Giáo trình Huyết học (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 0
download
Giáo trình "Huyết học (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng)" cung cấp một số khái niệm cơ bản về huyết học, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm các bệnh lý về máu. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vấn đề đông máu, cầm máu và quá trình tiêu sợi huyết. Môn học này còn giúp cho sinh viên có các kiến thức cơ bản về kháng nguyên, kháng thể hệ nhóm máu hồng cầu, quy chế truyền máu an toàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Huyết học (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: HUYẾT HỌC NGÀNH: XÉT NGHIỆM Y HỌC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG XÉT NGHIỆM LIÊN THÔNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 549 /QĐ-CĐYT-ĐT ngày 09 tháng 08 năm 2021 Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá Năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
- LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Huyết học I được các giảng viên Bộ môn Xét nghiệm Y học biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Xét nghiệm Y học dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học Huyết học giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất về Xét nghiệm các đơn vị trong ngành y tế. Môn học “Huyết học ” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về Huyết học đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hoá, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Ths.BS. Mai Văn Bảy chủ biên 2. Ths. Mai Thị Hiếu 3. CN. Lường Tú Huy 4. CN. Lê Thị Thường 1
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................................1 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ................................................................................3 DÒNG HỒNG CẦU – KỸ THUẬT ĐẾM SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU ..................4 KỸ THUẬT ĐẾM SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU ......................................................13 DÒNG BẠCH CẦU – KỸ THUẬT ĐẾM SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU .................21 KỸ THUẬT ĐẾM SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU .......................................................33 DÒNG TIỂU CẦU – ĐẾM SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU ...........................................41 KỸ THUẬT ĐẾM SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU .........................................................52 KỸ THUẬT ĐẾM SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU LƯỚI ...........................................59 KỸ THUẬT ĐỊNH CÔNG THỨC BẠCH CẦU...................................................68 ĐẠI CƯƠNG VỀ QUÁ TRÌNH CẦM MÁU, ĐÔNG MÁU ...............................79 HỆ NHÓM MÁU ABO, RH ...................................................................................92 KỸ THUẬT ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO, RH TRÊN ỐNG NGHIỆM ........102 KỸ THUẬT ĐO TỐC ĐỘ MÁU LẮNG .............................................................112 HUYẾT ĐỒ ...........................................................................................................121 KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM THỜI GIAN MÁU ĐÔNG MÁU CHẢY VÀ CO CỤC MÁU .............................................................................................................126 KỸ THUẬT PHẢN ỨNG CHÉO.........................................................................144 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................153 2
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: HUYẾT HỌC Mã môn học: MH 21 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 16 giờ.Thực hành: 27 giờ. Kiểm tra: 2 giờ) VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔN HỌC - Vị trí: Thuộc khối kiến thức chuyên ngành - Tính chất: Môn học này cung cấp một số khái niệm cơ bản về Huyết học, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm các bệnh lý về máu. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vấn đề đông máu, cầm máu và quá trình tiêu sợi huyết. Môn học này còn giúp cho sinh viên có các kiến thức cơ bản về kháng nguyên, kháng thể hệ nhóm máu hồng cầu, quy chế truyền máu an toàn. - Ý nghĩa và vai trò: Giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về huyết học tế bào, đông máu và truyền máu. Thao tác thành thạo các kỹ thuật xét nghiệm huyết học cơ bản. MỤC TIÊU MÔN HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được những những kiến thức cơ bản về tế bào học, cơ chế đông máu, cầm máu. - Trình bày được cơ chế miễn dịch huyết học áp dụng trong truyền máu. - Trình bày được một số bệnh về máu có liên quan đến kỹ thuật xét nghiệm. 2. Kỹ năng - Chuẩn bị được các dụng cụ, hoá chất để xét nghiệm huyết học. - Thực hiện được những kỹ thuật xét nghiệm cơ bản về huyết học và truyền máu. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công tác NỘI DUNG MÔN HỌC 3
- DÒNG HỒNG CẦU – KỸ THUẬT ĐẾM SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU GIỚI THIỆU Hồng cầu là tế bào làm nhiệm vụ vận chuyển oxy trong cơ thể. Chúng rất nhỏ và có hình dạng trông như những chiếc bánh vòng. Tuổi thọ trung bình của hồng cầu là 120 ngày trong cơ thể. Tế bào hồng cầu chứa một protein gọi là hemoglobin, chứa sắt, có khả năng gắn oxy và cũng là nguyên nhân làm cho máu màu đỏ. Thiếu nồng độ hemoglobin là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Nêu được đời sống và 2 chức năng chính của hồng cầu. - Trình bày được các yếu tố cấu tạo nên hồng cầu. - Nêu được các chỉ số bình thường và những thay đổi sinh lí, bệnh lí của hồng cầu. * Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích những thay đổi sinh lí, bệnh lí của hồng cầu. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động áp dụng các kiến thức về dòng hồng cầu để giải thách và đánh giá các bệnh liên quan đến chức năng của hồng cầu. NỘI DUNG 1. Đời sống và chức năng của hồng cầu. 1.1. Đời sống của hồng cầu. Các giai đoạn biệt hoá của hồng cầu đều diễn ra tại tuỷ xương, đến giai đoạn hồng cầu lưới thì bắt đầu xuất hiện ở máu ngoại vi với số lượng khoảng 25.000 - 75.000/mm3 (0,5-1,5%). Cần 7 ngày để một tế bào gốc chín thành hồng cầu lưới trong máu, hồng cầu trưởng thành có đời sống trung bình là 120 ngày. Mỗi ngày tuỷ xương đều tạo ra một số lượng hồng cầu tương đương với lượng hồng cầu bị phá huỷ sinh lí (40ml). Do hồng cầu không có nhân nên nguồn men tổng hợp được trong quá trình biệt hoá và trưởng thành không được bổ sung bù đắp. Vì vậy khi dự trữ men cạn thì hồng cầu trở nên già cỗi dị hoá và bị phá huỷ đi trong các đại thực bào. Sau khi 4
- hồng cầu bị phá huỷ thì sắt được tái sử dụng, globin được cắt thành các acid amin và đi vào con đường chuyển hoá protid, nhân protoporphyrin biến đổi thành bilirubin tự do và bị đào thải ra ngoài. 1.2. Chức năng của hồng cầu. Chức năng sinh lí duy nhất của hồng cầu là vận chuyển Oxy- CO2. Chức năng này do huyết sắc tố đảm nhận, huyết sắc tố chiếm khoảng 1/3 trọng lượng hồng cầu. Màng hồng cầu là màng bán thấm, rất mềm dẻo, nó có khả năng biến dạng, kéo dài để có thể xuyên qua các mao mạch có đường kính nhỏ hơn hồng cầu. * Vận chuyển O2: Hồng cầu vận chuyển O2 từ phổi tới tổ chức, tế bào bằng cách: O2 được kết hợp với Fe++ trong Hb tạo thành HbO2: Hb + O2 HbO2 Đây là phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào nồng độ O2: + Tại phổi: Nồng độ O2 cao, làm tăng sự kết hợp giữa Hb và O2 tạo HbO2 đi tới các cơ quan, tổ chức, lúc này phản ứng sảy ra theo chiều thuận + Tại tổ chức: Nồng độ CO2 cao, Hb sẽ nhả O2 và kết hợp với CO2. Phản ứng sảy ra theo chiều nghịch. * Vận chuyển CO2: Hồng cầu vận chuyển CO2 từ tổ chức, tế bào tới phổi để đào thải ra ngoài nhờ nhóm amin (- NH2) của globin. Hb + CO2 HbCO2 + Tại tổ chức: nồng độ CO2 cao phản ứng sảy ra theo chiều thuận tạo HbCO2 + Tại phổi: Nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 cao, phản ứng sảy ra theo chiều nghịch để đào thải CO2 ra ngoài. - Ngoài ra hồng cầu có một số chức năng khác: + Điều hòa cân bằng acid - bazơ của máu. Chức năng này do hệ đệm hemoglobinat đảm nhiệm. Đồng thời với hệ đệm của Hb, hồng cầu còn tạo ra HCO3- trong quá trình vận chuyển CO2, nên nó đã tạo ra hệ đệm bicarbonat HCO3/ H2CO3, hệ đệm quan trọng nhất của máu. + Chức năng tạo độ nhớt của máu: Hồng cầu là thành phần chủ yếu tạo độ nhớt của máu, nhờ độ nhớt mà tốc độ tuần hoàn, nhất là tuần hoàn mao mạch hằng 5
- định. Tốc độ tuần hoàn hằng định là điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi vật chất giữa tế bào và máu. Khi độ nhớt của máu thay đổi sẽ gây ra thay đổi tốc độ tuần hoàn và làm rối loạn trao đổi vật chất của tế bào. + Chức năng định danh nhóm máu: Nhờ các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu để định danh nhóm máu. 2. Các yếu tố cần thiết để tạo hồng cầu. 2.1. Sắt và muối khoáng: - Nhu cầu sắt hàng ngày: 1,5 - 2 mg. - Một số thức ăn có tương đối nhiều chất sắt như: thịt, bánh mì, quả, rau khô, ớt, đặc biệt là gan. - Thức ăn nghèo chất sắt đứng đầu là sữa bò.- Một số muối khoáng khác như Cu, Co, Zn cũng rất cần để tạo hồng cầu nhưng với hàm lượng rất nhỏ. 2.2. Protein: - Đóng vai trò quan trọng và cơ bản trong cấu tạo hồng cầu vì nó tạo nên nucleoprotein của nhân hoặc bào tương của hồng cầu non. Ngoài ra protein còn là phần cấu tạo nên globin của huyết sắc tố vòng pyrol của hem. - Một số acid amin cần thiết: Tryprophan, Methionin, Lysin, Glycystin. 2.3. Vitamin: - Vitamin B12: Được hấp thu chủ yếu ở hồi tràng nhờ gắn với yếu tố nội do tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra, có nhiều trong cá, thịt, trứng, gan… - Acid folic: Được hấp thụ ở ruột non, chủ yếu là hổng tràng dưới dạng acid folinic. Có nhiều trong thịt, trứng, rau xanh, đặc biệt là men bia. - Ngoài ra vitamin C: có tác dụng trong hấp thu sắt và trong chuyển hoá acid folic thành acid folinic. vitamin B2, B6 cũng tham gia vào tổng hợp Hb, nếu thiếu các vitamin này dễ gây thiếu máu. 2.4. Các men của HC: 2 men quan trọng nhất của hồng cầu là . - G6PD: Glucose 6 Phosphate Dehydrogenase. - PK: Pyruvate Kinase. 6
- Nếu thiếu một trong 2 men này thường dẫn đến thiếu máu, tan máu khó điều trị. - Ngoài ra còn nhiều men khác cũng tham gia vào tạo hồng cầu như hexokinaza, glutathion reductase, 6 - PGD.....nhưng ít khi bị thiếu. 2.5. Các thành phần khác Nếu coi HC là 100% thì - Nước chiếm 65% trọng lượng - Cặn khô 35% trọng lượng bao gồm Hb chiếm 32% và các yếu tố hoà tan khác như: Na, K, Mg, Cl… 2.6. Huyết sắc tố(HEMOGLOBIN - Hb) Là một Chromoprotein màu đỏ, chiếm 95% chất khô của hồng cầu trưởng thành. Vai trò chính của Hb là vận chuyển O2 từ phổi đến tế bào và một phần CO2 từ tế bào về phổi. 3. Các chỉ số bình thường của hồng cầu. 3.1. Số lượng hồng cầu: * Người lớn: - Nam: 4,0 - 5,8 x 1012/l. - Nữ: 3,9 - 5,4 x 1012/l. * Trẻ sơ sinh: 5 - 6 x 1012/l. * Tăng số lượng hồng cầu. Đối với nữ > 5,5 x 1012/l. Đối với nam > 6 x 1012/l. - Tăng sinh lý: Những người lao động nặng, trẻ sơ sinh, những người ở vùng núi cao… - Hồng cầu tăng ít hoặc thoáng qua trong các trạng thái đi lỏng mất nước hoặc trong một vài trạng thái nhiễm độc. - Hồng cầu tăng nhiều và thường xuyên sau khi cắt lách, thiếu dưỡng khí do rối loạn tuần hoàn phổi, sốt cao lâu ngày, suy tim… * Giảm số lượng hồng cầu: - Giảm sinh lý: Khi ngủ, sau khi ăn, phụ nữ có thai…. 7
- - Giảm bệnh lý: Hồng cầu giảm bệnh lý trong các trường hợp mất máu cấp hoặc mạn, các bệnh huyết tán, viêm thận mạn, suy tuỷ…. 3.2. Hàm lượng huyết sắc tố: * Người lớn: - Nam: 125 - 160 g/l. - Nữ: 120 - 150 g/l. * Lưu ý: Chẩn đoán và đánh giá mức độ thiếu máu dựa vào hàm lượng huyết sắc tố, không dựa trên số lượng hồng cầu. 3.3. Thể tích khối hồng cầu (Hct: Hematocrit) Bình thường: - Nam: 0,42 - 0,5 l/l. - Nữ: 0,40 - 0,45 l/l. - Thể tích khối hồng cầu tăng trong: các trường hợp mất nước, ứ nước trong tế bào, mất huyết tương. - Giảm trong thiếu máu, suy dinh dưỡng. 3.4. Tỉ lệ hồng cầu lưới: Bình thường: 0,5 - 1,5 % Tỉ lệ hồng cầu lưới giúp đánh giá khả năng đáp ứng sinh hồng cầu của tuỷ xương khi cơ thể bị thiếu máu. ở những bệnh nhân bị thiếu máu nhưng tuỷ xương không có khả năng đáp ứng sinh hồng cầu (suy tuỷ, thiếu vitamin B12, thiếu acid folic...) tỉ lệ hồng cầu lưới giảm. 3.5. Thể tích trung bình hồng cầu (MCV – Mean corpuscular volume): Thể tích trung bình của một hồng cầu. Hct(l/l) X 1000 MCV = SLHC - Bình thường: MCV = 85 - 100fl (1fl = 10-15 l) - MCV < 80fl: hồng cầu nhỏ, gặp trong thiếu máu thiếu sắt (do giun móc, bệnh thalassemia…) - MCV > 105fl: hồng cầu to gặp trong thiếu máu do thiếu vitaminB12, acid folic... 8
- 3.6. Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH-Mean Corpuscular hemoglobin). Số lượng Hb trung bình trong một hồng cầu. Hb( g / l ) MCH = SLHC (1012 / l ) - Bình thường: MCH = 28 - 31 pg (1pg = 10-12g). - MCH < 28 pg: Thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ. - MCH > 32 pg: gặp ở hồng cầu to. 3.7. Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC: Mean Corpuscular hemoglobin Concentration). - Chỉ số này cho phép phân biệt thiếu máu. Đây là nồng độ Hb trung bình có trong một hồng cầu. Hb( g / l ) MCHC = Hct (l / l ) - Bình thường: MCHC = 320 - 360 g/l. - MCHC < 290 g/l: Thiếu máu nhược sắc. 3.8. Tốc độ máu lắng (VSS) (Phương pháp Westergreen) - Máu lấy ra ngoài chống đông theo tỉ lệ nhất đinh, cho vào ống thuỷ tinh dài chia vạch. để một thời gian, hồng cầu sẽ lắng xuống, tiếp đến là bạch cầu, đến tiểu cầu và sau cùng là huyết tương nổi lên trên. đọc kết quả là đọc chiều cao của cột huyết tương sau 1 giờ và 2 giờ. - Bình thường: Nam: Sau 1 giờ: ≤ 7mm. Sau 2 giờ: ≤ 25mm. Nữ: Sau 1 giờ: ≤ 12mm. Sau 2 giờ: ≤ 35mm. - Tốc độ máu lắng tăng trong viêm nhiễm, nhiễm trùng cấp, mạn tính, bệnh ác tính, bệnh tự miễn dịch, bệnh hệ thống, đặc biệt tăng rất cao trong bệnh lao, thấp khớp, u tuỷ. - Trong bệnh thiếu máu, tốc độ máu lắng tăng là điều hiển nhiên, khi đó chỉ số này không có giá trị chẩn đoán. 9
- - Tốc độ máu lắng giảm: gặp trong các trường hợp đa hồng cầu, viêm gan do vius, dị ứng. Do bệnh nhân nôn (Triệu chứng của viêm gan do vius). - Tốc độ máu lắng ít có giá trị trong chẩn đoán bệnh nhưng rất có giá trị trong theo dõi và tiên lượng bệnh. 3.9. Sức bền hồng cầu: - Sức bền tối thiểu của một hồng cầu là nồng độ dung dịch muối NaCl mà ở đó bắt đầu quan sát được một vài hồng cầu bị vỡ. Bình thường mức này là 4 – 5%o. - Sức bền tối đa của hồng cầu là nồng độ dung dịch muối NaCl mà ở đó tất cả hồng cầu đều vỡ. Bình thường mức này là 3 - 3.5%o. Ngoài dung dịch muối nhược trương ra thì một số chất khác cũng có khả năng làm biến đổi tính thấm của màng HC như nọc rắn, cồn ete, một số độc tố của vi khuẩn… GHI NHỚ: - Nêu được đời sống và 2 chức năng chính của hồng cầu. - Trình bày được các yếu tố cấu tạo nên hồng cầu. - Nêu được các chỉ số bình thường và những thay đổi sinh lí, bệnh lí của hồng cầu. LƯỢNG GIÁ Câu 1: Đời sống trung bình của một hồng cầu người khoảng: A. 30 ngày B. 60 ngày C. 120 ngày Câu 2: Ở người, mỗi ngày tuỷ xương đều tạo ra một số lượng hồng cầu tương đương với lượng hồng cầu bị phá huỷ sinh lí với số lượng khoảng...: A. 40ml. B. 60ml. C. 80ml. 10
- Câu 3 Ở người trưởng thành, huyết sắc tố chiếm khoảng ..... trọng lượng hồng cầu. A. 33% B. 50%. C. 75%. Câu 4: Trong quá trình vận chuyển Oxy của Hemoglobin. Oxy sẽ gắn với nhóm (-NH2) của globin. A. Đúng B. Sai Câu 5: Trong quá trình vận chuyển CO2 của Hemoglobin. Oxy sẽ gắn với nhóm (-NH2) của hemoglobin. A. Đúng B. Sai Câu 6: Giai đoạn nào của quá trình biệt hóa và sinh dòng hồng cầu tế bào bắt đầu tổng hợp Hb A. Nguyên tiền hồng cầu B. Nguyên hồng cầu ưa bazơ C. Nguyên hồng cầu đa sắc D. Nguyên hồng cầu ưa acid E. Hồng cầu lưới Câu 7: Ký hiệu MCH trong các chỉ số của hồng cầu ở người là: A. Thể tích trung bình hồng cầu B. Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu C. Hàm lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu D. Thể tích khối hồng cầu E. Tỉ lệ hồng cầu lưới: Câu 8: Ký hiệu MCV trong các chỉ số của hồng cầu ở người là. A. Thể tích trung bình hồng cầu B. Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu 11
- C. Hàm lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu D. Thể tích khối hồng cầu E. Tỉ lệ hồng cầu lưới: Câu 9 Ký hiệu Hct trong các chỉ số của hồng cầu ở người là. A. Thể tích trung bình hồng cầu B. Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu C. Hàm lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu D. Thể tích khối hồng cầu E. Tỉ lệ hồng cầu lưới: Câu 10: Hàm lượng huyết sắc tố ở người bình thường là: A. Nam: 125 - 160 g/l. B. Nữ: 120 - 150 g/l. C. Nam: 125 – 160 g/dl D. Nữ: 120 – 150 g/dl E. A và B đúng 12
- KỸ THUẬT ĐẾM SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU GIỚI THIỆU Xét nghiệm huyết học là phương pháp được chỉ định nhiều nhất tại các cơ sở y tế hiện nay. Vậy có bao nhiêu cách đếm tế bào trong xét nghiệm huyết học. Bài học hôm nay xin được chia sẻ về nội dung này. MỤC TIÊU HỌC TẬP * Kiến thức: - Trình bày được nguyên tắc kỹ thuật đếm số lượng hồng cầu - Trình bày được quy trình và nguyên nhân sai kết quả của kỹ thuật đếm số lượng hồng cầu. * Kỹ năng: - Chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ, hoá chất làm kỹ thuật đếm số lượng hồng cầu. - Thao tác đúng 4 bước quy trình kỹ thuật. - Nhận dạng và đếm được số lượng hồng cầu. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động áp dụng kiến thức, kỹ năng đạt được của bài vào trong xét nghiệm huyết học - Có ý thức bảo vệ trang thiết bị, cẩn thận, tỉ mỉ, gọn gàng trong quá trình thực hiện kỹ thuật. NỘI DUNG 1. Nguyên tắc: Số lượng hồng cầu của máu toàn phần được đếm tươi, trực tiếp trên kính hiển vi. Trong một loại buồng đếm đã biết trước kích thước, với máu được pha loãng theo tỉ lệ nhất định, để tính ra số lượng hồng cầu có trong 1 lít máu hoặc 1 mm3 máu. 2. Quy trình kỹ thuật 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 13
- Buồng đếm, lamen, kính hiển vi, ống hút pha loãng hồng cầu, dây hút cao su, kim chích hoặc bơm kim tiêm, bông thấm, lam kính, ống nghiệm, giá để ống nghiệm. Buồng đếm Neubauer Ống hút pha loãng HC/ BC 2.2. Chuẩn bị hoá chất: Cồn 700, dung dịch pha loãng hồng cầu: Marcano, Hayem hoặc nước muối sinh lý. 2.3. Bệnh phẩm : Máu được chống đông bằng EDTA. 3. Tiến hành Bước 1 : Lấy máu mao mạch hoặc tĩnh mạch. Bước 2 : Pha loãng máu 1/200 trong ống pha loãng hồng cầu: + Hút máu đúng vạch 0,5; lau sạch máu dính ở đầu ống + Hút dung dịch pha loãng đến vạch 101 + Bỏ dây hút, bịt đầu ống pha loãng bằng ngón trỏ và ngón cái, lắc trộn đều. Bước 3 : Cho máu vào buồng đếm: + Gắn lamen vào buồng đếm + Bỏ đi từ 3 - 5 giọt đầu tiên trong ống pha loãng + Đặt nghiêng ống hút 450 vào giữa lamen và buồng đếm, để hỗn dịch chảy từ từ vào buồng đếm cho đến khi tràn đều khắp buồng đếm. Bước 4 : Đếm hồng cầu: 14
- + Đặt buồng đếm lên bàn kính hiển vi, để yên từ 1 - 2 phút cho hồng cầu lắng đều, lấy vi trường bằng vật kính 10 sau đó chuyển sang vật kính 40 để đếm số lượng hồng cầu. + Đếm hồng cầu trong 80 ô vuông con của 5 khu vực đếm số lượng hồng cầu, 4 khu ở 4 góc và một khu ở giữa, ở mỗi khu sẽ đếm tất cả những hồng cầu nằm trong ô kẻ, còn những hồng cầu nằm trên đường cạnh thì chỉ đếm trên 2 cạnh kế tiếp nhau (trên, trái). Đếm theo đường ziczăc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. 4. Tính kết quả: a x 1012 X= lít 100 ➢ Nhận xét kết quả Bình thường: - SLHC ở người trưởng thành: 4 - 5x1012/l - Trẻ sơ sinh: 5 - 6x1012/l * Nguyên nhân gây sai số: - Máu lấy không chuẩn: máu bị đông dây, máu mao mạch bị pha loãng bởi dịch gian bào do nặn bóp đầu ngón tay quá nhiều hoặc ống máu đã để lâu. - Dụng cụ xét nghiệm không đạt yêu cầu: bẩn, ướt - Pha loãng máu không chuẩn: hút máu không đúng vạch hoặc làm mất máu khi hút dung dịch pha loãng. - Trộn không đều máu và dung dịch pha loãng. - Nhỏ lên buồng đếm không đúng kỹ thuật. - Đếm hoặc tính sai kết quả. 5. Chỉ tiêu thực hành - Quan sát kỹ thuật viên thao tác mẫu: 2 lần - Học viên tự làm : Thao tác lập lại nhiều lần GHI NHỚ: 15
- - Trình bày được nguyên tắc kỹ thuật đếm số lượng hồng cầu - Trình bày được quy trình và nguyên nhân sai kết quả của kỹ thuật đếm số lượng hồng cầu. LƯỢNG GIÁ: Bảng kiểm dạy - học CÁC BƯỚC THỰC TT Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT HIỆN 1 Chuẩn bị người kỹ thuật viên Kỹ thuật viên mặc quần áo Trang phục đầy đủ, gọn đúng định Đảm bảo yêu cầu gàng. Kỹ thuật viên xét nghiệm về an toàn sinh chuẩn bị đầy đủ kiến thức, học với người kỹ Phong thái gọn gàng, tự tin kỹ năng và tác phong trong thuật viên và niềm nở thao tác tiến hành kỹ thuật 2 Chuẩn bị dụng cụ/hóa chất Bộ dụng cụ bảo hộ (Găng Bảo vệ người làm Vừa kích thước cơ thể, gọn tay, khẩu trang, mũ…) gàng, và sạch Ống chống đông EDTA Đựng mẫu Còn hạn sử dụng Bút ghi kính Đánh dấu Còn sử dụng được Ôngs hút pha loãng 1/200 Pha loãng máu và Sạch, vạch chia rõ ràng, Buồng đếm Neubauer đếm không có nước, xước La men Soi vật kính x40 Sạch, không bị bụi Gía đựng máu Đựng bệnh phẩm Sạch NaCl 0,9% Pha loãng máu Đúng nồng độ, không bị cặn 3 Chuẩn bị bệnh phẩm Bệnh phẩm được lấy và Bệnh phẩm lấy đủ 2ml, Đếm số lượng tế bảo quản trong ống chống không bị đông dây, tên tuổi bào đông EDTA mã số bệnh nhân rõ ràng 4 Kỹ thuật tiến hành Bước 1 : Chuẩn bị bệnh Tránh sai sót, Cận thận đối chiếu các phẩm của bệnh nhân nhầm lẫn trong thông tin của bệnh nhân và việc xét nghiệm chỉ định xét nghiệm Kiểm tra xem ống mẫu đã đủ số lượng và có bị đông dây hay không Bệnh phẩm đã lấy đúng vào loại ống chuyên dụng chưa 16
- Bước 2 : Pha loãng máu Vì số lượng hồng + Hút máu đúng vạch 0,5; 1/200 trong ống pha loãng cầu rất lớn 10 12 lau sạch máu dính ở đầu ống nên để đếm được + Hút dung dịch pha loãng hồng cầu đến vạch 101 số lượng cần pha + Bỏ dây hút, bịt đầu ống loãng. Yêu cầu pha loãng bằng ngón trỏ và dung dịch pha ngón cái, lắc trộn đều. loãng phải giữ Thao tác dứt khoát, gọn nguyên hình dạng gàng và cẩn thận tránh đỗ tế bào tới mức tối vỡ đa Bước 3 : Cho máu vào + Gắn lamen vào buồng đếm buồng đếm + Bỏ đi từ 3 - 5 giọt đầu tiên trong ống pha loãng Phân bố đều các + Đặt nghiêng ống hút 450 tế bào hồng cầu vào giữa lamen và buồng đếm, để hỗn dịch chảy từ từ vào các khu vực vào buồng đếm cho đến khi đếm tràn đều khắp buồng đếm. Thao tác dứt khoát, gọn gàng và cẩn thận tránh đỗ vỡ Bước 4 : Đếm hồng cầu: + Đặt buồng đếm lên bàn kính hiển vi, để yên từ 1 - 2 phút cho hồng cầu lắng đều, lấy vi trường bằng vật kính 10 sau đó chuyển sang vật kính 40 để đếm số lượng Tính số lượng hồng cầu. hồng cầu có trong + Đếm hồng cầu trong 80 ô 1 thể tích mẫu. vuông con của 5 khu vực nhằm đánh giá đếm số lượng hồng cầu, 4 phân loại thiếu khu ở 4 góc và một khu ở máu của bệnh giữa, ở mỗi khu sẽ đếm tất cả nhân những hồng cầu nằm trong ô kẻ, còn những hồng cầu nằm trên đường cạnh thì chỉ đếm trên 2 cạnh kế tiếp nhau (trên, trái). Đếm theo đường ziczăc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. 17
- Yêu cầu người thao tác tỷ mỹ, cẩn thận và chính xác 5 Tính kết quả Nữ: 3.8 – 5.0 T/L Nam:4.2- 6.0 T/L Chính xác Trẻ em:4.0-5.5 T/L 6 Biện luận kết quả Tăng Phân biệt được các Nêu được các trường hợp trường hợp tăng tăng số lượng HC bệnh lý và sinh lý và bệnh lý sinh lý Giảm Phân biệt được các Nêu được các trường hợp trường hợp giảm giảm số lượng HC bệnh lý sinh lý và bệnh lý và sinh lý Nguyên nhân sai kết quả Tìm hiểu được nguyên nhân để đưa ra các biện Liệt kê được các nguyên pháp khắc phục nhân gây sai kết quả giúp nâng cao chất lượng xét nghiệm 7 Thu dọn dụng cụ Sắp xếp dụng cụ, Phân loại rác thải đúng quy phân loại rác thải định đúng quy định Bảng kiểm đánh giá TT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN Có Không 1 Chuẩn bị người kỹ thuật viên Trang phục( quần áo, mũ, dép, kính) Phong thái tự tin, sẵn sàng 2 Chuẩn bị dụng cụ/hóa chất Bộ dụng cụ bảo hộ (Găng tay, khẩu trang, mũ…) Ống chống đông EDTA Bút ghi kính Ôngs hút pha loãng 1/200 Buồng đếm Neubauer La men 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các xét nghiệm hoá sinh về tuyến tuỵ
13 p | 122 | 23
-
Tràn Dịch Màng Bụng: Nguyên Nhân và Xét Nghiệm Dịch Màng Bụng
11 p | 618 | 17
-
Điều trị xuất huyết tiêu hóa
8 p | 120 | 11
-
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM MÁU
10 p | 110 | 7
-
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BĂNG HUYẾT TRONG SẢN PHỤ KHOA
3 p | 70 | 6
-
HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT TRẺ EM
22 p | 86 | 6
-
Tài liệu Tế bào tổ chức học
24 p | 98 | 6
-
Tế bào tổ chức học
23 p | 84 | 5
-
VAI TRÒ CỦA TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT TRONG ĐỘT QUỊ CẤP TÍNH
11 p | 105 | 5
-
Giáo trình Dịch tễ (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng\) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
89 p | 4 | 2
-
Giáo trình Sinh lý bệnh (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
193 p | 2 | 1
-
Giáo trình Huyết học II (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
167 p | 2 | 1
-
Giáo trình Huyết học II (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
167 p | 1 | 1
-
Giáo trình Huyết học I (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
233 p | 2 | 0
-
Giáo trình Huyết học I (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
233 p | 0 | 0
-
Giáo trình Hóa sinh II (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
185 p | 1 | 0
-
Giáo trình Hóa sinh (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
264 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn