Giáo trình Kỹ thuật may cơ bản (Ngành: Ngành: Sửa chữa thiết bị may - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
lượt xem 0
download
Giáo trình Kỹ thuật may cơ bản (Ngành: Ngành: Sửa chữa thiết bị may - Trình độ Trung cấp) bao gồm các bài sau: Bài 1: Một số vật liệu may cơ bản - đặc tính của các đường vải; Bài 2: Các đường may máy cơ bản; Bài 3: May các kiểu túi; Bài 3: May cổ áo; Bài 4: May cửa quần. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật may cơ bản (Ngành: Ngành: Sửa chữa thiết bị may - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
- TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN NGÀNH: SỬA CHỮA THIẾT BỊ MAY TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐHBXL ngày ..… tháng ....... năm…….. của hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc) Đồng Nai, năm 2021 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Với mong muốn giúp người học hình thành những kỹ năng ban đầu, làm nền tảng cho việc học các mô đun, môn học chuyên ngành khác và làm phong phú hơn nguồn tài liệu học tập, tham khảo dành cho các em học sinh ngành sữa chữa thiết bị may, trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc, đội ngũ chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu, biên soạn Giáo trình Kỹ thuật may cơ bản, gồm là những kiến thức cơ bản của nghề may như: Sử dụng các dụng cụ ngành may; May các đường may tay cơ bản; Các đường may máy cơ bản, … Nội dung giáo trình được trình bày cô đọng, súc tích, dễ đọc và dễ hiểu, hướng tới đối tượng là học sinh hệ Trung cấp, nghề sửa chữa thiết bị may. Tuy nhiên, giáo trình vẫn là tài liệu tham khảo tốt, bổ ích cho học sinh Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn Giáo trình KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN dành riêng cho người học trình độ trung cấp. Nội dung của giáo trình bao gồm các Bài sau: Bài 1: Một số vật liệu may cơ bản - đặc tính của các đường vải Bài 2: Các đường may máy cơ bản Bài 3: May các kiểu túi Bài 3: May cổ áo Bài 4: May cửa quần Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. 2
- Đồng Nai, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ThS.Đinh Thị Thanh Lương 2. KS. Nguyễn Thị Linh Phương 3. KS. Trần Thị Trang Thanh 4. ThS. Nguyễn Duy Tân 5. KS. Tạ Minh Tám 3
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 2 MỤC LỤC ........................................................................................................................ 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ............................................................................................. 5 BÀI 1: MỘT SỐ VẬT LIỆU MAY CƠ BẢN - ĐẶC TÍNH CỦA CÁC ĐƯỜNG VẢI ........................................................................................................................................... 1 BÀI 2: CÁC ĐƯỜNG MAY MÁY CƠ BẢN ..................................................................6 BÀI 3: MAY CÁC KIỂU TÚI ........................................................................................18 BÀI 4: MAY CỔ ÁO ...................................................................................................... 49 BÀI 5: MAY CỬA QUẦN ............................................................................................. 64 4
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN 2. Mã môn học: MĐ15 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Trung cấp tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. 3.2. Tính chất: Là mô đun cơ sở nghề bắt buộc. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: môn học này dành cho đối tượng là người học thuộc chuyên ngành Sửa chữa thiết bị may. Môn học này đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc từ năm 2021 đến nay. Nội dung chủ yếu của môn học này nhằm cung cấp các kiến thức thuộc lĩnh vực Kỹ thuật may cơ bản: Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị may; nhận biết được tính chất một số loại vật liệu may cơ bản và các đường vải. 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: + Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị may; + Nhận biết được tính chất một số loại vật liệu may cơ bản và các đường vải. 4.2. Về kỹ năng: + May được các đường may máy cơ bản, một số cụm chi tiết của áo sơ mi, quần âu, đảm bảo quy cách và yêu cầu kỹ thuật. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp; + Bố trí chỗ làm việc khoa học, hợp lý. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung Thời gian đào tạo (giờ) Mã Tên môn học, mô đun Trong đó MH/MĐ Tổng số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra 5
- I Các môn học chung 210 106 87 17 MH 01 Chính trị 30 22 6 2 MH 02 Pháp luật 15 10 4 1 MH 03 Giáo dục thể chất 30 3 24 3 MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 45 28 13 4 MH 05 Tin học 30 13 15 2 MH 06 Ngoại ngữ 60 30 25 5 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 1500 411 1033 56 II. 1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 700 255 416 29 MH 07 Vẽ kỹ thuật cơ khí 45 35 7 3 MH 08 Cơ kỹ thuật 30 28 0 2 MH 09 Vật liệu cơ khí 30 28 0 2 MH 10 Dung sai, lắp ghép - Kỹ thuật đo 40 30 7 3 MH 11 An toàn lao động và môi trường công nghiệp 15 14 0 1 MĐ 12 Nguội cơ bản 135 35 96 4 MĐ 13 Tiện cơ bản 100 15 82 3 MĐ 14 Hàn hồ quang điện 100 15 82 3 MĐ 15 Kỹ thuật may cơ bản 100 25 71 4 MĐ 16 Điện cơ bản 105 30 71 4 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 800 156 617 27 MH 17 Công nghệ sửa chữa 30 28 0 2 MĐ 18 Bảo dưỡng, sửa chữa máy may 1 kim 180 53 120 7 MĐ 19 Bảo dưỡng, sửa chữa máy may 2 kim 140 25 110 5 MĐ 20 Bảo dưỡng, sửa chữa máy đính cúc phẳng 150 25 120 5 MĐ 21 Bảo dưỡng, sửa chữa máy thùa khuyết bằng 140 25 110 5 6
- MĐ 22 Thực tập tốt nghiệp 160 0 157 3 Tổng cộng 1710 517 1120 73 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Phòng máy tính. 6.2. Trang thiết bị dạy học: Phòng máy vi tính, bảng, phấn, tô vít. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sau: Điểm đánh giá Trọng số 7
- + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Tự luận/ A1, A2 Viết/ Thường xuyên Trắc nghiệm/ B1 1 Sau … giờ. Thuyết trình Báo cáo C1, C2 Tự luận/ Viết/ Định kỳ Trắc nghiệm/ A2, B1, C1 2 Sau… giờ Thuyết trình Báo cáo A1, A2 Kết thúc môn Tự luận và Viết B1 1 Sau… giờ học trắc nghiệm C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo niên chế. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp sửa chữa thiết bị may 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy 8
- * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: …. 9
- BÀI 1: MỘT SỐ VẬT LIỆU MAY CƠ BẢN - ĐẶC TÍNH CỦA CÁC ĐƯỜNG VẢI GIỚI THIỆU BÀI 1 MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Nhận biết được tính chất của một số loại vật liệu may cơ bản và đặc tính của các đường vải; - Biết ứng dụng tính chất của các loại vật liệu may, các đường vải vào chế tạo cữ gá; Về kỹ năng: - Phân biệt được những điểm khác nhau về tính chất của các loại vật liệu may và các đường vải; Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập BÀI 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (BÀI 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống BÀI 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học theo tiêu chuẩn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có 1
- KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. Năng lực tực chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ: không có 2
- NỘI DUNG BÀI 1 1. Một số vật liệu may cơ bản Cotton (Vải bông): - Đặc điểm: Mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí. - Sử dụng: Quần áo hàng ngày, áo sơ mi, quần jeans. Linen (Vải lanh): - Đặc điểm: Mát mẻ, bền, thấm hút tốt, nhưng dễ nhăn. - Sử dụng: Trang phục mùa hè, khăn trải bàn, đồ trang trí nội thất. Wool (Vải len): - Đặc điểm: Ấm áp, co giãn tốt, giữ nhiệt, có khả năng tự làm sạch. - Sử dụng: Áo khoác, áo len, quần áo mùa đông. - Silk (Vải lụa): - Đặc điểm: Mềm mại, bóng mượt, sang trọng, giữ nhiệt tốt. - Sử dụng: Đầm dạ hội, áo sơ mi cao cấp, phụ kiện. Polyester: - Đặc điểm: Bền, ít nhăn, chống nhăn tốt, khô nhanh. - Sử dụng: Quần áo thể thao, đồ dạo phố, đồ dùng hàng ngày. - Nylon: - Đặc điểm: Mềm mại, nhẹ, đàn hồi tốt, chống nước. - Sử dụng: Áo mưa, đồ thể thao, đồ lót. Spandex (Lycra): - Đặc điểm: Co giãn tốt, đàn hồi cao, giữ dáng. - Sử dụng: Trang phục thể thao, đồ bơi, quần áo bó. 2. Đặc tính của các đường vải Đường may thẳng (Straight Stitch): - Đặc điểm: Đường may cơ bản và phổ biến nhất, được thực hiện bằng máy may thẳng. 3
- - Ứng dụng: Được sử dụng cho nhiều loại vải và mục đích, từ đường may quần áo đến gia công vải. Đường may zíc-zắc (Zigzag Stitch): - Đặc điểm: Đường may có hình dạng zigzag, giúp tạo độ đàn hồi và bảo vệ mép vải khỏi bị tưa. - Ứng dụng: Thích hợp cho các loại vải dễ bị rách hoặc có độ co giãn cao, như đồ thể thao hoặc vải dệt kim. Đường may bao viền (Overlock Stitch): - Đặc điểm: Sử dụng máy may bao viền (serger) để bao quanh mép vải, giúp ngăn ngừa tưa và tạo độ bền. - Ứng dụng: Được sử dụng để hoàn thiện các đường may, tạo nên các sản phẩm có chất lượng tốt hơn và bền hơn. Đường may nút (Buttonhole Stitch): - Đặc điểm: Được sử dụng để tạo lỗ nút, có thể được thực hiện bằng máy may hoặc bằng tay. - Ứng dụng: Áo sơ mi, áo khoác, trang phục có khuy. Đường may trang trí (Decorative Stitch): - Đặc điểm: Được sử dụng để tạo các mẫu trang trí trên vải, có thể là đường may hình sóng, hoa văn, hoặc chữ cái. - Ứng dụng: Trang trí quần áo, phụ kiện, và đồ dùng gia đình.. TÓM TẮT BÀI 1 Trong Bài này, một số nội dung chính được giới thiệu: 1. Một số vật liệu may cơ bản 2. Đặc tính của các đường vải CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN BÀI 1 Câu hỏi 1. Vải cotton và vải linen có điểm khác biệt gì chính về cảm giác và tính năng sử dụng? Câu hỏi 2. Sự khác biệt giữa polyester và nylon trong việc sử dụng cho quần áo thể thao là gì? 4
- Câu hỏi 3 Tại sao vải silk thường được ưa chuộng cho trang phục dạ hội? Câu hỏi 4:Đường may thẳng và đường may zíc-zắc có sự khác biệt gì về khả năng co giãn và độ bền? Câu hỏi 5. Khi nào thì nên sử dụng đường may zíc-zắc thay vì đường may thẳng? 5
- BÀI 2: CÁC ĐƯỜNG MAY MÁY CƠ BẢN GIỚI THIỆU BÀI 2 Đường may là tập hợp của các mũi chỉ trên mặt nguyên liệu. Đường may cơ bản là đường may dùng để liên kết các chi tiết, các bộ phận đã được cắt rời bằng các đường thiết kế khác nhau phù hợp với cơ thể người mặc và hình dáng của trang phục. Đường may cơ bản được dùng để may viền trang trí trên các bộ phận của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ, thời gian và yêu cầu sử dụng của tất cả các loại trang phục. MỤC TIÊU BÀI 2 Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: -Nhận biết và phân biệt được các dạng đường may máy cơ bản. Về kỹ năng: -May thành thạo các các dạng đường may máy cơ bản. -Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác; tác phong, vệ sinh công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: -Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập BÀI 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (BÀI 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống BÀI 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học theo tiêu chuẩn. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình) Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra
- NỘI DUNG BÀI 2 2. Các đường may máy cơ bản 2.1. Đường may can (Hình 1) - Là đường may can giữa 2 lớp vải hoặc nhiều lớp vải vào với nhau khi may song được là rẽ hoặc là lật hoặc can xếp chồng lên nhau - Đường may can thường có các đường may gồm: Đường may can rẽ, đường may can rẽ đè 2 đường chỉ, đường may can kê, đường may can giáp. 2.1.1. Đường may can rẽ 2.1.1.1. Khái niệm : Là đường may can 2 lớp vải vào nhau. Khi may xong đường may được cạo rẽ sang 2 bên. 2.1.1.2. Quy cách : Đường may cách mép vải từ 0,5 – 1cm. 2.1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật : Đường may can phải êm, phẳng, đều, 2 mép vải bằng nhau. 2.1.1.4. Phương pháp may : Úp 2 mặt phải của vải vào nhau, sắp cho 2 mép vải bằng nhau. May một đường cách đều mép vải, may xong cạo rẽ hoặc là rẽ đường may sang 2 bên 2.1.1.5. Ứng dụng : May dọc quần, sườn áo, bụng tay trong áo sơ mi, lắp ráp các bộ phận áo veston 2.1.2. Đường may can rẽ đè 2 đường chỉ (Hình 2) 2.1.2.1. Khái niệm : Cũng như đường may can rẽ, sau khi cạo rẽ, sau khi cạo rẽ đường may về 2 phía, và may đè trên 2 mép vải 2 đường song song
- 2.1.2.2. Quy cách : Đường may can rẽ may cách mép vải từ 0,5 – 1cm thì đường diễu đè từ 0,3 – 0,8cm. 2.1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật : Đường may can và đường may diễu êm, phẳng, thẳng, đều, không bị vặn, không bị nhăn. 2.1.2.4. Phương pháp may : Úp 2 mặt vải của vải vào nhau, may 1 đường may cách mép vải từ 0,5 – 1cm. May xong tiến hành cạo rẽ đường may về 2 phía và may diễu 2 đường may đè lên 2 mép vải, đường may diễu cách đường may can từ 0,3 – 0,8cm. 2.1.2.5. Ứng dụng : May các vật liệu dày, độ chiết ly ít 2.1.3. Đường may can kê (Hình 3) 2.1.3.1. Khái niệm : Là đường may ở giữa 2 mảnh vải được xếp giao nhau. 2.1.3.2. Quy cách : Hai mép vải giao nhau 1cm, may 1 đường may chính giữa 2 mép vải. 2.1.3.3. Yêu cầu kỹ thuật : Hai mép vải giao nhau đúng quy cách, đường may êm, phẳng, thẳng, đều. 2.1.3.4. Phương pháp may : Sắp cho 2 mép vải giao nhau 1cm, sao cho mặt trái của lá vải trên úp vào mặt phải của lá vải dưới và tiến hành may một đường chính giữa đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật
- 2.1.3.5.Ứng dụng : Dùng để nối các lớp dựng như cổ áo, bác tay để chỗ nối không bị dày quá 2.1.4. Đường may can giáp (Hình 4) 2.1.4.1. Khái niệm : Là đường may can mà 2 mép vải chỉ giáp vào với nhau và được may liền với 1 dải vải nhỏ đặt dưới 2 lá vải. 2.1.4.2. Quy cách : Dải vải rộng khoảng 3cm, đường may ziczắc đều đỉnh nọ cách đỉnh kia 2cm. 2.1.4.3. Yêu cầu kỹ thuật : Đường may êm phẳng và bền chắc. 2.1.4.4. Phương pháp may : Sắp cho 2 mép vải ráp với nhau, đặt ở dưới 2 mép vải một dải vải. May 2 đường song song và cách đều mép vải 1cm, sau đó may ziczắc đỉnh nọ cách đỉnh kia 2cm. 2.1.4.5. Ứng dụng: Dùng để can giáp nối các tấm vải lại với nhau 2.2. Đường may lộn - Là đường may phía mặt phải không nhìn thấy đường chỉ. - Đường may lộn gồm 3 loại : lộn sổ, lộn kín, lộn viền … 2.2.1. Đường may lộn sổ (lộn 1 đường chỉ) (Hình 5)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình công nghệ may part 1
15 p | 2045 | 845
-
Giáo trình công nghệ may part 2
15 p | 746 | 356
-
Giáo trình môn học Công nghệ may 1: Phần 1 - ĐH Công nghiệp TP.HCM
26 p | 992 | 213
-
Giáo trình Kỹ thuật cắt may cơ bản - Nghề: May thời trang (Trung cấp) - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
105 p | 70 | 16
-
Giáo trình Kỹ thuật may 2
44 p | 89 | 14
-
Giáo trình Kỹ thuật may (Ngành/nghề: Công nghệ may – Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2021)
138 p | 56 | 13
-
Giáo trình Kỹ thuật may II (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2021)
138 p | 16 | 11
-
Giáo trình Kỹ thuật may cơ bản (Nghề: May thời trang - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
58 p | 15 | 10
-
Giáo trình Kỹ thuật may 1
52 p | 48 | 10
-
Giáo trình Kỹ thuật cơ sở (Nghề: May thời trang - Sơ cấp) - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
77 p | 107 | 10
-
Giáo trình Công nghệ may 1 - TS. Võ Tấn Phước
152 p | 14 | 8
-
Giáo trình Kỹ thuật may cơ bản (Nghề: May giày da) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
22 p | 13 | 8
-
Giáo trình Kỹ thuật chuyền (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
11 p | 44 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật may I (Ngành/nghề: Công nghệ may – Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2019)
138 p | 53 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật may (Kỹ thuật may I, Kỹ thuật may II) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2022)
138 p | 17 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật may (Nghề: Công nghệ may - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Công nghệ TP HCM
138 p | 11 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật may căn bản (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
56 p | 15 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn