intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kiểm soát chi phí và thanh toán khối lượng (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kiểm soát chi phí và thanh toán khối lượng (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Tổng quan về chi phí xây dựng theo từng giai đoạn; đối tượng kiểm soát chi phí theo từng giai đoạn; giải thích được kiểm soát chi phí xây dựng trong từng giai đoạn;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kiểm soát chi phí và thanh toán khối lượng (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 ------ 000 ------ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KIỂM SOÁT CHI PHÍ VÀ THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1) Hà Nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình KIỂM SOÁT CHI PHÍ VÀ THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Cao đẳng ngành Quản lý Xây dựng - chuyên ngành Kinh tế Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. KIẾM SOÁT CHI PHÍ VÀ THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG là môn học, mô đun nằm trong khối kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên môn chung nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng khi lập hồ sơ thanh toán hợp đồng và kiểm soát chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư. Giáo trình KIỂM SOÁT CHI PHÍ VÀ THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG do bộ môn Định giá- dự toán gồm: Th.S Tô Thị Lan Phương làm chủ biên và các thầy cô trong bộ môn đã và đang giảng dạy trực tiếp trong bộ môn cùng tham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học KIỂM SOÁT CHI PHÍ VÀ THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành do Bộ Xây dựng quy định. Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 2 như sau Phần I. Kiểm soát chi phí xây dựng Bài 1: Kiểm soát chi phí ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư Bài 2: Kiểm soát chi phí ở giai đoạn thực hiện đầu tư Bài 3: Kiểm soát chi phí ở giai đoạn kết thúc đầu tư Phần II. Hợp đồng và thanh toán trong xây dựng Bài 3. Một số vấn đề về hợp đồng Bài 4. Thanh toán trong xây dựng Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Định giá dự toán của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên
  3. quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp. Trân trọng cảm ơn! Tham gia biên soạn Chủ biên: ThS. Tô Thị Lan Phương
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 PHẦN 1: KIỂM SOÁT CHI PHÍ XÂY DỰNG 2 Bài 1 KIỂM SOÁT CHI PHÍ Ở GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ 2 1.1 Khái niệm về Tổng mức đầu tư 2 1.2 Đối tượng kiểm soát chi phí theo phương pháp lập tổng mức đầu 2 tư 1.2.1 Phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và 2 các yêu cầu cần thiết khác của dự án 1.2.2 Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình 4 1.2.3 Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương 5 tự đã hoặc đang thực hiện 1.2.4 Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư xây dựng (Kết 6 hợp cả 3 phương pháp trên) 1.3 Kiểm soát chi phí xây dựng trong TMĐT theo phương pháp lập 6 TMĐT 1.3.1 Phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và 6 các yêu cầu cần thiết khác của dự án 1.3.2 Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình 8 1.3.3 Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương 9 tự đã hoặc đang thực hiện 1.3.4 Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư xây dựng (kết 11 hợp cả 3 phương pháp trên) 1.4 Bài tập vận dụng 11 Bài 2 Kiểm soát chi phí ở giai đoạn thực hiện đầu tư 13 2.1 Khái niệm DTXDCT 13 2.2 Đối tượng kiểm soát chi phí trong DTXDCT 13 2.2.1 Nội dung 13 2.2.2 Đối tượng kiểm soát chi phí 13 2.3 Kiểm soát chi phí XD trong DTXDCT 14 2.3.1 Tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình 14 2.3.2 Tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị 16 thi công và bảng giá tương ứng
  5. 2.4 Bài tập thực hành 18 Bài Kiểm soát chi phí ở giai đoạn kết thúc đầu tư 20 3. 3.1 Nội dung cơ bản 20 3.1.1 Phạm vi áp dụng 20 3.1.2 Đối tượng áp dụng 20 3.1.3 Nội dung kiểm tra 20 3.2 Đối tượng kiểm soát chi phí ở giai đoạn kết thúc đầu tư 21 3.3 Kiểm soát chi phí xây dựng ở giai đoạn kết thúc đầu tư 21 3.3.1 Kiểm soát giá trị quyết toán công trình 21 3.3.2 Kiểm soát giá trị bảo hành công trình 23 3.4 Bài tập thực hành 28 3.5 Thảo luận 28 Bài 4 Một số vấn đề về hợp đồng 30 4.1 Các loại hợp đồng trong xây dựng 30 4.1.1 Khái niệm 30 4.1.2 Phân loại 30 4.2 Giá hợp đồng trong xây dựng 32 4.2.1 Khái niệm 32 4.2.2 Phân loại 32 Bài 5 Thanh toán hợp đồng trong xây dựng 34 5.1 Nguyên tắc thanh toán, tài liệu cơ sở dự án 34 5.1.1 Nguyên tắc thanh toán 34 5.1.2 Tài liệu cơ sở của dự án 34 5.2 Tạm ứng hợp đồng xây dựng 35 5.2.1 Quy trình tạm ứng 35 5.2.2 Bài tâp 39 5.3 Thanh toán khối lượng hoàn thành của DAĐT XDCT 41 5.3.1 Quy trình thanh toán khối lượng hoàn thành 41 5.3.2 Hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành 42 5.3.3 Thu hồi tạm ứng hợp đồng 45 Bài tập 45
  6. GIÁO TRÌNH KIỂM SOÁT CHI PHÍ VÀ THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG Tên môn học: KIỂM SOÁT CHI PHÍ VÀ THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG Mã môn học: MH22 Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 3; + Môn học tiên quyết: Không. - Tính chất: Là môn học thuộc nhóm môn học cơ sở và chuyên môn chung - Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Môn học đóng vai trò quan trọng cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng phân biệt các loại hợp đồng, giá hợp đồng, nguyên tắc thanh toán hợp đồng và việc kiểm soát chi phí trong của các giai đoạn đầu tư + Nắm được phương pháp lập của hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được tổng quan về chi phí xây dựng theo từng giai đoạn; + Trình bày được đối tượng kiểm soát chi phí theo từng giai đoạn; + Trình bày và giải thích được kiểm soát chi phí xây dựng trong từng giai đoạn; + Trình bày và giải thích được các loại hợp đồng và giá hợp đồng trong xây dựng; + Trình bày được nội dung hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành - Kỹ năng: + Lập được hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng công trình cấp III; + Kiểm tra được hồ sơ thanh toán, hợp đồng xây dựng công trình cấp III; + Kiểm soát được chi phí xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (tổng mức đầu tư), giai đoạn thực hiện đầu tư (dự toán xây dựng công trình) và giai đoạn kết thúc đầu tư. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, kiên trì, trung thực, tình thần trách nhiệm cao, hiểu biết pháp luật và chấp hành đúng quy định của pháp luật hiện hành khi thực hiện công tác chuyên môn. Nội dung của môn học:
  7. PHẦN 1: KIỂM SOÁT CHI PHÍ XÂY DỰNG BÀI 1. KIỂM SOÁT CHI PHÍ Ở GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm TMĐT, đối tượng kiểm soát chi phí theo phương pháp lập TMĐT - Kiểm soát được chi phí xây dựng trong TMĐT Nội dung chính: 1.1. Khái niệm về Tổng mức đầu tư Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của Luật đầu tư công Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. 1.2. Đối tượng kiểm soát chi phí theo phương pháp lập tổng mức đầu tư Công tác kiểm soát chi phí trong Tổng mức đầu tư (TMĐT) phải đảm bảo rằng tổng mức đầu tư được tính đúng, tính đủ và tạo tiền đề cho việc kiểm soát các thành phần chi phí ở bước sau. Để đạt được yêu cầu trên cần thực hiện các công việc: - Kiểm tra sự phù của phương pháp xác định tổng mức đầu tư dưa trên + Tính chất kỹ thuật của công trình + Yêu cầu công nghệ + Mức độ thể hiện thiết kế đánh giá - Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của tổng mức đầu tư + Kiểm tra các thành phần tạo thành tổng mức đầu tư: Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
  8. Chi phí xây dựng Chi phí thiết bị Chi phí quản lý dự án Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Chi phí khác Chi phí dự phòng (do phát sinh và trượt giá) + Bổ sung, điều chỉnh chi phí - Lập kế hoạch chi phí sơ bộ tổng mức đầu tư - Xem xét đến sự hợp lý của các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư Ý nghĩa: là nhiệm vụ cần thiết vừa để đảm bảo độ chính xác trong quá trình lập vừa hỗ trợ linh động trước những biến động thường ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành nên TMĐT cần phải hiệu chỉnh phù hợp với hoàn cảnh thực tế. 1.2.1. Phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án Đây là phương pháp cơ bản để xác định tổng mức đầu tư xây dựng đối với dự án, công trình có thiết kế cơ sở đủ điều kiện để xác định khối lượng các công tác, nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình và giá xây dựng công trình tương ứng. Xác định tổng mức đầu tư xây dựng theo phương pháp này như sau: - Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định trên cơ sở phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan; - Chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, công tác xây dựng; nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình và giá xây dựng công trình tương ứng và một số chi phí có liên quan khác; - Chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị hoặc hệ thống thiết bị theo phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị được lựa chọn, giá mua thiết bị phù hợp giá thị trường và các chi phí khác có liên quan; - Chi phí quản lý dự án được xác định theo quy định tại Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP; - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo quy định tại Điều 31 Nghị định 10/2021/NĐ-CP
  9. - Chi phí khác được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng phương pháp lập dự toán. Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ được xác định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; - Chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các khoản mục chi phí quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 6 Nghị định 10/2021/NĐ-CP; Riêng tỷ lệ phần trăm đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở độ dài thời gian thực hiện dự án, kế hoạch thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế. 1.2.2. Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở khối lượng, diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở và suất vốn đầu tư xây dựng tương ứng được công bố phù hợp với loại và cấp công trình, có sự đánh giá, quy đổi, tính toán về thời điểm lập tổng mức đầu tư xây dựng, địa điểm thực hiện dự án, bổ sung các chi phí cần thiết khác của dự án chưa được tính trong suất vốn đầu tư xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình. a. Xác định chi phí xây dựng Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng,đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình (GXDCT) được xác định theo công thức sau: GXDCT = SXD x P + CCT-SXD Trong đó: SXD: suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ do Bộ Xây dựng ban hành, trường hợp chưa có suất vốn đầu tư được ban hành hoặc suất vốn đầu tư ban hành không phù hợp thì tham khảo suất chi phí từ các dự án, công trình tương tự; P: công suất sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, hạng mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án; CCT-SXD: các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình, hạng mục công trình thuộc dự
  10. án. b. Xác định chi phí thiết bị Chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (GTBCT) được xác định theo công thức sau: GTB = STB x P + CCT-STB Trong đó: STB: suất chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình do Bộ Xây dựng ban hành, trường hợp chưa có suất chi phí thiết bị được ban hành hoặc suất chi phí ban hành không phù hợp thì tham khảo suất chi phí từ các dự án, công trình tương tự; P: công suất sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, hạng mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án xác định; CCT-STB: các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị công nghệ, thiết bị công trình của công trình thuộc dự án. c. Xác định các chi phí khác Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định như phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án. 1.2.3. Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện Xác định tổng mức đầu tư xây dựng theo phương pháp này như sau: Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng, diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở và dữ liệu về chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện có cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ. Các dữ liệu về chi phí sử dụng cần thực hiện quy đổi, tính toán về thời điểm lập tổng mức đầu tư xây dựng, địa điểm thực hiện dự án, bổ sung các chi phí cần thiết khác phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình.
  11. a. Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình xây dựng tương tự đã hoặc đang thực hiện thì tổng mức đầu tư được xác định theo công thức sau: V=∑GTti × Ht × Hkv ± ∑CTti Trong đó: n: số công trình, hạng mục công trình của dự án tương tự; i: công trình, hạng mục công trình thứ i của dự án tương tự; GTti: chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình tương tự thứ i của dự án đầu tư (i = 1÷n); Hti: hệ số qui đổi chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình thứ i về thời điểm xác định tổng mức đầu tư. Hệ số Hti được xác định bằng chỉ số giá xây dựng. Năm gốc chỉ số giá xây dựng phải thống nhất để sử dụng hệ số này Hkvi: hệ số qui đổi chi phí đầu tư của công trình, hạng mục công trình thứ i cho phù hợp với khu vực xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án đang xác định tổng mức đầu tư. Hệ số Hkvi xác định bằng phương pháp chuyên gia trên cơ sở so sánh mặt bằng giá khu vực nơi thực hiện đầu tư dự án và mặt bằng giá khu vực của dự án tương tự sử dụng để tính toán; CTti: chi phí bổ sung hoặc loại bỏ, giảm trừ đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự thứ i. b. Trường hợp nguồn dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng mục công trình tương tự của dự án chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các công trình thì cần quy đổi các chi phí này về thời điểm lập xác định tổng mức đầu tư, địa điểm xây dựng dự án và điều chỉnh, bổ sung chi phí cần thiết khác của chi phí xây dựng và thiết bị (nếu có). Đồng thời tính toán bổ sung các chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định tương tự như hướng dẫn tại các mục 1.2.1&1.2.2; 1.2.4. Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư xây dựng Tuỳ theo điều kiện, yêu cầu cụ thể của dự án và nguồn cơ sở dữ liệu, thì có thể kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình. 1.3. Kiểm soát chi phí xây dựng trong TMĐT theo phương pháp lập TMĐT 1.3.1. Phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu
  12. cầu cần thiết khác của dự án a. Phương pháp tính Chi phí xây dựng (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau: GXD = ∑ GXDCTi Trong đó: GXDCTi: chi phí xây dựng của công trình hoặc hạng mục công trình thứ i thuộc dự án (i = 1 ÷ n); n: số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (trừ công trình làm lán trại để ở và điều hành thi công). Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được xác định GXDCT= ∑ × × (1 + ) theo công thức sau: Trong đó: QXDj: khối lượng nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thứ j của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (j=1÷m) Zj: giá xây dựng tổng hợp tương ứng với nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thứ j. Giá xây dựng tổng hợp có thể là giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ hoặc giá xây dựng tổng hợp đầy đủ; T: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành b. Nội dung kiểm soát chi phí - Sự phù hợp của phương pháp lập tổng mức đầu tư của dự án; - Sự phù hợp của phương pháp xác định chi phí xây dựng công trình của dự án; - Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các thành phần xác định tạo nên chi phí xây dựng; - Số lượng công trình, hạng mục công trình của các dự án; - Số lượng đầu mục công việc của dự án; - Khối lượng từng công việc của hạng mục, công trình; - Sự phù hợp của Bộ định mức và đơn giá xây dựng công trình áp dụng; - Đơn giá lập chi phí xây dựng (đơn giá tổng hợp, đơn giá chi tiết; đơn giá xây dựng công trình đầy đủ, đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ...); - Giá thông báo và giá vật tư, nhân công, máy của Nhà nước ban hành;
  13. - Các loại định mức tỷ lệ, định mức chi phí, định mức kinh tế kỹ thuật; - Các loại thuế theo quy định của Nhà nước; - Kiểm tra chi phí xây dựng trước và sau khi thẩm tra, thẩm định. 1.3.2. Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình a. Phương pháp tính Chi phí xây dựng (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau: = Trong đó: GXDCTi: Chi phí xây dựng của công trình hoặc hạng mục công trình thứ i thuộc dự án (i = 1 ÷ n); n: số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (trừ công trình làm lán trại để ở và điều hành thi công Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình (GXDCT) được xác định theo công thức sau: GXDCT = SXD x P + CCT-SXD Trong đó: SXD: Suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã được thống nhất để công bố hoặc tham khảo từ dữ liệu suất chi phí xây dựng của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án. P: Công suất sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, hạng mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án. CCT-SXD: Các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án; b. Nội dung kiểm soát chi phí - Sự phù hợp của phương pháp lập tổng mức đầu tư của dự án; - Sự phù hợp của phương pháp xác định chi phí xây dựng công trình của dự án;
  14. - Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các thành phần xác định tạo nên chi phí xây dựng; - Số lượng đầu mục công việc của dự án; - Khối lượng từng công việc của hạng mục, công trình; - Sự phù hợp của suất đầu tư xây dựng; - Sự phù hợp của công suất theo yêu cầu; - Sự phù hợp của các khoản mục chi phí chưa được tính trong chi phí xây dựng; - Sự phù hợp của Bộ định mức và đơn giá xây dựng công trình áp dụng; - Đơn giá lập chi phí xây dựng (đơn giá tổng hợp, đơn giá chi tiết; đơn giá xây dựng công trình đầy đủ, đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ...); - Giá thông báo và giá vật tư, nhân công, máy của Nhà nước ban hành; - Các loại định mức tỷ lệ, định mức chi phí, định mức kinh tế kỹ thuật; - Các loại thuế theo quy định của Nhà nước; - Kiểm tra chi phí xây dựng trước và sau khi thẩm tra, thẩm định. 1.3.3. Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện a. Phương pháp tính = × × ± Trong đó: n: số lượng công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện; i: số thứ tự của công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện; GTti: chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i của dự án đầu tư (i = 1÷n); Ht : hệ số qui đổi chi phí về thời điểm lập dự án đầu tư xây dựng. Hệ số H được xác định bằng chỉ số giá xây dựng. Năm gốc chỉ số giá phải thống nhất để sử dụng hệ số này. Hkv : hệ số qui đổi chi phí khu vực xây dựng. Hệ số H xác định bằng phương pháp chuyên gia trên cơ sở so sánh mặt bằng giá khu vực nơi thực hiện đầu tư dự án và mặt bằng giá khu vực của dự án tương tự sử dụng để tính toán; CTti: những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i.
  15. * Trường hợp tính bổ sung thêm những chi phí cần thiết của dự án đang tính toán nhưng chưa tính đến trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình của dự án tương tự thì CTti >0. Trường hợp giảm trừ những chi phí đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình của dự án tương tự nhưng không phù hợp hoặc không cần thiết cho dự án đang tính toán thì CTti
  16. 1.3.4. Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư xây dựng (kết hợp cả 3 phương pháp trên) Phương pháp và nội dung kiểm soát chi phí theo định hướng kết hợp cả 3 phương pháp trên theo dự án thực tế lập. 1.4. Bài tập vận dụng Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày Khái niệm Tổng mức đầu tư của dự án? Câu 2: Trình bày nội dung, đối tượng kiểm soát chi phí của dự án (tổng mức đầu tư) theo phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án? Câu 3: Trình bày nội dung, đối tượng kiểm soát chi phí của dự án (tổng mức đầu tư) theo phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình? Câu 4: Trình bày nội dung, đối tượng kiểm soát chi phí của dự án (tổng mức đầu tư) theo phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện? Câu 5: Trình bày nội dung, đối tượng kiểm soát chi phí xây dựng của dự án (trong tổng mức đầu tư) theo phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án? Câu 6: Trình bày nội dung, đối tượng kiểm soát chi phí xây dựng của dự án (trong tổng mức đầu tư) theo phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình? Câu 7: Trình bày nội dung, đối tượng kiểm soát chi phí xây dựng của dự án (trong tổng mức đầu tư) theo phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện? Câu 8: Một công trình xây dựng nguồn vốn tư nhân có chi phí xây dựng sau khi thẩm tra, thẩm định là 5 (tỷ). Chi phí thiết bị là 1 (tỷ). Chi phí thiết bị sau khi thẩm định là 0,8 tỷ. Chi phí quản lý dự án trước và sau khi thẩm định là 200 (triệu). Chi phí đền bù giải phòng mặt bằng trước và sau khi thẩm định là 300 (triệu). Chi phí tư vấn trước sau thẩm định là 80 (triệu). Chi phí khác (trước và sau thẩm định) là 120 (triệu). Chi phí dự phòng trước khi thẩm định là 750 (triệu) và sau thẩm định là 600 (triệu). Hỏi: Tổng mức
  17. đầu tư của dự án ban đầu và sau khi thẩm định là bao nhiêu? Yêu cầu về đánh giá Người học cần trả lời trước các câu hỏi giao: - Kiếm tra thường xuyên dưới 30 phút; - Hình thức: tự luận; - Hệ số: 1; - Nội dung: kiểm tra trong phạm vị ”Câu hỏi ôn tập”. Ghi nhớ Người học cần ghi nhớ các nội dung sau đây: - Trình bày được khái niệm TMĐT, đối tượng kiểm soát chi phí theo phương pháp lập TMĐT - Kiểm soát được chi phí xây dựng trong TMĐT
  18. BÀI 2: KIỂM SOÁT CHI PHÍ Ở GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm DTXDCT - Trình bày được đối tượng kiểm soát chi phí trong DTXDCT; - Kiểm soát được chi phí xây dựng trong DTXDCT. Nội dung chính: 2.1. Khái niệm Dự toán Xây dựng Công trình Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng các công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. 2.2. Đối tượng kiểm soát chi phí trong Dự toán Xây dựng công trình (DTXDCT) 2.2.1. Nội dung Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng của công trình; chi phí thiếtbị của công trình; các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình; các chi phí khác liên quan đến công trình và chi phí dự phòng của công trình. Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công thức sau: GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV+ GK+ GDP Trong đó: GXD: Chi phí xây dựng; GTB: Chi phí thiết bị; GQLDA: Chi phí quản lý dự án; GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; GK: Chi phí khác; GDP: Chi phí dự phòng. 2.2.2. Đối tượng kiểm soát chi phí - Chi phí xây dựng; - Chi phí thiết bị; - Chi phí quản lý dự án; - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; - Chi phí khác; - Chi phí dự phòng (Dự phòng do phát sinh khối lượng và trượt giá).
  19. 2.3. Kiểm soát chi phí xây dựng (XD) trong DTXDCT 2.3.1. Tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình a. Nội dung chi phí xây dựng Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và được quy định cụ thể như sau: *Chi phí trực tiếp: là các chi phí về vật liệu, nhân công, máy thi công và trực tiếp phí khác. + Chi phí vật liệu: Là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung). Chi phí vật liệu quy định trong tập đơn giá bao gồm chi phí hao hụt vật liệu ở khâu thi công. Riêng đối với các loại cát xây dựng đã tính chi phí hao hụt do độ dôi của cát. + Chi phí nhân công: Là chi phí bao gồm lương cơ bản, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây dựng có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức. + Chi phí máy thi công Là chi phí sử dụng các loại máy thi công chính trực tiếp thực hiện (kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng bao gồm: đơn giá nhiên liệu, năng lượng (chưa bao gồm VAT); tiền lương và phụ cấp; tỷ lệ khấu hao. *Chi phí gián tiếp - Chi phí chung: Chi phí quản lý tại doanh nghiệp, là chi phí quản lý của doanh nghiệp phân bổ cho công trình, gồm các chi phí: lương cho ban điều hành; lương cho người lao động; chi trả trợ cấp mất việc; chi phí đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định; chi phí phúc lợi; chi phí bảo trì văn phòng và các phương tiện; chi phí tiện ích văn phòng; chi phí thông tin liên lạc và giao thông đi lại; chi phí sử dụng tiện ích điện, nước; chi phí nghiên cứu và phát triển; chi phí quảng cáo; chi phí xã hội; chi phí tặng, biếu, từ thiện; chi phí thuê đất, văn phòng và chỗ ở; chi phí khấu hao; khấu hao chi phí nghiên cứu thử
  20. nghiệm; khấu hao chi phí phát triển; thuế, lệ phí, phí theo quy định; bảo hiểm tổn thất; chi phí bảo đảm hợp đồng; các chi phí khác. + Chi phí điều hành sản xuất tại công trường là toàn bộ chi phí cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp tại công trường, gồm các chi phí: chi phí quản lý lao động; điện nước tại công trường, chi phí huấn luyện an toàn; lương và phụ cấp cho người lao động bao gồm lương và các loại phụ cấp cho cán bộ, nhân viên tại văn phòng hiện trường; v.v... + Chi phí bảo hiểm của người lao động trực tiếp mà người sử dụng lao động phải nộp cho Nhà nước theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn, bảo hiếm thất nghiệp). - Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp - Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế - Chi phí gián tiếp khác + Một số chi phí gián tiếp khác gồm: chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có); chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng (nếu có); chi phí kho bài chứa vật liệu (nếu có); chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự). + Chi phí gián tiếp khác được xác định bằng cách lập dự toán phù hợp với điều kiện cụ thể của từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng. *Thu nhập chịu thuế tính trước: Là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình. Thu nhập chịu thuế tính trước được sử dụng để trả thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản phải nộp, phải trừ khác, phần còn lại được trích vào quỹ phúc lợi của doanh nghiệp theo quy chế quản lý tài chính. *Thuế giá trị gia tăng: thuế suất giá trị gia tăng đầu ra được tính bằng tỷ lệ % cho công tác xây dựng và lắp đặt, được sử dụng để trả thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp đã ứng trả trước khi mua các loại vật tư vật liêu và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải nộp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2