intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hoạt động team building trong du lịch (Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

21
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Hoạt động team building trong du lịch (Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Trình độ: Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được thế nào là hoạt động team buiding, lịch sử hình thành và phát triển cũng như các loại hình hoạt động team building; phân biệt được hoạt động team building thông thường và hoạt động team building trong du lịch; trình bày được quy trình tổ chức thực hiện chương trình teambuilding; trình bày được kết cấu một chương trình teambuilding;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hoạt động team building trong du lịch (Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HÀ NỘI GIÁO TRÌNH Môn học: Hoạt động team building trong du lịch Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Trình độ: Cao đẳng (Ban hành kèm theo Quyết định số:......../QĐ... ngày.... tháng..... năm.......) HÀ NỘI, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Kinh tế phát triển, đời sống con ngƣời ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao, nhu cầu đi du lịch của con ngƣời ngày càng trở nên nhiều hơn. Những chuyến du lịch thuần túy trở nên nhàm chán với khách du lịch, vì vậy trong những năm gần đây, các công ty lữ hành phải nghiên cứu xây dựng các chƣơng trình du lịch mới nhằm thu hút khách trong đó chƣơng trình du lịch kết hợp với các hoạt động teambuilding phát triển mạnh và đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc vai trò của hoạt động Teambuilding trong sự phát triển của hoạt động du lịch, trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại và Du lịch đã xây dựng học phần Hoạt động Teambuilding trong du lịch cho chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nhằm giúp sinh viên tiếp cận và cập nhật xu hƣớng phát triển chung. Học phần Hoạt động Teambuilding trong du lịch là học phần mới, chƣa có giáo trình cũng nhƣ chƣa có nhiều tài liệu tham khảo. Để nâng cao chất lƣợng dạy và học cho sinh viên, Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại và Du lịch Hà Nội tổ chức biên soạn Giáo trình Hoạt động Teambuilding. Đây là cuốn giáo trình có sự tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan cùng với sự bổ sung, cập nhật các kiến thức thực tế. Giáo trình bao gồm các phần nội dung chính nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan về hoạt động teambuilding và teambuilding trong du lịch. Chƣơng 2: Quy trình tổ chức thực hiện chƣơng trình teambuilding trong du lịch. Chƣơng 3: Một số trò chơi ứng dụng trong hoạt động du lịch. Với nội dung tƣơng đối đầy đủ, cập nhật kiến thức thực tế, tài liệu này ngoài việc đáp ứng nhu cầu dạy và học còn có thể xem là tài liệu tham khảo cho nhân viên đang làm du lịch. Tôi xin chân thành cảm ơn các tác giả có tài liệu hoặc ý kiến mà tôi đã tham khảo, cảm ơn sự hỗ trợ và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa Khách sạn Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành giáo trình này. Hà nội, ngày tháng năm 2019 Chủ biên
  4. MỤC LỤC Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TEAMBUILDINGVÀ HOẠT ĐỘNG TEAMBUILDING TRONG DU LỊCH………………………………………1 1. Khái quát về hoạt động teambuilding ........................................................... 1 1.1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động teambuilding .............................. 1 1.2. Khái niệm Teambuilding ................................................................................ 3 1.3. Đặc trưng, chức năng của hoạt động teambuilding ...................................... 6 1.4 Phân loại ......................................................................................................... 7 2. Hoạt động teambuilding trong du lịch ........................................................ 10 2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 10 2.2 Vai trò ............................................................................................................ 10 2.3. Các thành phần tham gia ............................................................................. 12 2.4. Đặc điểm củ tổ chức hoạt động teambuilding ........................................... 14 2.5. Phân loại ...................................................................................................... 15 3. Sự khác biệt giữa teambuilding thông thƣờng và teambuilding trong du lịch. ............................................................................................................... 18 Chƣơng 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH TEAMBUILDING TRONG DU LỊCH ........................................................... 20 1. Quy trình tổ chức thực hiện hoạt động Teambuilding .............................. 20 1.1. Tiếp nhận thông tin ...................................................................................... 20 1.2. Hình thành chủ đề, ý tưởng chương trình .................................................... 21 1.3. Xây dựng chương trình................................................................................. 22 1.4. Lập dự toán ngân sách cho hoạt động Teambuilding.................................. 28 1.5. Trình bày và thuyết phục khách hàng .......................................................... 38 1.6. Lập kế hoạch tổ chức chương trình ............................................................. 39 1.7. Chuẩn bị và tổ chức hoạt động teambuilding .............................................. 46 1.8. Kết thúc chương trình................................................................................... 70 2. Kết cấu một chƣơng trình teambuilding..................................................... 70 3. Những sự cố thƣờng gặp trong hoạt động tổ chức Teambuilding ........... 71 3.1. Rủi ro về nhân lực ........................................................................................ 71 3.2. Rủi ro về đạo cụ ........................................................................................... 71 3.3. Những sự cố xảy ra với người chơi .............................................................. 72 3.5 Rủi ro về thời tiết ........................................................................................... 72 Chƣơng 3: MỘT SỐ TRÕ CHƠI ỨNG DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ........................................................................................................... 74 1. Khái quát về trò chơi .................................................................................... 74 1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 74 1.2. Mục đích củ trò chơi .................................................................................. 74 1.3. Các yêu cầu củ trò chơi.............................................................................. 75 2. Phân loại trò chơi .......................................................................................... 75 2.1. Theo tính chất nội dung củ trò chơi ........................................................... 75 2.2. Theo đối tượng th m gi .............................................................................. 76 2.3. Theo số lượng và thời gi n........................................................................... 76
  5. 2.4. Theo đị điểm ............................................................................................... 77 3. Quy trình tổ chức trò chơi ............................................................................ 77 3.1. Gi i đoạn chuẩn bị ....................................................................................... 77 3.2. Ổn định tổ chức ............................................................................................ 77 3.3. Giới thiệu trò chơi ........................................................................................ 77 3.4. Hướng dẫn cách chơi, luật chơi ................................................................... 78 3.5. Chơi nháp ..................................................................................................... 78 3.6. Tiến hành chơi thật ...................................................................................... 78 3.7. Ngừng đúng lúc ............................................................................................ 78 4. Một số trò chơi ứng dụng trong hoạt động du lịch. ................................... 79 4.1. Một số trò chơi trong phòng - Games indoor .............................................. 79 4.2. Một số trò chơi ngoài trời - Games outdoor ................................................ 89
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU ảng 2.1. ảng thống kê chi phí theo khoản mục dự toán) ............................... 30 ảng 2.2. ảng thống kê chi phí chi tiết cho từng khoản mục dự toán) ........... 31 ảng 2.3: ảng thống kê chi phí chi tiết cho từng khoản mục dự toán) ........... 35 ảng 2.4: ảng ự toán ngân sách tổng thể ...................................................... 36 Bảng 2.5: Bảng báo giá chương trình te mbuilding công ty ảo Việt............... 38 ảng 2.6: ảng kế hoạch thực hiện chương trình teambuilding ........................ 43 Bảng 2.7 Các danh mục dụng cụ chơi te mbuilding cho một đoàn khách.............. 67
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Biển Hạ Long ...................................................................................... 48 Hình 2.2: Đảo Hòn Dấu ...................................................................................... 51 Hình 2.3: Biển Cát Bà ......................................................................................... 49 Hình 2.4: Biển Sầm Sơn ...................................................................................... 53 Hình 2.5: Biển Cửa Lò ........................................................................................ 53 Hình 2.6: Biển Thiên Cầm................................................................................... 52 Hình 2.7: Biển Nhật Lệ ....................................................................................... 51 Hình 2.8: Biển Mỹ Khê........................................................................................ 50 Hình 2.9: Biển Ninh Chữ..................................................................................... 54 Hình 2.10: Biển Cà Ná ........................................................................................ 55 Hình 2.11: Biển Mũi Né ...................................................................................... 56 Hình 2.12: Biển Vũng Tàu .................................................................................. 56 Hình 2.13: Biển Phú Quốc .................................................................................. 57 Hình 2.14: Asean Resort ..................................................................................... 58 Hình 2.15: Thảo Viên Resort .............................................................................. 58 Hình 2.16: Zen resort .......................................................................................... 59 Hình 2.17: Hoàng Long resort ............................................................................ 59 Hình 2.18: Tản Đà resort .................................................................................... 60 Hình 2.19: Yên Bài resort ................................................................................... 61 Hình 2.20: Lemont Ba Vì Resort ......................................................................... 61 Hình 2.21: Văn Minh Resort ............................................................................... 62 Hình 2.22: Đại Lải Fl mingo resort ................................................................... 62 Hình 2.23: Sông Hồng resort .............................................................................. 63 Hình 3.1: Trò chơi “Đập bóng” ......................................................................... 80 Hình 3.2: Trò chơi “ ịt mắt bắt sâu” ................................................................. 82 Hình 3.3: Trò chơi “ ệ đỡ hoàn hảo” ................................................................ 82 Hình 3.4: Trò chơi “Chuyền bóng vạch đích” ................................................... 83 Hình 3.5: Trò chơi “Xây kim tự tháp” ................................................................ 84 Hình 3.6: Trò chơi “Sáng tạo mục tiêu” ............................................................ 85 Hình 3.7: Trò chơi “T m s o thất bản” ............................................................. 86 Hình 3.8: Trò chơi “Giữ mục tiêu” .................................................................... 86 Hình 3.9: Trò chơi “Vượt chướng ngại vật” ...................................................... 88 Hình 3.10: Trò chơi “Chuyền dây” .................................................................... 89 Hình 3.11: Trò chơi “Tìm ngọc trong giếng”..................................................... 90 Hình 3.12: Trò chơi “Cà kheo t m giác” ........................................................... 91 Hình 3.13: Trò chơi “Mê cung số” ..................................................................... 92 Hình 3.14: Trò chơi “Gánh nước về làng” ........................................................ 93 Hình 3.15: Trò chơi “Gánh nước về làng” ........................................................ 94 Hình 3.16: Trò chơi “Hầm đặc công” ................................................................ 94 Hình 3.17: Trò chơi “Mạng nhện độc” .............................................................. 95 Hình 3.18: Trò chơi “Vận chuyển nước” ........................................................... 96 Hình 3.19: Trò chơi “Chuyền vòng” .................................................................. 97
  8. Hình 3.20: Trò chơi “Truyền bột” ...................................................................... 98 Hình 3.21: Trò chơi “ i chuyển mục tiêu” ........................................................ 99 Hình 3.22: Trò chơi “Chiếc hài vạn dặm” ....................................................... 100 Hình 3.23: Trò chơi “Truy tìm kho báu”.......................................................... 101 Hình 3.24: Trò chơi “Súng thần công” ............................................................ 101 Hình 3.25: Trò chơi “keo sơn một nhà” ........................................................... 102 Hình 3.26: Trò chơi “mắt xích bền bỉ”............................................................. 103 Hình 3.27: Trò chơi “chum nho chùm người” ................................................. 103 Hình 3.28: Trò chơi “Cướp cờ” ....................................................................... 104 Hình 3.29: Trò chơi “Chạy b chân” ............................................................... 105 Hình 3.30: Trò chơi “ ánh xe m thuật” ......................................................... 106 Hình 3.31: Trò chơi “Tháp tinh thần”.............................................................. 107 Hình 3.32: Trò chơi “Xây cầu” ........................................................................ 107 Hình 3.33: Trò chơi “Vượt dòng” .................................................................... 108 Hình 3.34: Trò chơi “Giải cứu đồng đội” ........................................................ 109 Hình 3.35: Trò chơi “Tạo lử ”......................................................................... 110 Hình 3.36: Trò chơi “ ăng rừng” .................................................................... 110 Hình 3.37: Trò chơi “Hứng bóng” ................................................................... 111 Hình 3.38: Trò chơi “Vòng tròn kết nối” ......................................................... 112 Hình 3.39: Trò chơi “Tìm ngọc” ...................................................................... 113 Hình 3.40: Trò chơi “ ời trứng” ..................................................................... 113 Hình 3.41: Trò chơi “Mù dẫn mù” ................................................................... 114 Hình 3.42: Trò chơi “Đi tàu trong sương mù”................................................. 115 Hình 3.43: Trò chơi “Chèo Thuyền K y k” ..................................................... 116 Hình 3.44: Trò chơi “ óng hơi khổng lồ”........................................................ 117 Hình 3.45: Trò chơi “Hộp hơi” ........................................................................ 117 Hình 3.46: Trò chơi “Ném bóng vào rổ” ......................................................... 118 Hình 3.47: Trò chơi “Người vận chuyển” ........................................................ 119 Hình 3.48: Trò chơi “ ánh xe khổng lồ” ......................................................... 120 Hình 3.49: Trò chơi “ o bố” .......................................................................... 121 Hình 3.50: Trò chơi “Nấc th ng thiên đường” .. Error! Bookmark not defined.
  9. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Hoạt động teambuilding Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Hoạt động Teambuildung là môn học kiến thức cơ sở ngành trong chƣơng trình khung đào tạo trình độ cao đẳng nghề ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. - Tính chất: Môn học Teambuilding giới thiệu về hoạt động teambuilding nói chung và teambuilding trong du lịch; Quy trình tổ chức hoạt động và cách tổ chức trò chơi. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Mục tiêu của môn học - Về kiến thức: + Trình bày đƣợc thế nào là hoạt động team buiding, lịch sử hình thành và phát triển cũng nhƣ các loại hình hoạt động team building + Phân biệt đƣợc hoạt động team building thông thƣờng và hoạt động team building trong du lịch + Trình bày đƣợc quy trình tổ chức thực hiện chƣơng trình teambuilding + Trình bày đƣợc kết cấu một chƣơng trình teambuilding - Về kỹ năng: + Xây dựng đƣợc một kịch bản chƣơng trình teambuilding theo yêu cầu + Tổ chức thực hiện các trò chơi trong teambuilding - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Hình thành lòng yêu nghề và tinh thần hợp tác trong công việc. + Rèn luyện tính tự chủ, tự tin trong hoạt động Nội dung của môn học
  10. Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TEAMBUILDINGVÀ HOẠT ĐỘNG TEAMBUILDING TRONG DU LỊCH Giới thiệu Mục tiêu: - Về kiến thức: + Phân biệt đƣợc teambuilding thông thƣờng và teambuilding trong du lịch + Trình bày đƣợc sự hình thành và phát triển của hoạt động teambuilding + Phân tích đƣợc các đặc trƣng và chức năng của hoạt động teambuilding + Trình bày đƣợc các đặc điểm của tổ chức teambuilding - Về kỹ năng + Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Hình thành lòng yêu nghề và tinh thần hợp tác trong công việc. + Rèn luyện tính tự chủ, tự tin trong hoạt động Nội dung chính 1. Khái quát về hoạt động teambuilding 1.1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động teambuilding Teambuilding xuất hiện trên thế giới vào khoảng cuối những năm 20 và đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Elton Mayo (1880 - 1949) chính là ngƣời đầu tiên nghiên cứu những hoạt động này, ông đã khai sáng ra “hoạt động tƣơng quan giữa ngƣời và ngƣời” (Human Relations Movement). Với những chuỗi hoạt động thử thách trong những điều kiện nhất định, nhằm thử khả năng làm việc của nhóm công nhân đƣợc thực hiện tại Hawthorne Works - một nhà máy lắp ráp của Western Electric ở phía bắc Illinois - trong suốt thập niên 1920. Mayo hy vọng các tác động tiêu cực ảnh hƣởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên nhƣ sự mệt mỏi, buồn tẻ, điều kiện làm việc khắc nghiệt có thể kiểm soát và hóa giải thông qua việc cải thiện ánh sáng, nghỉ giải lao nhiều hơn, phân chia giờ làm việc khác nhau, nhiệt độ phòng, và các yếu tố khác về môi trƣờng làm việc. Ông đã tập trung tiến hành thử nghiệm trên một nhóm nhân viên bằng cách thƣờng xuyên thay đổi môi trƣờng làm việc của họ nhƣ tăng lƣơng thƣởng, điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng, nghỉ giải lao, v.v. Hiệu suất làm việc tăng lên, nhƣng Mayo vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy sự cải thiện ấy dƣờng nhƣ độc lập với điều kiện làm việc. Ông kết luận rằng nhân viên làm việc tốt hơn vì cấp quản lý đã tỏ ra quan tâm đến những hình thức cải thiện ấy. Việc thảo luận về thời gian làm việc và nghỉ ngơi với nhân viên đã làm nhân viên cảm thấy rằng cấp quản lý đã xem họ là thành viên của một tập thể - điều mà trƣớc đó họ chƣa từng cảm nhận đƣợc. Theo David Garvin và Norman Klein, nghiên cứu của Mayo đã chỉ ra rằng kết quả công việc không chỉ đơn giản là chức năng của việc thiết kế khoa học một công việc mà còn chịu ảnh hƣởng bởi các chuẩn mực xã hội, giao tiếp giữa cấp quản lý và nhân viên, và mức độ tham gia của nhân viên vào các quyết định nơi làm việc: "Hiệu suất làm việc cao gắn liền với sự thỏa mãn của nhân viên, và 1
  11. sự thỏa mãn ấy lại gắn liền với những yếu tố phi kinh tế nhƣ cảm giác sở hữu và đƣợc tham gia vào việc ra quyết định". Nhờ công trình nghiên cứu mang tính đột phá của Mayo, giờ đây chúng ta hiểu rằng nơi làm việc là một hệ thống xã hội phức hợp mà tại đó, sự thỏa mãn và tận tâm của nhân viên ảnh hƣởng đến hiệu suất làm việc. Qua nhiều lần nghiên cứu và phân tích, ngƣời ta đồng ý rằng yếu tố chủ yếu thành công là xây dựng tinh thần đồng nhất, tạo sự gắn kết và hỗ trợ nhau trong tập thể. Qua 2 thập niên sau đó, nhiều cuộc thử nghiệm và phân tích đƣợc áp dụng cho nhiều nhóm công nhân, đã minh chứng rằng năng suất làm việc tăng nhanh khi các công nhân đƣợc lập thành nhóm. Cùng thời kì đó, Abraham Maslou đã đƣa ra thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs), có liên quan đến động cơ thúc đẩy và thi hành. Vào những năm 1950, tập đoàn Genaral Foods đã có một cuộc thử nghiệm về khái niệm làm việc nhóm. Nhiều nghiên cứu sau đó liên tục đƣợc đƣa ra, nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm trong việc tăng năng suất làm việc. Những thập niên sau đó, càng ngày càng có nhiều tập đoàn nhƣ Genaral Motors, Saab, Volvo, Honeywell, Xerox, và Pratt & Whitney tổ chức những hoạt động, nhằm chứng tỏ hiệu quả lớn lao của “làm việc nhóm”. Kể từ đó, các tập đoàn, doanh nghiệp đã bắt đầu nghĩ tới ý tƣởng thành lập nhóm và áp dụng những giải pháp mang tính thách thức cao, nhằm mục đích xây dựng nhóm làm việc hiệu quả. Và cho đến ngày nay, những hoạt động teambuilding vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong việc phát triển nguồn nhân sự của toàn cầu. Hình thức te mbuilding được hiểu là tổng hợp của việc xây dựng nhóm và làm việc nhóm. Đây là một quá trình lâu dài mà một tổ chức, tập thể thực hiện để gắn kết các thành viên lại với nh u, để các thành viên phối hợp, đoàn kết tạo ra hiệu quả công việc c o hơn. Hiện nay, Teambuilding trở thành một dịch vụ mà nghe đến cái tên của nó bất kì doanh nghiệp nào cũng thấy thích, tuy nhiên, trong danh sách các nhà cung cấp dịch vụ Teambuilding hiện nay chỉ có một số ít là thực sự làm team, còn lại chỉ giống nhƣ những trò chơi giúp vui mà chƣa tiến tới phần chia sẻ, còn đặt nặng cái sự thắng thua để tạo ra sự ganh đua trong trò chơi, tạo không khí vui vẻ nhất thời. Teambuilding vào Việt Nam bằng nhiều con đƣờng: Từ những doanh nghiệp dịch vụ nhƣ AQL tại thành phố Hồ Chí Minh; từ tổ chức phi chính phủ nhƣ IOGT, và qua liên kết đào tạo là sự liên kết với Thụy Điển - nơi có chuyên ngành đào tạo Teambuilding với sự hỗ trợ của một giáo sƣ chuyên về Teambuilding là Oille. Ngoài ra còn một lực lƣợng các học viên của Việt Nam đƣợc cử sang đào tạo tại Thụy Điển đã đem teambuilding về phát triển tại Việt Nam. 2
  12. Teambuilding đang có khuynh hƣớng ngày càng phát triển tại Việt Nam, kết hợp đào tạo nhằm xây dựng kỹ năng làm việc nhóm. Các hoạt động Teambuilding đƣợc các doanh nghiệp Việt Nam vận dụng ngày càng nhiều trong chiến lƣợc xây dựng và phát triển công ty. 1.2. Khái niệm Teambuilding Về mặt từ ngữ, Team building (hay Team building) trong tiếng Việt đƣợc dịch là “xây dựng đội”. Phân tích thuật ngữ tiếng Anh, bằng con đƣờng phân tích các từ thành tố, ta có thể xem xét nội hàm của thuật ngữ “Team building” qua việc tìm hiểu nội hàm của hai từ “team” và “buiding”. “Team”: Together Everyone Achieve More – Mọi ngƣời cùng nhau làm để gặt hái đƣợc nhiều hơn. Từ “team” đƣợc hiểu theo nghĩa thông thƣờng nhất, phổ biến nhất là “đội, nhóm”. Thực ra, một vấn đề trong quá trình nghiên cứu đã đƣợc các nhà nghiên cứu buộc phải công nhận (dù muốn hay không), đó là quá trình chuyển đổi giữa hai ngôn ngữ luôn đặt ra thách thức về mức độ chính xác. Một từ trong từ ngữ này có thể đƣợc lý giải bởi một số từ trong ngôn ngữ khác. Trong trƣờng hợp trên, từ “nhóm” trong tiếng Anh có thể dịch là “group”. Nó đặt ra nghi vấn về việc có hay không sự tồn tại của thuật ngữ “group building”, và liệu chúng có thể thay thế cho nhau? Chính vì vậy, sự phân biệt giữa “team” và “group” là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu chính xác (cao nhất có thể) trong nghiên cứu khoa học. Group - nhóm được hiểu là những người có những mục đích cá nhân khác nh u, được tập hợp lại dự trên sự chi sẻ về một/một vài điểm chung nào đó như cùng một ông chủ, không gi n làm việc tương đồng h y là thành viên củ cùng một cơ qu n, tổ chức… Trong nhóm, các cá nhân có thể trùng hợp về mục đích, và họ mong muốn được gặp gỡ, nhưng họ cũng đồng thời có thể tiến hành cạnh tr nh, g nh đu hơn là liên hiệp, thống nhất. Khái niệm trên đã cho thấy sự liên hệ giữa các cá nhân trong nhóm chính là sự trùng hợp. Họ không ràng buộc về mặt trách nhiệm hoặc lợi ích nên hoàn toàn có thể cạnh tranh, ganh đua với chính thành viên trong nhóm của mình. Team - đội là một nhóm người cộng tác làm việc hướng tới mục tiêu chung - mục tiêu này chi phối các mục tiêu cá nhân và tất cả các thành viên củ đội đều phải chi sẻ về mặt trách nhiệm. Đội là tập hợp củ một số lượng nhỏ người với những kỹ năng bổ sung cho nh u, hết lòng vì mục đích và phương thức làm việc chung, trên tinh thần tín nhiệm về những điểm chung đó. Đội trƣớc hết là một nhóm có tổ chức thống nhất, cùng làm việc để hƣớng tới mục đích chung và duy nhất. Mỗi thành viên có thể có những mục đích cá nhân khác nhau, nhƣng chỉ nhằm đóng góp cho mục đích chung. Ví dụ: trong một đội bán hàng, ngƣời thứ nhất sắp xếp những cuộc hẹn, ngƣời thứ hai cung cấp trang thiết bị, ngƣời thứ ba chuẩn bị dữ liệu, ngƣời thứ 4 thực hiện bán hàng…tất cả đều hƣớng tới mục đích chung nhất là đạt hiệu quả bán hàng cao nhất. Giữa các thành viên tồn tại mối dây liên kết về trách nhiệm. 3
  13. Nhƣ vậy, đội, trƣớc hết là một nhóm. Nhƣng khác biệt ở chỗ, mối liên kết giữa những cá thể trong đội rất chặt chẽ, nó không đơn thuần là sự trùng hợp mà nó là sự ràng buộc về mục đích chung và chia sẻ trách nhiệm. Nếu nhƣ trong nhóm, vì mục đích riêng, các cá nhân có thể tiến hành cạnh tranh, thì trong đội, các mục đích cá nhân phải phụ thuộc và chịu sự chi phối của mục đích chung toàn đội. Nhƣ vậy, một đội đƣợc hiểu là: Team = group + (Awareness + Relationship + Ability) Awareness: sự quan tâm tới nhiệm vụ chung Relationship: Mối quan hệ giữa các thành viên Ability: khả năng làm việc với các thành viên khác. Từ sự phân biệt trên, chúng ta có thể thấy, “group” không thể thay thế cho “team” trong thuật ngữ Team building. Sự tồn tại và đƣợc chấp nhận rộng rãi của thuật ngữ Team building đã đƣợc thể hiện qua việc nó đƣợc sử dụng trong phần lớn các công trình nghiên cứu về vấn đề này. “Building”: có nghĩa là xây dựng, lập nên. Trong một vài nghiên cứu có nhắc đến một thuật ngữ khác là Team - bonding. Sự khác biệt giữa 2 thuật ngữ này có thể trình bày nhƣ sau: “Building” đƣợc dịch sang tiếng Việt là xây dựng, dựng lên, lập nên. Trong khi đó, “bonding” đƣợc hiểu là xây ghép (gạch đá), liên kết ràng buộc. Nhƣ trên đã nói, xây dựng đƣợc một đội thành một khối thống nhất đã bao gồm việc liên kết họ (awareness + relationship + ability). Trong khi đó, “bonding” chỉ chủ yếu hƣớng tới tạo dựng liên kết mà thôi (relationship) nên “bonding” chỉ là một phần của “Team building”. “Team building” có nghĩa rất rộng, mỗi một tổ chức khác nhau lại có cách giải thích khác nhau về Team building. Một số cách hiểu thì cho rằng Team building đơn giản là sự cố kết giữa các thành viên, trong khi đó một cách hiểu khác thì cho rằng hoạt động Team building nhằm phát triển sự giao tiếp và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận. Dù có nhiều cách giải thích khác nhau nhƣng xét về bản chất thì: Hoạt động Te m building là hoạt động giúp phát triển hiệu suất làm việc. Team building (hay Team building) còn đƣợc hiểu là một quá trình tạo dựng và phát triển kỹ năng cộng tác và sự tin tƣởng nhau giữa các thành viên trong đội. Những hoạt động tƣơng trợ, đánh giá đội, cũng nhƣ sự thảo luận trong nhóm sẽ giúp các đội trau dồi kỹ năng làm việc nhóm. Team building cũng đƣợc giải thích là một phƣơng tiện để giúp các cá nhân làm việc với nhau tốt hơn để đạt đƣợc kết quả hàng năm. Thuật ngữ “Team building” hiện nay đƣợc thừa nhận bởi hầu hết các nhà nghiên cứu cũng nhƣ những nhà tổ chức hoạt động này trong thực tế đã đƣa ra một định nghĩa nhƣ sau: “Te m building là một quá trình/phương pháp cải tiến cách làm việc tập thể. Đó còn là một quá trình tạo dựng và phát triển kỹ năng cộng tác và sự tin tưởng lẫn nh u giữ các thành viên trong đội. Các hoạt động tương tác, đánh giá đội và thảo luận sẽ giúp tăng cường kỹ năng làm việc trong đội.” 4
  14. Quan điểm trên nhìn nhận Team building nhƣ một quá trình chứ không chỉ là những giải pháp tạm thời khi nội bộ của đội nảy sinh vấn đề. Chính bản thân một đội đã mang tính “động”, nghĩa là phải trải qua các nấc phát triển khác nhau. Vì vậy Team building cũng là một quá trình: xây dựng đội từ nấc đầu tiên (forming) và phát triển nó để đạt đến nấc hoàn thiện (performing). Khái niệm trên cũng nhắc đến việc hoàn thiện kỹ năng làm việc trong đội, trong đó nhấn mạnh tới kỹ năng cộng tác - ability của Team building. Thật vậy, kỹ năng cộng tác hình thành trên cơ sở tích hợp kinh nghiệm về cách hành xử, chia sẻ công việc, chịu trách nhiệm… Kỹ năng đó chỉ có đƣợc nhờ sự rèn luyện mà thôi. Tuy nhiên Team building còn có tác dụng phát triển các kỹ năng khác nữa chứ không chỉ kỹ năng cộng tác. Một số quan điểm khác tiếp cận Team building nhƣ một số giải pháp nhân sự. Chuyên gia tƣ vấn nhân sự công ty AQL (thành phố HCM) - Ernest John Proctor cho rằng: “Team building tạm dịch là giải pháp xây dựng và phát triển đội nhóm. Nó kết hợp thực hành - đánh giá - đào tạo với tạo động lực nhằm liên kết và gìn giữ ngƣời tài. Đồng thời khơi dậy động lực và niềm tự hào trong mỗi nhân viên cùng hƣớng đến mục đích chung của doanh nghiệp”. Ông Nguyễn Hòa An - giám đốc công ty AQL (thành phố HCM) nhận định: “Dịch vụ Team building nhằm cung ứng một giải pháp nhân sự hiệu quả trong chiến lƣợc kinh doanh thông qua xây dựng và phát triển kỹ năng làm việc nhóm của doanh nghiệp. Team building là một dạng đào tạo ngoài công việc thƣờng đƣợc tổ chức ngoài trời thông qua hình thức kết hợp với hoạt động dã ngoại và đào tạo bằng các trò chơi mang tính tập thể cao”. Nhƣ vậy, có thể hiểu: “Team building là thuật ngữ chỉ quá trình/phƣơng pháp xây dựng và phát triển đội sử dụng các hoạt động ngoài công việc (trò chơi tập thể, bài tập thực hành, thảo luận…) nhằm đào tạo các kỹ năng (cộng tác, lãnh đạo, giải quyết vấn đề…), tăng cƣờng liên kết giữa tất cả các thành viên nhằm đạt đƣợc mục đích chung của đội”. Teambuilding có nhiều dạng hoạt động riêng biệt, thích hợp và thay đổi tuỳ theo từng tình hình nhân sự. Đa phần các chƣơng trình teambuilding đều mang những màu sắc, tên gọi, hay những cách thức hoạt động khác nhau, tuy nhiên cùng mong muốn mang đến một mục đích là sự đoàn kết, thống nhất trong tinh thần làm việc, giao tiếp giữa các thành viên trong một khối. Chƣơng trình Teambuilding tuỳ vào thời lƣợng và mục tiêu ban đầu mà gồm nhiều phần khác nhau. Thông thƣờng một chƣơng trình Teambuilding thƣờng gồm 4 phần chính: giới thiệu, hoà nhập, tăng lực, tổng kết. Mỗi phần của chƣơng trình sẽ gồm nhiều trò chơi đƣợc thiết kế dành riêng cho các vấn đề khác nhau và gắn kết hoàn toàn với những gì đang diễn ra và gợi ý cho cách giải quyết thông qua việc các cá nhân tham gia vào các trò chơi. Teambuilding rất đa dạng về trò chơi, đối tƣợng và không gian tổ chức, cùng với đó nó cũng đặt ra những yêu cầu cần thiết đối với ngƣời tổ chức hoạt động. Với từng đối tƣợng tiếp nhận khác nhau, không gian khác nhau đòi hỏi hoạt náo viên cần có những cách tiếp cận cũng nhƣ tổ chức những trò chơi phù 5
  15. hợp nhằm mang lại sự kích thích tinh thần và niềm vui trọn vẹn cho đối tƣợng của mình, đặc biệt là trẻ em, thành phần trung niên và ngƣời già - những đối tƣợng rất khó tƣơng tác. Teambuilding thƣờng đƣợc tổ chức ở những khu vực có không gian, diện tích rộng lớn nhằm đáp ứng đủ điều kiện cho lƣợng lớn ngƣời tham gia. Để tổ chức một hoạt động TeamBuilding, những ngƣời làm chƣơng trình sẽ lên kế hoạch soạn ra một loạt các trò chơi dành cho các thành viên của mình, và trong mỗi trò chơi này, nó yêu cầu các thành viên phải biết cách nhìn nhận sự việc, để từ đó có thể đối mặt và đƣa ra đƣợc các phƣơng án, giải pháp. Tuy nhiên, những trò chơi của Teambuilding luôn mang tính cộng đồng, đoàn kết và đó cũng chính là mục tiêu chính của hoạt động này. Hiện nay nhiều doanh nghiệp, công ty tƣ nhân thƣờng tổ chức định kỳ hoạt động TeamBuilding cho các nhân viên của mình vào các dịp nghỉ lễ, hoặc kỳ nghỉ hè. Điều này nhằm mục đích tăng tính đoàn kết quan hệ nội bộ, để từ đó làm việc có hiệu quả hơn trong công việc. Tóm lại, có thể thấy TeamBuilding là hoạt động: - Nhằm biết cách sử dụng sức mạnh tập thể để đƣa ra sáng kiến hoặc các giải pháp để giải quyết vấn đề. - Hiểu hơn về tính cách của từng thành viên trong nhóm, nắm đƣợc những điểm mạnh yếu của từng ngƣời để có thể kết hợp, hỗ trợ cho nhau tốt hơn. - Tăng cƣờng sức mạnh đoàn kết, đặt tính cộng động lên trên cá nhân. - Giải tỏa stress, tạo sự thoải mái, vừa chơi vừa học. 1.3. Đặc trưng, chức năng của hoạt động teambuilding 1.3.1. Đặc trưng của hoạt động teambuilding Từ nội hàm và thực tế hoạt động Teambuilding, hoạt động Teambuilding có những đặc trƣng sau: Tính tự rèn luyện: Teambuilding rèn luyện kỹ năng cho con ngƣời không phải trên sách vở, không phải là những bài thuyết giáo mà những ngƣời tham gia tự học qua quá trình trao đổi kinh nghiệm, qua nỗ lực của mỗi bản thân. Tính tập thể: Teambuilding là các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của tập thể, yêu cầu cá nhân phải hợp tác với các thành viên còn lại trong đội để thực hiện. Có những trƣờng hợp, nó là những hoạt động có tính thách thức. Tính ngoài công việc: Teambuilding gồm các hoạt động ngoài công việc (mô phỏng đặc điểm, kỹ năng công việc, hoặc xây dựng các tình huống của công việc chứ không hoàn toàn là công việc). Tính chất ngoài công việc không có nghĩa là chỉ phục vụ cho giải trí, có trƣờng hợp hoạt động Teambuilding xây dựng lại chân thực những khó khăn của công việc thực tế để các thành viên có sự chuẩn bị tinh thần, làm quen, chuẩn bị phƣơng án và kinh nghiệm xử lý. Tính chuyên nghiệp: Hoạt động Teambuilding cần sự tham gia tổ chức và/ hoặc cố vấn của nhà Teambuilding chuyên nghiệp. Sở dĩ nhấn mạnh tới sự cần thiết của các nhà Teambuilding chuyên nghiệp là do hoạt động Teambuilding không chỉ đơn thuần là trò chơi, nó có chức năng đào tạo con ngƣời. Quá trình đào tạo ấy rất phức tạp, tùy thuộc vào mục đích mà đội hƣớng tới và đặc điểm 6
  16. của đội. Một trong những đặc điểm chính là vị trí mà đội đó đang đứng trong “vòng đời” phát triển của nó. Mỗi giai đoạn khác nhau lại yêu cầu một cách tổ chức Teambuilding phù nếu không, kết quả sẽ đi ngƣợc lại mong muốn. Chính vì vậy, sự tham gia của nhà Teambuilding chuyên nghiệp là cần thiết để đảm bảo cho hoạt động Teambuilding đi đúng hƣớng. 1.3.2. Chức năng của hoạt động teambuilding - Chức năng giáo dục: + Đào tạo và rèn luyện kỹ năng làm việc đội: cộng tác, lãnh đạo giải quyết vấn đề…Các kỹ năng đó không chỉ đƣợc sử dụng trong công việc, nó là kỹ năng cơ bản nhất mà ngƣời tham gia có áp dụng trong cuộc sống, cách sống. + Nâng cao hiểu biết về công việc và các lĩnh vực khác: thành viên của đội có thể trau dồi kiến thức qua các bài tập thực hành mô phỏng công việc thực tế; hoặc các trò chơi dựa trên nguyên lí toán học, vật lý, hóa học; hoặc các cuộc thảo luận về một vấn đề xã hội…Bồi dƣỡng tinh thần, hoàn thiện tâm hồn, tƣ tƣởng, tình cảm: thể hiện ở việc vun đắp tinh thần đoàn kết, sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ đồng nghiệp, cảm thông với ngƣời lãnh đạo… - Chức năng liên kết: Chọn lựa những ngƣời có khả năng phù hợp với công việc và mục đích của đội là có thể, nhƣng rất khó để chọn lựa tính cách của họ. Qua các hoạt động Teambuilding, ngƣời lãnh đạo sẽ rút ra cách phân công mọi ngƣời vào vị trí phù hợp, cách kết hợp những ngƣời có thể bổ trợ cho nhau…Các cá nhân năng động và cởi mở sẽ hòa nhập nhanh chóng hơn. Các cá nhân nội tâm, thầm nặng hoặc thích làm việc độc lập…vẫn đƣợc phát huy năng lực và cảm thấy mình đƣợc tập thể chấp nhận. Teambuilding giúp xây dựng sự thông hiểu và tin tƣởng lẫn nhau trên tinh thần chung của đồng đội. - Chức năng giải trí: Nội hàm Teambuilding không phản ánh chức năng giải trí. Tuy vậy trong thực tế, một số phân loại Teambuilding đã thể hiện chức năng này. Ngƣời ta sáng tạo ra Teambuilding, tìm đến với Teambuilding để tránh khỏi sự cứng nhắc của những bài thuyết giảng trong không gian làm việc đã quá quen thuộc. Sự đa dạng trong hình thức hoạt động và không gian tổ chức của Teambuilding góp phần tạo nên sự phấn khởi cho ngƣời tham gia, sức lôi cuốn hấp dẫn mà vẫn không làm mất đi tính hiệu quả của việc đào tạo. Mong muốn lôi kéo đƣợc tất cả các thành viên tham gia thật tích cực đã làm cho hoạt động Teambuilding ngày càng đƣợc thể hiện rõ chức năng này hơn. Điều này đang có xu hƣớng trở thành một đặc trƣng mới của hoạt động Teambuilding. 1.4 Phân loại 1.4.1. Phân loại theo không gian tổ chức: Xét theo tiêu chí này, hoạt động Teambuilding đƣợc chia ra làm hai loại: - Hoạt động Teammbuilding indoor (Hoạt độngg Teambuilding trong nhà): loại hình này bao gồm các hoạt động Teambuilding đƣợc tổ chức trong nhà. Teambuilding indoor có ƣu điểm là không phụ thuộc vào thời tiết. Dù thời tiết 7
  17. xấu vẫn tiến hành đƣợc. Tuy nhiên không gian trong nhà thƣờng hẹp nên các hoạt động Teambuilding vì thế mà hạn chế về nội dung và hình thức. - Hoạt động Teambuilding outdoor (Hoạt động Teambuilding ngoài trời): Loại hình này bao gồm các hoạt động Teambuilding đƣợc tổ chức bên ngoài không gian mở. Loại hình Teambuilding này bao gồm nhiều hoạt động hơn so với Teamm building indoor do không bị hạn chế về không gian. Tuy nhiên lại bị phục thuộc vào thời tiết. Nếu thời tiết xấu thì không tiến hành đƣợc. 1.4.2. Phân loại theo nhu cầu và đối tượng khách hàng của hoạt động Teambuilding: Hoạt động Teambuilding phân loại theo khách hàng bao gồm: - Hoạt động Teambuilding cho doanh nghiệp: đây là các hoạt động Teambuilding đƣợc tổ chức cho nhân viên của các công ty đang kinh doanh trong nhiều ngành nghề khác nhau nhằm mục đích phát triển đội ngũ nhân sự năng động, đoàn kết và tạo nên văn hóa doanh nghiệp riêng biệt của công ty mình. - Hoạt động Teambuilding cho các tổ chức: hoạt động Teambuilding này đƣợc tổ chức cho các tổ chức, bao gồm cả tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên đoàn kết và tích cực hoạt động trong công việc của tổ chức. - Hoạt động Teambuilding cho cơ qu n, đoàn thể: Đây là hoạt động Teambuilding tổ chức cho các cơ quan nhà nƣớc, các trƣờng học, các câu lạc bộ và tất cả các tập thể có nhu cầu, nhằm mục đích tăng tình đoàn kết giữa các cá nhân trong tập thể, khuyến khích tinh thần làm việc của mọi ngƣời, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho các cá nhân 1.4.3. Phân loại theo loại hình tổ chức: Xét theo tiêu chí này hoạt động Teambuilding bao gồm 4 loại: - Teambuilding sự kiện: Đây là các hoạt động xây dựng đội làm việc, xây dựng văn hóa nhóm thông qua việc tổ chức các sự kiện. Đó là các hoạt động tập thể mang tính xây dựng văn hóa, hợp nhất văn hóa, và tạo nên một nét văn hóa riêng của tập thể, đem lại giá trị truyền thống hoặc đổi mới tập thể. Ví dụ nhƣ sự kiện “ngày hội gia đình‟‟ đƣợc tổ chức cho toàn thể gia đình của các cá nhân trong tập thể, hay buổi tiệc cuối năm tổ chức cho các cá nhân của tập thể. Các sự kiện đó đƣợc tổ chức nhằm nâng cao tinh thần làm việc của các cá nhân, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa tập thể và từng cá nhân. Những sự kiện Teambuilding có thể tổ chức thƣờng niên hoặc đƣợc tổ chức nhân một dịp đặc biệt nhằm thể hiện sự quan tâm đến cá nhân của các tập thể, xây dựng nên một bản sắc văn hóa tập thể đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau tại nơi làm việc. Chính văn hóa đó sẽ khuyến khích cá nhân tích cực làm việc, nâng cao hiệu quả lao động. - Te mbuilding trò chơi: Games có nghĩa là các trò chơi, cuộc thi đấu. Teambuilding games là hoạt động xây dựng đội làm việc gắn kết, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm thông qua các trò chơi. Ví dụ nhƣ: giải thi đấu bóng đá tổ chức cho nhân viên trong 8
  18. một công ty, một trƣờng học, trò chơi kéo co dƣới nƣớc, trò trồng ngƣời dƣới nƣớc... Hình thức này đƣợc sử dụng nhiều trong các chƣơng trình du lịch, giải trí ngoài giờ với những hoạt động mang tính thách thức cao, tạo động lực cho các thành viên, rèn luyện kỹ năng hợp tác, tinh thần tập thể, ý thức tập thể của mỗi cá nhân trong tập thể. Những hoạt động của Teambuilding games thƣờng xuyên rèn luyện cho các cá nhân các kỹ năng làm việc và hợp tác tập thể qua những trò chơi. Thông qua các trò chơi mang tính thƣ giãn vui vẻ, thoải mái, không áp lực sẽ giúp các cá nhân tự tìm ra những kinh nghiệm cần thiết. Vì thế Teambuilding games thƣờng đƣợc coi là học mà chơi, chơi mà học. - Teambuilding gặp gỡ, hội nghị, hội thảo: Đây là các hoạt động Teambuilding tổ chức dƣới hình thức các hội thảo, hội nghị. Trong các loại hình này, các diễn đàn, hội thảo, hội nghị đƣợc kết hợp với phát triển đội ngũ; tập trung triển khai các chiến lƣợc mục tiêu, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cấp lãnh đạo khác nhau. Các hoạt động này chú trọng phát triển mối quan hệ, tạo không khí cởi mở trong buổi họp, xây dựng giá trị tổ chức. Từ đó, những cá nhân tham gia hội nghị, hội thảo sẽ hứng thú hơn với công việc, đoàn kết với các cá nhân khác. - Teambuilding bài tập, luyện tập, thực tập: Loại hình này là các chƣơng trình thực hành xây dựng đội nhóm, gồm nhiều bài thực hành tình huống thực tế của tổ chức hoặc mô phỏng. Thông qua các hoạt động này nhằm xây dựng hệ thống làm việc, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp đội, tinh thần lãnh đạo. Hình thức này thƣờng đƣợc kết hợp trong các hoạt động đào tạo kỹ năng cho nhân viên. Ngoài các loại hình kể trên, teambuilding còn đƣợc tổ chức dƣới rất nhiều hình thức khác nhƣ: Gameshow funny: Xây dựng tinh thần gắn kết thông qua các trò chơi sáng tạo, hài hƣớc, sôi động. Big game (amazing race): Thử thách ly kỳ trên nhiều địa hình nhƣ sông hồ, đồi núi, rừng cây… với một cốt truyện hấp dẫn. Amazing race hay hành trình trải nghiệm là một xu hƣớng tổ chức teambuilding mới. Thay vì tổ chức teambuilding tại một địa điểm, Amazing race là một hành trình tại nhiều địa điểm khác nhau với nhiều dạng địa hình tùy vào độ khó của chƣơng trình. Tại khu vực đó sẽ bố trí từ 5–7 trạm thử thách khác nhau, các đội chơi sẽ đua với nhau vƣợt qua lần lƣợt các trạm để đến với chiến thắng cuối cùng. Khi hoạt động teambuilding ngày càng phổ biến và trở nên quen thuộc thì Amazing race nhƣ một làn gió mới đem đến sự mới lạ hấp dẫn cho chƣơng trình. Business game: Bao gồm các trò chơi trong một môi trƣờng kinh doanh ảo nhƣ nghiên cứu thị trƣờng/ đối thủ, lập kế hoạch kinh doanh, đấu giá, vay vốn, mua bán… Lửa trại: Đốt lửa trại tại các resort, khu du lịch, bãi biển… Gala dinner: Một bữa tiệc đặc biệt kết hợp ẩm thực, trò chơi, âm nhạc và các bài thuyết trình về chủ đề làm việc nhóm. 9
  19. Hội thảo doanh nghiệp: Hoạt động thể dục, thể thao truyền thống đƣợc đổi mới, mang tính thi đấu, nâng cao thể lực và tinh thần gắn kết cho đội ngũ nhân sự. 2. Hoạt động teambuilding trong du lịch 2.1. Khái niệm Teambuilding trong du lịch là hoạt động còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Một số ngƣời có nhầm lẫn dịch vụ này và cho rằng Teambuilding là kỹ năng làm việc nhóm chỉ cần thiết cho những ai chuẩn bị đi làm. Thật ra, Teambuilding trong du lịch là một loạt các hoạt động bao gồm nhiều phần, trong đó có những chuyến đi xa của tập thể có tổ chức hoạt động Teambuilding. Khi thiết kế chƣơng trình du lịch Teambuilding, những nhà tổ chức luôn nhấn mạnh các mặt của con ngƣời trong lao động, học tập và trau dồi kỹ năng để giúp các nhà doanh nghiệp, các tổ chức xây dựng môi trƣờng làm văn hóa thông qua yếu tố con ngƣời. Teambuilding trong du lịch là một hoạt động du lịch vừa chơi vừa học, thông thƣờng đƣợc tổ chức ngoài trời. Thông qua các trò chơi, những ngƣời tham gia trải nghiệm các tình huống, qua câu hỏi của ban tổ chức nhằm rút ra nhiều bài học thực tiễn trong công việc, từ đó điều chỉnh thái độ và hành vi cá nhân khi làm việc chung với nhau cùng hƣớng đến mục tiêu của tổ chức. Tham gia Teambuilding du khách không chỉ biết thêm những điểm du lịch mới, còn nhận ra nhiều giá trị khác của cuộc sống mà đôi khi công việc tất bật đã làm chúng ta lãng quên... Đây còn là dịp để các thành viên hiểu biết và tăng cƣờng quan hệ làm việc với nhau. Trò chơi này tạo điều kiện cho các cá nhân và bộ phận khác nhau trong cùng một đơn vị phối hợp làm việc; tạo sự gắn bó giữa các thành viên và bộ phận. Hình dung một cách đơn giản nhất, “Te mbuilding trong du lịch là việc xây dựng một tour du lịch có kết hợp xây dựng các hoạt động teambuilding”. Có thể nói, những chuyến du lịch giờ đây không chỉ dừng lại ở việc: đúng giờ, lên xe, đến nơi, nhận phòng, ăn uống, tham quan, mua sắm, lên xe ra về… Nhiều khi, trong những chuyến đi ngắn ngủi ấy, các thành viên trong đoàn còn chƣa có dịp để hiểu nhau. Hoạt động teambuilding trong du lịch ra đời đã giải quyết đƣợc vấn đề này. Với Teambuilding, mọi ngƣời đều hòa mình vào trong những trò chơi tập thể, từ đó kết nối để tạo nên một khối vững chắc. Thông qua các hoạt động, trò chơi tập thể, các thành viên có cơ hội đƣợc cùng nhau tham gia, cùng nhau lỗ lực cố gắng vì mục tiêu chung và tinh thần chung của đội mình. Từ đó, các thành viên sẽ gắn kết với nhau hơn, cởi mở hơn, tìm đƣợc tiếng nói chung. Khi trở lại với công việc hàng ngày mọi ngƣời sẽ làm việc hiệu quả hơn, không khí làm việc sẽ đoàn kết hơn, nâng cao chất lƣợng lao động đồng thời tạo nên một tập thể thực sự vững trong từng cơ quan tổ chức. 2.2 Vai trò Teambuilding là một hoạt động cực kỳ cần thiết cho đại đa số các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cần có sự phối hợp làm việc của các cá nhân, bộ phận, 10
  20. phòng ban khác nhau. Đặc biệt, cần thiết cho các đơn vị mà ở đó thiếu đi sự gắn bó, đoàn kết, nảy sinh những mâu thuẫn ngoài mong muốn giữa các thành viên. Hoặc nếu các công ty, tập đoàn, tổ chức có nhiều chi nhánh, văn phòng đặt tại nhiều vùng miền địa lý, teambuilding là dịp để các thành viên có cơ hội tìm hiểu và tăng cƣờng quan hệ làm việc với nhau. Bên cạnh những lợi ích teambuilding mang lại cho ngƣời tham gia nhƣ đã nói ở trên, du lịch kết hợp teambuilding còn là cơ hội để mỗi thành viên tham quan, khám phá và có đƣợc những trải nghiệm ấn tƣợng hơn, khác biệt hơn một tour du lịch truyền thống hay một hoạt động teambuilding đơn thuần. * Đối với các thành viên củ đội: Đối với các thành viên của đội, hoạt động Teambuilding trong du lịch có vai trò khơi tình đồng đội. Thông qua các hoạt động của mình, hoạt động Teambuilding trong du lịch sẽ giúp các cá nhân gắn kết lại với nhau, cùng nhau làm việc một cách có hiệu quả, cùng nhau hợp lực để hoàn thành mục tiêu chung của công việc. Hoạt động Teambuilding với nhiều hoạt động tập thể mang tính kết nối đồng đội rất rõ. Chẳng hạn nhƣ trò chơi tập thể: Trò lắp ráp xe, bốn chiếc xe Honda mô hình bằng nhựa (loại lớn) đƣợc tháo rời một số bộ phận, trộn lẫn nhau. Một đoàn du khách chia thành nhiều nhóm, các nhóm sẽ trổ tài thi lắp ráp lại thành chiếc xe hoàn chỉnh. Đội nào lắp nhanh, đúng kỹ thuật và xong trƣớc sẽ chiến thắng. Hay trò chơi 10 ngƣời cùng di chuyển một thanh nhóm nhẹ, dài 2m chỉ bằng một hoặc hai ngón tay. Hiệu lệnh phát lên hàng chục lần lên hoặc xuống. Khi hiệu lệnh đƣợc đƣa ra thì ai cũng biết nên tiến hay lùi nhƣng không phải ai cũng hiểu và làm giống nhau. Đó là mục đích của trò chơi, mọi ngƣời phải biết phân tích vấn đề hợp lý, biết tự điều chỉnh mình sao cho phù hợp với hoạt động của cả nhóm. Các trò chơi này không tốn nhiều thời gian, không cần phải tƣ duy nhiều khi hành động, nhƣng mọi ngƣời phải hiểu nhau, phải đoàn kết với nhau, phải biết phân công công việc trong từng đội thì mới có thể thành công. Các chƣơng trình của hoạt động Teambuilding đƣợc thiết kế để thúc đẩy, làm các cá nhân nhận ra rằng nếu họ chia sẻ mục đích cho nhau, và làm việc cùng nhau thì họ có thể hoàn thành công việc mà trƣớc đó với khả năng của mình họ không nghĩ là mình sẽ làm đƣợc. Mọi ngƣời trƣớc khi tham gia hoạt động Teambuilding có thể khác nhau về văn hóa, khác nhau về ngôn ngữ, hay chƣa từng tiếp xúc với nhau, chƣa hiểu nhau. Nhƣng khi tham gia vào hoạt động Teambuilding, nhờ kỹ năng cá nhân và kết hợp với sức mạnh đồng đội mọi ngƣời sẽ cùng nhau đi đến đích. Hoạt động tập thể của Teambuilding giúp các thành viên của đội nhận ra ƣu, khuyết điểm của nhau, biết chấp nhận thử thách và cùng nhau vƣợt qua thử thách, vƣợt qua điểm yếu của chính mình. Sau khi tham gia vào hoạt động Teambuilding, từ chỗ là các cá nhân riêng lẻ, từ những nhóm khác nhau mọi ngƣời sẽ trở thành một đội, biết cách phối hợp, phân công công việc cho từng cá nhân để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2