YOMEDIA
ADSENSE
Giáo trình Kiến trúc nội thất (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
10
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giáo trình "Kiến trúc nội thất (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các điều kiện ảnh hưởng đến nội thất; các yếu tố cơ sở trong thiết kế nội thất; các thành phần cơ bản của nội thất. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kiến trúc nội thất (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
- BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KIẾN TRÚC NỘI THẤT NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368 ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, tháng 10 năm 2021 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Thiết kế nội thất là việc tổ chức không gian hợp lý theo công năng sử dụng, bố trí đồ đạc thiết bị thỏa mãn nhu cầu sử dụng và cảm xúc của người dùng. Cùng với đó là sự kết hợp hài hòa của chất liệu, màu sắc, ánh sáng, nghệ thuật, công nghệ và điều kiện tự nhiên môi trường. Nội thất là một phần tất yếu trong cuộc sống thường ngày và ảnh hưởng đến cách ta sống, làm việc, vui chơi và thư giãn. Những căn nhà thoải mái, văn phòng bố trí hiệu quả hay những khu vực công cộng đẹp chính là thành quả của thiết kế nội thất. Nội thất là sự kết hợp của nghệ thuật, khoa học kĩ thuật và cách lập kế hoạch kinh doanh của một giải pháp nội thất sáng tạo, bền vững và hiệu quả nhưng hài hòa với thiết kế kiến trúc của một không gian nhất định, đồng thời tạo ra sự an toàn và sức khỏe tinh thần tốt với những cách bố trí phong cách và thẩm mỹ. Chương trình này đề cập đến các kiến thức cơ bản sau: - Tổng hợp kiến thức về các điều kiện ảnh hưởng đến nội thất. - Tổng hợp kiến thức về các yếu tố cơ sở trong thiết kế nội thất. - Tổng hợp kiến thức về các thành phần cơ bản của nội thất. 3
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU …………………………………………………………………………3 BÀI 1: CÁC YẾU TỐ CƠ SỞ TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT…………………..5 1.1. Nhân trắc……………………….……………………………………………….....5 1.1.1. Những thông số và kích thước cơ bản trong nội thất …………………………….5 1.1.2. Những thông số không gian hoạt động dựa trên nhân trắc cơ bản trong nội thất...14 2.2. Ánh sáng – Màu sắc ………………………………………………...………..…... 2.2.1. Hiệu quả của ánh sáng và hướng chiếu sáng………………………………..……14 2.2.2. Ảnh hưởng của màu sắc trong không gian nội thất………………………………14 2.3 . Các thể loại không gian nội thất cơ bản 2.3.1 Không gian khép kín độc lập………………………….…..……………………….15 2.32. Không gian mở ………………………..……………………………………...…..17 BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NỘI THẤT ……….………………….. 3.1. Thành phần bao che ……………………………………………………………...19 3.1.1. Sàn………………………………………………………………………………..19 3.1.2. Tường – vách ……………………………………………………………….…....25 3.1.3. Trần……………………………………………………………………………….29 3.2. Thành phần sử dụng và trang trí trong nội thất…….……………………....……. 3.2.1. Đồ đạc trong nội thất….………………………………………………………….37 3.2.2. Thành phần trang trí trong nội thất……..………………………………………. .42 3.3. Các thiết bị kỹ thuật ……………………………………………………………… 3.3.1. Thiết bị chiếu sáng… …………………………………………………………….60 3.3.2. Thiết bị điều hoà không khí……………………. ………………………………..67 3.3.3. Các thiết bị khác………………. …………………………………………………71 BÀI 3: BÀI TẬP THỰC HÀNH ………………………… ……….………………….74 4
- BÀI 1: CÁC YẾU TỐ CƠ SỞ TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT Mục tiêu - Trình bày được các thông số cơ bản về nhân trắc trong thiết kế nội thất - Trình bày được các yếu tố về ánh sáng, màu sắc cơ bản trong nội thất - Trình bày được các không gian nội thất trong công trình kến trúc - Đọc được bản vẽ nội thất. 2.1.Nhân trắc Trong đời sống, nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động của con người vì thế để có thể đáp ứng tốt nhất cho việc sử dụng đồ đạc, thiết bị, công cụ, không gian… chúng ta phải nghiên cứu để tìm ra một hệ thống kích thước hoạt động trong mọi tư thế của con người, công việc này gọi là nhân trắc (ecgonomi) Các thiết bị, vật dụng được chế tạo do con người và cho con người sử dụng đều được thiết kế trên cơ sở nhân trắc. Tuy nhiên mỗi chủng tộc, lứa tuổi, giới tính và mỗi cá nhân có kích thước tầm vóc cơ thể không giống nhau, tầm hoạt động của các thao tác cũng khác nhau vì thế hệ thống nhân trắc của các nước cũng có sự khác nhau. Nhân trắc là môn khoa học nghiên cứu các số đo con người, các giới hạn về tầm vóc con người, nên trên việc đo đạc một số lượng người nhất định, các kết quả được tổng kết, lập bảng ..vv... để phục vụ cho việc thiết kế chế tạo các thiết bị, trang bị trong sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu, trang phục ... cũng như các công trình kiến trúc. Vai trò của nhân trắc trong thiết kế các nhân tố sử dụng trực tiếp: Tuỳ theo thể loại công trình hoặc đối tượng sử dụng cần có các thiết bị có kích thước khác nhau, nhân trắc cung cấp các số đo, giới hạn thao tác của đối tượng sử dụng để nhà thiết kế lựa chọn các kích thước thiết bị phù hợp với công năng vật dụng. Nhân trắc cũng cung cấp số đo chung nhất của mọi người để thiết kế đồ đạc tiêu chuẩn cho đa số người sử dụng và đồ đạc phi tiêu chuẩn cho trường hợp cá biệt. Mặt khác nó cũng giúp nhà thiết kế tìm được tỷ lệ đẹp giữa các kích thước vật dụng - tỷ lệ vàng tự nhiên của con người. Cách sử dụng nhân trắc trong thiết kế các nhân tố sử dụng trực tiếp: Tuỳ theo công năng từng vật dụng và cách sử dụng, nhà thiết kế tra bảng (với các yếu tố tư thế, tầm với, giới tính, độ tuổi) để xác định kích thước từng bộ phận cấu thành vật dụng. Ví dụ: Để thiết kế bản vẽ đồ án cho một phòng học thiết kế của xưởng thiết kế sinh viên, ta sơ phác kiểu dáng trước rồi tra bảng số đo tư thế đứng, tư thế ngồi để xác định khoảng cách dưới khi hạ bàn cũng như khoảng cách trên khi nâng bàn… Trong khi tra bảng cần lựa chọn số đo dành cho người cao để tính khoảng cách dưới và tầm với dành cho người thấp để tính độ cao phía trên. Để xác định được hệ thống nhân trắc người ta xác định kích thước độ cao tiêu chuẩn của nam, nữ trên cơ sở lấy chiều cao trung bình. Mỗi một châu lục có thể đưa ra một chiều cao trung bình khác nhau. ở nước ta lấy chiều cao trung bình của nữ là 5
- 1,55m và nam là 1,68m. Trên cơ sở chiều cao trung bình đó người ta tiến hành khảo sát các kích thước tĩnh và kích thước động khác trong quá trình hoạt động của con người như đứng, đi, với lấy đồ đạc, thao tác giặt dũ, nấu bếp ngồi ăn, ngồi làm việc, nằm…những kích thước này được tập hợp và công bố để sử dụng rộng rãi trong thiết kế máy móc, thiết bị, đồ đạc văn phòng, đồ đạc gia dụng… Qua một quá trình dài đúc kết kinh nghiệm, người ta đã đưa ra các kích thước cho từng loại đồ đạc tiêu chuẩn. Hiện nay trong thiết kế hệ thống giao thông nội bộ, công cụ sản xuất, máy móc cơ giới, công trình kiến trúc, đồ đạc nội thất ... có thể tham khảo số liệu nhân trắc trong tài liệu “Những dữ liệu của người làm kiến trúc” của KTS Ernst Newfert. ở nước ta hệ thống nhân trắc cũng được Viện vệ sinh dịch tế- bộ y tế do các tác giả Bùi Thụ và Lê Gia Khải nghiên cứu từ năm 1964. Tuy chưa phải là một tài liệu có tính pháp lý trong công nghiệp chế tạo công cụ và thiết kế kiến trúc song cũng bước đầu được các KTS sử dụng trọng thiết kế kiến trúc và nội thất. 2.1.1. Những thông số và kích thước cơ bản trong nội thất. 6
