intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật gò (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kỹ thuật gò (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên gò được các chi tiết hình trụ, hình khối hộp chữ nhật, hình côn, ống rẽ với vật liệu tôn có chiều dày khác nhau phục vụ cho công việc lắp đặt, sửa chữa điều hòa, máy lạnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật gò (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ KHOA CƠ KHÍ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN : KỸ THUẬT GÒ NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH- ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày tháng năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ) Cần Thơ, năm 2021 (lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Kỹ thuật Gò là một trong những mô đun cơ sở của nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí được biên soạn dựa theo chương trình đào tạo chất lượng cao đã xây dựng và ban hành năm 2021 của trường Cao đẳng nghề Cần Thơ dành cho nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí hệ Cao đẳng. Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu, trong mỗi bài học đều có thí dụ và bài tập tương ứng để áp dụng và làm sáng tỏ phần lý thuyết. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm thực tế giảng dạy, thiết bị thực hành của trường, tham khảo đồng nghiệp, tham khảo các giáo trình hiện có và cập nhật những kiến thức mới có liên quan để phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 45 giờ gồm có: Bài 01 MĐ13- 01: An toàn lao động, sử dụng dụng cụ thiết bị Bài 02 MĐ13- 02: Cắt kim loại bằng kéo cắt tay Bài 03 MĐ13- 03: Gấp mép theo đường thẳng- Cung tròn Bài 04 MĐ13-04: Gò hình trụ Bài 05 MĐ13- 05: Gò hình côn Bài 06 MĐ 17- 06: Gò hình chữ nhựt Bài 07 MĐ 17- 07: Gò ống rẽ Giáo trình cũng là tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt cho các nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ điều chỉnh hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày tháng năm 202 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Trần Thanh Điền 2. Hồ Anh Sĩ 2
  4. MỤC LỤC Đề mục Trang Tuyên bố bản quyền 1 Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 Nội dung mô đun 6 1 Bài 1: An toàn lao động xưởng gò, sử dụng và bảo quản dụng cụ gò 10 1.Yêu cầu: 10 2. Chuẩn bị: 10 3. Nội dung 10 3.1. Nội qui xưởng: 10 3.2. An toan trong kỹ thuật gò. 10 3.3. Dụng cụ, thiết bị dùng trong nghề gò. 11 3.3.1. Dụng cụ vạch dấu 11 3.3.2. Dụng cụ đo kiểm 14 3.3.3. Các loại kéo cắt: 14 3.3.4. Các loại búa: 14 3.3.5. Dụng cụ kê: 14 3.3.6. Chụp móc mí: 15 3.3.7. May khoan 14 3.3.8. Máy mài: 14 3.3.9. Máy cuốn ba con lăn: 15 3.3.10. Máy cán chỉ nổi 16 3.3.11. Máy cắt kim loại tấm 16 2 Bài 2: Cắt kim loại bằng kéo bằng tay 18 1.Yêu cầu: 18 2. Chuẩn bị 18 3. Nội dung : 18 3.1. Sửa phẳng tôn: 18 3.1.1. Sửa phẳng tôn cong uốn:(tôn cong uốn tức là chưa thay đổi chiều 18 dầy vật liệu) 3.1.2. Sửa phẳng tôn bị biến dạng:(tôn bị biến dạng tức là đã thay đổi 18 chiều dầy vật liệu) 3.2. Lấy dấu 18 3.3. Cắt tôn 19 3.4. Kéo cắt tay 19 3.4.1.Cấu tạo 19 3 Bài 3. Gắp mép theo đường thẳng- cung tròn 21 I. Gấp mép theo đường thẳng. 21 1.Chuẩn bị 21 2. Viền chỉ 21 3.Móc mí 22 3.1.Móc mí đơn dọc 22 3.2. Móc mí đơn ngang 23 3.3. Móc mí kép dọc 23 3.4. Móc mí kép ngang 23 3
  5. 4. Các bước tiến hành: 24 5. Tán đinh quai 26 II. Gấp mép theo Cung tròn 27 1.Nôi dung chính 27 1.1.Đọc bản vẽ 27 1.2.Thiết bị – dụng cụ 27 1.3.Khai triển hình chóp ống khối côn 27 1.4 . Các lượng dư viền chỉ và móc mí 29 3. Các bước tiến hành 29 3.1.Vạch dấu – cắt phôi 29 3.2.Gò miệng và đế. 29 3.3.Móc mí hông. 29 3.4.Bẻ mí miệng và đế. 30 4. Các sai hỏng thường gặp 30 4 Bài 4: Gò hình trụ 31 1.1. Đọc bản vẽ. 31 1. 2.Thiết bị - dụng cụ. 31 1.3. Khai triển. 31 1.4.Tính toán cho lượng dư viền chỉ và móc mí: 31 3. Các bước tiến hành. 32 3.1.Vạch dấu , cắt phôi và cắt góc. 32 3.2.Bẻ mí, móc mí hông. 32 3.3.Bẻ mí viền chỉ miệng. 33 3.4.Cán chỉ nổi: 33 3.5. Móc mí đáy. 33 3.6. Tra cán : 34 4. Triển khai bài tập nhóm về nhà 35 5 Bài 5: Gò hình côn 36 1. Khai triển tính phôi 36 1.1. Đọc bản vẽ. 36 1.2. Khai triển hình nón cụt. 36 a) Phương pháp vẽ hình học: 36 b) Phương pháp đại số 36 2.3. Các lượng dư móc mí và viền chỉ: 37 3.Các bước tiến hành 37 2.4.Thiết bị- dụng 37 3.1.Vạch dấu – cắt phôi 37 3.2.Móc mí hông. 38 3.3.Viền chỉ miệng. 38 3.4.Cán chỉ nổi: 38 3.5.Móc mí đáy: 38 3.6.Làm quai và tán đinh quai 38 4. Kiểm tra 39 5. Các sai hỏng thường gặp 39 + Bài tập : Khai triển vạch dấu- cắt tôn theo hình vẽ 6.4 6 Bài 6: Gò hình chữ nhựt 41 4
  6. 1. Khai triển tính phôi 41 1.1. Đọc bản vẽ. 41 1.2. Thiết bị - dụng cụ 41 1.3. Khai triển hình hình hôp. 41 a) Phương pháp vẽ hình học: 41 b) Phương pháp đại số 41 1.4. Tinh lượng dư móc mí và viền chỉ: 42 1.5. Chọn phương pháp gia công góc 42 2. Các bước tiến hành 42 2.1.Vạch dấu – cắt góc 42 2.2.Sắn góc. 43 2.3.Bẻ cạnh. 43 2.4. Gói góc 44 2.5. Viền chỉ miệng 44 2.6.Làm quai và tán đinh quai 44 3. Kiểm tra 44 4. các dạng sai hỏng thường gặp 45 7 Bài 7: Gò ống rẽ 46 1.Yêu cầu kỹ thuật và điều kiện kỹ thuật khi khai triển gò ống rẽ chữ46 T. 2. Khai triển – tính phôi. 46 2.1.Đọc bản vẽ 46 2.2.Thiết bị – dụng cụ. 46 2.3.Khai triển ống rẽ: 47 a) Vẽ hình chiếu đứng của ống chữ T: 47 b) Khai triển ống A: 47 c) Cắt lỗ trước khi uốn ống B 47 2.4.Lượng dư móc mí 48 3. Các bước tiến hành 48 3.1.Vạch dấu – cắt phôi 48 3.2.Bẻ mí, cuốn tròn: 49 3.3.Móc mí hông 49 3.4.Bẻ mí đáy ống A 49 3.5.Ráp ống T: 49 4. Các dạng sai hỏng thường gặp 49 Bài tập thực hành 50 BÀI 1: Khai triễn ống chữ T (ống nhỏ gắn vào ống lớn) 50 Bài 2: Khai triển ống chũ T (Ống nhỏ gắn lệch tâm vào ống lớn ) 52 Bài 3: Khai triễn các chi tiết dạng khối đa diện 53 Bài 4: Khai triễn chop lò cân có hai đáy chữ nhật 54 Kiễm tra Tài liệu tham khảo 57 5
  7. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: KỸ THUẬT GÒ Mã số mô đun: MĐ 13 I. Vi trí, tính chất mô đun: - Vị trí: + Chương trình được thực hiện sau khi đã học xong môn học và mô đun vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, thực tập Nguội, thực tập Hàn; + Là mô đun bổ trợ cho phần thực hành sửa chữa lắp đặt máy lạnh và điều hoà không khí, vì trong quá trình thực hiện cần phải sử dụng đến phương pháp gò để sửa chữa vỏ máy, sửa chữa các chi tiết trong máy lạnh và điều hoà không khí, lắp đặt hệ thống... mới hoàn thành được công việc. - Tính chất: + Kỹ thuật gò là một mô đun đào tạo bắt buộc trong chương trình nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí. + Thực hành Cắt kim loại bằng kéo cắt tay + Thực hành gấp mép theo đường thẳng, gấp mép theo cung trò + Thực hành gò hình trụ, hình côn, Gò khối hình chữ nhựt, gò ống rẽ… II. Mục tiêu mô đun: + Kiến thức: - Cung cấp kiến thức cơ bản về phương pháp gò + Kỹ năng: - Gò được các chi tiết hình trụ, hình khối hộp chữ nhật, hình côn, ống rẽ với vật liệu tôn có chiều dày khác nhau phục vụ cho công việc lắp đặt, sửa chữa điều hoà, máy lạnh. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Cẩn thận, kiên trì, nghiêm túc, tác phong công nghiệp tốt. - Bảo quản tốt dụng cụ, thiết bị thực tập. - Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp, đảm bảo an toàn lao động. - Sản phẩm làm ra phải đạt yêu cầu III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Thực hành, Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo luận, tra bài tập 1 Bài 1: An toàn lao động xưởng gò, sử 2 1 1 dụng và bảo quản dụng cụ gò 1.Yêu cầu: 2. Chuẩn bị: 3. Nội dung 3.1. Nội qui xưởng: 3.2. An toan trong kỹ thuật gò. 3.3. Dụng cụ, thiết bị dùng trong nghề gò. 3.3.1. Dụng cụ vạch dấu 6
  8. 3.3.2. Dụng cụ đo kiểm 3.3.3. Các loại kéo cắt: 3.3.4. Các loại búa: 3.3.5. Dụng cụ kê: 3.3.6. Chụp móc mí: 3.3.7. May khoan 3.3.8. Máy mài: 3.3.9. Máy cuốn ba con lăn: 3.3.10. Máy cán chỉ nổi 3.3.11. Máy cắt kim loại tấm 2 Bài 2: Cắt kim loại bằng kéo bằng tay 2 1 1 1.Yêu cầu: 2. Chuẩn bị 3. Nội dung : 3.1. Sửa phẳng tôn: 3.1.1. Sửa phẳng tôn cong uốn:(tôn cong uốn tức là chưa thay đổi chiều dầy vật liệu) 3.1.2. Sửa phẳng tôn bị biến dạng:(tôn bị biến dạng tức là đã thay đổi chiều dầy vật liệu) 3.2. Lấy dấu 3.3. Cắt tôn 3.4. Kéo cắt tay 3.4.1.Cấu tạo 3 Bài 3. Gắp mép theo đường thẳng- cung tròn I. Gấp mép theo đường thẳng. 1.Chuẩn bị 2. Viền chỉ 3.Móc mí 3.1.Móc mí đơn dọc 3.2. Móc mí đơn ngang 3.3. Móc mí kép dọc 3.4. Móc mí kép ngang 4. Các bước tiến hành: 5. Tán đinh quai II. Gấp mép theo Cung tròn: 1.Nôi dung chính 1.1.Đọc bản vẽ 1.2.Thiết bị – dụng cụ 1.3.Khai triển hình chóp ống khối côn 1.4. Các lương dư viền chỉ và móc mí 3. Các bước tiến hành 3.1.Vạch dấu – cắt phôi 3.2.Gò miệng và đế. 7
  9. 3.3.Móc mí hông. 3.4.Bẻ mí miệng và đế. 4. Các sai hỏng thường gặp 4 Bài 4: Gò hình trụ 7 1 1 1.1. Đọc bản vẽ. 1. 2.Thiết bị - dụng cụ. 1.3. Khai triển. 1.4.Tính toán cho lượng dư viền chỉ và móc mí: 3. Các bước tiến hành. 1 3 3.1.Vạch dấu , cắt phôi và cắt góc. 3.2.Bẻ mí, móc mí hông. 3.3.Bẻ mí viền chỉ miệng. 3.4.Cán chỉ nổi: 3.5. Móc mí đáy. 3.6. Tra cán : 4. Triển khai bài tập về nhà Kiểm tra 1 5 Bài 5: Gò hình côn 9 1. Khai triển tính phôi 1.5 2 1.1. Đọc bản vẽ. 1.2. Khai triển hình nón cụt. a) Phương pháp vẽ hình học: b) Phương pháp đại số 2.3. Các lượng dư móc mí và viền chỉ: 3.Các bước tiến hành 1.5 4 2.4.Thiết bị- dụng 3.1.Vạch dấu – cắt phôi 3.2.Móc mí hông. 3.3.Viền chỉ miệng. 3.4.Cán chỉ nổi: 3.5.Móc mí đáy: 3.6.Làm quai và tán đinh quai 4. Kiểm tra 5. Các sai hỏng thường gặp + Bài tập : Khai triển vạch dấu- cắt tôn theo hình vẽ 6.4 6 Bài 6: Gò hình chữ nhựt 8 1. Khai triển tính phôi 1.5 1 1.1. Đọc bản vẽ. 1.2. Khai triển hình nón cụt. a) Phương pháp vẽ hình học: b) Phương pháp đại số 2.3. Các lượng dư móc mí và viền chỉ: 2.4. Thiết bị – dụng cụ: 2. Các bước tiến hành 1.5 4 8
  10. 2.1.Vạch dấu – cắt góc 2.2.Móc mí hông. 2.3.Viền chỉ miệng. 2.4.Cán chỉ nổi: 2.5.Móc mí đáy: 2.6.Làm quai và tán đinh quai 7 Bài 7: Gò ống rẽ 9 1.Yêu cầu kỹ thuật và điều kiện kỹ 1 1 thuật khi khai triển gò ống rẽ chữ T. 2. Khai triển – tính phôi. 2.1.Đọc bản vẽ 2.2.Thiết bị – dụng cụ. 2.3.Khai triển ống rẽ: 2 4 a) Vẽ hình chiếu đứng của ống chữ T: b) Khai triển ống A: c) Cắt lỗ trước khi uốn ống B 2.4.Lượng dư móc mí 3. Các bước tiến hành 3.1.Vạch dấu – cắt phôi 3.2.Bẻ mí, cuốn tròn: 3.3.Móc mí hông 3.4.Bẻ mí đáy ống A 3.5.Ráp ống T: 4. Các dạng sai hỏng thường gặp Bài tập thực hành BÀI 1: Khai triễn ống chữ T (ống nhỏ gắn vào ống lớn) Bài 2: Khai triển ống chũ T (Ống nhỏ gắn lệch tâm vào ống lớn ) Bài 3: Khai triễn các chi tiết dạng khối đa diện Bài 4: Khai triễn chop lò cân có hai đáy chữ nhật Kiễm tra 1 Cộng 45 15 28 2 9
  11. Bài 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG, SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ GÒ Mã bài: MĐ 13- 01 Giới thiệu Trang bị cho người học nắm vững nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động nghề gò, sử dụng và bảo quản dụng cụ thiết bị gò. Mục tiêu - Phổ biến nội qui xưởng thực hành gò và an toàn lao động cho học sinh nắm để thực hiện cho đúng. - Giới thiệu cho các em làm quen với các trang thiết bị nghề gò. - Sử dụng dụng cụ và thiết bị nghề gò đúng kỹ thuật Nội dung chính. - Hiểu rõ quy an toàn xưởng thực tập. Kiểm tra được an toàn thiết bị dụng cụ trước khi thực tập. - Thực hiện kỹ thuật an toàn nhằm tránh tai nạn: đánh búa vào tay, phôi vun cắt vào tay, dẫm vào phôi vụn,... - Biết tổ chức khoa hoc nơi làm việc của nghề gò 1. Yêu cầu: - Sử dụng dụng cụ và thiết bị nghề gò đúng yêu cầu kỹ thuật 2. Chuẩn bị: - Dụng cụ vạch dấu. - Dụng cụ cắt. - Các loại búa gò. - Các loại đe gò. - Thiết bị: Máy khoan bàn, máy mài, máy cuốn ba con lăn, máy cán chỉ nổi … 3. Nội dung 3.1. Nội qui xưởng: - Đi thực hành phải đúng giờ, thực hành đúng và làm đầy đủ các bài tập,tự làm bài tập và ghi chép đầy đủ phần hướng dẫn của giáo viên. - Thực hành đúng nơi qui định,chỉ làm những phần công việc với những dụng cụ và thiết bị đã được hướng dẫn. đảm bảo an toàn khi thực tập. - Tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên. - Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong khi học tập. - Phải thực hiện đúng nội qui,qui định của môn học .trong quá trình thực hiện nếu có gì thắc mắc phải liên hệ trực tiếp với giáo viên hướng dẫn để được giải đáp cụ thể . 3.2. An toàn trong kỹ thuật gò. Trong phân xưởng gò ( thường được bố trí chung hoặc kế bên phân xưởng hàn ) thường gặp nhiều trường hợp có thể xảy ra tai nạn cho người lao động. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: - Sự bất cẩn trong khi làm việc, thực hiện không đúng các thao tác. - Không tuân thủ các quy định về an toàn. - Sắp xếp công việc, vật tư ,… nơi làm việc không hợp lý. Ngoài ra , nguy cơ về tai nạn , cháy nổ,… có thể xảy ra trong xưởng hàn, xưởng gò do đặc trưng công việc có thể có nguy cơ tai nạn riêng , cần đặc biệt chú ý để bảo đảm năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, và an toàn cho người và trang thiết bị. 10
  12. Các yêu cầu cơ bản trong xưởng gò gồm: - Trang bị bảo hộ lao động : quần áo , giày, găng tay, kính bảo hộ , … bảo đảm đúng quy định - Khi sử dụng các máy có bộ phận quay ( may khoan , máy mài… ) không được tiếp xúc bộ phận đó.Các bộ phận quay hay truyền động phải có che chắn an toàn. - Dụng cụ khi làm việc phải được sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định , theo thứ tự sử dụng, sử dụng đúng công cụ , đúng phương pháp,… kiểm tra dụng cụ trước khi làm việc. - Không được phép sử dụng máy khi chưa được hướng dẫn r rang, chưa nắm vững các quy định an toàn về máy đó.Chỉ được sử dụng theo đúng yêu cầu công việc. - Trong khi sử dụng máy phải đứng đúng vị trí, thao tác theo quy định, dụng cụ phải sắp xếp theo thứ tự. Kiểm tra máy trước khi cho máy hoạt động. Dừng my v kiểm tra lại ngay sau khi sử dụng. - Kết thúc công việc, phải làm vệ sinh sạch sẽ máy, nơi làm việc, dụng cụ, … các phế phẩm phải được đưa vào nơi quy định. An tòan bản thn, an tòan cho mọi người, an tòan nơi làm việc là quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động. 3.3. Dụng cụ, thiết bị dùng trong nghề gò. Có rất nhiều dụng cụ, và máy móc trong nghề gò, mỗi loại đều có công dụng riêng, bao gồm những dụng cụ vạn năng dùng trong nhiều công việc, các dụng cụ chuyên dùng trong cho từng công việc . Tùy theo tính chất và yêu cầu công việc, người thợ cần chọn những dụng cụ thích hợp. Các nhóm dụng cụ và thiết bị phổ biến, bao gồm: 3.3.1. Dụng cụ vạch dấu * Cc dụng cụ này được dùng để vạch dấu chuẩn bị cho các nguyên công tiếp theo. Dụng cụ vach dấu thông thường được chế tạo bằng thép có tính cắt gọt tốt, chống mài mòn. * Dụng cụ vạch dấu thường dùng: - Mũi vạch: kẻ đường thẳng. - Compa: kẻ cung tròn, đường tròn. - Cử chuẩn: vạch dấu các đường thẳng hoặc cung tròng có kích thước đều nhau. - Đột dấu: định tâm. - Thước kẻ: là dụng cụ kê để vẽ đường thẳng. - Thước lá, thước cuộn 1M, 2M,3M, 4M, 5M 11
  13. Hình 1.2 dụng cụ vạch dấu của nghề gò 3.3.2. Dụng cụ đo kiểm - Được dùng để đo phôi liệu trước khi vạch dấu và kiểm tra sản phẩm sau gia công. - Dụng cụ đo kiểm thường dùng: thước lá, thước kéo, thước dây, êke, … 3.3.3. Các loại kéo cắt. - Dùng cắt các kim loại mỏng , chiều dày không quá 1,5 mm ( thép) hoặc 2mm ( nhôm , hợp kim đồng …). - Các loại kéo thường dùng: kéo cắt cần, kéo cắt tay, máy cắt đạp, … Hình 1.3 Các loại kéo cắt ton 3.3.4. Các loại búa Các loại búa gò phải có bề mặt làm việc theo yêu cầu của kỹ thuật gò,thường được chia làm hai loại cơ bản: - Búa mặt cứng, thường được chế tạo bằng thép, dùng để gia công biến dạng dẻo ở nhiệt độ thường. - Búa mặt mềm , thường được chế tạo bằng đồng, gỗ, cao su cứng , dùng để gia công các vật liệu mềm. 12
  14. Hình 1.4 Các loại búa gò 3.3.5. Dụng cụ kê: Các dụng cụ kê dùng làm đe để gia công biến dạng dẻo. Có hai nhóm dụng cụ kê: Dụng cụ đa năng: thường là các đe bằng thép, hợp kim đồng. Dụng cụ định hình : thường có biên dạng đặc biệt, dùng để kê khi gia công biến dạng, để đạt được hình dạng mong muốn. Hình 1.5 Các loại đe, đục chấn định hình 3.3.6. Chụp móc mí Được sử dụng sau nguyên công bẻ mí giúp cho bề rộng của mối nối tôn đều nhau và mặt trong của mối nối ngang nhau. 13
  15. Hình 1.6. Chụp móc mí: 3.3.7. May khoan - Phải chấm dấu định vị tâm trước khi khoan, khi khoan những vật liệu mỏng nếu gá kẹp không chặt có thể bị gãy mũi khoan hoặc phôi sẽ bị biến dạng, quay, gây ra tai nạn. - Phải đảm bảo an toàn lao đông khi thực tập. Hình 1.7 Máy khoan bàn 3.3.8. Máy mài: - Trước khi tiến hành mài phải mở máy rồi chờ đá quay đủ tốc độ ban đầu mới đưa chi tiết vào mài. Không được đứng đối diện với đá mài, không được tranh giành nhau mài, không tập trung đông người tại máy mài. Hãy coi chừng xốc phôi, kẹt phôi gây bể đá và bụi mài có thể đâm vào mắt. 14
  16. Hình 1.8 Máy mài hai đá 3.3.9. Máy cuốn ba con lăn - Cấu tạo: gồm ba trục lăn chính, một trục phía trên và hai trục phía dưới, hai đầu mỗi trục đều có gối đỡ. Ở gối đỡ bên phải có gắn bản lề để lấy phôi ra. - Công dụng: dùng để cuốn tròn phôi gò. Đưa phôi vào giữa khe hở của trục lăn phía trên và hai trục lăn phía dưới, điều chỉnh từ từ ốc vít hai bên gối đỡ, sau đó quay chậm đều tay quay đến khi phôi tròn đều. - An toàn: điều chỉnh ốc vít hai bên gối đỡ và quay tay quay từ từ, tránh bị đứt tay và kẹt tay giữa ba con lăn. Hình 1.9. Máy cuốn ba con lăn 15
  17. 3.3.10. Máy cán chỉ nổi - Được dùng để cán chỉ nổi lên sản phẩm có tác dụng làm cho sản phẩm cứng và đẹp hơn. Đưa phôi và giữa hai trục cán và điều chỉnh cử chặn ở mức phù hợp sau đó ép sát từ từ hai trục cán cho đến khi sản phẩm đạt yêu cầu. An toàn: quay tay quay từ từ tránh bị đứt tay v kẹt tay giữa hai trục cán nổi. Hình 1.10. Máy cán chỉ nổi 3.3.11. Máy cắt kim loại tấm Hình 1.11 Máy cắt kim loại tấm 16
  18. Những trọng tâm cần chú ý trong bài1 - Chú ý an toàn lao động ở xưởng gò - Nắm vững cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị nghề gò Bài tập mở rộng và nâng cao Câu 1. Trình bày qui tắc an toàn trong kỹ thuật gò?. Câu 2. Trình bày các dụng cụ, thiết bị bộ dụng cụ trong nghề gò? Câu 3. Nêu cách sử dụng dụng cụ và bảo quản dụng cụ trong nghề gò? Câu 4: Trình bày các yêu cầu cơ bản trong xưởng gò gồm? YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 1. Nội dung: -Về kiến thức: Nắm vững an toàn và nội quy thực tập xưởng gò. Trình bày Công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc các dụng cụ, thiết bị gò -Về kỹ năng: Thao tác sử dụng các dụng cụ gò và thiết bị đúng kỹ thuật -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 2. Phương pháp đánh giá: - Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm. - Về kỹ năng: Đánh giá thông qua các bài tập cá nhân và bài tập nhóm. Người học có thể sử dụng phương pháp thuyết trình, trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phân tích giải quyết vấn đề trước tập thể lớp. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá thái độ và phong cách học tập 17
  19. Bài 2: CẮT KIM LOẠI BẰNG KÉO CẮT TAY Mã bài: MĐ 13 - 02 Giới thiệu: - Cắt kim loại là công việc được thực hiện nhiều trong thực tế sản xuất, một trong những khâu chuẩn bị để thực hiện các mối ghép tạo thành sản phẩm, việc sử dụng dụng cụ cắt bằng kéo cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm do đo việc thực hiện được công việc cắt sẽ giúp thực hiện tốt các công việc tiếp theo - Bài học này giúp cho học viên những kiến thức kỹ năng cơ bản về cắt gọt kim loại bằng kéo cầm tay sử dụng phổ biến trong kỹ thuật gò. Mục tiêu. - Giúp học sinh biết cách sửa phẳng tôn, vạch dấu trên tôn. - Hướng dẫn sử dụng một số loại kéo cắt tay. - Đảm bảo an toàn lao động trong qáu trình cắt kim loại bằng kéo cắt tay Nội dung chính. 1.Yêu cầu. - Hiểu được các loại kéo cắt tôn, lưỡi cắt phương pháp cắt những đường cắt khó - Vạch dấu được các đường các đường cắt trên phôi theo bản vẽ. - Cầm kéo đúng thao tác và cắt được kim loại bằng kéo cắt tay tay. - Đảm bảo an toàn cho người v thiết bị trong qu trình thực tập. 2. Chuẩn bị - Dụng cụ: mũi vạch, thước lá, êke, búa gị. - Thiết bị: ko cắt tay, ko cắt cần. 3. Nội dung Trước khi cắt, ta phải tiến hành sửa phẳng tôn và vạch dấu trước. 3.1. Sửa phẳng tôn - Trong qúa trình vận chuyển hoặc do hậu quả của qúa trình gia công trước mà tôn không còn phẳng nửa (có thể bị cong, uốn, biến dạng). Ta phải tiến hành sửa phẳng tôn để vạch dấu cho nguyên công tiếp theo. 3.1.1. Sửa phẳng tôn cong uốn:(tôn cong uốn tức là chưa thay đổi chiều dầy vật liệu) - Khi đó ta chỉ việc tác động ngược lại chiều cong uốn thì tôn sẽ phẳng. Lưu ý: Trong quá trình nắn lại, để tránh làm thay đổi chiều dầy vật liệu. Ta phải sử dụng các loại dụng cụ và thiết bị sau: đe cứng – búa mềm (đe thép - búa đồng, chì, gỗ, cao su…).hoặc đe mềm búa cứng, thông dụng nhất là đe gỗvà búa thép. 3.1.2. Sửa phẳng tôn bị biến dạng:(tôn bị biến dạng tức là đã thay đổi chiều dầy vật liệu) - Nếu biến dạng ít chúng ta sẽ rà lại bằng tay để xem phần nào có độ dầy nhiều hơn, ta đánh mỏng phần đó ra để làm đồng đều chiều dầy vật liệu. Khi đó nếu tôn chưa phẳng thì chỉ còn cong uốn,chúng ta làm tương tự như trên - Nếu biến dạng nhiều thì ta phải nắn theo từng biến dạng lồi ở từng bề mặt , khi nắn phải đánh búa theo từng dãy, thứ tự đánh búa từ mép điểm lồi đến tâm điểm lồi, sau đó đánh búa dồn vật liệu từ tâm điểm lồi ra mép điểm lồi. 3.2. Láy dấu. - Phôi lấy dấu phải là phôi đã được sửa phẳng, nếu lấy dấu vòng tròn thì phải được định tâm, nếu lấy dấu đường thẳng thì phải có hai điểm, để dựng hình khai triển thì phải tạo ra đường chuẩn, góc vuông chuẩn (nếu tấm tôn còn mới nguyên và phẳng thì thường nhà máy chế tạo ra bốn góc vuông và bốn cạnh thẳng). - Khi vạch dấu tay trái đè chắc thước, tay phải đưa mũi vạch nghiêng một góc 150 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2