Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp (Tái bản lần thứ hai): Phần 1 - PGS.TS - Đoàn Xuân Tiên
lượt xem 13
download
Phần 1 cuốn giáo trình "Kế toán quản trị doanh nghiệp" trình bày các nội dung: Khái quát về kế toán quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trị chi phí và giá thành; định giá bán sản phẩm, kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp (Tái bản lần thứ hai): Phần 1 - PGS.TS - Đoàn Xuân Tiên
- HỌC VIẸN TAI CHINH PGS.TS. Đoàn Xuân Tiên NHẢ XUẢT BÁN TÀI CHÍNH
- HỌC VIỆN TÀI CHÍN H GIÁO TRÌNH / r f A (Tái bản lần thứ hai, có sửa chữa ưà bổ sung) Chủ biên: PGS. TS. Đoàn Xuân Tiên TRƯ- '« ÍTRỮÕ- .,0 BÁNG CỌNG ĐONG L A O CAI T H Ư VIỆN NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH HÀ NỘI - 2009
- THAM GIA BIÊN SOẠN: PG S. TS. Đ oàn X uân Tiên: C hủ b iên v à biên soạn chương 1 và 5; GS. TS. Ngô T h ế C hi b iê n so ạn chư ơ n g 6; GS. TS. N g u y ễ n Đ ìn h Đỗ b iên so ạn chương 3; TS. N gu y ễn V iết Lợi b iên so ạn chư ơ ng 4; TS. T rương T h ị T h u ỷ và T hS. N g u y ễ n T h ị H oà b iên so ạn chương 2.
- LỜI NÓI ĐẦU /^J.iáo trình kế toán quản trị do GS.TS. Vương Đình Huệ và ^^PGS.TS. Đoàn Xuân Tiên đồng chủ biên đã được xuất bản lần đầu tiên và đưa vào giảng dạy tại Trường Đại học Tài chính Kê toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) lừ năm 1999. Qua gần 6 nãm sử dụng với nhiều lần tái bản sửa chữa, giáo trình đã đáp ứng được nhu cầu đào tạo và yêu cầu của xã hội đối với cán bộ tài chính kế toán, nhất là cán bộ kế toán doanh nghiệp. Cùng với sự đổi mới, phát triển và hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam, nhằm đáp ứng kịp thời công tác đào tạo của Học viện Tài chính, năm 2005 Học viện đã cho biên soạn lại cuốn “Giáo trình kế toán quản trị” trên cơ sở kế thừa giáo trình xuất bủn trước nhằm đem lại những kiến thức khoa học hiện đại và phù hợp với thực tế hệ thống Kế toán Việt Nam. Giáo trình tái bản lần thứ nhất năm 2007 và tái bản lần thứ hai này đã có sự chỉnh lý, bổ sung một số nội dung khoa học và các thône tin cập nhật về bản hướng dẫn kế toán quản trị hiện hành nhăm hoàn thành cuốn “Giáo trình kè toán quản trị doanh n g h iệp ” với chất lượng cao nhất. Giáo trình do PGS.TS. Đoàn Xuân Ticn làm chủ biên, cùng các giảng viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp biên soạn, gồm: - GS. TS Ngô T h ế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính biên soạn chương 6; - PGS. TS. Đoàn Xuân Tiên, Vụ trưởng Vụ TCCB - Kiểm toán Nhà nước, nguyên Plìó giám đốc Học viện Tài chính chủ biên và biên soạn chương I và 5; 3
- - GS. TS. Nguyễn Đìnlì Đỗ, giảng viên bộ môn k ế toán doanh nghiệp, nguyên Trưởng Bộ môn k ế toán doanh nghiệp biên soạn chương 3; - TS. Nguyễn Viết Lợi, nguyên Trưởng Ban Quản lý đào tạo, Học viện Tài chính biên soạn chương 4; - TS. Trương Thị Thuỷ, Phó trưởng khoa K ế toán, Trường bộ môn K ế toán doanli nghiệp và TliS. Nguyễn Thị Hoà, Phó Trưởng bộ môn K ế toán doanh nghiệp đồng tác già chương 2. Giáo trình được biên soạn, sửa chữa bổ sung các nội dung khoa học là kết quả nghiên cứu khoa học của tập thể các nhà khoa học. Mặc dù, các tác giả đã cỏ' gắng để đạt được giáo trình có nội dung, kết cấu hợp lý và khoa học nhất, phù hợp với sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, cũng như quy trình đào tạo kế toán của Học viện Tài chính. Do sự phát triển không ngừng của khoa học kế toán, sự hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế - tài chính và chế độ kế toán doanh nghiệp, nên giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tập thể tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để giáo trình hoàn thiện trong lần xuất bản sau. Học viện Tài chính và tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học: TS. Nguyễn Văn Tạo; PGS. TS. Đặng Thái Hùng; TS. Nguyễn Vũ Việt; PGS. TS. Nguyễn Đình Kiệm; PGS. TS. Nguyễn Thức Minh; PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ; TS. Trần Văn Dung và tập thể giáo viên Bộ môn Kế toán doanh nghiệp của Học viện, đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình bicn soạn và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng của giáo trình này. Hà Nội, tháng 7 năm 2009 BAN QUẢN LÝ KHOA HỌC HỌC VIỆN TÀI CHÍNH 4
- MỤC LỤC Trang Lời nói đẩu 3 Chương 1: Khái quát vể kê' toán quản trị doanh nghiệp 7 1.1. Khái niệm kế toán quản trị 7 1.2. Đối tượng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp 28 1.3. Phương pháp của kế toán quản trị 41 Câu hỏi ôn tập chương 1 48 Chương 2: K ế toán quản trị chi phí và giá thành 49 2.1. Phân loại chi phí SXKD trong kế toán quản trị 49 2.2. Các loại giá thành sản phẩm được sử dụng trong kế 70 toán quàn trị 2.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối 77 tượng tính giá thành 2.4. Phương pháp tập hợp CPSX 81 2.5. Kế toán tập hợp CPSX 89 2.6. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 103 2.7. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản 113 phẩm 2.8. Lập báo cáo sản xuất 140 Câu hỏi và bài tập chương 2 155 Chương 3: Định giá bán sản phẩm, kè' toán quản trị 177 d oan h thu và kết quả kinh doanh 3.1. Định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp 177
- 3.2. Kế toán quản trị doanh thu 201 3.3. Kê' toán chi tiết kết quả kinh doanh 204 Câu hỏi và bài tập chương 3 211 Chương 4: Mối quan hệ giữa Clji phí - Khối lượng - Lợi 219 nhuận (C-V-P) 4.1. Các khái niệm cơ bản về mối quan hệ giữa chi phí - 219 khối lượng - lợi nhuận 4.2. Một số ứng dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi 252 nhuận vào quá trinh ra quyết định 4.3. ứng dụng phân tích điểm hoà vốn trong việc ra quyết 258 định 4.4. Khái quát quy trình vận dụng các khái niệm trong quá 266 trinh ra các quyết định kinh doanh 4.5. Một số lưu ý khi phân tích mối quan hệ chi phí - khối 277 lượng - lợi nhuận Câu hỏi và bài tập chương 4 278 Chương 5: Kế toán quản trị cho việc ra quyết định 291 ngán hạn 5.1. Thông tin thích hợp của quyết định ngắn hạn 291 5.2. ứng dụng khái niệm thông tin thích hợp trong việc ra 308 các quyết định ngắn hạn Câu hỏi và bài tập chương 5 336 Chương 6: Dự toán sản xuất kinh doanh vả phân tích 351 chỉ phí kinh doanh 6.1. Hệ thống dự toán SXKD ở doanh nghiệp 351 6.2. Xây dựng định mức chi phi SXKD 354 6.3. Lập dự toán SXKD 364 6.4. Phân tích chi phí kinh doanh 388 Câu hỏi và bài tập chương 6 396, 6
- Chương i KHÁI QUÁT VỂ KẾ TOÁN QUẢN TR| d o a n h n g h iệ p 1.1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị Kế toán nói chung đã ra đời từ rất lâu, nó tồn tại và phát triển qua các hình thái kinh tế xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, kế toán ngày càng hoàn thiện và phát triển cả về nội dung và hình thức, thực sự trở thành công cụ không thể thiỗu được trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát và điểu hành các hoạt động kinh tế tài chính ở các đơn vị. ’ Nển sản xuất hàng hoá càng phát triển thì kế toán càng có vai trò quan trọng; vừa là công cụ quan trọng phục vụ cho quản lý, điểu hành, kiểm soát đáng tin cậy nhất, vừa là một phân hệ thông tin quan trọng cấu thành nên hệ thống thông tin kinh tế tài chính của đơn vị. Chức năng cùa kế toán nói chung là cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của một đcm vị, một tổ chức cho các đối tượng sử dụng thông tin, nhằm 3 mục đích cơ bản: 7
- (1) Cung cấp các báo cáo tài chính (cho các đối tượng bén trong và bên ngoài). (2) Hoạch định các kế hoạch hoạt động dài hạn và ngấn hạn của đơn vị (đối tượng bên trong) (3) Kiểm soát kết quả các hoạt động của đơn vị (đối tượng bên trong) Cùng với sự phát triển cùa nền sản xuất hàng hoá, sự phát trién của khoa học, công nghệ quản lý, đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngày càng mở rộng, nhu cầu thông tin càng tăng và đa dạng hơn với các mục đích cụ thể khác nhau với từng đối tượng sử dụng thông tin. Điểu đó đã thúc đẩy kế toán phát triển và cho ra đời các loại kế toán khác nhau, cụ thể đó là Kế toán chia thành Kế toán tài chính và Kế toán quản trị. Sự chia tách Kế toán thành Kế toán tài chính và Kế toán quản trị là để thực hiện các mục đích cụ thổ của các đối tượng sử dụng thông tin, đáp ứng yêu cầu cụ thể hơn, hữu ích hơn với các đối tượng đó. Kế toán tài chính thực hiện mục đích thứ nhất (1) là cung cấp thông tin cho đối tượng bên ngoài (chủ yếu) và đối tượng bên trong, còn mục đích thứ (2) và (3) thì do Kế toán quản trị thực hiện, đáp ứng nhu cầu thông tin cho đối tượng bên trong đơn vị. Như vậy, do có phạm vi, mục đích I cung cấp, phục vụ thông tin khác nhau nên kế toán doanh I nghiệp được chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị. Từ đó, có thể thấy 2 lý do trực tiếp thúc đẩy sự ra đời cùai Kế toán quản trị là: 8
- • Nhu cầu ngày càng tăng về thông tin phục vụ quản lý • Khả năng cung cấp thông tin Kế toán quản trị không những cung cấp thông tin cho các nhà quản trị cấp cao để ra quyết định kinh doanh, quyết định đầu tư và sử dụng các nguồn lực mà còn cung cấp cả các thông tin về các mặt kỹ thuật để các nhà quản lý thừa hành sử dụng thực thi trách nhiệm của mình. Về định nghĩa Kế toán quản trị, có nhiều nhà nghiên cứu, chuyên môn đã có khái niệm: - Theo Ronald w. Hilton, Giáo sư Đại học Cornell (Mỹ): “Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động cùa tổ chức”. Theo Ruy H. Garrison: “Kê' toán quản trị có liôn hộ với việc cung cấp tài liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế và có trách nhiệm trong viộc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó”. - Theo các Giáo sư đại học South Florida là Jack L. Smith; Robert M. Keith và William L. Stephens: “Kế toán quản trị là một hộ thống kế toán cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát”. - Theo Luật Kế toán Việt Nam (năm 2003) và Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn 9
- áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bô đơn vị kế toán”. Từ những khái niộm trên, cho thấy những điểm chung vể kế toán quản trị là: - Là một hộ thống kê toán cung cấp các thông tin định lượng - Những người sử dụng thông tin là những đối tượng bên trong tổ chức/đơn vị - Mục đích sử dụng thông tin là để hoạch định và kiểm soát các hoạt động cùa tổ chức/đơn vị. Từ đó có thể đưa ra khái niệm chung về kế toán quản trị là: K ế toán quản trị là một khoa liọc tliu nliận, xử lý và cung cấp những tliông tin địnli lươìig về hoạt động của dơn vị một cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình ra các quyết định liên quan đến việc lập k ế hoạch, tổ chức tliực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánli giá tình lùnli thực hiện các lioạt động của đơti vị. Như vậy, Kế toán quản trị ra đời từ khi xuất hiộn nền kinh tế thị trường. Kế toán quản trị là loại kế toán dành cho những người làm công tác quản lý, nó được coi như một hộ thống trợ giúp cho các nhà quản lý ra quyết định, là phương tiện để thực hiện kiểm soát quản lý trong doanh nghiệp. 10
- Trích điểm 1 phần / - Quy định chung (thông tư 53/2006/TT- BTC) 1. Ké toán quản trị Ké toán quàn trị là việc thu thập, xử lý, phán tích và cung cấp thông tin kinli tế, tài chínli theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài cliínli trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật K ế toán, khoản 3, diều 4). Kế toán quản trị nhằm cung cấp các tlìông tin về lioạt động nội bộ cùa doanh nglìiệp, như: Chi plìí của từng bộ phận (trung tâm clii plií), tìtng công việc, sản phẩm; Phân tícli, đánh giá tình hình thực liiên với k ế hoạch vê doanli thu, chi phí, lợi nhuận; quàn lý tài sàn, vật tư, tiền vốn, công nợ; Plìàn tícli mối quan lìệ giữa clii plií với klìối lượng và lợi nhuận; Lựa cliọn tliông tin tliícli liợp cho các quyết địnli đấu tư ngắn hạn và dài liạn; Lập dự toán ngân sáclì sàn xuất, kinh doanh;... nliằm phục vụ việc diều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế. Kê'toán quản trị là công việc cùa tìCììg doanh nghiệp, Nhà nước chỉ liướng dẩn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung, phương pliáp kê' toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh ngliiệp thực hiện. 1.1.2. Nội dung cơ bản của kê toán quản trị doanh nghiệp Kế toán quản trị có nội dung rất rộng, sau đây là những nội dung cơ bản: + Xét theo nội dung các tliông tin mà k ế toán quản trị cung cấp, có thể khái quát kế toán quản trị doanh nghiệp bao gồm: 11
- - Kế toán quản trị các yếu tô' SXKD (mua sắm, sử dụng đối tượng lao động - hàng tồn kho; Tư liệu lao động - tài sản cố định; Tuyển dụng và sử dụng lao động - lao động và tiền lương...)- - Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm (nhận diện, phân loại chi phí, giá thành; Lập dự toán chi phí; Tập hợp, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành; Lập báo cáo phàn tích chi phí theo bộ phận, theo các tình huống quyết định...). - Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh (phân loại doanh thu; Xác định giá bán, lập dự toán doanh thu; Tính toán, hạch toán chi tiết doanh thu, phân bổ chi phí chung, xác định kết quả chi tiết; Lập báo cáo phân tích kết quả chi tiết theo bộ phận, theo các tình huống ra quyết định...) - Kế toán quản trị các khoản nợ. - Kế toán quản trị vể các hoạt động đầu tư tài chính. - Kế toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong các nội dung nói trên, trọng tâm cùa kế toán quản trị là lĩnh vực chi phí. Vì vậy, một sô' tác giả cho rằng kế toán quản trị là kế toán chi phí. + Xét tlieo quá trình k ế toán quản trị trong mối quan hệ với chức năng quàn lý, kế toán quản trị bao gồm các khâu: - Chính thức hóa các mục tiêu của đơn vị thành các chỉ tiêu kinh tế. 12
- - Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết - Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu. - Soạn thảo báo cáo kế toán quản trị. Thông tin của kế toán quản trị không chỉ là thông tin quá khứ (thông tin thực hiện) mà còn bao gồm các thông tin về tương lai (kế hoạch, dự toán, dự tính...). Mặt khác, thông tin kế toán quản trị không chỉ là các thông tin về giá trị còn bao gồm các thông tin khác (hiện vật, thời gian lao động...)- Trích điểm 4.1 và 4.2 phần I - Quy định chung (Thông tư 53/2006/TT-BTC) 4.1. Nội dung kế toán quản trị al Nội dung chủ yếu, pliổ biến cùa kế toán quản trị trong doanh nghiệp, gồtti: - K ế toán quản trị chi phí và giá thành sản plìẩm; - K ế toán quản trị bán lìàng và kết quả kinh doanh; - Phân tícli mối quan liệ giữa chi phí, kliôi lượng và lợi n liu ận ; - Lựa chọn thông tin tliích hợp cho việc ra quyết địnlì; - Lập dự toán sán xuất, kinlì doanli; - K ế toán quản trị một sô khoán mục khác: + K ế toán quản trị tài sản cố định (TSCĐ); 13
- + K ế toán quản trị hàng tồn kho; + K ế toán quản trị lao động và tiền lương + K ế toán quản trị các khoản nợ. bl Ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên, doanlì nghiệp có thể thực hiện các nội dung k ế toán quán trị kliác tlìeo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 4.2. Phạm vi kế toán quản trị không bị giới liạn và dược quyết định bởi nhu cầu thông tin vê kế toán quản trị của doanh nghiệp trong tất cả các khâu cùa quá trình tổ chức, quản lý sán xuất, kinh doanh, lập k ế hoạch, kiểm tra, tổ chức, điều hành, ra quyết định và trình độ, khả nàng tổ chức công tác kê'toán quản trị cùa mỗi doanli nghiệp. 1.1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị M ục tiêu của k ế toán quản trị Kế toán quản trị là loại kế toán dành riêng cho các nhà quản lý, trợ giúp cho việc ra các quyết định theo các tình huống rất cụ thể cùa các nhà quản lý. Các quyết định của nhà quản lý hầu hết đều liên quan đến vấn đề chi phí (tiêu dùng nguồn lực) và (lợi ích) giá trị thu được do các chi phí tạo ra. Vì vây, mục tiêu cùa kế toán quản trị tập trung vào 2 mục tiêu chủ yếu: a) Mục tiêu liên kết giữa việc tiêu dùng các nguồn lực (chi phí) và nhu cầu tài trợ với các nguyên nhân của việc tiêu dùng 14
- các nguồn lực đó (chi plú pliát sinh) đ ể thực hiện các mục đích cụ th ể của đơn vị. Đối với kế toán quản trị, mô hình doanh nghiệp thể hiện dưới dạng gắn các mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi với các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động với viộc tiêu dùng các nguồn lực này (thể hiện các chi phí). Mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi có thể rất đa dạng, Thí dụ cụ thể như: + Bán được một khối lượng sản phẩm nào đó; + Tôn trọng và thực hiộn một thời hạn giao hàng cụ thể; + Khả năng giải quyết vấn đề nào đó tại hiện trường trong một khoảng thời gian nhất định... b) Mục tiêu tìm cách tối ưu hoá mối quan hệ giữa chi phí với giá trị (lợi ích) mà clii plií đó tạo ra. Bất kể khi quyết định lựa chọn một phương án tối ưu của nhà quản trị, bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại, vì vậy, kế toán quản trị phải tìm cách tối ưu hoá mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của phương án lựa chọn. Tuy nhiên, không có nghĩa mục tiêu duy nhất là luôn luôn hạ thấp chi phí. Nhiệm vụ của kê toán quản trị Ngoài những nhiệm vụ của kế toán nói chung là: Thu thập, xử lý, phân tích thông tin, số liệu; Kiểm tra, giám sát 15
- tình hình tài chính, tài sản; Cung cấp thông tin, tổ chức phân tích thông tin, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính cùa đơn vị, nhiệm vụ cụ thể của kế toán quản trị là: a) Tính toán và đưa ra mô hình nhu cầu vốn cho một hoạt động hay một quyết định cụ thể Để thực hiộn những mục tiêu, cần phải huy động các nguồn lực vào đầu tư thiết bị, dự trữ hàng tồn kho, lao động (nhân công)... nghĩa là doanh nghiệp phải đương đầu với một nhu cầu đầu tư về vốn cố định và vốn lưu động. VI vậy, một trong các nhiệm vụ của kế toán quản trị là tính toán và đưa ra mô hình về nhu cầu vốn (lưu động và cố định) cho một loại sản phẩm, một thời hạn giao hàng, một thời hạn giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. b) Đo lường, tính toán chi phí cho một lioạt động, sàn phẩm, hoặc một quyết địnli cụ thể. Việc sử dụng, tiêu dùng các nguồn lực tạo ra các chi phí của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán quản trị là tính toán, đo lường chi phí cho một loại sản phẩm, một thời hạn giao hàng, hay một thời hạn giải quyết một vấn đề nào đó... Trong thực tế, kế toán quản trị phải tính toán, đo lường giá phí, giá thành cùa từng loại hàng mua (hàng tồn kho), từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, từng loại tài sản cố định, cũng như xác định chi phí theo từng địa điểm phát sinh cùa chi phí (để biết được chi phí - giá thành cùa từng đối tượng tính giá cụ thể 16
- là bao nhiêu), nhằm tăng cường trách nhiệm vật chất của các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp, tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp. c) Tìm ra những giải pháp tác động lên các chi plú d ể tối lãi lioá mối quan liệ Chi plií - Khối lượng - Lợi nhuận Việc đo lường chi phí của một hoạt động theo một mục đích nào đó là kết quả cụ thể của kế toán quản trị. Tuy nhiên, một nhiệm vụ quan trọng hơn cùa kế toán quản trị là phải giúp nhà quản lý có những giải pháp tác động lên các chi phí này, nghũ là cần phải xác định nguyên nhân gây ra chi phí để có thể cin thiệp, tác động vào các nghiệp vụ, các hoạt động phát sinh các chi phí. Điều đó cũng có nghĩa là cần phải: - Một mặt, phân tích các chi phí một cách cụ thể để hiểu các chi phí được hình thành như thế nào. -M ặt khác, khuyến khích những người, những bộ phận có liên quan tác đông tới các ihành phẩn chi phí, làm việc phù hợp T chính sách và quy định của doanh nghiệp nhằm tiết ới kiệm và hạ thấp chi phí. Điều đó không có nghĩa mục tiêu duy nhất à luôn hạ thấp chi phí mà cần phải tối ưu hóa mối quan hộ gira chi phí và lợi ích (giá trị) mà nó tạo ra. Irọng tâm của kế toán quản trị là chi phí, do vậy, khi tổ chức kế toán quản trị chi phí cần chú ý: - Nhận biết (nắm bắt) chi phí một cách đúng đắn nhất (từngloại chi phí). -Tính toán chi phí theo yêu cầu ra quyết định cùa nhà quản ỉý 17
- - Xem xét và phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận (C-K-L) Để kế toán quản trị là công cụ hữu ích cho ngườiquản lý, có thể nói rằng việc nắm bắt chi phí là cần thiết với cả bagiai đoạn của quá trình quản lý: - Xác định mục tiêu - Định hướng - Đánh giá sau. Đồng thời, kế toán quản trị giúp những người ra quyết định: - Xác định những vấn đề cần quyết định - Định vị và đánh giá các giải pháp - Chọn lựa những giải pháp phù hợp. Trích điểm 3 phẩn I - Quy định chung (Thông tư 5312006/TT- BTC) 3. Nhiệm vụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp al Thu tliập, xử lý thông tin, sô liệu k ế toán tlieo pliạm vi, nội dung kế toán quán trị cùa đơn vị xác định theo lĩỉììg thời kỳ. bl Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán. c/ Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ cùa đơn vị bằng cáo k ế toán quản trị. dl Tổ chức pliân tícli thông tin phục vụ cho yêu cáu lập k ế lioạcli và ra quyết địnlì của Ban lãnh đạo doanh ngliiệp 18
- ỉ . 1.4. Vai trò của kế toán quản trị trong việc thực hiện chức năng quản lý ở doanh nghiệp Trách nhiệm của các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp là điều hành và quản lý các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Các chức năng cơ bản của quản lý doanh nghiệp, tất cả xoay quanh vấn đề "ra quyết định". Để quản lý và ra quyết định đối với các tình huống thì cần phải có thông tin. Chức năng cơ bản của quản lý được khái quát bằng sơ đồ sau: Sơ đồ số 1.1 CÁC CHỨC NĂNG Cơ BẢN CỦA QUẢN LÝ Qua sơ đồ này, có thể thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay lại khâu lập kế hoạch cho kỳ sau, tất cả đều xoay quanh trục ra quyết định. Như vậy, để làm tốt các chức năng quản lý, nhà quản trị 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kế toán quản trị - ThS. Hồ Phan Minh Đức
129 p | 557 | 198
-
Giáo trình Kế toán quản trị: Phần 1
172 p | 371 | 108
-
Giáo trình Kế toán quản trị: Phần 2
154 p | 402 | 101
-
Giáo trình Kế toán quản trị - Ths. Đinh Xuân Dũng
211 p | 305 | 68
-
Giáo trình Kế toán quản trị: Phần 2 - Nguyễn Sơn Ngọc Minh
70 p | 162 | 30
-
Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1
140 p | 60 | 13
-
Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 2
248 p | 45 | 11
-
Giáo trình Kế toán quản trị: Phần 1 - TS. Đặng Thị Hòa (Chủ biên)
116 p | 53 | 11
-
Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - LT Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
108 p | 23 | 9
-
Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội
57 p | 23 | 8
-
Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
56 p | 23 | 6
-
Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
55 p | 22 | 6
-
Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất (Ngành: Kế toán - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
84 p | 10 | 5
-
Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Vũ Việt
189 p | 12 | 5
-
Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 2 - PGS. TS Nguyễn Vũ Việt
333 p | 15 | 4
-
Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
81 p | 10 | 4
-
Giáo trình Kế toán quản trị (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
130 p | 5 | 1
-
Giáo trình Kế toán quản trị (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
130 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn