Giáo trình Kỹ thuật canh tác và dịch hại trên cây công nghiệp (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
lượt xem 4
download
Giáo trình “Kỹ thuật canh tác và dịch hại trên cây công nghiệp” được tổng hợp, biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên nắm được một số đặc điểm cơ bản, kỹ thuật canh tác của cây công nghiệp và chẩn đoán được một số dịch hại trên cây công nghiệp như mía, dừa, đậu phộng và đậu nành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật canh tác và dịch hại trên cây công nghiệp (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
- SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TCN - GDTX HỒNG NGỰ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ DỊCH HẠI TRÊN CÂY CÔNG NGHIỆP NGHỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCNGDTX ngày tháng năm của Hiệu trưởng trường TCN – GDTX Hồng Ngự Đồng Tháp, năm 2019
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình này được biên soạn căn cứ theo nội dung Chương trình khung đã được Ban hành kèm theo Quyết định số: …… /QĐ-TCNGDTX ngày …… tháng …… năm …… của Hiệu trưởng trường TCN – GDTX Hồng Ngự; Căn cứ theo Quyết định…. của Sở Lao Động & Thương Binh Xã Hội tỉnh Đồng Tháp Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa, có nhiệm vụ giữ vững an ninh lương thực cho cả nước, là vùng đất thấp, nhiều sét có nước ngọt hầu như quanh năm nên rất thích hợp cho lúa nước phát triển. Tuy nhiên, đất ĐBSCL cũng rất đa dạng, để khai thác hết tiềm năng đất đai của vùng cũng như để đa dạng hóa cây trồng tăng thêm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc để xuất khẩu, việc phát triển một số loại cây công nghiệp như dừa, mía, đậu phộng và đậu nành là rất cần thiết. Mô đun “Kỹ thuật canh tác và dịch hại trên cây công nghiệp” được tổng hợp, biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên nắm được một số đặc điểm cơ bản, kỹ thuật canh tác của cây côngnghiệp và chẩn đoán được một số dịch hại trên cây công nghiệp như mía, dừa, đậu phộng và đậu nành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các đồng nghiệp, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đặc biệt là các kinh nghiệm trồng trọt thực tế tại địa phương …. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Sở Lao Động & Thương Binh Xã Hội tỉnh Đồng Tháp, Trường Trung cấp nghề & GDTX Hồng Ngự đã tin tưởng, phân công cho chúng tôi biên soạn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. …………., ngày……tháng……năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Phan Thị Lài 2. Nguyễn Thị Quế Phương 3. Nguyễn Thị Huyền Trang 4. Nguyễn Phước Triển ii
- MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG.....................................................................................................vi DANH SÁCH HÌNH.......................................................................................................vii Bài mở đầu......................................................................................................................2 Bài 1 Cây dừa..................................................................................................................3 1. Giá trị dinh dưỡng, kinh tế và tình hình sản xuất.......................................................3 1.1. Giá trị dinh dưỡng....................................................................................................3 1.2. Giá trị kinh tế............................................................................................................4 1.3. Tình hình sản xuất....................................................................................................4 