Giáo trình Kỹ thuật chung về máy thi công xây dựng và công nghệ sửa chữa (Nghề: Máy thi công xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2012)
lượt xem 5
download
Giáo trình Kỹ thuật chung về máy thi công xây dựng và công nghệ sửa chữa (Nghề: Máy thi công xây dựng - Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Tổng quan chung về máy thi công xây dựng; Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong; Nguyên lý làm việc của đông cơ 4 kỳ, 2 kỳ; Động cơ nhiều xy lanh; Nhận dang sai hỏng và mài mòn chi tiết; Phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hồi chi tiết bị mài mòn; Làm sạch và kiểm tra chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật chung về máy thi công xây dựng và công nghệ sửa chữa (Nghề: Máy thi công xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2012)
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT CHUNG VỀ MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NGHỀ: Máy thi công xây dựng 1
- Quyển số:.......... ỔNG CỤC DẠY NGHỀ GIÁO TRÌNH Mô đun: KỸ THUẬT CHUNG VỀ MÁY THI CÔNG XÂY DựNG VÀ CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NGHỀ: CÔNG NGHỆ MÁY THI CÔNG XÂY DựNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG HÀ NỘI 2012 2
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 15 LỜI GIỚI THIỆU Trong nhiều năm gần đây tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại máy thi công xây dựng ở nước ta khá nhanh. Nhiều kết cấu hiện đại đã trang bị cho máy thi công xây dựng nhằm thỏa mãn càng nhiều nhu cầu của người sử dụng. Trong mô đun cấu tạo chung về máy thi công xây dựng nhằm giúp người học thu được kiến thức chung về máy thi công xây dựng, như lịch sử phát triển của máy thi công xây dựng, phân loại, nhận biết được một số bộ phận, hệ thống chính của máy thi công xây dựng. Nhận biết được các khái niệm và nguyên lý hoạt động của động cơ, máy thi công xây dựng. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm bảy bài: Bài 1.Tổng quan chung về máy thi công xây dựng Bài 2. Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong Bài 3. Nguyên lý làm việc của đông cơ 4 kỳ, 2 kỳ. Bài 4. Động cơ nhiều xy lanh Bài 5. Nhận dang sai hỏng và mài mòn chi tiết. Bài 6. Phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hồi chi tiết bị mài mòn Bài 7. Làm sạch và kiểm tra chi tiết Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình Tổng cục Dạy nghề, sắp xếp logic từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ xăng, Diesel 4 kỳ, 2 kỳ. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Xin chân trọng cảm ơn Tổng cục Dạy nghề, khoa công nghệ ô tô, trường Cao đẳng Cơ Giới Ninh Bình cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Ninh Bình, ngày…..tháng…. năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Trương Đình Điệp 1
- MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Mục lục 2 Bài 1. Tổng quan chung về máy thi công xây dựng 6 Bài 2. Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong 31 Bài 3. Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ, 2 kỳ. 37 Bài 4. Động cơ nhiều xy lanh 47 Bài 5.Nhận dạng sai hỏng và mài mòn chi tiết. 52 Bài 6. Phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hồi chi tiết bị 58 mài mòn Bài 7. Làm sạch và kiểm tra chi tiết 63 ` 2
- KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA Mã mô đun: MĐ 17 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò môn học/mô đun - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa: Giúp sinh viên nhận biết được những vấn đề chung nhất của máy thi công xây dựng. Là mô đun mở đầu của các mô đun thuộc chuyên ngành máy thi công xây dựng, giới thiệu cho sinh viên nhận dạng các cơ cấu, hệ thống của máy thi công xây dựng. Giới thiệu các thuật ngữ cơ bản và sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong. - Vai trò: là mô đun chuyên môn nghề thuộc chuyên ngành công nghệ máy thi công xây dựng Mục tiêu của mô đun + Trình bày được vai trò và lịch sử phát triển của máy thi công xây dựng + Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các bộ phận cơ bản trên máy thi công xây dựng + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ một xy lanh và nhiều xy lanh dùng nhiên liệu xăng, Diesel loại bốn kỳ, hai kỳ + Lập được bảng thứ tự nổ của động cơ nhiều xy lanh + Nhận dạng được các cơ cấu, hệ thống, tổng thành cơ bản trên máy thi công xây dựng. + Phát biểu được khái niệm về hiện tượng, quá trình các giai đoạn mài mòn, các phương pháp tổ chức và biện pháp sửa chữa chi tiết + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ máy thi công xây dựng. + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của sinh viên. 3
- BÀI 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG Mã số của bài 1: MĐ 15 - 01 Mục tiêu: - Phát biểu đúng khái niệm, phân loại và lịch sử phát triển máy thi công xây dựng - Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu và cấu tạo của các bộ phận chính trong máy thi công xây dựng - Nhận dạng đúng các bộ phận và các loại máy thi công xây dựng - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ máy thi công xây dựng. Nội dung: 1.1 KHÁI NIỆM VỀ MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG Máy thi công xây dựng là các loại xe máy chạy bằng động lực (Điện, xăng dầu, khí nén…) được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như: Máy trộn bê tông, cần cẩu, máy đào xúc đất, máy ủi, máy đóng cọc, ô tô vận chuyển đất đá ở công trường… 1.2 LỊCH SỬ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG - Từ đầu thế kỷ XIX khi động cơ hơi nước ra đời đồng thời cũng xuất hiện máy móc xây dựng . - Năm 1812 đã xuất hiện máy nạo vét lòng sông - Năm 1836 máy xúc có dung tích gầu q = 1.14m3 và năng suất (30 – 40) m3/h ra đời . - Tiếp theo là máy trộn bêtông, thang máy…chạy bằng động cơ hơi nước được sản xuất. Khi động cơ đốt trong, động cơ điện, khí nén…được chế tạo thì máy móc xây dựng cũng được hoàn thiện theo và đạt tới trình độ hoàn hảo. Ở nước ta, từ chỗ chỉ có vài chục máy lu hơi nước và máy trộn bêtông do Pháp để lại từ 1954, đến nay lực lượng máy xây dựng trong toàn quốc đã có khoảng 100 nghìn máy và thiết bị các loại. Các máy xây dựng này chủ yếu được trang bị cho các nghành thuộc Bộ xây dựng, Bộ giao thông vận tải và Bộ thuỷ lợi, số còn lại nằm rải rác trong các nghành kinh tế khác. 1.3. PHÂN LOẠI MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG - Theo hình thức điều khiển bộ công tác: Máy điều khiển bằng khí nén; Máy điều khiển bằng thủy lực; Máy điều khiển cơ khí. - Theo hình thích bộ di chuyển: Máy di chuyển kiểu bước; Máy di chuyển trên phao nổi; Máy di chuyển bằng bánh sắt đặt trên ray; Máy di chuyển bằng bánh hơi; Máy di chuyển bằng bánh xích. 4
- - Theo dạng nguồn động lực: Máy chạy bằng thủy lực; Máy chạy bằng khí nén; Máy chạy bằng động cơ điện. - Theo tính chất công việc hoặc theo công dụng + Máy xây dựng phục vụ cho từng ngành đường sắt, hầm, cầu, đường bộ. + Máy xây dựng phục vụ cho công tác đổ bê tông: xe vận chuyển bê tông, máy trộn bê tông, máy đầm rung bê tông, trạm trộn bê tông, máy đầm dùi bê tông, máy đầm thước bê tông... + Máy đầm thước + Máy gia cố nền móng: máy ép cọc, đóng cọc, khoan cọc... + Máy giá công suất thép: máy cắt, uốn, hàn sắt thép. Máy gia công đá: Phục vụ cho việc sàng, nghiền phân loại và rửa sỏi, đá, quặng... + Máy làm đất: bao gồm các loại máy như máy đầm cóc, xe đầm rung... + Máy phát lực: là những máy có động cơ nổ, động cơ hơi nước, động cơ điện hay thủy lực. Máy nâng chuyển bao gồm các loại máy sau: + Máy vận chuyển ngang: Hướng vận chuyển song song với mặt đất, di chuyển trên đường sắt, đường bộ, đường không. + Máy vận chuyển liên tục: Hướng vận chuyển có thể nghiêng, ngang, thẳng đứng nhưng đặc điểm là được vận chuyển thành một dòng liên tục như gầu tải, băng tải... + Máy vận chuyển theo phương đứng: Kích thủy lực, Pa lăng, pa lăng xích kéo tay, pa lăng xích lắc tay, tời điện, cổng trục.... 1.4. SƠ ĐỒ CHUNG MỘT SỐ MÁY THI CÔNG 1.4.1. Sơ đồ chung máy xúc (loại bánh lốp, loại bánh xích) a. Sơ đồ chung máy xúc bánh lốp: 5
- Hình 1.1. Sơ đồ chung máy xúc bánh lốp 1. Động cơ 2. Cần chính 3. Xi lanh cần phụ 4. Xi lanh nâng cần chính 5. Bàn quay 6. Tay cần phụ(tay gầu) 7. Xi lanh gầu 8. Thanh giằng; 9. Gầu xúc 10. Lưỡi san ủi 11 - Bộ di chuyển bánh hơi 12– Chân chống Tổng thể máy xúc gầu ngược bao gồm: Cần số (2) là một dầm cong liên tục, có tiết diện hình hộp, được liên kết với bàn quay số (5) bằng khớp bản lề (O1). Tay gầu số (6) được liên kết với đầu cần bằng khớp bản lề (O2). Gầu số (9) được liên kết với tay gầu bằng khớp bản lề (O3) và hai thanh giằng số (8). Xi lanh số (4) để nâng hạ thiết bị làm việc. Xi lanh số (3) để điều khiển tay gầu. Xi lanh số (7) để quay gầu quanh khớp (O3). Bộ phận di chuyển của máy xúc là hệ thống di chuyển bằng bánh lốp có hai cầu chủ động. Bộ truyền động cơ khí của bộ phận di chuyển của nó bao gồm hộp số, truyền động các đăng, truyền lực chính, cầu trước và cầu sau chủ động. Bộ truyền động thủy lực của hệ thống di chuyển bao gồm bơm được dẫn động bằng động cơ điesel, hệ thống van, mô tơ thủy lực... Thiết bị di chuyển bánh hơi sử dụng dẫn động thuỷ lực đã làm cho kết cấu của khung di động và bộ di chuyển đơn giản đi rất nhiều.Việc sử dụng hệ truyền dẫn thuỷ lực cho phép điều 6
- khiển máy xúc thuận tiện hơn và tốc độ trung bình tăng lên. Việc sử dụng các bơm điều chỉnh tự động có bộ phận điều chỉnh vô cấp, cung cấp dầu cao áp cho các động cơ thuỷ lực vận hành làm tăng thêm đặc tính hoạt động của máy. Hiện nay, nhằm tăng thêm độ ổn định của máy xúc bánh hơi khi làm việc người ta sử dụng chân chống ngoài có dẫn động thuỷ lực được điều khiển từ buồng lái. Toa quay của máy xúc được đặt trên khung di chuyển thông qua vòng ổ quay con lăn. ở trên toa quay có thiết bị động lực (động cơ điesel) và thiết bị thuỷ lực, hệ thống điều khiển, bộ phận quay, bình thuỷ lực, ca bin điều khiển, đối trọng và xi lanh thuỷ lực nâng cần là một bộ phận được lắp cố định với toa quay. Các bộ phận còn lại có thể tháo ra được khi thay thế thiết bị công tác này bằng một kiểu thiết bị công tác khác. Ca bin điều khiển được trang bị hệ thống thông gió, cách âm và các thiết bị khác để làm việc được ở các điều kiện thời tiết khác nhau. Trong buồng lái còn bố trí ghế ngồi êm, các thiết bị kiểm tra, đo lường và các cần điều khiển. Ngoài ra ca bin điều khiển còn được trang bị hệ thống chiếu sáng, tín hiệu,... Cơ cấu quay được dẫn động bằng một động cơ thuỷ lực và được truyền chuyển động quay thông qua hộp giảm tốc và bánh răng di động. ở đầu phía trên của trục bánh răng có lắp phanh đĩa kiểu thường đóng, vỏ bọc ngoài của nó được lắp vào giữa động cơ thuỷ lực và vỏ hộp giảm tốc. Khi không có áp lực ở trong hai ống dẫn công tác cung cấp dầu cho động cơ thuỷ lực thì phanh đĩa được đóng lại. Việc sử dụng phanh ở trên trục vào của hộp giảm tốc tạo ra khả năng giữ cho toa quay không bị quay dưới tác dụng của phụ tải ngang phát sinh trong lúc đào và dừng máy xúc trên đường dốc. Các hệ thống khác như hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống nâng hạ chân chống, lưỡi ủi... 7
- b. Sơ đồ chung máy xúc bánh xích: Hình 1.2. Cấu tạo bên ngoài máy xúc Komat’su PC-400 1. Gàu xúc 2. Tay cần phụ 3. Xi lanh quay gầu 4. Xi lanh tay cần 5. Cần chính 6. Ca bin điều khiển 7. Ngăn thùng chứa đồ nghề 8. Đối trọng 9. Bàn quay 10. Vành răng quay toa 11. Xích di chuyển 12. Xi lanh nâng cần. - Kết cấu của máy gồm có hai phần chính: Phần gầm (di chuyển xích) và phần thiết bị công tác(thiết bị làm việc). + Phần gầm máy : Cơ cấu di chuyển chủ yếu dùng để di chuyển máy trong công trường. Nếu cần di chuyển máy với cự ly lớn phải có thiết bị vận chuyển chuyên dùng. Cơ cấu quay dùng để thay đổi vị trí của gầu trong mặt phẳng ngang trong quá trình đào và đổ đất. Trên bàn quay (9) người ta bố trí động cơ, các bộ truyền động, cơ cấu điều khiển… Ca bin (6) là nơi tập trung cơ cấu điều 8
- khiển toàn bộ quá trình hoạt động của máy. Đối trọng (8) là bộ phận cân bằng bàn quay và ổn định của máy. + Phần thiết bị công tác: Cần chính (5) một đầu được lắp khớp trụ với bàn quay còn đầu kia được lắp với tay cần phụ. Cần được nâng lên hạ xuống nhờ xi lanh nâng cần (12) (còn gọi là ty ben đứng). Tay cần phụ (2) một đầu lắp khớp trụ với cần chính còn đầu kia lắp với gầu xúc và co - duỗi nhờ xi lanh tay cần (4). Quá trình đào và đổ đất của gầu được thực hiện nhờ xi lanh gầu (3). Gầu (1), thường được lắp thêm các răng để làm việc ở nền đất cứng 1.4.2. Sơ đồ chung máy ủi Hình 1.3. Phía bên trái của máy ủi 1. Lưới tản nhiệt, 2. Động cơ, 3. Ống hút không khí, 4. Ghế lái, 5. Cabin,6. Hộp ắcqui, 7. Dàn cày 9
- Hình 1.4. Bên phải của máy ủi 1. Tời, 2. Móc kéo, 3. Thùng nhiên liệu, 4. Thùng dầu thủy lực, 5. Ca bin, 6. Cửa sổ, 7. Hộp đựng dụng cụ, 8. Ben ủi 1.4.3. Sơ đồ chung máy san Khung chính của máy san, (hình 9.1a ) có dạng như hình 9.1b, gồm hai phần Phần sau được đặt trên trục của các bánh xe chủ động số 8 để đặt ca bin, hệ thống điều khiển, động cơ Diezen chính, hộp số 9 và các bộ phận truyền chuyển động từ hộp số đến hộp ba lăng cân bằng số 1 (hay còn gọi là cầu cân bằng) rồi đến các bánh xe chủ động; Phần trước để treo thiết bị san và cụm dẫn động số 10 của cơ cấu quay bàn san trong mặt phẳng ngang nhờ hai xi lanh thủy lực số ố. Hai xi lanh thủy lực này được liên kết với phần trước của khung chính 10
- Hình 1.5. Cấu tạo chung máy san Thiết bị san gồm có bàn san số 3, khung kéo số 4 vàvòng răng số 7 để quay bàn san trong mặt phẳng ngang. Xi lanh số 5 được liên kết với phầntrước của khung chính đểđưa thiết bị san sang bên cạnh máy. Đầu trước của khung chính được đặt trên trục của các bánh xe dẫn hướng. Phần trước và phần sau của khung được hàn với nhau để tạo thành khung chính có dạng như hình 9.1b. Khung chính loại này có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo nhưng khi quay vòng, máy san cần phải có bán kính lớn. Khung chính có dạng như hình 9.1b thường được sử dụng ở những máy san trung bình và máy san loại nhẹ. 4.5. Sơ đồ chung máy lu 11
- Hình 1.6. Sơ đồ chung máy lu 1. Bánh lái 9. Động cơ chính 2. Tấm gạt vật liệu 10. Mái che 3. Khung động phía trước 11. Vô lăng lái 4. Đèn chiếu gần 12. Cần đảo chiều 5. Gương phản chiếu gần 13. Ghế ngồi 6. Thùng chứa nước 14. Khung sau 7. Gương phản chiếu xa 15. Bánh chủ động sau 8. Đèn chiếu xa 16. Bậc lên xuống 17. Xi lanh lái 1.5. CẤU TẠO CHUNG VỀ MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG 1.5.1. Động cơ - Nhiệm vụ + Động cơ xăng Biến đổi các dạng năng lượng thành cơ năng + Động cơ Diesel - Phân loại động cơ: + Động cơ khí Ga + Động cơ 2 kỳ + Động cơ 4 kỳ + Động cơ 5 kỳ 12
- 13
- 1.5.2. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền - Nhiệm vụ Là cơ cấu chính của động cơ, có nhiệm vụ tạo thành buồng đốt. Nhận và truyền áp lực chất khí giãn nở do nhiên liệu cháy trong xy lanh. Biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu truyền công suất ra ngoài, và truyền cho các cơ cấu và hệ thống khác của động cơ. Hình 1.7 Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 1.5.3.Cơ cấu phân phối khí Hình 1.8 Cơ cấu phân phối khí Hình 1.9 Cơ cấu phân phối khí xe đời cũ xe đời mới - Nhiệm vụ cơ cấu phân phối khí: có nhiệm vụ đóng mở các của hút, của xả để nạp đầy hỗn hợp (hoặc không khí) vào trong xy lanh và thải sạch khí đã cháy ra ngoài theo trình tự làm việc của động cơ.
- - Phân loại cơ cấu phân phối khí: + Loại su páp treo + Loại xu páp đặt bên cạn xy lanh + loại ngăn kéo + Loại phối hợp 1.5.4. Hệ thống bôi trơn - Nhiệm vụ Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ liên tục cung cấp dầu bôi trơn đến bề mặt ma sát của các chi tiết để giảm tiêu hao năng lượng do ma sát, chống mài mò do cơ học và mài mòn do hoá học, rửa sạch các bề mặt do mài mòn gây ra, làm nguội bề mặt ma sát, tăng cường sự kín Hình 1.9 Hệ thông bôi khít của khe hở. trơn - Phân loại + Bôi trơn đơn giản: pha dầu bôi trơn trong nhiên liệu + Bôi trơn vung té: nhờ trục khuỷu quay để vung té dầu bôi trơn + Bôi trơn cưỡng bức: dùng áp lực nhất định để đưa dầu đến các vị trí cần bôi trơn + Bôi trơn kết hợp 1.5.5. Hệ thống làm mát - Nhiệm vụ Có nhiệm vụ lấy bớt nhiệt lượng từ các chi tiết bị đốt nóng của động cơ, giữ cho động cơ làm việc ổn định ở nhiệt động thích hợp không cao hoặc quá thấp. Hình 1.10 Hệ thống làm mát - Phân loại a. Phân loại theo chất dẫn nhiệt ra khỏi động cơ + Hệ thống làm mát bằng không khí + Hệ thống làm mát bằng nước hoặc chất lỏng khác b. Phân loại hệ thống làm mát bằng nước + Loại tự lưu thông + Loại lưu thông cưỡng bức
- + Loại kết hợp
- 1.5.6. Hệ thống cung cấp nhiên liệu a. Hệ thống cung cấp nhiên liệu xăng Hình 1.11 Hệ thống cung Hình 1.12 Hệ thống cung cấp nhiên liệu xăng cấp nhiên liệu Diesel - Nhiệm vụ Hệ thống cung cấp của động cơ xăng có nhiệm vụ tạo thành hỗn hợp giữa hơi xăng và không khí với tỉ lệ thích hợp đưa vào trong xy lanh của động cơ và thải sản phẩm đã cháy ra ngoài, đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời, đều đặn hỗn hợp cho động cơ làm việc tốt ở các chế độ tải trọng. - Yêu cầu + Đảm bảo công suất động cơ. + Tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình động cơ hoạt động. + Hạn chế ô nhiễm môi trường và tiếng ồn khi động cơ hoạt động. - Phân loại Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng trên máy thi công xây dựng được chia thành hai loại: + Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hoà khí. + Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng vòi phun xăng. b. Hệ thống cung cấp nhiên liệu Diesel (hình 1.8) - Nhiệm vụ Hệ thống nhiên liệu Diesel có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu Diesel dưới dạng sương mù và không khí sạch vào buồng đốt để tạo thành hỗn hợp cho động, cung cấp kịp thời, đúng lúc phù hợp với các chế độ của động cơ và đồng đều trong tất cả các xylanh. - Yêu cầu + Nhiên liệu phun vào ở dạng tơi sương có áp suất phun cao, lượng nhiên liệu cung cấp phải chính xác phù hợp với tải trọng động cơ, thời điểm phun phải đúng, phun nhanh và dứt khoát. + Phun đúng thứ tự làm việc của động cơ, áp suất phun, lượng nhiên liệu phun, thời điểm phun phải như nhau ở các xylanh. + Hình dạng buồng đốt phải tạo ra sự xoáy lốc cho không khí trong xy lanh, khi nhiên liệu phun vào sẽ hoà trộn với không khí.
- - Phân loại Hệ thống cung cấp nhiên liệu Diesel được phân hai loại: + Loại tự chảy: nhiên liệu tự chảy từ thùng chứa đến bơm cao áp. Khi đó thùng chứa đặt cao hơn bơm cao áp. + Loại cưỡng bức: nhiên liệu được bơm hút từ thùng chứa đẩy đến bơm cao áp, bằng bơm chuyển nhiên liệu, thùng chứa thường được đặt xa, thấp hơn bơm cao áp. Dựa theo đặc điểm của hai chi tiết chính trong hệ thống đó là bơm cao áp và vòi phun, hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diesel được chia ra hai loại sau: + Hệ thống cung cấp nhiên liệu kiểu phân bơm: ở loại này bơm cao áp và vòi phun là hai chi tiết riêng biệt và được nối với nhau bằng đường ống dẫn nhiên liệu cao áp. + Hệ thống nhiên liệu kiểu bơm phân cao áp: ở loại này chức năng của bơm cao áp và vòi phun được thay thế bằng một thiết bị nhiều tác dụng được gọi bơm phun cao áp, nó được thực hiện tất cả các nhiệm vụ cung cấp điều chỉnh và phun nhiên liệu cao áp vào buồng đốt. 1.5.6.1. Gầm máy thi công xây dựng a. Nhiệm vụ hệ thống truyền lực: hệ thống truyền lực có nhiệm vụ truyền công suất của động cơ đến các bánh xe chủ động. b. Phân loại hệ thống truyền lực Theo cách bố trí, hệ thống truyền lực chia thành các loại sau đây: + FF (Front - Front) động cơ đặt trước, cầu trước chủ động + FR (Front - Rear) động cơ đặt trước, cầu sau chủ động + 4WD (4 wheel drive) 4 bánh chủ động + MR (midle – rear) Động cơ đặt giữa cầu sau chủ động + RR (Rear - Rear) Động cơ đặt sau cầu sau chủ động c.Yêu cầu của hệ thống truyền lực (hình 1.11) - Truyền công suất từ động cơ đến bánh xe chủ động với hiệu suất cao, độ tin cậy lớn. - Thay đổi được mô men của động cơ một cách dễ dàng - Cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng, sửa chữa. b. Yêu cầu Khi chế tạo và lắp đặt và sửa chữa ly hợp phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Truyền được mô men quay lớn nhất của động cơ mà không bị trượt ở bất kỳ chế độ hoạt động nào của động cơ. + Đóng ly hợp phải êm dịu để giảm tải trọng va đập sinh ra trong cơ cấu truyền lực khi sang số và khi máy thi công xây dựng chuyển động.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa - Nghề: Công nghệ ôtô (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
85 p | 91 | 17
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Tổng cục Dạy nghề
99 p | 69 | 13
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
54 p | 44 | 8
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Tổng cục giáo dục nghề nghiệp
76 p | 34 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)
68 p | 20 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ôtô và công nghệ sửa chữa (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Hải Phòng
59 p | 46 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
45 p | 30 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa - Nghề: Công nghệ ôtô (Trung Cấp) - CĐ Nghề Đà Lạt
85 p | 85 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường TCN Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
84 p | 26 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
59 p | 6 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ
108 p | 28 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa - Trường CĐ Nghề Đà Nẵng
70 p | 18 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường TCN Đông Sài Gòn
76 p | 9 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về máy nông nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
70 p | 11 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về máy thi công (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
50 p | 18 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
113 p | 20 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
77 p | 11 | 2
-
Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
77 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn