intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 2 - PGS.TS Lê Thanh Sơn

Chia sẻ: Buctranhdo Buctranhdo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

83
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp phần 1, nội dung Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Rèn luyện các kỹ năng nền tảng hình thành tư duy phản biện; Vận dụng tư duy phản biện vào việc giải quyết vấn đề. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 2 - PGS.TS Lê Thanh Sơn

  1. Chƣơng 3 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƢ DUY PHẢN BIỆN CÂU HỎI THẢO LUẬN (Trao đổi, thảo luận trước khi nghiên cứu nội dung) 1. Theo Bạn, kỹ năng tư duy phản biện là tố chất bẩm sinh hay có thể rèn luyện, đào tạo được? Vì sao Bạn nghĩ như vậy? 2. Người có kỹ năng tư duy phản biện sẽ ứng xử thế nào khi đối diện với một vấn đề, một sự kiện, một tư tưởng? 3. Theo Bạn, phải làm gì để hiểu đúng, hiểu rõ và đầy đủ một vấn đề, một sự kiện, một thông tin…? 4. Bạn đã bao giờ được người khác phản biện chưa? Trạng thái tâm lý của Bạn lúc đó thế nào? Theo Bạn, vì sao có trạng thái tâm lý đó? Làm thế nào để có thể tiếp nhận ý kiến phản biện của người khác một cách tốt nhất? 5. Kỹ năng tư duy phản biện có vai trò như thế nào trong việc giúp đưa ra những quyết định đúng đắn để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và trong công việc? 104
  2. Quá trình tồn tại và phát triển luôn đòi hỏi con người phải không ngừng suy nghĩ, tư duy để giải quyết các vấn đề đa dạng, phức tạp mà cuộc sống không ngừng đặt ra. Tuy vậy, không phải ai cũng có năng lực tư duy phản biện. Khó khăn, trở ngại bắt nguồn từ chỗ kỹ năng tư duy phản biện được xây dựng và phát triển trên cơ sở của các thao tác tư duy cơ bản như: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa, cụ thể hóa, quy nạp, diễn dịch, suy đoán,… và hoạt động dựa trên sự kết hợp linh hoạt của một loạt các kỹ năng liên quan được mô tả trong các đặc điểm của tư duy phản biện, là kỹ năng suy nghĩ vượt lên trên những phân tích và logic theo nếp nghĩ truyền thống. Rèn luyện để hình thành kỹ năng tư duy phản biện, thực chất chính là rèn luyện để bản thân hội tụ những đặc điểm chứa đựng trong nội hàm của tư duy phản biện. 3.1. Rèn luyện các kỹ năng nền tảng hình thành tƣ duy phản biện Trong chương 1, chúng ta đã nghiên cứu 7 đặc điểm cơ bản của tư duy phản biện. Về bản chất, các đặc điểm này cũng là những tiêu chuẩn, những yêu cầu, những đòi hỏi để nhận diện và phân biệt tư duy phản biện với các loại hình tư duy khác. Do đó, rèn luyện để có kỹ năng tư duy phản biện sắc bén cũng chính là rèn luyện để tư duy luôn có sự kết tụ đầy đủ, sâu sắc và nhuần nhuyễn 7 đặc điểm này. Cụ thể, đó là rèn luyện các nội dung cơ bản sau đây: 3.1.1. Rèn luyện tính khách quan trong việc tiếp cận, xem xét, đánh giá vấn đề Yêu cầu quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng rất lớn đến 105
  3. chất lượng của tư duy phản biện là tính khách quan. Rèn luyện để có thái độ khách quan khi xem xét, đánh giá vấn đề là đòi hỏi có tính bắt buộc với những ai mong muốn trang bị cho mình kỹ năng tư duy phản biện. Để việc xem xét, đánh giá đối tượng một cách khách quan, cần phải: - Rèn luyện để có kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin một cách chính trực, công bằng. Cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập, kiểm tra thông tin từ nhiều nguồn. Không chỉ quan tâm thu thập những thông tin “thuận”, tức là những thông tin, dữ liệu phù hợp với quan điểm của mình, mà còn cả những thông tin “nghịch”, là những thông tin có sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn với suy nghĩ, quan điểm của bản thân. Thực tế cho thấy: chính những thông tin trái chiều là những “gợi mở” có giá trị cho những cách nhìn khác biệt và mới mẻ về sự việc đang xem xét, đó cũng là con đường để thực hiện việc “phản biện” có hiệu quả và chất lượng cao. Chúng ta cần tất cả các dữ kiện để thực hiện một quyết định thông minh, không thiên vị. Vì thế, cần tuyệt đối tránh việc chỉ tiếp nhận những dữ liệu phù hợp với quan điểm sẵn có của bản thân, loại bỏ (thậm chí nguy hiểm hơn là sửa đổi) những dữ liệu không phù hợp, không mong muốn. Phải phân tích tất cả các dữ kiện thu thập và phân tích từng phần của vấn đề. Biết cách đánh giá thông tin. Đặt câu hỏi cho mỗi câu trả lời mà mình tìm thấy. Phải đảm bảo chắc chắn rằng những nguồn tin là đáng tin cậy. Bên cạnh đó, cần phải nhận diện được những định kiến của người cung cấp thông tin. Ví dụ: Với cơ quan tư pháp, hoạt động nghiên cứu chứng cứ nhằm chỉ ra mối liên hệ giữa tình tiết, chứng cứ với vấn đề đang cần giải quyết có rất vai trò quan trọng với mục đích chứng 106
  4. minh, làm sáng tỏ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với hậu quả đã xảy ra; Tính có lỗi của hành vi, mức độ, tính chất, động cơ của hành vi vi phạm. Vì vậy, yêu cầu có tính nguyên tắc là việc nghiên cứu chứng cứ phải khách quan (và toàn diện), nghĩa là người nghiên cứu phải độc lập về mặt tư tưởng, tình cảm đối với những tình tiết, chứng cứ có trong vụ việc, không bị chi phối, áp đặt bởi bất kỳ ai, không được định sẵn hướng nghiên cứu theo ý chí chủ quan. Sử dụng bằng chứng một cách am hiểu, không thiên lệch. Sự hàm chứa thông tin của tình tiết, của chứng cứ tự thân nó đã là sự khẳng định sự thật, không chấp nhận sự áp đặt, khiêm cưỡng, quy kết thiếu căn cứ, thiếu liên hệ, đồng nhất. Những lý lẽ, lập luận được sử dụng phải qua kiểm chứng và đã được công nhận là đúng. - Rèn luyện thói quen biết tôn trọng các ý kiến khác biệt để sẵn sàng xem xét vấn đề một cách khách quan, công tâm và thiện chí. Phải chắc chắn rằng bản thân luôn nhìn vấn đề một cách cởi mở, trung thực và trong sáng. Biết nhận ra những thành kiến của mình và dứt khoát gạt bỏ những thành kiến đó trước khi đối thoại để phản biện. - Rèn luyện để có khả năng và luôn có nhu cầu “phản biện chính mình”, bởi tư duy phản biện có nghĩa là khả năng chất vấn niềm tin và ý tưởng không chỉ của người khác mà còn là của chính mình. Xuyên suốt quá trình tư duy phản biện, con người luôn đứng trước khả năng gặp những tri thức chống lại những gì họ đã biết. Do vậy, “phản biện chính mình” cũng là học cách kiểm soát, chế ngự “bản ngã” của mình để từ bỏ niềm tin cố hữu và tiếp nhận những tri thức mới. Năng lực “phản biện chính mình” là một phẩm chất quý báu để phát triển chất lượng của tư duy phản biện. Tuy vậy, để 107
  5. sở hữu năng lực “phản biện chính mình” là một việc rất khó, đòi hỏi mỗi người phải luôn ý thức sâu sắc về giới hạn của của bản thân trước những biến đổi không ngừng và đa dạng của cuộc sống, có thái độ khiêm nhường, thái độ cầu thị, tôn trọng sự công bằng, biết chủ động điều chỉnh khi ngộ nhận, biết thay đổi quan điểm khi mắc sai lầm. Nói ngắn gọn đó là thái độ biết vượt qua cái “tôi” để thấy rõ và khắc phục, loại bỏ những “u tối”, những “điểm mù” trong nhận thức của bản thân mình. Như vậy, rèn luyện tính khách quan, công bằng trong tư duy còn là cách để giúp chúng ta thay đổi bản thân và không ngừng tiến bộ. Để tránh mắc những sai lầm do thiếu khách quan, công bằng khi tiếp cận các thông tin, sự kiện,… cần đảm bảo các nguồn thông tin, sự kiện,… được sàng lọc qua 4 tiêu chí sau: + Độ tin cậy: Nguồn cung cấp thông tin, sự kiện này từ đâu? Có thể kiểm tra, đối chứng độ khả tín của thông tin, sự kiện này bằng cách nào, thông qua nguồn nào?... + Tính rõ ràng: Nội dung thông tin, sự kiện có tường minh, mạch lạc không? Các số liệu có chính xác và phản ánh đúng nội dung không? Các dữ liệu có mâu thuẫn nhau không?... Sự rõ ràng của vấn đề là điều kiện đầu tiên phải có trước khi bắt đầu tư duy về bất kỳ điều gì. Một vấn đề quá chung chung, mơ hồ sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc định hướng cách giải quyết và thường bị rơi vào trạng thái bế tắc, không biết bắt đầu từ đâu hay lựa chọn cách đối phó theo cảm tính. + Tính cập nhật: Thông tin, sự kiện có còn tính thời sự không, có còn được quan tâm không? + Tính logic: Nội dung thông tin có mối liên quan với nhau không? Có bị gán ghép không? Nguồn và chủ thể cung cấp 108
  6. thông tin, sự kiện có chủ kiến cá nhân gì không? Các số liệu công bố có quan hệ nhân quả với kết luận của thông tin không?... 3.1.2. Rèn luyện tính toàn diện trong việc phân tích, tìm hiểu, đánh giá vấn đề Để tránh hậu quả của việc tiếp nhận thông tin một chiều, phiến diện, không đầy đủ, tránh nhìn nhận sai lệch bản chất, không khách quan vấn đề,... phải rèn luyện để trang bị kỹ năng xem xét vấn đề một cách toàn diện. Yêu cầu của tính toàn diện bắt nguồn từ cơ sở khách quan của quy luật lý do đầy đủ. Bất cứ sự xuất hiện, tồn tại và biến đổi sự vật, hiện tượng nào cũng đều có nguyên nhân, đó là kết quả của sự liên hệ, tác động giữa các mặt, các yếu tố bên trong của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc sự tương tác của các sự vật, hiện tượng với nhau. Vì vậy, rèn luyện tính toàn diện khi xem xét vấn đề là khả năng nhìn nhận, suy xét, đánh giá, nhận định đối tượng, sự việc từ nhiều khía cạnh, dưới nhiều góc độ, đồng thời phải đặt vấn đề đang xem xét trong mối quan hệ biện chứng với các vấn đề, sự việc khác có liên quan. Đó cũng là cách cho phép phát hiện nguyên nhân cũng như quy luật chi phối sự vật, hiện tượng đang xem xét. Tính toàn diện trong việc xem xét, đánh giá vấn đề gồm: - Đặt và xem xét đối tượng từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh, xác định đầy đủ các mối liên hệ và đánh giá đúng mức độ liên hệ giữa các bộ phận với nhau và giữa bộ phận với toàn thể. Công cụ để giải mã các mối quan hệ này là đưa ra câu trả lời xoay quanh trục các câu hỏi: 5 Whs, 1 H. Cụ thể, phải xác định: (1). What – Cái gì, vấn đề gì (là then chốt); (2). When – Khi nào, thời điểm 109
  7. nào; (3). Who – Ai, đối tượng nào; (4).Where - Ở đâu, bối cảnh nào; (5). Why – Tại sao, lý do nào; (6). How – Như thế nào, tiến hành thế nào… Cùng với việc trả lời các câu hỏi đó, phải tiến hành phân tích vấn đề một cách toàn diện theo các tiêu chuẩn: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (phân tích SWOT– Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats). Phân tích SWOT là phương pháp khá hữu hiệu để tạo dựng bức tranh đầy đủ và rõ nét về các khía cạnh cơ bản của vấn đề đang xem xét. Trở lại với ví dụ ở trên về hoạt động nghiên cứu chứng cứ của cơ quan tư pháp, bên cạnh yêu cầu phải đảm bảo tính khách quan thì việc nghiên cứu phải thật sự toàn diện. Tính toàn diện không chỉ yêu cầu phải nghiên cứu toàn bộ các chứng cứ (không bỏ sót) mà còn phải đặt nó trong mối liên hệ với các chứng cứ khác. Phải quan tâm xem xét đến sự đa dạng, đa chiều, sự phong phú của vấn đề, tránh lối suy nghĩ phiến diện, đơn giản. Tất cả các thông tin, sự kiện đều phải được làm rõ bằng những chứng cứ xác thực và trên cơ sở đó mà rút ra kết luận. - Hiểu và xác định rõ mục đích của việc xem xét, đánh giá đối tượng. Có khả năng dự cảm mức độ ảnh hưởng của vấn đề, của đối tượng đang xem xét đến những vấn đề, đối tượng khác có liên quan. Yêu cầu này đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động trong lĩnh vực Luật, bởi đa số các sự kiện pháp lý được xem xét đều có mối liên hệ, ràng buộc và chi phối với các sự kiện khác. Hơn nữa, các mối liên hệ này không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận thấy. - Trước khi đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề, cần đảm bảo chắc chắn rằng, các thông tin thu nhận đã được tổng hợp đầy 110
  8. đủ từ mọi phía. Tránh suy nghĩ và nhận thức vấn đề hời hợt, chủ quan, nông cạn, dẫn đến quyết định vội vàng. Nhiều ví dụ trong hoạt động thực thi pháp luật, việc thiếu cách nhìn toàn diện trong quá trình xem xét vấn đề đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Sở dĩ có tình trạng này là vì bản thân một sự kiện, một vấn đề luôn chứa đựng nhiều tình tiết và mỗi tình tiết trong thực tế lại được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bản thân Luật không thể dự liệu hết các tình huống diễn ra trong thực tế, Luật chỉ quy định cái khái quát, điển hình, có tính chung còn thực tế lại là cái cụ thể, cá biệt thậm chí nhỏ nhặt, phát sinh trong những điều kiện hoàn cảnh đa dạng, phức tạp với nội dung phong phú, đa chiều. Thái độ toàn diện khi xem xét vấn đề đòi hỏi phải phân tích các sự việc, các vấn đề,… dưới nhiều giả thiết, nhiều chiều, nhiều kịch bản, kể cả kịch bản bất lợi nhất, không được mặc định một cách đánh giá, để từ đó có cái nhìn toàn cảnh đúng đắn và sâu sắc về vấn đề đang xem xét. - Tập thói quen có tính nguyên tắc là không nên vội vàng đưa ra ý kiến đánh giá khi chưa hiểu rõ vấn đề. Chỉ nên thể hiện ý kiến đồng ý hay phản đối quan điểm của người khác sau khi tự mình đã tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc, cặn kẽ, rõ ràng và chính xác. 3.1.3. Rèn luyện tính nhạy bén và linh hoạt trong việc phát hiện và xử lý vấn đề Tính linh hoạt và tính nhạy bén là hai đặc điểm quan trọng cho phép giúp phát hiện và nhìn nhận vấn đề một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ và sâu sắc. Để rèn luyện tính nhạy bén và linh hoạt trong tư duy, ta phải: - Không ngừng học tập để mở rộng sự hiểu biết của bản thân về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thói quen tìm tòi, 111
  9. khám phá, so sánh, phân tích các thông tin, dữ liệu, đặc biệt là biết quan tâm đến những cái mới, cái khác thường, phi truyền thống. Hình thành thói quen xác định, xây dựng và đánh giá các lập luận. - Thói quen xem xét và giải quyết vấn đề theo kiểu “nhị nguyên” (nhìn và đánh giá vấn đề chỉ theo hai hướng: đúng – sai hoặc trắng - đen) là một thói quen làm cản trở, thậm chí dẫn đến sai lầm trong xử lý các tình huống thực tế. Không phải lúc nào cũng có thể áp dụng thang độ đúng – sai để nhận định, phán xét sự việc. Đúng, không có nghĩa là không có sai. Bởi đúng là khi sự việc được nhìn nhận theo góc nhìn này nhưng có thể sẽ sai khi được xem xét, đánh giá theo góc nhìn khác. Sự việc không phải lúc nào cũng “trắng” hoặc “đen”, giữa trắng – đen có cả vùng “xám”. Chính vì vậy, phải rèn luyện để có thói quen suy nghĩ đa logic, đa diện trước mọi vấn đề, biết cách chấp nhận và vượt qua những vùng “xám”, từ đó tìm tòi và đưa ra nhiều phương án giải quyết trước một vấn đề, cũng như khả năng dự đoán những diễn biến của sự việc. - Biết xây dựng giả thuyết, phác thảo và động não để làm xuất hiện những giải pháp khác có thể; phải chủ động lường trước những ưu, khuyết điểm của mỗi giải pháp khi giải quyết vấn đề. - Luôn biết cảnh tỉnh và có thói quen biết nghi ngờ để đặt lại vấn đề. Hiểu rõ nguyên tắc: không có chân lý nào là vĩnh viễn, là tuyệt đối. Không thừa nhận bất cứ điều gì khi chưa có bằng chứng xác thực. Hãy suy xét dựa trên thực tiễn, dựa vào sự thật khách quan để tìm hiểu nguồn gốc của thông tin, của sự việc và hiện trạng của nó. Rèn luyện để những suy nghĩ của mình 112
  10. không bị phụ thuộc vào những tri thức đã được mặc định trong tư duy, không chỉ biết tin cậy vào những kinh nghiệm, hiểu biết của người đi trước. Bởi lẽ, đó chính là con đường làm triệt tiêu động lực khám phá cái mới, cái khác biệt, dẫn đến làm triệt tiêu động lực sáng tạo. - Rèn luyện thói quen sẵn sàng động não và kỹ năng biết đặt câu hỏi trước mỗi vấn đề và nỗ lực tìm câu trả lời. Chỉ dấu đầu tiên và quan trọng nhất của người có tư duy phản biện là phản xạ đặt câu hỏi trước một vấn đề, một sự kiện, một tư tưởng… Vì vậy, cần rèn luyện để có phản xạ sử dụng những câu hỏi phản biện thông thường như: Đâu là điều cơ bản? Tại sao điều này lại quan trọng? Tại sao lại đưa ra được kết luận đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu nhận định này sai? Tại sao có mối liên hệ này? Dựa vào đâu để có thể khẳng định điều đó? Tại sao không là…? Có thể tiếp cận vấn đề này từ những quan điểm nào? Những giả định được đưa ra có ý nghĩa gì? Thông tin này lấy từ đâu, đã đủ chưa, có khách quan không? Làm thế nào để có thể kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của những dữ kiện được đưa ra? Lập luận có logic không? Điều gì có thể giải thích cho hiện tượng này? Sự việc có thể xảy ra theo cách khác không? Nếu khác đi thì sẽ thế nào? Có thể còn những phương án nào khác? Làm thế nào để tốt hơn nữa?... Có thể nói, năng lực đặt câu hỏi là biểu hiện rõ nét của một tư duy linh hoạt và nhạy bén, không bị xơ cứng, không giáo điều. 3.1.4. Rèn luyện để nắm vững và vận dụng thành thạo các kiến thức, kỹ năng tư duy logic Cùng với năng lực tổng hợp, phân tích và đánh giá, các kiến thức và kỹ năng tư duy logic có vai trò là nền tảng, là cơ sở, 113
  11. là điều kiện tiên quyết và là hạt nhân trong việc hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện. Yêu cầu nắm vững và sử dụng thành thạo kiến thức và kỹ năng tư duy logic xuất phát từ đòi hỏi của đặc điểm về tính khoa học và logic của tư duy phản biện. Hình thức cơ bản của tư duy trong quá trình nhận thức là suy luận. Bất kỳ một suy luận nào cũng phải tuân thủ các quy tắc và quy luật của tư duy logic trước khi xem xét đến tính đúng đắn của nó. Một suy luận, lập luận phải hợp logic trước khi được đánh giá có đáp ứng được tiêu chuẩn của một suy luận, lập luận đúng đắn hay không. Thực tế cho thấy: bên cạnh các lỗi về tính chân thực có liên hệ đến việc quan sát, nhận thức thực tiễn hoặc liên quan đến kiến thức của các ngành, các lĩnh vực khác nhau, còn có một lượng đáng kể các lỗi thuộc về những thao tác suy luận. Lỗi này không chỉ biểu hiện ở chỗ dẫn đến kết luận sai, mà thậm chí còn xuất hiện ngay cả ở những trường hợp mà kết quả cuối cùng là đúng. Để tránh những lỗi suy luận, các yêu cầu của tư duy logic đòi hỏi phải: - Nắm vững và vận dụng thành thạo các dạng suy luận, lập luận hợp logic; rèn luyện để tinh thông các kỹ năng lập luận thuyết phục; biết nhận diện và bác bỏ, phòng tránh những lập luận phi logic. Nắm vững yêu cầu và phương pháp chứng minh, bác bỏ. Một suy luận, lập luận được xây dựng trên những giả thiết hay tiền đề. Từ tập hợp các tiền đề, thông qua áp dụng các lý luận logic hình thức để suy luận và đi đến kết luận. Nếu lập luận không phạm lỗi logic hình thức, thì kết luận sẽ đúng nếu xuất phát từ tiên đề đúng. Như vậy, có thể thấy tư duy phản biện khi 114
  12. tiếp nhận một tư tưởng (thông tin, sự kiện…) bao gồm các bước chính sau: + Đọc và theo dõi cẩn trọng những bước đi của tư tưởng nhằm trả lời câu hỏi: Đây có phải là suy luận không? Nếu là suy luận thì đâu là tiền đề, đâu là kết luận. Đâu là giả định của suy luận này và mức độ ảnh hưởng, chi phối của giả định với kết luận? (xem mục 3.1.5.2, giả định trong suy luận). + Nếu tư tưởng không phải là suy luận mà chỉ là những khẳng định (facts) thì phát ngôn chỉ chứa đựng những thông tin, có thể chính xác hoặc sai lệch. Với trường hợp này ta hoàn toàn có thể không quan tâm đến những gì mà tác giả của tư tưởng muốn thuyết phục người nghe. + Nếu tư tưởng là một suy luận nhưng không tuân thủ quy tắc của logic hình thức, thì đây là một ngụy biện. + Cuối cùng, nếu suy luận của tác giả hoàn toàn chặt chẽ về mặt logic hình thức, thì vấn đề cuối cùng là xem xét có nên chấp nhận những tiên đề mà tác giả sử dụng trong suy luận hay không. Đây là điểm mấu chốt của tư duy phản biện: Nếu chấp nhận tập hợp các tiên đề của lập luận, tức là hoàn toàn chấp nhận kết luận của tác giả, nói khác đi là chấp nhận toàn bộ suy luận. Ngược lại, phủ nhận tiên đề nghĩa là loại bỏ lập luận, không chấp nhận kết luận mà tác giả đưa ra. - Xác định rõ ràng, chính xác vấn đề đang quan tâm giải quyết. Nội dung “cốt lõi” của vấn đề là gì? Đâu là sự kết nối logic giữa các ý tưởng? Mối quan hệ, mức độ liên quan, phụ thuộc (về bản chất, hình thức) giữa vấn đề đó với những sự việc, vấn đề tương tự đã biết. Nâng cao năng lực nắm bắt, nhận diện vấn đề thông qua lập luận và diễn giải. 115
  13. - Rèn luyện để không ngừng nâng cao và hoàn thiện kỹ năng diễn đạt, trình bày vấn đề (quan điểm, suy nghĩ) một cách rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc, chặt chẽ, tường minh và chính xác, nhằm tăng cường sức thuyết phục trong lập luận. Thường xuyên thực hành tóm tắt vấn đề hay câu chuyện mà người khác nói bằng chính ngôn từ của mình. - Hiểu thấu đáo nội dung cũng như phạm vi tác động của các quy luật cơ bản của logic hình thức, vai trò quan trọng của các quy luật này đối với quá trình hình thành và phát triển tư duy phản biện. Rèn luyện thói quen tuân thủ các quy luật này trong quá trình tư duy. Vị trí, vai trò của mỗi quy luật đối với hoạt động tư duy có thể tóm tắt như sau: + Quy luật đồng nhất: Đảm bảo cho tư duy có được tính xác định. Tính xác định của khái niệm phản ánh tính xác định của sự vật mà khái niệm đó phản ánh. Chừng nào mà sự vật vẫn còn là nó, chưa biến thành sự vật khác thì nội hàm của khái niệm về sự vật đó phải được giữ nguyên (phải được đồng nhất). + Quy luật cấm mâu thuẫn: Quy luật này đảm bảo cho tư duy có tính nhất quán bởi một tư tưởng khi đã được định hình thì không thể đồng thời mang 2 giá trị đối lập nhau. + Quy luật loại trừ cái thứ ba: Xuất phát từ yêu cầu của hiện thực khách quan là một tư tưởng phải mang giá trị logic xác định: hoặc chân thực, hoặc giả dối (không có khả năng thứ ba). + Quy luật lý do đầy đủ: Bất cứ một phán đoán nào muốn được thừa nhận là chân thực thì phải có đầy đủ lý do, có những luận điểm chân thực khác làm căn cứ để xác minh. 116
  14. 3.1.5. Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận diện và đánh giá vai trò của các thành phần trong một suy luận, lập luận 3.1.5.1. Tính liên kết và tính hiệu lực của tiền đề đối với kết luận trong một suy luận Trong một suy luận, nhiệm vụ của tiền đề là hỗ trợ, nâng đỡ kết luận. Yêu cầu về tính logic của suy luận đòi hỏi giữa tiền đề và kết luận phải có mối liên hệ, kết nối với nhau, tiền đề mang đến những lý do thuyết phục để chấp nhận kết luận được đưa ra. Khi không có tiền đề nào có mối liên hệ về nội dung với kết luận thì đó không phải là một suy luận mà là dấu hiệu của ngụy biện. Tuy vậy, trong một suy luận vai trò của mỗi tiền đề đối với kết luận không phải hoàn toàn như nhau và được đánh giá qua 2 tiêu chí: - Tính liên kết: Biểu hiện mức độ liên hệ, gắn kết về nội dung giữa tiền đề với kết luận. - Tính hiệu lực: Khả năng hỗ trợ, sức thuyết phục của tiền đề để dẫn đến kết luận. Ta xét 2 ví dụ sau đây1: Ví dụ 1: “Thực tế chứng tỏ rằng, quá trình điều tra đã vi phạm nghiêm trọng các thủ tục tố tụng, điều tra không đầy đủ do bỏ sót một số tình tiết rất quan trọng, xác định sai tội danh. Hơn nữa, trong quá trình xét xử, bị cáo đã không chấp nhận các nội dung buộc tội của VKS. Vì vậy, đề nghị HĐXX trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung”. Ví dụ 2: “Việc truy tố bị cáo Nh. trong vụ án này về tội 1 Dẫn từ http://www.hcmcbar.org 117
  15. chiếm đoạt tài sản là không có căn cứ. Trước hết, bị cáo Nh. Không phải là người có quyền hạn và không trực tiếp quản lý tài sản được coi là bị chiếm đoạt của Phòng Công thương. Số tiền mà bị cáo nhận được là tiền trách nhiệm được hưởng đã được ghi trong Hợp đồng giữa bị cáo với Phòng Công thương và phù hợp với quy định của Pháp luật. Trong sự việc này Nhà nước không hề mất tiền vì báo cáo quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định”. Ở ví dụ thứ nhất, kết luận: “đề nghị HĐXX trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung”, được rút ra trên cơ sở các tiền đề: - TĐ1 : “quá trình điều tra đã vi phạm nghiêm trọng các thủ tục tố tụng”. - TĐ2: “điều tra không đầy đủ do bỏ sót một số tình tiết rất quan trọng”. - TĐ3: “xác định sai tội danh”. - TĐ4: “trong quá trình xét xử, bị cáo không chấp nhận các nội dung buộc tội của VKS”. Có thể thấy TĐ1, TĐ2, TĐ3 là các tiền đề có mối quan hệ về nội dung với kết luận và đều có tính độc lập (xem phần sau), bởi đó là những lý do, là các căn cứ pháp lý để dẫn tới kết luận “đề nghị HĐXX trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung”. Trong mối quan hệ với kết luận, đây là những tiền đề có tính liên kết. Ngược lại, TĐ4 là tiền đề có độ liên kết rất yếu, nếu như không muốn nói là không có tính liên kết, bởi việc “bị cáo không chấp nhận các nội dung buộc tội của VKS” không phải và không thể là căn cứ để dẫn đến kết luận “trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung”. Ở ví dụ thứ hai, kết luận: “Việc truy tố bị cáo Nh. trong vụ 118
  16. án này về tội chiếm đoạt tài sản là không có căn cứ” được rút ra từ 3 tiền đề: - TĐ1: “Bị cáo Nh. Không phải là người có quyền hạn và không trực tiếp quản lý tài sản được coi là bị chiếm đoạt của Phòng Công thương”. - TĐ2: “Số tiền mà bị cáo nhận được là tiền trách nhiệm được hưởng đã được ghi trong Hợp đồng giữa bị cáo với Phòng Công thương và phù hợp với quy định của Pháp luật.”. - TĐ3: “Trong sự việc này Nhà nước không hề mất tiền vì báo cáo quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định”. Xét trong mối quan hệ với nội dung kết luận, cả ba tiền đề đều có tính liên kết. Tuy vậy, sức mạnh hỗ trợ cho kết luận của mỗi tiền đề có khác nhau. Có thể thấy với TĐ2, việc khẳng định số tiền mà bị cáo đã nhận (tức số tiền mà VKS cho rằng bị cáo đã chiếm đoạt) là hợp pháp, chính đáng (là tiền trách nhiệm được hưởng theo hợp đồng đã ký kết giữa bị cáo với Phòng Công thương và được thực hiện theo đúng quy định Pháp luật), là sự khẳng định mạnh mẽ và có giá trị thuyết phục cao nhất cho việc bị cáo không phạm tội chiếm đoạt tài sản. Nó phủ định dứt khoát tội danh mà VKS đã cáo buộc cho bị cáo, là bằng chứng về tính vô căn cứ của tội chiếm đoạt tài sản mà VKS đã quy cho bị cáo. Nói khác đi, trong suy luận này TĐ2 là tiền đề có tính hiệu lực cao nhất đối với kết luận. Tính hiệu lực đòi hỏi tiền đề phải có tính liên kết. Tuy nhiên một tiền đề có tính liên kết chưa hẳn đã có tính hiệu lực (thậm chí có khi được xem như không có tính hiệu lực). Như 119
  17. vậy, sức mạnh thuyết phục của kết luận phụ thuộc vào tính hiệu lực của các tiền đề được sử dụng trong suy luận đó. Đây là lý do cho thấy việc chọn lọc và sắp xếp các tiền đề khi xây dựng suy luận, lập luận có vai trò rất quan trọng. Trong một suy luận có nhiều tiền đề, các tiền đề có thể hoạt động độc lập hoặc có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Tiền đề độc lập là tiền đề mà bản thân nó đủ để dẫn đến kết luận mà không phụ thuộc vào sự có mặt của các tiền đề khác. Nói khác đi, trường hợp này có thể hình thành suy luận chỉ từ một tiền đề. Ví dụ: (Ký hiệu tiền đề (TĐ) và kết luận (K) được để trong ngoặc đơn). “Quy định luật sư phải có trách nhiệm tố giác thân chủ theo Điều 19 dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 sẽ làm xuất hiện sự xung đột với các quy định pháp luật có liên quan (TĐ1). Quy định này không phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp và phát triển nghề luật sư ở Việt Nam đến năm 2020 (TĐ2). Hơn nữa, nó làm giảm đối trọng trong tố tụng hình sự giữa cơ quan điều tra và hoạt động phản biện của luật sư, dẫn đến làm giảm trách nhiệm của cơ quan điều tra (TĐ3). Quy định này còn phá vỡ mối quan hệ giữa luật sư với thân chủ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của luật sư (TĐ4), đi ngược với cam kết quốc tế, cản trở sự hội nhập quốc tế về pháp luật và tư pháp (TĐ5). Vì vậy, cần xem xét để loại bỏ luật sư ra khỏi các chủ thể phải tố giác tội phạm theo dự thảo của điều luật này (K) ”. Trong ví dụ này, mỗi tiền đề hoàn toàn có đủ tư cách để hỗ trợ cho kết luận mà không phụ thuộc vào tiền đề khác. Ví dụ chỉ cần với TĐ1, ta có suy luận: “Quy định luật sư phải có trách nhiệm tố giác thân chủ theo Điều 19 dự thảo Luật Sửa đổi, bổ 120
  18. sung BLHS 2015 sẽ làm xuất hiện sự xung đột với các quy định pháp luật có liên quan. Vì vậy, cần xem xét để loại bỏ luật sư ra khỏi các chủ thể phải tố giác tội phạm theo dự thảo của điều luật này”. Tương tự, suy luận có thể hình thành giữa kết luận K với các tiền đề khác. Tất nhiên, có thể thấy do chỉ dựa trên một tiền đề nên tính hiệu lực (sức mạnh thuyết phục) của suy luận này bị giảm đáng kể. Tiền đề bị ràng buộc (không độc lập) là tiền đề cần sự có kết hợp, liên kết với tiền đề khác mới có thể dẫn tới kết luận. Để làm ví dụ ta có thể xét trường hợp gần với ví dụ trên: “Quy định luật sư phải có trách nhiệm tố giác thân chủ theo Điều 19 dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 sẽ làm xuất hiện xung đột với các quy định pháp luật có liên quan (TĐ1). Quy định này không phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp và phát triển nghề luật sư ở Việt Nam đến năm 2020 (TĐ2). Hơn nữa, nó làm giảm đối trọng trong tố tụng hình sự giữa cơ quan điều tra và hoạt động phản biện của luật sư, dẫn đến làm giảm trách nhiệm của cơ quan điều tra (TĐ3). Quy định này cũng đã gây nhiều băn khoăn, quan ngại không chỉ cho các luật sư mà còn cho nhiều người hoạt động trong lĩnh vực tư pháp (TĐ4). Vì vậy, cần xem xét để loại bỏ luật sư ra khỏi các chủ thể phải tố giác tội phạm theo dự thảo của điều luật này (K)”. Nếu chỉ xuất phát từ tiền đề TĐ4 (sự băn khoăn, quan ngại của luật sư…), ta khó có thể đi đến kết luận cuối cùng (loại bỏ luật sư ra khỏi các chủ thể phải tố giác…). TĐ4 chỉ thể hiện hiệu lực khi có sự kết hợp với một tiền đề khác trong suy luận. Chẳng hạn khi kết hợp với TĐ3, ta có suy luận: “Quy định luật sư phải có trách nhiệm tố giác thân chủ theo Điều 19 dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 sẽ giảm đối trọng trong tố tụng hình sự 121
  19. giữa cơ quan điều tra và hoạt động phản biện của luật sư, dẫn đến làm giảm trách nhiệm của cơ quan điều tra. Quy định này cũng đã gây nhiều băn khoăn, quan ngại không chỉ cho các luật sư mà còn cho nhiều người hoạt động trong lĩnh vực tư pháp. Vì vậy, cần xem xét để loại bỏ luật sư ra khỏi các chủ thể phải tố giác tội phạm theo dự thảo của điều luật này”. Chính sự phụ thuộc của một tiền đề vào tiền đề khác khi hình thành suy luận cho thấy vì sao những tiền đề bị ràng buộc thường là đối tượng bị công kích khi muốn bác bỏ suy luận. 3.1.5.2. Giả định trong suy luận Một suy luận hợp logic sẽ trở nên đúng đắn khi suy luận đó xuất phát từ những tiền đề chân thực và kết luận rút ra mang tính tất yếu logic. Tuy nhiên, trong thực tế đó không phải là nguyên tắc mang tính tuyệt đối bởi bên cạnh các yếu tố nói trên, tính đúng đắn của suy luận còn bị thách thức bởi lý do khác. Để hiểu rõ điều này, ta xét suy luận sau: “Tôi khẳng định chính N. là thủ phạm gây ra vụ trộm. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, chỉ có một mình N. trong nhà. Ở khu dân cư này, ai cũng biết N. là người đã có tiền án về tội trộm cắp ”. Trong phát ngôn này, kết luận “chính N. là thủ phạm gây ra vụ trộm” được hỗ trợ từ hai tiền đề: “Tại thời điểm xảy ra vụ việc, chỉ có một mình N. trong nhà” và “N. là người đã có tiền án về tội trộm cắp”. Câu hỏi đặt ra là nếu cả hai tiền đề này đều chân thực thì hai tiền đề này đã đảm bảo cho sự chân thực của kết luận chưa? Rõ ràng là chưa. Ta có thể phân tích chi tiết hơn như sau: - Tiền đề “Tại thời điểm xảy ra vụ việc, chỉ có một mình N. 122
  20. trong nhà” chỉ có thể được coi là căn cứ để rút ra kết luận “chính N. là thủ phạm gây ra vụ trộm này” khi có một điều kiện đi kèm, đó là: chỉ người trong nhà mới là thủ phạm gây ra vụ trộm. - Tương tự, tiền đề “N. là người đã có tiền án về tội trộm cắp” cũng chỉ được coi là căn cứ để rút ra kết luận “chính N. là thủ phạm gây ra vụ trộm này” khi có một điều kiện đi kèm là: người có tiền án về tội trộm cắp chắc chắn là người sẽ gây ra những vụ trộm cắp tiếp theo. Có thể thấy, nếu không có những điều kiện đi kèm như đã phân tích thì không thể rút ra kết luận như suy luận trên được. Những điều kiện đi kèm đó bị ẩn giấu, không được nói ra, không xuất hiện trong suy luận nhưng là điều kiện, là căn cứ không thể thiếu để dẫn tới kết luận. Những điều kiện đi kèm bị ẩn giấu đó được gọi là những giả định. Như vậy, giả định là phần không được nói (hay viết) ra, nghĩa là không hiện diện trong suy luận nhưng là điều kiện được mặc định là hiển nhiên đúng và không thể thiếu bởi nhờ nó ta mới có thể rút ra được kết luận. Sức mạnh của một suy luận phụ thuộc rất lớn vào sự tường minh của các giả định. Do vậy, trong thực tế việc phủ định, bác bỏ một suy luận không chỉ nhắm vào việc công kích các tiền đề và tính logic của suy luận, mà thường còn là việc tập trung phát hiện và tấn công nhằm bác bỏ các giả định. Bác bỏ giả định thường tỏ ra có hiệu quả cao hơn. Việc đánh giá tính chân thực của kết luận trong một suy luận đòi hỏi phải có sự nhanh nhạy trong việc xác định, truy tìm giả định – thành phần ẩn tàng phía sau suy luận. Điều đó đòi hỏi: - Phải có vốn tri thức sâu rộng, sự nhạy bén trong việc 123
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0