2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái.............................................................8 2.1. Đặc điểm thực vật học cây dừa................................................................................8 2.2. Yêu cầu sinh thái của việc trồng dừa ......................................................................13 3. Kỹ thuật canh tác ........................................................................................................15 3.1. Chuẩn bị giống dừa..................................................................................................15 3.2. Chuẩn bị đất trồng dừa.............................................................................................20 3.3. Bón phân chăm sóc và quản lý sâu bệnh.................................................................21 4. Dịch hại trên cây dừa................................................................................................21 4.1. Côn trùng hại dừa.....................................................................................................21 4.2. Bệnh hại trên cây dừa...............................................................................................25 Bài 2: Cây mía.................................................................................................................27 1. Giá trị dinh dưỡng, kinh tế và tình hình sản xuất.......................................................27 1.1. Giá trị dinh dưỡng....................................................................................................27 1.2. Giá trị kinh tế............................................................................................................27 1.3. Tình hình sản xuất....................................................................................................29 2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái.............................................................36 2.1. Đặc điểm thực vật học cây mía................................................................................36 2.2. Yêu cầu sinh thái của việc trồng mía.......................................................................37 3. Kỹ thuật canh tác......................................................................................................39 3.1. Chuẩn bị giống mía..................................................................................................39 3.2. Chuẩn bị đất trồng mía.............................................................................................41 iii
- 3.3. Bón phân chăm sóc và quản lý sâu bệnh.................................................................41 4. Dịch hại trên cây mía................................................................................................45 4.1. Côn trùng hại mía.....................................................................................................46 4.2. Bệnh hại trên cây mía...............................................................................................48 Bài 3: Cây đậu phộng ....................................................................................................50 1. Giá trị dinh dưỡng, kinh tế và tình hình sản xuất.........................................................50 1.1 Giá trị dinh dưỡng......................................................................................................50 1.2 Giá trị kinh tế..............................................................................................................50 1.3 Tình hình sản xuất ..................................................................................................51 2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái.................................................................53 2.1 Đặc điểm thực vật học cây đậu phộng.......................................................................53 2.2 Yêu cầu sinh thái của việc trồng đậu phộng..............................................................56 3. Kỹ thuật canh tác .........................................................................................................57 3.1 Chuẩn bị giống đậu phộng...........................................................................................57 3.2 Chuẩn bị đất trồng đậu phộng....................................................................................58 3.3 Bón phân chăm sóc và quản lý sâu bệnh....................................................................58 4. Dịch hại cây đậu phộng................................................................................................63 4.1 Côn trùng hại đậu phộng............................................................................................63 4.2 Bệnh hại trên cây đậu phộng......................................................................................65 Bài 4: cây đậu nành ........................................................................................................68 1. Giá trị dinh dưỡng, kinh tế và tình hình sản xuất.........................................................68 1.1. Giá trị dinh dưỡng .....................................................................................................68 1.2 Giá trị kinh tế .............................................................................................................69 1.3 Tình hình sản xuất .....................................................................................................69 2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái.................................................................72 2.1 Đặc điểm thực vật học cây đậu nành..........................................................................72 2.2 Yêu cầu sinh thái của việc trồng đậu nành.................................................................80 3. Kỹ thuật canh tác .........................................................................................................82 3.1Chuẩn bị giống đậu nành.............................................................................................82 3.2 Chuẩn bị đất trồng đậu nành.......................................................................................82 3.3 Bón phân chăm sóc và quản lý sâu bệnh....................................................................84 iv
- 4. Dịch hại cây đậu nành..................................................................................................86 4.1 Côn trùng hại đậu nành...............................................................................................86 4.2 Bệnh hại trên cây đậu nành.........................................................................................88 v
- DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Thành phần của nước dừa tươi 3 1.2 4 Thành phần acid béo của dầu dừa 1.3 Diện tích trồng dừa ở một số vùng canh tác chính trên thế giới (Perley, 7 1992) 1.4 Sản lượng dừa của Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới (FAO, 2001). 8 1.5 Bón phân urê, super lân và KCl (kg/cây/năm) cho dừa nhỏ và đang cho 21 trái. 2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới từ năm 2006-2008 30 2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường của thế giới từ năm 2008-2015 30 2.3 Các nước sản xuất đường lớn trên thế giới trong niên vụ 2007-2008 32 2.4 Diện tích, năng suất và sản lượng mía của tỉnh Sóc Trăng năm 2005 và 36 2006. 3.1 Sản lượng đậu phộng các miền trong nước từ 2000 - 2008 (nghìn tấn). 51 3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng trên thế giới và một số 52 nước châu Á năm 2000 và 2008 (FAO, 2010). 4.1 Diện tích trồng đậu nành của một số tỉnh ở Việt Nam (ngàn ha) (Tổng 70 Cục thống kê, 2009). 4.2 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành của một số nước trên thế 72 giới (FAO, 2010). 4.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu nành. 84 vi
- DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Một vài công dụng của dừa (a) trái dừa, (b) phát hoa dừa. 6 1.2 Rễ dừa a) rễ chùm mọc từ phần đáy thân, (b) dừa có rễ khí sinh mọc ra 9 do ngập nước. 1.3 Thân dừa: (a) Thân dừa cao, (b) Thân dừa lùn 10 1.4 Hoa dừa, (a) hoa đực, (b) hoa cái. 11 1.5 Cấu trúc trái dừa. 13 1.6 Dừa mọc mầm và mộng phát triển hút chất dinh dưỡng bên trong 18 gáo dừa 1.7 a) Kiến vương 1 sừng; b) kiến vương 2 sừng. 22 1.8 Thành trùng của đuông dừa. 23 1.9 Vòng đời của bọ dừa (Brontispa longissima Gestro). 24 2.1 Đoạn mía 1 mắt mầm. 39 3.1 Hoa đậu phộng. 54 3.2 Hạt đậu phộng. 55 3.3 Sâu ăn tạp hại đậu phộng. 64 3.4 Sâu cuốn lá hại đậu phộng 65 4.1 Các sản phẩm làm từ đậu nành. 68 4.2 Nốt sần trên rễ cây đậu nành. 73 4.3 Hình dạng hoa đậu nành: a) hoa màu tím, b) hoa màu trắng. 78 4.4 a) Trái đậu còn non, b) Trái đậu đã chín, c) Hạt đậu nành. 80 4.5 a) Dòi đục thân gây hại, b) thành trùng của dòi đục thân. 86 4.6 Sâu đục trái gây hại trên đậu nành. 87 vii
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Kỹ thuật canh tác và dịch hại trên cây công nghiệp Mã mô đun: MĐ09 I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Là mô đun chuyên môn nghề được bố trí sau khi người học đã học xong chương trình các môn học chung và các môn học cơ sở chuyên ngành. - Tính chất: Là mô đun nghiên cứu về biện pháp canh tác và một số loại dịch hại trính trên nhóm cây công nghiệp tai ĐBSCL bao gồm cây dừa, cây mía, cây đậu phộng và cây đậu nành. II. Mục tiêu mô đun - Về kiến thức: Trình bày được một số đặc điểm cơ bản và kỹ thuật canh tác của cây công nghiệp. - Về kỹ năng: Chuẩn đoán được một số dịch hại trên cây công nghiệp như mía, dừa, đậu phộng và đậu nành - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập, lao động, trong thực hành nhóm và trong kiểm tra. 1
- NỘI DUNG MÔ ĐUN: BÀI MỞ ĐẦU MĐ 09 - 00 1. Tầm quan trọng của mô đun Kỹ thuật canh tác và dịch hại trên cây công nghiệp là mô đun tự chọn của chương trình trung cấp nghề Bảo vệ thực vật. Đây là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. 2. Nội dung chương trình mô đun Nội dung mô đun cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về biện pháp canh tác và một số loại dịch hại chính trên nhóm cây công nghiệp tại ĐBSCL bao gồm cây dừa, cây mía, cây đậu phộng và cây đậu nành. 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Kỹ thuật canh tác và dịch hại trên cây công nghiệp là mô đun chuyên ngành quan trọng có mối liên hệ đến các mô đun cơ sở ngành và hỗ trợ cho các mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo nghề bảo vệ thực vật. 4. Những yêu cầu chính với người học Cần nắm được kỹ thuật canh tác và nhận diện được một số loại dịch hại chính trên nhóm cây công nghiệp tại ĐBSCL bao gồm cây dừa, cây mía, cây đậu phộng và cây đậu nành. BÀI 1: CÂY DỪA 2
- MĐ09 – 01 Mục tiêu của bài: - Trình bày được một số đặc điểm cơ bản về cây dừa. - Có khả năng trồng và chăm sóc cây dừa. - Chú ý an toàn lao động và tác phong công nghiệp. 1. Giá trị dinh dưỡng, kinh tế và tình hình sản xuất 1.1 Giá trị dinh dưỡng Giá trị năng lượng của dừa tươi là 17,4 calo/100g. Carbohydrate trong nước dừa chiếm 4%, khoáng chiếm 0,4%. Ngoài ra, trong nước dừa còn những dưỡng chất khác rất tốt cho người sử dụng. Bảng 1.1 Thành phần của nước dừa tươi Thành phần % Trọng lượng Nước 95,5 Carbohydrate 4,0 Chất khoáng 0,4 Protein 0,1 Chất béo 0,1 Sắt 0,05 Ca 0,02 Phosphorus 0,01 Hàm lượng dầu trong Copra dao động trong khoảng 65-74%, tùy thuộc vào giống và môi trường canh tác. Các acid béo của dầu dừa, trong đó 44-51% là Lauric acid (Bảng 1.2). Các acid béo không bảo hòa trong dầu dừa có hàm lượng thấp nên giúp cho dầu dừa chống lại việc trở mùi. Điểm nóng của dầu dừa từ 24-27 0C và ổn định không bị trở mùi, chính nhờ đặc tính này mà dầu dừa là chất cực tốt dùng trong chế biến thực phẩm (Jones,1989). Tuy nhiên, việc sử dụng dầu dừa có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người là vấn đề tranh cãi của nhiều cuộc tranh luận bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự tiêu thụ loại dầu “nhiệt đới” này. Dầu dừa chứa nhiều acid béo bảo hòa (92%), chỉ có 6% acid đơn và 2% acid đa không bảo hòa được cho là có ảnh hưởng đến tim mạch của 3
- người sử dụng vì có liên quan đến việc làm gia tăng hàm lượng cholesterol trong máu do chứa nhiều lauric, myristic và palmitic acid. Bảng 1.2 Thành phần acid béo của dầu dừa. Acid béo Chuỗi carbon Phần trăm (%) Caproic C6 0,5 Caprylic C8 8,0 Capric C10 6,4 Lauric C12 47,3 Mycristic C14 17,6 Palmitic C16 8,4 Stearic, Oleic, Linoleic C18 10,5 1.2 Giá trị kinh tế Dừa là một cây công nghiệp lâu năm. Các sản phẩm từ dừa rất đa dạng, phong phú và các sản phẩm từ dừa là nguồn nguyên liệu cơ bản của công nghiệp chế biến, cung cấp thực phẩm cho con người, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cung cấp hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày của nhân dân và có giá trị xuất khẩu cao. Ngoài ra, sản phẩm từ dừa còn làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, tôm, cá. Trung bình 50 triệu trái dừa sẽ thu được 12.600 tấn cơm dừa và ép ra được 6.930 tấn dầu dừa thô, xác cơm dừa sau khi ép dầu có thể nuôi 600 tấn heo hơi. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo sản xuất từ các bộ phận trên cây dừa không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là các mặt hàng xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Ngoài ra, các mương trong vườn dừa giữ nhiệt độ luôn ấm áp rất thích hợp với nghề nuôi trồng thủy sản như tôm, cá để tiêu dùng nội địa hoặc xuất khẩu. Tính giá trị sản xuất hàng hóa của 1 ha vườn dừa thì thu hoạch lớn hơn nhiều so với các loại cây lâu năm khác. Đồng thời, trồng dừa mang lại tác dụng thiết thực trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế được tình trạng sụp lở đất đai dọc theo các sông, kênh rạch lớn. Theo Lê Hữu Trung (2004) cho rằng các bộ phận từ cây dừa như: rễ dừa, thân dừa, lá dừa, đọt dừa, gáo dừa, nước dừa, xơ dừa...còn có các công dụng rất thiết thực trong đời sống hằng ngày của người dân. 4
- - Vỏ dừa dùng làm chất đốt, lấy xơ dừa, mụn dừa. Xơ dừa chống lại sự tấn công của vi khuẩn và nấm nên được dùng làm nệm, thảm, dây thừng...; mụn dừa dùng làm phân hữu cơ, giá thể gieo trồng. - Gáo dừa dùng để làm hàng thủ công mỹ nghệ, vật dụng trong gia đình. - Phần cùi (cơm) dừa trắng ăn được và được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn. Cơm dừa khô là nguyên liệu sản xuất dầu dừa. - Nước dừa tươi (khoảng 7 tháng) được dùng làm nước giải khát rất tốt tại nhiều vùng nhiệt đới. Nước dừa là vô trùng khi quả dừa chưa bị bổ ra và có thể dùng làm dung dịch truyền trong y tế trong những năm chiến tranh, được dùng trong trường hợp bị bệnh đường ruột, tiêu chảy, mữa để chống mất nước. Nó cũng được dùng để sản xuất món tráng miệng dạng sệt có tên gọi Thạch dừa (nata de coco). - Cây cảnh: những cây dừa lạ (do biến dị) được trồng làm cảnh, chủ yếu tại Philippines, tại đây nó được gọi là macapuno. - Sữa dừa, ở miền Nam gọi là nước cốt dừa (chứa khoảng 17% chất béo) được tạo ra từ cơm dừa đã nạo nhỏ hòa với nước nóng hay sữa nóng. Nước cốt dừa là thành phần chủ yếu của các món ăn vùng Đông Nam Á và Việt Nam. Các bã sợi cơm dừa còn lại từ việc sản xuất sữa dừa được dùng làm thức ăn cho gia súc. - Kẹo dừa là món đồ ngọt thông dụng tại Việt Nam, nguyên liệu chính là nước cốt dừa cô đặc pha hương vị lá dứa, sầu riêng hoặc Sôcôla. - Mứt dừa được làm từ cơm dừa được cắt sợi và sên với đường cát để khô dùng trong ngày tết ở Việt Nam. - Kem dừa là lớp chất nổi lên trên khi sữa dừa bị làm lạnh. - Nhựa dừa thu được từ việc rạch các cụm hoa dừa được lên men để sản xuất rượu vang dừa (ở Philippines gọi là tuba). - Lá là nguồn cung cấp vật liệu làm mái che, làm một số loại giỏ đựng đồ và làm chổi dừa. - Các gân giữa của các lá (chét) có độ cứng thích hợp cho việc làm các que xiên (để nướng thịt chẳng hạn) trong nấu ăn. 5
- - Phần bên trong của lá non đang lớn cũng có thể thu hoạch làm tim dừa và nó được coi là một loại đặc sản. Kiểu thu hái này cũng làm chết cây dừa. Tim dừa thường được ăn trong các món rau trộn; các món rau trộn như thế đôi khi được gọi là "salad triệu phú". - Gỗ dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng đặc biệt (nổi tiếng nhất là cung điện Dừa tại Manila). Người Hawaii còn đục rỗng thân cây dừa để làm trống, thùng chứa hay các loại xuồng nhỏ. - Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ. Nó còn được dùng để đánh răng. - Củ hũ dừa là phần lõi trong thân cây dừa, đôi khi cũng được dùng làm món ăn (bánh xèo). a) a) b) a Hình 1.1. Một vài công dụng của dừa (a) trái dừa, (b) phát hoa dừa. Vì thế, việc duy trì và phát triển diện tích trồng dừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và giữ vị trí quan trọng, nhất là đối với các tỉnh vùng ĐBSCL và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. 1.3 Tình hình sản xuất 1.3.1 Thế giới Diện tích dừa được canh tác trên toàn thế giới chiếm khoảng 11,6 triệu ha (khoảng 50 tỉ trái) gồm 86 quốc gia mà chủ yếu nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó còn có 3 vùng sản xuất dừa rộng lớn khác là Đông Phi, Trung Mỹ và Nam Mỹ (Persley,1992) (Bảng 1.3). Philippines có diện tích trồng dừa lớn nhất thế giới, kế đến là Indonesia, Ấn Độ. 6
- Bảng 1.3 Diện tích trồng dừa ở một số vùng canh tác chính trên thế giới (Perley, 1992) Quốc gia Diện tích (ha) Châu Á Ấn Độ 1.183.000 Indonesia 3.050.000 Philippines 3.270.000 Châu Phi Tanzania 260.000 Ivory Coast 32.0000 Trung và Nam Mỹ Mexico 110.000 Jamica 50.000 Quần đảo Thái Bình Dương Kiribati 36.000 Các nước khác 23.000 Trong vòng 7 năm từ 1990 đến 1997, sản lượng dừa trên thế giới tăng khoảng 10 triệu tấn nhưng sau đó giảm dần đến năm 2000 còn 46.482.000 tấn (Bảng 1.4). Bảng 1.4 Sản lượng dừa của Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới (FAO, 2001). 1990 1997 1998 1999 2000 Châu Á-Thái Bình Dương 37 766 46 810 44 518 39 942 40 533 Các nước còn lại 4 688 5 728 5 813 5 790 5 948 Toàn thế giới 42 455 52 538 50 311 45 732 46 482 1.3.2 Trong nước Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều nhất ở các tỉnh ĐBSCL như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang. Trong đó, Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất nước (35.000 ha) (tổng diện tích trồng của các nước năm 2003 là 135.000 ha), cung cấp khoảng 200 triệu trái/năm. Hàng năm, tỉnh đã xuất khẩu 40 triệu trái sang Trung Quốc, Cambodia và Nam Triều Tiên. Diện tích trồng dừa của Việt Nam hiện nay vào khoảng 220.000 ha với năng suất bình quân là 36 - 38 quả/cây/năm, năng suất cơm dừa khô (copra) đạt 1 - 1,2 tấn/ha/năm. 2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái 2.1 Đặc điểm thực vật học cây dừa 7
- 2.1.1 Rễ Dừa không có rễ cọc và rễ mọc bất định ở phần gốc thân, chúng thường mọc dài ngang ra 5-7 m và sâu 0,3-1,2 m (Perley, 1992; Reynold, 1988), lúc mới mọc có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu đỏ nâu. Cá biệt rễ có thể mọc dài 30 m và mọc sâu đến 5,5 m cũng đã được tìm thấy (Ohler, 1984). Đặc điểm của rễ dừa là không có lông hút mà chỉ có những rễ nhỏ là rễ dinh dưỡng. Những rễ nhỏ hình thành trên rễ chính và hoạt động như là rễ hô hấp trao đổi khí giúp cho dừa chịu đựng được sự ngập nước. Rễ mọc từ bầu rễ gần như suốt đời cây dừa, mỗi cây có từ 5.000 - 10.000 rễ chính tùy thuộc điều kiện môi trường. a b Hình 1.2. Rễ dừa a) rễ chùm mọc từ phần đáy thân, (b) dừa có rễ khí sinh mọc ra do ngập nước. 2.1.2 Thân Trong giai đoạn đầu mới trồng, chiều dài lóng trên thân dừa ngắn và chậm phát triển, đến khi chiều ngang của thân phát triển đầy đủ thì cây mới bắt đầu cao lên tiến trình này có thể kéo dài đến 4 năm tùy thuộc vào giống (Ohler, 1984 trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005). Dừa có thể cao đến 35 m, không có nhánh, thân cột to chắc, đường kính phần dưới của thân có thể đạt 1 m, phần trên có đường kính không quá 0,3 m; thân cây có mang nhiều sẹo lá, khoảng cách giữa các sẹo lá rộng chứng tỏ dừa bị thiếu ánh 8
- sáng. Thân dừa không có tượng tầng (tầng phát sinh gỗ) bên ngoài, một khi thân dừa bị tổn thương thì không khôi phục được và đường kính thân cũng không lớn ra thêm theo thời gian. Chính vì vậy, quan sát đường kính thân lớn nhỏ của 1 đoạn thân có thể biết sự bất lợi của dừa trong quá khứ. Theo Wrigley (1969, trích dẫn bởi Mc Gregor, 1976) cho biết nhóm dừa lùn có đời sống ngắn hơn nhóm dừa cao và có trữ lượng dầu kém hơn. Cây có thể chịu được nhiệt độ lạnh nhẹ nhưng về cơ bản nó vẫn là cây nhiệt đới. a b Hình 1.3 Thân dừa: (a) Thân dừa cao, (b) Thân dừa lùn 2.1.3 Lá Lá dừa rất to gồm 1 bẹ lá ôm trọn thân, mọc theo hình xoắn ốc. Lá này mọc cách lá kia theo một gốc 140o, diệp tự 2/5 hay là cứ hai vòng xoắn ốc thì hai lá ở cùng vị trí. Bẹ gồm 1 phần cứng và yếm dừa nhiều xơ đan chéo nhau. Tàu lá dừa có 1 sống chính mang hai hàng lá phụ 2 bên, dạng hình lông chim, tàu lá dài từ 4,5-6 m, rộng từ 0,5-0,8 m, nặng từ 10-15 kg. Lá phụ nhỏ, hẹp dài khoảng 1 m, có khoảng 200 lá 9
- mọc không đối xứng 2 bên sống chính và thường chênh nhau 4-5 lá. Lá phụ có 1 gân chính và nhiều gân phụ song hành, mặt trên có màu xanh láng hơn mặt dưới. Ở điều kiện thuận lợi trung bình mỗi tháng dừa cho ra một tàu lá, nếu bất lợi phải 2-3 tháng mới ra một tàu. Đời sống của một tàu lá trung bình khoảng 4-5 năm. Như vậy số lá trên cây nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào thời gian ra lá. 2.1.4 Hoa * Phát hoa và hoa Dừa có phát hoa sau khi trồng khoảng 3-8 năm (nhóm dừa cao từ 5-8 năm còn nhóm dừa lùn từ 3-4 năm). Theo Ray (2002) đối với những giống dừa cao thường có hoa bắt đầu vào năm thứ 6 hoặc thứ 7, còn đối với nhóm dừa lùn thì có hoa sớm hơn. Phát hoa rất to, trổ quanh năm ở nách lá, mỗi nách lá có một phát hoa, lúc đầu phát hoa trong một lá bắc dầy gọi là mo dừa (thật ra có 2 mo, mo nhỏ ở ngoài và mo lớn ở trong), mo càng lớn sau này có buồng càng to. Phát hoa có nhiều nhánh, dài từ 0,6-1,2 m, mang hoa. Dừa là một giống đồng chu, nghĩa là hoa đực và hoa cái ở riêng trên cùng 1 nhánh của phát hoa, hoa đực ở ngoài chóp nhánh còn hoa cái ở trong gần đáy nhánh, thông thường mỗi nhánh hoa có một hoa cái Hoa đực dài 8 mm, 3 lá đài, 3 cánh hoa màu vàng và 6 tiểu nhị với nhụy cái lép ở giữa. Hoa cái lớn hơn khoảng 25 mm, có 3 lá đài làm thành một hộp, và 3 cánh hoa cũng tương tự nhưng nhỏ hơn; vòi nhụy ngắn với 3 nướm, 3 tâm bì, mỗi tâm bì chứa 1 tiểu noãn nhưng chỉ có 1 tiểu noãn phát triển. Theo Aldaba (1921), Ochse và ctv. (1961) trích dẫn bởi Gregos, (1976), mỗi phát hoa có khoảng 8.000 hoa đực chiếm hầu hết phát hoa, với 1-30 hoa cái/ buồng. a b 10
- Hình 1.4. Hoa dừa, (a) hoa đực, (b) hoa cái. * Sự nở hoa Theo Tôn Thất Trình (1974) thì vài ngày sau khi mo mở là hoa đực đã nở. Các hoa bên trên phát hoa nở trước hoa bên dưới, hoa đực nở từ 6 giờ sáng đến giữa trưa là rụng. Hoa cái nở và thụ phấn trong vòng 4 ngày mới tàn. Các hoa đực trên cùng một phát hoa nở sớm hơn hoa cái khoảng 1 tháng đối với nhóm dừa cao và khoảng 1 tuần đối với nhóm dừa lùn. Thời kỳ hoa đực nở trên một phát hoa có thể kéo dài từ 18 đến 38 ngày; còn hoa cái từ 2 đến 12 ngày. Nhờ pha trùng lấp này mà hoa cái có thể nhận phấn từ hoa đực trên cùng một phát hoa. * Sự thụ phấn Do hoa dừa là hoa đơn tính nên sự thụ phấn phụ thuộc vào các tác nhân như: cây, gió, chim, động vật nhỏ, côn trùng bao gồm kiến, ong, ruồi, sâu,…Trong đó ong mật có vai trò quan trọng nhất (Scholdt, 1996). Scholdt và Mitchell (1967) cho là nguồn gốc phấn hoa không ảnh hưởng tỉ lệ đậu trái hay năng suất dừa. Hoa cái thụ phấn khi nướm nhụy tách ra làm 3, tiết chất nhờn và mật hoa. Khi hoa cái trở màu nâu và hết tiết mật hoa là không còn thụ phấn nữa. Thụ phấn có hiệu quả nhất là ngày đầu tiên nướm nhụy cái nở và chỉ có một hạt phấn đủ để thụ phấn cho một noãn. Sự thụ phấn chéo xảy ra ở nhóm dừa cao, còn nhóm dừa lùn hoa cái nhận phấn trước khi hoa đực chấm dứt nở, cho nên có thể nhận phấn của cùng một phát hoa. 2.1.5 Trái Trái dừa phát triển từ bầu noãn có 3 tâm bì có “mắt”, mỗi tâm bì có một tiểu noãn. Thông thường có 2 tiểu noãn không phát triển sau khi thụ phấn, chính vì vậy trong 3 mắt chỉ có 1 mắt chứa mầm của tiểu noãn phát triển (Ohler, 1984). “Mắt” dừa có chứa mầm thì mềm, 2 mắt còn lại không có mầm bị cứng do hóa gỗ. Mầm nhỏ nằm bên trong cơm dừa có tử diệp (mộng dừa) sẽ phù to khi mọc để tiêu hóa phôi nhũ. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Nông nghiệp hữu cơ (dành cho bậc Đại học)
97 p | 890 | 148
-
Giáo trình Cây sắn - Trần Ngọc Ngoạn
107 p | 446 | 104
-
Kỹ Thuật Canh Tác Đậu Xanh
8 p | 127 | 17
-
Giáo trình Hoa cây cảnh (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp
90 p | 42 | 16
-
Giáo trình Cây công nghiệp ngắn ngày (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
37 p | 38 | 10
-
Giáo trình Kỹ thuật canh tác rau, hoa - Nghề: Bảo vệ thực vật (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
225 p | 48 | 8
-
Giáo trình Cây công nghiệp (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp
105 p | 26 | 7
-
Kỹ thuật canh tác cây rau dền
4 p | 132 | 7
-
Giáo trình Hoa cây cảnh (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
42 p | 29 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật canh tác rau, hoa - Nghề: Bảo vệ thực vật - Trình độ: Trung cấp - CĐ Nghề Đà Lạt
225 p | 54 | 5
-
Giáo trình môn học/mô đun: Kỹ thuật canh tác rau, hoa (Nghề: Bảo vệ thực vật): Phần 1
88 p | 40 | 5
-
Giáo trình Cây màu (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
63 p | 24 | 5
-
Giáo trình Hệ thống canh tác (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
71 p | 24 | 4
-
Giáo trình Cây màu (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
27 p | 25 | 4
-
Giáo trình môn học/mô đun: Kỹ thuật canh tác rau, hoa (Nghề: Bảo vệ thực vật): Phần 2
137 p | 25 | 3
-
Giáo trình Cây màu (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
25 p | 27 | 3
-
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
11 p | 88 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn