/nước = Ca2+ + 2Cl- CaCO3 + 2HCl = CaCl2 + CO2↑ + H20 - Phản ứng kết tủa. Ví dụ: Ag+ + Cl- = AgCl↓ - Phản ứng trung hòa. Ví dụ: Ba(OH)2 + 2HCl = BaCl2 + 2H20 - Phản ứng tạo chất bay hơi. Ví dụ: NH4NO3 + NaOH = NH3↑ + NaNO3 + H20 - Phản ứng oxy-hóa khử. Ví dụ: 2Mn2+ + 5PbO2 + 4H+ = 2MnO4- + 5Pb2+ + 2H20 - Phản ứng tạo phức. Ví dụ: Hg2+ + 4I- = [HgI4]2- b. Phản ứng theo mục đích phân tích: - Phản ứng tách: Nhằm chia các chất, các ion thành những nhóm nhỏ, hay để tách riêng một ion, một chất dùng cho phản ứng xác định. - Phản ứng đặc trưng hay xác định: Nhằm tìm một ion khi nó đã được cô lập hay khi còn trong hỗn hợp. - Phản ứng tạo điều kiện cho tách và xác định, như: + Phản ứng “khóa” hay loại ion cản trở. + Phản ứng “mở khóa” hoặc phá phức để giải phóng ion cần tìm. 15
  18. + Phản ứng điều chỉnh pH môi trường để hòa tan, kết tủa hoặc trung hòa chất cần phân tích. 2.2 Độ nhạy và tính đặc hiệu của phản ứng Các phản ứng dùng trong phân tích định tính cần phải nhanh, nhạy, đặc hiệu, có dấu hiệu dễ nhận biết (như kết tủa, tạo màu, màu thay đổi trong các dung môi hay điều kiện phản ứng, sinh khí có đặc điểm riêng ...), xảy ra hoàn toàn. Tuy nhiên, tùy theo mục đích phân tích mà phản ứng được lựa chọn chỉ cần đạt một vài yêu cầu cụ thể, không nhất thiết phải có đủ các đặc tính đã nêu. Chẳng hạn, khi tách riêng một ion bằng cách kết tủa thì phản ứng phải hoàn toàn. Nhưng chỉ để định tính ion đó thì không cần phải như vậy. Hai yêu cầu quan trọng đối với một phản ứng định tính là độ nhạy và tính đặc hiệu. 2.2.1. Độ nhạy của phản ứng: Là lượng chất tối thiểu có thể phát hiện được bằng phản ứng đó trong những điều kiện xác định. Có 2 cách biểu thị độ nhạy: a. Độ nhạy tuyệt đối hay giới hạn phát hiện: Là lượng chất nhỏ nhất, thường tính bằng microgam (1 mcg = 10-6 g) trong một mẫu đem thử, còn được phát hiện bằng một phản ứng nào đó. b. Độ nhạy tương đối: Là nồng độ giới hạn (hay độ pha loãng giới hạn), thường tính theo g/mL, còn được phát hiện bằng một phản ứng trong điều kiện xác định. Ví dụ: Phản ứng kết tủa xác định Na+ bằng thuốc thử Streng trong ống nghiệm có độ nhạy tuyệt đối là 10 mcg, nghĩa là tối thiểu phải có 10 mcg Na+ trong một mẫu đem thử. Mặt khác, để quan sát được rõ ràng trong ống nghiệm thì thể tích dung dịch mẫu đem thử ít nhất là 0,5 mL. Vì vậy, độ nhạy tương đối bằng 2.10-5 g (Na+)/mL. Cũng phản ứng đó nhưng thực hiện bằng cách soi tinh thể dưới kính hiển vi, thì thể tích dung dịch mẫu thử chỉ cần 0,001 mL, theo đó độ nhạy tương đối vẫn là 2.10-5 g/mL (hay độ pha loãng là 1/50.000 so với đơn vị nồng độ g/mL), nhưng độ nhạy tuyệt đối sẽ là 0,02 mcg (nhạy hơn 500 lần so với phản ứng trong ống nghiệm). Ví dụ trên đây cho thấy, độ nhạy phụ thuộc cách thực hiện phản ứng. Ngoài ra, độ nhạy còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, nồng độ thuốc thử, sự có mặt của các ion lạ... Có một số cách để làm tăng độ nhạy của phản ứng. Chẳng hạn, dung dịch iod rất loãng trong nước có màu vàng khó nhận biết, nhưng khi chiết iod vào cloroform màu tím xuất hiện rất rõ ràng. 16
  19. 2.2.2. Tính đặc hiệu của phản ứng: Là trong những điều kiện xác định, có thể dùng phản ứng (hay thuốc thử) đó để xác định một chất khi có mặt các chất khác. Tính đặc hiệu của một phản ứng có thể biểu thị bằng giá trị: F= Lượng ion cần phát hiện/Lượng ion lạ cùng có mặt Tất nhiên, F càng nhỏ, phản ứng càng đặc hiêu. Ví dụ: KI là thuốc thử đặc hiệu của ion Hg2+ vì nó cho tủa màu đỏ son HgI2 rất dễ nhận ra, dù nồng độ Hg2+ rất nhỏ nằm lẫn trong nhiều ion khác. Hơn nữa màu đỏ dễ dàng biến mất nếu cho dư KI do tạo thành phức [HgI4]2- tan và không màu. 2.3. Thuốc thử trong các phản ứng định tính a. Yêu cầu của thuốc thử trong phân tích: Phải tinh khiết, nhạy và đặc hiêu. - Độ tinh khiết là yêu cầu quan trọng nhất. Các thuốc thử hóa học xếp theo độ tinh khiết tăng dần như sau: - Loại kỹ thuật thường để làm nguyên liệu ban đầu. - Loại tinh khiết để thử nghiệm hóa học nói chung. - Loại tinh khiết để phân tích. - Loại tinh khiết hóa học để làm chất chuẩn. - Loại tinh khiết quang học để dùng trong phân tích quang phổ. b. Thuốc thử theo tác dụng phân tích: gồm các loại - Thuốc thử nhóm: Là thuốc thử có tác dụng giống nhau lên một nhóm các ion. Ví dụ, HCl là thuốc thử của nhóm Ag+, Pb2+, Hg22+. - Thuốc thử chọn lọc: Là thuốc thử có tác dụng giống nhau trên một số ion mà các ion này có thể thuộc các nhóm phân tích khác nhau. Chẳng hạn, NH3 có thể tạo phức tan và không màu với một số ion ở nhiều nhóm phân tích. - Thuốc thử đặc hiệu hay thuốc thử riêng: Là thuốc thử chỉ cho phản ứng đặc hiệu với một ion hoặc với một chất. Ví dụ, hồ tinh bột cho màu xanh chỉ với iod, dimethyglyoxim trong môi trường amoniac tạo thành chỉ với ion Ni2+ một kết tủa màu đỏ hồng. 3. Phân tích định tính cation theo phương pháp acid-base Để phân tích định tính các cation, người ta có thể dùng đường lối phân tích riêng biệt hay phân tích hệ thống, thông thường là kết hợp cả hai cách này. 17
  20. Trong hóa học, đường lối phân tích hệ thống các cation trong dung dịch đã được xây dựng khá chặt chẽ: từ một phần dung dịch cần phân tích (còn gọi là dung dịch ban đầu, dung dịch gốc) người ta lần lượt tách từng nhóm, từng phân nhóm, rồi tách riêng từng cation để xác định các cation có mặt trong dung dịch. Có hai đường lối chủ yếu để phân tích hệ thống các cation là đường lối theo phương pháp dùng H2S và đường lối theo phương pháp acid-base. Đường lối theo phương pháp dùng H2S dựa trên sự khác nhau về độ tan của nhiều sulfid kim loại để tách các cation thành 5 nhóm. Đường lối này khá chặt chẽ, cho kết quả chính xác, phát hiện triệt để các cation kể cả khi chúng nằm trong phức chất. Tuy nhiên, đường lối này có nhược điểm chủ yếu là H2S rất độc hại, mùi khó chịu và trong quá trình phân tích thường gặp các dung dịch keo của S rất khó xử lý. Vì thế, ngày nay, phương pháp dùng H2S hầu như không còn được sử dụng. Đường lối phân tích hệ thống cation theo phương pháp acid-base chủ yếu dựa trên khả năng tạo kết tủa, tạo phức với các acid-base là HCl, H2SO4, NaOH, NH4OH. Bảng 6 và Sơ đồ 5 chỉ ra sự hình thành 6 nhóm cation cơ bản và đường lối phân tích tổng quát. Nhóm cation cơ bản đã tách lại được phân tích thành từng phân nhóm, rồi từng cation để nhận biết nhờ các phản ứng xác định hoặc phản ứng với thuốc thử đặc hiệu (xem các sơ đồ ở các bài tiếp sau). Bảng 1. Sự hình thành 6 nhóm cation theo phương pháp acid-base Thuốc thử Các Cation Sản phẩm tạo thành với Nhóm nhóm thuộc nhóm thuốc thử nhóm I HCl Ag+, Hg22+, Pb2+ AgCl, Hg2Cl2, PbCl2 Nhóm Ba2+, Sr2+ BaSO4, SrSO4, CaSO4, acid II H2SO4 loãng Ca2+, (Pb2+) (PbSO4) Al3+, Cr3+, Zn2+ NaOH dư + AlO2-, CrO42-, ZnO22- III Sn2+, Sn4+ Nhóm H2 O2 SnO32-, AsO43- 3+ 5+ As , As base Fe2+, Fe3+, Sb3+ Fe(OH)2, Fe(OH)3, Sb(OH)3 IV (NaOH) Sb5+, Bi3+, Mn2+ Sb(OH)5, Bi(OH)3, Mn(OH)2 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2