- Người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX TT Nam N÷ Ghi Chó Cao TB Thấp Cao TB Thấp A 211,83 204,50 197,17 198,01 190,07 182,13 B 174,3 162 150,80 162,50 154,40 146,2 C 154,92 150,03 145,14 144,26 139,68 135,10 D 140,36 136,2 132,04 130,40 126,21 122,02 E 123,43 118 112,57 115,57 110,39 104,43 G 102,58 97,99 93,40 95,17 90,8 86,43 H 46,92 44,56 42,20 44,11 41,39 38,67 I 86,81 82,49 78,17 78,15 73,98 69,81 K 75,69 70,44 65,19 71,04 65,31 59,58 L 20,75 19,30 17,85 21,43 20,15 18,88 M 172,88 165,78 158,68 159,13 153,43 146,73 N 39,53 36,75 34,07 37,73 35,03 32,27 Chú thích : A. Chiều cao đứng với tay trên: đo khoảng cách từ đỉnh ngón tay III - Tính từ dưới đất khi đưa tay thẳng qua đầu - Xác định chiều cao của giá sách, khu bếp... B. Chiều cao đứng: Từ đất lên tới đỉnh đầu - Xác định chiều cao của giường, cửa của nhà.... C. Cao đến mắt: Đo khoảng cách từ đất lên tới mắt - Vận dụng nghiên cứu khi nhìn ngắm (vị trí treo tranh, biển quảng cáo, bày bảo tàng, sân khấu ngoài trời...). D. Cao đến vai: Đo khoảng cách từ đất lên tới mỏm cùng vai - Vận dụng tính độ cao của tủ quần áo.... E. Cao đến ức: Đo khoảng cách từ đất lên tới ức - Vận dụng tính độ cao của bục nói chuyện, giảng bài, quầy bar, bàn bán vé ... G. Cao đến rốn: Đo khoảng cách từ đất lên tới rốn - Vận dụng tính độ cao lan can ... H. Cao đến khớp gối: Đo khoảng cách từ đất lên tới đầu gối - Vận dụng tính độ cao của ghế, gầm bàn ... I. Cao ngồi tự nhiên: Đo khoảng cách từ mặt ghế ngồi lên tới đỉnh đầu - Vận dụng tính độ cao của tựa ghế ... K. Cao ngồi đến hõm gáy: Đo khoảng cách từ mặt ghế ngồi lên tới hõm gáy - Vận dụng tính độ cao của tựa ghế ở (rạp hát, rạp chiếu bóng, hội trường) ... L. Dầy đùi: Đo khoảng cách từ mặt ghế ngồi lên tới mặt trên của đùi - Vận dụng tính độ cao của ghế tới bàn (khoảng trống giữa bàn và ghế) ... M. Sải tay: Đo khoảng cách giữa ngón tay III khi tay giang ngang vuông góc với cơ thể - Vận dụng tính tầm với tay trong bàn làm việc, buồng tủ bếp, với tay trong tư thế ngồi ăn ... N. Rộng vai: Đo khoảng cách giữa hai mỏm cùng vai - Vận dụng tính độ rộng tủ quần áo ... 7
- 8
- 9
- 2.1.2.Những thông số không gian hoạt động dựa trên nhân trắc cơ bản trong nội thất a.Hệ thống kích thước theo phương ngang 711) 26-28 (660- 3(76) 24-30 (600-762) wc bå n t¾ m 457 ch Ëu röa 457 304 1527- 1676 609- 914 tu ê n g 711- 1219 812 508- 914 482- 609 KÝ t ch h−íc bè t Ýt ÕtbÞvÖ si r hi nh 10
- b.Hệ thống kích thước theo phương đứng (1829-2438) (1066-1625) (762-914) 838 558-914 Kích thước khi đi lên Kích thước khi đi Cầu thang từ 1 dòng người Đến 3 dòng người (2134-2642) 406 (355-457) (609-914) (355-457) 406 (711-838) (381-431) (406-609) Kích thước theo tư thế ngồi làm việc Kích thước theo tư thế ngồi nghỉ ngơi (457-609) 914- 1219 (914-1066) (609-762) Kích thước hoạt động tối thiểu Kích thước ngồi quầy bar trước tủ 11
- 1060 457 ( 1619- 1625) 167) 1828) 609 ( 1727- ( ( 914) ( 76) 812- ( 152) 76- Kích thước khu bếp ( 304) ( 1066) ( 609) 487- ( 1219) 711- 1829) VßI h o a sen 1219) ( 914) ( CH ËU RöA 812- 1016- ( Kích thước sử dụng thiết bị vệ sinh 12
- Các kích thước chính khi thao tác đứng 2.1.3. Luồng giao thông trên mặt bằng. Luồng giao thông trên mặt bằng nội thất là phần diện tích trống được hình dung là các dòng người lưu thông trên đó như đi lại, đứng lên ngồi xuống…và các cho các hoạt động khác trong không gian đó. Trong các mặt bằng nhỏ như phòng khách, phòng ngủ, bếp, phòng ăn…luồng giao thông có bề rộng tối thiểu là 900mm (tương đương với 1,5 dòng người), trong các mặt bằng lớn của các công trình công cộng bề rộng luồng giao thông tối thiểu là 1200mm (tương đương với 2 dòng người ) . Các luồng giao thông này được cân nhắc kỹ càng khi bố trí đồ đạc trên mặt bằng để có thể sử dụng mặt bằng một cách hiệu quả nhất. Đồ đạc nội thất tuy có thể bố trí phần lớn không thật cố định song nếu bố trí một các tuỳ tiện thì khi thấy không hợp lý cần thay đổi nó sẽ kéo theo các bất lợi khác như sai lệch vị trí, không khớp với các thiết bị kỹ thuật như chiếu sáng, âm thanh… 13
- 2.2.Ánh sáng – Màu sắc Các vật xuất hiện như thế nào, ảnh hưởng phần lớn do loại ánh sáng chiếu vào. Trong trang trí nội thất, ánh sáng không chỉ giúp ta nhìn thấy vật thể đồ đạc... mà ánh sáng còn là phương tiện hữu hiệu của người kiến trúc sư. Làm chủ được ánh sáng có thể giúp ta sửa khiếm khuyết của căn phòng, tăng độ kỳ ảo của không gian, nhấn mạnh hay làm mờ đi màu sắc, chất liệu, hình khối vật thể. Có những nội thất chỉ sử dụng đen và trắng nhưng vẫn mang lại cảm nhận về sự phong phú của không gian, của chi tiết bằng độ tương phản, độ đậm nhạt, độ lan toả mảng miếng nhờ ánh sáng Có nhiều nội thất sử dụng ánh sáng như một yếu tố trang trí. Cùng một không gian nhưng sự thay đổi ánh sáng từ ít đến nhiều, từ ấm đến lạnh mang lại ấn tượng khác nhau cho người sử dụng. 2.2.1.Hiệu quả của ánh sáng và hướng chiếu sáng - Vật chiếu sáng bởi nguồn sáng nhỏ, sắc thì sẽ cho một tương phản ánh sáng rất mạnh mẽ. Nếu nguồn sáng rộng và khuyếch tán thì sự tương phản ít hơn. Nếu vật được chiếu sáng đều từ khắp phía thì hầu như không có sự tương phản nào. - Các bóng từ vật chiếu sáng do một nguồn sáng nhỏ, sắc,thường cứng nhọn, rõ. Nếu nguồn sáng lớn và khuyếch tán thì bóng mềm dịu và trải rộng ra. Nếu nguồn sáng đến từ khắp phía, các bóng sẽ chồng chất,hoà lẫn nhau. -Hướng chiếu của ánh sáng sẽ nhấn mạnh hay làm mềm đi hình dáng của vật thể, đồng thời mang lại cảm giác tâm lý khác nhau cho con người. - ánh sáng chói mang tính kích động. ánh sáng nhẹ có tính cách mềm mại, yên tĩnh. - ánh sáng mầu nóng thì ấm cúng. ánh sáng mầu lạnh thì êm dịu, yên bình. - ánh sáng đồng đều rất cần cho nhiều loại công việc có tính cách đều đều, không có gì đặc sắc để chú ý.Tương phản giữa sáng và tối có khuynh hướng nhấn mạnh hoá, bi thảm hoá, gợi nhiều chú ý. - ánh sáng tốt, hữu hiệu là khi chiếu sáng cho ta nhìn thấy sự vật mà không can thiệp vào thị giác của chúng ta. 14
- Một số ví dụ về hiệu quả ánh sáng 2.3.2. Ảnh hướng của màu sắc trong không gian nội thất. Một căn phòng quá lạnh lẽo có thể được làm nóng ấm lên bằng các tường màu vàng,thảm màu nâu và giường ghế bọc nệm màu cam. Các màu xanh dương,xanh lục và tím,nhất là khi quang độ sáng và cường độ thấp sẽ làm cho một căn phòng trông lạnh lẽo hơn,yên tĩnh hơn và rộng hơn Những đồ vật nho nhỏ có vẻ liên quan với nhau nhiều trên một bức tường màu nóng hơn là trên một bức tường màu lạnh,trừ khi các đồ đạc này có màu sắc lạnh hơn tường. Hình thể của đồ vật,nhất là các đường viền chu vi tạo nên hình dáng của đồ vật,được nổi bật nhấn mạnh khi vật và nền có màu tương phản. Mức độ biến đổi mà màu sắc tác dụng lên kích thước của một vật và khoảng cách của vật rất đặc biệt và phức tạp. Thường thường, các màu nóng, các quang độ trên mức trung dung và các cường độ mạnh khiến vật trở nên to lớn hơn; trong khi các màu lạnh, các quang độ tối và các cường độ yếu thấp, có tác dụng ngược lại. Các khoảng cách hay khoảng trống gia tăng đối với các màu lạnh, các quang độ sáng và các cường độ thấp. Các tương phản rõ rệt, mãnh liệt lại khiến cho vật hình như gần ta hơn so với vị trí thực của chúng. Phòng với tường trắng hay với tường màu lạnh thật sáng trông rộng thoáng hơn tường màu nóng và sẫm. Nhà sơn trắng trông to lớn hơn nhà bằng gạch đỏ hoặc gỗ nâu. Các sắc lạnh, quang độ sáng, cường độ thấp làm căn phòng nhỏ trông rộng ra. Đồng thời tương quan về cường độ giữa màu sắc của vật và của nền là một điểm quan trọng, vì nếu cường độ mà tương phản rõ rệt thì làm cho vật hình như nổi hẳn lên, đồng tời gia tăng kích thước của vật. Thành thử một chiếc ghế bọc nệm màu sẫm đặt sát bức tường trắng trông to hơn khi nệm màu nhạt sáng Nếu muốn gây sự chú ý đến một đồ vật đẹp đẽ và muốn làm cho đồ vật khác tầm thường bị chìm khuất,ta có thể dùng những phông, những nền thích hợp. Các sự khác biệt về màu sắc, cường độ và nhất là quang độ làm cho hình thể của vật được nổi bật lên. Trắng đặt cạnh đen tạo một sự tương phản mạnh mẽ. Khi quang độ của vật và nền tiến lại gần nhau, thì vật có khuynh hướng hoà lẫn vào nền, 15
- tức ngoại cảnh xung quanh. Một ngọn đèn trắng khi đặt trước một bức tường đen hoặc xám đậm gây chú ý hơn khi tường là một màu sáng. Nếu màu của vật và ngoại cảnh đối chọi nhau, đường viền phân giới giữa ngoại cảnh và vật (tức đường viền tạo thành hình thể vật) sẽ nổi bật; trong khi nếu là những màu có quang độ tương tự, thì đường viền phân giới sẽ không được rõ rệt. Mặt khác, nếu là các màu tương đồng thì đường phân giới sẽ mềm dịu. Các màu lạnh cũng làm cho đường phân giới “vật - ngoại cảnh” sắc nhọn hơn là khi đối với các màu nóng. 2.3. Các thể loại không gian nội thất cơ bản Không gian kiến trúc gồm 2 loại : Không gian nội thất và không gian ngoại thất.Tuỳ theo cấu trúc của không gian kiến trúc để xác định đó là không gian nội thất hay ngoại thất: - Không gian nội thất là không gian gần như được khép kín bởi tường, cửa, mái... như các khu sảnh, phòng ngủ, phòng khách, phòng họp, phòng làm việc, các phòng biểu diễn, thi đấu ... -Không gian ngoại thất là không gian không được che và không được khép kín bởi các loại tường, vách ngăn như sân vườn quanh công trình, sân vườn các công trình công cộng, vườn hoa, công viên...cũng có những không gian ngoại thất được khép kín nhưng bởi các công trình xung quanh nó. Có những trường hợp không gian ngoại thất và nội thất được hoà lẫn vào nhau do cấu trúc đặc biệt của công trình kiến trúc như giải pháp thấu thị, giải pháp mượn cảnh… Công trình kiến trúc được hình thành bởi các không gian nội thất gồm các thành phần: -Không gian giao thông -Không gian sử dụng chính -Không gian phụ -Không gian kỹ thuật Trong giới hạn của giáo trình thiết kế nội thất này ta chỉ đề cập đến không gian sử dụng chính bởi đây là loại không gian cho hoạt đọng chính của công trình. Trong không gian sử dụng chính gồm có các thể loại không gian nội thất cơ bản sau: a.Không gian khép kín độc lập: Không gian khép kín độc lập là thể loại không gian phổ biến trong công trình kiến trúc. Mỗi không gian có một chức năng riêng biệt được khép kín trong không gian đó. Ví dụ : Phòng khán giả là một không gian lớn chứa khán giả cho một hoạt động biểu diễn gì đó như xem diễn kịch, xem phim, xem thi đấu thể dục thể thao…Phòng khách trong nhà ở sử dụng cho tiếp khách, phòng ngủ sử dụng cho ngủ… Đặc điểm của loại không gian này là đáp ứng riêng cho một hoạt động nào đó vì thế nó được thiết kế khép kín để không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động từ các không gian khác. Cấu trúc của không gian này có thể là: -Không gian giới hạn trong khối cơ bản như khối lập phương, chữ nhật, tròn, hình elip... -Không gian được giới hạn trong các khối dị hình bởi mặt bằng có thể là các hình bất kỳ, thàh phần bao che như tường, mái cũng có thể có cấu trúc tụ do. 16
- Khi thiết kế nội thất loại không gian này thường thì không ngăn chia nhỏ không gian nữa mà chủ yếu là nghiên cứu hình thức các thành phần bao che và các thành phần sử dụng bên trong như bàn ghế quầy tủ, thiết bị chiếu sáng … b.Không mở rộng: Đây là loại không gian có thể mở rộng theo hai chiều: -Theo chiều thẳng đứng gọi là không gian thông tầng -Theo chiều ngang gọi là không gian liên hoàn Đây là thể loại các không gian có những chức năng khác nhau nhưng được kế tiếp với nhau từ không gian này sang không gian khác mà không có sự phân chia rạch ròi thậm chí nó còn được nói thẳng ra không gian bên ngoài mà ta thường gọi là không gian bán lộ thiên. Đây là thể loại không gian cổ điển, quen thuộc bởi từ xa xưa con người đã sử dụng rồi song trong thời hiện đại cấu trúc không gian này được nâng cao hơn về chức năng sử dụng và mức độ thẩm mỹ. Ưu điểm của loại không gian này là tạo được tầm nhìn rộng rãi, khoáng đạt thông qua giải pháp mượn cảnh, thấu thị, tạo được sự hấp dẫn do có sự chuyển hoá của không gian, tạo tính dẫn hướng tốt. Song cũng bất lợi khi cần sử dụng các giải pháp kỹ thuật như điều hoà không khí, điều hoà nhiệt độ. Không gian thông tầng Thường thì cấu trúc không gian này được ấn định bởi giai đoạn thiết kế kiến trúc vì nó phụ thuộc nhiều vào hệ thống kết cấu của công trình song cũng có thể được xử lý bởi sự ngăn chia khi thiết kế nội thất bằng các kết cấu nhẹ như vách ngăn khung kim loại có bề mặt bằng vật liệu nhẹ, vách kính… có tính ước lệ để ngăn chia trong một không gian lớn. 17
- CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Những thông số và kích thước cơ bản trong nội thất? 2. Luồng giao thông trên mặt bằng? 3. Trình bày hiệu quả của ánh sáng và hướng chiếu sáng? 4. Trình bày tác động của màu sắc đến tâm sinh lý con người? 5. Trình bày ảnnh hưởng của màu sắc trong không gian nội thất? 6. Trình bày các thể loại không gian nội thất cơ bản? 18
- BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NỘI THẤT Mục tiêu - Đọc được bản vẽ sàn trong hồ sơ thiết kế nội thất - Đọc được bản vẽ tường, vách trong thiết kế nội thất - Đọc được bản vẽ trần trong thiết kế nội thất - Xác định được các thành phần sử dụng trực tiếp trong nội thất công trình - Xác định được các thành phần trang trí trong nội thất công trình - Xác định được các thiết bị kỹ thuật trong nội thất công trình 2.1.Thành phần bao che Sàn, tường, trần là giới hạn 3 chiều của một không gian. Trong nội thất chúng được gọi là các thành phần bao che. Không gian nội thất có thể đủ các thành phần trên (không gian kín) hoặc thiếu một trong hai thành phần như trần, tường (không gian mở). Một công trình xây dựng thường đã được xác định công năng sử dụng trong các không gian. Về nguyên tắc sàn, tường, trần đã được xác định trong hồ sơ thiết kế và có thể đựơc thi công trong khi xây dựng. Tuy nhiên trên thực tế chúng thường được thi công không như hoặc không hoàn toàn như hồ sơ thiết kế xây dựng vì các lý do sau: - Chưa phù hợp thực tế, chưa cập nhật vật liệu mới - Mong muốn của chủ đầu tư vì lý do kinh tế, thẩm mỹ, công năng - Thay đổi chức năng sử dụng, cải tạo - Để phù hợp với ý đồ nội thất Do đó nhiều công trình đòi hỏi phải có hồ sơ thiết kế hoàn thiện riêng, hầu hết được thiết kế sau khi thi công phần thô của công trình. Để có thể chỉ định chính xác từ khi thiết kế hồ sơ xây dựng cũng như xử lý uyển chuyển khi thiết kế hoàn thiện và nội thất, người KTS cần phải hiểu rõ các hình thức cũng như hiểu biết về các vật liệu hoàn thiện sàn, tường, trần. Các thông tin này càng cần thiết hơn đối với sinh viên ngành Kiến trúc công trình khi chương trình giảng dạy thiết kế ít đề cập đến. Trong nội thất, thiết kế thành phần bao che được hiểu rộng hơn việc thiết kế sàn,tường, trần của hoàn thiện công trình kiến trúc. Thiết kế thành phần bao che trong nội thất còn phải suy xét đến việc ngăn chia lại không gian; trang trí cho phù hợp với các thành phần khác. Một công trình nội thất có không gian thích dụng, đẹp, phong phú, kỳ ảo...hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế các thành phần bao che. Từ một không gian kiến trúc sẵn có nhưng chưa thích hợp với mục đích sử dụng, qua việc xử lý các thành phần bao che ta có thể tạo được 1 không gian nội thất phù hợp với yêu cầu sử dụng, thẩm mỹ bằng các thủ pháp xử lý trần, tường, sàn khác nhau làm phòng trông rộng ra, hẹp lại, cao lên hay thấp đi; phân chia hoặc kết hợp các không gian hay làm thay đổi hình thức hình học căn phòng. 3.1.1.Sàn Sàn là giới hạn dưới của 1 không gian nội thất, là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt của con người, là nơi đặt các đồ đạc. Bề mặt sàn trực tiếp chịu 19
- các tác động va chạm rất lớn, lại thường xuyên được lau rửa nên phải chịu mài mòn, chịu nước...do đó sàn thường được làm bằng vật liệu bền, trơ, không thể mấp mô gồ ghề, cũng như không nên quá chói hoặc quá nhiều mảng màu. Thiết kế sàn là lựa chọn hình thức sàn; vật liệu, màu sắc và hoa văn trang trí mặt sàn. Các hình thức sàn a, Sàn phẳng là loại sàn thông dụng, được sử dụng trong hầu hết các không gian nội thất từ nhà ở tới công trình công cộng. Thuận tiện trong sử dụng cũng như thay đổi chức năng phòng, dễ bố trí đồ đạc b, Sàn khác cốt ít được sử dụng, nhưng rất có hiệu quả trong các trường hợp: - Phân chia không gian sử dụng riêng một cách giả định không dùng tường như phân cách sảnh, phòng ăn, phòng khách trong 1 không gian chung của nhà ở, khách sạn...; chỗ ngồi và lối đi, sân khấu, sàn nhảy trong Bar, Restaurant...; các khu vực trưng bày trong bảo tàng, triển lãm... Hình .2.1. Sàn giật cấp ngăn chia giả định không gian - Thực hiện ý đồ thiết kế đặc biệt, nhấn mạnh về không gian như bố trí phần sàn âm trong 1 không gian nhà ở lớn tạo phòng khách gây ấn tượng, tạo các sàn nối tiếp cao dần để trưng bày vật phẩm gây hiệu quả thẩm mỹ trong các Showroom... - Khắc phục các nhược điểm hình học của căn phòng hoặc để che hệ thống kỹ thuật buộc phải có. Các loại vật liệu lát sàn 20
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn