Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
lượt xem 33
download
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp gồm 7 chương, cung cấp kiến thức cơ bản như: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp; Kế toán tiền, vật tư và sản phẩm hàng hóa; Kế toán tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản; Kế toán các nghiệp vụ thanh toán; Kế toán nguồn kinh phí, vốn trong đơn vị HCSN; Kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp và kinh doanh ở đơn vị hành chính sự nghiệp; Quyết toán kinh phí và hệ thống báo cáo tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP NGÀNH/ NGHỀ: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Thành phố Hồ Chí Minh tháng năm
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP NGÀNH/NGHỀ: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Thị Ngân Học vị: Thạc sỹ Kế toán Đơn vị: Khoa Kế toán tài chính Email: nguyennganccf@gmail.com TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh tháng năm
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay công tác kế toán hành chính sự nghiệp được thực hiện theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Với việc áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 107 đã làm thay đổi căn bản nội dung cũng như phương pháp kế toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp của nước ta. Những thay đổi này có sự tương thích với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Qua việc áp dụng chế độ kế toán mới sẽ giúp cho thông tin kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp nâng cao được tính minh bạch và hữu dụng hơn cho các đối tượng sử dụng thông tin Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác dạy và học môn học Kế toán hành chính sự nghiệp, giáo trình này là tài liệu cần thiết cho giảng viên, HSSV Khối ngành Kinh tế, Kế toán, Tài chính đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp gồm 7 chương: Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp Chương 2: Kế toán tiền, vật tư và sản phẩm hàng hóa Chương 3: Kế toán tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản Chương 4: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán Chương 5: Kế toán nguồn kinh phí, vốn trong đơn vị HCSN Chương 6: Kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp và kinh doanh ở đơn vị hành chính sự nghiệp Chương 7: Quyết toán kinh phí và hệ thống báo cáo tài chính Giáo trình gồm nội dung kiến thức cơ bản về đơn vị hành chính sự nghiệp, nguyên tắc theo dõi, ghi chép, quản lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế diễn ra tại các đơn vị sự nghiệp. Ở mỗi chương gồm nội dung lý thuyết, và hệ thống bài tập để người học củng cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã có nhiều cố gắng để giáo trình đảm bảo được tính khoa học, hiện đại và gắn kết với thực tiễn nghề nghiệp. Tuy nhiên, giáo trình cũng khó tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung cũng như hình thức. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng của độc giả, của đồng nghiệp và của Hội đồng khoa học để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. TPHCM, ngày tháng năm Chủ biên: Nguyễn Thị Ngân KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 1
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................1 Chương 1: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP ......................................................................................................7 1.1. Khái quát về đơn vị HCSN .......................................................................................7 1.1.1. Khái niệm đơn vị HCSN .......................................................................................7 1.1.2. Phân loại đơn vị HCSN .........................................................................................7 1.1.3. Đặc điểm của đơn vị HCSN ..................................................................................8 1.2. Đối tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ................................................................................................................9 1.2.1. Đối tượng kế toán ..................................................................................................9 1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán ............................................................................................9 1.2.3. Nguyên tắc kế toán .............................................................................................. 10 1.3. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN .......................................................11 1.3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán .....................................................................11 1.3.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán .....................................................................12 1.3.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán ................................................................................12 1.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính. ....................................................................13 1.4. Bài tập Chương 1 ....................................................................................................15 Chương 2: KẾ TOÁN TIỀN, HÀNG TỒN KHO TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP ..................................................................................................................16 2.1. Kế toán tiền .............................................................................................................16 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc kế toán ........................................................16 2.1.2. Kế toán tiền mặt ...................................................................................................17 2.1.3. Kế toán tiền gửi ở ngân hàng, kho bạc. ............................................................... 29 2.1.3.1. Khái niệm và yêu cầu quản lý ..........................................................................29 2.1.4. Kế toán tiền đang chuyển ....................................................................................38 2.2. Kế toán hàng tồn kho .............................................................................................. 40 2.2.1. Giới thiệu chung về hàng tồn kho trong đơn vị HCSN .......................................40 KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 2
- 2.2.2. Phân loại và đánh giá hàng tồn kho .....................................................................40 2.2.3. Kế toán nguyên vật liệu .......................................................................................42 2.2.3. Kế toán sản phẩm, hàng hóa ................................................................................49 2.3. Bài tập Chương 2 ....................................................................................................55 Chương 3: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠ BẢN .....62 3.1. Khái quát về TSCĐ trong đơn vị HCSN ................................................................ 62 3.1.1. Tiêu chuẩn nhận biết ...........................................................................................62 3.1.2. Phân loại tài sản cố định. .....................................................................................63 3.1.3. Nguyên tắc xác định giá trị của TSCĐ ................................................................ 64 3.2. Kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định ..................................................67 3.2.1. Kế toán tăng tài sản cố định ................................................................................67 3.2.2. Kế toán giảm tài sản cố định ...............................................................................76 3.3. Kế toán hao mòn và khấu hao tài sản cố định. .......................................................80 3.3.1. Đối tượng, kỳ tính hao mòn/khấu hao .................................................................80 3.3.2. Phương pháp tính hao mòn TSCĐ. .....................................................................80 3.3.3. Kế toán hao mòn và khấu hao tài sản cố định. ....................................................81 3.4. Kế toán chi phí xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định ...................................84 3.4.1. Nguyên tắc kế toán. ............................................................................................. 84 3.4.2. Kế toán chi phí xây dựng cơ bản dở dang ...........................................................85 3.4.3. Kế toán chi phí sửa chữa tài sản. .........................................................................89 3.5. Bài tập chương 3 .....................................................................................................91 Chương 4: KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN .........................................97 4.1. Kế toán các khoản phải thu ....................................................................................97 4.1.1. Giới thiệu chung về các khoản phải thu trong đơn vị HCSN .............................. 97 4.1.2. Kế toán khoản phải thu khách hàng ....................................................................97 4.1.3. Kế toán khoản phải thu nội bộ ...........................................................................100 4.1.4. Kế toán các khoản tạm ứng. ..............................................................................102 4.1.5. Kế toán chi phí trả trước ....................................................................................104 4.1.6. Kế toán các khoản phải thu khác .......................................................................106 KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 3
- 4.2. Kế toán các khoản phải trả. ..................................................................................110 4.2.1. Giới thiệu chung về các khoản phải trả trong đơn vị HCSN.............................110 4.2.2. Kế toán các khoản phải trả người bán ...............................................................110 4.2.3. Kế toán các khoản phải nộp theo lương. ...........................................................113 4.2.4. Kế toán các khoản phải nộp nhà nước. ..............................................................116 4.2.5. Kế toán các khoản phải người lao động. ...........................................................119 4.2.6. Kế toán khoản phải trả nội bộ............................................................................123 4.2.7. Kế toán các khoản phải trả khác ........................................................................125 4.3. Bài tập Chương 4 ..................................................................................................129 Chương 5: KẾ TOÁN CÁC NGUỒN KINH PHÍ TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP ................................................................................................................134 5.1. Giới thiệu chung về nguồn kinh phí .....................................................................134 5.2. Kế toán nguồn vốn kinh doanh .............................................................................134 5.2.1.Khái niệm và yêu cầu quản lý ............................................................................134 5.2.2. Tài khoản sử dụng .............................................................................................135 5.2.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ...........................................135 5.3. Kế toán chênh lệch tỷ giá. ....................................................................................136 5.3.1.Khái niệm và yêu cầu quản lý ............................................................................136 5.3.2. Tài khoản sử dụng .............................................................................................138 5.3.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ...........................................138 5.4. Kế toán thặng dư/thâm hụt lũy kế ........................................................................143 5.4.1. Khái niệm, yêu cầu quản lý ...............................................................................143 5.4.2. Tài khoản sử dụng .............................................................................................144 5.4.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ...........................................144 5.5. Kế toán các quỹ ....................................................................................................146 5.5.1.Khái niệm và yêu cầu quản lý ............................................................................146 5.5.2. Tài khoản sử dụng .............................................................................................146 5.5.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ...........................................147 5.6. Bài tập chương 5 ...................................................................................................150 KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 4
- Chương 6: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU, CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP VÀ KINH DOANH Ở ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP.........................................152 6.1. Kế toán các khoản phải thu ..................................................................................152 6.1.1. Giới thiệu chung về các khoản phải thu ............................................................152 6.1.2. Yêu cầu quản lý đối với các khoản phải thu .....................................................152 6.1.3. Kế toán thu hoạt động do NSNN cấp ................................................................153 6.1.4. Kế toán thu viện trợ và vay nợ nước ngoài .......................................................157 6.1.5. Kế toán thu phí được khấu trừ hoặc để lại ........................................................161 6.1.6. Kế toán doanh thu thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. .........................164 6.1.7. Kế toán doanh thu tài chính ...............................................................................167 6.1.8. Kế toán thu nhập khác .......................................................................................169 6.2.3. Kế toán chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài ......................................175 6.2.4. Kế toán chi phí hoạt động thu phí .....................................................................178 6.2.5. Kế toán giá vốn hàng bán ..................................................................................180 6.2.6. Kế toán chi phí quản lý của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ ................181 6.2.7. Kế toán chi phí tài chính ....................................................................................184 6.2.8. Kế toán chi phí khác ..........................................................................................186 6.3. Kế toán xác định kết quả các hoạt động ...............................................................188 6.3.1. Khái niệm ..........................................................................................................188 6.3.2. Tài khoản sử dụng .............................................................................................188 6.3.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ...........................................189 6.4. Bài tập Chương 6 ..................................................................................................191 Chương 7: HỆ THÔNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN ..212 7.1. Quy định chung về hệ thống BCTC và báo cáo quyết toán .................................212 7.1.1. Quy định chung về hệ thống BCTC ..................................................................212 7.1.2. Quy định chung về hệ thống báo cáo quyết toán ..............................................215 7.2. Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính và Báo cáo quyết toán .....................................218 7.2.1. Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính ......................................................................218 7.2.2. Hướng dẫn lập Hệ thống báo cáo quyết toán ....................................................284 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................361 KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 5
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp Mã môn học: MH3104133 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: Vị trí: Mô đun Kế toán hành chính sự nghiệp là một mô đun chuyên ngành trong chương trình đào tạo nghề kế toán , được học sau các môn kế toán doanh nghiệp 3 là cơ sở để thực tập tốt nghiệp. Tính chất: Kế toán hành chính sự nghiệp là mô đun bắt buộc thay thế khóa luận tốt nghiệp. Mô đun này có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động tại các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, các cơ quan nhà nước. Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp cung cấp các kiến thức để học sinh, sinh viên có thể thực hiện được các nghiệp vụ kế toán cơ bản tại các đơn vị hành chính sự nghiệp như: tổ chức quản lý, phân loại, theo dõi, ghi chép, hạch toán các đối tượng kế toán và các nghiệp vụ kinh tế diễn ra tại các đơn vị hành chính sự nghiệp theo quy định của chế độ kế toán hiện hành; đồng thời rà soát, lập được các báo cáo quyết toán ngân sách và báo cáo tài chính theo quy định nộp cho các cơ quan chức năng. Mục tiêu của môn học/mô đun: – Về kiến thức: Trình bày và giải thích các khái niệm, đặc điểm, phân loại vật liệu, tài sản cố định, các phương pháp hạch toán vật liệu hàng hóa, các nghiệp vụ thanh toán, các nguồn kinh phí các khoản thu chi và báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. – Về kỹ năng: Sinh viên áp dụng được phương pháp vào phần hành kế toán cơ bản về tiền mặt, tiền gửi; tiền đang chuyển; nguyên vật liệu; dụng cụ, quản lý và sửa chữa TSCĐ; các nghiệp vụ thanh toán, các nguồn kinh phí các khoản thu chi và báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. – Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên tiếp nhận và nghiên cứu đầy đủ nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng trình bày tóm tắt nội dung chính từng chương. Sinh viên rèn luyện tư duy Logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc, nhớ lâu về phương pháp, cách giải các bài tập KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 6
- Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN Chương 1: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Giới thiệu: Chương 1 giới thiệu tổng quát khái niệm, phân loại, đặc điểm hoạt động, đối tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và nội dung tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp Mục tiêu: Trình bày khái quát hóa hệ thống hóa những nội dung cơ bản đang áp dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, trước hết là nội dung chế độ kế toán hiện hành Nội dung chính: 1.1. Khái quát về đơn vị HCSN 1.1.1. Khái niệm đơn vị HCSN Đơn vị HCSN là đơn vị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay Quản lý Nhà nước về một hoạt động nào đó. Các đơn vị này hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp toàn bộ hay cấp 1 phần và các nguồn khác đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp 1.1.2. Phân loại đơn vị HCSN Đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) là những đơn vị hoạt động lĩnh vực phi lợi nhuận, chủ yếu bằng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước (NSNN) cấp, nguồn phí, lệ phí được khấu trừ, để lại và một số nguồn khác để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao, bao gồm quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Do hai chức năng, nhiệm vụ này có đặc điểm khác nhau, để chuyên môn hóa, các đơn vị HCSN được thành hai loại là cơ quan hành chính nhà nước (hay gọi tắt là cơ quan nước) và đơn vị sự nghiệp. 1.1.2.1. Cơ quan nhà nước Khái niệm: Cơ quan nhà nước (CQNN) là các cơ quan công quyền nằm trong bộ máy quản lý Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở các cấp quản lý khác nhau và trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - Xã hội khác nhau. Nguồn kinh phí hoạt động CQNN hoạt động chủ yếu bằng nguồn NSNN cấp. Bên cạnh kinh phí NSNN, đơn vị còn thu phí, lệ phí trong quá trình quản lý và cung KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 7
- Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN cấp các dịch vụ hành chính công. Tuy nhiên, mức thu phí, lệ phí chỉ mang tính tượng trưng nên chỉ có thể đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu chi tiêu của đơn vị. 1.1.2.2. Đơn vị sự nghiệp Khái niệm: Đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) công lập là các đơn vị do CQNN có thẩm quyền thành lập, có tư cách pháp nhân, thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội và phục vụ quản lý nhà nước. Nguồn kinh phí hoạt động: ĐVSN hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn thu phi, lệ phí được khẩu trừ, để lại, nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài và nguồn thu từ SXKD dịch vụ (nếu có). Trong đó, kinh phí do NSNN cấp và thu phí, lệ phí là 2 nguồn chủ yếu nhất. Tuy nhiên, ở các ĐVSN khác nhau thl ti lệ giữa 2 nguồn này cũng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của riêng đơn vị, mức độ phát triển giữa các khu vực, chính sách phát triển ngành của TW và địa phương và các yếu tố tác động khác... 1.1.3. Đặc điểm của đơn vị HCSN Hoạt động tài chính của đơn vị HCSN phải chấp hành theo dự toán thu chi được cấp có thẩm quyền chuyển giao. Dựa trên dự toán thu – chi do đơn vị lập và được cơ quan cấp trên duyệt, Kho bạc nhà nước (KBNN) tiến hành cấp phát kinh phi hoạt động và kiểm soát chi tiêu tại các đơn vị. Toàn bộ quy trình ngân sách (từ lập dự toán, chấp hành quyết toán) phải được thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức CQNN có thẩm quyền quy định. Chính phủ giao Bộ tài chính, HĐND tỉnh giao UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn để xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng ngành. Các đơn vị HCSN trong cùng một ngành, ở cùng một cấp chính quyền được quản lý theo hệ thống dọc, chia thành các cấp như sau: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phân bổ dự toán ngân sách Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Đơn vị dự toán/ kế toán cấp 1 Đơn vị dự toán /kế toán cấp trung Đơn vị dự toán / kế toán cấp cơ sở KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 8
- Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN Cấp chính quyền: cơ quan đại diện cho cấp chính quyền là Chính phủ ở cấp trung ương và Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương. Cấp 1: Đơn vị dự toán cấp 1 nhận kinh phi từ thủ tướng chính phủ hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp. Đơn vị dự toán cấp 1 có trách nhiệm phân bổ dự toán cho đơn vị dự toán cấp trung gian hoặc cấp cơ sở (trong trường hợp không có cấp trung gian). Đơn vị dự toán cấp 1 phải tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, đồng thời chỉ đạo, điều hành, kiểm tra kế toán và quyết toán tình hình sử dụng kinh phí ở các đơn vị dự toán trực thuộc. Cấp trung gian: Đơn vị dự toán cấp trung gian nhận dự toán phân bổ từ đơn vị dự toán cấp 1, có trách nhiệm phân bồ dự toán cho đơn vị dự toán cấp cơ sở. Đơn vị dự toán cấp trung gian phải tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, đồng thời chỉ đạo, điều hành, kiểm tra kế toán và quyết toán tình hình sử dụng kinh phí ở các đơn vị dự toán cấp trực thuộc. Cấp cơ sở: Đơn vị dự toán cấp cơ sở nhận dự toán phân bổ từ đơn vị dự toán cấp 1 hoặc cấp trung gian (nếu có). Đơn vị dự toán cấp cơ sở phải tổ chức công tác kế toán tại đơn vị và quyết toán tình hình sử dụng kinh phí đối với cấp có thẩm quyền. 1.2. Đối tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp 1.2.1. Đối tượng kế toán Kế toán trong đơn vị HCSN là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí; tình hình quản lý và sử dụng các loại vốn, vật tư, tài sản; tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức ở đơn vị. Đối tượng kế toán của đơn vị HCSN bao gồm các nhóm sau: - Tiền, đầu tư tài chính, các khoản phải thu, hàng tồn kho - Tài sản cố định, khấu hao và hao mòn lũy kế, tài sản XDCB dở dang - Các khoản phải trả, phải nộp - Nguồn vốn kinh doanh, nguồn kinh phí và các quỹ - Doanh thu (thu), chi phí (chi), thặng dư (thâm hụt) lũy kế - Các tài sản và nguồn vốn khác liên quan đến đơn vị 1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán Để kế toán thực sự là công cụ sắc bén, có hiệu quả công tác quản lý kinh tế tài chính trong các đơn vị HCSN phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 9
- Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN - Ghi chép và phản ảnh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luận chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, vốn; quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh tại đơn vị (nếu có). - Thực hiện kiểm tra, kiểm soat tình hình chấp hành dự toán thu, chi; tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức; kiểm tra việc quả lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị; kiểm tra việc chấp hành kỳ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán theo chế độ chính sách của nhà nước; kiểm soát tình hình tiếp nhận kinh phí, phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới. - Phân tích tình hình và hiệu quả của việc sử dụng kinh phí, sử dụng tải sản, vốn, quỹ, tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị. - Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu, thông tin về điều hành mọi hoạt động của cấp có thẩm quyền. 1.2.3. Nguyên tắc kế toán Cơ sở dồn tích: Các nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hay chi tiền. Giá gốc: Mọi tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc (giá mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản đó). Giá này được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Nguyên tắc này đòi hỏi Kế toán không được tự ý điều chỉnh giá gốc, trừ trường hợp có quy định khác trong Pháp luật hoặc Chuẩn mực Kế toán cụ thể. Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp vẫn đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong thời gian vài năm tới. Trường hợp thực tế khác với giả định, tức doanh nghiệp có ý định hoặc bị buộc ngừng hoạt động có xác định thời gian cụ thể thì báo cáo tài chính phải được lập trên một cơ sở khác và phải giải thích chi tiết cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính đó. Thực hiện theo nguyên tắc này, nhân viên Kế toán phải phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá phí (giá gốc) chứ không phải theo giá thị trường. Phù hợp: Yêu cầu việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau, tức là Kế toán khi thực hiện ghi nhận một khoản doanh thu thì phải đồng thời ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra khoản doanh thu đó, thường bao gồm: chi phí của kỳ tạo ra doanh thu; chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến chi phí của kỳ đó. KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 10
- Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN Nhất quán: Các chính sách và phương pháp Kế toán mà doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất trong ít nhất 1 kỳ kế toán năm. Trường hợp xảy ra sự thay đổi phải tiến hành giải trình lý do (thông báo với cơ quan thuế) và nêu đầy đủ những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến kết quả kế toán trong phần thuyết minh báo cáo tài chính Thận trọng: Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán các yếu tố cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc này yêu cầu Kế toán phải: lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc và không được lập quá lớn; các khoản dự phòng không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập; không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế; chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng phát sinh chi phí. Trọng yếu: Kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những thông tin có tính chất trọng yếu; đó là những thông tin mà nếu thiếu hoặc sai sẽ có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Những thông tin còn lại không mang tính trọng yếu, ít tác dụng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể đến người sử dụng thì có thể bỏ qua hoặc được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất, chức năng. 1.3. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN 1.3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này. Các đơn vị HCSN phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán bắt buộc (không được sửa đổi mẫu biểu) theo quy định của Chế độ kế toán HCSN hiện hành, bao gồm: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và biên lai thu tiền. Ngoài 4 loại chứng từ nêu trên và các chứng từ bắt buộc quy các văn bản khác, đơn vị tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ảnh các nghiệp kinh tế phát sinh nhưng phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 2 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị. Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không để hư hỏng, mục nát, Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền. KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 11
- Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN 1.3.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản (TK) kế toán áp dụng cho đơn vị HCSN được nhà nước quy định thống nhất, bao gồm 10 loại. Trong đó: Các TK trong bảng từ loại 1 đến loại 9 được hạch toán kép, dùng đề kế toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng cho tất cả các đơn vị, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn doanh thu, chi phi, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán. Các TK ngoài bảng, gồm TK loại 0 được hạch toán đơn. Các TK loại 0 liên quan đến NSNN hoặc có nguồn gốc NSNN (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013 014, 018) phải được phản ánh theo MLNSNN, theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau (nếu có) và theo các yêu cầu quản lý khác của NSNN. Các đơn vị HCSN áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp (Phụ lục 01) 1.3.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán Đơn vị hành chính, sự nghiệp phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, các văn bản có liên quan và quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp. Đơn vị hành chính, sự nghiệp có tiếp nhận, sử dụng: nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng theo Mục lục NSNN và theo các yêu cầu khác để phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán với ngân sách nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Tùy theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sỏ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán. Có 3 hình thức kế toán được áp dụng tại đơn vị HCSN: (1) Nhật ký chung, (2) Nhật ký-Sổ cái, (3) Chứng từ ghi sổ. Đơn vị HCSN có thể áp dụng một trong ba hình thức này tùy theo đặc điểm hoạt động, quy mô của đơn vị, và có thể thực hiện ghi số thủ công hoặc sử dụng phần mềm kế toán. Trong đó, hình thức Nhật ký-Sổ cái phủ hợp với các đơn vị quy mô nhỏ hình thức Chứng từ ghi sổ phù hợp với các đơn vị quy mô trung bình, lớn; hình thức Nhật ký chung có thể áp dụng cho bất kỳ đơn vị ở quy mở nào. KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 12
- Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN 1.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính. a. Báo cáo tài chính Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán Đơn vị HCSN có trách nhiệm lập báo cáo tài chính (BCTC) và báo cáo quyết toán (BCQT) vào cuối kỳ kế toán năm để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị. Bảng 1.1: Danh mục Báo cáo tài chính Nơi nhận Ký hiệu STT Tên biểu báo cáo Tài Cấp biểu Thuế chính trên I Mẫu báo cáo tài chính đầy đủ 1 B01/BCTC Báo cáo tình hình tài chính x x x 2 B02/BCTC Báo cáo kết quả hoạt động x x x Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3 B03a/BCTC x x x (theo phương pháp trực tiếp) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 4 B03b/BCTC x x x (theo phương pháp gián tiếp) 5 B04/BCTC Thuyết minh báo cáo tài chính x x x II Mẫu báo cáo tài chính đơn giản 6 B05/BCTC Báo cáo tài chính x x x BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. Thông tin BCTC giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Thông tin BCTC của đơn vị HCSN là thông tin cơ sở để hợp nhất BCTC của đơn vị cấp trên. Các đơn vị HCSN lập BCTC theo mẫu biểu đầy đủ, trừ một số đơn có thể lựa chọn để lập BCTC theo mẫu biểu đơn giản. BCTC của đơn HCSN phải được nộp cho KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 13
- Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN CQNN có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm (31/12). b. Báo cáo quyết toán Báo cáo quyết toán (BCQT) NSNN dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng ngguồn kinh phí NSNN của đơn vị HCSN được trình bày chi tiết theo MLNSNN để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên BCQT NSNN phục vụ cho việc đánh giá tính hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về NSNN và các cơ chế tài chính và đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là có căn cứ quan trọng giúp CQNN, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiếm tra, đánh giá, giám sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách đơn vị. Đơn vị HCSN có sử dụng NSNN phải lập BCQT ngân sách đối với phần kinh phí do NSNN cấp. Bảng 1.2: Danh mục Báo cáo quyết toán Nơi nhận STT Ký hiệu biểu Tên biểu báo cáo Tài Cấp chính trên 1 B01/BCQT Báo cáo quyết toán KPHĐ x x Báo cáo chi tiết chi từ nguồn 2 F01-01/BCQT NSNN và nguồn phí được khấu x x trừ, để lại Báo cáo chi tiết kinh phí 3 F02-01/BCQT x x chương trình, dự án Báo cáo thực hiện xử lý kiến 4 B02/BCQT nghị của kiểm toán, thanh tra, x x tài chính 5 B03/BCQT Thuyết minh báo cáo quyết toán x x BCQT nguồn khác phản ánh tình hình thu - chi các nguồn khác (ngoài nguồn NSNN) của đơn vị HCSN theo quy định của pháp luật phài thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chinh và cơ quan có thẩm quyền khác Thông tìn trên Báo cáo quyết toán nguồn khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 14
- Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN quan có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng cho đơn vị Đơn vị HCSN có phát sinh các khoản thu, chi từ nguồn khác, nếu có quy định phài quyết toán như nguồn NSNN cấp với cơ quan có thẩm quyền thì phải lập BCQT đối với các nguồn này. Thời hạn nộp BCQT năm của đơn vị HCSN có sử dụng kinh phí NSNN thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn pháp luật về NSNN. 1.4. Bài tập Chương 1 Bài 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp? Bài 2: Nêu các nhiệm vụ của kế toán Hành chính sự nghiệp? Bài 3: Trình bày các nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN ? Bài 4: Trình bày nội dung công tác kế toán hành chính sự nghiệp? KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 15
- Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 2: Kế toán tiền, hàng tồn kho trong đơn vị hành chính sự nghiệp Chương 2: KẾ TOÁN TIỀN, HÀNG TỒN KHO TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Giới thiệu: Chương 2 giới thiệu các vấn đề cơ bản liên quan đến kế toán vốn bằng tiền và kế toán hàng tồn kho trong đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm: Kế toán tiền mặt; Kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc nhà nước; Kế toán tiền đang chuyển; Kế toán NVL, CCDC; Kế toán sản phẩm hàng hóa Mục tiêu: Trình bày, nhận biết được các loại vốn bằng tiền của đơn vị hành chính sự nghiệp; trình bày được đặc điểm, các quy định của nhà nước trong việc theo dõi, quản lý tiền, hàng tồn kho Áp dụng được các nguyên tắc, phương pháp hạnh toán thu chi tiền mặt, tăng giảm tiền gửi, tiền đang chuyển, hạch toán hàng tồn kho, nhập, xuất kho các loại vật tư, sản phẩm hàng hóa trong đơn vị hành chính sự nghiệp Nội dung chính: 2.1. Kế toán tiền 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc kế toán Tiền là một bộ phận tài sản của đơn vị HCSN. Tiền được dùng làm phương tiện thanh toán và có thế chuyển đổi thành các loại tài sản khác một cách dễ dàng. Vì vậy tiền giữ một vai trò quan trong trong quá trình hoạt động của đơn vị. Tiền của đơn vị HCSN bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi KBNN hoặc ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền có thể tồn tại dưới nhiều hình thái tiền tệ khác nhau như tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ. Trong đó, tiền Việt Nam chủ yếu. Ngoại tệ thường phát sinh trong các nghiệp vụ nhận viện trợ của nước ngoài, nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc các nghiệp vụ khác. Kế toán vốn bằng tiền phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán Ở những đơn vị có nhập quỹ tiền mặt hoặc có gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán; Khi xuất quỹ bằng ngoại tệ hoặc rút ngoại tệ gửi Ngân hàng thì quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái đã phản ánh trên sổ kế toán theo một trong hai phương pháp: Bình quân gia quyền di động; Giá thực tế đích danh. KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 16
- Kế toán hành chính sự nghiệp Chương 2: Kế toán tiền, vật tư, sản phẩm, hàng hóa 2.1.2. Kế toán tiền mặt 2.1.2.1. Khái niệm và yêu cầu quản lý Tiền mặt là lượng tiền tồn tại dưới dạng hữu hình, do đơn vị nắm giữ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt và thường được bảo quản trong két sắt của đơn vị. Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự theo trình tự phát sinh các khoản nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm luôn đảm bảo khớp đúng giữa giá trị ghi trên số kế toán, số quỹ và thực tế Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hằng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong chế độ quản lý lưu thông tiền tiện hiện hành và thủ tục thu, chi, nhập xuất quỹ, kiểm soát, kiểm kê quỹ của nhà nước. 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản 111 - Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt của đơn vị, bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ. Tài khoản 111 - Tiền mặt có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1111- Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt. - Tài khoản 1112- Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn ngoại tệ (theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam) tại quỹ của đơn vị. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 111- Tiền mặt Tài khoản 111- Tiền mặt SDĐK: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, tồn Các khoản tiền mặt giảm do: quỹ đầu kỳ. - Xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ; Các khoản tiền mặt tăng do: - Số thiếu hụt quỹ phát hiện khi - Nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ; kiểm kê; - Số thừa quỹ phát hiện khi kiểm kê; - Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá - Giá trị ngoại tệ tăng khi đánh giá lại số dư lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ cáo (trường hợp tỷ giá giảm). giá tăng). SDCK: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, tồn quỹ cuối kỳ. KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp - Nghề: Kế toán doanh nghiệp (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
366 p | 92 | 21
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
223 p | 82 | 17
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp - NXB Tài chính: Phần 1
176 p | 125 | 15
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
122 p | 33 | 14
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
148 p | 30 | 13
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)
182 p | 41 | 12
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội
377 p | 23 | 11
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
148 p | 12 | 9
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp và thực hành (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
126 p | 13 | 9
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ CĐ/TC): Phần 1 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
93 p | 53 | 9
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
60 p | 13 | 8
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp 1 (Nghề: Kế toán hành chính sự nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
57 p | 16 | 7
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
159 p | 11 | 6
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 1 - PGS. TS. NGƯT Phạm Văn Liên
299 p | 12 | 6
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
95 p | 7 | 5
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 2 - PGS. TS. NGƯT Phạm Văn Liên
273 p | 13 | 4
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
286 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn