intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 2 - ĐH Thương mại

Chia sẻ: Agatha25 Agatha25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

138
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn giáo trình Kinh tế vĩ mô 1, phần 2 trình bày các nội dung: Mô hình IS-LM và sự phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, lạm phát và thất nghiệp, kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 2 - ĐH Thương mại

  1. CHƯƠNG 5 MÔ HÌNH IS-LM VÀ SỰ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ     MỤC TIÊU  Sau khi học xong chương này, bạn có thể:  ‐ Biết cách dựng và hiểu được ý nghĩa của đường IS và đường LM.  ‐ Hiểu và phân tích được tác động của chính sách tài khóa trên thị  trường  hàng  hóa  thông  qua  đường  IS;  tác  động  của  chính  sách  tiền tệ trên thị trường tiền tệ thông qua đường LM.  ‐  Hiểu  và  phân  tích  được  trạng  thái  cân  bằng  đồng  thời  giữa  thị  trường hàng hóa và thị trường tiền tệ trên mô hình IS‐LM.  ‐ Ứng dụng mô hình IS‐LM để đánh giá tác động của sự phối hợp  CSTK & CSTT trong phân tích các tình huống kinh tế vĩ mô cụ thể.  CHỦ ĐỀ  ‐ Đường IS  ‐ Đường LM  ‐ Mô hình IS‐LM  ‐ Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.  Trong hai chương 3 và 4, chúng ta đã nghiên cứu hai thị trường hàng hóa và tiền tệ độc lập cũng như tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ trên các thị trường này. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ xem xét tác 195 
  2. động một chiều, đó là chính sách làm thay đổi tổng cầu và thông qua mô hình số nhân làm thay đổi mức sản lượng cân bằng. Trên thực tế còn chiều tác động ngược lại: Sản lượng (thu nhập) thay đổi làm cầu về tiền thay đổi, do đó lãi suất cũng thay đổi theo. Sự thay đổi của lãi suất ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân, từ đó làm thay đổi tổng cầu và sản lượng cân bằng tiếp tục thay đổi do hiệu ứng của mô hình số nhân. Quá trình thay đổi của sản lượng và lãi suất sẽ tiếp diễn cho đến khi đạt cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ. Sự cân bằng của thị trường hàng hóa được thể hiện bởi mức sản lượng cân bằng; sự cân bằng của thị trường tiền tệ được thể hiện bởi mức lãi suất cân bằng. Khi cả hai thị trường cùng cân bằng chúng ta có trạng thái cân bằng chung của nền kinh tế. Mô hình IS-LM (Investment - saving, liquidity-money) do nhà kinh tế học người Anh John Richard Hicks công bố vào năm 1937, sau đó được nhà kinh tế học người Mỹ Alvin Hansen phát triển vào năm 1953. Mô hình này được sử dụng để lý giải vấn đề thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ tương tác với nhau như thế nào cũng như đánh giá tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến nền kinh tế trong ngắn hạn và trong bối cảnh nền kinh tế đóng. 5.1. ĐƯỜNG IS Khi thị trường hàng hoá cân bằng thì tổng thu nhập của nền kinh tế bằng tổng chi tiêu của các tác nhân trong nền kinh tế đó. Từ đây, một trong những đồng nhất thức quan trọng trong kinh tế vĩ mô, đó là tiết kiệm bằng với đầu tư (Investment equals Saving) có được khi thị trường hàng hoá cân bằng. Do vậy, đường IS (Investment - Saving) được dùng để thể hiện sự cân bằng trên thị trường hàng hoá. Đường IS biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập đảm bảo thị trường hàng hóa cân bằng. Nó cho biết khi lãi suất thay đổi thì thu nhập hay sản lượng phải thay đổi như thế nào để cho thị trường hàng hoá cân bằng. 196 
  3. 5.1.1. Thiết lập đường IS Vẫn với giả định rằng giá cả là cố định hay cứng nhắc và tổng cung luôn luôn có khả năng đáp ứng tổng cầu, do vậy, đường IS được xây dựng dựa trên mô hình AE - Y, biểu thị trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hoá. Để đơn giản, chúng ta cũng giả định rằng chỉ có đầu tư là nhạy cảm với lãi suất. Hình 5.1 thể hiện cách thiết lập đường IS. Giả định ban đầu nền kinh tế tồn tại mức lãi suất r1, tương ứng với mức đầu tư I1 và tổng cầu là AE1. Khi đó, trên đồ thị AE-Y, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại E1 với mức thu nhập Y1. Trên đồ thị r-Y, ta xác định được điểm A (r1, Y1) là một tổ hợp giữa lãi suất và thu nhập cân bằng mà ở đó thị trường hàng hoá cân bằng. Khi lãi suất của nền kinh tế thay đổi, cụ thể khi lãi suất giảm từ r1 xuống r2 khiến cho mức đầu tư của nền kinh tế gia tăng từ I1 lên I2 (trên đồ thị r, I) và tổng chi tiêu tăng, thể hiện ở sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu từ vị trí AE1 tới vị trí AE2 trên đồ thị AE-Y. Lúc này, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại điểm E2 với mức thu nhập Y2. Trên đồ thị r-Y, ta xác định được điểm B (r2, Y2) là một tổ hợp giữa lãi suất và thu nhập cân bằng mà ở đó thị trường hàng hoá cân bằng. Như vậy, ta có hai điểm A và B đều là các tổ hợp mô tả mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập cân bằng mà ở đó thị trường hàng hóa cân bằng. Do đó, nối hai điểm A và B, kéo dài ta được đường IS. 197 
  4. AE  45  AE2 (I= I2)  E2  AE1(I= I1)  r E1  r1  I = I(r)   Y1               Y2                        Y  r2  r  r1  A  I1                  I2             I  r2  B  IS       Y1               Y2                     Y Hình 5.1. Cách thiết lập đường IS 5.1.2. Tính chất của đường IS Từ cách thiết lập đường IS ở trên, ta thấy đường IS có một số tính chất như sau: Thứ nhất, đường IS có hình dáng dốc xuống, nó cho biết sản lượng hay thu nhập cân bằng của nền kinh tế thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi (trong điều kiện cố định các yếu tố khác). Cụ thể, khi lãi suất tăng thì đầu tư giảm; đầu tư giảm làm tổng cầu giảm; tổng cầu giảm sẽ làm sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ giảm và ngược lại, khi lãi suất giảm, sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ tăng. Thứ hai, đường IS là tập hợp của tất cả các tổ hợp giữa lãi suất và thu nhập mà ở đó thị trường hàng hóa cân bằng. Vì vậy, mọi điểm nằm trên đường IS đều là những điểm mà tại đó thị trường hàng hoá cân bằng, như điểm A và B. 198 
  5. Hình H 5.2. T ính chất củ ủa đường IS I Thứứ ba, nhữngg điểm nằm m ngoài đườờng IS cho biết thị trưường hàng hóa bị mấất cân bằngg, như điểm m H và K trrên Hình 5.2. Những điểm nằm phía trên (bên phải)) đường IS như điểm K cho biếết thu nhậpp được xác định tại Y2, chi tiêu u được xácc định trên đường AE E1, nên thuu nhập lớn hơn chi tiiêu, do đó trên thị trư ường hàng hoá có sự dư thừa haay tồn kho ngoài dự kiến. Nhữ ững điểm nnằm phía dưới (bên trái) đườnng IS như điểm H cho biết thu u nhập đượợc xác địnhh tại Y1, ch hi tiêu đượcc xác định trên AE2, nên thu nhập nhỏ hơơn chi tiêu u, do đó thịị trường hààng hoá bị thiếu hụt ngoài dự kiến. k 199 
  6. 5.1.3. Phương trình và các yếu tố ảnh hưởng đến độ dốc của đường IS Phương trình đường IS Đường IS phản ánh những tổ hợp khác nhau về lãi suất và thu nhập mà ở đó thị trường hàng hoá cân bằng. Nó cho biết khi lãi suất trên thị trường tiền tệ thay đổi thì tương ứng thu nhập hay sản lượng trên thị trường hàng hoá phải thay đổi như thế nào để cho thị trường hàng hoá cân bằng. Do vậy phương trình của đường IS là một hàm của thu nhập theo lãi suất (hoặc ngược lại), tức là 𝑟 𝑓 𝑌 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑌 𝑓 𝑟 mà ở đó đảm bảo thị trường hàng hoá cân bằng. Do vậy, mọi điểm nằm trên đường IS đều thoả mãn phương trình: 𝐴𝐸 𝑌 Với giả định nền kinh tế đóng, ta có: 𝑌 𝐶 𝐼 𝐺 1 Với tỷ lệ và đầu tư nhạy cảm với lãi suất, ta có: 𝐶 𝐶̅ 𝑀𝑃𝐶. 𝑌 𝐶̅ 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡 .𝑌 𝐼 𝐼̅ 𝑑. 𝑟 𝐺 𝐺̅ Vậy nên: 𝑌 𝐶̅ 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡 .𝑌 𝐼̅ 𝑑. 𝑟 𝐺̅ . Tiếp tục biến đổi phương trình trên, ta có phương trình đường IS thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập của nền kinh tế như sau: 𝐴̅ 1 𝑟 .𝑌 𝑑 𝑑. 𝑚 Trong đó: A là các yếu tố tự định (A C I̅ G). d là hệ số phản ánh sự nhạy cảm của đầu tư đối với lãi suất 𝑚 là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng. 200 
  7. Độ dốc đường IS Từ phương trình đường IS, ta có độ dốc của đường IS có giá trị là . . Dấu “ ” cho biết đường IS là đường dốc xuống thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thu nhập và lãi suất. Độ dốc của đường IS càng lớn thì với cùng một sự thay đổi của lãi suất, sản lượng cân bằng sẽ thay đổi ít hơn và ngược lại đường IS càng thoải thì với cùng một sự thay đổi tương ứng của lãi suất, sản lượng cân bằng sẽ thay đổi nhiều hơn. Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào độ nhạy cảm của đầu tư với lãi suất (d) và số nhân chi tiêu của nền kinh tế m . Thứ nhất, độ dốc của đường IS phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của đầu tư với lãi suất (d). Các yếu tố khác không đổi, nếu đầu tư kém nhạy cảm hơn với lãi suất (d giảm) thì cùng với một mức thay đổi của lãi suất, đầu tư sẽ thay đổi ít hơn, dẫn đến tổng chi tiêu và sản lượng cân bằng thay đổi ít hơn tức là độ dốc của đường IS tăng. Ngược lại, nếu d tăng, cùng với một mức thay đổi của lãi suất, đầu tư sẽ thay đổi nhiều hơn, dẫn đến tổng cầu và sản lượng cân bằng thay đổi nhiều hơn và đường IS thoải hơn. Hình 5.3 dưới đây minh họa cho độ dốc của đường IS phụ thuộc vào độ nhạy cảm của đầu tư với lãi suất. Ban đầu khi d chưa thay đổi, lãi suất trên thị trường giảm từ r1 xuống r2 thì đầu tư của nền kinh tế sẽ tăng từ I1 lên I2, tổng chi tiêu tăng từ AE1 tới AE2 và sản lượng cân bằng lúc này tăng từ Y1 đến Y2. Đường IS ban đầu đi qua hai điểm A và B. Nhưng khi đầu tư kém nhạy cảm với lãi suất (d giảm), lãi suất trên thị trường giảm từ r1 xuống r2 thì đầu tư của nền kinh tế sẽ tăng lên ít hơn, từ I1 đến I’2 (I’2 < I2). Khi đó, tổng chi tiêu của nền kinh tế cũng tăng lên ít hơn, từ AE1 tới AE’2 và sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng tăng lên ít hơn là từ Y1 đến Y’2 (Y’2 < Y2). Đường IS mới bây giờ là đường IS’ đi qua hai điểm A và C. Đường IS’ dốc hơn so với đường IS ban đầu (tg ∝ 𝑡𝑔 ∝ ). 201 
  8. Hình h 5.3. Minh h họa độ dố ốc của đườ ờng IS Nhưư vậy, với cùng một ssự thay đổi của lãi su uất, nếu đầầu tư nhạy cảm hơn với lãi suấất thì mức đầu tư củaa nền kinh tế sẽ thay đổi nhiều hơn. Khi đó, giá trị phản ánh đđộ dốc của đường IS sẽ s nhỏ hơnn và đường IS sẽ thoảải hơn. Ngư ược lại, nếuu đầu tư kém m nhạy cảm m với lãi suuất thì mức đầu tư củủa nền kinhh tế sẽ thayy đổi ít hơ ơn, giá trị phản p ánh đđộ dốc của đường IS sẽ lớn hơn và đường IIS sẽ dốc hơn. h p cực đoann của đường Hai trường hợp g IS là đườ ờng IS thẳnng đứng và đường IS nằm ngang g (hình 5.4)). Khi đầu tư hoàn toàn khhông nhạy cảm (hoàn toàn khônng co dãn) với lãi suất, đường IS I trở nên tthẳng đứng g (IS1). Đốii với trườnng hợp này 202 
  9. việc giảm m lãi suất từ ừ r1 đến r2 sẽẽ không làm m thay đổi mức đầu tưư. Do vậy, cân bằng trên thị trường hàng hhóa với cùn ng mức thu nhập Y1 tạii r1 và r2 . Khi đầu tư hoààn toàn nhạạy cảm với lãi suất (h hoàn toàn coo dãn) với lãi suất đư ường IS nằằm ngang (IIS2). Đối với v trường hợph này, chhỉ cần một sự thay đổi rất nhỏ của lãi suấất khiến đầu c và thu nhập tăng u tư, tồng cầu lên rất nhhanh. Do vậy v mặc dùù r vẫn gần n như khônng thay đổii (bằng r1) nhưng Y tăng t nhanh h từ Y1 đến Y2. IS2 Hình h 5.4. Minh họa các ttrường hợ ợp cực đoan n của đườnng IS Thứứ hai, độ dố ốc của đườờng IS phụ thuộc vào số nhân chhi tiêu của nền kinh tế đóng m . Các yếuu tố khác không k đổi, nếu số nhâân chi tiêu nhỏ hơn (m( giảm) thì t cùng vớới một mức thay đổi củ ủa lãi suất, sản lượng cân bằng bây giờ sẽẽ thay đổi íít hơn, đườ ờng IS trở nên dốc hơơn. Ngược lại, nếu sốố nhân chi tiêu t lớn hơơn (m tăng)) thì cùng vớiv một mứức thay đổi của lãi suuất, sản lượn đ nhiều hơn, đường IS trở nên ng cân bằnng sẽ thay đổi thoải hơn. Số nhân chi c tiêu củaa nền kinh tế t đóng lại phụ thuộc vào giá trị của tỷ lệ thuế t (t) và xu hướng ttiêu dùng cận c biên (M MPC). Bạn đđọc tự suy ra ảnh hưưởng của thu uế (t) và xuu hướng tiêêu dùng cậnn biên (MPPC) đến độ dốc của đường IS. 203 
  10. 5.1.44. Sự di ch huyển và dịịch chuyển n của đườn ng IS Sự di d chuyển trên t đườngg IS Sự did chuyển của c đường IIS là sự trư ượt dọc từ một m điểm nnày tới một điểm khácc trên đườn ng thay đổi vị trí) do ssự thay đổi ng IS (đườnng IS khôn của yếu tốố nội sinh trrong mô hìình. Như ư đã phân tích t ở trên,, đường IS thể hiện mối m quan hhệ giữa lãi suất và thhu nhập, nó ó cho biết kkhi lãi suất thay đổi th hì thu nhậpp cân bằng phải thay đổi như th hế nào để ccho thị trườờng hàng hoá cân bằnng. Do vậy lãi suất làà biến nội siinh trong m mô hình nàyy. Vì thế, kh hi lãi suất tthay đổi sẽ dẫn đến sự ự di chuyểnn trên đườnng IS. Đườờng IS đượ ợc hình thàành từ sự thhay đổi củ ủa lãi suất ttrong điều kiện các yếu y tố khácc không đổii. Do đó, tác động củaa lãi suất làm m thay đổi sản lượngg cân bằng được thể hhiện bằng sự s trượt dọọc hay di chhuyển dọc theo đườnng IS. Y          Y2                              Y Hình 5.5 5: Minh họọa sự di chu uyển trên đường đ IS 204 
  11. Hình 5.5 cho thấy có sự di chuyển trên đường IS khi lãi suất thay đổi. Cụ thể, khi lãi suất thay đổi, dẫn đến tổng chi tiêu thay đổi và thu nhập cân bằng cũng thay đổi theo. Cụ thể, khi lãi suất giảm từ r1 xuống r2 gây ra sự trượt dọc từ điểm A tới điểm B trên đường IS và ngược lại, có sự trượt dọc từ điểm B tới điểm A do lãi suất của nền kinh tế tăng từ r2 lên r1. Sự dịch chuyển của đường IS Sự dịch chuyển của đường IS là sự thay đổi vị trí của đường IS do sự thay đổi của các yếu tố ngoại sinh bên ngoài mô hình. Hay nói cách khác, khi các yếu tố khác ngoài lãi suất thay đổi khiến cho tổng chi tiêu thay đổi và thông qua mô hình số nhân khiến cho sản lượng hay thu nhập cân bằng thay đổi sẽ gây ra sự dịch chuyển sang phải hoặc sang trái của đường IS. Có nhiều yếu tố ngoài lãi suất tác động dẫn đến sự thay đổi chi tiêu tự định của khu vực tư nhân như thay đổi hàm đầu tư, hàm tiêu dùng. Hay sự thay đổi của chi tiêu Chính phủ, của thuế cũng ảnh hưởng đến vị trí của đường IS. Hình 5.6 minh họa cho sự dịch chuyển của đường IS do tác động của chính sách tài khóa - một trong những yếu tố ngoài lãi suất. Giả sử ban đầu với mức lãi suất r1, tổng cầu ở vị trí đường AD, nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng tại E với mức thu nhập cân bằng Y. Ta có điểm A (r1, Y) thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập mà tại đó thị trường hàng hóa có sự cân bằng, đường IS có xu hướng dốc xuống từ trái sang phải và đi qua điểm A. Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng thông qua việc tăng chi tiêu G, giảm thuế tự định hay kết hợp cả hai công cụ này sẽ khiến cho tổng chi tiêu gia tăng, đường tổng chi tiêu dịch chuyển từ vị trí đường AE tới vị trí đường AE2. Lúc này, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại điểm E2 với mức thu nhập cân bằng Y2. Với mức lãi suất không thay đổi r1, ta có điểm B (r1, Y2) thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập mà tại đó thị trường hàng hóa cân bằng. Áp dụng cách xây dựng của đường IS ở trên, điểm B phải nằm trên đường IS, hay nói cách 205 
  12. khác, đườ ờng IS phảải dịch chuy uyển từ vị trí t ban đầu u sang phảii tới vị trí đường IS2 để đi qua điểm B.  Y1        Y            YY2                          Y  Y1        Y            YY2                          Y huyển của đường IS Hình 5.6.. Minh họaa sự dịch ch o tác động ccủa chính sách tài kh do hóa Khi Chính phủ ủ sử dụng cchính sách tài t khóa thuu hẹp thôngg qua việc giảm chi tiêu G hoặc/và tăng thuế tự định sẽ khiếến cho tổnng chi tiêu giảm, đườờng tổng ch hi tiêu dịch chuyển từ vị trí đường AE tới vịị trí đường AE1. Lúc này, nền kinhk tế đạtt trạng tháii cân bằng mới tại điểểm E1 với mức thu nhập cân bằng b Y1 . V Với mức lããi suất khôn ng thay đổổi r1, ta có điểm C (rr1, Y1) thể hiện h mối quuan hệ giữaa lãi suất và v thu nhậpp mà tại đó thị trườngg hàng hóa cân bằng. Áp dụng cách c dựng của đường IS ở trên, điểm C phhải nằm trêên đường IIS, hay nói cách khác, đường ISS phải dịch chuyển từ đ sang trrái tới vị trí đường IS1 và đi qua đđiểm C. ừ vị trí ban đầu 206 
  13. Như vậy, khi các yếu tố khác (ngoài lãi suất và các yếu tố ảnh hưởng đến độ dốc) thay đổi khiến cho tổng chi tiêu thay đổi và thu nhập thay đổi sẽ gây ra sự dịch chuyển song song của đường IS. Cụ thể, một sự thay đổi của các yếu tố khác ngoài lãi suất làm cho tổng chi tiêu và thu nhập của nền kinh tế gia tăng sẽ khiến đường IS dịch chuyển song song sang phải. Ngược lại, một sự thay đổi của các yếu tố khác ngoài lãi suất làm cho tổng chi tiêu và thu nhập của nền kinh tế giảm đi sẽ khiến đường IS dịch chuyển song song sang trái. 5.2. ĐƯỜNG LM Đường LM là viết tắt của cụm từ tiếng anh Liquidity - Money hay Liquidity Preference - Money supply, trong đó Liquidity Preference thể hiện cho cầu tiền và Money supply thể hiện cho cung tiền. Thị trường tiền tệ đạt được cân bằng khi cầu tiền bằng với cung tiền. Vậy nên chúng ta sử dụng đường LM để thể hiện trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ. Đường LM biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa thu nhập và lãi suất cân bằng đảm bảo thị trường tiền tệ cân bằng. Nó cho biết khi sản lượng hay thu nhập thay đổi thì lãi suất phải thay đổi như thế nào để thị trường tiền tệ cân bằng. 5.2.1. Thiết lập đường LM Hình 5.7 thể hiện cách thiết lập đường LM. Giả định ban đầu mức cung tiền của nền kinh tế cố định tại M0; với mức thu nhập ở Y0, đường cầu tiền là LP0. Khi đó, thị trường tiền tệ cân bằng tại điểm E0 với lãi suất cân bằng là r0. Ta xác định được điểm A (r0, Y0) là tổ hợp giữa thu nhập và lãi suất cân bằng mà ở đó thị trường tiền tệ cân bằng. Khi thu nhập của nền kinh tế thay đổi, cụ thể khi thu nhập tăng từ Y0 lên Y1 khiến cầu tiền gia tăng, đường cầu tiền dịch chuyển vị trí từ đường LP0 tới vị trí đường LP1. Lúc này, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại điểm E1 với mức lãi suất r1. Trên đồ thị r-Y, ta xác định được điểm B (r1, Y1) là một tổ hợp giữa thu nhập và lãi suất cân bằng mà ở đó thị trường tiền tệ cân bằng. 207 
  14. Như ư vậy, ta có ó hai điểm A và B đềuu thể hiện mối m quan hhệ giữa thu nhập và lããi suất cân bằng mà ở đó thị trườ ờng tiền tệ cân bằng. D Do đó, nối hai điểm A, A B và kéo o dài, ta đư ược đường LM. L Hìình 5.7. Cáách thiết lậ ập đường LM L 5.2.22. Tính chấ ất của đườ ờng LM Từ cách c thiết lập l đường L LM ở trên,, có thể thấấy đường L LM có một số tính chhất như sau:: Thứứ nhất, đườn d lên, nó cho biết mốối quan hệ ng LM có hhình dáng dốc thuận chiềều giữa thuu nhập và llãi suất cânn bằng (tronng điều kiệện cố định các yếu tốố khác). Cụụ thể, khi thhu nhập tăn ng làm cầuu về tiền tănng; cầu về tiền tăng làm lãi suấất cân bằngg của nền kinh k tế sẽ tăăng và ngưược lại, khi thu nhập giảm làm cầuc về tiền giảm và lããi suất cân bằngb của nnền kinh tế sẽ giảm. Thứứ hai, đường g LM là tậập hợp của tất cả các tổt hợp giữaa thu nhập n bằng. Vìì vậy, mọi điểm nằm và lãi suấất mà ở đó thị trườngg tiền tệ cân trên đườnng LM đều là những đđiểm mà tạii đó thị trườ ờng tiền tệ cân bằng, như điểm A và B. ứ ba, những Thứ g điểm nằmm ngoài đườ ờng LM cho biết thị trrường tiền tệ bị mất cân bằng, như điểm H và K trrên hình 5.8. Những điểm nằm phía trên (bên trái) đường LMM như điểm m H cho biếết tại mức lãi suất r1 lượng cunng tiền đượợc xác địnhh tại E1, lượ ợng cầu tiền n được xácc định trên 208 
  15. đường LP P. Do cung tiền lớn hơơn cầu tiền n nên thị trư ường tiền ttệ dư cung tiền. Những điểm nằằm phía dư ưới (bên ph hải) đường LM như điiểm K cho biết tại mức m lãi suấtt r0 lượng ccung tiền được đ xác định tại E0, lượng cầu tiền được xác định trrên đường LLP1. Do cầầu tiền lớn hơn h cung tiiền nên thị trường tiềền tệ dư cầu u tiền. Hìình 5.8. Tín nh chất củ ủa đường LM L 5.2.33. Phương g trình và ccác yếu tố ảnh hưởng g đến độ ddốc đường LM Phư ương trình đường LM M Do đường đ LM phản ánh những tổ hợp h khác nh hau giữa thhu nhập và m ở đó thị trường tiềnn tệ cân bằn lãi suất mà ng nên phư ương trình đđường LM có dạng 𝑌 𝑓 𝑟 hoặc h 𝑟 𝑓 𝑌 . Các điểm đ nằm trên đườngg LM đều thoả mãn phương trình: 𝑀𝑆 𝐿𝐿𝑃 2 𝑃 Vậnn dụng kiến n thức đã cóó từ chương g 4, biến đổ ổi phương ttrình (2) ta có phươnng trình đườờng LM thhể hiện mố ối quan hệ giữa thu nh nhập và lãi suất của nền n kinh tế như sau: 𝑀𝑆 𝑘 𝑟 . 𝑌 𝑘ℎ𝑖 𝐿𝑃 𝑃 𝑘. 𝑌 ℎ. 𝑟 ℎ. 𝑃 ℎ 209 
  16. 𝑀 𝑀𝑆 𝑘 𝑟 . 𝑌 𝑘ℎ𝑖 𝐿𝑃 𝑀 𝑘. 𝑌 ℎ. 𝑟 ℎ ℎ. 𝑃 ℎ Trong đó: MS là mức cung tiền của nền kinh tế. P là chỉ số giá. k là hệ số phản ánh sự nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập. h là hệ số phản ánh sự nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi suất. Độ dốc đường LM Từ phương trình đường LM, ta có độ dốc của đường LM có giá trị là + . Dấu (+) cho biết đường LM có xu hướng dốc lên, lãi suất và thu nhập của nền kinh tế có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Độ dốc của đường LM càng lớn thì với cùng một sự thay đổi của thu nhập, lãi suất cân bằng sẽ phải thay đổi nhiều hơn để cho thị trường tiền tệ cân bằng và ngược lại đường LM càng thoải thì với cùng một sự thay đổi tương ứng của thu nhập, lãi suất cân bằng sẽ thay đổi ít hơn. Khi độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất (h) và độ nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập (k) thay đổi sẽ ảnh hưởng đến độ dốc của đường LM. Đường LM sẽ càng dốc khi giá trị độ dốc càng lớn nếu cầu tiền càng trở nên nhạy cảm hơn với thu nhập (k tăng) và/hoặc cầu tiền càng kém nhạy cảm hơn với lãi suất (h giảm). Ngược lại, đường LM sẽ càng thoải khi giá trị độ dốc càng nhỏ nếu cầu tiền càng kém nhạy cảm với thu nhập (k giảm) và/hoặc cầu tiền càng nhạy cảm hơn với lãi suất (h tăng). Chẳng hạn như, khi cầu tiền kém nhạy cảm hơn với thu nhập (k giảm), với cùng một sự thay đổi của thu nhập, cầu tiền của nền kinh tế sẽ thay đổi ít hơn khiến lãi suất cân bằng thay đổi ít hơn, tức là đường LM sẽ thoải hơn. Ngược lại, nếu cầu tiền nhạy cảm hơn với thu nhập thì cầu tiền của nền kinh tế sẽ thay đổi nhiều hơn khiến lãi suất cân bằng thay đổi nhiều hơn hay đường LM trở nên dốc hơn. 210 
  17. Hìnhh 5.9 dưới đây minh họa cho độ ộ dốc của đường đ LM phụ thuộc vào độ nhhạy cảm củaa cầu tiền vvới thu nhập p. Hình 5.9. Minh họa độ dốcc của đườn ng LM Bann đầu, nền kinh k tế cân bằng tại E0 với mức lãi l suất r0 vvà mức thu nhập Y0, đường LM M ở vị trí đđường LM1. Khi thu nhập n của nnền kinh tế tăng từ Y0 lên Y1, nhưng n do ccầu tiền kéém nhạy cảảm hơn vớii thu nhập (k giảm) nên n với mứ ức thu nhậpp mới Y1, đư ường cầu tiiền dịch chhuyển từ vị trí đường LP0 tới vị trí đường LLP2. Thị trưường tiền tệệ cân bằng ở điểm E2 với mức lãi l suất cân bằng là r2. Từ đó, ta xácx định đư ược điểm B B’(i2,Y1) là một tổ hợợp giữa thu nhập và lããi suất cân bằng mà ở đó thị trườờng tiền tệ cân bằng nên đường g LM phải đi qua điểm m B’. Lúc này, đườngg LM ở vị trí đường LM2, thoảii hơn so vớới đường LM M1 ban đầu. Hai trường hợợp cực đoann về độ dốc của đườnng LM xuấất hiện khi (i) cầu tiiền hoàn to oàn khôngg nhạy cảm m (không coc dãn) vớới lãi suất (LM1) vàà (ii) cầu tiiền hoàn tooàn nhạy cảm c (co dããn rất mạnnh) với lãi suất (LM2) hình 5.10. Đườờng LM thẳẳng đứng, trường hợp p cổ điển (LM ( 1 ): Các c nhà kinh tế học cổ điển cho rằng r uần để giaoo dịch, do mọi nngười giữ tiền đơn thu đó cầu tiềền chỉ phụ thuộc vào mức giao dịch chứ không k phụ thuộc vào lãi suất, mà m mức giao g c là phụ thuộc chặặt chẽ vào dịch nnày được coi mức thu nhập. n 211 
  18. H Hình ng hợp cựcc đoan của đường LM 5.10. Hai trườn M Mộtt thái cực khác k là khi sự nhạy cảảm của cầu u tiền với llãi suất trở nên cực kỳ k lớn, tiến gần đến vôô cùng đườờng LM nằm m ngang. K Keynes gọi trường hợ ợp này là bẫẫy thanh khhoản (LM2). 5.2.44. Sự di ch huyển và dịịch chuyển n của đườn ng LM Sự di d chuyển trên t đườngg LM Sự di d chuyển của đườngg LM là sự trượt dọc từ một điểểm này tới một điểmm khác trên đường LMM (đường LML không thay t đổi vịị trí) do sự thay đổi của c yếu tố nội n sinh tronng mô hình h. Đườờng LM th hể hiện mốối quan hệ giữa thu nhập n và lããi suất cân bằng, choo biết khi th hu nhập thaay đổi thì lãi suất tươn ng ứng phảải thay đổi như thế nàào để giữ cho c thị trườờng tiền tệ cân c bằng. Do D vậy và thhu nhập là yếu tố nộii sinh trong g mô hình ggây ra sự dii chuyển trêên đường LLM. Hìnhh 5.11 minh L khi thu nhập thay h họa sự dii chuyển trêên đường LM đổi. Cụ thhể, khi thu nhập tăng từ Y0 lên Y1 khiến ch ho cầu tiềnn tăng. Với mức cungg tiền cho trước, t lãi suuất của nềnn kinh tế sẽ tăng từ r0 lên r1 và gây ra sự trượt dọc từừ điểm A ttới điểm B trên t đường LM và ngưược lại, có sự trượt dọc d từ điểm m B tới điểm m A do thu u nhập củaa nền kinh ttế giảm từ Y1 xuống Y0. 212 
  19.     Y0                        Y1                           Y  Hình 5.11 1. Minh họọa sự di chu uyển của đường đ LM Sự dịch d chuyểển của đườn ng LM Khi các yếu tố ngoại sinh là các biếnn số khác nggoài thu nhậập thay đổi sẽ gây ra sự dịch chu uyển lên trêên hoặc xuố ống dưới củủa đường L LM. Cụ thể là khi cácc yếu tố tácc động khiếến cung tiềền thực tế th hay đổi sẽ khiến cho đường LM M dịch chuy yển. Hay khhi NHTƯ th hực hiện ch hính sách tiềền tệ thông qua việc điều tiết mức m cung tiiền sẽ khiếến cho đườ ờng LM dịcch chuyển. Điều này được minh họa ở Hìnhh 5.12 dưới đây: H Hình 5.12. Sự S dịch chu uyển của đường đ LM do tác độnng của ch hính sách tiền t tệ 213 
  20. Giả sử ban đầu, cung tiền của nền kinh tế là M0 và thị trường tiền tệ cân bằng ở E0 với mức lãi suất cân bằng r0. Với mức thu nhập Y0, ta có điểm A (r0, Y0) thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập và lãi suất mà tại đó thị trường tiền tệ có sự cân bằng, đường LM có xu hướng dốc lên từ trái sang phải và đi qua điểm A. Khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng thông qua việc tăng cung tiền trong nền kinh tế, đường cung tiền dịch chuyển từ vị trí ban đầu MS sang phải tới vị trí đường MS1. Lúc này, thị trường tiền tệ đạt trạng thái cân bằng mới tại điểm E1 với mức lãi suất cân bằng r1. Với mức thu nhập không thay đổi Y0, ta có điểm B (r1, Y0) thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập và lãi suất mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng. Áp dụng cách xây dựng của đường LM ở trên, điểm B phải nằm trên đường LM, hay nói cách khác, đường LM phải dịch chuyển song song từ vị trí ban đầu xuống dưới tới vị trí đường LM1 để đi qua điểm B. Khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thu hẹp thông qua việc giảm cung tiền trong nền kinh tế, đường cung tiền dịch chuyển từ vị trí ban đầu MS sang trái tới vị trí đường MS2. Lúc này, thị trường tiền tệ đạt trạng thái cân bằng mới tại điểm E2 với mức lãi suất cân bằng r2. Với mức thu nhập không thay đổi Y0, ta có điểm C (r2, Y0) thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập và lãi suất mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng. Áp dụng cách xây dựng của đường LM ở trên, điểm C phải nằm trên đường LM, hay nói cách khác, đường LM phải dịch chuyển song song từ vị trí ban đầu lên trên tới vị trí đường LM2 để đi qua điểm C. Như vậy, khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ để can thiệp vào nền kinh tế thông qua việc thay đổi cung tiền sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường LM. Cụ thể, khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng sẽ khiến đường LM dịch chuyển xuống dưới và ngược lại khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thu hẹp sẽ khiến cho đường LM dịch chuyển lên trên. 214 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2