intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kiến thức cơ bản của thủy thủ tàu cá - MH01: Thủy thủ tàu cá

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

83
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kiến thức cơ bản của thủy thủ tàu cá - MH01: Thủy thủ tàu cá nhằm trang bị những kiến thức cơ bản nhất mà một thủy thủ tàu cá cần phải có, để trên cơ sở đó có thể tiếp thu được các Giáo trình khác trong Chương trình dạy nghề Thủy thủ tàu cá một cách có hệ thống và hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kiến thức cơ bản của thủy thủ tàu cá - MH01: Thủy thủ tàu cá

  1. MmmBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA THỦY THỦ TÀU CÁ MÃ SỐ:MH01 NGHỀ: THỦY THỦ TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MH01 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nghề Thủy thủ tàu cá là nghề làm công việc của một thủy thủ trên tàu đánh cá. Hiện nay, tại các làng cá ven biển Việt Nam, lực lượng lao động nông thôn tham gia làm việc trên tàu cá với vai trò là một thủy thủ là rất lớn, nhưng đa số trong họ chưa được đào tạo nghề, điều này dẫn đến hiệu quả lao động thấp và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn, là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khai thác thủy sản của các tàu cá – vốn có nhiều khó khăn – lại thêm những khó khăn. Việc biên soạn Giáo trình môn học Kiến thức cơ bản của thủy thủ tàu cá dựa trên cơ sở: khảo sát thực tế về nhu cầu kiến thức đối với thủy thủ tàu cá ở Việt Nam, ý kiến từ các cuộc hội thảo chuyên môn, tham khảo những tài liệu liên quan trong nước và ngoài nước. Giáo trình môn học Kiến thức cơ bản của thủy thủ tàu cá nhằm trang bị những kiến thức cơ bản nhất mà một thủy thủ tàu cá cần phải có, để trên cơ sở đó có thể tiếp thu được các Giáo trình khác trong Chương trình dạy nghề Thủy thủ tàu cá một cách có hệ thống và hiệu quả. Giáo trình Kiến thức cơ bản của thủy thủ tàu cá gồm các Bài như sau: 1. Bài 1. Những nội dung cơ bản trong hàng hải 2. Bài 2. Kiến thức cơ bản về khai thác thủy sản 3. Bài 3. Luật quốc tế có liên quan 4. Bài 4. Các quy định trong nước có liên quan đến thủy thủ tàu cá Trong quá trình biên soạn Giáo trình, chúng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quả của Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của một số tỉnh ven biển, một số doanh nghiệp khai thác thủy sản, của bà con ngư dân, quý đồng nghiệp trong và ngoài trường Trung học Thủy sản. Chúng tôi xin gửi lời tri ân về sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quả như đã nói trên. Ngoài ra, trong Giáo trìnhnày, chúng tôi có sử dụng một số tư liệu, hình ảnh của đồng nghiệp trong và ngoài nước mà chúng tôi chưa có điều kiện gặp và xin phép. Chúng tôi xin gửi lời xin phép, cảm ơn và mong được lượng thứ. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng vì lý do chưa có điều kiện để khảo sát ở phạm vi rộng hơn, để Giáo trình này phù hợp hơn với các vùng miền trong cả nước. Bên cạnh đó, do hạn chế chủ quan nên Giáo trình chắc chắn còn thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, chúng tôi rất vui mừng đón nhận những ý kiến của đọc giả để giáo trình này ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên u nh ữu ịnh . rần gọc ơn . guy n uy Bân 3
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG UYÊ BỐ BẢ QUYỀ .............................................................................2 ỜI GIỚI IỆU.............................................................................................3 MỤC ỤC ........................................................................................................4 CÁC UẬ GỮ C UYÊ MÔ , VIẾ Ắ .........................................8 Giới thiệu môn học: ........................................................................................ 9 Bài 1: hững nội dung cơ bản trong hàng hải ...............................................10 Mục tiêu: ....................................................................................................... 10 A. ội dung: ............................................................................................. 10 1. Kiến thức cơ bản trong hàng hải: .........................................................10 1.1. ệ tọa độ: .............................................................................................11 1.2. ướng đi, phương vị, góc mạn: ...........................................................12 1.3. Đơn vị tính khoảng cách trên biển và tốc độ chạy tàu: ........................13 2. Một số máy móc và dụng cụ hàng hải: ................................................13 2.1. Một số máy móc hàng hải phổ biến: ....................................................14 2.2. Một số dụng cụ hàng hải phổ biến: ......................................................15 3. Kiến thức cơ bản về thủy triều: ............................................................16 3.1. hủy triều: ............................................................................................16 3.2. Một số khái niệm về thủy triều: ...........................................................16 3.3. ịch thủy triều: .....................................................................................19 4. Kiến thức cơ bản về thời tiết: ...............................................................20 4.1. Gió: .......................................................................................................20 4.2. Sóng:.....................................................................................................22 4.3. Bão và áp thấp nhiệt đới:......................................................................23 4.4. ầm nhìn xa:.........................................................................................25 5. hông tin thời tiết xấu: .........................................................................26 5.1. ử dụng các dụng cụ, thiết bị: ..............................................................26 5.2. ự báo thời tiết bằng kinh nghiệm: .....................................................27 5.3. hông báo tình hình thời tiết: ...............................................................28 B. Câu hỏi và bài tập:............................................................................... 29 4
  5. 1. Câu hỏi: ................................................................................................29 2. Bài tập: .................................................................................................29 C. Ghi nhớ: ............................................................................................... 30 Bài : Kiến thức cơ bản về khai thác thủy sản...............................................31 Mục tiêu: ....................................................................................................... 31 A. ội dung: ............................................................................................. 31 1. gư trường: ..........................................................................................31 1.1. Vùng biển vịnh Bắc bộ:........................................................................32 1.2. Vùng biển miền rung: ........................................................................32 1.3. Vùng biển Đông am bộ và ây am bộ: ..........................................33 1.4. gư trường của một số nghề khai thác chính: .....................................33 2. gư loại: ...............................................................................................37 2.1. Một số loài cá nổi có giá trị kinh tế: ....................................................37 2.2. Một số loài cá đáy có giá trị kinh tế: ....................................................40 2.3. Một số loài thủy đặc sản: .....................................................................42 3. gư cụ: .................................................................................................44 3.1. ưới kéo: ..............................................................................................45 3.2. ưới vây: ..............................................................................................46 3.3. ưới rê: .................................................................................................47 B. Câu hỏi và bài tập:............................................................................... 49 1. Câu hỏi: ................................................................................................49 2. Bài tập: .................................................................................................49 C. Ghi nhớ: ............................................................................................... 49 Bài : uật quốc tế có liên quan ....................................................................50 Mục tiêu: ....................................................................................................... 50 A. ội dung: ............................................................................................. 50 1. uật Biển 198 : ....................................................................................50 1.1. Giới thiệu:.............................................................................................50 1.2. ội dung liên quan: ..............................................................................50 2. uật ránh va: ......................................................................................54 2.1. Giới thiệu:.............................................................................................54 2.2. ội dung liên quan: ..............................................................................54 5
  6. 3. uật hông tín hiệu quốc tế: ................................................................63 3.1. Giới thiệu:.............................................................................................63 3.2. ội dung liên quan: ..............................................................................63 4. uật àng hải: ......................................................................................69 4.1. Giới thiệu:.............................................................................................69 4.2. ội dung liên quan: ..............................................................................70 B. Câu hỏi và bài tập:............................................................................... 74 1. Câu hỏi: ................................................................................................74 2. Bài tập: .................................................................................................74 C. Ghi nhớ: ............................................................................................... 74 Bài 4: Các quy định trong nước liên quan đến thủy thủ tàu cá......................76 Mục tiêu: ....................................................................................................... 76 A. ội dung: ............................................................................................. 76 1. Giới thiệu uật hủy sản và các quy định liên quan: ..........................76 1.1. Giới thiệu tổng quát: ............................................................................76 1.2. Ý nghĩa của uật hủy sản và các quy định liên quan: .......................76 2. Chức trách thuyền viên tàu cá: .............................................................76 2.1. Khái niệm về thuyền viên tàu cá: .........................................................76 2.2. rách nhiệm của thuyền viên tàu cá: ...................................................77 2.3. Chức trách, nhiệm vụ của thuyền trưởng tàu cá: .................................77 2.4. hiệm vụ cụ thể của các chức danh khác: ...........................................79 3. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:...................................................................79 3.1. Khi hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt am: ............79 3.2. Khi hoạt động khai thác ngoài vùng biển Việt am: ..........................80 3.3. hững hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản: ................80 4. Quy định trong việc đảm bảo an toàn cho tàu cá: ................................89 4.1. Các loại giấy tờ của tàu cá và thuyền viên phải có: .............................89 4.2. Khi có tin bão, áp thấp nhiệt đới: .........................................................89 4.3. Cho tàu cá hoạt động: ...........................................................................89 4.4. Khi tàu gặp nạn: ...................................................................................90 4.5. rường hợp bất khả kháng: ..................................................................90 4.6. Quy định về trang thiết bị an toàn tối thiểu trên tàu cá: .......................90 6
  7. 4.7. Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển: .........................93 B. Câu hỏi và bài tập:............................................................................... 94 1. Câu hỏi: ................................................................................................94 2. Bài tập: .................................................................................................95 C. Ghi nhớ: ............................................................................................... 95 ƯỚ G Ẫ GIẢ G ẠY MÔ ỌC ....................................................96 I. Vị trí, tính chất của môn học: .................................................................... 96 II. Mục tiêu: ................................................................................................... 96 III. ội dung chính của môn học: ................................................................. 96 IV. ướng dẫn thực hiện bài tập:.................................................................. 97 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:......................................................100 VI. ài liệu tham khảo: ................................................................................104 A ÁC BA C Ủ IỆM XÂY Ự G .......................................106 A ÁC ỘI ĐỒ G G IỆM U ...............................................106 7
  8. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, VIẾT TẮT Thuật ngữ chuyên môn, viết tắt Ý nghĩa GPS ệ thống xác định vị trí toàn cầu Nm Hải lý, một hải lý bằng 1.852m Knot Hải lý/giờ Mb (milibar) Đơn vị dùng để đo áp suất không khí Cv Mã lực, đơn vị tính công suất máy tàu SOS ín hiệu cấp cứu Semaphore Cách thông tin bằng cờ tay Inmarsat ổ chức vệ tinh di động quốc tế VHF óng vô tuyến cực ngắn HF ống vô tuyến ngắn Cospas-Sarsat Hệ thống Cospas-Sarsat là hệ thống thông tin vệ tinh toàn cầu của Tổ chức Cospas-Sarsat cung cấp thông tin báo động cấp cứu và thông tin vị trí trợ giúp hoạt động tìm kiếm cứu nạn. 8
  9. MÔN HỌC: KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA THỦY THỦ TÀU CÁ Mã môn học: MH01 Giới thiệu môn học: Mục tiêu của Môn học này là nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất của nghề Thủy thủ tàu cá. Những kiến thức này là nền tảng để người học học các mô đun tiếp theo một cách có hiệu quả. Phương pháp học tập chủ yếu là học lý thuyết, được minh họa bằng hình, tranh, video, … và đòi hỏi người học phải liên hệ với thực tế, để hiểu được ý nghĩa của các vấn đề trong Môn học, đồng thời vận dụng được các các kiến thức từ Môn học này để vận dụng trong học tập các Mô đun sau. Phương pháp đánh giá chủ yếu là thông qua hình thức thi tự luận hoặc trắc nghiệm. 9
  10. Bài 1: Những nội dung cơ bản trong hàng hải Mã bài MH01-01 Mục tiêu: - rình bày được những kiến thức cơ bản trong hàng hải như: tọa độ, hướng đi, khoảng cách trên biển…. - rình bày được các kiến thức về thủy triều như: nhật triều, bán nhật triều, nước lớn, nước ròng,… - rình bày được các kiến thức về thời tiết: bão, áp thấp nhiệt đới… - Mô tả và nêu được các dụng cụ dùng trong hàng hải như: la bàn, máy định vị GP , máy đo sâu, hải đồ, … A. Nội dung: 1. Kiến thức cơ bản trong hàng hải: Hàng hải là việc đi lại trên biển. Việc đi lại trên biển khác với đi lại trên đất liền ở những điểm như sau: - Để đi từ A đến B, con đường không có sẵn, người đi biển phải tự tính toán để chọn hướng đi và biết khoảng cách từ A đến B. - Việc xác định vị trí của A, B phải bằng tọa độ. Thủy thủ tàu cá không có trách nhiệm tính toán đường đi trên biển, tuy nhiên họ cần biết một số khái niệm cơ bản trong hàng hải, để trên cơ sở đó họ hiểu được mệnh lệnh của thuyền trưởng, …khi làm nhiệm vụ của mình. 10
  11. 1.1. Hệ tọa độ: 1.1.1. Kinh tuyến: Hình MH.1.1. Những đường tròn cơ bản trên bề mặt trái đất Chú thích: 1. Cực Bắc trái đất; 2. Vĩ tuyến; . Xích đạo; 4. Cực am trái đất; 5. Kinh tuyến; 6. Tọa độ 1 điểm trên bề mặt trái đất; 7. Kinh tuyến gốc; N. Bắc; . am; E. Đông; W. ây. Kinh tuyến là những vòng tròn lớn (vòng tròn có đường kính bằng đường kính trái đất), đi qua cực (cực Bắc, cực Nam) của trái đất. Kinh độ là giá trị tính bằng độ của kinh tuyến. Kinh tuyến có giá trị từ 0 đến 180 độ. Những kinh tuyến ở phía Đông (E) kinh tuyến gốc, gọi là kinh tuyến Đông (tương ứng với kinh độ Đông). Những kinh tuyến ở phía Tây (E) kinh tuyến gốc, gọi là kinh tuyến ây (tương ứng với kinh độ Tây). Kinh tuyến gốc có kinh độ bằng 0. Kinh tuyến gốc chia trái đất ra làm 2 phần bằng nhau theo 11
  12. chiều dọc, phần phía Đông, gọi là Đông bán cầu; phần phía Tây, gọi là Tây bán cầu. 1.1. . Vĩ tuyến: Vĩ tuyến là những vòng tròn nhỏ (vòng tròn có đường kính nhỏ hơn đường kính của trái đất) và song song với xích đạo. Vĩ độ là giá trị tính bằng độ của vĩ tuyến. Vĩ tuyến có giá trị từ 0 đến 90 độ. Những vĩ tuyến ở phía Bắc ( ) xích đạo, gọi là vĩ tuyến Bắc (tương ứng với vĩ độ Bắc). Những vĩ tuyến ở phía Nam (S) xích đạo, gọi là vĩ tuyến Nam (tương ứng với vĩ độ Nam). Xích đạo có vĩ độ bằng 0, xích đạo chia trái đất ra làm 2 phần bằng nhau theo chiều ngang, phần phía Bắc, gọi là Bắc bán cầu; phần phía Nam, gọi là Nam bán cầu. 1.1.3. Tọa độ: Tọa độ (vị trí) của 1 điểm trên bề mặt trái đất, được xác định bởi kinh độ và vĩ độ của kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó. Ví dụ: Thủ đô à ội, có tọa độ là: Vĩ độ: 1 độ 01 phút 42 giây Bắc; Kinh độ: 105 độ 51 phút 1 giây Đông. Thành phố Hồ Chí Minh, có tọa độ là: Vĩ độ: 10 độ 46 phút 10 giây Bắc; Kinh độ: 106 độ 40 phút 50 giây Đông. 1.2. ướng đi, phương vị, góc mạn: 1.2.1. ướng đi: - ướng đi thật:là góc hợp bởi hướng Bắc thật và đường trục dọc tàu, theo chiều kim đồng hồ. ướng đi thật có giá trị từ 0 đến 60 độ. ướng Bắc thật là đường nối từ tàu ta đến cực Bắc trái đất. Đường trục dọc tàu là đường nối từ điểm giữa đuôi tàu đến mũi tàu. - ướng đi la bàn: là góc hợp bởi hướng Bắc la bàn (đầu Bắc của kim nam châm trên la bàn) và đường trục dọc tàu. Giữa hướng Bắc thật và hướng Bắc la bàn có sự khác nhau về giá trị, thường là nhỏ. Chú ý: Máy định vị GPS sẽ cho ta hướng đi thật; la bàn sẽ cho ta hướng đi la bàn. 1.2.2. Phương vị: - Phương vị thật:là góc hợp bởi hướng Bắc thật và đường nối từ tàu ta đến mục tiêu (tàu bạn, đảo, …) 12
  13. - Phương vị la bàn: là góc hợp bởi hướng Bắc la bàn và đường nối từ tàu ta đến mục tiêu (tàu bạn, đảo, …) Giữa phương vị thật và phương vị la bàn có khác nhau về giá trị, thường là nhỏ. 1.2.3. Góc mạn: Góc mạn là góc hợp bởi đường trục dọc tàu và đường nối từ tàu đến mục tiêu. Góc mạn có giá trị từ 0 đến 180 độ. Mục tiêu ở mạn phải tàu (đứng trên tàu, nhìn về mũi tàu, bên tay phải là mạn phải, bên tay trái là mạn trái), ta có góc mạn phải; mục tiêu ở bên trái tàu, ta có góc mạn trái. Hình MH.1.2. Hướng đi, phương vị, góc mạn Chú thích: 1. ướng Bắc thật; . Phương vị thật. . Đường trục dọc tàu (hướng mũi tàu); 4. Góc mạn; 5. Tàu bạn (mục tiêu); 6. Tàu ta. 1.3. Đơn vị tính khoảng cách trên biển và tốc độ chạy tàu: 1.3.1. Đơn vị tính khoảng cách trên biển: Khác với trên đất liền, đơn vị tính khoảng cách trên biển là hải lý (có ký hiệu là Nm). 1 hải lý = 1.852 m (có thể khác đi một ít ở những khu vực khác nhau trên bề mặt trái đất). 1.3.2. Đơn vị tính tốc độ chạy tàu: Đơn vị tính tốc độ chạy tàu là hải lý/giờ (còn gọi là Knot). 2. Một số máy móc và dụng cụ hàng hải: Các máy móc và dụng cụ hàng hải phục vụ cho việc tính toán hàng hải như: tính hướng đi và khoảng cách từ điểm này đến điểm khác trên biển, xác định vị 13
  14. trí tàu tại thời điểm hiện tại, … nhằm làm cho chuyến đi biển hiệu quả và an toàn. 2.1. Một số máy móc hàng hải phổ biến: 2.1.1. Máy định vị GPS: Là một loại máy điện hàng hải. Máy được dùng để biết vị trí tàu, xác định hướng đi và khoảng cách giữa điểm, hướng đi thật, vận tốc tàu. Hiện nay, máy định vị GPS được sử dụng phổ biến trên tàu cá ở Việt Nam. Máy định vị GPS 2.1.2. Máy đo sâu, dò cá: Là một loại máy điện hàng hải. Máy được dùng để biết độ sâu, chất đáy của biển, đo tốc độ tàu, phát hiện đàn cá…. Hiện nay, máy đo sâu dò cá được sử dụng khá phổ biến trên tàu cá ở Việt Nam. Máy đo sâu dò cá 2.1.3. Máy thông tin vô tuyến: Là một loại máy điện hàng hải. Máy được dùng để thông tin giữa tàu với tàu và giữa tàu với bờ nhằm trao đổi thông tin về thời tiết, tìm kiếm, cứu nạn, ngư trường, giá thủy sản… Máy thông tin vô tuyến 14
  15. 2.1.4. La bàn từ: Là một loại máy hàng hải. La bàn từ được dùng để biết hướng đi của tàu. Ngoài ra la bàn từ còn dùng để đo phương vị của mục tiêu, phục vụ cho việc xác định vị trí tàu. La bàn là loại máy hàng hải không thể thiếu trên các tàu biển La bàn từ nói chung và tàu đánh cá nói riêng. Hình MH.1.3. Một số máy móc hàng hải phổ biến 2.2. Một số dụng cụ hàng hải phổ biến: 2.2.1. Hải đồ: Hải đồ là một loại bản đồ đặc biệt, thể hiện chủ yếu là biển và đại dương. rên hải đồ có các yếu tố như: độ sâu, chất đáy, chướng ngại vật dưới đáy biển, …. gười ta thao tác hải đồ để chọn đường đi an toàn và hiệu quả khi muốn đi từ nơi này đến nơi khác trên biển. Sau khi thao Hải đồ tác hải đồ, ta sẽ biết được hướng đi và khoảng cách giữa điểm. 2.2.2. Dụng cụ thao tác hải đồ: Gồm thước song song, com- pa, cục tẩy, bút chì…. Chú thích: 1. hước song song 2. Com-pa 3. Cục tẩy 4. Bút chì Dụng cụ thao tác hải đồ Hình MH.1.4. Một số dụng cụ hàng hải phổ biến 15
  16. 3. Kiến thức cơ bản về thủy triều: 3.1. Thủy triều: Hình MH.1.5. Lực hút của mặt trăng với trái đất, tạo ra hiện tượng thủy triều. Thủy triều là hiện tượng mặt nước biển dâng lên và hạ xuống trong ngày theo chu k . Hiện tượng này có được do lực hút của mặt trăng đối với trái đất. Trong 1 tháng có 2 lần mặt trăng gần trái đất nhất, tạo ra lực hút lớn nhất, hình thành 2 k nước cường (khoảng 15 và 30 âm lịch) và 2 lần mặt trăng xa trái đất nhất, tạo ra lực hút nhỏ nhất, hình thành 2 k nước kém (khoảng mùng 10 và 23 âm lịch). Thủy triều có ảnh hưởng đến việc đi lại trên biển như: sự trôi dạt tàu do dòng thủy triều, tàu có thể bị mắc cạn khi thủy triều xuống, … hoặc ảnh hưởng đến việc khai thác thủy sản như: biết thủy triều lên, xuống để quyết định thời điểm đánh lưới, thu lưới,… có hiệu quả. 3.2. Một số khái niệm về thủy triều: Hình MH.1.6. Chế độ nhật triều 16
  17. Hình MH.1.7. Chế độ bán nhật triều, tiếp đến là 3-5 3.2.1. Nhật triều: Là chế độ thủy triều mà mỗi ngày có 1 lần nước lớn và 1 lần nước ròng. 3.2.2. Bán nhật triều: Là chế độ thủy triều mà mỗi ngày có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng. 3.2.3. ước lớn: Vị trí cao nhất của mực nước biển trong 1 chu k dao động triều (còn gọi là đỉnh triều). 3.2.4. ước ròng: Vị trí thấp nhất của mực nước biển trong 1 chu k dao động triều (còn gọi là chân triều). Nếu trong 1 ngày có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng (bán nhật triều) thì phân biệt nước lớn cao ( c), nước lớn thấp ( t); nước ròng cao ( Rc), nước ròng thấp (NRt). 17
  18. Hình MH.1.8. Các yếu tố thủy triều chính 3.2.5. Thời gian triều dâng: Là khoảng thời gian từ lúc nước ròng cho đến lúc nước lớn kế tiếp. 3.2.6. Thời gian triều rút: Là khoảng thời gian từ lúc nước lớn đến lúc nước ròng kế tiếp. 3.2.7. K nước cường và k nước kém: Cứ trong 1 tháng có 3-5 ngày triều lên xuống rất mạnh (lên rất cao, xuống rất thấp) gọi là k nước cường; sau đó triều giảm dần kéo dài chừng 5-6 ngày, tiếp đến chừng 3-5 ngày triều lên xuống rất yếu gọi là k nước kém. K nước cường trong tháng có 2 lần vào khoảng 15 và 30 âm lịch. K nước kém có 2 lần vào khoảng 10 và 23 âm lịch. Các k con nước lập lại một cách tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ: hết k nước cường, triều giảm chuyển sang k nước kém; qua k nước kém, triều tăng dần tới k nước cường. 18
  19. 3.3. Lịch thủy triều: Hình MH.1.9. Bảng tính thủy triều cho cảng chính 3.3.1. Khái niệm: Lịch thủy triều là tập hợp các bảng tính thủy triều tại các cảng chính. Trong bảng tính thủy triều này người ta tính sẵn: độ cao mực nước từng giờ, giờ và độ cao nước lớn, giờ và độ cao nước ròng. Lịch thủy triều Việt Nam có 3 tập: - Tập I: Tính thủy triều cho các cảng chính: Hòn Dấu, Hồng Gai, Cửa Ông, Cửa Hội, Cửa Gianh, Cửa Việt. - Tập II: Tính thủy triều cho các cảng chính: Đà ẵng, Quy hơn, ha Trang, Vũng àu, Cảng ài Gòn, à iên, rường Sa. - Tập III: Tính sẵn thủy triều cho các cảng của các nước láng giềng như: Hồng-Kông, Kom-Pong-Som, Xin-ga-po, Băng-Cốc. 3.3.2. Bảng tính thủy triều cho các cảng chính: Trên bảng này có các cột: ngày tháng dương lịch, ngày tháng âm lịch và tuần trăng, độ cao mực nước từng giờ, nước lớn, nước ròng. Mỗi bảng này tính thủy triều cho 1 tháng của cảng chính. Để tra các yếu tố thủy triều, người ta đối chiếu giữa hàng và cột trong bảng tính. 19
  20. 4. Kiến thức cơ bản về thời tiết: 4.1. Gió: Gió là sự chuyển động ngang của không khí, từ nơi không khí có áp suất cao (nơi không khí có nhiệt độ thấp hơn) đến nơi có áp suất không thí thấp (nơi không khí có nhiệt độ cao hơn). Gió được thể hiện bởi hướng gió và tốc độ gió. ướng gió là hướng mà từ nơi đó thổi đến vị trí của chúng ta. Có 16 hướng gió cơ bản. Hình MH.1.10. 16 hướng gió cơ bản và góc tương ứng (độ) Bảng 1-1: Hướng gió và ký hiệu Hướng gió Ký hiệu Hướng gió Ký hiệu Bắc N Nam S Bắc Đông Bắc NNE Nam Tây Nam SSW Đông Bắc NE Tây Nam SW Đông Đông Bắc ENE Tây Tây Nam WSW Đông E Tây W 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2