Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2
lượt xem 15
download
Giáo trình "Kinh tế du lịch" được biên soạn nhằm trang bị cho người học có những kiến thức cần thiết của một nhà quản trị kinh doanh du lịch trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Giáo trình kết cấu gồm 8 chương và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: đầu tư du lịch; lao động và vốn kinh doanh du lịch; chi phí và lợi nhuận kinh doanh du lịch; hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2
- Chương 5 ĐẦU TƯ DU LỊCH Mục tiêu của chương: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Nắm được khái niệm đầu tư, các nhu cầu đầu tư nói chung và nhu cầu đầu tư du lịch nói riêng; các yếu tố cơ bản của đầu tư. Hiểu rõ đầu tư du lịch thường không liên hệ trực tiếp tới các khoản thu hồi dự kiến mang tính chất thương mại; đầu tư theo “định hướng tài sản”, khả năng tồn tại của nó hoàn toàn không ràng buộc với sự tăng trưởng về cầu du lịch. Nắm được các đặc điểm của đầu tư du lịch; đầu tư vào các "sự kiện" du lịch; các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đầu tư du lịch. Hiểu biết về các nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong đầu tư du lịch. 5.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ 5.1.1. Khái niệm đầu tư Đầu tư, theo nghĩa chung nhất, là sự bỏ ra hoặc sự “hy sinh” những cái gì đó ở hiện tại (tiền bạc, sức lao động, của cải vật chất, thời gian, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai. Trên phương diện kinh tế, đầu tư là sự hy sinh giá trị các nguồn tài nguyên hiện tại để thu được của cải nhiều hơn trong tương lai. Theo Luật Đầu tư của Việt Nam, đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc các lợi ích xã hội. Theo các nhà kinh tế học, bản chất của đầu tư là sự phân bổ các nguồn tài nguyên thành vốn cố định, nhờ đó làm cho hoạt động sản xuất 167
- tăng thêm có thể xảy ra. Trên giác độ vĩ mô, đầu tư là một phần thu nhập của nền kinh tế không bị tiêu dùng và được sử dụng để tạo nguồn tài chính cho sản xuất. Trên giác độ vi mô, đầu tư liên quan đến sự phân phối bất cứ nguồn tài nguyên cần thiết nào của một doanh nghiệp thành các tài sản sản xuất. Nhu cầu đầu tư thường tồn tại trong ba lĩnh vực sau đây: - Các tài sản cố định mới như nhà cửa, nhà máy, thiết bị và các tài sản cố định khác. - Nâng cấp hoặc thay thế các tài sản cố định hiện tại đã hết thời hạn sử dụng. - Bổ sung vốn lưu động để thanh toán các chi phí sản xuất định kỳ. Trong du lịch, ba nhu cầu đầu tư nói trên thường gắn với cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành. Ngoài ra, du lịch còn có nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho quảng bá du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng thường gắn chặt chẽ với nhu cầu chung của nền kinh tế quốc dân (nhu cầu của nhiều ngành trong đó có du lịch và nhu cầu dân sinh). Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho quảng bá du lịch thuộc loại đầu tư phi vật chất (đầu tư vô hình). Phạm vi của chương này giới hạn nghiên cứu đầu tư nhằm hình thành các tài sản sản xuất (đầu tư hữu hình) bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch. Sự tăng trưởng và phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào đều tuỳ thuộc vào khả năng thu hồi đầu tư, mà nguồn đầu tư này có thể nhận được thông qua thị trường vốn và thu nhập nội bộ tăng thêm của ngành đó. Các khoản thu hồi chủ yếu được xác định thông qua sự bồi hoàn các nhân tố (lãi suất và cổ tức) thu được do đầu tư và cũng như do sự tăng trưởng vốn và các lợi ích khác. 5.1.2. Các yếu tố cơ bản của đầu tư Yếu tố cơ bản quyết định số lượng đầu tư mới cần thiết là khả năng sinh lợi có thể nhận được. Đó là khoản chênh lệch giữa thu nhập hoặc 168
- sản lượng thuần mong đợi từ đầu tư với chi phí vốn sử dụng. Trong các doanh nghiệp thương mại, thu nhập thuần đạt được từ doanh số bán dự kiến trừ đi các chi phí dự kiến, vì vậy trong du lịch nó phụ thuộc vào các kỳ vọng về số khách du lịch, mô hình cầu, chi tiêu của khách và một số dự báo về sự biến động của chi phí hàng hoá và dịch vụ có nhu cầu. Đối với một dự án đầu tư phi thương mại, thu nhập thuần có thể còn phụ thuộc vào sự định giá các lợi ích và chi phí xã hội dự kiến của dự án. Chi phí vốn là tỷ lệ lãi suất trung bình cần thiết và vốn có thể nhận được từ một số nguồn sau: - Tài chính nội bộ: Lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng để lại; khoản dự phòng giảm giá; khoản dự phòng thuế; - Tài chính bên ngoài: Cổ phần (và các khoản trợ cấp đầu tư); vốn vay dài hạn, tài chính ngắn hạn (tín dụng ngân hàng, thuê tài chính, tín dụng thương mại...). Trong khi vốn vay luôn kèm theo một tỷ lệ lãi suất trực tiếp thì vốn cổ phần lại đòi hỏi cổ tức cùng với khả năng rủi ro xuất hiện tùy theo mô hình đầu tư đề xuất, còn đối với tài chính nội bộ thì thường có chi phí cơ hội của vốn khi nó có thể được sử dụng vào mục đích khác. Một số phương pháp chủ yếu có thể sử dụng để đánh giá các dự án đầu tư với các yếu tố cơ bản thể hiện trong bảng 5.122. Những người đánh giá đầu tư thận trọng nhất đều sử dụng một số cách tính chiết khấu các thu nhập và chi phí tương lai đưa về giá trị hiện tại và kết hợp (nếu có thể) với phân tích rủi ro. Tuy nhiên, một số nghiên cứu thực tế cho thấy doanh nghiệp thường thay đổi các phương pháp đánh giá và thậm chí thay đổi cả các quy tắc để quyết định đầu tư. Trong bất kỳ tình huống nào thì một quyết định đầu tư của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào kỳ vọng ở các thị trường và nền kinh tế quốc dân. 22 Theo: Bull, A. (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne. 169
- Bảng 5.1. Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư Chỉ tiêu Sử dụng tính Quy tắc đánh giá chiết khấu của phương pháp Hoàn trả Không Thời kỳ hoàn đầu tư Hoàn trả chiết khấu Có Thời kỳ hoàn đầu tư Thu hồi kế toán bình quân Không Tỷ lệ % thu hồi bình quân trên đầu tư Tỷ lệ thu hồi nội bộ* Có Tỷ lệ thu hồi tạo ra thu nhập chiết khấu bằng với chi phí đầu tư Giá trị hiện tại thuần Có Giá trị phần thặng dư của thu nhập chiết khấu trên chi phí đầu tư Tỷ số thu nhập chiết khấu trên chi phí Chỉ số khả năng sinh lợi Có đầu tư (* tương đương với hiệu quả cận biên của vốn) Hầu hết các phương pháp đánh giá trên đều giả thiết rằng quyết định đầu tư được doanh nghiệp xác định rõ ràng, đó là sẽ tiến hành hoặc không tiến hành đầu tư. Tuy nhiên, lý thuyết đầu tư hiện đại chỉ ra rằng có thể thực hiện các quyết định đầu tư trong một khung thời gian linh hoạt kết hợp chặt chẽ với thời kỳ tính toán về sự không chắc chắn của đầu tư. Trong thời kỳ đầu, đầu tư có thể mang lại khả năng sinh lợi, nhưng cũng có thể xuất hiện nhiều rủi ro. Theo thời gian, giá trị chưa xác định được của rủi ro (ví dụ như chi phí hoặc mức giá cả) trở thành giá trị được xác định thì mức độ sinh lợi trở nên chắc chắn hơn. Nếu doanh nghiệp quyết định tiến hành đầu tư sớm thì cần căn cứ vào mức độ dự báo khả năng sinh lợi cao hơn để bù đắp cho những tình huống rủi ro có khả năng xảy ra. Nếu doanh nghiệp quyết định đầu tư muộn hơn thì điều đó tương tự như mua quyền lựa chọn một tài sản hơn là mua chính tài sản đó. Vì vậy, lý thuyết này được gọi là lý thuyết lựa chọn đầu tư thực tế. Việc làm dự án đầu tư chậm lại cho đến khi các rủi ro không mong đợi được giảm thiểu sẽ có giá trị đối với doanh nghiệp. Điều đó giải thích tại sao nhiều doanh nghiệp dường như chậm chạp trong việc đón nhận các cơ hội đầu tư. 170
- Đầu tư thay thế có xu hướng theo chu kỳ và phụ thuộc vào phần vốn khấu hao trích lập theo quy định cũng như các tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật và mức độ cạnh tranh đòi hỏi phải luôn thay đổi các tài sản. Ví dụ, các công ty cho thuê xe thay đổi ô tô thường xuyên vì lý do khuếch trương cũng như do sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật. Do đó, đầu tư thay thế có xu hướng tăng lên sau một thời gian sử dụng tài sản mà tài sản này được hình thành trong thời kỳ đầu tư trước đó. Khi GDP tăng lên và kỳ vọng của doanh nghiệp ngày một cao thì mức độ đầu tư sẽ tăng, với các điều kiện khác không thay đổi. Đến lượt mình, các dự án đầu tư sẽ tạo ra thu nhập và chi phí tăng thêm (thông qua hiệu quả bội số của Keynes), thu nhập tăng tiếp tục tạo ra khả năng cung ứng mới về vốn cho các dự án đầu tư tiếp theo. Đó là nguyên tắc gia tốc trong đầu tư. 5.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ DU LỊCH 5.2.1. Các lý do đầu tư du lịch Ở hầu hết các quốc gia và trong các lĩnh vực kinh doanh của ngành du lịch, đầu tư phụ thuộc vào các nguyên tắc thương mại tương tự như các ngành kinh tế khác. Nhà cung ứng dự kiến trước khoản lợi nhuận nhận được từ việc bán sản phẩm cho du khách cũng như cho một số ngành kinh doanh hỗ trợ, từ đó định ra nguyên tắc ra quyết định và phương pháp đánh giá dự án đầu tư của chính mình. Tuy nhiên, du lịch có một số lý do khác để thực hiện đầu tư mà những lý do này có liên quan đến mục tiêu chung của các doanh nghiệp trong ngành. Thứ nhất, chính phủ các nước thường tiến hành đầu tư vào các dự án du lịch vì các lợi ích cuối cùng mang tính xã hội và phi thương mại. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, các trung tâm thông tin du lịch, các tiện ích của công viên quốc gia hoặc các trung tâm biểu diễn, các cơ sở đào tạo và các dự án tương tự được đánh giá là hợp lý trên cơ sở phân tích chi phí - lợi ích mà không chỉ căn cứ vào khả năng sinh lợi đơn thuần của các dự án đầu tư đó. Các phương pháp đánh giá 171
- dự án và sử dụng kỳ vọng về lợi ích trên nhiều khía cạnh khác cũng tương tự như đánh giá đầu tư thương mại. Thứ hai, sự hình thành vốn cố định ở các khu vực điểm đến du lịch đều có định hướng tài sản. Doanh nhân là những nhà đầu tư phát triển tài sản, đã xây dựng các công trình mới như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị và thương mại thay vì lựa chọn xây dựng các văn phòng, nhà máy hoặc kho bãi. Động cơ đầu tư của họ là tỷ lệ lợi nhuận thu hồi được từ việc cho thuê tài sản, nhưng quan trọng hơn là sự tăng thêm đáng kể về giá trị của tài sản khi so sánh với đầu tư vào các tài sản khác có xu hướng giảm giá trị. Sau đó, người kinh doanh du lịch chỉ đơn thuần là người thuê tài sản và các khoản thu từ kinh doanh du lịch phải cạnh tranh với khoản thu có thể nhận được từ những người thuê tài sản nhằm mục đích khác. Do đó, nhà đầu tư phát triển có thể là các tổ chức không thực sự liên quan đến du lịch như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm, các tập đoàn xây dựng và sản xuất. Đầu tư tài sản được tách biệt với đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch là một xu hướng cần quan tâm và ngày càng phổ biến trong thực tế hiện nay, nhất là ở các nước phát triển như Mỹ. Thứ ba, ở các nước phát triển, một số đầu tư được thực hiện vì lý do “phong cách sống”. Ví dụ, một số người ở Anh hoặc châu Âu đầu tư phát triển trang trại, mua sắm du thuyền, sửa chữa nâng cấp các ngôi nhà cổ hoặc các toà lâu đài và thiết kế xây dựng các điểm hấp dẫn giải trí khác. Các đầu tư này trước hết nhằm cải thiện và tạo ra môi trường, phong cách sống cao hơn, thoái mái hơn cho những người đầu tư, nhưng đồng thời chúng có thể trở thành điểm hấp dẫn tham quan và bổ sung cho hoạt động du lịch. Do đó, ngành du lịch có thể xem xét việc hỗ trợ các đầu tư này như đề nghị chính phủ miễn giảm thuế, tư vấn kỹ thuật hoặc hỗ trợ kinh phí trong những điều kiện nhất định. 5.2.2. Đặc điểm của đầu tư du lịch Đầu tư du lịch có một số đặc điểm khác biệt so với đầu tư vào các ngành khác. Nói chung, các đặc điểm này làm tăng thêm khả năng sinh 172
- lợi và xem xét tính khả thi của một dự án đầu tư du lịch. Sáu đặc điểm chính sau đây có ảnh hưởng quan trọng đến sự cân nhắc một dự án đầu tư. (1). Nhiều dự án đầu tư được thiết kế để cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng kết hợp giữa khách du lịch và những người tiêu dùng khác. Ví dụ, ở các thành phố nơi đến du lịch, phương tiện ô tô buýt thành phố có thể được dành phục vụ các tour tham quan và du lịch nói chung, nhưng cũng có thể phục vụ sự đi lại hàng ngày và nhu cầu vận chuyển khác của dân cư địa phương. Như vậy, những dự án đầu tư loại này sẽ tạo dòng lưu chuyển tiền tệ và thu hồi kết hợp từ cả hai nhóm người tiêu dùng. Thu nhập "kép" này có thể là một lợi thế của dự án đầu tư vào các tài sản vì chúng không phục vụ một thị trường riêng biệt, nhưng cũng có thể tạo ra sự trái ngược về chủng loại tài sản cần đầu tư để phù hợp với nhu cầu sử dụng tài sản đó. Ví dụ ở Anh, đối với du khách quốc tế ô tô buýt ở thủ đô London phải là xe hai tầng và màu đỏ, tuy nhiên loại ô tô này có thể không phù hợp với nhu cầu đi lại thường xuyên của dân cư thành phố. Tương tự như vậy, các trung tâm hội nghị, hội thảo đa chức năng xây dựng ở các thành phố như Las Vegas (Mỹ), Djakarta (Indonesia) và Bournemouth (Anh), những trung tâm này tồn tại được vì chúng đáp ứng yêu cầu sử dụng kết hợp là các trung tâm thể thao hoặc giải trí cho dân cư địa phương. Nếu tách biệt chức năng của các trung tâm này thì có thể làm giảm sự đồng bộ, hoàn thiện và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của chúng ở cả hai thị trường. (2). Du lịch tạo cơ hội cho các dự án đầu tư ngắn hạn có thời gian hoàn vốn nhanh. Bởi vì du khách đi đến tận “nhà máy” sản xuất để tiêu dùng hầu hết các dịch vụ và luôn luôn mong muốn được hưởng thụ các điểm hấp dẫn mới mà không gắn với yêu cầu đặc biệt về vị trí. Từ đó có thể phát triển các dự án du lịch có khả năng thu hồi vốn rất nhanh. Vấn đề này sẽ được xem xét chi tiết hơn trong phần sau - đầu tư vào các “sự kiện” du lịch. 173
- (3). Khi đầu tư vào tài sản du lịch thì nhà đầu tư có thể cân nhắc khả năng sử dụng thay thế của tài sản trong tương lai và giá trị của tài sản tăng thêm trong giai đoạn cuối. Một toà tháp khách sạn xây dựng mới ở trung tâm thành phố trong giai đoạn đầu là để tạo ra thu nhập khi sử dụng phục vụ mục đích du lịch trong một số năm, giai đoạn sau nó có thể sử dụng vào mục đích khác và hữu ích hơn khi được chuyển thành các văn phòng hoặc căn hộ cho thuê. Nếu so sánh với đầu tư vào tài sản chỉ giới hạn cho một hoạt động sử dụng như thiết bị, máy móc trong sản xuất thì giá trị cuối cùng hoặc giá trị đã qua sử dụng của tài sản phụ thuộc vào tình trạng phát triển của ngành sản xuất đó. (4). Tương tự như vậy, việc mua sắm các phương tiện giao thông được coi như là đầu tư vào tài sản du lịch vì có thể sử dụng trong các lĩnh vực khác. Ở các nước có ngành du lịch phát triển, các công ty cho thuê xe thường bán rẻ ô tô sau khoảng 9 đến 24 tháng sử dụng. Người mua xe đã qua sử dụng là các cá nhân hoặc hãng taxi, họ có thể trả mức giá cao, hợp lý trên cơ sở tình trạng thực tế sử dụng, giữ gìn và bảo dưỡng xe của công ty cho thuê. Các hãng kinh doanh xe buýt chủ yếu mua xe mới để phục vụ tham quan du lịch, sau một thời gian sử dụng thì chuyển cho hoạt động xe buýt theo tuyến hàng ngày và cuối cùng uỷ thác cho việc đưa đón học sinh ở trường học hoặc các mục đích sử dụng tương tự. Trong ngành du lịch, các phương tiện vận chuyển khác cũng có thể dễ dàng chuyển đổi, như một hãng hàng không mua máy bay phục vụ một tuyến bay, ở giai đoạn sau có thể chuyển máy bay đó để sử dụng trên một tuyến khác. Đặc điểm này cho đến nay vẫn chưa được xem xét như là một cơ hội đầu tư. Do đó, các quyết định đầu tư mua máy bay thường được coi là đầu tư vào tài sản riêng biệt hơn là dự án đầu tư vào các tuyến bay để tạo ra thu nhập. (5). Nhiều dự án đầu tư ở điểm đến du lịch là dự án kinh doanh sử dụng hỗn hợp gồm một số dự án nhằm mục đích du lịch và một số dự án vì các lý do không phải du lịch. Khác với các dự án sử dụng kết hợp (xem điểm a ở trên), các dự án này gồm các yếu tố đầu tư riêng biệt có 174
- khả năng bổ sung cho nhau nhưng lại riêng biệt trong sử dụng. Ví dụ tiêu biểu cho loại đầu tư này là các dự án đầu tư bến cảng ở khu vực Địa Trung Hải, California (xem hình 5.123). Hình 5.1. Các yếu tố đầu tư trong dự án bến cảng khu vực Địa Trung Hải Dự án đầu tư trị giá 500 triệu bảng Anh (750 triệu USD) này đòi hỏi mỗi yếu tố của dự án kinh doanh sử dụng hỗn hợp phải bổ sung và thúc đẩy thu nhập kỳ vọng của các yếu tố (khu vực) khác. Về cơ bản, phần dự án đầu tư cho dân cư có thể tạo ra các khoản thu cao hơn nên hỗ trợ cho các yếu tố phục vụ du lịch trong quan hệ tài chính, nhưng sự hấp dẫn khách du lịch của toàn bộ dự án sẽ cải thiện khả năng thị trường của các yếu tố phục vụ dân cư. (6). Mặc dù có một số dự án (như đầu tư vào “sự kiện” du lịch) có khả năng hoàn trả vốn nhanh, nhưng nhiều dự án đầu tư du lịch tồn tại trên cơ sở phụ thuộc vào dòng thu hồi vốn trong thời kỳ dài của mình. Nhiều hoạt động du lịch có tính thời vụ nên giá trị thu nhập trong từng thời kỳ của dự án đầu tư có tính chất không ổn định. Đặc điểm này của 23 Theo: Bull, A. (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne. 175
- đầu tư du lịch có khuynh hướng làm giảm khả năng sinh lợi kỳ vọng của dự án. Đồng thời, tính thời vụ này còn đặt ra yêu cầu quản lý dòng tiền (lưu chuyển tiền tệ), đó là dùng tín dụng ngắn hạn hoặc rút các khoản tiết kiệm từ lưu chuyển tiền tệ chính vụ dưới hình thức tiền gửi hoặc chứng khoán ngắn hạn để bù đắp các chi phí trái vụ (xem hình 5.2). Hình 5.2. Quản lý lưu chuyển tiền tệ theo thời vụ Thực hiện các yêu cầu trên đều phải trang trải chi phí, đó là lãi suất phải trả và chi phí cơ hội sử dụng các quỹ. Hầu hết các dự án đầu tư du lịch để cung cấp sản phẩm cho thị trường kỳ nghỉ đều mang tính chất thời vụ ở một mức độ nhất định. Do tính thời vụ không thể tránh được, nên một số nhà kinh doanh giỏi cố gắng làm giảm sự khó khăn trong lưu chuyển tiền tệ bằng cách sử dụng tài sản đầu tư để tạo ra sản phẩm có chu kỳ ngược lại với sản phẩm chính thức. Như một số khu nghỉ dưỡng trượt tuyết mùa đông ở Colorado (Mỹ) đã rất thành công khi biến thành các trung tâm trượt cỏ, leo núi, tập thể hình vào mùa hè; các hãng tàu thuỷ du lịch thay đổi hành trình của tàu từ vòng quanh bán đảo Scandinavi vào mùa hè tới vùng biển Caribê vào mùa đông. 176
- 5.2.3. Đầu tư vào các "sự kiện" du lịch Các sự kiện du lịch là một bộ phận sản phẩm du lịch phát triển mạnh mẽ trong những năm 80, 90 của thế kỷ XX và thời gian gần đây. Đây là các điểm hấp dẫn du lịch trong một khoảng thời gian cố định, bao gồm từ các lễ hội nhỏ mang tính địa phương đến các hoạt động có tính quốc tế hoặc các sự kiện lớn. Đầu tư vào các sự kiện trong thời gian cố định có nhiều điểm khác với đầu tư lâu dài vào một cơ sở du lịch. Một số sự kiện hầu như chỉ cần vốn lưu động và sử dụng các tiện nghi cố định có sẵn như các sự kiện thể thao và các lễ hội lớn. Một số sự kiện khác vẫn có nhu cầu vốn cố định đáng kể nhưng có thời kỳ hoàn vốn ngắn như các cuộc triển lãm quốc tế tổ chức hai năm một lần. Do đó, các dự án đầu tư du lịch này rất hấp dẫn đối với doanh nhân là những người cân nhắc đầu tư trên cơ sở thời kỳ hoàn trả nhanh khi so sánh với đầu tư dài hạn như trong khai thác tài nguyên tự nhiên hoặc sản xuất, đặc biệt ở nơi được đánh giá là có nhiều rủi ro trong dài hạn. Nhiều sự kiện quốc tế hoặc sự kiện lớn cần cả đầu tư của chính phủ và đầu tư của tư nhân. Trong khi sự thu hồi vốn đối với nhiều nhà kinh doanh thương mại có thể nhận được từ thu nhập trong thời gian diễn ra sự kiện thì các đầu tư vào cơ sở vật chất của chính phủ và của tư nhân chỉ đảm bảo nếu những cơ sở này có thể tiếp tục sử dụng trong thời gian sau sự kiện. Ví dụ, toàn bộ đầu tư cần thiết của chính phủ và tư nhân cho sự kiện Olympic hiện nay có thể hơn 5 tỷ USD, trong đó chỉ một phần nhỏ sẽ được bù đắp trong thời gian 3 tuần diễn ra các cuộc thi đấu. Các cửa hàng kinh doanh ăn uống, hàng lưu niệm thu hồi được vốn đầu tư vào dự trữ thực phẩm, hàng hoá và dụng cụ trong 3 tuần, nhưng đầu tư vào công trình thi đấu thể thao, khách sạn, hệ thống giao thông và hạ tầng thông tin... thì phải dựa vào các khoản thu nhập dài hạn sau Olympic. Việc dự tính không chính xác các khoản thu nhập này đã làm cho các nhà kinh doanh khách sạn và kinh doanh các công trình khác phải nhận khoản thua lỗ dài hạn như ở Seoul năm 1988 và Barcelona năm 1992. Do đó, việc 177
- xác định quy mô kinh tế và quy mô xã hội của những sự kiện này cần phải được tích hợp trong các chính sách và hoạch định nói chung của chính phủ. 5.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ DU LỊCH Sự phát triển của du lịch phụ thuộc chủ yếu vào lợi nhuận kỳ vọng tương lai (và các lợi ích xã hội) mà các doanh nghiệp và chính phủ dự báo từ các đầu tư du lịch của mình. Tính chất không ổn định của du lịch nói chung từ thế kỷ trước đến nay làm cho sự tăng trưởng toàn cầu của ngành nói chung là thấp, khoảng 6% mỗi năm. Sự biến động của du lịch chủ yếu bắt nguồn từ tính thời vụ và các sự kiện bất thường như hoạt động khủng bố hoặc các thảm hoạ tự nhiên, dịch bệnh. Tuy nhiên, có một số nhân tố đặc biệt ảnh hưởng đến các dự án đầu tư du lịch một cách riêng biệt và theo khu vực. 5.3.1. Các nhân tố ngắn hạn Ngoài sự thay đổi của tỷ lệ lãi suất thị trường và dự kiến sự biến động của lạm phát, thì có hai nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của dự án đầu tư du lịch trong kỳ ngắn hạn. Thứ nhất là sự thay đổi của dòng du khách do hoàn cảnh biến đổi ở các quốc gia nguồn khách, quốc gia nơi đến hoặc mối liên hệ giữa hai quốc gia này gây ra. Điều đó chủ yếu làm thay đổi mô hình cầu du lịch địa phương. Du lịch quốc tế có sự nhạy cảm cao với những thay đổi về tỷ giá ngoại tệ dẫn đến sự biến động của giá cả ở cả nơi xuất phát và nơi đến du lịch. Các chính sách tài chính và cơ chế kiểm soát của chính phủ, chi phí vận chuyển hoặc thời tiết không thuận lợi theo mùa trong năm đều làm thay đổi đáng kể dòng du khách. Vì vậy, các nơi đến có vị trí đặc biệt có thể nhận hoặc không nhận được khả năng sinh lợi của đầu tư du lịch. Nhân tố ngắn hạn thứ hai là mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhà cung ứng sản phẩm du lịch. Khả năng tồn tại của các dự án motel 178
- ven đường cao tốc có khách du lịch đi nhiều tuỳ thuộc đáng kể vào các khu nghỉ dưỡng, bãi cắm trại, khách sạn và các điểm hấp dẫn ở nơi đến. Dự án đầu tư vào một khách sạn nghỉ dưỡng ở Hawaii hoặc Majorca tuỳ thuộc vào các dịch vụ vận chuyển hàng không, vận chuyển mặt đất và các hoạt động bán lẻ và điều hành tour ở các thị trường nguồn khách. Với các sản phẩm bổ sung, bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể là nhân tố hạn chế đầu tư như sức chứa của sân bay, các tiện nghi hoặc phà biển phục vụ đi lại giữa các đảo. Do đó, các tác động chéo này đến khả năng tồn tại của dự án đầu tư du lịch là rất quan trọng. 5.3.2. Các nhân tố bất thường Các kỹ thuật kinh tế lượng và kỹ thuật khác để dự đoán tác động của các nhân tố ảnh hưởng ngắn hạn nêu trên ngày càng trở nên phức tạp, tuy nhiên các kỹ thuật này không thể áp dụng trong đánh giá tác động của các sự kiện bất thường hoặc theo chu kỳ đối với du lịch. Các nhà nghiên cứu có thể ước tính được mức độ tác động mà những sự kiện đó sẽ gây ra, nhưng không thể dự đoán được khi nào chúng xảy ra và tính khốc liệt của những sự kiện đó. Trong du lịch, các sự kiện này thường xảy ra ở các quốc gia nơi đến, do đó ảnh hưởng đến các sản phẩm cung ứng và các liên kết lữ hành. Các cuộc bãi công của nhân viên điều khiển tín hiệu hàng không (ở châu Âu), của phi công (ở Úc) và nạn không tặc là những ví dụ về các sự kiện bất thường ảnh hưởng đến du lịch trong những năm 80 của thế kỷ XX. Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 gây ảnh hưởng bất lợi đến du lịch quốc tế khắp toàn cầu nhưng làm bùng nổ du lịch trong nước ở nhiều quốc gia như một sự thay thế cho các chuyến đi du lịch nước ngoài. Sự thay đổi lớn giá nhiên liệu cũng có ảnh hưởng đến du lịch hàng không và du lịch bằng ô tô. Bạo lực chính trị và các thảm họa tự nhiên như bão hoặc động đất có thể vừa làm giảm cầu du lịch, vừa phá huỷ cơ sở kinh doanh du lịch ở các quốc gia nơi đến. Tất cả các sự kiện này cho thấy độ tác động trễ đến ngành, với thời gian hồi phục khác nhau từ 2 tháng đến 179
- 5 năm. Do đó, dự án đầu tư nào phụ thuộc vào thu nhập trong các thời kỳ này thì chỉ có thể có khả năng lợi nhuận sau đó, hoặc nếu liên quan đến các chi phí vốn lớn thì có thể không có khả năng lợi nhuận. 5.3.3. Các nhân tố dài hạn Các doanh nhân đang đầu tư vào các tiện nghi nơi đến, các điểm hấp dẫn quan trọng hoặc các phương tiện vận chuyển cần nhiều vốn thì đều có nhu cầu nhận diện rõ các xu hướng thay đổi tiềm năng và những cơ hội mới có ý nghĩa trong du lịch. Ví dụ, thị hiếu và các yêu cầu về tiện nghi của du khách có thể thay đổi qua một số năm. Điều đó khuyến khích nhu cầu đầu tư thay thế theo chu kỳ ngắn để nâng cấp các tiện nghi đạt tiêu chuẩn được chấp nhận hiện tại; các tập đoàn khách sạn như ITT Sheraton thường lập quỹ cải tạo các khách sạn mới sau ít nhất 3 năm khai trương. Không chỉ nhu cầu của khách du lịch bị ảnh hưởng bởi kiểu mốt và tìm kiếm “những trải nghiệm mới” mà những biến đổi về kinh tế và xã hội của các thị trường nguồn khách cũng có ảnh hưởng không kém phần quan trọng. Đầu tư dài hạn phải đáp ứng được các yêu cầu về văn hoá của các thị trường tương lai mà hiện tại điều đó có thể chưa quan trọng. Sự thay đổi môi trường bao gồm cả những vấn đề như sự chuyển dịch của khí hậu, có khả năng ảnh hưởng đến các nơi đến thông qua sự thay đổi trực tiếp một số thuộc tính của chính sản phẩm du lịch và thông qua sự lựa chọn các lợi thế về vị trí của các kiểu loại nơi đến du lịch khác nhau. Các kỹ thuật dự đoán chỉ mới sơ khai nhưng có thể đúng lúc, cho phép phân tích rủi ro một cách phù hợp và được đưa vào các đánh giá đầu tư du lịch. Một trong các nhân tố có thể quan trọng nhất ảnh hưởng đến đầu tư du lịch là sự thay đổi công nghệ. Công nghệ của ngành sản xuất công nghiệp là điều kiện tiên quyết đối với cầu du lịch trong thế kỷ XIX, vì nó tạo ra các phương pháp sản xuất mới trong ngành chế tạo, rút ngắn thời gian làm việc của người lao động, tạo ra năng lượng hơi nước để vận 180
- chuyển được nhiều người bằng đường sắt và đường biển. Trong thế kỷ XX, công nghệ giao thông hàng không, đường bộ và các phương tiện khác cho phép phát triển du lịch đại chúng tới nhiều điểm đến du lịch hơn mà không bị giới hạn bởi đường sắt hoặc tàu biển. Các nhà cung ứng điểm hấp dẫn du lịch cũng nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực như máy trò chơi, đi ô tô trong công viên chủ đề hoặc khu triển lãm và các trải nghiệm du lịch nhân tạo, ví dụ có thể tái tạo môi trường hoang dã hoặc môi trường dưới nước thay thế các môi trường nguyên bản. Công nghệ thông tin, công nghệ số đang làm cho các thị trường du lịch có hiệu quả hơn vì người tiêu dùng nhận được nhanh chóng, đầy đủ các thông tin và các nhà sản xuất phải cạnh tranh nhiều hơn trong quá trình phân phối. Chắc chắn rằng các tiến bộ khoa học và công nghệ sẽ tiếp tục có những tác động quan trọng đến sự phát triển của du lịch. 5.4. MÔ HÌNH VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 5.4.1. Nghiên cứu khả thi và các mô hình đầu tư Các quyết định đầu tư du lịch mới, đơn lẻ tuỳ thuộc phần lớn vào nghiên cứu khả thi gồm các biến số về kinh tế, marketing, tài chính và kinh doanh để đánh giá liệu một dự án đơn lẻ có thể tồn tại được không. Các biến số này được triển khai nghiên cứu trong quá trình phân tích các đầu tư tài sản như đầu tư vào khách sạn, motel hoặc khu nghỉ dưỡng mới. Chúng thường liên quan đến sự phát triển một dự án kinh doanh riêng biệt ở một vị trí riêng biệt nên cần phân tích chi tiết hơn so với sự đánh giá chung về tiềm năng đầu tư. Đối với dự án đầu tư một khu nghỉ dưỡng hoặc khách sạn, Hình 5.3 là một ví dụ về các giai đoạn của nghiên cứu khả thi. 181
- Thu thập Phân tích số liệu, Dự kiến Phân tích số liệu đánh giá & hoạt động khả thi kinh doanh tài chính khuyến nghị Các biến số Phân tích Doanh thu & Nguồn ngoại sinh cung & cầu chi phí ngân quĩ thị trường, sự năng động, các giá phòng, các thu hồi kinh tế, vị trí, yêu cầu sản phẩm công suất sử dự kiến cạnh tranh dụng, chi phí Kế hoạch Chi phí sử dụng đất phát triển Hình 5.3. Nghiên cứu khả thi đối với một khách sạn Nghiên cứu khả thi xác định phương pháp để kết hợp với các kỳ vọng, thông số và phép chiếu trong phân tích đa biến. Các phương pháp Bayec thường được sử dụng để đánh giá rủi ro thông qua khả năng sinh lợi từ các kết quả thu được khác nhau và có thể bao gồm cả phân tích độ nhạy để xác định biến số nào có tầm quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi. Các mức độ rủi ro là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư. Ngành du lịch thường được cho là một ngành có mức độ rủi ro cao trong đầu tư, vì vậy đầu tư du lịch phải được bù đắp bởi các mức thu hồi dự kiến cao hơn. Khi cân nhắc đầu tư vào các tiện nghi cố định mà du khách phải di chuyển đến để tiêu dùng các dịch vụ ở đó thì vị trí và lựa chọn địa điểm là các biến số quan trọng. Một khách sạn, motel, điểm hấp dẫn, cửa hàng lưu niệm hoặc văn phòng đại lý du lịch không thể có vị trí bất kỳ như đối với các văn phòng tổng công ty hoặc các cơ sở bảo dưỡng ô tô. Lý thuyết về vị trí và kinh tế vùng không đóng góp nhiều cho phân tích các quyết 182
- định đầu tư riêng lẻ, nhưng chiến lược về vị trí bán lẻ lại được sử dụng trong các phân tích đầu tư du lịch. Vì phương pháp đánh giá đầu tư du lịch có thể bao gồm rất nhiều biến số, nên đôi khi các phân tích khả thi có thể chuyển thành các mô hình đầu tư với phạm vi đầy đủ. Các mô hình này dựa trên cơ sở các cách tiếp cận chương trình, đặc biệt ở những dự án có sự tham gia của chính phủ nên cần cân nhắc các khoản thu về xã hội cũng như thương mại, và ở một số dự án việc tính toán giá mờ (shadow price) của hoạt động đầu tư có thể là quan trọng. Ví dụ, dự án phát triển một khu nghỉ dưỡng kết hợp có thể bao gồm đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng (đầu tư này có thể có chi phí cơ hội), đầu tư của tư nhân vào cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh và sự quan tâm của chính phủ trong việc tối đa hoá các khoản thu về xã hội. Các mô hình kiểu lập chương trình phức hợp được áp dụng để thực hiện yêu cầu của tất cả các lĩnh vực này. Tuy nhiên, sự khó khăn sẽ nảy sinh nếu chính phủ và các doanh nghiệp du lịch có các mục tiêu khác nhau từ đầu tư du lịch. Mô hình hoá kinh tế chung có thể được sử dụng nhiều hơn để đánh giá khả năng tồn tại của dự án phát triển du lịch phạm vi lớn như vùng hoặc quốc gia. Đối với nhiều quốc gia, nhất là các nước kém phát triển có nguồn tài nguyên khan hiếm thì mối quan tâm chính là nên đầu tư du lịch hay đầu tư vào các ngành khác. Khi đó, biến số cần xác định không phải là khả năng tồn tại của một dự án đầu tư đơn lẻ và cũng không phải là tổng đầu tư trong nền kinh tế, mà là tỷ trọng đầu tư du lịch phù hợp trong nền kinh tế. Tỷ trọng đó là IT/I, trong đó: IT là đầu tư du lịch và I là tổng đầu tư trong nền kinh tế. Căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư trên cơ sở hiệu quả cận biên của vốn, các nguyên tắc gia tốc hoặc các mô hình lập chương trình để có thể xác định giá trị tối ưu của IT/I. Đối với các quốc gia có nền kinh tế nhỏ và kém phát triển thì vấn đề chính là cả nguồn vốn lẫn thị trường tiêu thụ có thể ở bên ngoài nền kinh tế, vì vậy có thể không xác định các giá trị tài chính cũng như khả năng tồn tại hoặc sự kỳ vọng của đầu tư đối với nền kinh tế đó. 183
- 5.4.2. Nguồn vốn đầu tư Cần lưu ý một đặc điểm quan trọng của ngành du lịch trên thế giới là sự phân tán của ngành. Điều đó có nghĩa là có sự dư thừa các doanh nghiệp nhỏ, từ những người bán rong hàng lưu niệm và kinh doanh taxi riêng lẻ đến các cửa hàng, đại lý du lịch và các tổ chức trung gian nhỏ. Mặt khác, ngày càng có sự tách biệt giữa sở hữu vốn cố định với hoạt động kinh doanh như ở các khu nghỉ dưỡng, sân bay và các điểm hấp dẫn chủ yếu. Do đó, có sự đa dạng về nguồn vốn đối với các đầu tư nhỏ và sự phát triển tạo nguồn tài chính đặc biệt cho doanh nghiệp sở hữu các tài sản cố định. Các nguồn tài chính đặc biệt để đầu tư vào tài sản bao gồm nguồn vốn từ các công ty bảo hiểm, từ các loại quỹ. Các tập đoàn sản xuất lớn thường sử dụng thu nhập giữ lại để đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào các dự án kinh doanh du lịch. Nguồn tài chính từ các doanh nghiệp này kết hợp với vốn vay từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế làm cho đầu tư du lịch có tính quốc tế hoá ngày càng cao. Trong những năm trước đây, các doanh nghiệp du lịch đã có sự thay đổi để làm giảm tỷ lệ vốn vay/vốn sở hữu trong một doanh nghiệp. Mức độ vay nợ nhiều, cùng với tỷ lệ lãi suất cao đã làm cho các công ty gặp thêm nhiều khó khăn và có thể bị thất bại. Những tác động này làm giảm tính tự chủ kinh doanh và buộc các doanh nghiệp phải phụ thuộc nhiều hơn vào vốn sở hữu (vốn cổ phần) của chính mình, do đó làm giảm mức độ đầu tư nói chung. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp sở hữu nhà nước (sở hữu công cộng) trong du lịch thường là các khoản tài trợ trực tiếp của chính phủ với tỷ lệ lãi suất ưu đãi mà không phải là tỷ lệ lãi suất kinh doanh trên thị trường vốn. Nguồn vốn này quyết định khả năng tồn tại của các dự án đầu tư. Ngoài ra, chính phủ có thể phát hành trái phiếu để tạo lập nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp của mình. Chi phí vốn từ những nguồn này có thể thấp hơn tỷ lệ lãi suất của thị trường vốn bởi vì những khoản vốn vay từ chính phủ thường có mức độ rủi ro thấp. Ví dụ, ở một số quốc gia vừa có hãng hàng không thuộc sở hữu nhà nước vừa có hãng 184
- hàng không tư nhân, hãng hàng không nhà nước có thể có chi phí vốn thấp hơn khi đầu tư tài chính vào mua máy bay mới. Như đã đề cập, chính phủ các quốc gia trực tiếp tài trợ, cho vay và trợ cấp khác để đầu tư phát triển các lĩnh vực riêng biệt của du lịch. Những sự trợ giúp này về mặt lý thuyết vừa làm giảm chi phí đầu tư, giảm chi phí vốn và vừa giảm rủi ro. Trong thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm rủi ro là vấn đề quan trọng nhất trong các biện pháp khuyến khích của chính phủ. Các khuyến khích này có thể không thu hút được nguồn vốn quốc tế cho các dự án đầu tư vì không có sự cạnh tranh trong các khoản thu hồi, nhưng lại có thể hấp dẫn doanh nghiệp nội địa đảm nhận dự án đầu tư, nhất là khi các yếu tố đòn bẩy của chính phủ đủ mạnh. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 1. Trình bày khái niệm đầu tư, các nhu cầu đầu tư nói chung và nhu cầu đầu tư du lịch nói riêng? 2. Trình bày các yếu tố cơ bản của đầu tư. Liên hệ với các dự án đầu tư du lịch ? 3. Tại sao đầu tư du lịch thường không liên hệ trực tiếp tới các khoản thu hồi dự kiến mang tính chất thương mại? Lấy các ví dụ để minh hoạ? 4. Đầu tư theo “định hướng tài sản” là gì? Tại sao khả năng tồn tại của nó hoàn toàn không ràng buộc với sự tăng trưởng về cầu du lịch? 5. Phân tích các đặc điểm của đầu tư du lịch. Ý nghĩa của việc nhận thức các đặc điểm này trong thực tế đầu tư du lịch ở Việt Nam? 6. Trình bày sự hiểu biết của bạn về đầu tư vào các "sự kiện" du lịch. Liên hệ với tình hình thực tế ở Việt Nam? 7. Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đầu tư du lịch. Liên hệ với tình hình thực tế ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay? 185
- 8. Trình bày các nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong đầu tư du lịch. Liên hệ vấn đề này với tình hình thực tế ở Việt Nam? TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5 TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (chủ biên) (2007), Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 2. Nguyễn Xuân Thuỷ (1993), Quản trị dự án đầu tư, Viện Đào tạo Mở rộng, TP. Hồ Chí Minh. TIẾNG ANH 3. Bull (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne. 186
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kinh tế Du lịch Khách sạn - NXB Hà Nội
237 p | 599 | 181
-
Giáo trình Kinh tế các ngành thương mại - Dịch vụ: Phần 2 - PGS.TS. Đặng Đình Đào
142 p | 192 | 57
-
Quy Hoạch Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Quốc Gia Tràm Chim
16 p | 149 | 20
-
Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1
182 p | 103 | 19
-
KIẾN THỨC THƯƠNG MẠI - TẬP HỢP THÔNG TIN - TS. NGUYỄN ĐĂNG HẬU - 2
15 p | 67 | 10
-
Giáo trình Pháp luật kinh tế: Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội
81 p | 50 | 9
-
Giáo trình Pháp luật kinh tế: Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội
147 p | 62 | 9
-
Giáo trình Hoạch toán định mức: Phần 2 - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
45 p | 21 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn