intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Pháp luật kinh tế: Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội

Chia sẻ: Tri Mệnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

63
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Pháp luật kinh tế - Phần 2 gồm có những nội dung chính sau: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, pháp luật về trung gian thương mại của thương nhân, pháp luật về xúc tiến thương mại của thương nhân, pháp luật về phá sản, các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Pháp luật kinh tế: Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội

  1. CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA Giới thiệu: - Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại: Khái niệm, Đặc điểm, Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá, Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá, Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại: Khái niệm và vai trò của trách nhiệm hợp đồng mua bán hàng hoá, Căn cứ áp dụng trách nhiệm hợp đồng mua bán hàng hoá, Các hình thức trách nhiệm Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. - Phân biệt được kiến thức và thực tế trong việc phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại, qua đó thực hiện được các điều khoản ký kết trong hợp đồng cũng như việc gánh chịu hậu quả nếu vi phạm hợp đồng. Nội dung chính: 4.1. Khái quát về mua bán hàng hóa Trong điều kiện kinh tế thị trường, mua bán là phương thức chủ yếu để dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác. Một số lượng lớn các giao dịch dân sự diễn ra trong đời sống kinh tế hàng ngày là giao dịch mua bán tài sản. Bản chất của mua bán tài sản là những giao dịch theo đó, người bán có nghĩa vụ giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho người mua và nhận tiền, còn người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận tài sản và quyền sở hữu tài sản theo sự thỏa thuận của các bên. Dựa vào chủ thể, mục đích và đối tượng của hành vi mua bán, giao dịch mua bán có thể được phân chia thành mua bán tài sản có tính chất dân sự và mua bán tài sản trong thương mại (mua bán hàng hóa). Mua bán hàng hóa là nội dung trọng tâm của hoạt động thương mại. Theo Luật Thương mại (2005), mua bán hàng hóa được định nghĩa "là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận"23. Về phương diện pháp lý, cần phân biệt khái niệm “mua bán hàng hóa” (sale of goods) với khái niệm “thương mại hàng hóa” (trade goods). Trên thế giới, 23 Xem khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 81
  2. trong cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thương mại, sự chuyên môn hóa ngày càng thể hiện rõ thông qua việc phân chia hoạt động thương mại thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, sự phân loại các hoạt động thương mại và xác định ranh giới giữa các lĩnh vực khác nhau của hoạt động thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa là vấn đề khó và đang còn nhiều quan điểm khác nhau trên cả bình diện lý luận cũng như luật thực định. Khái niệm “thương mại hàng hóa” được sử dụng khá phổ biến trong luật pháp quốc tế để chỉ một lĩnh vực chủ yếu nhất của hoạt động thương mại, bao gồm các giao dịch thương mại gắn liền với đối tượng là hàng hóa. Năm 1985, Uỷ ban của Liên Hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (United Nations Commission on International Trade Law - UNCITRAL) đã giải thích về khái niệm thương mại trong Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế (Model Law on International Arbitration)24. Theo quy định của văn bản này, những quan hệ có bản chất thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn ở: giao dịch thương mại về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; hợp đồng phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; sản xuất; cho thuê; xây dựng công trình; tư vấn; thiết kế kỹ thuật; licensing; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; hợp đồng khai thác hoặc đặc nhượng; liên doanh và các hình thức hợp tác công nghiệp hoặc hợp tác thương mại; vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ25. Theo cách giải thích này thì các hoạt động thương mại được liệt kê rất cụ thể, và mặc dù không chỉ rõ phạm vi của thương mại hàng hóa nhưng có thể nhận thấy rằng, thương mại hàng hóa theo quan điểm của UNCITRAL có phạm vi rộng hơn mua bán hàng hóa. Theo các hiệp định trong khuôn khổ WTO và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), các hoạt động thương mại được được chia thành bốn lĩnh vực là: thương mại hàng hóa (Trade in goods), thương mại dịch vụ (Trade in services), thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Intellectual Property) và thương mại trong lĩnh vực đầu tư (Intvestment). Với cách tiếp cận của WTO và BTA, thương mại hàng hóa có nội dung không chỉ giới hạn ở mua bán hàng hóa. Ngoài mua bán hàng hóa là nội dung chủ yếu, thương mại hàng hóa theo các hiệp định này còn bao gồm các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa (Ví dụ: Theo Điều 2.3, Điều 4 chương I của BTA, các dịch vụ thuộc phạm vi thương mại hàng hóa được nhắc đến như: vận tải, phân phối, lưu kho, hội chợ, triển lãm ...). Những ví dụ trên cho phép đi đến một nhận xét rằng, quan điểm phổ biến 24 Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế được UNCITRAL thông qua ngày 21/6/1985 51 Quan điểm về thương mại của UNCITRAL đã được các nhà lập pháp Việt Nam tiếp thu khi giải thích về hoạt động thương mại trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25/3/1003 và Luật Thương mại, năm 2005. 82
  3. trên thế giới hiện nay coi thương mại hàng hóa là một lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại, và mặc dù chưa có sự thống nhất, nhưng nhìn chung thương mại hàng hóa được hiểu với nội dung là hoạt động mua bán hàng hóa và các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa (dịch vụ thương mại). Ở Viêt Nam, cùng với tiến trình hội nhập vào đời sống thương mại quốc tế, khái niệm thương mại hàng hóa đã được đề cập trong khoa học pháp lý cũng như luật thực định, nhưng cho đến nay vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về khái niệm này. Để tiếp cận nghiên cứu, trong nhiều trường hợp, người ta cũng có thể định nghĩa thương mại hàng hóa bằng việc phân biệt thương mại hàng hóa với thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, khái niệm dịch vụ cũng như thương mại dịch vụ có nội hàm rất trìu tượng, và cho đến nay vẫn chưa được hiểu một cách nhất quán trên cả bình diện quốc gia và quốc tế. Hiệp định chung về dịch vụ của WTO (General Agreement on Trade in Services - GATS ) cũng chỉ đưa ra khái niệm Dịch vụ bằng cách liệt kê, nhưng không giới hạn dịch vụ thành 12 ngành lớn và 155 phân ngành khác nhau). Về phương diện pháp lý, căn cứ cơ bản nhất để phân biệt giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ chính là đối tượng của các giao dịch thương mại này. Nếu như đối tượng của giao dịch thương mại dịch vụ là các sản phẩm vô hình (dịch vụ), thì trong giao dịch thương mại hàng hóa, đối tượng của giao dịch là hàng hóa - các sản phẩm hữu hình. Quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa thường được tách biệt với nhau, trong khi quá trình tạo ra dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ luôn diễn ra đồng thời. Tuy vậy, xét về bản chất của giao dịch, cung ứng dịch vụ cũng có tính chất của giao dịch mua bán (mua bán dịch vụ). Theo Luật Thương mại (2005), cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và có quyền nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và có quyền sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận26. Hoạt động mua bán hàng hóa được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật. Hệ thống các quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa tạo thành pháp luật về mua bán hàng hóa. Các quy phạm pháp luật về mua bán hàng hóa có thể thuộc nhiều nguồn luật khác nhau, trong đó cơ bản phải kể đến là: các văn bản pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán và thói quen thương mại. Các văn bản pháp luật quốc gia là nguồn luật cơ bản và chủ yếu nhất điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa trong nước. Các văn bản pháp luật hiện hành về mua bán hàng hóa ở Việt Nam, quan trọng phải kể đến là Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 26 Xem khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại. 83
  4. Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật quốc gia có thể được áp dụng theo những điều kiện nhất định. Thông thường pháp luật quốc gia được áp dụng trong các trường hợp sau27: (i) Các bên trong hợp đồng thỏa thuận lựa chọn áp dụng; (ii) Điều ước quốc tế mà các quốc gia (có các chủ thể của hợp đồng mang quốc tịch của quốc gia đó) ký kết hoặc tham gia có quy định điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán quốc tế là luật của một quốc gia nhất định; (iii) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chọn luật áp dụng (khi các bên không đạt được thỏa thuận về luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng). Trường hợp có hai hay nhiều hệ pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, xung đột pháp luật sẽ nảy sinh và đỏi hỏi phải được giải quyết. Thực chất của việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là lựa chọn một hệ thống pháp luật để áp dụng cho quan hệ hợp đồng mua bán. Khi được chọn áp dụng, luật quốc gia được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật. Nếu luật của Việt Nam được chọn áp dụng, thì toàn bộ các quy định có liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ được áp dụng. Xung đột pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện ở những vấn đề cơ bản là: (i) Xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng; (ii) Xung đột pháp luật về tư cách pháp lý của các chủ thể hợp đồng; (iii) Xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng. Xung đột pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giải quyết theo các phương pháp: (i) Phương pháp thực chất, theo đó quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được điều chỉnh bởi các quy phạm thực chất về mua bán hàng hóa trong các điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc trong luật quốc gia; (ii) Phương pháp xung đột, theo đó dựa vào các quy định của quy phạm xung đột để xác định pháp luật quốc gia nào được áp dụng đối với quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Quy phạm xung đột có thể được quy định trong pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế28. Nếu tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được giải quyết tại cơ quan tài phán (trọng tài hoặc tòa án) và các bên không đạt được thỏa thuận về luật áp dụng, thì cơ quan tài phán sẽ 27 Các bên trong hợ p đồ ng mua bán hà ng hóa quố c tế có thể lự a chọ n áp dụ ng pháp luậ t nư ớ c ngoà i, nế u pháp luậ t nư ớ c ngoà i không trái vớ i nhữ ng nguyên tắ c cơ bả n củ a pháp luậ t Việ t Nam (khoả n 2 Đ iề u 5 Luậ t Thư ơ ng mạ i) 28 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2004, Tr27- tr73; Tr136-tr143. 84
  5. chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng căn cứ vào các quy phạm xung đột. Trường hợp quy phạm xung đột được áp dụng theo pháp luật Việt Nam, thì quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng29. Trong lĩnh vực thương mại nói chung và mua bán hàng hóa nói riêng, có rất nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương đã được thiết lập, mà Việt Nam đã hoặc trong tương lai gần sẽ là thành viên. Trong các điều ước quốc tế về mua bán hàng hóa, quan trọng phải kể đến là Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (United Nations Convention For The International Sales Of Goods - Vienna Convention 1980 - CISG). Công ước Viên 1980 là kết quả thỏa thuận của các quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật án lệ (common law) và hệ thống luật thành văn (civil law), các quốc gia phương Đông và phương Tây, các nước phát triển và các nước đang phát triển 30. Hiện nay Việt Nam chưa tham gia Công ước Viên 1980, song với đòi hỏi của thực tiễn mua bán ngoại thương hiện nay, việc tham gia công ước này là rất cần thiết và cần khẩn trương đối với Việt Nam. Khi áp dụng điều ước quốc tế đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cần phân biệt hai trường hợp: (i) Đối với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên, nếu điều ước có quy định khác với pháp luật quốc gia, thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế 31; (ii) Đối với những điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên, thì các bên trong hợp đồng mua bán có quyền thỏa thuận áp dụng những nội dung không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Tập quán thương mại là nguồn luật rất quan trọng điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa, đặc biệt là trong mua bán hàng hóa quốc tế. Theo Luật Thương mại 2005, tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại32. Tập quán thương mại thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế khi các mối quan hệ này không được điều chỉnh bởi hợp đồng giữa các bên hoặc điều ước quốc tế và luật pháp của các quốc gia. Hiện nay, trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, khi đề cập đến tập quán thương mại cần đặc biệt quan tâm đến Các điều kiện thương mại Quốc tế, gọi tắt là Incoterms (International Commercial Terms) 33, 29 Khoản 1 Điều 769 Bộ luật Dân sự. 30 Introduction, CISG 1980 31 Khoản 1 Điều 5 Luật Thương mại 32 Khoản 4 Điều 3 Luật Thương mại 33 Bộ Incoterms đầu tiên được ICC ban hành vào năm 1936 dưới tên gọi Incoterms 1936. Để phù hợp với thực tiễn thương mại thế giới, Incoterms đã được sửa đổi bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và lần gần đây nhất là vào cuối năm 1999, ICC đã cho ra đời bộ Incoterms 2000. Incoterms cung cấp một bộ qui tắc 85
  6. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practise for Documentary Credit - UCP) do Phòng Thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) tập hợp và phát hành...34 Ngoài ra, thói quen thương mại cũng là nguồn quy phạm điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa. Theo Luật Thương mại, thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại35. 4.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại 4.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa a. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Luật Thương mại (2005) không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa, song có thể xác định bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản36. Từ đó cho thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Một hợp đồng mua bán có thể là thỏa thuận về việc mua bán hàng hóa ở hiện tại hoặc mua bán hàng hóa sẽ có ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Bất cứ khi nào, một người mua hàng hóa, bằng tiền hoặc phương thức thanh toán khác và nhận quyền sở hữu hàng hóa, thì khi đó hình thành nên quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Căn cứ vào các yếu tố chủ thể, đối tượng, nơi xác lập và thực hiện hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa được chia thành hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài (hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). Luật Thương mại (2005) không định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế37, song có thể dựa vào quy định của Bộ luật dân sự về quốc tế giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương. Incoterms chỉ điều chỉnh những vần đề về quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng liên quan đến việc giao hàng (với ý nghĩa là hàng hóa hữu hình). Incoterms 2000 Gồm 13 điều kiện là: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT; CIP; DAF; DES; DEQ; DDU; DDP. 34 Bản hiện hành là UCP 500 được ICC ban hành năm 1993. 35 Khoản 3 Điều 3 Luật Thương mại (2005). 36 Xem Điều 428 Bộ luật Dân sự. 37 Theo Luật Thương mại năm 1997 (Điều 80), hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài và được hiểu là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo 86
  7. quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài để nhận biết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế38. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, thông thường một hợp đồng được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi có một trong các yếu tố sau đây: - Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài (kể cả trường hợp các bên giao kết hợp đồng có cùng quốc tịch và hợp đồng được thực hiện ngay ở nước mình). - Hợp đồng được giao kết ở nước ngoài (nước mà các bên chủ thể giao kết hợp đồng không mang quốc tịch hoặc không cùng nơi cư trú hoặc không có trụ sở) và có thể được thực hiện ở nước mình hay nước thứ ba. - Hợp đồng được giao kết và thực hiện bởi các bên không cùng quốc tịch hoặc không cùng nơi cư trú (đối với cá nhân) hoặc không cùng nơi đóng trụ sở (đối với pháp nhân). Theo Luật Thương mại (2005), mua bán hàng hóa quốc tế là quan hệ mua bán hàng hóa được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi (xuất khẩu) hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam (nhập khẩu). Cũng được coi là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, khi hàng hóa được đưa từ Việt Nam vào khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc đưa vào Việt Nam từ khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực hải quan riêng, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức: - Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam; - Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cách hiểu này được xác định dựa trên căn cứ quốc tịch của các chủ thể, không bao quát hết những hợp đồng có yếu tố nước ngoài. 38 Điều 758 Bộ luật Dân sự 87
  8. cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; - Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam39. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định trong Luật Thương mại (2005) không chỉ dừng lại ở trường hợp các bên giao kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau, mà còn bao gồm những trường hợp khác như các thương nhân nước ngoài mua bán hàng hóa tại Việt Nam, các thương nhân Việt Nam mua bán hàng hóa ở nước ngoài, mua bán hàng hóa ở khu chế xuất... b. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa Có thể xem xét hợp đồng mua bán hàng hóa trong mối liên hệ với hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự theo nguyên lý của mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Nhiều vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi pháp luật không có sự khác biệt với các hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự, như: giao kết hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu… Bên cạnh đó, để phù hợp với bản chất thương mại của hợp đồng mua bán hàng hóa, một số vấn đề như chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa, chế tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa... được quy định trong pháp luật thương mại có tính chất là sự phát triển tiếp tục những quy định của dân luật truyền thống về hợp đồng mua bán tài sản. Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm nhất định, xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa. Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Theo quy định của Luật thương mại (2005), thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh 40. Thương nhân là chủ thể của hợp đồng mua bán có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật Thương mại khi chủ 39 Xem các điều từ Điều 27 đến Điều 30 Luật Thương mại. 40 Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại. 88
  9. thể này lựa chọn áp dụng Luật Thương mại 41. Quy định này của Luật Thương mại (2005) phù hợp với học thuyết pháp lý về áp dụng pháp luật thương mại đối với các giao dịch hỗn hợp42. Thứ hai, về hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thiết lập theo cách thức nào mà hai bên thể hiện được sự thỏa thuận mua bán hàng hóa giữa các bên. Hợp đồng mua bán có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong những trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng mua bán bằng hình thức văn bản. Điều 24 Luật Thương mại (2005) cũng quy định: "Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó". Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một ví dụ về trường hợp bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán phải bằng văn bản. Theo quy định của Luật Thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản, hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương43. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu44. Thứ ba, về đối tượng, hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Hiểu theo nghĩa thông thường, hàng hóa là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Khái niệm hàng hóa được ghi nhận trong luật pháp các quốc gia trên thế giới hiện nay, mặc dù có những khác biệt nhất định, song đều có xu hướng mở rộng các đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông thương mại. Cùng với sự phát triển của xã hội, hàng hóa ngày càng phong phú và đa dạng. Dựa vào tính chất pháp lý, hàng hóa được chia thành nhiều loại khác nhau như: Bất động sản, động sản, tài hữu hình, tài sản vô hình hoặc các quyền về tài sản… Theo pháp luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước quốc tế (như Hiệp định GATT, Hiệp định Thành lập khối thị trường chung Châu Âu, Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa...), hàng hóa là đối tượng của mua bán thương mại được hiểu bao gồm những loại tài sản có hai thuộc tính cơ bản là: (i) Có thể đưa vào lưu thông và (ii) Có tính chất thương mại. Công ước Viên 1980 chỉ loại trừ (không áp dụng) đối với việc mua bán một số loại hàng hóa như: chứng khóan, giấy đảm bảo chứng từ và tiền lưu thông, điện năng, phương 41 Xem khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại. 42 Xem phần "Khái niệm Luật Thương mại", Chương 1. 43 Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại. 44 Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại. 89
  10. tiện vận tải đường thuỷ, đường không, phương tiện vận tải bằng kinh khí cầu...45. Theo pháp luật Hoa Kỳ, hàng hóa bao gồm mọi thứ có thể dịch chuyển được (quyền sở hữu) vào thời gian xác định theo hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hóa có thể là hàng hóa đã có ở hiện tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai (future goods)46. Ở Việt Nam, trước khi có Luật Thương mại (2005), đối tượng được coi là hàng hóa bao gồm: Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán47. Khái niệm hàng hóa theo cách hiểu này có phạm vi hẹp hơn so với quan niệm phổ biến trên thế giới. Trên thực tế, các hoạt động mua bán có tính chất thương mại ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở đối tượng là các loại hàng hóa này. Khắc phục sự bất cập của Luật Thương mại (1997) về khái niệm hàng hóa, Luật Thương mại (2005) đã quy định: "Hàng hóa bao gồm:(i) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; (ii) Những vật gắn liền với đất đai48. Với cách hiểu về hàng hóa như vậy, hàng hóa là đối tượng mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại. Thứ tư, về nội dung, hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Hành vi mua bán của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất hành vi thương mại. Mục đích thông thường của các bên mua bán là lợi nhuận. Hợp đồng mua bán hàng hóa khác với hợp đồng thuê tài sản. Trong hợp đồng thuê tài sản, quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản được chuyển dịch từ người cho thuê sang người thuê, song người cho thuê vẫn là chủ sở hữu tài sản cho thuê.49 Hợp đồng mua bán hàng hóa khác với hợp đồng tặng cho tài sản. Hợp đồng 45 Article 2, The United Nation Convention for the nternational sale of goods (Vienna Convention 1980). 46 R. Robert Rosenberg, William G. Ott, Edward E. Byers, Gordon W. Brown, Business Law, McGraw Hill Co, Inc 1983, trang 265. 47 Khoản 3 Điều 5 Luật Thương mại (1997). 48 Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại. 49 Điều 480 Bộ luật Dân sự 90
  11. mua bán là hợp đồng song vụ, có tính đền bù; giá của hàng hóa luôn được xác định. Việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa luôn kèm theo yêu cầu đền bù tương ứng với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận. Trong khi đó, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng đơn vụ. Khi tặng cho tài sản, bên tặng cho giao tài sản và giao quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho mà không có yêu cầu đền bù50. Cũng cần phân biệt hợp đồng cung ứng dịch vụ với hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng dịch vụ là hình thức của các quan hệ dịch vụ thương mại (có thể là các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa, như dịch vụ logistic, dịch vụ trung gian thương mại, dịch vụ xúc tiến thương mại…, có thể là các dịch vụ không gắn trực tiếp với mua bán hàng hóa như dịch vụ xây dựng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng…). Trong các hợp đồng dịch vụ, đối tượng của hợp đồng là dịch vụ sẽ được chuyển giao từ bên cung cấp dịch vụ sang bên nhận dịch vụ. Sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ là cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt trong nội dung điều chỉnh pháp luật giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại. 4.2.2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Trong thực tiễn, các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng. Pháp luật các nước có những cách khác nhau trong quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán, theo đó các bên phải thỏa thuận để giao kết hợp đồng. Các nước thuộc hệ thống luật Anh - Mỹ về cơ bản chỉ bắt buộc thỏa thuận về điều khoản đối tượng của hợp đồng mua bán51; những nội dung khác, nếu các bên không thỏa thuận cụ thể, có thể được viện dẫn tập quán thương mại để xác định. Trong khi đó, theo pháp luật các nước thuộc hệ thống Luật Châu Âu Lục địa, mà Cộng hòa Pháp là một ví dụ điển hình, thông thường hợp đồng mua bán cần phải thỏa thuận rõ về đối tượng, chất lượng và giá cả. Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không quy định hợp đồng mua bán phải có những nội dung nào, và như vậy, nếu luật của một quốc gia thành viên công ước được chọn áp dụng có quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán, thì các bên phải tuân thủ những quy địng đó. Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng mua bán, có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận những nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, đồng thời phòng ngừa những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Luật Thương mại (2005) không quy 50 Điều 465 Bộ luật Dân sự 51 Acticle 2 Uniform Commercial Code (UCC) 91
  12. định bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào trong hợp đồng mua bán hàng hóa52 . Mặc dù các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể xác định được dựa trên những quy định mang tính "khuyến nghị", "định hướng" của pháp luật53, thói quen và tập quán thương mại, nhưng trong điều kiện nhận thức của nhà kinh doanh còn nhiều hạn chế, thì điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những rủi ro pháp lý, những tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng hóa. Trên cơ sở các quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, xuất phát từ tính chất của quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, có thể thấy những điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm: đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng. Ngoài ra cần lưu ý, trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ chịu sự ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau (bằng lời nói hay văn bản hợp đồng), mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật (những điều khoản pháp luật có quy định, nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng). 4.2.3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Về lý thuyết, một hợp đồng mua bán có thể được hình thành theo bất cứ cách thức nào, theo đó chứng tỏ giữa các bên đã đạt được sự thỏa thuận. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là thời điểm mà các bên đã đạt được sự thỏa thuận. Trong quá trình xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa, các vấn đề pháp lý cơ bản cần được làm rõ là: (i) Đề nghị giao kết hợp đồng; (ii) Chấp nhận đề nghị hợp đồng; (iii) Thời điểm giao kết và hiệu lực của hợp đồng. Những vấn đề này không được Luật Thương mại (2005) quy định cụ thể, vì vậy các quy định của Bộ luật Dân sự sẽ được áp dụng đối với việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. a. Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán Đề nghị giao kết hợp đồng nói chung có bản chất là hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể, có nội dung bày tỏ ý định giao kết hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác định. Từ quy định của Điều 390 Bộ luật Dân sự, có thể định nghĩa đề nghị giao kết hợp đồng mua bán là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng mua bán và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. 52 Theo Luật Thương mại năm 1997 (Điều 50), các bên trong hợp đồng mua bán bắt buộc phải thỏa thuận đầy đủ những nội dung chủ yếu của hợp đồng (Tên hàng; Số lượng; Quy cách, chất lượng; Giá cả; Phương thức thanh toán; Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng) thì hợp đồng mua bán mới có thể hình thành và có giá trị pháp lý. 53 Xem Điều 402 Bộ luật Dân sự. 92
  13. Đề nghị hợp đồng mua bán có thể do bên bán hoặc bên mua thực hiện. Bộ luật dân sự cũng như Luật Thương mại (2005) không quy định về hình thức của đề nghị hợp đồng mua bán hàng hóa, song có thể dựa vào quy định về hình thức của hợp đồng mua bán (Điều 24 Luật Thương mại) để xác định hình thức của đề nghị hợp đồng, theo đó đề nghị hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này. Đề nghị hợp đồng được gửi đến cho một hay nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán thông thường được bên đề nghị ấn định. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là: (i) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú (bên được đề nghị là cá nhân) hoặc trụ sở của bên được đề nghị (trường hợp bên được đề nghị là pháp nhân) (ii) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; (iii) Bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Trong thời hạn đề nghị hợp đồng có hiệu lực, nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận vô điều kiện đề nghị hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa hình thành và ràng buộc các bên. Nếu các bên không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp: (i) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; (ii) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp: (i) Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; (ii) Hết thời hạn trả lời chấp nhận; (iii) Thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; (iv) Thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; (v) Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. b. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán 93
  14. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau: - Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. - Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời. Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. c. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Về nguyên tắc chung, hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận. Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định khác nhau phụ thuộc vào cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng. Theo tinh thần của Bộ luật Dân sự (2005) (Điều 404), có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng mua bán theo các trường hợp sau: - Hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản: Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. - Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản (thông qua các tài liệu giao dịch): Thời điểm đạt được sự thỏa thuận được xác định theo thuyết "tiếp nhận", theo đó, hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. - Hợp đồng được giao kết hợp đồng bằng lời nói: Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Các bên có thể sử những biện pháp, chứng cứ hợp pháp để chứng minh việc "các bên đã thỏa thuận" về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa bằng lời nói. Cần lưu ý, sự im lặng của bên được đề nghị cho đến khi hết thời hạn trả lời 94
  15. cũng có thể là căn xác định hợp đồng mua bán đã được giao kết, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng (khoản 2 Điều 404 Bộ luật Dân sự). Hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 405 Bộ luật Dân sự). 4.2.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa Luật Thương mại không quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng mua bán có hiệu lực. Vì vậy khi xem xét hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa, cần dựa trên các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định trong Bộ luật Dân sự. Căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 122) và các quy định có liên quan, có thể xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn hoạt động mua bán, chủ thể tham gia hợp đồng mua bán chủ yếu là các thương nhân54. Khi tham gia hợp đồng mua bán nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán. Trường hợp mua bán sản phẩm, hàng hóa có điều kiện kinh doanh, thương nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật. Thứ hai, đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán, cần lưu ý quy định tại Điều 145 BLDS, theo đó khi người không có quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán, sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận. Bên đã giao kết hợp đồng với người không có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không có trả lời thì hợp đồng đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao kết hợp đồng với mình, trừ trường hợp bên đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều 54 Theo tinh thần của Luật Thương mại, luật này chủ yếu được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ mua bán giữa các thương nhân với nhau nhằm mục đích lợi nhuận. Luật Thương mại có thể được áp dụng với quan hệ mua bán khi một bên không nhằm mục đích lợi nhuận, nếu bên không nhằm mục đích lợi nhuận đó chọn áp dụng Luật Thương mại (Điều 1 Luật Thương mại) 95
  16. cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà những hàng hóa bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp55. Thứ tư, hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của Bộ luật Dân sự , việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết những không trái pháp luật vừa đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng56. Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng,... là lý do dẫn đến hợp đồng mua bán không có hiệu lực. Thứ năm, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Để hợp đồng mua bán có hiệu lực, nội dung hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận. Theo Điều 24 Luật Thương mại (2005), hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Như vậy, trường hợp các bên không tuân thủ hình thức hợp đồng khi pháp luật bắt buộc phải thỏa thuận bằng văn bản (ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán nhà ở nhằm mục đích kinh doanh..., sẽ là lý do dẫn đến hợp đồng mua bán bị vô hiệu. 4.2.5. Thực hiện hợp đồng mua hàng hóa 4.2.5.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán Những thỏa thuận trong hợp đồng có hiệu lực sẽ có giá trị ràng buộc các bên; hợp đồng có tính chất là "luật" giữa các bên. Các bên phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận theo đúng hợp đồng. Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cho các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ, pháp luật quy định những nguyên tắc, có tính chất bắt buộc phải tuân theo đối với các chủ thể trong quá trình thức hiện hợp đồng. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, việc thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 55 Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh thương mại hiện nay được ban hành kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ- CP ngày 03/3/1999 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định của Chính phủ Số 73/2002/NĐ-CP ngày 20/8/ 2002. 56 Điều 389 Bộ luật Dân sự. 96
  17. - Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác; - Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; - Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác57. 7.2.5.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán Quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định bởi hợp đồng giữa các bên và quy định của pháp luật. Trong thực tiễn, không thể tiên liệu đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong mọi quan hệ hợp đồng mua bán, bởi lẽ, sự sáng tạo của các bên trong thỏa thuận hợp đồng là vô cùng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các bên. Trong mục này sẽ phân tích những nghĩa vụ cơ bản của các các bên trong hợp đồng mua bán, phát sinh khi các bên không có thỏa thuận (hoặc thỏa thuận trái pháp luật) trong hợp đồng. * Nghĩa vụ cơ bản của bên bán Giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên bán đều có liên quan và nhằm mục đích hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua. Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của pháp luật. Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng: Đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên bán phải thực hiện giao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật. Trong việc giao nhận hàng hóa, vấn đề xác định hàng hóa có phù hợp với hợp đồng về đối tượng và chất lượng hay không có ý nghĩa rất quan trọng. Về nguyên tắc, phải căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng để xác định vấn đề này. Trường hợp không thể xác định được theo hợp đồng thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Thương mại (2005), trường hợp căn cứ vào hợp đồng không xác định rõ được hàng hóa giao có phù hợp với hợp đồng hay không, thì hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng nếu thuộc các trường hợp sau: - Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại; 57 Điều 412 Bộ luật Dân sự. 97
  18. - Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng; - Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua; - Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường. Khi hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng, bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác) được xác định như sau: - Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó; - Trong thời hạn khiếu nại theo quy định (trừ trường hợp bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết của hàng hóa), bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; - Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng 58. Nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hóa cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa trong thời hạn còn lại. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó59. Trường hợp không có thỏa thuận khác, người mua có quyền từ chối nhận phần hàng hóa giao thừa, người bán phải nhận lại số hàng thừa và chịu mọi chi phí liên quan. Trường hợp người mua nhận số hàng thừa thì phải thanh toán số hàng này theo giá do các bên thỏa thuận. Trong thực tiễn mua bán những loại hàng hóa khó xác định chính xác tuyệt đối số lượng theo hợp đồng (ngũ cốc, than, quặng…), điều khoản đối tượng của hợp đồng mua bán thường được các bên thỏa thuận về đúng sai của số lượng hàng hóa. Trong trường hợp này, việc 58 Điều 39 Luật Thương mại 59 Điều 41 Luật Thương mại 98
  19. giao hàng hóa trong phạm vi đúng sai số lượng theo hợp đồng được coi là giao hàng đúng hợp đồng. Giao chứng từ kèm theo hàng hóa: Trong nhiều trường hợp, việc giao hàng hóa còn bao gồm cả việc giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa (chứng nhận chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, vận đơn…). Theo Luật Thương mại (2005), trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận; Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng; Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hóa trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại ; khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót của các chứng từ mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó60. Việc giao hàng có thể được thực hiện thông qua người thứ ba (ví dụ thông qua người làm dịch vụ Logistic, giao hàng qua người làm dịch vụ vận chuyển…). Các bên có thể thỏa thuận về vấn đề rủi ro đối với hàng hóa khi giao hàng qua người thứ ba. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì người bán được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng cho người thứ ba theo các điều kiện giao hàng do hai bên thỏa thuận. Giao hàng đúng thời hạn: Những nội dung liên quan đến điều khoản giao hàng như thời gian, địa điểm, phương thức giao hàng thường được các bên thỏa thuận phù hợp với đặc điểm của hàng hóa trong hợp đồng61. Trường hợp các bên không thỏa thuận những vấn đề này trong hợp đồng thì áp dụng quy định của pháp luật hoặc tập quán. Theo Luật Thương mại năm 2005, trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua; trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng62. Giao hàng đúng địa điểm: Bên bán phải giao hàng đúng địa điểm theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu các bên không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau: 60 Điều 42 Luật Thương mại 61 Theo Luật Thương mại năm 1997 (Điều 50), địa điểm và thời hạn giao nhận hàng là nội dung bắt buộc các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng. 62 Điều 37 Luật Thương mại 99
  20. - Trường hợp hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó; - Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên; - Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hóa, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó; - Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán63. Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng: Quy định về kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng là điểm khác biệt rất đáng lưu ý của Luật Thương mại so với quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản. Việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao là yêu cầu rất cần thiết đối với giao dịch mua bán trong thương mại, ngăn ngừa những sai sót trong việc giao hàng, tăng khả năng thực hiện hiệu quả việc mua bán. Theo Luật Thương mại, trường hợp có thỏa thuận về quyền kiểm tra hàng của bên mua, thì bên bán phảo bảo đảm cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Bên mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Nếu bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa theo thỏa thuận, thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. Sau khi kiểm tra hàng, nếu phát hiện hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua phải thông báo cho bên bán trong một thời hạn hợp lý. Nếu bên mua không thực hiện việc thông báo này, bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa, trừ trường hợp các khiếm khuyết của hàng hóa không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua64. Đảm bảo quyền sở hữu đối hàng hóa mua bán: Bên bán phải bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên mua. Bên bán phải đảm bảo tính hợp pháp về quyền sở hữu và việc chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên mua; đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba. Trong trường hợp hàng hóa bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán thì 63 Điều 35 khoản 2 Luật Thương mại 64 Điều 44 Luật Thương mại 100
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2