Giáo trình kiến trúc dân dụng 8
lượt xem 206
download
Các bộ phận chính của nhà và tác dụng của nó Một ngôi nhà gồm nhiều bộ phận cấu tạo nên, mỗi bộ phận giữu một nhiệm vụ nhất định và có hững yêu cầu nhất định. Tuy nhiên, dựa vào tính chất làm việc gần giống nhau của các bộ phận này , người ta gộp chúng lại thành hai bộ phận chính: Bộ phận kết cấu chịu lực: các bộ phận này gánh lấy tất cả các tải trọng tác động lên nó để truyền xuống đất . Kết cấu chịu lực thẳng đứng: tường, cột...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình kiến trúc dân dụng 8
- PHẦN II: THIẾT KẾ CẤU TẠO KIẾN TRÚC NHÀ DÂN DỤNG CHƯƠNG 1: CÁC B Ộ PHẬN CẤU TẠO VÀ HỆ KẾT CẤU CHỊU LỰC CƠ BẢN NHÀ DÂN DỤNG 1 .1. Các bộ phận chính của nhà và tác dụng của nó Một ngôi nhà gồm nhiều bộ phận cấu tạo nên, mỗi bộ phận giữu một nhiệm vụ nhất định và có hững yêu cầu nhất định. Tuy nhiên, dựa vào tính chất làm việc gần giống nhau của các bộ phận n ày , người ta gộp chúng lại thành hai bộ phận chính: Bộ phận kết cấu chịu lực: các bộ phận n ày gánh lấy tất cả các tải trọng tác động lên nó để truyền xuống đất . Kết cấu chịu lực thẳng đứng: tường, cột , móng.... Kết cấu chịu lực nằm ngang: dầm, d àn, vì kèo, sàn, b ản panen, tấm đan.. Bộ phận kết cấu bao che : nhiệm vụ các bộ phận này chia nhà thành cáctừng không gian nhỏ b ên trong cũng như bên ngoài: vách ngăn , sàn, mái, cửa sổ, cửa đi.... Các bộ phận khác như: cầu thang, ban công, lôgia, ô văng, mái hắt, máng nước..... Hình 1.1 Các bộ phận cấu tạo nhà 36
- 1.1.1 Nền và Móng Nếu lớp đất mà tải trọng của nhà truyền xuống gọi là nền. (Nền nh à có tầng hầm thì tường móng đồng thời là tường tầng hầm.). Móng nằm sâu dưới đất, chịu toàn bộ tải trọng của nhà và truyền tải trọng này xuống nền. Yêu cầu: ổn định và bền chắc, có khả năng chống thấm, chống ẩm và chống mòn. 1 .1.2 Tường Tường làm bộ phận chịu lực đỡ sàn, mái truyền trực tiếp tải trọng xuống móng. Tường là kết cấu bao che làm nhiệm vụ phân chia nhà thành từng gian nhỏ đồng th ời là kết cấu chịu lực. Yêu cầu: độ cứng lớn, cường độ cao, bền chắc và ổn định. Tường không chịu lực tải trọng n ào gọi là tường tự mang. Tường ngoài phải có khả năng chống được tác dụng của thiên nhiên như mưa, gió, bão, bức xạ mặt trời và có khả năng cách âm, cách nhiệt. 1 .1.3 Trụ Trụ thường là kết cấu chịu lực, chúng tựa trực tiếp lên móng , trụ là các gối tựa dùng ở những n ơi đòi hỏi truyền trực tiếp tải trọng thẳng đứng xuống móng. 1 .1.4 Sàn Sàn là bộ phận kết cấu chia không gian trong nhà thành các tầng, bao gồm hệ d ầm và bản, sàn tựa lên tường, dầm, cột. Sàn làm nhiệm vụ vừa bao che vừa mang lực (chịu tải trọng của ngư ời, trọng lượng các dụng cụ thiết bị sử dụng ). Sàn tựa lên tường hay cột thông qua dầm. 1 .1.5 Mái Mái là phần b ên trên cùng của nhà, được cấu tạo bởi hệ dầm, d àn và vật liệu lợp. Mái nhà vừa là bộ phận chịu lực đồng thời là kết cấu bao che gối tựa lên tường hoặc cột thông qua dầm, d àn. Yêu cầu: kết cấu mái bền lâu, không thấm nước, thoát nước nhanh và cách nhiệt cao, có độ cứng lớn, cách âm, có khả năng chống thấm. 1 .1.6 Cầu thang Cầu thang là những mặt sàn hay lối đi được đặt nghiêng đ ể tạo phương tiện giao thông theo chiều thẳng đứng. Cầu thang phải có lan can, tay vịn để đảm bảo an toàn cho ngư ời sử dụng. Yêu cầu: bền vững, phòng hoả, đi lại dễ dàng, an toàn. 1 .1.7 Cửa đi, cửa sổ Cửa đi dùng để liên hệ giữa các phòng, giữa bên trong và bên ngoài nhà. Cửa sổ có tác dụng lấy ánh sáng và thông gió cho phòng. Yêu cầu: cách âm, cách nhiệt, có khả năng phòng hoả... 1 .1.8 Các bộ phận phụ khác Ban công, lô gia, ô văng, mái hắt, giằng tư ờng, lanh tô, ô văng, máng nước, ống thoát nước... tuỳ theo vị trí đều phải có những yêu cầu và tác dụng thích đáng. 37
- 1.2. Các hệ kết cấu chịu lực cơ bản Đặc điểm của nhà dân dụng không gian tương đối nhỏ, chiều rộng của gian nh à từ 3-6m, chiều dài của nhà từ 12- 15m, thường từ 8-9m, nhà không cao lắm .Do đó dùng tường chịu lực tương đối nhiều. Hiện nay trong các dân dụng đặc biệt là các nhà cao trên 5 tầng hoặc ở những nơi có đất yếu, đa số người ta dùng khung bê tông cốt thép. Loại trừ nh à công cộng tương đối lớn như hội trường, rạp hát, nhà ăn .... n gười ta sử dụng khung, giàn thép . Hệ thống kết cấu chịu lực của nhà dân dụng thư ờng có các loại sau : 1. Kết cấu tường chịu lực Kết cấu tường chịu lực là kết cấu trong đó mọi tải trọng của sàn. Lự c dọc thẳng đứng cũng như lực ngang đều truyền vào tường và qua đó truyền xuống móng Loại kết cấu n ày thường chỉ áp dụng cho các nhà dân dụng có không gian nhỏ, và số tầng không quá 5 tầng, tải trọng nhẹ hoặc không chịu lực chấn Động.Theo sự làm việc của tường người ta phân ra các loaị sơ đồ sau: Tường ngang chịu lực Tường dọc chịu lực Tường ngang và dọc cùng chịu lực a. Tường ngang chịu lực Dùng tư ờng ngang ngăn cách các phòng làm tường chịu toàn bộ tải trọng của sàn và mái. Trong các nhà có mái dốc thường dùng tường ngang thu hồi làm kết cấu chịu lực chính. Loại tường ngang chịu lực thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, gió b ão nhiều Còn tường dọc là tư ờng tự mang. Áp dụng cho các nhà có các phòng đồng đều và chiều rộng của gian thông thường nhỏ hơn 4,5m. Loại này có ưu, khuyết điểm sau: Hình 1.3 Kết cấu tường ngang chịu lực Ưu điểm : Kết cấu đơn giản, ít dầm, sàn gác nh ịp nhỏ. Ít tốn b ê tông và thép thi công đơn giản giá th ành rẻ. Độ cứng ngang của nh à lớn 38
- Tường ngăn giữa các ph òng tương đối dày nên cách âm tốt. Cửa sổ mở lớn lên thông gió tốt., cấu tạo lô gia dễ dàng. Khuyết điểm: Tường ngang chịu lực dày và nhiều, tốn vật liệu tường và móng, trọng lượng nhà lớn Khả năng chịu lực của tư ờng dọc chưa được tận dụng Bố trí không gian của các phòng khôn g được linh hoạt , các phòng thường bố trí b ằng nhau. b. Tường dọc chịu lực Kết cấu chịu lực của nhà là tường dọc. Mái có thể dùng hình thức bán vì kèo hoặc thanh kèo n ếu là mái dốc. Áp dụng nhiều với nhà có không gian nông, cần bố trí linh hoạt như b ệnh viện, trường học.... Để đảm bảo độ cứng ngang của nhà, cách một khoảng nhất định có tường ngang d ày là tường ổn định, thường tận dụng tường cầu thang làm tường ổn định. Hình 1.3 Kết cấu Tường dọc chịu lực Ưu điểm: Tiết kiệm vật liệu và diện tích Diện tích tường ngang nhỏ, tận dụng được khả năng chịu lực của tường n goài. Bố trí mặt bằng linh hoạt, không bị hạn chế bởi panen Khuyết điểm: Tường ngăn giữa các ph òng tương đối mỏng .Khả năng cách âm kém. Cửa sổ mở hạn chế Độ cứng ngang của nh à nhỏ Nếu dùng mái bằng thì tốn nhiều ximăng và thép Nếu dùng mái dốc thì tốn gỗ tương đối nhiều c. Tường ngang và tường dọc chịu lực Sơ đồ này thường hay gặp ở các nhà nhiều tầng .Giải pháp n ày cho phép bố trí các phòng linh ho ạt, song còn lãng phí tường móng và không gian. Phía đ ầu gió thường giải quyết theo sơ đồ tường ngang chịu lực sử dung cho phòng ở, phòng khách. Phía cuối gió bố trí tuờng dọc chịu lực dùng để bố trí các phòng các phòng như bếp, vệ sinh, kho....Loại tường chịu lực không chỉ có tác dụng cho tường xây 39
- gạch m à còn cả tường bêtông, bêtông cốt thép và có thể cấu tạo toàn khối hoặc lắp ghép (nhà panen hay block). Chú ý cấu tạo thêm giằng ngang từng đoạn để tăng độ cứng cho nhà Hình 1.4 Kết cấu tường ngang và tường dọc chịu lực 2. Kết cấu khung chịu lực: Là lo ại kết cấu chịu lực trong đó tất cả các loại tải trọng ngang và đứng đều truyền qua dầm xuống cột.Các dầm giằng và cột thường là loại liên kết cứng, kết cấu khung có độ cứng không gian lớn, ổn định và chịu được lực chấn động h ơn tường chịu lực. Ngoài ra còn có một số ưu điểm khác như tiết kiệm vật liệu, trọng lượng nhà nhỏ, h ình thức kiến trúc có thể nhẹ nhàng, bố trí phòng linh hoạt, thi công phức tạp và giá thành khung lớn. Áp dụng cho các nhà ở cao tầng , các nh à công cộng và công nghiệp ít tầng. Hình 1.5 Các dạng nhà khung a. Khung chịu lực không hoàn toàn (khung khuyết) Trong các ngôi nhà, có bước gian tương đối rộng hay mặt bằng phân chia không gian không theo một quy cách nhất định, hệ thống kết cấu của nhà có thể làm h ình thức khung không hoàn toàn đ ể chia sàn và mái. Ngoài việc lợi dụng tường n goài để chịu lực có thể dùng tư ờng trong hoặc cột làm kết cấu chịu lực. Hình thức 40
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình trang bị điện II Phần 8
5 p | 756 | 316
-
Nguyên lý thiết kế cấu tạo các công trình kiến trúc 8
16 p | 787 | 303
-
Giáo trình kiến trúc dân dụng 14
5 p | 469 | 280
-
Giáo trình cơ học kết cấu công trình ngầm 8
6 p | 262 | 83
-
Cơ học công trình 8
5 p | 188 | 74
-
Giáo trình môn địa chất công trình 8
13 p | 136 | 52
-
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 3 P16
7 p | 156 | 48
-
Mỹ học kiến trúc 8
5 p | 145 | 47
-
Giáo trình vi điều khiển 8051 P10
17 p | 154 | 44
-
Bài giảng thí nghiệm đường ôtô 8
19 p | 196 | 42
-
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 3 P11
7 p | 147 | 35
-
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 3 P5
7 p | 152 | 22
-
Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 8
6 p | 112 | 19
-
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 5b P12
8 p | 86 | 18
-
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 4 P8
7 p | 110 | 17
-
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 3 P19
7 p | 95 | 15
-
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 4 P19
7 p | 89 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn